You are on page 1of 8

VẤN NẠN XẢ SÚNG

TẠI MỸ
Nhóm 4

PHẦN I. THỰC TRẠNG VÀ BIỂU TÌNH

Theo tờ Washington Post, năm 2020 bạo lực súng đạn đã giết chết gần 20.000
người Mỹ, nhiều hơn số liệu của các năm trong ít nhất 20 năm qua. Ngoài ra,
24.000 người khác chết vì tự tử bằng súng. Tính trung bình, trong năm 2020, cứ
73 ngày thì có một vụ xả súng hàng loạt. Trong khi đó, trong năm 2019, cứ 36
ngày thì có một vụ. Trong năm 2017 và 2018, cứ 45 ngày thì có một vụ.

Tuy nhiên, các vụ xả súng hàng loạt gây chấn động thường khiến người ta
không chú ý mấy tới các vụ bạo lực súng đạn nhỏ hàng ngày diễn ra khắp nơi
gồm trường học, công viên, siêu thị, spa, và có thể là ở ngay trong bữa tiệc gia
đình,... Chính những vụ việc hàng ngày này lại khiến nhiều người chết nhất:
như trong vụ xả súng đẫm máu xảy ra tại trường trung học ở Florida, Mỹ vào
ngày 14/2, hung thủ đã sát hại 17 người, gồm học sinh và giáo viên. Điều này đã
thổi bùng lên một làn sóng phẫn nộ trong dư luận nước Mỹ và các cuộc biểu
tình, tuần hành đã diễn ra tại nhiều thành phố lớn, yêu cầu chính phủ siết chặt
kiểm soát súng đạn. Trong tháng ba, nước Mỹ còn rúng động vì vấn nạn phân
biệt chủng tộc khi một thanh niên da trắng 21 tuổi xả súng sát hại 8 người, trong
đó 6 nạn nhân là phụ nữ gốc Á ở 3 tiệm massage tại Atlanta, bang Georgia và
dấy lên cuộc biểu tình mạnh mẽ về phân biệt chủng tộc.
PHẦN II. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC CUỘC BẠO LỰC SÚNG ĐẠN

A. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP:

 Đến từ chính các tội phạm như bệnh về tâm thần, tâm lý. Theo nghiên
cứu của các giáo sư đại học, hầu hết các tên xả súng đều mắc phải một căn bệnh
tâm thần hoặc mang tâm lý bất ổn, tư tưởng thù hận, phản xã hội. Những kẻ này
thường đổ lỗi những vấn đề rắc rối của họ cho những người khác, và tin rằng
cộng đồng đã từ chối chấp nhận họ. Họ thường xuyên nghiền ngẫm về những
lần bị làm nhục trong quá khứ, một thói quen làm tăng thêm thái độ oán hận và,
cuối cùng, là những tưởng tượng về hành động trả thù, dẫn họ đến chỗ có hành
động giết người hàng loạt.

 Bên cạnh đó là hiện tượng lây nhiễm sau các vụ xả súng hàng loạt (Một
vụ giết người hay xả súng tăng khả năng xảy ra các vụ khác trong khoảng 2
tuần, "sự lây nhiễm" kéo dài khoảng 13 ngày). Nghiên cứu của trường Harvard
chỉ ra rằng những vụ tấn công công cộng tại thời điểm đó trung bình cứ 64 ngày
lại xảy ra 1 vụ. Trong suốt 29 năm trước đó, trung bình chỉ xảy ra 1 vụ trong
vòng 200 ngày.

 Một lý do đáng ngại nữa là tỷ lệ tiếp cận, sở hữu súng cao nhất thế giới:
người Mỹ chiếm chưa đầy 5% dân số thế giới, nhưng họ sở hữu gần 45% tổng
số súng cá nhân của cả thế giới. Ước tính vào năm 2017, số súng sở hữu dân sự
tại Mỹ là 120,5/100 cư dân. Quốc gia có tỉ lệ cao thứ hai trên thế giới là Yemen,
cũng chỉ có tỉ lệ chưa bằng một nửa Mỹ là 52,8 khẩu/100 dân, The Los Angeles
Times đưa tin.

