You are on page 1of 44

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÔN: MARKETING QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

Giảng viên: BÙI THỊ THANH PHƯỢNG

Nhóm: 1

Tiết: Sáng thứ 7 - tiết 4 5


Tp Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 6 năm 2021.
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...............................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VIETTEL..................................................................3
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN..........................................................3
2. GIỚI THIỆU VỀ VIETTEL.....................................................................................4
2.1. Thương hiệu......................................................................................................4
a. Ý nghĩa logo của tập đoàn.................................................................................4
b. Slogan “THEO CÁCH CỦA BẠN” ít hơn nhưng nhiều hơn.......................5
2.2. Lĩnh vực kinh doanh..........................................................................................5
2.3. Mạng lưới của Viettel........................................................................................6
2.4. Sứ mệnh và giá trị.............................................................................................6
a. Sứ mệnh............................................................................................................6
b. Giá trị cốt lõi.....................................................................................................6
2.5. Sáng tạo vì con người........................................................................................6
2.6. Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội.................................................................8
3. SẢN PHẨM CỦA VIETTEL..................................................................................8
3.1. Năng lực hạ tầng mạng lưới..............................................................................8
a. Hạ tầng viễn thông quốc tế................................................................................8
b. Hạ tầng viễn thông trong nước..........................................................................8
3.2. Dịch vụ thoại và SNS........................................................................................9
3.3. Trung kế............................................................................................................9
3.4. Gói cước di động Coporate................................................................................9
3.5. IP Phone..........................................................................................................10
3.6. 1900................................................................................................................. 10
3.7. 1800................................................................................................................. 11
3.8. Dịch vụ Internet...............................................................................................11
3.9. Internet leased line...........................................................................................12
3.10. Dịch vụ kênh truyền.....................................................................................12
a. Kênh thuê riêng...............................................................................................12
b. Office Wan......................................................................................................12
c. Metro Wan......................................................................................................13
3.11. Dịch vụ giải pháp công nghệ........................................................................13
a. Văn phòng điện tử...........................................................................................13
b. Bảo hiểm điện tử.............................................................................................13
3.12. V-TRACKING (Gíam sát phương tiện vận tải)...........................................14
3.13. Dịch vụ bưu chính Viettel Post....................................................................14
3.14. Điện thoại di động Viettel Store...................................................................15
4. Quy mô phát triển củaViettel.................................................................................15
5. DOANH THU VÀ TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL NĂM 2019-2010...18
5.1. Doanh thu........................................................................................................18
5.2. Tốc độ tăng trưởng..........................................................................................19
a. Năm 2019........................................................................................................19
b. Năm 2020........................................................................................................19
BẢNG XẾP HẠNG TOP 10 DOANH NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT NAM.....21
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH LỰA CHỌN, THÂM NHẬP VÀ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG........................................................................................................................ 23
1) Lý do Viettel lựa chọn thị trường Campuchia........................................................23
2) Phương thức thâm nhập.........................................................................................24
3) Mở rộng thị trường.................................................................................................25
CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA VIETTEL TẠO CAMPUCHIA.27
CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA VIETTEL TẠI CAMPUCHIA................30
CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA VIETTEL TẠI CAMPUCHIA. .32
1. Phương thức Viettel thâm nhập vào thị trường Campuchia...................................32
2. Xây dựng và triển khai chiến lược.........................................................................32
2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức:................................................................................32
2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng:..................................................................................33
2.3. Chiến lược phân phối tại campuchia của Viettel:............................................33
CHƯƠNG VI: CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA VIETTEL TẠI
CAMPUCHIA................................................................................................................35
1. Quảng cáo:.............................................................................................................35
2. Khuyến mại:...........................................................................................................35
3. Quan hệ công chúng:..............................................................................................35
4. Kết quả:.................................................................................................................. 36
LỜI KẾT......................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................38
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, thị trường dịch vụ viễn thông đã trở nên rất sôi động với
sự tham gia cạnh tranh của nhiều nhà cung cấp. Bên cạnh những nhà cung cấp quen thuộc
như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT, FPT, thì chúng ta không thể
không nhắc đến VIETTEL- Tập đoàn Công Nghiệp Viễn Thông Quân Đội Việt Nam.

Không những là một Tổng công ty lớn mạnh trong nước, mà Viettel còn mở rộng
phạm vi kinh doanh của mình ra nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới có nhiều biến động do ảnh hưởng của cơn bão tài chính và đại dịch Covid-19, Tổng
công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã khắc phục mọi khó khăn để có thể đáp ứng nhu
cầu của khách hàng với chất lượng tốt nhất và thời gian nhanh nhất. Viettel đã chứng
minh năng lực của mình khi là một trong những doanh nghiệp viễn thông có số lượng
khách hàng lớn nhất trên thế giới, các công ty con của Viettel hầu hết đều giữ vị trí hàng
đầu trong thị trường viễn thông về lượng thuê bao, doanh thu, cơ sở hạ tầng…

1
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tên STT Nhiệm vụ Mức độ Đánh giá của giáo
hoàn thành viên
Lê Thị Lan Anh 1 Chương 3: Chiến 100%
lược sản phẩm

Nguyễn Thị Hoàng Anh 2 Chương 6: Chiến 100%


lược xúc tiến hỗn
hợp
Nguyễn Thị Minh Khải 17 Chương 5: Chiến 100%
lược phân phối

Tạ Thị Tuyết Nhung 29 Chương 4: Chiến 100%


( Nhóm Trưởng) lược giá

Phan Thị Bích Phương 31 Chương 2: Tiến 100%


trình xâm nhập và
mở rộng thị
trường
Tất cả các thành viên tự hoàn thành bài word theo nhiệm vụ được phân công và nộp đúng
deadline.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VIETTEL
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 01/06/1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành
lập, đây là công ty tiền thân của Viettel
Năm 1990 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì – Vinh cho Tổng cục Bưu điện
Năm 1995: Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông
Năm 1999: Hoàn thành cục cáp quang Bắc – Nam dài 2000 km. Thành lập Trung
tâm Bưu chính Viettel
Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường viễn thông. Lắp đặt thành công cột phát
sóng của Đài truyền hình Quốc gia Lào cao 140m
Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế
Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
Tháng 2/2003: Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng
Thông tin.
Tháng 3/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và TP.HCM
Tháng 4/2003: Tiến hành lắp đặt mạng lưới điện thoại di động
Ngày 15 /10/ 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế
Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia. Thành lập công ty Viettel Cambodia
Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – internet. Thành lập Tổng công ty
Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel)
Năm 2009: Trở thành Tập đoàn kinh tế có mạng 3G lớn nhất Việt Nam
Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique. Chuyển đổi thành Tập đoàn viễn
thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng
Năm 2011: Đứng số 1 tại Lào về cả doanh, thuê bao và hạ tầng
Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp
dịch vụ tốt nhất thị trường
Năm 2013: Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD
Năm 2014: Chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Nexttel tại
Cameroon và Bitel
Tháng 3/2016: Trở thành doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm cung cấp cấp dịch vụ
4G

3
Tháng 11/2016: Nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 4G, cán mốc 36 triệu khách hàng
quốc tế
Ngày 18/4/2017: Chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam
Ngày 05/01/2018: Chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông
Quân đội
Tháng 4/2019: Hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại Hà Nội
2. GIỚI THIỆU VỀ VIETTEL
Viettel có tên đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt
Nam. Đây là doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc.
Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc
gia từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân.
Lê Đăng Dũng hiện giữ chức Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn
Công nghiệp - Viễn thông quân đội. Ông là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, kĩ
sư, và doanh nhân người Việt Nam.
Sản phẩm nổi bật của Tập đoàn Viễn Thông Quân đội Viettel là mạng di
động Viettel mobile và Viettel Telecom. Tính từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp đã tạo
ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134
ngàn tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn đã sử dụng 3.500 tỷ đồng để thực hiện các chương trình
xã hội.
Năm 2019, tập đoàn nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số
thuê bao, là doanh nghiệp lớn thứ 4 trên cả nước. Bên cạnh đó, còn vinh dự thuộc Top 40
công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được
Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới.
2.1. Thương hiệu
Năm 2016, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Tại mỗi một quốc
gia, Viettel lựa chọn một thương hiệu riêng vì Viettel coi đó là công ty của người dân và
của chính quốc gia.
Viettel đã chứng minh năng lực của mình thông qua thành công của các công ty con
khi hầu hết các công ty này đều giữ vị trí hàng đầu trong thị trường viễn thông về lượng
thuê bao, doanh thu, cơ sở hạ tầng. Ví dụ: Metfone tại campuchia, Telemor tại Đông
Timor hoặc Moviter tại Mozambique, …
a. Ý nghĩa logo của tập đoàn

