You are on page 1of 4

Tin chính

CHÍ THANH
Trí tuệ nhân tạo và nhiều vấn đề xoay quanh chính trị
● Trí tuệ nhân tạo hiện khiến giới chính trị “đau đầu” khi tiềm ẩn nhiều rủi ro
song lại ít công cụ kiểm soát.
Sự tiến bộ nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã dấy lên
nhiều lo ngại cho giới lập pháp, vì tác động của nó tới các lĩnh vực trong đời sống là
rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực chính trị, trong khi có rất ít thỏa thuận cụ thể giữa các
nước về việc kiểm soát loại công nghệ này.
AI tác động thế nào tới thế giới chính trị?
Trong một bài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Brookings (Mỹ), các chuyên gia cho
rằng với mức độ phổ biến như hiện tại, AI dễ trở thành “trợ thủ đắc lực” cho những nỗ
lực lan truyền thông tin sai lệch nhằm gây hiểu lầm, ảnh hưởng lòng tin của người
dân, và các nguồn tin từ chính phủ.
Điều này gây ra nhiều khó khăn cho giới lập pháp trên thế giới bởi họ phải ra sức
kiểm soát, ngăn chặn các nguồn tin sai lệch có khả năng ảnh hưởng tới an ninh chính
trị trong nước và thế giới. Chẳng hạn như hồi cuối tháng 3, hình ảnh cựu Tổng thống
Mỹ Donald Trump bị cảnh sát New York bắt giữ đã khiến người dân Mỹ vô cùng
hoang mang. Hay mới đây, hình ảnh giả mạo về một vụ nổ tại Lầu Năm Góc đã khiến
hàng trăm ngàn dân Mỹ lo lắng về tình hình an ninh đất nước.
Bên cạnh đó, AI còn gây khó khăn cho công tác bảo mật thông tin và khiến vấn nạn
xâm phạm quyền riêng tư trong lĩnh vực chính trị ngày một phổ biến. Theo các
chuyên gia của Brookings, AI có khả năng thu thập, lưu trữ, và xử lý lượng lớn dữ
liệu cá nhân. Vậy nên khi loại công nghệ này được dùng cho mục đích theo dõi hay
giám sát hoạt động của một ai đó, quyền riêng tư và sự an toàn của họ sẽ bị “ảnh
hưởng nghiêm trọng”.
Ngoài ra, AI còn khiến công tác bảo mật thông tin trong chính phủ các nước gặp nhiều
khó khăn. Cụ thể, các nhóm tin tặc có thể lợi dụng những “lỗ hổng” của mạng Internet
để truy cập vào các trang thông tin quan trọng của chính phủ, sau đó lan truyền và gây
ảnh hưởng tới an ninh các nước này.
Theo các chuyên gia, hậu quả của vấn đề này được thấy rõ nhất thông qua việc nhiều
tài liệu mật của Mỹ bị rò rỉ khắp các trang mạng trong đầu tháng 4. Cụ thể, sự kiện
này đã khiến chính trị thế giới trở nên “vô cùng căng thẳng” trong thời điểm đó, khi
các tài liệu làm lộ nhiều bí mật các đồng minh của Washington, đồng thời khiến giới
lập pháp Mỹ vấp phải nhiều chỉ trích về “sự yếu kém trong quản lý và bảo mật thông
tin mật của quốc gia”.
Giới lập pháp ra sức kiểm soát AI
Theo hãng tin Reuters, tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 nền công nghiệp phát
triển nhất thế giới (G7), diễn ra hồi tuần trước tại TP Hiroshima (Nhật), các nhà lãnh
đạo của khối đã đồng ý thúc đẩy hình thành các cơ chế đảm bảo sử dụng AI một cách
có trách nhiệm, nhằm tránh những tác động tiêu cực mà loại công nghệ này mang lại.
Theo đó, khối này nhận định rằng các quy tắc sử dụng đối với loại công nghệ số như
AI phải phù hợp với những giá trị dân chủ chung. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo còn nhất
trí thành lập một diễn đàn có tên là “Quy trình AI Hiroshima”, diễn đàn này hoạt động
như một kênh đối thoại, nhằm đề ra hướng giải quyết cho những vấn đề xung quanh
kiểm soát AI như bảo vệ bản quyền và hạn chế thông tin sai lệch.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G7 còn kêu gọi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cùng hành động để xem xét, phân tích những tác
động của AI đối với chính trị để từ đó đưa ra các chính sách kiểm soát hợp lý.
Cùng nỗ lực đó, mới đây chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ
đưa ra “những biện pháp ứng xử linh hoạt hơn trước sự tiên tiến của AI”. Theo đó,
Nhà Trắng cho biết giới chức Washington sẽ đẩy mạnh kiểm soát sự phát triển của
loại công nghệ này sao cho phù hợp với khả năng quản lý của các nhà lập pháp và các
cơ quan quản lý mạng ở Mỹ, theo đài NBC News.