 Ham muốn danh tiếng và tai tiếng?: Trong 15 năm đầu tiên của thế kỷ
21, khoảng 3% hung thủ khao khát được đi vào lịch sử với tư cách một kẻ xả
súng hàng loạt. Từ năm 2015 tới năm 2019, tỷ lệ này tăng lên 12%. Các nhà
nghiên cứu cũng nhận thấy, có tới 70% vụ xả súng hàng loạt để được nổi tiếng
xảy ra ở miền tây nước Mỹ. “Giết người không cần lý do bỗng dưng cho cuộc
đời hắn một cái danh, như một cách đánh dấu sự tồn tại của hắn”, tiến sĩ Gargan
viết. Những tên này dường như nghĩ mình không có ảnh hưởng gì tới xã hội,
không được ai chú ý và nghĩ cuộc đời mình vô nghĩa.

B. NGUYÊN NHÂN SÂU XA:

 Chính phủ Mỹ chưa kiểm soát tốt thông tin người sở hữu vũ khí do hệ
thống pháp luật liên bang không thống nhất:
Chính phủ thất bại trong việc kiểm tra thông tin nền của các cá nhân cụ thể
(ví dụ người đăng ký sở hữu súng) vì thiếu dữ liệu và/hoặc thiếu nhân lực (theo
USA Today). Điều này dẫn tới việc các đối tượng có thể sở hữu súng vô tội vạ
bởi tâm lý thoải mái khi việc kiểm soát thông tin còn nhiều lỗ hổng và sử dụng
chúng một cách trái phép, phi nhân đạo. Nếu ở các bang “xanh” (ủng hộ đảng
Dân chủ), luật súng ngày càng khắt khe, thì ở các bang “đỏ” (ủng hộ đảng Cộng
hoà), trong một số trường hợp, luật súng ngày càng lỏng lẻo. Nhưng các luật
cấp tiểu bang là không đủ, vì người dân có thể dễ dàng đi đến một tiểu bang có
luật súng lỏng hơn để mua súng và chuyển chúng đến một tiểu bang khác.

 Sự đối đầu không có hồi kết của đảng Dân chủ và Cộng hoà dẫn đến việc
khó có thể đưa dự luật trở thành đạo luật:

Chúng ta đều biết Mỹ hay Hợp chủng quốc Hoa Kì là một quốc gia đa đảng
phái, trong đó hai đảng lớn đang có ảnh hưởng thống trị trên nền chính trị Hoa
Kì là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Trên thực tế, vấn đề kiểm soát súng đạn
và bạo lực súng đạn đã gây chia rẽ nước Mỹ trong nhiều năm qua. Dù việc sở
hữu vũ khí là một trong những quyền quan trọng được ghi trong Tu chính án
thứ hai của Hiến pháp Mỹ, song dựa trên các quan điểm khác nhau về giá trị tự
do và bình đẳng, hai đảng hàng đầu của Mỹ thường thúc đẩy các chính sách đối
ngược nhau về vấn đề này.

Phần lớn nghị sĩ Đảng Cộng hòa phản đối mạnh việc hạn chế súng, cho rằng
dự luật như vậy sẽ vi phạm Hiến pháp Mỹ về quyền sở hữu súng, cũng như việc
sở hữu súng là một cách tự vệ của người dân Mỹ mọi thời đại.

Ngược lại, Đảng Dân chủ lâu nay vẫn giữ quan điểm hạn chế súng đạn, cho
rằng cần có luật mới để kiềm chế bạo lực súng đạn tại quốc gia này và đảm bảo
súng không rơi vào tay những đối tượng nguy hiểm, cũng như ngăn chặn nhiều
vụ trọng tội.

 “Vận động hành lang súng” là những hoạt động vô cùng mạnh mẽ:

Tổ chức chính trị mạnh nhất khi nói về súng, chắc chắn là Hiệp hội Súng
trường Quốc gia (NRA). NRA có tính tổ chức cao, nguồn vốn dồi dào từ các
công ty sản xuất súng và không có bất kì tổ chức ủng hộ việc kiểm soát súng
nào có thể địch được.
Bên cạnh đó, NRA có một sự kìm hãm rất lớn lên nền chính trị bảo thủ ở Mỹ.
Hiện tại, bất cứ khi nào có một nỗ lực áp đặt các hình thức kiểm soát súng mới,
NRA lại tập hợp các chủ sở hữu súng và cả những người phản đối khác để tiêu
diệt các dự luật này.
Những người sở hữu súng chiếm thiểu số trong dân số Mỹ, khoảng 30 - 40 %
hộ gia đình, nhưng đó là một lực lượng cử tri đủ lớn và hoạt động tích cực, đặc
biệt là ở các “căn cứ địa” của đảng Cộng hòa, khiến nhiều nhà lập pháp lo ngại
rằng để mất sự ủng hộ từ NRA sẽ đồng nghĩa chấm dứt sự nghiệp chính trị của
họ.
Do đó, các phương tiện truyền thông bảo thủ và chính trị gia bảo thủ nhận
được sự ủng hộ rất nghiêm túc của NRA. Các chính trị gia đôi khi còn thể hiện
sự ủng hộ của họ đối với quyền sở hữu súng một cách thái quá. Chẳng hạn, năm
2015, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đóng vai chính trong một video, do IJ Review
thực hiện, trong đó ông ta nấu thịt xông khói với... một khẩu súng máy, và đây
không đơn giản là một trò đùa.

