You are on page 1of 5

Xây dựng quy trình R&D 

hay xây dựng quy trình phát triển sản phẩm được thực hiện dựa trên
nguyên tắc:

1. Bám sát quy trình R&D, Quy trình Phát triển sản phẩm tổng quát theo chuẩn quốc tế hiện
hành
2. Căn chỉnh quy trình tổng quát để may đo các bước, các giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế
của doanh nghiệp và đặc điểm của sản phẩm của họ
3. Bổ sung các biểu mẫu, các tiêu chuẩn đánh giá, các giao thức kiểm tra dữ liệu,…để quy trình chi
tiết và có tính thực thi cao

Quy trình R&D, Phát triển sản phẩm mới liên quan nhiều bên nên cần được xây dựng sau khi phân
tích kỹ. Ảnh: Project Management Institute

Xây dựng

 Bước 1: Khảo sát hiện trạng công việc R&D, lý do cần R&D

Lý do: muốn đứng đầu thị trường Trung Quốc, tỏ rõ quyết tâm cạnh tranh trực tiếp với Apple
thông qua việc tập trung vào phân khúc smartphone cao cấp. Đây là điều được ông Lei Jun,
người sáng lập và giám đốc điều hành của Xiaomi khẳng định, trong thời điểm các nhà sản
xuất thiết bị cầm tay của Trung Quốc đang cố gắng lấp đầy khoảng trống mà Huawei để lại.

"Chúng tôi đặt mục tiêu sánh bằng với Apple về sản phẩm và trải nghiệm, đồng thời trở
thành thương hiệu cao cấp lớn nhất của Trung Quốc trong vòng ba năm tới", ông Lei Jun
tuyên bố trong một bài đăng trên mạng xã hội Weibo (8/2/2021). Thông qua bài đăng này,
ông còn tiết lộ tham vọng của Xiaomi để trở thành thương hiệu smartphone lớn nhất thế
giới.
Mục tiêu này được công bố không lâu sau cuộc họp chiến lược đầu tiên của các vị lãnh đạo
Xiaomi có trụ sở tại Bắc Kinh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Xiaomi mô tả sự cạnh tranh
trong phân khúc smartphone cao cấp là "cuộc chiến sinh tử" mà hãng phải vượt qua để tồn
tại và tiếp tục phát triển.

 Bước 2: Xác định các nguyên nhân dẫn đến quá trình R&D, làm ra sản phẩm mới

Theo báo cáo Canalys, Apple vượt qua Samsung để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông
minh hàng đầu thế giới trong quý 4 năm ngoái, chiếm 22% thị phần toàn cầu nhờ nhu cầu mạnh
mẽ đối với dòng iPhone 13 của hãng. Công ty phân tích độc lập cho biết các nhà cung cấp điện
thoại thông minh Android Trung Quốc là Xiaomi, Oppo và Vivo cũng đều nằm trong top năm
hàng đầu toàn cầu trong quý trước.

Trong quý 2 năm ngoái, Xiaomi đã lần đầu giành ngôi vị hãng smartphone lớn thứ hai thế giới,
xếp trước Apple và chỉ sau Samsung. Kết quả này đạt được nhờ sự thành công của Xiaomi tại
một số thị trường như Nam Mỹ, Châu Phi và Tây Âu, chiếm tới 17% thị phần toàn cầu.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng của Xiaomi đã chậm lại trong quý 3 năm 2021 do tình trạng thiếu
chip trên toàn cầu. Nhu cầu suy giảm từ Trung Quốc cũng là một nguyên nhân khác, khi đây là
thị trường chủ lực và cũng là quê nhà của Xiaomi.

Ngoài sự gián đoạn chuỗi cung ứng, Xiaomi còn phải đối mặt với thách thức lớn nếu muốn thu
hút nhiều người tiêu dùng hơn khi tìm cách tách mình khỏi các nhà cung cấp smartphone
Android khác của đất nước tỷ dân.

