You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

.TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG T.P HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ


CHUỐI CUNG ỨNG CỦA IKEA

GVHD: Nguyễn Trần Lê, Trịnh Thị Cẩm Nhung


Lớp: INB705_231_1_D01
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023

THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ và tên MSSV

1 Lê Thị Nhật Diệp

2 Lê Thị Thảo Hiền

3 Hồ Thị Thùy Linh

4 Võ Thị Hồng Oanh

5 Phạm Hoàng Trúc Tuyên


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Công ty IKEA
1. Giới thiệu về IKEA - IKEA tại Việt Nam
1.1 Giới thiệu về công ty IKEA
1.2 IKEA tại Việt Nam
2. Sản phẩm của công ty IKEA
3. Khách hàng của công ty IKEA
II. Chuỗi cung ứng của IKEA
1. Tổng quan chuỗi cung ứng
1.1. Khái niệm
1.2 Quản trị chuỗi cung ứng
1.3 Tổng quan về chuỗi cung ứng và mô hình quản lý của chuỗi cung ứng IKEA
1.3.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.3.2 Mô hình quản lý của chuỗi cung ứng IKEA
1.3.3 Vai trò chuỗi cung ứng
2. Công nghệ được ứng dụng trong quản trị chuỗi cung ứng
2.1 Blockchain
2.2 VR/ AR
2.3 AI
2.4 Internet of things ( IoT)
2.5
III.So sánh lý thuyết/ thực tế và giải pháp liên quan đến chuỗi cung ứng xanh.
3.1. So sánh lý thuyết với thực tế
3.2. Bài học rút ra từ chuỗi cung ứng IKEA cho việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh:
3.2.1. Bài học về thiết kế và sản xuất sản phẩm:
3.2.2. Bài học về hợp tác lâu dài và quản lý nhà cung cấp:
3.2.3 Tăng cường nhận thức cho môi trường nhân lực:
3.2.4 Bài học về logistics và vận tải xanh cho doanh nghiệp:
3.2.5 Vận dụng hiệu quả Logistics ngược:
3.3. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh:
3.3.1 Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận chuỗi cung ứng
xanh:
3.3.2 Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận chuỗi cung ứng xanh:

3.3.3 Giải pháp đề xuất cho các Doanh Nghiệp Việt Nam :
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. MỞ ĐẦU

Những năm vừa qua, chứng kiến sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới, nền kinh tế Việt Nam dù còn đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực nhưng
đang trên phát triển với mức tăng trưởng ổn định và hội nhập. Trong bối cảnh đó, thị
trường bán lẻ của Việt Nam không vì thế mà kém sôi động mà trái lại đang có dấu
hiệu tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trong môi trường kinh
doanh cạnh tranh khốc liệt, một doanh nghiệp bán lẻ cần phải có một chiến lược phù
hợp đưa ra con đường đi đúng đắn, cùng với đó là một sự chuẩn bị về hậu cần vững
mạnh để doanh nghiệp có thể đáp ứng và thích nghi được với tốc độ biến đổi nhanh
của thị trường. Công nghệ đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với các doanh
nghiệp về sự thành công trong việc quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Nhận thấy
tầm quan trọng công nghệ đối với chuỗi cung ứng, IKEA- một trong những thương
hiệu nội thất hàng đầu thế giới đã áp dụng công nghệ vào mọi khía cạnh của hoạt động
kinh doanh của mình, từ quản lý chuỗi cung ứng cho đến tạo ra trải nghiệm mua sắm
tốt hơn cho khách hàng. Việc phân tích chuỗi cung ứng và những phần mềm công
nghệ mà IKEA đã áp dụng sẽ cho chúng ta thấy cái nhìn rõ nét hơn về sự tác động của
công nghệ đối với chuỗi cung ứng này, đồng thời đưa ra những giải pháp giúp hoàn
thiện chuỗi cung ứng hơn. Những thành công của IKEA về cách thức vận hành và
những ứng dụng công nghệ đổi mới trong chuỗi cung ứng là bài học lớn cho các
doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện
nay, khi mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đứng trước các thách thức về
xây dựng tổ chức, quản lý và áp dụng công nghệ để đứng vững trên thị trường nội địa.
B. NỘI DUNG
I. Công ty IKEA
1. Giới thiệu về IKEA - IKEA tại Việt Nam
1.1 Giới thiệu về công ty IKEA

Công ty IKEA (Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một tập đoàn quốc tế
chuyên về các sản phẩm nội thất sản phẩm gia dụng được thành lập năm 1943 tại
Thụy Điển bởi một doanh nhân trẻ tuổi tên là Ingvar Kampra, khi anh mới 17 tuổi.
Tính đến đầu năm 2022, IKEA có 461 cửa hàng bán lẻ tại 62 thị trường, 38 trung tâm
phân phối và 7 kho trung tâm bưu kiện trên toàn thế giới. Hiện tại, trụ sở chính của
IKEA được đặt tại Hà Lan.

1.2 IKEA tại Việt Nam


IKEA đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2016. Công ty đã mở cửa hàng đầu tiên tại
TP.HCM vào năm 2017, và cửa hàng thứ hai tại Hà Nội vào năm 2021.
Cho tới nay IKEA vẫn chưa phát triển hệ thống nhượng quyền kinh doanh tại Việt
Nam. Tuy vậy, IKEA đã ký kết hợp đồng gia công với một số công ty Việt Nam như
là:
• Công ty sản xuất ván sản Việt Nam
• Công ty Kim Khí Thăng Long
• Công ty 76 Bộ Quốc Phòng
• Công ty nội thất SHINEC
• Công ty SAIGA
• Công ty Xuân Hòa
• Công ty TNHH Sản xuất và Phát Triển Thương Mại AN THÁI
Nhờ có các công ty gia công này, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua các sản phẩm
đồ gỗ nội thất IKEA ngay tại Việt Nam. Ngoài ra trên thị trường hiện nay cũng tồn tại
các cửa hàng bán đồ gỗ nội thất IKEA không thuộc hệ thống cửa hàng bán lẻ của
IKEA. Những cửa hàng này chủ yếu nhập đồ từ IKEA Trung Quốc hoặc từ các công
ty gia công trong nước để bản cho người tiêu dùng

2. Sản phẩm của công ty IKEA


Các sản phẩm của IKEA chủ trương được thiết kế theo lối đơn giản, phù hợp với tinh
thần của hãng nội thất số 1 thế giới: ‘Design for everyone’. Các sản phẩm của IKEA
có màu sắc hiện đại, phù hợp hầu hết với mọi không gian và thường đi kèm với hướng
dẫn tự lắp ráp đơn giản. Các sản phẩm của IKEA bao gồm các loại đồ nội thất và gia
dụng cho phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, phòng bếp, phòng ăn, phòng trẻ em và
các vật dụng trang trí.
Dưới đây là một số sản phẩm nổi bật của công ty IKEA:
- Ghế sofa KIVIK: Ghế sofa KIVIK là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của
IKEA. Ghế sofa này được thiết kế đơn giản và hiện đại, phù hợp với nhiều không gian
sống khác nhau.

- Giường ngủ MALM: Giường ngủ MALM là một lựa chọn tuyệt vời cho phòng ngủ
nhỏ. Giường ngủ này được thiết kế gọn nhẹ và tiết kiệm diện tích.

