You are on page 1of 23

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Trình bày thị phần của các doanh nghiệp trong
ngành hàng không tại Việt Nam hiện nay. Hãy cho biết thị
trường này là loại gì? Những chiến lược mà doanh nghiệp
nên áp dụng trong thị trường này để hoạt động hiệu quả hơn
là gì?

Giảng viên hướng dẫn : GV Lê Kiên Cường


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Minh Thư
Lớp : D07
MSSV : 030838220246
PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài


Gần đây nhất, theo dòng chảy hiện đại, tiên tiến của xã hội, hàng không ra đời như
một lĩnh vực kinh tế đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta, là
hình thức vận tải có áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với những trang
thiết bị, nền công nghệ tiên tiến nhất và mang tính quốc tế rất cao. Nó thực hiện
hóa được mong muốn an toàn, tiện lợi, nhanh chóng của con người trong đi lại và
vận chuyển hàng hóa.
Vận tải hàng không khẳng định sự quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam
hiện nay thì việc chú trọng vào đầu tư và phát triển vận tải hàng không là vô cùng
cần thiết, từ đó, các doanh nghiệp hàng không nước nhà từ nhỏ đến lớn ra đời và
từ từ cải thiện chất lượng nhằm phục vụ cho người dân.
Tuy nhiên, những năm vừa qua, thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung đều phải
đối mặt với dịch bệnh Covid và hàng không dường như bị ảnh hưởng nặng nề
nhất. Song đến thời điểm hiện tại những mảng tối của thiệt hại trong ngành này đã
dần được khắc phục, các doanh nghiệp hàng không tiếp tục hoạt động với những
chiến lược kinh doanh riêng. Nhận thấy sự cấp thiết và tầm quan trọng của hàng
không trong thời đại hiện nay, em chọn đề tài “nghiên cứu về thị phần của các
doanh nghiệp hàng không, xác định loại thị trường và những chiến lược mà các
hãng bay nên áp dụng để hoạt động hiệu quả hơn.”
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài này, song do thời gian có hạn và còn thiếu
kinh nghiệm nên bài tiểu luận Kinh tế vi mô này khó tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế, em mong Giảng viên góp ý kiến và chỉ bảo để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu về thị phần của các doanh nghiệp trong ngành hàng không tại Việt Nam
hiện nay, vận dụng các cấu trúc thị trường để phân tích và biết được ngành hàng
không thuộc loại thị trường độc quyền nhóm; trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt
của thị trường hàng không Việt Nam với sự khắt khe về dịch vụ và giá cả của
khách hàng, đánh giá thị trường hàng không các năm gần đây, từ đó đề xuất những
chiến lược khái quát và cụ thể mà các doanh nghiệp hàng không nên áp dụng để
hoạt động hiệu quả hơn, góp phần nâng cao mô hình vận tải này của nước nhà.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thị trường hàng không Việt Nam hiện nay.
- Về không gian nghiên cứu: về thị phần của các doanh nghiệp ngành hàng không
tại Việt Nam hiện nay.
- Về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp: thu thập những thông tin về các hãng bay
thông qua website của hãng, báo, tạp chí có liên quan cùng với các luận văn,…
- Về lĩnh vực nghiên cứu: kinh tế và kinh doanh.
4.Nội dung đề tài
Nội dung của bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: cơ sở lý luận.
- Chương 2: trình bày thị phần của các doanh nghiệp trong ngành hàng không hiện
nay. Xác định loại thị trường của ngành hàng không qua phân tích các cấu trúc thị
trường.
- Chương 3: các chiến lược mà doanh nghiệp hàng không nên áp dụng để hoạt động
hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.Tìm hiểu về thị phần

1.1. Khái niệm thị phần


Thị phần (hay tỉ trọng trong thị trường) là phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
nhất định mà mỗi một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường nhất định. Nó
thể hiện qua doanh số sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ doanh nghiệp so với tổng
lượng doanh số đã tiêu thụ ở trên toàn thị trường.

1.2. Vai trò của thị phần


- Xác định được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: doanh
nghiệp có thể nhận biết được năng lực, vị thế và khả năng cạnh tranh với đối thủ.
Qua đó có cách triển khai chiến lược giúp kinh doanh đi lên và có kế hoạch xây
dựng chiến lược cần thiết nhằm bảo vệ thị phần vững chắc và lâu dài.
- Là cơ sở tạo động lực phát triển, xây dựng nguồn nhân lực phù hợp: ngay khi
nắm bắt thị phần là gì, thị phần chiếm lĩnh trên thị trường là bao nhiêu thì doanh
nghiệp có cơ sở vững chắc để tạo động lực phát triển hay bổ sung kịp thời nguồn
nhân lực cần thiết nếu thiếu. Khi mà thị phần vẫn thấp, doanh nghiệp nên nhanh
chóng xây dựng thêm nguồn nhân lực để cải cách và thực hiện nhiều chiến lược
gia tăng thị trường.
- Xác định tốc độ phát triển cho doanh nghiệp: lượng thị phần chiếm lĩnh trên thị
trường còn phản ảnh tốc độ phát triển doanh nghiệp. Nếu thị phần nhiều, chứng tỏ
doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả. Nhưng mà chỉ số Market Share ít sẽ cho
biết tốc độ phát triển chậm, từ đó doanh nghiệp phải nhanh chóng xây dựng các
chiến lược quảng bá, marketing phù hợp để thúc đẩy theo hướng đi lên. (Hạnh,
2022)