Theo đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland nhấn mạnh rằng trong các trường
hợp nghiêm trọng, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ dùng tới các cơ quan pháp lý của mình để loại
bỏ những mối nguy hiểm mà AI mang lại.
Tiêu Điểm:
“AI là loại công nghệ mạnh mẽ nhất trong thời đại hiện tại với nhiều ứng dụng rộng
rãi. Nhưng để tận dụng tối đa khả năng của nó, mọi người cần chú ý tới những rủi ro
mà nó mang lại, đặc biệt là lĩnh vực chính trị” - Nhà Trắng lưu ý.
Win:
AI sẽ khiến công tác bảo mật thông tin trong chính phủ các nước gặp nhiều khó khăn
khi các nhóm tin tặc có thể lợi dụng những “lỗ hổng” của mạng Internet để truy cập
vào các trang thông tin quan trọng của chính phủ, sau đó lan truyền và gây ảnh hưởng
tới an ninh các nước này.
BOX: AI ảnh hưởng ra sao tới bầu cử Mỹ 2024?
Theo tờ The Economic Times, công nghệ AI nhiều khả năng sẽ khiến giới lập pháp
Mỹ thêm “đau đầu” khi bầu cử Mỹ năm 2024 đang đến gần.
Cụ thể, AI có thể ảnh hưởng tới danh tiếng và uy tín của các ứng cử viên. Giải thích
vấn đề này, các chuyên gia cho biết AI có thể tạo những hình ảnh, video, đoạn âm
thanh với sự chân thật gần như tuyệt đối.
Do đó, một khi những “sản phẩm nhân tạo” này bị lạm dụng trong bầu cử 2024 với
mục đích xấu, như tạo hình ảnh hoặc video với nội dung giải mạo về các ứng cử viên
thì sự tin tưởng của cử tri vào những ứng cử viên này sẽ bị ảnh hưởng, và số phiếu bầu
của họ sẽ không cao như mong đợi.
Dù vậy, AI vẫn mang lại một số lợi ích nhất định cho công tác hậu cần của bầu cử Mỹ
năm 2024. Theo đó, AI có thể giúp các điểm bầu cử nhận diện, xử lý nhanh chóng các
phiếu bầu, từ dó giảm thiểu sai sót và tăng tính chính xác của kết quả.
Ngoài ra, AI cũng có thể giúp các ứng cử viên phân tích, cải thiện chiến lược quảng bá
nhằm thu hút phiếu bầu từ cử tri.
Ảnh tin chính: Ảnh deepfake về Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh:
BLOOMBERG
Tin chân trang
BẢO TRÂN
Mỹ-Trung lại khẩu chiến gay gắt vì tin tặc
Ngày 25-5, Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn các nguồn tin tình báo từ Anh, Canada, Úc và New
Zealand cho biết tin tặc Trung Quốc (TQ) có khả năng tiến hành các cuộc tấn công
mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ như hệ thống đường ống dẫn dầu, hệ
thống đường sắt, theo hãng tin Reuters.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nhấn mạnh các cuộc tấn công
mạng nhắm vào cơ sở hạ tầng của Mỹ chắc chắn sẽ làm gián đoạn hoạt động của
những hệ thống trên, đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của Mỹ, cũng như
đời sống người dân.
Ông Miller còn lưu ý rằng trước mối đe dọa từ tin tặc TQ, chính phủ Mỹ và các cơ
quan làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng cần phải luôn cảnh giác về khả năng xảy ra
một cuộc tấn công mạng.
Theo đó, Cơ quan An ninh cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Mỹ (CISA) cho biết hiện
họ đang làm việc để đánh giá “phạm vi xảy ra các cuộc xâm nhập, và các tác động
tiềm tàng liên quan”.
“Điều đó sẽ giúp Washington nắm rõ những chiến thuật mà đối phương đang áp dụng,
đồng thời đưa ra các phương án hỗ trợ khi cần thiết” - trợ lý Giám đốc điều hành của
CISA - ông Eric Goldstein lưu ý.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Mao Ninh đã
bác những cáo buộc về tấn công mạng của phương Tây. Bà cho rằng những cáo buộc
trên là vô căn cứ, đồng thời bà gọi những cáo buộc này là “chiến dịch truyền thông tin
sai lệch tập thể”.
Ngoài ra, bà còn nhấn mạnh những thông tin trên đều là xuyên tạc. Bà còn yêu cầu
Mỹ nên ngừng đổ lỗi cho TQ, bởi Washington mới chính là đế chế của tin tặc.
Theo Reuters, Mỹ từng trải qua một cuộc tấn công mạng nhằm vào một hệ thống
đường ống quan trọng vào năm 2021. Hậu quả của đợt tấn công này là gần một nửa
nguồn cung nhiên liệu tại khu vực Bờ đông của Mỹ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Ảnh chân trang: Mỹ-Trung lời qua tiếng lại vì các cáo buộc liên quan tin tặc. Ảnh
minh họa: REUTERS

You might also like