- Bàn ăn LACK: Bàn ăn LACK là một giải pháp giá cả phải chăng cho phòng ăn nhỏ.
Bàn ăn này được làm từ gỗ MDF và có thiết kế đơn giản, hiện đại.
- Tủ bếp METHOD: Tủ bếp METHOD là một bộ tủ bếp linh hoạt và đa năng. Tủ bếp
này có thể được tùy chỉnh để phù hợp với bất kỳ không gian bếp nào.

3. Khách hàng của công ty IKEA


Khách hàng của công ty IKEA là những người tiêu dùng có nhu cầu về đồ nội thất và
gia dụng có thiết kế đẹp, chất lượng cao và giá cả phải chăng. IKEA hướng đến nhóm
đối tượng khách hàng chính là người trẻ, hiện đại, thích sự đơn giản và tiện lợi. IKEA
cũng quan tâm đến con người và môi trường, nên khách hàng của IKEA cũng là
những người có ý thức về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên tái chế.
Theo thống kê năm 2020, thị trường chính của IKEA là châu Âu, chiếm khoảng 80%
tổng doanh số. Ngoài ra, IKEA cũng có mặt ở các thị trường khác như Bắc Mỹ, Châu
Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. IKEA luôn nỗ lực mở rộng toàn cầu và đa dạng hóa
sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và văn hóa của từng quốc gia.

II. Chuỗi cung ứng của IKEA


1. Tổng quan chuỗi cung ứng
1.1. Khái niệm
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều
hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung
ứng”. Trong nghiên cứu của bài tiểu luận, nhóm chúng em trích được một số định
nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố sơ lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao
gồm:
Theo Ganeshan và cộng sự cho rằng chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa
chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu,
chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến
khách hàng.
Theo Lambert, Stock và Elleam cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các
doanh nghiệp nhằm đưa ra sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường.
Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): chuỗi cung ứng bao gồm mọi
hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn
chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng.
Như vậy, theo các định nghĩa đã trích dẫn, về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm
một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:
- Cung cấp: tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ
đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản
xuất.
- Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.
- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách
hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp
thời và hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng chuỗi
cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu,
sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói cách khác,
chuỗi cung ứng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản
phẩm chuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục
tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách
hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng:
hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống.

1.2 Quản trị chuỗi cung ứng


Dựa vào cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để các hoạt động
trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần
thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi.
Theo Jerrey (2004) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc quản lý
mọi hoạt động của chuỗi cung ứng.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung quản
lý các mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng. Dựa vào việc nghiên
cứu một số quan điểm của các chuyên gia về quản trị chuỗi cung ứng cho thấy đây là
một phần nội dung không thể thiếu của chuỗi cung ứng. Để chuỗi cung ứng của một
doanh nghiệp hay một nhành hiệu quả, bền vững và thể hiện tính liên kết chặt chẽ thì
chuỗi cung ứng ấy phải được tổ chức quản lý một cách khoa học, linh hoạt, trong đó
điều kiện tối cần thiết là các thành phần trong chuỗi phải liên kết, tương tác, hợp tác
chặt chẽ với nhau.

1.3 Tổng quan về chuỗi cung ứng và mô hình quản lý của chuỗi cung ứng IKEA
1.3.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
Nếu trước đây IKEA có rất nhiều nhà cung cấp nhỏ và thiết lập mối quan hệ ngắn hạn,
thì ngày nay IKEA đã chú trọng hơn vào việc xây dựng mối quan hệ dài hạn với một
số nhà cung cấp lớn. Một điểm khác biệt nữa trong chiến lược mua hàng này là cách
làm việc của IKEA với các nhà cung cấp. Trước đây, IKEA đưa ra yêu cầu về chất
lượng, dịch vụ, giá cả và trách nhiệm môi trường - xã hội đến nhà cung cấp thì với
chiến lược mới, IKEA đã cùng với nhà cung cấp phát triển và giải quyết các vấn đề
trên. Để trở thành một trong số những nhà cung cấp chiến lược cho IKEA, bên cạnh
các tiêu chuẩn như thái độ và phong cách quản lý, tình hình tài chính, khả năng mua
nguyên vật liệu, hiệu quả chất lượng, cam kết giá bán thấp. Ngoài ra các nhà cung cấp
còn phải cam kết và thực hiện bộ tiêu chuẩn về môi trường và xã hội do chính IKEA
phát triển gọi là “ The IKEA Way on Purchasing Home Furnishings Products”-gọi tắt
là IWAY.
Mục đích xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng nhằm tạo hiệu quả tối ưu cho quá
trình thiết kế và cung cấp sản phẩm. Cấu trúc của chuỗi gồm 4 bộ phận chuyên biệt là:
● IKEA của Thụy Điển (IOS) có chức năng trụ sở chính, chuyên thiết kế sản
phẩm và vạch ra các chiến lược kinh doanh
● Bộ phận kinh doanh chia thành 12 khu vực, mỗi khu vực liên kết với một mảng
sản phẩm cụ thể như sofa, bàn ăn, giường ngủ,...
● Các trung tâm phân phối: hoạt động dưới sự điều khiển của bộ phận bán lẻ và
cung cấp các chức năng hỗ trợ nhà cung cấp.

1.3.2 Mô hình quản lý của chuỗi cung ứng IKEA


Hình 2 : Sơ đồ chuỗi cung ứng xanh của IKEA
Chuỗi cung ứng của IKEA thực sự là một hệ thống phức tạp và liên kết, bao gồm
nhiều giai đoạn và bước xử lý, từ lúc tạo ra ý tưởng cho sản phẩm cho đến khi đưa sản
phẩm đến tay khách hàng cuối cùng. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về cách mà
chuỗi cung ứng của IKEA hoạt động:
- Mua hàng và quản lý nguồn cung nguyên liệu bền vững
Năm 2000, IKE công bố Bộ Tiêu chuẩn về môi trường - xã hội (gọi là IWAY) cho
toàn bộ nhà cung cấp của Tập đoàn trên thế giới và yêu cầu họ thực hiện. Bộ Tiêu
chuẩn IWAY gồm 19 nội dung, chia thành 90 vấn đề cụ thể và được điều chỉnh 2
năm/lần, nhằm phản ánh chính xác những thay đổi về môi trường, xã hội trên toàn
cầu.
Bên cạnh đó, IKE còn thành lập Hội đồng IWAY, với trách nhiệm giải quyết các vấn
đề mang tính nguyên tắc của Bộ Tiêu chuẩn.Hầu hết nhân viên trong Tập đoàn, hay
các công ty trong chuỗi cung ứng đều được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến
môi trường, xã hội và Bộ Tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
IKEA từ chối sử dụng những nguyên liệu có hóa chất độc hại cũng như đưa ra các
yêu cầu cho nhà cung cấp về chất lượng, dịch vụ, trách nhiệm với môi trường và xã
hội. IKEA có thể thương lượng với các nhà cung cấp để đạt được mức giá và chất
lượng vật liệu tốt nhất. Tuy nhiên, IKE cũng cam kết với nhà cung cấp về tầm nhìn
"giá thấp nhưng không bằng bất kỳ giá nào" thông qua những hợp đồng dài hạn có lợi
cho cả đôi bên. Với cách tiếp cận này, IKEA mong muốn, các đối tác chiến lược đóng
vai trò quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời giúp họ hình
thành được một chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường hơn.