2.Thị trường và cấu trúc thị trường

2.1. Khái niệm thị trường


Thị trường (Market) trong kinh doanh là nơi mà các giao dịch mua, bán, trao đổi
hàng hóa, dịch vụ hay con người được thực hiện để nhằm mục đích mang lại giá
trị cho các bên.
2.2. Cấu trúc thị trường
a) Khái niệm
Cấu trúc thị trường là một tập hợp các đặc tính của thị trường thể hiện môi trường
kinh tế mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó. Cấu trúc của một thị trường chi
phối mức độ của quyền điều chỉnh giá của nhà quản lý doanh nghiệp trong cả ngắn
hạn lẫn dài hạn.

b) Phân loại cấu trúc thị trường


Thị trường phân thành 4 loại, dựa theo các tiêu chí :
Tiêu chí Cạnh tranh hoàn Cạnh tranh độc Độc quyền Độc quyền
hảo quyền nhóm
Số lượng người sản Vô số Nhiều Một vài Một
xuất
Đặc điểm của sản Đồng nhất Khác nhau Có thể giống Duy nhất
phẩm hoặc khác
nhau
Sức mạnh của thị Không Thấp Cao Đáng kể
trường
Trở ngại xâm nhập thị Thấp Thấp Cao Rất cao
trường
Cạnh tranh phi giá Không Quảng cáo và phân Quảng cáo Quảng cáo
biệt sản phẩm và phân biệt
sản phẩm
Ví dụ Hàng nông sản, Hiệu thuốc, dịch vụ Ô tô, xăng, Công cộng
trà đá, kẹo lạc,.. giặt ủi, dầu gội đầu thiết bị điện, (điện, nước..)
, bột giặt, sữa …
CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY THỊ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
NGÀNH HÀNG KHÔNG HIỆN NAY. XÁC ĐỊNH LOẠI THỊ TRƯỜNG CỦA
NGÀNH HÀNG KHÔNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG.

1.Thị phần các doanh nghiệp hàng không Việt Nam hiện nay.

1.1. Giới thiệu các hãng hàng không Việt Nam


Tính đến năm 2023, thị trường hàng không Việt Nam có 4 hãng bay nội địa được
khách hàng tin tưởng chọn lựa: Vietnam Airlines, Pacific Airlines (Vietnam
Airlines nắm hơn 98% cổ phần năm 2022), Vietjet Air và Bamboo Airways.
a) Vietnam Airlines
Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam, ra đời năm 1956 và
chính thức thành lập với tên gọi Hàng không Quốc gia. Đây là một trong các hãng
hàng không lớn, có uy tín cả trong nước lẫn khu vực Đông Nam Á. Hiện nay,
mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng ra 19 tỉnh, thành phố và 42
điểm đến quốc tế tại Mỹ, các nước châu Âu, Úc và châu Á. Đây là hãng bay đạt
tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. (S, 2022)

Hình 1. Máy bay VietNam Airlines (Nguồn: Internet)

b) Bamboo Airways
Đây là hãng hàng không hybrid (lai giữa truyền thống và giá rẻ) và được thành
lập vào năm 2017 dưới sự quản lí của tập đoàn FLC. Bamboo Airways chính
thức gia nhập thị trường hàng không với chuyến bay đầu tiên khởi hành vào
ngày 16 tháng 1 năm 2019. (Cafeland, 2018)

Hình 2.Máy bay Bamboo Airways (Nguồn: Internet)

c) Pacific Airlines
Đối với người dân Việt Nam thì hãng hàng không giá rẻ Pacific Airline (tiền
thân là Jestar Airways) đã không còn xa lạ. Đây cũng là hãng hàng không lớn
thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau Vietnam Airline.

Hình 3. Máy bay Pacific Airlines (Nguồn: Internet)


d) Vietjet Air
Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập vào
năm 2007. Hãng chuyên vận tải hàng không cả hành khách lẫn hàng hóa công
cộng thường xuyên (theo lịch trình và không theo lịch trình). Giá vé máy bay
của hãng rất rẻ và có nhiều chương trình khuyến mãi.