4
Logo Viettel mang màu sắc đỏ sẽ mang ý nghĩa của sự trẻ trung, khát khao, đam
mê và năng động. Màu đỏ cũng màu biểu trưng cho lá quốc kỳ của Việt Nam, của niềm
tự tôn dân tộc, sự mạnh mẽ và bản lĩnh tiên phong của tập đoàn Viettel. Hai dấu ngoặc
màu xanh lá và màu cam ở logo cũ cũng đã được lược bỏ và thay vào đó là một icon tin
nhắn nhỏ xuất hiện ở phía trên chữ “i”, khẩu hiệu đã được thay đổi để đảm bảo rằng
chiến lược trong tương lai của Viettel không chỉ tập trung vào mảng viễn thông mà còn
mở rộng ra nhiều lĩnh vực số khác.
b. Slogan “THEO CÁCH CỦA BẠN” ít hơn nhưng nhiều hơn.
Slogan mới của Viettel chỉ đơn giản là “THEO CÁCH CỦA BẠN”, số chữ ít hơn
cái cũ. Tuy nhiên về mặt ý nghĩa slogan mới thể hiện một phạm vi rộng hơn cũng như
cấp độ cao hơn trước đây.
Trước đây, Viettel phục vụ chăm sóc khách hàng như những cá thể riêng biệt nhung
làm thủ công, còn bây giờ Viettel sẽ phục vụ bằng công nghệ cao, tự động hóa với AI,
Big Data và robotics
Trước đây, việc lắng nghe trong lĩnh vưc viễn thông của Viettel là để hiểu khách
hàng và phục vụ. Còn giờ đây với theo cách của bạn” trong cung cấp dịch vụ số, Viettel
vẫn lắng nghe để hiểu nhưng nhằm tạo cơ hội cho khác hàng được là chính mình, tự tỏa
sáng và thể hiện cái tôi vơi những dịch vụ mà Viettel cung cấp.
2.2. Lĩnh vực kinh doanh
Biết đến tập đoàn Viettel nhiều năm, nhưng chắc chắn rằng, nhiều người không thể
thống kê được hết những lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp này. Đa số mọi người
đến Viettel ở mảng viễn thông mà ít ai biết rằng bên cạnh đó, doanh nghiệp còn nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác. Dưới đây là những lĩnh vực kinh doanh của Viettel hiện nay:
+ Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình đa
phương tiện
+ Hoạt động thông tin và truyền thông
+ Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát
+ Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian
tiền tệ
+ Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư
+ Xây lắp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT,
truyền hình

5
+ Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ phục
vụ quốc phòng, an ninh
+ Kinh doanh hàng lưỡng dụng
+ Thể thao.
2.3. Mạng lưới của Viettel
Viettel đã đầu tư hạ tầng mạng lưới viễn thông tại 11 quốc gia, cung cấp dịch vụ tới
100 triệu khách hàng trải dài từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ.
Viettel là một trong những nhà mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Viettel sở hữu 99.500 trạm GSM ( gồm trạm BTS 2G, 3G node B và 4G ), cùng hơn
365.000 km cáp quang
2.4. Sứ mệnh và giá trị
a. Sứ mệnh
Với sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một con
người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và
phục vụ một cách riêng biệt. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel
cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất
kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo
dục và hỗ trợ người nghèo.
Xuyên suốt mọi hoạt động của Viettel là 8 giá trị cốt lõi, lời cam kết của Viettel đối
với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân chúng tôi.
Những giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh
nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người.
c. Giá trị cốt lõi
Những giá trị cốt lõi là lời cam kết của Viettel đối với khách hàng, đối tác, các nhà
đầu tư, với xã hội và với chính bản thân chúng tôi. Những giá trị này là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con
người. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.
Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.
Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.
Sáng tạo là sức sống.
Tư duy hệ thống.
Kết hợp Đông - Tây.

6
Truyền thống và cách làm người lính.
Viettel là ngôi nhà chung.
2.5. Sáng tạo vì con người
Viettel tự đặt cho mình sứ mệnh sáng tạo để phục vụ con người. Mỗi sản phẩm của
Viettel đều là kết quả của sự sáng tạo nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người, làm
cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn.
Viettel tạo mọi điều kiện, chân thành đón nhận và sẵn sàng chia sẻ mọi đóng góp
của khách hàng để cùng hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ.
Mỗi con người là một cá thể với những nhu cầu riêng biệt. Viettel sẽ nỗ lực sáng tạo
để phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với sự chia sẻ, thấu hiểu nhất.
Mọi sản phẩm, dịch vụ của Viettel liên tục được đổi mới để ngày càng hoàn hảo.
 Cách tiếp cận sáng tạo của Viettel:
+ Công nghệ càng cao giá càng rẻ:
Chi phí lớn nhất để tạo ra tất cả những sản phẩm công nghệ cao nằm ở phần nghiên
cứu phát triển. Ví dụ: nghiên cứu, sản xuất ra điện thoại thông minh thì chi phí phát triển
khoảng 100 triệu USD. Nếu chỉ sản xuất 1 máy thì chi phí nghiên cứu của nó là 100 triệu
USD, nếu sản xuất 1 trăm triệu máy thì chi phí nghiên cứu của nó sẽ giảm, chỉ còn 1
USD/1 máy. Như vậy, công nghệ càng cao giá sẽ càng thấp với điều kiện càng có nhiều
người sử dụng.
+ Viễn thông là dịch vụ thiết yếu:
Thay vì nghĩ viễn thông là dịch vụ xa xỉ, Viettel cho rằng, viễn thông là dịch vụ
thiết yếu dành cho tất cả mọi người, và phải có ở khắp mọi nơi, ai cũng có thể tiếp cận
được. Vì vậy, Viettel đã tập trung đầu tư hạ tầng viễn thông ở khu vực nông thôn, vùng
sâu, vùng xa.
+ Đầu tư cho khách hàng tương lai:
Viettel đã phủ sóng ở những nơi xa nhất, sâu nhất để người dân ở tất cả mọi vùng,
miền của quốc gia đều có cơ hội tiếp cận dịch vụ của mình. Việc nhanh chóng bình đẳng
hoá về thông tin sẽ giúp sớm xoá khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, cuộc sống
của người dân sớm được cải thiện hơn.
+ Điện thoại thông minh thay thế PC để phổ cập internet di động ở những nước
đang phát triển:

7
Muốn phổ cập nhanh nhất và rộng nhất internet băng rộng, Viettel cho rằng, các
quốc gia này nên dựa vào internet băng rộng di động bởi điện thoại thông minh ngày
càng rẻ và sẽ rẻ hơn PC từ 5-10 lần; giá thành kết nối Internet băng rộng di động có thể
giảm xuống đến mức bằng 1/10 đến 1/5 kết nối Internet bằng đường truyền cố định.
+ Mở rộng khái niệm viễn thông:
Viễn thông là kết nối con người, làm cho cuộc sống của con người thuận tiện hơn,
thông minh hơn. Bởi vậy, viễn thông phải kết hợp với CNTT, thiết bị điện tử và len lỏi
vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.
2.6. Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội
Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Kinh doanh định hướng giải quyết các vấn đề của xã hội.
Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.
3. SẢN PHẨM CỦA VIETTEL
3.1. Năng lực hạ tầng mạng lưới
a. Hạ tầng viễn thông quốc tế
Có đầy đủ giấy phép kinh doanh viễn thông ở tất cả các thị trường.
Sử dụng hoàn toàn hệ thống cáp quang và có hệ thống cáp trục tốt nhất Đông
Dương.
 Có PoP đặt tại HongKong:
8/F,l – Advantage Building, Wanchai, HongKong (IPLC/MPLS)
31/F and 32/F,l - Advantage Building, Wanchai, HongKong (IPLC)
3/F,Hong Kong Colo building, Chaiwan HongKong (IPLC)
 PoP đặt tại Mỹ:
1 ilshire,645 Grand Ave, Los Angeles, United States (IPLC)
 PoP đặt tại Singapore:
MMR 3,5/F, Global Switch Building, No 2 Tai Seng Avenue, Singapore (IPLC)
Kết nối trực tiếp đến các nhà cung cấp nội dung lớn trên thới giới như Google,
Akamai,...
Hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
b. Hạ tầng viễn thông trong nước
Hệ thống cáp bao phủ trên khắp 63/63 tỉnh thành có thể cung cấp dịch vụ cho khách
hàng ở mọi vị trí.

8
Hệ thống hạ tầng lớn nhất Việt Nam.
Hệ thống cáp đất liền kết nối đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc,
Myanmar, HongKong sử dụng công nghệ DWDM giúp nâng cấp lưu lượng bang thông
lớn.
Hệ thống cáp trên biển kết nối đến các hub viễn thông trong khu vực như IA, APG,
AAG, AAE-I.
3.2. Dịch vụ thoại và SNS
Là mạng điện thoại chuyển mạch công cộng trong đó nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông xây dựng cơ sở hạ tầng mạng để cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho người sử
dụng một cách rộng rãi.
 Đặc điểm:
Với dãi số từ 625xxxxxx đến 629xxxxxx. Chất lượng thoại ổn định , thủ tục đăng
ký và lắp đặt đơn giản. Điện thoại cố định của Viettel cung cấp các dịch vụ gọi nội hạt,
liên tỉnh và quốc tế truyền thống, liên tỉnh và quốc tế VoIP, gọi di động và các dịch vụ
giá trị gia tăng khác.
 Lợi ích:
Phí lắp đặt thấp nhất
Tính cước theo từng giây (từ giây thứ 7) cho các dịch vụ gọi điện thoại đường dài
trong nước và quốc tế, gọi di động.
Gọi trong nước, quốc tế tính cước 01 vùng duy nhất
3.3. Trung kế
Là dịch vụ thoại được Viettel triển khai trên nền công nghệ số (digital) và sử dụng
cáp quang để truyền tín hiệu thoại; kết nối giữa tổng đài nội hạt của các đơn vị cung cấp
dịch vụ viễn thông công cộng với thiết bị đầu cuối thuê bao.
 Đặc tính kỹ thuật:
Trung kế số E1 này sẽ thiết lập được 30 kênh thoại và 2 kênh làm báo hiệu PRA
(mỗi kênh tốc độ 64Kbps, luồng E1 tốc độ 2.048kbps = 32x64Kbps)
 Khách hàng:
Tổng đài nội bộ PABX, card E1 báo hiệu PRAViettel: modem giao tiếp E1
 Chất lượng:
Do trung kế E1 thiết lập kênh truyền dẫn trực tiếp từ tổng đài chuyển mạch trung
tâm của nhà cung cấp đến tổng đài PABX của khách hàng, không qua các tổng đài trung