Hình 3: Sản phẩm Lack- một sản phẩm có hiệu quả chi phí và thân thiện với môi
trường là đại diện cho các sản phẩm đồ gia dụng thiết kế độc đáo của IKEA
VÍ DỤ: IKEA nhận thức được rằng vì họ là một nhà tiêu thụ gỗ lớn nên cần phải đảm
bảo tính bền vững cho hoạt động của chính mình nếu họ muốn tiếp tục cung cấp các
sản phẩm từ gỗ. IKEA đã đầu tư mạnh vào lâm nghiệp bền vững thông qua làm việc
với các tổ chức như Global Forest Watch. Đồng thời, IKEA tham gia vào một số
chương trình trồng rừng nhằm giúp họ đạt được mục tiêu tổng thể là trồng số cây
nhiều hơn số gỗ họ sẽ sử dụng. IKEA không cung cấp nguồn gỗ từ các khu rừng nhiệt
đới đang suy giảm nghiêm trọng. Chính vì những nỗ lực trên IKEA là một trong
những công ty dẫn đầu trong Bảng xếp hạng đồ gỗ nội thất năm do Liên đoàn Động
vật Hoang dã Quốc gia (NWF) và Hội đồng Nội thất Bền vững SFCIKE đưa ra.
- Sản xuất bền vững
Chuỗi cung ứng của IKEA trải rộng trên toàn cầu cả về thu mua và cung ứng hàng
hóa trên tất cả các vùng chủ yếu trên thế giới. Hiện nay, IKEA là một doanh nghiệp
bán lẻ định hướng theo sản xuất. Điều này có nghĩa là IKEA hướng đến sự tập trung
hiệu quả vận hành nội bộ và chất lượng sản phẩm để đưa ra cách thực chính trong hoạt
động kinh doanh. IKEA tạo ra chiến dịch “Thiết kế dân chủ” dựa trên một số các yếu
tố kết hợp giữa một mặt là việc mang lại các sản phẩm đáp ứng kỳ vọng của khách
hàng về chất lượng và chức năng ở một mức giá thấp nhưng cũng đồng thời mặt khác
đảm bảo được yếu tố bền vững trong chiến lược của IKEA. Để làm được điều này,
IKEA đã áp dụng các cách thức gia tăng hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất, sử dụng
nguồn nguyên liệu và các đổi mới về công nghệ trong sản xuất và thiết kế khi làm việc
với từng nhà cung cấp tại nhà máy. Các nhà thiết kế của IKEA đã xem xét toàn bộ quá
trình sản xuất, bao gồm từ việc lựa chọn nguyên liệu, phân phối, hậu cần, lao động...
để có thể tạo ra các sản phẩm với ý tưởng cơ bản là sự kết hợp giữa mức giá cực kỳ
thấp với thiết kế đẹp và chất lượng cao. IKEA chọn đối tác thứ ba để sản xuất sản
phẩm, chủ yếu tại những nơi có chi phí lao động thấp như Trung Quốc và Việt Nam.
Công ty cung cấp hướng dẫn rõ ràng về kỹ thuật sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng,
đồng thời theo dõi chặt chẽ quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng.
- Ví dụ điển hình về sản xuất, thiết kế cho sản phẩm đó là dòng sản phẩm bàn LACK
- một sản phẩm có cấu trúc có hiệu quả chi phí và thân thiện với môi trường là đại
diện cho các dòng sản phẩm đồ gia dụng được thiết kế rất độc đáo của IKEA. Nhà
thiết kế của IKEA đã sử dụng một cánh cửa như là một chiếc bàn với cấu trúc nhiều
lớp gỗ được xếp chồng lên các tấm hình tổ ong, thiết kế này tạo nên cấu trúc chắc
chắn, nhẹ và đặc biệt là có thể tiết kiệm lượng gỗ được sử dụng. Bàn LACK được
sáng chế từ năm 1980 và được phát triển thành nhiều sản phẩm có cấu trúc đơn giản
nhưng vô cùng bắt mắt.
- Phân phối
Quy trình vận tải trong chuỗi cung ứng xanh của IKEA giúp bảo vệ môi trường:
● Tối ưu hóa quy trình đặt hàng và quy trình đóng gói: Việc tối ưu hóa quy trình
đặt hàng và quy trình đóng gói giúp giảm số lần vận chuyển, tăng khối lượng
vận chuyển mỗi lần và giảm lượng vật liệu đóng gói cần thiết. Điều này dẫn
đến giảm lượng khí thải CO2, ô nhiễm không khí và sử dụng tài nguyên.
● Tăng cường sử dụng vận tải đường sắt và tàu biển chạy bằng khí đốt tự nhiên,
loại tàu này có hiệu suất nhiên liệu cao hơn 20% so với tàu biển chạy bằng
nhiên liệu hóa thạch truyền thống giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô
nhiễm không khí.