Hình 4. Máy bay Vietjet Air (Nguồn: Internet)

1.2. Thị phần nội địa của các hãng hàng không Việt Nam trong 6 năm gần đây

a) Năm 2017, Vietnam Airlines dẫn đầu với thị phần đạt 42,9% , thị phần Vietjet Air
tăng nhẹ so với 2016 và gần như bám “sát nút “ với Vietnam Airlines đạt con số
41,9% . Có thể nói, Vietjet Air luôn là một đối thủ đáng gờm của VietNam Airlines.
Cuối năm 2017, thị phần của Vietjet Air đã tăng lên 43%, vươn lên vị trí là hãng hàng
không hàng đầu tại Việt Nam. Vietjet Air thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên
vào cuối năm 2011. Sang năm 2012, thị phần Vietjet chỉ ở mức 8% còn Vietnam
Airlines lên tới 70%. Tuy nhiên, liên tục các năm sau đó, Vietjet Air với chiến lược
đúng hướng đã đều đặn tăng trưởng, thị phần đạt 41% vào năm 2016 trong khi
Vietnam Airlines giảm xuống chỉ còn dưới 42%.
Hình 5. Biểu đồ chuyển dịch thị phần hai hãng hàng không VietNam Airlines và Vietjet Air (2012-2017) (Nguồn:
Internet)

b) Năm 2018,Vietjet Air đã vươn lên trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa lớn
nhất, vượt qua Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, với 46,6% thị phần. Về Vietnam
Airlines, so với năm 2016, thị phần của hãng giảm xuống đáng kể, chiếm 39%, so với
những hãng khác thì con số này vẫn rất lớn. (My, 2018)

Hình 6. Biểu đồ thị phần nội địa các hãng hàng không ( 2012-2019) (Nguồn: Internet)

c) Năm 2019, thị trường của các hãng hàng không Việt Nam đã có sự chuyển dịch nhẹ
với sự xuất hiện của tay chơi mới: hãng duy nhất tăng trưởng về thị phần là tân binh
Bamboo Airways, nắm 12,3% thị phần. Trong tháng 12/2019, Vietjet nắm 42,2% thị
phần tải cung ứng so với mức 41,2% trong tháng 1/2019. Vietnam Airlines chiếm
33,3% thị phần, so với xấp xỉ 34,5% hồi đầu năm. Tương tự, Jestar Pacific và
VASCO đều giảm nhẹ về thị phần tải cung ứng, hiện lần lượt 10,6% và 1,9% thị
phần. (Minh, 2020)

Hình 7. Biểu đồ chuyển dịch thị phần của các hãng hàng không Việt Nam qua các tháng năm 2019 (Nguồn: Internet)

d) Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế
Việt Nam. Trong đó, ngành hàng không cũng khó tránh khỏi sự ảnh hưởng nặng nề
nhất. Trong ba tháng đầu năm 2020 khi ảnh hưởng của COVID-19 còn chưa rõ rệt, số
chuyến bay của Vietjet vẫn tiếp tục lớn hơn Vietnam Airlines. Bước sang tháng 4,
Việt Nam giãn cách xã hội toàn quốc để chống dịch đợt 1, tổng số chuyến bay rớt
thảm chỉ còn chưa đầy 10% so với trước dịch. Trong đó, thị phần số chuyến của
Vietnam Airlines vọt lên 53% còn của Vietjet giảm còn 33%. Trong suốt 9 tháng cuối
năm 2020, số chuyến bay của Vietnam Airlines đều cao hơn Vietjet và lớn nhất toàn
thị trường. (V, 2021)
Hình 8. Biểu đồ tổng dố chuyến bay hàng tháng và thị phần các hãng bay năm 2020 (Nguồn: Internet)

Đến các tháng 6, 7 và 8/2021 khi nhiều địa phương một lần nữa phải phong tỏa gắt
gao để chống dịch đợt 4, kịch bản của năm ngoái đã lặp lại: Tổng số chuyến bay lao
dốc, nhưng tỷ trọng của Vietnam Airlines vọt lên chiếm 69% toàn ngành, Vietjet Air
chỉ còn 19%, Bamboo Airways còn 9%.

e) Năm 2021, thậm chí còn lắm thách thức hơn năm 2020 vì COVID-19 liên tục bùng
phát trở lại và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng chặt chẽ hơn. Pacific
Airlines và Vasco, thiệt hại nặng nề nhất khi sản lượng khai thác sụt lần lượt 53% và
64%. Vietjet Air đi xuống 47% . Bamboo Airways có số chuyến bay giảm ít nhất, chỉ
hao hụt 13%. Mặc dù vậy, Vietnam Airlines vẫn dẫn đầu khi thực hiện 39% số
chuyến bay toàn ngành, nới rộng khoảng cách với đối thủ đứng ngay sau là Vietjet
Air. (Quyền, 2022)
Hình 9. Thị phần số chuyến bay năm 2020 và 2021 của các hãng bay (Nguồn: Internet)