9
gian, cho nên chất lượng tốt hơn hẳn so với điện thoại thông thường. Thời gian kết nối
nhanh, chất lượng thoại tốt và bảo mật thông tin cao là các ưu điểm nổi bật của dịch vụ
trung kế số E1 so với trung kế tương tự (trung kế CO)
3.4. Gói cước di động Coporate
Giải pháp tiết kiệm cho doanh nghiệp
Là gối cước trả sau cho các doanh nghiệp, tổ chức có từ 5 thuê bao trả sau Viettel
trở lên.
 Nội dung ưu đãi:
+ Miễn cước chủ nhóm gọi cho thành viên
+ Thành viên gọi trong nhóm chỉ với mức cước 50% so với thông thường, chỉ
495đ/phút.
+ Hỗ trợ kho số cực đẹp dành riêng cho doanh nghiệp.
+ Chiết khấu 6% nhóm từ 5-20 thuê bao.
+ Chiết khấu lên đến 10% nhóm từ 30 thuê bao trơ lên.
3.5. IP Phone
Là dịch vụ điện thoại có dây triển khai bằng công nghệ NGN – công nghệ mạng
viễn thông cố định thế hệ mới nhất hiện nay, cho phép kết hợp cung cấp dịch vụ điện
thoại cố định, truy cập Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng một đường dây
thuê bao.
 Lợi ích:
+ Thủ tục triển khai đơn giản và nhanh hơn so với dịch vụ PSTN;
+ Giữ nguyên đầu số khi di dời địa điểm hoặc mở rộng văn phòng;
+ Mở rộng hệ thống dễ dàng, tiện lợi trên cơ sở sử dụng haj tầng hiện có.
 Điều kiện sử dụng dịch vụ:
+ Khách hàng phải có đường truyền Internet của Viettel;
+ Thiết bị kèm theo đường truyền Internet của Viettel để sử sụng IPPHONE;
+ Điện thoại cố định thông thường
3.6. 1900
Dịch vụ đầu số 1900 của Viettel là dịch vụ cho phép khách hàng gọi đến nhiều mục
đích khác nhau thông qua một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc mang đầu số 1900
Đối tượng sử dụng dịch vụ 1900 là các doanh nghiệp cung cấp thông tin, giải trí,
thương mại, tư vấn, chăm sóc khách hàng,....

10
 các lợi ích thu được từ dịch vụ 1900
Đối với khách hàng thực hiện cuộc gọi:
+ Có thể gọi tại bất kỳ nơi nào; Khách hàng gọi tới các chi nhánh của doanh nghiệp
+ không cần phải sử dụng mã vùng.
+ Đầu số duy nhất trên toàn quốc và dễ nhớ.
Đối với doanh nghiệp và tổ chức thuê đầu số 1900:
+ Khẳng định thương hiệu, tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
+ Dễ dàng quảng bá với một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc.
+ Là loại hình kinh doanh hiệu quả mang điện thoại thông qua các dịch vụ tư vấn
hoặc giải trí, chăm sóc khách hàng.
+ Không phải đổi số điện thoại mỗi lần chuyển trụ sở làm việc.
+ Chỉ cần 1 số truy nhập duy nhất cho tất cả chi nhánh.
+ Tiếp nhận đồng thời nhiều cuộc gọi cùng 1 lúc.
+ Doanh nghiệp dùng đầu số 1900 hàng tháng được phân chia doanh thu cước với
Viettell Telecom.
+ Dịch vụ 1900xxxx hỗ trợ 02 hình thức giao tiếp với khách hàng:
+ Khách hàng có thể gọi tới hệ thống (voice)
+ Khách hàng có thể nhắn tin cho hệ thống (sms)
3.7. 1800
Là dịch vụ miễn cước người gọi. Các thuê bao khi gọi toiwsc ác số 1800xxxx sẽ
được miễn cước. Toàn bộ số cước này sẽ được khách hàng doanh nghiệp/tổ chức thuê các
đầu số đề làm tổng đài tư vấn, giới thiệu các sản phẩm tới khách hàng của mình.
 Lợi ích đem lại cho khách hàng:
+ Không phải trả cước cuộc gọi
+ Chỉ cần nhớ 1 số để gọi tới công ty, tổ chức đó
+ Khuyến khích khách hàng gọi đến tìm hiểu sản phẩm dịch vụ:
+ Dễ dàng truyền thông số điện thoại
+ Giữ nguyên số khi thay đổi số đích
+ Thể hiện sự chuyên nghiệp trong chăm sóc khách hàng.
3.8. Dịch vụ Internet

11
Internet cáp quang FTTH: Là dịch vụ truy cập internet siêu tốc độ trên công nghệ
cáp quang. Với dịch vụ này, các nhu cầu về truyền tải dữ liệu, truy nhập tốc độ cao với
băng thông rộng được đáp ứng một cách hoàn hảo nhất, với chi phí thấp nhất.
 Đặc điểm dịch vụ FTTH:
+ Triển khai cáp quang, băng thông chia sẻ down/up bằ ng nhau.
+ Đối tượng sử dung dịch vụ này là các doanh nghiệp, đại lý internet,..
 Lợi ích dịch vụ FTTH:
+ Tiết kiệm chi phí
+ Sử dụng được các dịch vụ cao cấp mạng riêng ảo (VPN), hội thảo từ xa,..
+ Hỗ trợ kỹ thuật 24/7
+ Tốc độ truy cập internet cao.
3.9. Internet leased line
Là đường kênh internet dùng riêng cho các công ty hay văn phòng có nhu cầu sử
dụng internet tốc độ cao một cách thường xuyên. Khác với kết nối internet thông thường,
đường truyền internet dùng riêng có thể cung cấp mọi tốc độ từ 256Kbps đến hàng chục
GBps tốt nhất về ổn định và tốc độ kết nối.
 Ưu điểm:
+ Tối đa hóa tốc độ kết nối
+ Khả năng nâng cấp dễ dàng, nhanh chóng
+ Chi phí hàng tháng cố định
+ Được cung cấp tối thiểu 8IP tĩnh
+ Phù hợp đặc biệt với doanh nghiệp có yêu cầu cao khi truyền tải dử liệu theo
hướng quốc tế
+ Hỗ trợ kỹ thuật 24/7
3.10. Dịch vụ kênh truyền
a. Kênh thuê riêng
Là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối thông tin và truyền
thông giữa cấc thiệt bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách
hàng tại 2 địa điểm cố định khác nhau.
 Ưu điểm:
+ Chi phí thuê cố định hàng tháng
+ Toàn quyền sử dụng kênh liên lạc liên tục 24/24

12
+ Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế
+ Dễ dàng quản lý và giám sát
+ Đáp ứng mọi dịch vụ đa dạng, được hưởng trọn gói lợi ích của Viettel
b. Office Wan
Là dịch vụ mạng riêng ảo cung cấp kết nối ảo dành riêng, điểm nối điểm, điểm nối
đa điểm đáp ứng nhu cầu kết nối.
Sử dụng công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS, công nghệ đang được áp dụng phổ
biến hiện nay. Đáp ứng doaanh nghiệp trong việc kết nôi các văn phòng chi nánh thành 1
mạng đồng nhất, tạo thuận lợi trong việc quản lý và ddieeefu hành.
 Ưu điểm dịch vụ:
+Tính bảo mật cao
+Đáp ứng mọi dịch vụ đa dạng: IP, fax, hình ảnh, ...
+Nâng cấp và chuyển đổi caasus trúc mạng nhanh chóng
+Tốc độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao
+ Cung cấp giải pháp kết nối giữa các mạng LAN-WAN
+ Chi phí thuê dịch v ụ cố định hàng tháng.
c. Metro Wan
Là dịch vụ có chức năng tương tự Office Wan và leased line kênh trắng để đáp ứng
các nhu cầu truyền dữ liệu(Data, voice, video,..) tốc độ cao avf bảo mật giữa 2 hay nhiều
khách hàng
 Lợi ích:
+ Có nhiều tính năng và dể sử dụng
+ Có giá thấp hơn Office Wan và leased line.
3.11. Dịch vụ giải pháp công nghệ
a. Văn phòng điện tử
Là phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp, giúp việc truyền tải thông tin trong đơn
vị được đồng nhất, nhanh chóng. Giúp việc xử lý phê duyệt văn bản kịp thời, tức thì, tra
cứu thông tin cán bộ, nhân viên, lưu trữ tài liệu, truyền thông nội bộ bằng sms.
 Tính năng nổi bật:
+ Quản lý và trình ký văn bản
+ Danh bạ cán bộ
+ Thư viện tài liệu