Hình 4: IKEA vận chuyển bằng tàu biển


● Sử dụng các phương tiện vận tải thân thiện với môi trường: Việc sử dụng các
phương tiện vận tải thân thiện với môi trường, chẳng hạn như xe tải điện và xe
tải chạy bằng khí tự nhiên, giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 và ô nhiễm
không khí.
Một số ví dụ cụ thể về các giải pháp vận tải xanh của IKEA:
● Tại Việt Nam, IKEA sử dụng vận tải đường sắt để vận chuyển sản phẩm từ
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đến cảng Cát Lái, TP.HCM.
● Tại châu Âu, IKEA sử dụng vận tải đường biển để vận chuyển sản phẩm từ nhà
máy đến các trung tâm phân phối.
● IKEA sử dụng xe tải điện để vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng ở các
thành phố lớn.
- Quản lý dự trữ
Nỗ lực phát triển bền vững được IKEA thể hiện rất rõ trong hoạt động quản lý tồn
kho:
● Sử dụng năng lượng tái tạo: Năm 2021, 51% mức tiêu thụ năng lượng tái tạo
tại các cửa hàng, văn phòng, nhà kho, nhà máy và các hoạt động khác của
IKEA được mua điện tái tạo từ lưới điện và lắp đặt các tấm pin mặt trời tại chỗ.
● Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng: IKEA đã triển khai một số biện pháp
tiết kiệm năng lượng trong kho của mình, chẳng hạn như sử dụng hệ thống
chiếu sáng LED và hệ thống chiếu sáng cảm biến chuyển động để giảm mức
tiêu thụ điện. Công ty cũng đã đầu tư vào hệ thống HVAC và vật liệu cách
nhiệt tiết kiệm năng lượng.
● Khu vực kho dành riêng cho hàng hóa có lưu lượng vận chuyển cao và thấp:
Kho của IKEA được chia thành các cơ sở tự động dành cho hàng hóa có lưu
lượng vận chuyển cao và cơ sở thủ công dành cho hàng hóa có lưu lượng vận
chuyển thấp. Hàng hoá lưu lượng cao là những mặt hàng bán chạy, được lưu
trữ tại kho trung tâm. Hàng lưu lượng thấp là những mặt hàng bán chậm, được
lưu trữ tại các kho hàng nhỏ hơn gần các cửa hàng. Điều này giúp IKEA cải
thiện hiệu quả lấy hàng và đóng gói và giảm chi phí vận hành.
● Tự động hoá: IKEA sử dụng hệ thống tự động hoá trong các kho hàng để nâng
cao hiệu quả hoạt động. Hệ thống này giúp kiểm soát hàng tồn kho, theo dõi
tình trạng hàng hoá và tối đa hoá quá trình bốc xếp hàng hóa.
● Tương tác với khách hàng: IKEA sử dụng dữ liệu bán hàng và phản hồi của
khách hàng để dự báo nhu cầu hàng hoá. Điều này giúp IKEA duy trì mức tồn
kho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Các chiến lược này đảm bảo rằng công ty có thể giữ cho chi phí bán hàng bị mất ở
mức thấp nhất có thể bằng cách duy trì hàng tồn kho sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Cụ thể, IKEA đã giảm chi phí dự trữ xuống 25% trong 10 năm qua cũng
như giảm thời gian giao hàng cho khách xuống 50% và nâng cao mức độ hài lòng của
khách hàng đối với dịch vụ giao hàng. Tuy nhiên, vì IKEA có danh mục sản phẩm rất
lớn, với hơn 9500 mặt hàng nên việc quản lý hàng tồn kho trở nên phức tạp hơn.
- Bao bì bền vững
Nổi tiếng với việc sử dụng hộp các tông. IKEA đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bao bì
nhựa vào năm 2028. Xây dựng mô hình “tuần hoàn” - chế tạo bao bì từ chất thải như
vải vụn của quá trình sản xuất.
Thay thế vỉ nhựa đựng bóng đèn bằng hộp giấy gần đây. Bao bì nhựa nhiệt dẻo
(polystyrene) áp dụng từ lâu cũng được thay thế bằng bìa cứng chèn thêm chất độn và
các thành phần bằng giấy khác.
Mặt khác, có thể bao bì thực phẩm vẫn cần đến vật liệu nhựa. Tuy nhiên sẽ là sử dụng
nhựa tái chế hoặc “ nhựa” dựa trên thực vật khi cần đến nhựa thay vì phiên bản dựa
trên nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Nhựa vẫn là một trong những vật liệu “bền
vững nhất” cho bao bì thực phẩm vì việc duy trì thời hạn sử dụng và làm chậm quá
trình hư hỏng thực phẩm.
- Hệ thống cửa hàng bán lẻ
● Chú trọng đến hệ thống chiếu sáng, hiện nay đèn LED đã được lắp đặt đầy đủ
tại mọi khu vực của các cửa hàng của IKEA. Mức độ chiếu sáng được duy trì ở
tiêu chuẩn phù hợp tùy thuộc vào mức độ ánh sáng tự nhiên giữa các thời tiết
và chức năng của khu vực được chiếu sáng.
● Sử dụng năng lượng tái tạo: IKEA cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo
trong các cửa hàng của mình vào năm 2025. Công ty đã sử dụng năng lượng tái
tạo ở nhiều cửa hàng trên khắp thế giới, bao gồm cả năng lượng mặt trời và
năng lượng gió.
Ngoài những sáng kiến chung này, IKEA cũng đang thực hiện một số biện pháp xanh
cụ thể tại các cửa hàng của mình trên khắp thế giới. Ví dụ, cửa hàng IKEA Greenwich
ở London có mái xanh bao phủ hơn 20.000 mét vuông, giúp cách nhiệt cho cửa hàng
và giảm tiêu thụ năng lượng. Cửa hàng IKEA ở Malmö, Thụy Điển có hệ thống thu
nước mưa để sử dụng cho việc tưới tiêu và xả nhà vệ sinh.
- Logistics ngược
● Thu hồi sản phẩm: Khách hàng có thể trả lại đồ nội thất IKEA đã qua sử dụng
cho bất kỳ cửa hàng IKEA nào để được hoàn lại tiền, bất kể họ có biên lai gốc
hay không. IKEA sau đó làm việc với các nhà cung cấp của mình để tái chế
hoặc tân trang lại đồ nội thất được trả lại.
● Dịch vụ sửa chữa: IKEA cung cấp phụ tùng thay thế hay dịch vụ sửa chữa đồ
nội thất của mình để khách hàng có thể kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
● Chương trình quyên góp: IKEA quyên góp đồ nội thất đã qua sử dụng cho các
tổ chức từ thiện giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Chương trình hậu cần ngược giúp IKEA giảm thiểu chất thải và bảo tồn tài nguyên.
Nó cũng giúp IKEA cải thiện sự hài lòng của khách hàng bằng cách cung cấp cho
khách hàng một quy trình thuận tiện để trả lại hoặc sửa chữa đồ đạc của họ.

Đối với chuỗi cung ứng IKEA, để trở thành nhà cung cấp trong chuỗi thì họ phải chấp
nhận giá họ bán cho IKEA thấp hơn so với khách hàng khác. Tuy nhiên với chính
sách đặt hàng với số lượng lớn và sự hỗ trợ tích cực của IKEA về kỹ thuật, thanh toán,
vận chuyển là cam kết gắn bó lâu dài trong chuỗi cung ứng của IKEA sẽ mang lại
nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho nhà sản xuất.
Như vậy qua nghiên cứu chuỗi cung ứng IKEA, nhắc nhở các doanh nghiệp Việt Nam
muốn trở thành nhà cung cấp sản phẩm, bắt buộc các doanh nghiệp phải trang bị
những chuẩn mực nhất định từ nguyên liệu đầu vào nhằm tiết kiệm chi phí, tổ chức
điều kiện và môi trường sản xuất tương thích, tạo niềm tin từ đối tác thì sự hợp tác
mới xảy ra.

1.3.3 Vai trò chuỗi cung ứng


Các hoạt động cải tiến chuỗi cung ứng của IKEA gắn chặt với chiến lược phát triển
bền vững. IKEA thực hiện từng thay đổi và cải tiến của mình để đạt được những mục
tiêu về tài chính, nhưng không vì thế mà quên đi các yếu tố về môi trường, xã hội,
kinh tế. Sự bền vững hay tính “xanh” trong chuỗi cung ứng của IKEA được lồng ghép
và bổ sung thông qua các hoạt động chính của chuỗi cung ứng về thiết kế sản phẩm,
tìm nguồn hàng và nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối sản phẩm và cả việc thu hồi
và tái chế sản phẩm.
Tóm lại, chuỗi cung ứng IKEA hoạt động thông qua một quá trình phức tạp nhưng rất
kết nối với nhau. Như từ việc tạo ra ý tưởng sản phẩm cho đến khi sản phẩm đến tay
khách hàng. Nhờ vào việc tổng hợp kỹ thuật, quản lý hàng tồn kho thông minh, IKEA
đã xây dựng nên một hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp duy trì vị thế cạnh tranh
trên thị trường.
● Đối với môi trường: Tập trung vào yếu tố môi trường trong chuỗi cung ứng có
thể mang lại lợi ích to lớn. Việc tối ưu hóa tài nguyên và giảm lãng phí trong
quá trình sản xuất, vận chuyển giúp giảm chi phí, cải thiện hiệu quả hoạt động.
Đồng thời, đầu tư vào công nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường cũng giúp tạo
ra giá trị bền vững và thu hút nhà đầu tư, cổ đông
● Đối với nền kinh tế: chuỗi cung ứng xanh giúp cải thiện quy trình sản xuất,
giảm chi phí nguyên vật liệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng tính linh hoạt cũng
như mối liên kết với các đối tác.
● Đối với xã hội: giúp bảo vệ được sức khỏe con người, giảm những tác động
xấu từ chất thải công nghiệp, giảm được những tác động xấu lên cộng đồng và
thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp.)