f) Năm 2022, dịch Covid-19 lắng xuống, Bamboo Airways cho biết đã khai thác 22.000
chuyến bay trong 6 tháng đầu năm, vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách. Tổng doanh
thu đạt hơn 7.000 tỉ đồng. Dù vậy, giá nhiên liệu đột ngột tăng dựng đứng là nguyên
nhân chính khiến cho Bamboo Airways ước lỗ hơn 2.000 tỉ đồng. Ngôi sao đang lên
Bamboo Airways bất ngờ sa cơ khiến cho cục diện hàng không trở nên nóng bỏng
hơn bao giờ hết. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, nửa đầu năm 2022,
nhóm Vietnam Airlines tiếp tục đứng đầu với tổng cộng khoảng 46,1% thị phần (giảm
nhẹ 1% so với năm 2021). Vietjet cải thiện thị phần thêm 4% để đạt 36%. Trong khi
đó, Bamboo Airways giảm thị phần nắm giữ từ 20% xuống 17% . (Sơn, 2020)

Hình 10. Biểu đồ sự thay đổi của thị phần hàng không các hãng bay trong hai năm 2021 và 6 tháng đầu 2022 (Nguồn:
Internet)
2.Thị trường ngành hàng không

Sau khoảng hai năm gần như bị “đóng băng” vì dịch bệnh, nhu cầu đi lại của người dân
như một chiếc lò xo bị nén chặt được bung ra mạnh mẽ. Trước đó, Vietnam Airlines dự
báo quý I/2021 lỗ khoảng 4.800 tỉ đồng, trong 6 tháng đầu năm số lỗ có thể lên tới 10.000
tỉ đồng. Hiện số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines lên tới 6.240 tỉ đồng, tổng công
ty này đang cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản. Các hãng hàng không tư nhân như
Vietjet Air, Bamboo Airways dù đã cố gắng tối ưu hóa hoạt động khai thác và duy trì sản
xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản trong năm 2020, tuy nhiên dự
báo hoạt động của 2 hãng bay tư nhân này tiếp tục khó khăn trong năm 2021, các hãng
dẫn hết nguồn lực tài chính để hỗ trợ dịch vụ vận tải hàng không. Ước tính hãng bay
Vietjet Air thiếu hụt khoảng 10.000 tỉ đồng để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.Hiệp
hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo, sản lượng khách toàn thế giới năm 2021
chỉ bằng 33% so với năm 2019. Mức lỗ của các hãng hàng không ước tính sẽ lên tới 95 tỷ
USD, gần gấp đôi so dự báo hồi tháng 12/2020. Trong ngắn hạn, triển vọng của ngành
hàng không sẽ chưa mấy sáng sủa. Tuy nhiên, thống kê mới nhất của Cục Hàng không
Việt Nam cho thấy, trong tháng 7/2022, tổng chuyến bay khai thác của các hãng hàng
không đạt 33.238 chuyến, tăng 781,2% so với cùng kỳ năm 2021 và 7,9% so với tháng
6/2022. Thị trường hàng không Việt Nam đang ghi nhận tốc độ phục hồi và bứt phá đáng
kinh ngạc sau dịch bệnh. Theo công bố mới nhất của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc
tế (IATA), Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không
nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. (Quý, 2022)

Qua nghiên cứu đặc điểm thị trường, có thể thấy các doanh nghiệp hàng không của Việt
Nam không hoạt động theo thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà hoạt động theo cấu trúc thị
trường độc quyền nhóm. Để làm rõ khẳng định này, ta phân tích:
a) Số lượng người sản xuất

Ngành hàng không vận tải hành khách ở Việt Nam có số lượng công ty cũng như
các hãng bay không nhiều, chỉ có một vài hãng. Ở Việt Nam thì tổng miếng bánh
thị phần của cả 3 hãng Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet Air hiện là gần 100%.
Con số này đủ to để bất cứ một hãng bay lạ hoắc nào cũng phải từ bỏ giấc mơ
chen chân vào giữa thế chân vạc vững chắc này. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng
cao và không gian cạnh tranh rõ ràng mà các doanh nghiệp có những dự án và
thành lập các hãng bay riêng để tranh giành độc quyền, ví dụ như Bamboo
Airways của tập đoàn FLC hay Vietravel Airlines của Vietravel ( 2021 ).

b) Đặc điểm của sản phẩm


Chính bản thân phần vận chuyển hàng không đã tạo ra những sản phẩm khá đồng
nhất, điều này làm tăng gấp đôi sự cạnh tranh. Tại Việt Nam, các hãng hàng không
cung cấp nhiều loại sản phẩm để phục vụ các đối tượng hành khách khác nhau.
Một số đặc điểm chung của các sản phẩm này là:

+ Hạng phổ thông: đây là hạng ghế tiêu chuẩn được cung cấp bởi hầu hết các hãng
hàng không tại Việt Nam. Nó cung cấp các dịch vụ và tiện nghi cơ bản như lựa
chọn chỗ ngồi, bữa ăn và giải trí trên chuyến bay.