13
+Truyền thông nội bộ
b. Bảo hiểm điện tử
Phần mềm kê khai BHXH điện tử là công cụ giúp người sử dụng lao động thực hiện
giao dịch hồ sơ BHXH điện tử với cơ quan BHXH VN thông qua tập đoàn viễn thông
Quân Đội Viettel.
 Tính năng nổi bật:
+ Tính hợp quản lý người lao động với quản lý hồ sơ kê khai BHXH.
+ Tự động thông báo các hồ sơ cần kê khai lên BHXH khi có sự thay đổi thông tin
từ NLĐ.
+ Tra cứu và sao chép hồ sơ các kỳ kê khai thuận tiện
+ Tự động cập nhật phiên bản mới.
3.12. V-TRACKING (Gíam sát phương tiện vận tải)
Là dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ:
+ Định vị vệ tinh toàn cầu GPS
+ Viễn thông di động GMS/GPRS
+ Bản đồ số vệ tinh GIS
Dịch vụ cấu thành bởi:
+ Thiết bị giám sát hành trình GSHT
+ SIM điện thoại Viettel
+ Hệ thống phần mềm + Bản đồ số do Viettel cung cấp
 Lợi ích:
+ Xác định vị trí phương tiện theo thời gian thực
+ Thiết bị đạt chứng nhận hợp chuẩn của bộ giao thông vận tải
+ Cung cấp công cụ hữu ích giám sát – quản lý phương tiện vận tải của doanh
nghiệp một cách hệ thống
+ Trợ giúp doanh nghiệp theo dõi lộ trình, lịch trình, tiết kiệm thời gian và nhiên
liệu
3.13. Dịch vụ bưu chính Viettel Post
Là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực chuyển phát nhanh tại VN tới tận tay khách hàng
với các loại hình dịch vụ sản phẩm sau:
+ Chuyển phát nhanh
+ Dịch vụ 60h

14
+ Dịch vụ vận tải tiết kiệm đường bộ
+ Dịch vụ phát hàng thu tiền
+BPhát hẹn giờ
+ Phát trong ngày
+ Văn phòng phẩm
Với phương châm “ Chuyên nghiệp – Nhanh – Hiệu quả” Viettel mang lại cho
khách hàng những tiện ích:
+ Mạng lưới rộng khắp (63 tỉnh thành và 250 quốc gia trên thế giới); đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp, lịch sự.
+ Dịch vụ chuyển phát nhanh và giao tận địa chỉ khách hàng
+ Hệ thống tra cứu giá cước và hành trình đường thư để KH có thể nắm rõ tình
trạng đơn hàng của mình.
+ Thanh toán linh hoạt.
+ Đáp ứng tối đa mọi nhu cầu về chuyển phát thư từ và hàng hóa.
3.14. Điện thoại di động Viettel Store
+ Cam kết giá tốt nhất thị trường
+ Sản phẩm chính hãng đầy đủ giấy tờ
+ Dịch vụ bảo hành nhanh chóng tại toàn hệ thống Viettel Store và nhà cung cấp
+ Thời gian giao hàng nhanh
+ Miễn phí vận chuyển.
4. Quy mô phát triển củaViettel
Viettel hiện cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, đầu tư và hoạt động
kinh doanh tại 13 quốc gia, trải dài từ Châu Á, Châu Âu, đến Châu Phi với quy mô thị
trường hơn 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam.
Ngoài được biết đến với dịch vụ viễn thông, Viettel còn đến biết đến nhiều lĩnh vực
khác như nghiên cứu phát triển công nghệ cao, bưu chính, IDC, thương mại va XNK, xây
dựng công trình.
Được thành lập vào năm 1989, nhưng mãi đến những năm 2000 – 2009 thì thị
trường viễn thông mới thực sự bùng nổ và tự đó Công ty cũng có sự phát triển vượt bậc.
Vào giai đoạn này (2006), Viettel chính thức mở rộng thị trường sang nước ngoài. Tại
mỗi quốc gia, Công ty đã không lựa chọn cái tên Viettel mà là ở mỗi quốc gia, Viettel lại

15
chọn một thương hiệu riêng, logo riêng vì Viettel coi chúng là tài sản của người dân và
chính quốc gia đó.

16
Logo Viettel tại mỗi quốc gia

STT LOGO QUỐC GIA

1 Logo cũ của Viettel tại Việt Nam

Logo mới của Viettel tại Việt Nam


2
được sử dụng vào ngày 08/01/2021

Logo của Unitel, công ty con của


3
Viettel tại Lào

Logo của Metfone, công ty con của


4
Viettel tại Campuchia

Logo của Natcom, công ty con của


5
Viettel tại Haiti

Logo của Movitel, công ty con của


6
Viettel tại Mozambique

Logo của Telemor, công ty con của


7
Viettel tại Đông-Timor

17
Logo của Bitel, công ty con của
8
Viettel tại Peru

Logo của Halotel, vcoong ty con


9
của Viettel tại Tanzania

Logo của Mytel, công ty con của


10
Viettel tại Myanmar

Tại Việt Nam, Viettel là “niềm tự hào” của người Việt, bởi Viettel là một công ty
hoàn toàn của nhà nước, những dịch vụ do chính người Việt chăm chỉ, nổ lực để cho đất
nước ngày càng tiến gần hơn đến việc công nghiệ hóa – hiện đại hóa đất nước. Đáng nói
hơn là mới đây vào năm 2020, trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, công nghiệp công
nghệ cao Viettel đã nghiên cứu và tiến hành thứ nghiệm thành công thiết bị 5g trên mạng
lưới, đưa Việt Nam vào nhóm 6 quốc gia đầu tiên làm chủ 5g.
Về quy mô phát triển công ty, thì mới đây năm 2020 Viettel đã khánh thành văn
phòng mới của mình đặt tại vị trí vàng khu đô thị mới quận Cầu Giấy, Hà Nội với công
nghệ tiên tiến hàng đầu và kiến trúc độc đáo được Viettel áp dụng cho trụ sở mới của
mình. Ngoài ra, với vị trí là Công ty dịch vụ viễn thông hàng đầu ở Việt Nam, được mọi
người tin tưởng nên các lĩnh vực khác của Viettel cũng được nhiều người biết đến và
được các cấp lãnh đạo của Viettel triển khai một cách triệt để và có hiệu quả. Cụ thể như:
 Về lĩnh vực giao hàng:
Viettel đã cho ra đời Viettel Post và điều đặc biệt quan trọng hơn là trong hơn một
năm qua, tình hình covid diễn ra nên các hoạt động giao thương trực tiếp bị hạn chế và
hình thức thương mại điện tử bắt đầu tăng trưởng vượt bậc, các hoạt động giao hàng vì
thế cũng được hưởng theo tăng hơn 26% trong năm ngoái, sau quá trình phi mã tăng
trưởng mã 40%-50%.
 Về vấn đề sức khỏe:
Viettel đã đồng hành cùng Bộ y tế trong suốt hơn 10 năm qua và đã khai trương
1000 cơ sở y tế, khám và chữa bệnh từ xa (Telehealth) kết nối 27 bệnh viện tuyến trên
với các bệnh viện tuyến dưới bao gồm cả vùng núi và hải đảo qua Viettel Telehealth.

18
Nhờ các nghiên cứu, tiến hành thành công về công nghệ nên việc theo dõi sức khỏe cho
người dân từ đây cũng được nâng cao nhanh chóng. Ngoài ra, Công ty còn cam kết nổ
lực đầu tư sử dụng các công nghệ mới như mổ nội soi 3D, công nghệ trí tuệ nhân tại AI
hỗ trợ chuẩn đoán, chuỗi khối (Blockmain) trong xác thực bệnh án, …
 Về lĩnh vực tham gia vào chuỗi cung ứng ngành hàng không vũ trụ toàn
cầu:
Viettel có Công ty Thông tin M3 sẽ là đơn vị cung ứng vật tư, linh kiện và thiết bị
cho TĐ Hàng không Vũ trụ Meggitt (một tập đoàn chuyên nghiên cứu, thiết kế, phát
triển, chế tạo và tích hợp các sản phẩm trong lĩnh vực Hàng không Vũ trụ, Quốc phòng
và Năng lượng có trụ sở chính tại Anh Quốc). Đây là một nổ lực không ngừng nghĩ của
Viettel để có thể hợp tác được với các tập đoàn lớn trên thế giới đẩy mạnh sản xuất và
xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao.
 Về lĩnh vực viễn thông:
Lĩnh vực chính của Công ty ngay từ đầu thành lập nên Công ty thì ngày một phát
triển khi các ứng dụng Viettel cloud được sử dụng rộng rãi cả trong và ngoài nước. Ngoài
ra dịch vụ sim 4g được người dân tự nguyện thay đổi- đó là sự thành công của Viettel.
 Về vấn đề xây dựng:
Thiết kế Viettel Construction là thương hiệu số 01 Việt Nam về vấn đề xây lắp hạ
tầng viễn thông và xây dựng nhiều công trình, dự án riêng lẽ trên khắp Việt Nam từ các
ngôi nhà dân dụng cho đến khu cao cấp sang trọng nghĩ dưỡng (Vinhomes Dragon Bay,
FLC Grand Villa, …).
Qua những lĩnh vực mà Viettel đã tham giam cho thấy được quy mô phát triển của
Viettel rất lớn không những ở Việt Nam mà còn phát triển ra thế giới đặt biệt là ở Châu Á
khi Viettel đã xây dựng được tuyến cáp kết nối 3 nước Đông Dương (Việt Nam-Lào-
Campuchia), và hiện Viettel Networks đang sở hữu lượng cáp quang đủ để quấn 9 vòng
quanh trái đất.
5. DOANH THU VÀ TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA VIETTEL NĂM 2019-2010
5.1. Doanh thu
Năm 2019: 251 nghìn tỷ đồng

Năm 2020: Hơn 264,1 nghìn tỷ đồng

19
Với doanh thu khủng năm 2020 đã đưa Viettel lên vi trí “ số 1” Đông Nam Á, số 9
Châu Á với định giá 5.9 tỷ USD. Theo đánh giá của Brands Finance, Viettel là nhà mạng
có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu.

