You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

------

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


HỌC PHẦN: KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Dương Hương Giang


Sinh viên : Trịnh Quang Tân
Mã số sinh viên : 33211025076

1
I declare that this is my original work and that it has not been submitted by someone else
or for any other subject.
Student ID number: 33211025076 Word count: 1405

Câu 1 (547 từ)


 Toàn cầu hóa sản xuất & thị trường:
2
Thế giới đang dần phá bỏ các rào cản thương mại, ngày càng ít nền kinh tế cô lập,
các nước liên kết cùng nhau phát triển. 30 năm trước, không ai nghĩ Việt Nam sẽ làm
được giày Adidas. 30 năm sau, Việt Nam thậm chí còn có 4 nhà máy Samsung, tạo ra
doanh thu 37,9 tỷ USD trong quý I/II 2022 (Samsung, 2022).
Sự ra đời và lớn mạnh của EU cũng là cột mốc biểu tượng. 27 nước thành viên và
một thị trường thống nhất, nơi công dân và hàng hóa có thể thuận tiện đi lại. Sự ra đời
của hàng loạt FTA nói chung và có liên quan đến Việt Nam nói riêng như EVFTA,
CPTPP… càng minh chứng rõ hơn cho xu hướng này, thứ tất yếu mà các nước cần thực
hiện nếu muốn tiếp tục phát triển bền vững (Trần Thị Bích Nhân, Đỗ Thị Minh Hương,
2019).
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đối mặt:
- Cơ hội:
o Thuế suất và các rào cản thương mại cắt giảm là cơ hội đưa sản phẩm vào thị
trường ngoại, có thêm lợi thế cạnh tranh (như về giá v.v);
o Đa dạng hóa xuất khẩu giúp không phụ thuộc vào một thị trường nhất định,
giảm rủi ro;
o Nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ từ nước ngoài;
o Cạnh tranh cùng phát triển, chuyển giao công nghệ…
- Thách thức:
o Cạnh tranh tại thị trường mới
o Sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn từng thị trường
o Chuỗi cung ứng, logistics…

 Trung Quốc và châu Á trỗi dậy, Mỹ và châu Âu giảm ảnh hưởng:


Khủng hoảng tài chính 1997 đã nhấn chìm kinh tế châu Á, trước khi phục hồi vào
đầu thế kỷ XXI. Nửa cuối thế kỷ XX, người ta thường nhắc “Bốn con Rồng châu Á” Hàn
Quốc - Đài Loan - Hongkong - Singapore thì đầu thế kỷ XXI là kỷ nguyên của Trung
Quốc.
GDP Trung Quốc 2021 đã tăng 46 lần so với 1991 (WorldBank, China, 2022).
Nguồn vốn của họ đứng đầu tại Campuchia, tạo cơ sở hạ tầng tại châu Á, Phi… Thập
niên 90, Mỹ và châu Âu chiếm 85% số hợp đồng xây dựng tại châu Phi. Giờ đây, phương
Tây lại đang vật lộn để cạnh tranh với Trung Quốc (Economist, 2022). Nguồn vốn toàn
cầu đang gia tăng cơ cấu từ châu Á và Trung Quốc, cùng sự sụt giảm của Mỹ và châu Âu.
Ngoài ra, Ấn Độ đã đứng thứ 6 trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới 2021, bên
cạnh Nhật Bản ở vị trí thứ 3 (WorldBank, Gross domestic product 2021, 2022).
Với doanh nghiệp Việt Nam:

3
- Cơ hội: Việt Nam cũng là quốc gia châu Á có tốc độ phát triển cao, tham gia nhiều
FTA với các nền kinh tế hàng đầu châu lục (tư cách riêng hoặc ASEAN). Sự gần
gũi về văn hóa cùng lợi thế về vị trí địa lý tạo cơ hội cho việc khai phá những thị
trường mới.
- Thách thức: nguy cơ tụt hậu về trình độ với các nước khu vực và châu lục, không
thể cạnh tranh tại thị trường ngoại mà còn đánh mất lợi thế tại thị trường nội địa.

Câu 2 (858 từ)