2. Công nghệ được ứng dụng trong quản trị chuỗi cung ứng
Cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ số, chuyển đổi số, các công ty đều nhận
thấy được tiềm năng và triển vọng tương lai mà những đổi mới này mang lại. Từ đó
các công ty dần thực hiện chuyển đổi công nghệ số và IKEA- một ông lớn trong
ngành đồ gia dụng cũng đã thực hiện quá trình này. Tuy có hơi muộn khi đến tận năm
2018 IKEA mới thật sự đầu tư và tập trung vào chuyển đổi. Cũng trong khoảng thời
gian này, đại dịch diễn ra, khiến cho 75% cửa hàng của IKEA phải đóng cửa, xu
hướng mua sắm của người tiêu dùng cũng có sự chuyển biến, nhờ đó cũng đẩy nhanh
tốc độ chuyển đổi số của công ty.

Theo bà Barbara Martin Coppola, giám đốc Kỹ thuật số của IKEA “Chuyển đổi số
không chỉ xoay quanh mỗi công nghệ. Chẳng hạn tại IKEA, chúng tôi đổi mới phương
pháp vận hành doanh nghiệp và không ngừng nghiên cứu các ưu đãi hấp dẫn cùng
cách thức mới mẻ để truyền tải chúng đến khách hàng. Để làm được như vậy, kỹ thuật
số cần được tích hợp vào mọi khía cạnh của IKEA. Suy cho cùng, kỹ thuật số là
phương tiện giúp chúng tôi làm việc, ra quyết định và quản lý công ty.” ( trích phỏng
vấn trên Tạp chí Harvard Business Review (HBR)).
Trong khi thực hiện quá trình chuyển đổi, mục tiêu lớn nhất đó là tập trung vào nhu
cầu khách hàng, cố gắng cải tiến mọi yếu tố xoay quanh tương tác của khách hàng với
thương hiệu, và hành trình mua sắm liên tục đổi mới của họ. Một mục tiêu lớn khác,
đó là tập trung thực hiện một loạt cải cách về mô hình hoạt động và kinh doanh. Có
thể nói, những thay đổi trong nội bộ quá trình cung ứng mang đến những tác động còn
lớn hơn so với khách hàng.

2.1 Blockchain
Công nghệ Blockchain là một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin
minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh. Cơ sở dữ liệu chuỗi khối lưu trữ dữ liệu
trong các khối được liên kết với nhau trong một chuỗi.
Đối với một công ty toàn cầu như IKEA, chuỗi cung ứng và mạng lưới hậu cần của nó
rất phức tạp. Nhà sản xuất và người tiêu dùng thực sự mang tính toàn cầu, bao gồm
khoảng 1.000 nhà cung cấp đồ nội thất gia đình trên 51 quốc gia, mỗi quốc gia đều có
nhà cung cấp riêng.
IKEA đã nghiên cứu việc sử dụng blockchain trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, nơi mà
sự phân cấp kết hợp với tính bất biến được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch và
mạnh mẽ của quá trình xử lý giao dịch một cách đáng kể. Mục tiêu của IKEA là sử
dụng blockchain như một "tài liệu minh bạch và đáng tin cậy về các sự kiện trong
chuỗi cung ứng, nơi có nhiều tổ chức tham gia và không thực thể nào có thể thao túng
thông tin mà không bị chú ý". Giải pháp blockchain đã ghi lại tất cả các sự kiện và
nhiều người tham gia xử lý các sản phẩm khác nhau trong chuỗi cung ứng của mình từ
khi tạo ra đến quyền sở hữu cuối cùng (28 loại sự kiện liên quan đến Tạo đơn hàng,
Tạo sản phẩm, Lô hàng, Hậu cần, Giao hàng, v.v.). Ngoài ra, người tiêu dùng đăng ký
các đồ vật gia dụng từ IKEA trên blockchain có thể truy cập thông tin chi tiết về quy
trình sản xuất, thành phần, vật liệu và lượng khí thải carbon cho những mặt hàng đó.
Thông tin đó sau đó có thể được lưu trữ và chia sẻ, cho phép người tiêu dùng đưa ra
quyết định sáng suốt hơn khi họ mua, bán, tái chế hoặc vứt bỏ đồ gia dụng.

2.2 VR/ AR
Khác với quần áo, trang sức, đồ ăn đóng gói…, các đồ dùng nội thất thường có giá trị
cao và kích thước, khối lượng lớn không phải thứ người tiêu dùng có thể dễ dàng nói
mua về dùng thử là xong. Đồng thời đây cũng là các sản phẩm cồng kềnh trong khâu
vận chuyển hay thay thế, nên khách hàng luôn cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết
định tốt nhất cho ngôi nhà của họ. Với mục tiêu luôn nhắm đến nhu cầu của khách
hàng, để giải quyết vấn đề nhức nhối này, IKEA đã liên tục hợp tác với những công ty
công nghệ lớn để cho ra mắt một số ứng dụng sử dụng công nghệ thực tế ảo VR/ AR
như:

- Tháng 9/2017, IKEA đã tạo ra AR app mang tên IKEA Place cho phép người
dùng đặt các mô hình nội thất 3D mô phỏng sản phẩm của thương hiệu có
trong ứng dụng vào mọi góc trong căn nhà của họ. Tháng 10/ 2021, IKEA đã
phát hành ấn bản catalogue cuối cùng, điều này cũng một phần thể hiện định
hướng mới để tiếp cận và tương tác với người dùng đang ngày càng sử dụng
nhiều ứng dụng số.
- Năm 2022: Ikea Kreativ Scene Scanner: Công cụ thiết kế ảo này sử dụng
công nghệ tiện lợi được tăng cường bởi AI để cho phép thử các món đồ nội
thất trước khi quyết định mua hàng, giúp khách hàng hình dung rõ hơn về
cách các sản phẩm Ikea có thể kết hợp trong nhiều không gian sống khác nhau
như thế nào.
Ứng dụng này cung cấp cho bạn một ước tính gần đúng về kích thước và chắc
chắn nó cho phép bạn có ý tưởng tốt hơn về thiết kế tổng thể của món đồ và
liệu nó có khớp hay không với nhu cầu và thẩm mỹ hiện tại. Ưu điểm: người
dùng có thể chỉ cần nhấp vào đồ nội thất hoặc điểm nhấn hiện có là có thể xóa
nó một cách thông minh và thay thế nó bằng các phần mở rộng của tường và
sàn, để lại một khoảng trống hoàn toàn nếu muốn.