Đây là kết quả đáng ghi nhận của Viettel vì theo báo cáo của tổ chức di động thế
giới GSMA (Grams per Square Meter),dựa trên thông báo từ các nhà mạng trên thế giới
như AT&T, Telefonica, Telecom Italia… Đều bị giảm doanh thu từ 4-8% so với kế
hoạch năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

5.2. Tốc độ tăng trưởng


a. Năm 2019

Ngày 10/1, Viettel đã hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 với
tổng doanh thu hơn 251.000 tỷ đồng, chiếm 50% doanh thu toàn ngành viễn thông; lợi
nhuận đạt hơn 39.000 tỷ đồng, tăng trưởng 5,5%; nộp ngân sách hơn 38.000 tỷ đổng,
tăng trưởng 2,7%.

Với tốc độ tăng trưởng 7,5%, Viettel tiếp tục dẫn đầu, gấp gần 3 lần tốc độ tăng
trưởng của doanh nghiệp liền sau Viettel trong lĩnh vực viễn thông. Mức tăng này cũng
cao hơn tốc độ trung bình của toàn xã hội khi tăng trưởng GDP của Việt Nam là 7,02
thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và trên toàn thế giới.

Viettel cho biết dù thị trường đã dần bão hòa, lĩnh vực viễn thông của tập đoàn vẫn
tăng trưởng 6,4%, gấp gần 2 lần trung bình của thế giới. Đặc biệt, lĩnh vực đầu tư nước
ngoài của Viettel tăng trưởng 24,4%, gấp 6 lần trung bình thế giới. Tổng doanh thu từ thị
trường nước ngoài của Viettel đạt gần 42.000 tỷ đồng, đóng góp 2.200 tỷ đồng lợi nhuận
trước thuế, gấp 2 lần so với kế hoạch dự kiến.

Doanh thu lĩnh vực giải pháp công nghệ thông tin của Viettel tăng trưởng 40% so
với năm 2018. Viettel cũng đã triển khai nhiều dự án lớn, mang tầm quốc gia như dự án
Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các dự án hiện đại hóa ngành y tế, giáo dục, giao
thông.

Với lĩnh vực thanh toán số, Viettel từng bước hoàn thiện hệ sinh thái Viettelpay, đã
kết nối mở rộng hệ sinh thái với trên 300 đối tác bên ngoài thuộc 15 ngành dịch vụ, dòng

20
tiền phát sinh trung bình hàng tháng đạt 50.000 tỷ đồng với 40 triệu lượt giao dịch. Trong
năm 2019, Viettel chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai dịch vụ Mobile Money ngay
khi được cấp phép.

Đối với lĩnh vực công công nghệ cao, Viettel đạt được nhiều kết quả trong nghiên
cứu sản phẩm quân sự công nghệ cao, làm chủ được nhiều công nghệ mới, có nhiều bước
tiến quan trọng trong nghiên cứu phát triển trạm BTS và chip cho 5G...

b. Năm 2020
Tập đoàn Công nghiệp -Viễn thông Viettel công bố kết quả kinh doanh 2020 với
tổng doanh thu hơn 264 nghìn tỷ đồng, tăng trường 4,4% so với 2019, đạt 102,4% so với
kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 39,8 nghìn tỷ, tăng 4,1%, đạt 103,9% kế hoạch
năm

Cụ thể năm 2020, Viettel đã hình thành 6 lĩnh vực nền tảng số trong xã hội gồm: Hạ
tầng số, giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao.

Ở lĩnh vực viễn thông, điểm sáng kinh doanh của Viettel năm 2020 chính là viễn
thông nước ngoài, khi 10 thị trường của Viettel tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và lợi
nhuận đảm bảo dòng tiền chuyển về nước xấp xỉ 333 triệu USD. Tại Việt Nam, Viettel đã
trở thành nhà cung cấp dịch vụ cố định băng rộng lớn nhất Việt Nam với 41,8% thị phần.
Dịch vụ di động của Viettel vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 54,2% thị phần, trong đó thị
phần thuê bao data đạt 57%. Viettel là nhà mạng đầu tiên cung cấp kinh doanh thử
nghiệm mạng 5G tại Việt Nam.

Ở lĩnh vực giải pháp CNTT & dịch vụ số, năm 2020 Viettel tiếp tục thực hiện giải
pháp công nghệ, hoàn thành các nền tảng công nghệ cốt lõi nhằm giải quyết các vấn đề
của xã hội, triển khai thành công các giải pháp hỗ trợ Chính phủ, Bộ ngành phòng chống
dịch với giá trị hỗ trợ xấp xỉ 4.400 tỷ đồng. Cung cấp ra thị trường các sản phẩm số mang
tính dẫn dắt thị trường, đặc biệt các sản phẩm, dịch vụ cho Chính phủ, các bộ ngành.
Trong đó nổi bật là các sản phẩm trong lĩnh vực Y tế (Teleheath), giáo dục (Viettel
Study), thanh toán số (ViettelPay), giao thông thông minh (ePass).

21
Ở lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và công nghiệp công nghệ cao, Viettel nghiên cứu,
sản xuất và thử nghiệm thành công thiết bị 5G trên mạng lưới, đưa Việt Nam vào top 6
quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G. Trong năm 2020 Viettel làm chủ 62 công nghệ
lõi, đăng ký 97 sáng chế, có 3 bằng sáng chế được cấp độc quyền tại Mỹ. Doanh thu từ
sản xuất sản phẩm dân sự đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ, tăng trưởng 104% so với năm 2019.

Ở lĩnh vực chuyển phát, logistic và thương mại điện tử, các đơn vị thành viên của
Viettel tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, với dịch vụ chuyển phát đạt 9%
(trung bình ngành 4%); kinh doanh bán lẻ đạt 111% KH, tăng 339,4% ~ 46,6 tỷ so với
năm 2019.

Đặc biệt, 2 nền tảng ứng dụng AI là Viettel AI Open Platform và Viettel Data
Mining Platform (phát triển bởi người Việt, cho doanh nghiệp tại Việt Nam với mức chi
phí phù hợp so với các nền tảng nước ngoài) được Bộ Thông tin và Truyền thông công
nhận là những nền tảng số Make in Viet Nam.

BẢNG XẾP HẠNG TOP 10 DOANH NGHIỆP LỚN NHẤT VIỆT NAM

22
1 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Ngành nghề: Sản xuất, kinh
Thái Nguyên doanh thiết bị điện tử, điện
lạnh, công nghệ thông tin,
CEO: Kim Dongwook viễn thông…

2 Tập đoàn Điện Lực Việt Nam Ngành nghề: sản xuất, truyền
tải, phân phối điện.
CEO: Trần Đình Nhân

3 Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam Ngành nghề: Thăm dò, khai
thác dầu mỏ và hoạt động hỗ
CEO: Lê Mạnh Hùng trợ.

4 Tập đoàn Công Nghiệp -Viễn Thông Quân Đội Ngành nghề: Viễn thông

CEO: Lê Đăng Dũng

5 Tập đoàng Xăng Dầu Việt Nam Ngành nghề: Kinh doanh xăng
dầu và các sản phẩm liên quan
CEO: Phạm Đức Thắng

6 Tập đoàn Vingroup - CTCP Ngành nghề: Kinh doanh bất


động sản
CEO: Nguyễn Việt Quang

7 Tập đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Ngành nghề: Khai thác, kinh
Việt Nam doanh than và hoạt động hỗ
trợ.
CEO: Đặng Thanh Hải

8 Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Ngành nghề: Ngân hàng
Thôn

CEO: Tiết Văn Thành

9 Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Ngành nghề: Ngân hàng
Nam

CEO: Phan Đức Tú

10 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động Ngành nghề: Bán lẻ điện tử,
điệ lạnh, viễn thông, công
CEO: Nguyễn Đức Tài nghệ thông tin

Nguồn: Báo Kinh tế

23
24
1) CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH LỰA CHỌN, THÂM NHẬP VÀ MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG
2) Lý do Viettel lựa chọn thị trường Campuchia
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đang là một trong những nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông lớn nhất trong nước, là thương hiệu Viễn thông số 1 tại thị trường Việt Nam.
Nhưng Viettel vẫn tham vọng đầu tư mở rộng ra thị trường nước ngoài là vì đâu?

Thị trường viễn thông di động Việt Nam được nhận định là sắp cán ngưỡng bão hoà.
Đấy chưa kể, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã xin giấy phép hoặc liên kết với các doanh
nghiệp đã có hạ tầng khác để tham gia cào thị trường.

Tuy nhiên, ngay cả khi Viettel đang là một trong ba mạng di động “thống lĩnh thị
trường” và có ưu thế lớn nhất về số lượng thị phần thuê b o, nhưng giá cước dịch vụ (chủ
yếu gọi và nhắn tin) đã sắp tiệm cận giá thành, không thể hạ thấp hơn.

Thị trường trở bên bão hoà, tốc độ tăng trưởng của thị trường viễn thông trong nước
đã được Viettel nhận định sẽ giảm, vì thế chiến lược của Viettel là đầu tư, kinh doanh tại
những thị trường có mật độ người sử dụng mạng di động thấp hơn. Tthị trường mà
Viettel bước chân đến đầu tiên là Canpuchia. Và lý do Viettel lựa chọn thị trường này là
vì:

Vương quốc campuchia có nền kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính khá ổn định, kinh tế
tiếp tục giữ mức tăng trưởng dưới 10% trong những năm gần đây.

Quan hệ Việt Nam - Campuchia đang phát triển về mọi mặt theo phương châm “Láng
giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, là nền tảng
quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tận dụng các cơ hội tăng cường đầu tư
và thúc đẩy thương mại.

Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia hơn Thái Lan,
Trung Quốc, do vị trí địa lý, vận chuyển hàng hoá thuận lợi khi có cả đường sông, đường
bộ, đường biển,… cùng nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho di chuyển nhân sự, hàng
hoá qua lại giữ hai nước một cách nhanh chóng.

Thị trường Campuchia thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng với thị trường
trong nước và rất phù hợp với sản phẩm, hàng hoá do doanh nghiệp Việt Nam làm ra từ
chất lượng đến giá cả, cộng đồng người Việt đông đảo tạo Campuchia cũng là đối tượng
25
tiêu dùng quan trọng của hàng hoá Việt Nam. Đến nay, đã có trên 500 doanh nghiệp Việt
Nam đăng kí kinh doanh chính thức tại Campuchia, Việt Nam có thể tận dụng chiến lược
kinh doanh đã áp dụng tại Việt Nam sang Campuchia.

Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính
mở cửa, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tăng cường đầu tư từ
nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân.

Thị trường Campuchia được doanh nghiệp Việt Nam đánh giá là một thị trường mới,
nhiều tiềm năng nhưng còn những rủi ro bởi phương thức thanh toán còn phức tạp, chưa
an toàn, kỹ năng người lao động yếu, cơ sở hạ tầng thiếu hụt và yếu kém… Tuy vậy,
chính những điểm yếu và thiếu hụt này sẽ tạo ra các cơ hội đầu tư thật sự tốt cho doanh
nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực có liên quan nhờ lợi thế như đã nói ở trên.

Đầu tư vào Campuchia sẽ được nhận nhiều ưu đãi về thuế, vì hiện Campuchia còn
nhận được các ưu đãi từ GPS về ưu đãi thương mại tối huệ quốc (MFN) từ hơn 40 quốc
gia, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Bên cạnh đó, quan hệ giữ hai chính phủ Việt Nam và Campuchia đã có bề dày truyền
thống, nhất là về quân đội nên Viettel Cambodia nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ
đạo trực tiếp từ các cấp lãnh đạo.

3) Phương thức thâm nhập


* Đầu tư trực tiếp

Viettel lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn CSH để thâm nhập vào một thị trường
đang phát triển ở Campuchia.

Khi Viettel triển khai mạng lưới tại Campuchia công việc được tiến hành như một đội
quân ra trận với 700 con người tràn đầy nhiệt huyết, với tính kỷ luật cao. Viettel chủ
trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và
chuyển giao tri thức.

Tại Campuchia Viettel đã đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là tếu tố quan trọng bật
nhất, là hạ tầng của một ngành viễn thông. Hiện mạng truyền dẫn của Viettel tại
Canpuchia xếp hạng thứ nhất, được đánh giá là tốt nhất vì ngay từ đầu công ty đã đầu tư
một mạng cáp quang len lỏi về khắp các tỉnh thành, các huyện của Campuchia. Trên đất

26
nước Campuchia, cáp quang đã giăng đến 1493 xã với chiều dài 11.000 km. Hết năm
2009 con số cáp quang là 19.000 km. Trong khi đó các doanh nghiệp viễn thông khác chỉ
chủ yếu sử dụng truyền dẫn bằng viba.

Xây dựng các trạm thu phát sóng di động (BTS). Viettel đang đứng đầu về số lượng
các trạm thu phát sóng di động (BTS). Tính đến hết 2008 đã có 1.000 trạm, hết 2009 là
3.000 trạm BTS.

Xây dựng các chương trình như hổ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp
chính phù điều hành và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử hay như các
chương trình tự thiện xã hội, trọ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp đã nhận được
sự ủng hộ của mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân.

4) Mở rộng thị trường


Sau 15 năm đầu tư ra nước ngoài, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã có
thương hiệu riêng tại 10 quốc gia (Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Peru, Haiti,
Mozambique, Tanzania, Cameroon, Burundi) ở 3 châu lục trên thế giới (châu Á, châu Mỹ
và Châu Phi).

Tại thị trường Lào, Viettel đã khai trương mạng Unitel với cơ sở hạ tần tương đối lớn
và khoảng 1,4 triệu thuê bao, phục vụ khách hàng 25/7. Ngay từ khi khai trương, nhà
mạng Unitel đã đứng đầu về mạng lưới, và nhanh chóng trở thành nhà mạng đứng đầu về
thị phần với 35% chỉ sau chưa đầy 2 năm kinh doanh chính thức. Doanh thu của Unitel
năm 2011 cao gấp 11 lần so với năm 2009, phủ sóng 100% huyện và 95% dân số, triển
khai rộng khắp dịch vụ 3G.

Không dừng lại ở những thị trường gần gũi, Viettel còn đầu tư ra các nước xa xôi như
Mozambique, Tanzania và thử sức tại thị trường khó như Peru hay Myanmar. Được mệnh
danh là “điều kỳ diệu của Châu Phi”, Movitel (thương hiệu Viettel tại Mozambique) có
kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng cao nhất trong vòng 7 năm qua,
đạt hơn 26%, chạm mốc 4,5 triệu thuê bao.

Ở thị trường nhiều thách thức như Myanmar, tốc độ phát triển của Viettel vẫn vượt
yêu cầu đề ra. Mytel vượt mốc 10 triệu thuê bao sau 2 năm kinh doanh, chiếm gần 30%
thị phần, sớm hơn mục tiêu đề ra nữa năm.

27
Trong khi đó, dù đối đầu với nhiều đối thủ, Bitel (thương hiệu của Viettel tại Peru)
vẫn liên tiếp thắng thầu các dự án đem lại doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 gần 20 triệu
USD, lợi nhuận hơn 1,5 triệu USD.

28
CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA VIETTEL TẠO CAMPUCHIA
Viettel một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực với cơ cấu chủng loại sản phẩm
đa dạng. thích hợp có khả năng cạnh tranh thị trường. Với thị trường cạnh tranh trong và
ngoài nước đang ngày càng gay gắt đồng thời nhu cầu, thị hiếu và sự hiểu biết về công
nghệ viễn thông của con người ngày càng cao, đòi hỏi Viettel phải cung cấp những dịch
vụ, sản phẩm đáp ứng và vượt qua sự mong đợi của người tiêu dùng. Chính vì thế, mà
công ty đã và đang nghiên cứu đưa ra những chiến lược phù hợp nhất với nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng.

Đối với chất lượng: chất lượng được đo từ đầu vào cho đến đầu ra cho các sản phẩm
và loại hình dịch vụ của Công ty, do đó trước tiên cần phải đảm bảo đầu vào đạt đúng
tiêu chuẩn, dịch vụ phải tốt nhất phù hợp với công nghệ mới nhất.
Tuy là Tập đoàn viễn thông số 1 tại Việt Nam nhưng so với quy mô trên toàn cầu,
xong Viettel chưa có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới. Tuy nhiên, với
những kinh nghiệm có sẵn từ việc xây dựng hệ thống tại nước nhà, Viettel đã khôn ngoan
chọn các nước đang phát triển có kết cấu kinh tế tương đồng với Việt Nam để đầu tư như
Lào, Campuchia, Haiti, Đông Timor, … để tiếp tục phát triển chu kỳ sản phẩm của mình
không để bị suy thoái và đặc biệt là việc đầu tư vào Campuchia - một đất nước đã có tới
7 nhà mạng đầu tư tại đây. Mặc dù là người đến sau nhưng chỉ sau 2 năm, những sản
phẩm, dịch vụ của Viettel tại nước này có tên là Metfone đã từ vị trí thứ 8 dẫn đầu lên vị
trí thứ 1 và vẫn duy trì vị trí này cho đến hiện tại.

Viettel chọn chiến lược phát triển sản phẩm cũ tiêu thụ thị trường mới đối với
các thị trường nước ngoài - một chiến lược vô cùng khôn khéo để giúp phát triển các
sản phẩm, dịch vụ khi mà thị trường tiêu thụ trong nước đã bão hòa và sắp suy thoái, thì
Viettel lại chọn đầu tư, thâm nhập ra thị trường nước ngoài giúp cho các sản phẩm, dịch
vụ của Công ty tiếp tục ở mức tăng trưởng thu lợi nhuận.

Tại Campuchia, người tiêu dùng không quá đòi hỏi khắt khe về mẫu mã hàng hóa
hay tích hợp nhiều tính năng trong cùng một sản phẩm. Họ thường chọn những sản phẩm
có độ tin cậy cao, độ bền và tính hữu dụng của sản phẩm tốt. Ngoài ra đa số người tiêu
dùng tại Campuchia có đặc điểm trung thành cao với những sản phẩm, thương hiệu, ít
thay đổi thói quen. Chính vì vậy, ngay từ khi gia nhập vào thị trường này, Viettel đã cung
cấp những sản phẩm, dịch vụ có công năng thật tốt đồng thời cung cấp những mẫu mã,
29
bao bì, màu sắc, kích cỡ,kiểu dáng, … phù hợp với người tiêu dùng tại đây và đax tạo ấn
tượng tốt với người tiêu dùng tại đây.

Với triết lý kinh doanh “kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội" mà các sản
phẩm Metfone ( tên thương hiệu của viettel tại Campuchia) đều gắn liền với con người
như Metfone liên tục triển khai phát triển các chương trình hỗ trợ Campuchia trong việc
phòng chống dịch Covid - 19, đồng hành cùng Bộ y tế truyền thông hình ảnh phòng
chống dịch trên toàn quốc bằng cách triển khai SMS Brandname, miễn phí 02 tháng dịch
vụ di động cho 100% bác sĩ, y tá trên toàn Campuchia đang công tác phòng chống dịch.