Năm 2013, Uber - gã khổng lồ cung cấp dịch vụ gọi xe công nghệ - bắt đầu giai
đoạn thử nghiệm của mình tại thị trường Trung Quốc, trước khi chính thức ra mắt vào
đầu năm 2014. Tuy nhiên chỉ hơn 2 năm sau, Uber Trung Quốc được bán lại cho chính
đối thủ trực tiếp của họ Didi Chuxing, gián tiếp thừa nhận thất bại khi tấn công thị trường
tỷ dân. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến sự kiện này?
Didi Chuxing vốn là thành quả của cuộc sáp nhập Didi Dache và Kuaidi Dache - 2
đối thủ nội địa lớn của Uber tại thị trường Trung Quốc. Khi Uber khai trận, 2 công ty trên
đã có gần 2 năm xây dựng thương hiệu cùng mạng lưới dịch vụ tại các thành phố tại
Trung Quốc, có mặt tại hàng trăm thành phố. Vốn là đặc trưng của ngành dịch vụ gọi xe,
các thương hiệu sẽ phải giành giật thị trường tại từng thành phố một, và tất nhiên lúc này
Uber là kẻ đến sau phải giành lại con mồi từ chính đối thủ của mình - vốn đã và đang giữ
rất chặt. (Wang, 2016)
Uber lúc đầu sử dụng bản đồ của kẻ đồng hương Google và hệ thống thanh toán
bằng thẻ tín dụng, những thứ vốn không phổ biến ở Trung Quốc. Sau đó họ đã chuyển
sang dùng bản đồ Baidu và tích hợp phương thức thanh toán qua Alipay, những quyết
định đúng nhưng cần có sớm hơn. (Kirby, 2016)
Và dù có thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị trường bản địa, Uber vẫn phải tực
hiện chiến lược kinh doanh quen thuộc với mảng này, đó chính là đốt tiền trợ giá cho
khách hàng và tài xế. Tuy nhiên, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm dành cho startup tại
Trung Quốc là quá dồi dào. Chưa kể Didi Chuxing, với hơn 11 triệu chuyến xe/ngày,
phục vụ khoảng 300 triệu khách hàng trên khắp Trung Quốc, chiếm hơn 80% thị phần
vận chuyển hành khách tại Trung Quốc, còn được Apple lựa chọn rót 1 tỷ USD vào tháng
05/2016. Lúc bấy giờ, Didi có hơn 42 triệu người dùng thường xuyên trong tháng, so với
10 triệu của Uber (Analysts International). Rất khó để một MNC startup như Uber khi
phải phân tán nguồn vốn toàn cầu có thể cạnh tranh. (Kirby, 2016)
Cuộc chiến của Uber với Didi càng trở nên khốc liệt hơn khi Tencent – công ty mẹ
của Wechat đầu tư vào Didi. Tháng 8/2015, Uber tố cáo người dùng bị chặn kết nối với
ứng dụng Uber từ giao diện dịch vụ nhắn tin WeChat, điều này đã tổn thất lớn đến Uber
khi WeChat là nền tảng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc với gần 900 triệu người dùng
hàng tháng vào thời điểm đó (Schwartz, 2016).

4
Tuy nhiên, tất cả lý do trên dường như chỉ là bề nổi. Có ý kiến cho rằng việc Uber
rút khỏi thị trường Trung Quốc còn chịu sự can thiệp từ chính phủ nước này. Tờ Tân Hoa
Xã vào ngày 28 tháng 7 năm 2016 đã đăng tải bài viết “Trung Quốc Cấp Tư cách Pháp
nhân cho Dịch vụ Gọi xe”. Rõ ràng chính phủ Trung Quốc thời điểm đó đang mong
muốn siết chặt thị trường gọi xe công nghệ bằng các quy định pháp luật. Và một doanh
nghiệp nước ngoài sẽ gặp bất lợi từ điều này, bởi Trung Quốc vốn vẫn là miền đất dữ với
những Facebook, Google thay vì Weibo hay Baidu. Bên cạnh đó, cuộc gặp tại Seattle
giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo công nghệ hàng đầu thế
giới từ Microsoft, Facebook, Airbnb, … tháng 09 năm 2015, chứng kiến sự xuất hiện của
CEO Didi Chuxing là Cheng Wei, tuyệt nhiên vắng mặt CEO của Uber là Travis
Kalanick. Điều này đã dự báo thảm đỏ ngành dịch vụ gọi xe công nghệ tại Trung Quốc là
dành cho ai. (Kirby, 2016)
Tóm lược
Có thể thấy, Uber khi xâm nhập thị trường Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải
pháp để chiếm thị phần: điều chỉnh sản phẩm cốt lõi để phù hợp với hành vi địa phương,
đốt tiền để thực hiện cạnh tranh về giá… Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc với đặc trưng
của nền kinh tế hỗn hợp chịu sự chi phối cao từ nhà nước chưa bào già là mảnh đất lành
đối với các doanh nghiệp ngoại. Bài học có thể rút ra từ trường hợp của Uber:
- Đừng bao giờ cạnh tranh về giá với một doanh nghiệp nội địa trên thị trường
Trung Quốc;
- Tìm đối tác thực sự phù hợp tại thị trường địa phương (như Uber liên kết với
Baidu);
- Thấu hiểu hành vi, thói quen của khách hàng bản địa (như người Trung Quốc ưu
tiên sử dụng ví điện tử hơn là thẻ tín dụng). (Wang, 2016)./.

Danh mục trích dẫn

Economist. (2022, February 19). How Chinese firms have dominated African
infrastructure. Retrieved from The Economist:
https://www.economist.com/middle-east-and-africa/how-chinese-firms-have-
dominated-african-infrastructure/21807721
Kirby, W. C. (2016, August 2). The Real Reason Uber Is Giving Up in China. Retrieved
from Harvard Business Review: https://hbr.org/2016/08/the-real-reason-uber-is-
giving-up-in-china
Samsung. (2022). Báo cáo tài chính chi tiết quý 2 năm 2022. Suwon: Samsung
Electronics.

5
Schwartz, J. (2016, May 24). The Most Popular Messaging App in Every Country.
Retrieved from SimilarWeb:
https://web.archive.org/web/20180915100034/https://www.similarweb.com/
blog/worldwide-messaging-apps
Trần Thị Bích Nhân, Đỗ Thị Minh Hương. (2019, April 25). Retrieved from Viện Chiến
lược và Chính sách tài chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM150981
Wang, H. H. (2016, August 12). Three Lessons From Uber's Defeat In China. Retrieved
from Forbes: https://www.forbes.com/sites/helenwang/2016/08/12/3-lessons-from-
ubers-defeat-in-china/?sh=5e72befb69cb
WorldBank. (2022). China. Retrieved from The World Bank Data:
https://data.worldbank.org/country/CN
WorldBank. (2022). Gross domestic product 2021. Retrieved from World Bank Data:
https://databankfiles.worldbank.org/data/download/GDP.pdf

You might also like