2.3 AI
Theo ước tính, tất cả các sản phẩm mà hơn 450 cửa hàng IKEA và thương mại điện tử
trên 54 thị trường sẽ cần vào các thời điểm khác nhau trong năm, thực tế là những con
số này có thể là vài tỷ sản phẩm. Và, nếu dự báo không chính xác, điều đó có thể có
nghĩa là không đủ số lượng sản phẩm trong các cửa hàng IKEA, dẫn đến thời gian chờ
đợi của khách hàng lâu hơn hoặc tình trạng tồn kho quá mức.
Để giải quyết vấn đề này, IKEA đã cho ra đời Demand Sensing ứng dụng công nghệ
AI, công cụ này có thể sử dụng tới 200 nguồn dữ liệu cho mỗi sản phẩm để tính toán
dự báo và dự đoán nhu cầu trong tương lai một cách thông minh và hiệu quả hơn.
Công cụ này có thể sử dụng một số yếu tố ảnh hưởng, chẳng hạn như sở thích mua
sắm trong các lễ hội, ảnh hưởng của những thay đổi theo mùa đối với mô hình mua
hàng và dự báo thời tiết, cùng nhiều yếu tố khác. Nó thậm chí có thể hiểu được mức
độ gia tăng số lượt ghé thăm cửa hàng trong một khoảng thời gian cụ thể của tháng,
chẳng hạn như khi mọi người nhận lương và mua hàng trong thời gian lễ hội và ngày
lễ. Trước đây, có khoảng 92% dự báo được chấp nhận và 8% đã được điều chỉnh. Và
giờ đây, với công cụ Demand Sensing , chúng tôi đã đạt gần 98% dự báo được chấp
nhận, chỉ có 2% được điều chỉnh.

Để phát triển trên các sàn thương mại điện tử và thực hiện bán hàng từ xa, IKEA đã
cho ra đời Billie chatbot, được hỗ trợ bởi AI và Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Billie
có thể hiểu được thắc mắc của khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm, đưa ra
khuyến nghị và thậm chí giúp thiết kế toàn bộ không gian nội thất, tạo nên cuộc trao
đổi cá nhân hóa và liên tục 24/7, nhờ đó tăng hiệu quả và giảm thời gian phản hồi.

2.4 Internet of things ( IoT)


IoT (Internet of Things) nghĩa là Internet vạn vật. Một hệ thống các thiết bị tính toán,
máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả năng
truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.

Việc kết hợp IoT sẽ giúp IKEA cung cấp cho khách hàng trải nghiệm hoàn chỉnh để
không chỉ xây dựng một ngôi nhà hình tròn mà còn cả một ngôi nhà thông minh.
IKEA đã phát hành các app ứng dụng công nghệ VR/ AR do đó, người dùng có thể tải
xuống điện thoại thông minh của mình để sử dụng. Việc kết hợp IoT và AR giúp
khách hàng sẽ có thể xem tình trạng hiện tại của đồ nội thất của họ và ứng dụng có thể
đề xuất những cách khả thi để họ có thể thiết kế lại và tái sử dụng nó.
Được biết đến là một thương hiệu quan tâm đến các giá trị môi trường, thực hiện trong
mình chuỗi cung ứng xanh, do đó việc ứng dụng IoT vào phát triển sản phẩm có thể
giúp họ đạt được các giá trị mình muốn mang lại. Với sự trợ giúp của IoT, IKEA có
thể thu hồi những đồ nội thất lỗi thời, không còn sử dụng nữa. Sau đó, họ có thể tái
chế và tái sử dụng vật liệu của nó, từ đó mang lại sức sống mới và cắt giảm đáng kể
chi phí đầu tư vào vật liệu mới. Nó cũng sẽ cho phép khách hàng của IKEA nâng cao
nhận thức về các phương pháp tái chế phù hợp đồ nội thất và đồ gia dụng của họ.

2.5. Drone
Trong các kho IKEA đã sử dụng máy bay không người lái hàng đêm (từ 10:30 tối
đến 4 giờ sáng) để kiểm tra các địa điểm đã đăng ký chuyển động trong cùng ngày.
Sau khi các chuyến bay không người lái diễn ra, các lỗi kiểm kê sẽ được sửa chữa về
mặt vật lý hoặc (tốt nhất là) trong WMS. Từ đó độ chính xác hàng tồn kho của
IKEA gần 100% mỗi ngày. Trước đó, kho hàng của IKEA phần lớn được vận
hành thủ công bởi người lái xe nâng sử dụng danh sách lấy hàng kỹ thuật số từ WMS
(trên thiết bị cầm tay hoặc thiết bị đầu cuối gắn trên xe nâng) và quét mã vạch bằng
thiết bị quét. Một kho hàng điển hình được tổ chức với năm đến bảy tầng giá đỡ sâu
đơn hoặc đôi và có khủng hoảng 7000 vị trí kệ, với hàng trăm pallet di chuyển hàng
ngày. Các trung tâm phân phối thường có thể có nhiều tầng hơn ở độ cao cao hơn và
có số lượng vị trí kệ nhiều gấp 10 lần như một kho lưu trữ. Điều này tạo nên chi phí
tốn kém, quy trình này còn tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến an toàn và hư hỏng.
Do đó việc áp dụng máy bay không người lái đã giúp IKEA tối ưu được chi phí.

III.So sánh lý thuyết/ thực tế và giải pháp liên quan đến chuỗi cung ứng xanh.
1. So sánh lý thuyết với thực tế
Có một số điểm tương đồng giữa lý thuyết và thực tế chuỗi cung ứng xanh của IKEA
Cả hai đều tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
So sánh lý thuyết và thực tế chuỗi cung ứng xanh của IKEA, có thể thấy IKEA đã
thực hiện khá tốt các nguyên tắc và thực tiễn bền vững trong chuỗi cung ứng của
mình. IKEA đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giảm thiểu tác động môi
trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết trong thực tế chuỗi cung ứng
xanh của IKEA, chẳng hạn như:
● Trong lý thuyết, chuỗi cung ứng xanh thường được coi là một mục tiêu dài hạn.
Tuy nhiên, IKEA đã cam kết giảm 50% tác động môi trường của chuỗi cung
ứng vào năm 2023.
● Còn phụ thuộc vào các nguyên liệu thô từ xa: IKEA có mạng lưới nhà cung cấp
toàn cầu, với nhiều nhà cung cấp ở các khu vực xa xôi như châu Á và châu Phi.
Điều này khiến IKEA phụ thuộc vào vận tải đường dài, vốn là một nguồn phát
thải khí nhà kính lớn.
● Còn chưa giải quyết được vấn đề rác thải: IKEA đã thực hiện các biện pháp để
giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Tuy nhiên, công ty
vẫn chưa giải quyết được vấn đề rác thải từ các sản phẩm đã qua sử dụng.
● Tác động môi trường của vận chuyển: IKEA sử dụng vận tải đường biển để vận
chuyển hàng hóa từ các nhà máy đến các cửa hàng. Vận tải đường biển là một
trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. IKEA cần tiếp tục
tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu tác động môi trường của vận chuyển.
● Tác động môi trường của khách hàng: Một số khách hàng có thể không sẵn
sàng mua các sản phẩm làm từ nguyên liệu tái chế hoặc tái tạo. Điều này có thể
hạn chế hiệu quả của chuỗi cung ứng xanh của IKEA. IKEA cần nâng cao nhận
thức của khách hàng về tác động môi trường của sản phẩm và dịch vụ của mình
và khuyến khích khách hàng tái sử dụng và tái chế sản phẩm của mình hơn
nữa.
2. Bài học rút ra từ chuỗi cung ứng IKEA cho việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh:
2.1. Bài học về thiết kế và sản xuất sản phẩm:
● Ứng dụng thiết kế sinh thái và quản lý vòng đời sản phẩm:Vận dụng các thiết
kế sinh thái là xu hướng thiết kế sản phẩm của tương lai, các thiết kế về sản
phẩm tự lắp ráp là một ví dụ điển hình cho sự sáng tạo của IKEA, xu hướng
thiết kế độc đáo này là cơ sở để IKEA có thể phát triển các dòng sản phẩm độc
đáo của mình. Hơn thế nữa, việc đơn giản hóa trong thiết kế giúp cho doanh
nghiệp vừa tiết kiệm được nguồn nguyên liệu sản xuất, đồng thời tạo ra hiệu
quả trong việc vận chuyển, phân phối hàng hóa tới khách hàng.
● Sử dụng nguyên liệu sản phẩm xanh: Tìm hiểu và khai thác các loại nguyên vật
liệu có tính thân thiện với môi trường để đưa vào sản phẩm như các vật liệu tự
nhiên với giá thành thấp. Nghiên cứu về nguyên vật liệu là hướng đi sống còn
đối với một doanh nghiệp hướng về sản xuất sản phẩm như IKEA.
● Kiểm soát hệ thống quy trình thiết kế, sản xuất: Tiêu chuẩn thiết kế có thể được
áp dụng theo cách thức của IKEA như một phương tiện công cụ giúp doanh
nghiệp đánh giá sản phẩm, kiểm soát những rủi ro về môi trường có thể xảy ra
trong việc phát triển sản phẩm.