Ngoài ra, Metfone còn cung cấp cho chính phủ Campuchia 05 số hotline miễn phí
hỗ trợ tư vấn y tế miễn phí về dịch Covid - 19, hỗ trợ Web học online: Wiki Tv.asia,
Wikitivi.cambodia… Nhờ những chính sách xã hội trên mà Metfone được ca ngợi trên
The Khmer Times từ đó giúp cho Viettel tại thị trường Campuchia được vững chắc hơn,
các sản phẩm, dịch vụ của Viettel tại đây cũng ngày càng phát triển.

Metfone - thương hiệu tiên phong của Viettel tại nước ngoài. Chính vì thế, mà
Viettel đã thâm nhập sâu vào việc xây dựng Chính phủ điện tử và “quốc gia số”, triển
khai mạng 4g để kết nối các quốc gia Đông Dương và giúp Thủ tướng 3 nước Đông
Dương được kết nối thông qua Hội nghị truyền hình của Viettel.

Ngoài việc phát triển về hệ thống điện lưới, cung cấp mạng internet thì Metfone còn
triển khai thành công ví điện tử eMoney - tạo ra một cuộc cách mạng về thanh toán trực
tuyến, và là đối tác chiến lược duy nhất được chính phủ Campuchia tin tưởng triển khai
giao dự án Chính phủ điện tử.

Qua những thành công với các sản phẩm, dịch vụ của Viettel tại thị trường
Campuchia được nêu ở trên, cho thấy Viettel đã rất thành công khi chọn đúng thị trường
để thâm nhập và phát triển sản phẩm. Mặc dù là nhà đầu tư thứ 8 cung cấp mạng vào thị
trường nhưng chưa tới 02 năm thì Viettel đang xếp ở vị trí thứ nhất tại đây, được người
tiêu dùng và Chính phủ Campuchia tin tưởng. Nhờ việc nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi
thâm nhập vào thị trường, mà các chiến lược của Viettel đều thành công. Hơn nữa với
triết lý kinh doanh có trách nhiệm xã hội mà các dự án của Viettel tại đây cũng được
người tiêu dùng hết sức ủng hộ. Với những chiến lược phát triển sản phẩm một cách đơn
giản, không marketing rầm rộ, chỉ nhắm vào các công năng chính và lợi ích của sản

30
phẩm, phát triển đất nước đã giúp cho Viettel chiếm được trọn tình cảm của người dân và
Chính phủ Campuchia.

31
CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA VIETTEL TẠI CAMPUCHIA
 Chiến lược giá cạnh tranh

Năm 2010, sau 2 năm kinh doanh tại Campuchia, Metfone đã làm đảo lộn “cuộc
chơi” ở đây khi trong 9 nhà mạng với hơn 6,3 triệu thuê bao tại Campuchia, Metfone
giành 24,1% thị phần, chiếm khoảng 1,7 triệu thuê bao.

Metfone lúc đó chỉ thua Mobitel của Tập đoàn Royal chiếm 37,7% thị phần, xếp
“chiếu dưới” là Hello (12,8%), Mfone (9,6%). Đứng ở vị trí cuối bảng là các nhà mạng
Star-Cell, Beeline và Smart Mobile (Smart Axiata của Malaysia) chỉ giữ 4 - 5% thị phần.

Hiện tại, Campuchia có khoảng gần 20 triệu thuê bao trên tổng số khoảng 16 triệu
dân. Trong số này, Metfone dẫn đầu với 8,9 triệu thuê bao (gồm 5 triệu thuê bao phát
sinh cước), Smart Axiata bám sát với 7,4 triệu thuê bao và Cellcard của Tập đoàn Hoàng
gia Campuchia xếp thứ 3 với 2,4 triệu thuê bao. Phần còn lại thuộc về 3 nhà mạng Qb,
Seatel và Xinwei.

Cần phải nói thêm, sự lớn mạnh của Smart là do năm 2012 Smart đã mua lại Hello
trong thương vụ trị giá 155 triệu USD. Năm 2016, Smart Axiata tuyên bố thu hút được 3
triệu thuê bao dữ liệu di động, còn con số tương ứng của Metfone là 1,6 triệu. Dường
như, Smart Axiata đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách và đặt mục tiêu vượt lên trên
Metfone.

Theo ông Im Vutha, người phát ngôn Cục Viễn thông Campuchia, Metfone vẫn giữ
được thế mạnh về dịch vụ đàm thoại, nhưng Smart Axiata đang tận dụng tốt phân khúc
dữ liệu di động, nên được người dùng điện thoại thông minh ưa chuộng hơn.

Cuộc cạnh tranh diễn ra quyết liệt, thể hiện ở các gói cước. Khi Smart Axiata ra gói 
nạp 1 USD nhắn tin được sử dụng 125 USD/7 ngày,  lập tức Metfone “trả đòn” bằng gói 
nạp 1 USD được sử dụng 150 USD. Tiếp đó, Smart Axiata tăng 1 USD sử dụng 300
USD, Metfone liền cho ra gói  1USD dùng không giới hạn.

Thị trường viễn thông Campuchia không quản lý giá cước di động, nên các nhà
mạng ra sức cạnh tranh và điều này có lợi cho người dân, nhưng cũng “bóp chết” các nhà
mạng nhỏ. Điển hình là Mfone phải tuyên bố phá sản vào năm 2013.

32
Hiện tại, Viettel đang trang bị cho Metfone những công nghệ tiên tiến nhất như 5G,
Trí tuệ nhân tạo AI, Thực tế ảo VR, Big data... để cho ra đời những dịch vụ số mới như
Ngân hàng số, nội dung số, các dự án Chính phủ điện tử, trường học thông minh, bệnh
viện thông minh và hệ thống giải pháp điện tử cho doanh nghiệp. Đó là vũ khí thức thời
nhất, lợi hại nhất giúp cho Metfone vừa giữ vững vị thế viễn thông số 1 tại Campuchia

Cạnh tranh tại thị trường Campuchia hiện tại là cuộc cạnh tranh về chất lượng, về
Data, chứ không phải về giá cước khi dịch vụ. Bởi giá cước đã quá rẻ, nên nhà mạng nào
có chất lượng đường truyền tốt sẽ chiến thắng

Bên cạnh việc thực hiện các chiến lược cạnh tranh để mang về doanh thu thì Viettel
còn làm tốt các công tác cũng như trách nhiệm xã hội của mình tại Campuchia, có thể kể
đến như:

Metfone đã hỗ trợ Chính phủ Campuchia xây dựng  chính phủ điện tử, chính quyền
thông minh, cầu truyền hình, hỗ trợ quân đội hoàng gia nước này xây dựng mạng điện
thoại cố định dùng riêng. Lũy kế đến hết năm 2016, Metfone đã nộp thuế cho Chính phủ
Campuchia gần 400 triệu USD. Đồng thời, đầu tư 5 triệu USD triển khai hệ thống
Internet trường học và tham gia hàng loạt hoạt động  xã hội từ thiện.

Không chỉ mang lại cơ hội phổ cập viễn thông cho mọi tầng lớp xã hội, Metfone
còn tạo ra hơn 3.000 công ăn, việc làm cho người dân Campuchia có thu nhập ổn định,
trực tiếp góp phần vào ổn định an sinh xã hội.

33
CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA VIETTEL TẠI CAMPUCHIA
1. Phương thức Viettel thâm nhập vào thị trường Campuchia

 Phân phối trực tiếp

Viettel lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn chủ sở hữu để thâm nhập vào một thị
trường đang phát triển ở Campuchia.

Triết lý: Mạng Metfone là mạng của người Campuchia xuất phát đầu tiên từ sự nhận
thức của Ban lãnh đạo Tổng công ty khi đầu tư sang thị trường này. Khi đến một quốc gia
nào ta cũng phải “nhập gia tùy tục”. Ngoài ra, khi xây dựng mạng Metfone thì lực lượng
chính để xây dựng mạng này là người dân Campuchia, được xây dựng trên Campuchia.
Khi Viettel cung cấp dịch vụ thì chính những người Campuchia được hưởng. Sang nước
bạn, ta phải tuân thủ theo đúng luật pháp Campuchia, theo văn hóa, phong tục tập quán
của Campuchia. Nếu không xác định được Metfone là mạng của người Campuchia, phục
vụ người dân Campuchia thì sẽ không phát triển được.

Ngoài ra những chương trình khuyến mãi, an sinh xã hội vầ đóng góp cho ngân sách
chính phủ cũng nằm trong kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, khiến Viettel thành công
hơn trên thị trường này.

2. Xây dựng và triển khai chiến lược

2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức:

Khi Viettel triển khai mạng lưới tại Campuchia, công việc được tiến hành như một
đội quân ra trận với 700 con người tràn đầy nhiệt huyết, với tính kỷ luật cao. Viettel chủ
trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và
chuyển giao tri thức.

Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi
chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh. Điều này khác với những nhà
đầu tư khác, tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo
công việc, thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho chính đất nước đó. Cách làm này
đã được người dân đánh giá cao, vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà Viettel
đang mang đến cho đất nước họ. Có được sự tin tưởng này thì Viettel sẽ nhận được sự
yêu mến, tin tưởng và thu hút được nhiều người tải.

34
2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Tại Campuchia, Viettel đã đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quan trọng
bậc nhất, là hạ tầng của một ngành viễn thông. Hiện mạng truyền dẫn của Viettel tại
Campuchia xếp hạng thứ nhất, được đánh giá là tốt nhất vì ngay từ đầu, công ty đã đầu tư
một mạng cáp quang len lỏi về khắp các tỉnh thành, các huyện của Campuchia. Trên đất
nước Campuchia, cáp quang đã giăng đến 1493 xã với chiều dài 11.000km. Hết năm
2009, con số cáp quang sẽ là 19.000km. Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thông khác
chỉ chủ yếu truyền dẫn bằng viba.