 Bước 3: xác lập quy trình R&D

Ông Mark Li – Tân giám đốc Xiaomi Việt Nam – cho biết chỉ riêng quý IV/2019 đến
quý III/2020, Xiaomi toàn cầu đã đầu tư mức kỷ lục 1,3 TỶ USD vào R&D (nghiên
cứu và phát triển). Đây là con số lớn chưa từng có trong lịch sử một thập kỷ phát
triển của Xiaomi, gấp ngân sách R&D các năm 2015-2018 lần lượt 6, 4, 3, 2 lần và
gần bằng lợi nhuận gộp 1,6 TỶ USD của cả tập đoàn năm 2019.
Người đứng đầu Xiaomi đã cam kết sẽ đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ (gần 16 tỷ đô la
Mỹ) vào nghiên cứu và phát triển trong 5 năm tới để giúp đạt được mục tiêu đã đề ra.

Thử nghiệm và hoàn thiện


 Thử nghiệm quy trình – Bước 4: Triển khai và tinh chỉnh quy trình R&D

Xiaomi đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu từ “Smartphone + AIoT” thành “5G + AI + IoT” (5G
và AioT) và siêu Internet thế hệ tiếp theo. Trong đó, 5G được coi là đòn bẩy giúp hãng công
nghệ này tái lập thị trường smartphone đầy cạnh tranh để trở thành người chơi chính.

Nỗ lực được đền đáp khi Xiaomi gặt hái nhiều thành tựu trong năm qua. Kể từ chiếc smartphone
5G đầu tiên Mi9 Pro trình làng 2019, đến nay Xiaomi đã làm chủ danh mục dài các thiết bị chạy
thế hệ mạng thứ 5, từ Mi Mix 3 5G – smartphone 5G đầu tiên của Xiaomi, cho đến Mi 11 –
smartphone 5G cao cấp chip mạnh nhất của Qualcomn.

Bộ phận camera trước đây phải mất 3-4 ngày để thực hiện 2.143 bài kiểm tra ống kính, nay chỉ
mất một ngày và hoàn toàn tự động. Mi 10 Pro liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng camera của
DxOMark suốt 48 ngày, còn Mi 10 Ultra đứng đầu gần 2,5 tháng. Phòng R&D âm thanh cũng
ăn mừng thành công lớn khi gần như cả năm 2020, Mi 10 Pro là smartphone dẫn đầu trong các
bài kiểm tra của DxO Audio.

 Hoàn thiện quy trình – Bước 5: Rà soát và chốt lại quy trình phát triển sản phẩm hoàn
thiện, đem triển khai áp dụng thực tế

Đáp ứng mong mỏi của Mi fan, Xiaomi vừa ra mắt Mi 11 – smartphone 5G cho thị trường Việt
Nam. Đây được xem là “trái ngọt” khép lại năm 2020, mở màn 2021 nhiều đột phá trong chiến
lược toàn cầu “5G + AI + IoT” và siêu Internet thế hệ tiếp theo.

Mi 11 sở hữu chip Snapdragon 888 mạnh nhất của Qualcomm, trang bị kết nối 5G kép tân tiến
(hỗ trợ 2 SIM 5G), dẫn đầu về khả năng tăng cường hiệu suất và trí tuệ nhân tạo AI. Con chip
này được sản xuất trên tiến trình 5 nm với 8 nhân, gồm một nhân Cortex X1 hiệu suất mạnh hơn
30%, 3 nhân Cortex-A78 cải thiện hiệu năng thêm 20%, nhân Adreno 660 xử lý đồ họa mạnh
hơn 35% cùng bộ xử lý AI Qualcomm thế hệ thứ 6 và 5G X60.

Mi 11 sở hữu camera chính 108 MP, trang bị hệ thống ống kính 7 thấu kính quay phim 8K và 8
chế độ lọc màu chuẩn điện ảnh cho video. Đi kèm là camera góc siêu rộng 13 MP với hệ ống
kính 5 thấu kính và telemacro 5 MP. Flagship này còn sở hữu màn hình AMOLED E4 6,81 inch
xếp hạng A+, được hiệp hội DisplayMate bình chọn là “Màn hình smartphone tốt nhất 2021”.
Độ phân giải 2K+, độ sáng 1.500 nit và tần số quét 120 Hz lý tưởng cho giải trí và game thủ.

Để có thể cho ra một quy trình R&D, phát triển sản phẩm mới hoàn chỉnh cho mỗi sản phẩm
trong vòng 2-4 tuần.

You might also like