+ Hạng phổ thông đặc biệt: hạng này cao hơn một bậc so với hạng phổ thông và
cung cấp các dịch vụ bổ sung như chỗ ngồi lớn hơn, chỗ để chân rộng hơn, ưu tiên
lên máy bay và các bữa ăn cao cấp.

+ Hạng Thương gia: đây là hạng ghế cao nhất và cung cấp mức độ thoải mái và
sang trọng, bao gồm ghế nằm phẳng, cabin riêng, bữa ăn ngon và các lựa chọn giải
trí cao cấp.
+ Giải trí trên chuyến bay: nhiều hãng hàng không tại Việt Nam cung cấp hệ thống
giải trí trên chuyến bay với nhiều bộ phim, chương trình truyền hình và trò chơi
giúp hành khách giải trí trong suốt chuyến bay.

+ Suất ăn: suất ăn của các hãng hàng không Việt Nam khác nhau tùy theo hạng
ghế và thời gian bay. Hành khách có thể mong đợi một loạt các lựa chọn, bao gồm
ẩm thực địa phương và các món ăn quốc tế.

+ Wi-Fi: một số hãng hàng không tại Việt Nam hiện cung cấp Wi-Fi trên máy bay,
cho phép hành khách kết nối trong suốt chuyến bay.

Các dịch vụ cụ thể có thể khác nhau giữa các hãng hàng không, vì vậy tốt nhất
chúng ta nên kiểm tra với hãng vận chuyển cụ thể để biết thêm thông tin về các
sản phẩm và dịch vụ.
+ VietNam Airlines (FSC: hãng cung cấp dịch vụ đầy đủ): được Skytrax công
nhận là hãng hàng không 4 sao, nên họ tập trung nâng cao vào chất lượng dịch vụ
từ trung bình đến cao cấp và mang đến những trải nghiệm sang trọng, tuyệt vời.
+ Vietjet Air (LCC: hãng hàng không giá rẻ): giá vé chỉ dưới 100.000 vnđ được
tung ra thường xuyên, đây là điều hiếm thấy ở Vietnam Airlines. Dù giá rẻ nhưng
Vietjet Air vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức tiêu chuẩn và đem đến cho
khách hàng sự trải nghiệm thoải mái.
+ Bamboo Airways (Hybrid: lai giữa truyền thống và giá rẻ): đây là hãng tiên
phong cho mô hình kinh doanh này xuất hiện tại thị trường hàng không Việt Nam.
Khách hàng được phục vụ đầy đủ các dịch vụ của một hãng hàng không truyền
thống với một mức giá phải chăng.
c) Rào cản gia nhập thị trường
Hàng không Việt có rào cản gia nhập ngành cao. Có thể kể đến các yếu tố như:
+ Rào cản pháp lý: Việt Nam có những quy định nghiêm ngặt đối với việc thành
lập và vận hành một hãng hàng không, điều này có thể gây khó khăn cho những
hãng bay mới tham gia thị trường.
+ Cạnh tranh: ngành hàng không tại Việt Nam bị chi phối bởi những hãng hàng
không đã có tên tuổi, khiến việc cạnh tranh của các hãng mới trở nên khó khăn.
+ Yêu cầu về vốn cao: bắt đầu một hãng hàng không bắt buộc đòi hỏi đầu tư về
vốn đáng kể, đây có thể là rào cản đối với những người mới tham gia.
+ Thiếu cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng kiểm soát không lưu và sân bay hạn chế có
thể gây khó khăn cho các hãng bay mới bắt đầu và hoạt động một cách hiệu quả.
+ Rào cản kinh tế: nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển và ngành hàng không
có thể không hỗ trợ được những hãng bay mới tham gia do thiếu nhu cầu.
+ Chi phí lao động: chi phí lao động ở Việt nam có thể cao, khiến các hãng bay
mới gia nhập khó cạnh tranh về giá với các hãng hàng không lâu đời.
+ Khả năng tiếp cận tài chính hạn chế: những hãng mới tham gia có thể gặp khó
khăn trong việc tiếp cận tài chính, vì các nhà đầu tư có thể thận trọng khi đầu tư
vào một hãng hàng không mới và chưa được thử nghiệm.