Xây dựng các trạm thu phí di động. Viettel đang đứng đầu về số lượng các trạm thu
phát sóng di động. Tính đến hết năm 2008 đã có được 1000 trạm BTS, hết năm 2009 là
3000 trạm.

Xây dựng các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình nghị giúp
chính phủ điều hành và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử,…hay như các
chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp đã nhận được
sự ủng hộ của mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân.

2.3. Chiến lược phân phối tại campuchia của Viettel:

 Viettel và chiến lược phân phối đại trà tại Campuchia

Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng cho biết: “Năm 2007, Viettel được Chính phủ
Campuchia cấp phép viễn thông. Mất khoảng hơn một năm để xây dựng mạng lưới,
Metfone khai trương dịch vụ ngày 19/2/2009. Khi Viettel sang, ở Campuchia cũng có 7
nhà mạng viễn thông nhưng gần như không có mạng nào mạnh cả. Đó là cơ hội của
Viettel và khoảng 2-3 năm sau, Viettel đã vượt lên công ty đứng số một thị trường lúc
bấy giờ. Đó là bước phát triển có thể nói là thần kỳ. Sau 10 năm, Viettel thấy việc đầu
tiên làm được đó là xây dựng mạng lưới hạ tầng viễn thông ngang tầm khu vực cho
Campuchia. Thứ hai, Viettel cung cấp các gói dịch vụ cho cả người dân thành thị, nông
thôn. Thường người ta nghĩ viễn thông là thứ gì đó xa xỉ, chỉ có người giàu dùng di động,
nhưng Viettel nghĩ khác, cần phải nới rộng để mọi người có thể tiếp cận dịch vụ.”.

Có một điểm đặc biệt khi Viettel vào thị trường này là trước đó gần như không có
mạng cáp quang nhưng khi vào thì Metfone dựng hơn 20.000 km, đó là những ví dụ về
câu chuyện về việc phát triển mạng lưới hạ tầng viễn thông Campuchia ngang tầm khu
35
vực, thế giới. Khi có hạ tầng, mạng lưới tốt, Viettel quyết định cung cấp dịch vụ cho tất
cả vùng sâu vùng xa, chiến lược gần giống như Việt Nam. Ông Lê Đăng Dũng cho rằng,
đã làm viễn thông phải làm cho tất cả mọi người, coi viễn thông giống cơm ăn, áo mặc.
Một điểm đặc biệt nữa, công nghệ viễn thông thay đổi liên tục, người ta nói đến công
nghệ 3G, 4G, sắp tới 5G. Thị trường viễn thông ở Campuchia thực hiện rất tốt, các bước
đi về công nghệ, thậm chí còn triển khai 4G trước cả Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, Metfone có 9 triệu thuê bao di động phát sinh cước,
100.000 thuê bao cố định băng rộng và duy trì vị thế số 1 về thị phần tại Campuchia với
thị phần di động chiếm 48%, thị phần cố định băng rộng chiếm 60%. Không chỉ vậy, sự
ra đời của Metfone đã góp phần làm cho giá cước viễn thông trung bình tại Campuchia
giảm từ 2-4 lần, mật độ thâm nhập của các dịch vụ viễn thông tăng lên từ 2-10 lần (di
động tăng từ 29% lên 80%, băng rộng cố địng tăng từ 2% lên 15%). Ông Lê Đăng Dũng
cho biết, chính sự thành công của Viettel ở Campuchia làm cho Viettel tự tin đầu tư sang
nước khác như đầu tư sang Lào rồi vươn xa hơn sang châu Phi, Mỹ La tinh, … Khi ra
nước ngoài, Viettel sẽ được cạnh tranh với những công ty lớn trên thế giới. Quan trọng
hơn cả, thị trường nước ngoài là nơi đào tạo con người Viettel tốt nhất.

36
CHƯƠNG VI: CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA VIETTEL TẠI
CAMPUCHIA
1. Quảng cáo:

Các sản phẩm truyền thông xây dựng trên chính hình ảnh, ngôn ngữ của người
Campuchia

Các chương trình gắn liền với tiêu chí: “Kinh doanh đi cùng với trách nhiệm xã hội”
như: Quỹ người nghèo. Quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho trường học, bệnh viện,
….

Tài trợ các chương trình về ca nhạc, giải trí, triển lãm tại Campuchia,..

Các kênh truyền thông đa dạng: Tại điểm bán, trên truyền hình, phát thanh,…

2. Khuyến mại:

Vào thời điểm bùng phát dịch CoVid19 (2019) Metfone đã cung cấp miễn phí data
cho toàn bộ học sinh, sinh viên khi truy cập vào các cổng thông tin học online; giảm giá
50% phí lắp đặt Internet cho học sinh sinh viên và giáo viên; hỗ trợ miễn phí hạ tầng viễn
thông và nền tảng học trực tuyến với quy mô lên tới 500.000 người sử dụng.

Metfone được lựa chọn là đối tác của Bộ Giáo dục, thanh niên và thể thao
Campuchia trong việc hợp tác toàn diện triển khai các giải pháp viễn thông công nghệ
thông tin cho bộ và các trường học trên toàn quốc giai đoạn 2020-2025.

Đây là chương trình hợp tác quy mô và toàn diện nhất trước tới nay giữa cấp bộ và
Công ty Metfone, và giữa các chi nhánh của Metfone tại 25 tỉnh/thành Campuchia tới
100% trường học trên toàn quốc. Với hợp tác chiến lược này, Metfone mở ra cơ hội tiếp
cận tới 3 triệu học sinh và 20.000 trường học các cấp ở Campuchia từ năm 2020.

Đối với đội ngũ y, bác sỹ - những người trên tuyến đầu chống dịch bệnh, Metfone
cung cấp gói cước đặc biệt cho các nhân viên y tế như MIỄN PHÍ data, cước gọi và tin
nhắn để họ có thể liên lạc với gia đình và phục vụ công việc của mình

Người dân Campuchia nhận được nhiều ưu đãi khi nạp tiền qua ứng dụng eMoney
và giao dịch qua ví điện tử để hạn chế đi lại và giao dịch bằng tiền mặt.

3. Quan hệ công chúng:

37
Nhằm thích ứng linh hoạt với việc giãn cách xã hội chống dịch lây lan, cũng từ
tháng Ba (2019), Metfone đưa ra một loạt các dịch vụ mới cho phép khách hàng đăng ký
và sử dụng dịch vụ tại nhà, tránh các rủi ro khi phải đi ra ngoài để ngăn chặn bệnh dịch
lây lan.

Metfone đổi tên hiển thị trên điện thoại Metfone #Stay home để khuyến khích duy
trì khoảng cách xã hội.

Với việc khách hàng đăng ký sử dụng các dịch vụ số, với mỗi ứng dụng được cài
đặt, Metfone sẽ trích một phần phí (0,25 USD) vào quỹ từ thiện phòng chống dịch
COVID-19 tại Campuchia.

Sau 15 ngày đưa ra chương trình này, Metfone đã thu hút hơn 100.000 khách hàng
tham gia, điều đó có nghĩa hơn 25.000 USD sẽ được ủng hộ tới cơ quan chức năng
Campuchia về phòng chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, chi nhánh của Metfone tại các tỉnh cũng nỗ lực ủng hộ phòng chống dịch,
đặc biệt là có những hoạt động thiết thực hỗ trợ cộng đồng người Campuchia gốc Việt
gặp khó khăn trong thời kỳ dịch COVID-19.

4. Kết quả:

Metfone được Chính phủ Campuchia lựa chọn là đơn vị duy nhất cung cấp đường
truyền Internet để tham gia Hội nghị Cấp cao đặc biệt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 trực tuyến bàn về các giải pháp
phòng chống dịch COVID-19 do Việt Nam tổ chức hôm 14/4.

Chính thức khai trương năm 2009, Metfone hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông lớn nhất tại Campuchia với thị phần di động chiếm 42%, độ phủ sóng 97% toàn
quốc tại 25/25 tỉnh thành với hơn 11.000 trạm phát sóng và 23.000 km cáp quang.

Với 3.000 lao động trực tiếp và 30.000 cộng tác viên, Metfone là công ty tạo nhiều
công ăn việc làm cho người lao động nước bạn.

Tại Campuchia, Metfone được đánh giá là công ty có chính sách xã hội tốt nhất với
số tiền đóng góp cho an sinh xã hội khoảng 85 triệu USD.

38
LỜI KẾT

Qua việc phân tích các chiến lược kinh doanh của Viettel tại thị trường Việt Nam
cũng như thị trường nước ngoài, cho ta thấy được một Tập đoàn tuy phát triển sau nhưng
bằng sự nổ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, vượt qua bao khó khăn thử thách để có một
vị thế vững chắc trên thị trường thế giới

Những chiến lược kinh doanh toàn cầu kết hợp nhịp nhàng, linh động với các
chiến lược thâm nhập thị trường thế giới đã giúp Viettel không những có vị trí cao trên
thế giới mà còn nắm được lòng tin của người tiêu dùng, Chính phủ trên mỗi quốc gia mà
Viettel thâm nhập.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo nhân dân
2. Báo kinh tế
3. Báo cộng sản
4. Báo thanh niên
5. Cafebiz.com.vn
6. Vietnambiz.com.vn

40

You might also like