2.2. Bài học về hợp tác lâu dài và quản lý nhà cung cấp:
● Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với nhà cung cấp: IKEA xây dựng bộ tiêu
IWAY vào trung tâm hoạt động của hệ thống đánh giá nhà cung cấp với mô
hình đánh giá bậc thang, bộ tiêu chuẩn này đã tạo điều kiện cho cả doanh
nghiệp và các nhà cung cấp có cơ sở đến tiến tới mối quan hệ hợp tác cùng có
lợi cho của hai bên
● Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp: Các
nguyên tắc lựa chọn của IKEA trong thu mua xanh bao gồm xem xét tính cần
thiết trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác, thu thập thông tin về nhà cung
cấp, đánh giá nỗ lực nhà cung cấp, sử dụng đánh giá vòng đời sản phẩm để đưa
ra các quyết định.
● IKEA thực hiện nhiều dự án phát triển nguồn nguyên liệu về gỗ, bông đều
hướng đến các hộ sản xuất nhỏ lẻ hay các nhà cung cấp cấp 2 trong chuỗi cung
ứng với các hoạt động như hỗ trợ về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm. Cách
thức này là phương thức vừa đảm bảo cho nguồn nguyên liệu đồng thời nâng
cao vị thế xã hội của doanh nghiệp.
2.3 Tăng cường nhận thức cho môi trường nhân lực:
● Hệ thống thông tin nội bộ của IKEA là công cụ chính để giao tiếp trong doanh
nghiệp. Hệ thống này chứa đựng tất cả các chính sách, hướng dẫn chi tiết, kế
hoạch kinh doanh, dự án chi tiết, các tiêu chuẩn cụ thể. Bên cạnh chức năng kết
nối, hệ thống này đảm bảo sự giao tiếp, học hỏi và trao đổi giữa các phòng ban,
bộ phận của IKEA trên toàn thế giới thông qua các buổi trao đổi, các khoá học,
các chương trình tập huấn và các hình thức giáo dục khác.
● Với các nhà cung cấp của mình, IKEA có nhiều phương thức giao tiếp như hỗ
trợ tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, thực hiện
kiểm định, thanh tra theo các tiêu chuẩn tiêu chuẩn của IKEA, tổ chức các buổi
họp mặt, các khóa học về môi trường xuyên suốt quá trình hợp tác với nhà
cung cấp.

2.4 Bài học về logistics và vận tải xanh cho doanh nghiệp:
● Kiểm soát lượng phí phải carbon một các tổng thế: Việc đầu tư vào nghiên cứu
và theo dõi quá trình phát thải vừa là yêu cầu tất yếu đặt ra cho doanh nghiệp
nhưng cũng cơ hội để IKEA nhìn nhận và kiểm soát các hành động, thực hiện
chiến lược mục tiêu mới cho hoạt động cải thiện các hoạt động xanh hơn nữa
trong tương lai
● Tăng cường áp dụng những công nghệ mới về môi trường ứng dụng đối với các
phương tiện vận chuyển : Các phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu sinh học,
nhiên liệu tái chế về cơ bản được sử dụng trong hoạt động vận tải hàng hóa của
IKEA.Mạng lưới phân phối được thiết kế hợp lý và để đảm bảo sự hiệu quả về
vận hành, mỗi cửa hiệu của IKEA đã là một nhà kho và chính điều này giúp
giảm số lượng chuyến vận tải, đồng thời tăng hiệu quả trong việc phân phối,
giảm lưu kho cho doanh nghiệp.