d) Cạnh tranh phi giá


Các hãng hàng không Việt Nam sử dụng cạnh tranh phi giá theo một số cách,
chẳng hạn như cung cấp giá vé rẻ hơn cho khách hàng ưu tiên, bay thường xuyên
hơn đến các địa điểm cụ thể hoặc cung cấp các dịch vụ bổ sung như bữa ăn miễn
phí hoặc hỗ trợ hành lí,… Cụ thể :
+ Vietnam Airlines áp dụng cạnh tranh phi giá dưới hình thức khác biệt hóa dịch
vụ và cơ cấu giá vé, chẳng hạn cung cấp khoang “hạng nhất“ sang trọng hơn
khoang tiêu chuẩn, đồng thời có giá vé thấp hơn đối thủ. Hãng bay này giới thiệu
chương trình Bông Sen Vàng để tri ân khách hàng với 4 hạng thẻ và tùy theo thứ
hạng thẻ, khách hàng sẽ có dịch vụ ưu tiên và quyền lợi khác nhau. Chương trình
hội viên này là một cách khẳng định vị thế và giá trị của hãng bay đối với các đối
thủ cạnh tranh khác cũng như thu hút các đối tượng khách hàng khác nhau.
+ Nắm được tâm lý tiêu dùng của khách hàng giữa mùa đại dịch, Bamboo Airways
đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra nhiều dịch vụ và ưu đãi mới cho hành khách. Chẳng
hạn như, sản phẩm mua một vé được tặng hai vé bên cạnh, các dòng thẻ bay đa
nhiệm của Bamboo Pass gồm 4 loại thẻ: Unlimited, Business, Dynamic, Holiday
là sản phẩm đột phá trong năm 2020. Hãng bay công bố linh hoạt các chính sách
hỗ trợ khách hàng: hoàn vé miễn phí cho vé đi/đến Đà Nẵng, miễn phí thay đổi
giờ/hành trình bay không giới hạn số lần đổi.

CHƯƠNG 3: CÁC CHIẾN LƯỢC MÀ DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG NÊN


ÁP DỤNG ĐỂ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ HƠN

Các hãng hàng không hoạt động tại Việt Nam có thể xem xét các chiến lược sau để nâng
cao hiệu quả:

+Tối ưu hóa đội bay: các hãng hàng không có thể tập trung vào việc hợp lý hóa đội bay
của mình bằng cách loại bỏ các máy bay cũ, ít tiết kiệm nhiên liệu hơn và thay thế chúng
bằng các mẫu mới tiết kiệm nhiên liệu hơn.

+Tối ưu hóa mạng lưới: các hãng hàng không có thể xem xét các tuyến đường và mạng
lưới của họ dựa trên nhu cầu thị trường để tăng hiệu quả khai thác; đảm bảo họ đang bay
đến những điểm đến có lợi nhất và điều chỉnh lịch trình của họ để phù hợp hơn với nhu
cầu.

+Quản lý, cắt giảm chi phí: các hãng hàng không có thể tìm cách giảm chi phí vận hành,
chẳng hạn như tối ưu hóa nhiên liệu, sử dụng đội bay hiệu quả và hợp lý hóa các quy
trình vận hành; đàm phán các thỏa thuận tốt hơn với nhà cung cấp, cải thiện quy trình bảo
trì và giảm lãng phí.

+Trải nghiệm của khách hàng: các hãng hàng không có thể tập trung vào việc nâng cao
trải nghiệm của khách hàng để tăng sự hài lòng và lòng trung thành của hành khách, cải
thiện tiện nghi trên chuyến bay và tăng cường dịch vụ mặt đất.

+Đa dạng hóa nguồn doanh thu: các hãng hàng không tại Việt Nam có thể xem xét thêm
các dịch vụ và sản phẩm mới để tạo thêm doanh thu, chẳng hạn như vận chuyển hàng
hóa, giải trí trên chuyến bay và các chương trình khách hàng thân thiết.
+Đầu tư vào công nghệ: triển khai công nghệ hiện đại như phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân
tạo và nền tảng kỹ thuật số có thể giúp các hãng hàng không tối ưu hóa hoạt động và
nâng cao hiệu quả tổng thể.

Đối với các hãng hàng không Việt Nam nói riêng, một số chiến lược bổ sung có thể bao
gồm:

+ Vietnam Airlines: hãng hàng không quốc gia có thể tập trung mở rộng mạng bay quốc
tế và tăng cường sự hiện diện của thương hiệu tại các thị trường trọng điểm. Trong bối
cảnh người dân có những yêu cầu khắt khe về cả giá thành và chất lượng dịch vụ,
Vietnam Airlines tập trung phát triển dịch vụ trên máy bay và những dịch vụ mặt đất
thuận tiện nhanh gọn. Năm 2018, hãng tập trung phát triển các hình thức làm thủ tục hàng
không tiện lợi và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Năm kế tiếp, hãng áp dụng công nghệ
4.0, tạo điểm nhấn về ẩm thực trên chuyến bay, nghiên cứu các sản phẩm thân thiện với
môi trường. Năm 2021, Vietnam Airlines đã khai thác thành công đường bay thẳng
thường lệ đến Mỹ, trở thành hãng hàng không đầu tiên và duy nhất thực hiện điều này.

+ Vietjet Air: VietJet Air có thể tập trung vào việc tiếp tục cung cấp các chuyến bay giá
rẻ đồng thời mở rộng mạng đường bay và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Năm
2021, Vietjet vẫn áp dụng chiến lược xác định khách hàng là trọng tâm; nỗ lực đổi mới,
sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ và công tác vận hành, tăng tốc hoạt động
kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ; đạt tỉ lệ lấp đầy chuyến bay
trên 80%, tỉ lệ đúng giờ trên 90%, tổng số hành khách vận chuyển 15 triệu lượt khách
trên toàn mạng bay. Hãng rất chú trọng vấn đề dịch bệnh, triển khai các kế hoạch tạo điều
kiện thuận lợi, an toàn như chủ động cung cấp các dịch vụ sức khỏe ngay trên các chuyến
bay, cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 miễn phí,…

+ Bamboo Airways: Bamboo Airways có thể tập trung vào việc khẳng định mình là một
hãng hàng không cao cấp bằng cách cung cấp các dịch vụ cao cấp và mở rộng mạng
đường bay quốc tế. Trước bối cảnh thị trường hàng không đang cạnh tranh ngày càng gay
gắt, hãng hàng không mới này đã đạt những thành công nhất định trong vài năm gần đây.
Bamboo Airways đã đi những nước cờ hoàn toàn khác biệt: theo đuổi mô hình kết hợp
giữa hàng không và du lịch, tập trung khai thác thị trường ngách với các đường bay ngắn,
“bay đúng giờ“ – chiến lược quan trọng giúp“tay chơi mới“ vươn lên thị trường hàng
không nội địa cạnh tranh, xem yếu tố con người là quan trọng nhất và yếu tố đào tạo con
người“5 sao”được hãng đặc biệt đề cao.

Đây là những chiến lược chung và các chiến lược cụ thể phù hợp nhất cho từng hãng
hàng không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí thị trường hiện tại của họ, phân khúc
khách hàng mục tiêu.
PHẦN KẾT LUẬN

Thị trường hàng không ở Việt Nam được coi là cấu trúc thị trường độc quyền
nhóm, trong đó một số công ty thống trị nắm giữ thị phần đáng kể. Những người
chơi chính trong thị trường hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, VietJet Air
và Bamboo Airways. Các hãng hàng không này kiểm soát phần lớn thị phần, để lại
không gian hạn chế cho những người mới tham gia cạnh tranh. Cấu trúc độc quyền
nhóm của thị trường hàng không ở Việt Nam dẫn đến một số đặc điểm như rào cản
gia nhập cao, sự điều phối giá giữa các bên thống trị và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các công ty. Các rào cản gia nhập cao là do chi phí cao liên quan đến việc thành
lập một hãng hàng không, bao gồm chi phí máy bay, bảo trì và nhân sự, cũng như
nhu cầu về sự chấp thuận và giấy phép của chính phủ. Kết quả là, có sự cạnh tranh
hạn chế và giá cả thường được đặt ở mức tương tự bởi những người chơi thống trị.

Tóm lại, đại dịch Covid-19 làm thay đổi hoàn toàn ngành hàng không của thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, khiến nhiều đường bay phải ngưng hoạt động.
Song, đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp hàng không của Việt Nam đang có
nhiều chuyển biến tốt, từng bước sẵn sàng để phục vụ tốt khách hàng nội địa, đồng
thời chào đón khách hàng quốc tế và hứa hẹn trong những năm sắp tới sẽ khôi
phục một viễn cảnh tươi sáng hơn cho ngành này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng việt:

B. (n.d.). CHIẾN LƯỢC GIÚP BAMBOO AIRWAYS CÓ 5 TRIỆU KHÁCH SAU 2 NĂM
HOẠT ĐỘNG. Retrieved 02 11, 2023, from bambooairway.vn:
https://bambooairway.vn/chien-luoc-giup-bamboo-airways-co-5-trieu-khach-sau-
2-nam-hoat-dong.html
Cafeland, T. (2018, 07 11). Hãng hàng không Bamboo Airways của FLC Group được
Chính phủ cho phép thành lập. Retrieved 2 11, 2023, from doanhnhanhoinhap.vn:
http://www.doanhnhanhoinhap.vn/hang-hang-khong-bamboo-airways-cua-flc-
group-duoc-chinh-phu-cho-phep-thanh-lap.html
Hạnh, T. T. (2022, 07). Thị phần là gì? Vai trò & hướng dẫn cách xác định thị phần tăng
trưởng. Retrieved 02 14, 2023, from revup.vn: https://revup.vn/thi-phan-la-gi/
Minh, N. (2020, 01 12). Thị phần hàng không Việt Nam thay đổi ra sao trong năm 2019.
Retrieved 02 11, 2023, from zingnews.vn: https://zingnews.vn/thi-phan-hang-
khong-viet-nam-thay-doi-ra-sao-trong-nam-2019-post1035233.html
My, H. (2018, 05 04). Vietjet Air chính thức trở thành hãng bay có thị phần nội địa dẫn
đầu Việt Nam. Retrieved 2 11, 2023, from cafebiz.vn: https://cafebiz.vn/vietjet-air-
tuyen-bo-nam-43-thi-phan-vuot-mat-vietnam-airlines-tro-thanh-hang-bay-hang-
dau-tai-viet-nam-20180503172158476.chn
Quý, N. (2022, 10 03). Hàng không “sống khỏe” sau cao điểm Hè 2022. Retrieved 2 11,
2023, from kinhtedothi.vn: https://kinhtedothi.vn/hang-khong-song-khoe-sau-cao-
diem-he-2022.html
Quyền, Đ. (2022, 01 07). Tổng số 126.000 chuyến bay năm 2021: Bamboo Airways gia
tăng thị phần, Vietnam Airlines vẫn giữ số 1. Retrieved 02 11, 2023, from
vietnambiz.vn: https://vietnambiz.vn/tong-so-126000-chuyen-bay-nam-2021-
bamboo-airways-giam-it-nhat-vietnam-airlines-van-so-1-thi-phan-
20220107210415962.htm
S. (2022, 10 16). 7 CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM mới nhất. Retrieved 02
11, 2023, from sgkphattriennangluc.vn: https://sgkphattriennangluc.vn/7-cac-
hang-hang-khong-tai-viet-nam-moi-nhat/
Sơn, N. (2020, 10 17). Cục diện mới của hàng không. Retrieved 11 2, 2023, from
nhipcaudautu.vn: https://nhipcaudautu.vn/chuyen-de/cuc-dien-moi-cua-hang-
khong-3347647/
V. (2021, 09 09). Tổng số chuyến bay giảm sâu, Vietnam Airlines bóp nghẹt thị phần các
hãng khác. Retrieved 02 11, 2023, from vndailyfx.com:
https://vndailyfx.com/tong-so-chuyen-bay-giam-sau-vietnam-airlines-bop-nghet-
thi-phan-cac-hang-khac-177280.html
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu đề tài...........................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................2
4.Nội dung đề tài..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................2
1.Tìm hiểu về thị phần.....................................................................................................2
1.1. Khái niệm thị phần................................................................................................2
1.2. Vai trò của thị phần..............................................................................................3
2.Thị trường và cấu trúc thị trường..................................................................................3
2.1. Khái niệm thị trường.............................................................................................3
2.2. Cấu trúc thị trường...............................................................................................4
CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY THỊ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
NGÀNH HÀNG KHÔNG HIỆN NAY. XÁC ĐỊNH LOẠI THỊ TRƯỜNG CỦA
NGÀNH HÀNG KHÔNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG.
............................................................................................................................................. 5
1.Thị phần các doanh nghiệp hàng không Việt Nam hiện nay........................................5
1.1. Giới thiệu các hãng hàng không Việt Nam...........................................................5
1.2. Thị phần nội địa của các hãng hàng không Việt Nam trong 6 năm gần đây.......7
2.Thị trường ngành hàng không.....................................................................................12
CHƯƠNG 3: CÁC CHIẾN LƯỢC MÀ DOANH NGHIỆP HÀNG KHÔNG NÊN
ÁP DỤNG ĐỂ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ HƠN..........................................................16
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................19
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Máy bay VietNam Airlines (Nguồn: Internet)........................................................5


Hình 2.Máy bay Bamboo Airways (Nguồn: Internet).........................................................6
Hình 3. Máy bay Pacific Airlines (Nguồn: Internet)...........................................................6
Hình 4. Máy bay Vietjet Air (Nguồn: Internet)...................................................................7
Hình 5. Biểu đồ chuyển dịch thị phần hai hãng hàng không VietNam Airlines và Vietjet
Air (2012-2017) (Nguồn: Internet)......................................................................................8
Hình 6. Biểu đồ thị phần nội địa các hãng hàng không ( 2012-2019) (Nguồn: Internet)....8
Hình 7. Biểu đồ chuyển dịch thị phần của các hãng hàng không Việt Nam qua các tháng
năm 2019 (Nguồn: Internet)................................................................................................9
Hình 8. Biểu đồ tổng dố chuyến bay hàng tháng và thị phần các hãng bay năm 2020
(Nguồn: Internet)...............................................................................................................10
Hình 9. Thị phần số chuyến bay năm 2020 và 2021 của các hãng bay (Nguồn: Internet) 11
Hình 10. Biểu đồ sự thay đổi của thị phần hàng không các hãng bay trong hai năm 2021
và 6 tháng đầu 2022 (Nguồn: Internet)..............................................................................11

You might also like