2.5 Vận dụng hiệu quả Logistics ngược:


● Các hoạt động logistics ngược của IKEA với mục tiêu không tạo ra thêm
những bãi rác thải công nghiệp mà thay vào đó là việc xử lý triệt để các sản
phẩm quay trở lại từ tay người tiêu dùng đến nhà sản xuất theo hướng tích cực
hơn như áp dụng các biện pháp để tái chế, tái sử dụng
● Logistic ngược không chỉ giúp IKEA xử lý dòng sản phẩm quay lại một cách
hiệu quả về môi trường mà bên cạnh đó còn đem lại nguồn lợi nhuận bù đắp
đáng kể từ việc tận dụng các sản phẩm này để tái sử dụng, hoặc tái chế để làm
nguồn nguyên liệu cho các ngành khác.
3. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh:
3.1 Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận chuỗi cung
ứng xanh
● Với những tiềm năng rộng mở trong phát triển chuỗi cung ứng, các doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang sở hữu các chuỗi cung ứng nhỏ nhưng khá
linh động. Việc quản lý có thể còn khá đơn giản và sơ khai do vậy việc ứng
dụng những cải tiến mới trong hoạt động là hoàn toàn có thể.
● Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thế mạnh về sự am
hiểu văn hóa kinh doanh địa phương. Điều này là một
mắt xích cơ bản để các doanh nghiệp bán lẻ có thể tạo
dựng các mối quan hệ bền chặt hơn trong chuỗi cung
ứng. Sự am hiểu này giúp cho các doanh nghiệp có
được sự quản lý tốt hơn đối với các doanh nghiệp cung
ứng hàng hóa tại địa phương, liên kết chặt chẽ với các
nhà sản xuất này để cải thiện các hệ thống cung ứng
hàng hóa một cách thông minh hơn, hiệu quả hơn.
● Các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam có khả năng sản xuất và phân phối các
sản phẩm xanh, các sản phẩm này có tính độc đáo cao và mang tính độc quyền.
Nhà bán lẻ nào có khả năng sản xuất hoặc độc quyền phân phối những thương
hiệu độc lập, được người tiêu dùng chấp nhận, chuỗi bán lẻ đó sẽ có trong tay
mình ưu thế lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ đang có xu hướng quan tâm
nhiều hơn đến các hoạt động kinh doanh xanh trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ
và phân phối hàng hóa. Việc vận dụng những biện pháp môi trường từ những
thời gian đầu hoạt động giúp cho doanh nghiệp làm quen với các thực tiễn môi
trường, xây dựng hệ thống, quy trình làm việc xanh hơn để từ đó có thể phát
triển tiến tới các hoạt động sâu rộng hơn trong tương.
3.2 Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận chuỗi cung ứng
xanh:
1. Về nhận thức doanh nghiệp về ứng quản lý chuỗi cung ứng xanh: Các cuộc
phỏng vấn sâu với các chuyên gia và nhà quản lý DN cho thấy, chỉ các DN có
xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao như Mỹ, Nhật hay Châu Âu là
biết nhiều về lợi ích của việc “xanh hóa” quá trình sản xuất do động cơ lợi
nhuận. Còn các doanh nghiệp bán lẻ khác chỉ mới dừng sự quan tâm của mình
ở giá thành hay mẫu mã sản phẩm do yêu cầu của thị trường tiêu thụ các sản
phẩm này khá thấp tại thị trường Việt Nam, thường chủ yếu cạnh tranh nhau
bằng giá. Điều này cho thấy, nhận thức của DN Việt về lợi ích của “xanh hóa”
là chưa đầy đủ và khá bị động.
2. Về thực thi pháp luật: những chính sách về quy trình sản xuất để đảm bảo phát
triển chuỗi cung ứng xanh còn rất hạn chế, đặc biệt là những quy định về việc
tái chế, sửa chữa và phục hồi chất thải. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc xác định các tiêu chí và yêu cầu cần đáp ứng để triển khai
chuỗi cung ứng xanh.
3. Thiếu nguồn lực: Việc triển khai chuỗi cung ứng xanh đòi hỏi doanh nghiệp
phải đầu tư về tài chính, con người và công nghệ. Tính đến năm 2022, có 98%
số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hạn
chế về nguồn lực tài chính là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đối với các doanh nghiệp
Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc đầu tư này có thể là
một thách thức.
4. Thiếu sự hợp tác: Chuỗi cung ứng xanh cần sự hợp tác của tất cả các bên liên
quan, bao gồm doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan quản
lý. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu sự hợp tác giữa các bên liên quan trong
việc triển khai chuỗi cung ứng xanh ở Việt Nam.

3.3 Giải pháp đề xuất cho các Doanh Nghiệp Việt Nam :
1. Bản thân các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
chuỗi cung ứng xanh vì việc thực hiện tốt chuỗi cung ứng xanh không chỉ là
trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng
cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững. Đối với các doanh nghiệp chưa có
mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng xanh, cần nhanh chóng xây dựng, bổ sung
chiến lược để phù hợp với định hướng phát triển xanh và bền vững trong hoạt
động sản xuất - kinh doanh hiện nay. Đối với các doanh nghiệp đã quan tâm
đầu tư phát triển chuỗi cung ứng xanh, cần thường xuyên rà soát nội dung
chiến lược và tình hình thực hiện phát triển logistics xanh để có điều chỉnh phù
hợp, đúng thực tiễn.
2. Về vấn đề pháp luật, doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu và xây dựng các
quy trình sản xuất xanh, phù hợp với đặc thù của ngành hàng và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tham khảo cách IKEA đã thiết lập bộ tiêu chuẩn IWAY
của riêng mình. Tham gia các hiệp hội và tổ chức về chuỗi cung ứng xanh để
tìm kiếm thông tin, kiến thức và sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp khác và các bên
liên quan trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp, khách hàng và các cơ
quan quản lý.
3. Để tận dụng nguồn lực nội bộ hợp lý, các doanh nghiệp cần có kế hoạch triển
khai chuỗi cung ứng xanh một cách phù hợp với quy mô và khả năng của
doanh nghiệp, bắt đầu từ những giải pháp đơn giản và dễ thực hiện, sau đó dần
dần triển khai các giải pháp phức tạp và tốn kém hơn. IKEA đã thực hiện điều
này trong chiến lược phát triển bền vững "People & Planet Positive strategy”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tranh thủ sự ủng hộ, khuyến khích, ưu đãi của
Chính phủ và các tổ chức để được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng,
vốn vay và các khoản hỗ trợ khác.
4. Doanh nghiệp cần chủ động tạo dựng mối quan hệ hợp tác chia sẻ thông tin và
kinh nghiệm giữa các bên liên quan để thúc đẩy và hỗ trợ sự thay đổi, học hỏi
và truyền cảm hứng cho nhau cũng như tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển
chuỗi cung ứng xanh. Tích cực tham gia các hiệp hội và tổ chức liên quan đến
chuỗi cung ứng xanh kết nối với các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng.
Đối với IKEA, sự tham gia của các bên liên quan là một phần thiết yếu trong
việc thực hiện các cam kết bền vững. IKEA làm việc với nhà cung ứng để giảm
thiểu tác động đến môi trường của toàn bộ chuỗi cung ứng IKEA đồng thời cải
thiện điều kiện làm việc cũng như tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để phát
triển các sản phẩm và dịch vụ của mình.

C. KẾT LUẬN
IKEA là doanh nghiệp có tổ chức chặt chẽ ,thông minh với chiến lược hoạt động rõ
ràng, đã gặt hái rất nhiều thành công nhờ xây dựng chuỗi cung ứng xanh cho các hoạt
động sản xuất và phân phối bán lẻ. Chuỗi cung ứng bền vững IKEA với các hoạt động
mang tính liên kết chặt chẽ với thực tế nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cùng với
việc ứng dụng bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp đã mang đến một tầm nhìn mới mẻ
và bứt phá trong nhận thức và tư duy khi dám thực hiện những cải tiến mang tính dài
hạn trong quản lý chuỗi cung ứng xanh để không chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế
trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm của doanh nghiệp về môi trường-xã hội và cơ hội
phát triển bền vững trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/318377-HBR-Giam-doc-Ky-
thuat-so-IKEA-Chuyen-doi-so-khong-chi-xoay-quanh-moi-cong-nghe
2. https://vneconomy.vn/techconnect//ikea-thuc-day-doanh-so-ban-hang-bang-
mot-ung-dung-thuc-te-tang-cuong.htm
3. Emerging technologies and the use case: A multi-year study of drone adoption:
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/joom.1196
4. Towards Event-Driven Decentralized Marketplaces on the BlockChain:
https://sci-hub.se/https://dl.acm.org/doi/abs/10.1145/3465480.3466921
5. Using AI for smarter demand forecasting:
https://www.ikea.com/global/en/stories/design/using-artificial-intelligence-for-
smarter-demand-forecasting-210527/
6. AI and Remote Selling bring IKEA design expertise to the many:
https://www.ingka.com/newsroom/ai-and-remote-selling-bring-ikea-design-
expertise-to-the-many/
7. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển logistics xanh tại Việt Nam (Bài cuối)
https://vlr.vn/thuan-loi-va-kho-khan-doi-voi-phat-trien-logistics-xanh-tai-viet-
nam-bai-cuoi-13267.html
8. Stakeholder engagement
https://www.ikea.com/global/en/our-business/people-planet/stakeholder-
engagement/

You might also like