 Quyền tự do, dân chủ của người dân?

Vì sao nước Mỹ không cấm sử dụng súng? Từng có giải thích cho rằng vì các
thế hệ trước của người Mỹ đã có truyền thống như vậy. Tuy nhiên, đáp án này
có thể không hoàn toàn chính xác. Nếu việc người Mỹ sở hữu súng là một
truyền thống, thì điều này ắt phải liên quan tới tinh thần pháp luật của quốc gia
ấy. Tại Điều bổ sung sửa đổi thứ 2 của Hiến Pháp Mỹ có đề cập đến việc “đảm
bảo quyền được sở hữu và mang theo vũ khí của người dân”.
Có hai vấn đề lớn mà người Mỹ quan tâm đối với dự luật kiểm soát súng
nghiêm khắc hơn là việc “trao quyền cho chính phủ lớn hơn quá nhiều so với
người dân” và “người dân sẽ khó có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình”.
Không khó để có thể nhận ra, điều người Mỹ nghi ngờ không phải là có nên
kiểm soát súng hay không, mà là chính phủ đề xuất kiểm soát súng phải chăng
có dụng ý khác.
Khi người dân công nhận và trao quyền cho chính phủ quản lý mình, thì đó
mới là quyền lực chính đáng của chính phủ đó. Vì mục đích bảo vệ quyền được
sống, quyền tài sản và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân nên mới thành
lập chính phủ. Nếu chính phủ đi ngược lại những điều này thì người dân có
quyền và cũng có nghĩa vụ phải thay đổi và phế bỏ chính phủ đó. Do đó khi viết
bản nháp Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Thomas Jefferson cho rằng chỉ khi người
dân có quyền cầm súng thì mới có thể đưa điều này vào thực tiễn.

PHẦN III. CHÍNH PHỦ MỸ ĐÃ LÀM GÌ?

 5 tháng 1, 2016

Trước đó, sau những vụ xả súng hàng loạt trong các trường học tại Mỹ, Tổng
thống Barack Obama đã công bố hạn chế việc hoạt động mua bán súng qua
trung gian và thắt chặt quy định kiểm tra lý lịch. Nhưng nỗ lực của ông Obama
chưa có kết quả, rời Nhà Trắng mà không thể đạt được bước đi quyết định nào
trong vấn đề này.

 20 tháng 8, 2019: Đảng Cộng Hòa

Tổng thống Trump không ủng hộ việc kiểm tra lý lịch mở rộng đối với việc
mua vũ khí. Ông đã phát biểu: “Và tôi phải nói với bạn rằng đó là một vấn đề
tâm thần. Và tôi đã nói cả trăm lần rằng không phải súng bóp cò mà chính là
con người”. Trump cũng nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với Tu chính án thứ
hai, tuyên bố rằng ông sẽ không muốn đi xuống "con dốc trơn trượt" của việc vi
phạm quyền sở hữu vũ khí.

 11 tháng 3, 2021: Đảng Dân Chủ

Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua hai dự luật nhằm siết
chặt kiểm soát súng đạn của Tổng thống Joe Biden:

1. Dự luật đầu tiên sẽ bịt lỗ hổng tồn tại nhiều năm nay trong luật kiểm soát
súng thông qua việc mở rộng kiểm tra lý lịch, thuế đối với những người mua vũ
khí qua internet, tại các buổi triển lãm súng và thông qua một số giao dịch riêng
nhất định.

2. Dự luật thứ hai sẽ cho phép các nhà chức trách có 10 ngày làm việc để hoàn
thành việc kiểm tra lý lịch liên bang trước khi cấp phép cho hoạt động bán súng.

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ LÝ GIẢI

 Kết quả:

Giải pháp của chính phủ Mỹ hiện tại đối với nạn xả súng vẫn chưa đem lại
một kết quả tiến triển nào. Bạo lực súng đạn vẫn xảy ra liên tiếp và hàng loạt
trong thời gian qua dù Đảng Dân Chủ đang giành quyền kiểm soát tại Quốc
hội Mỹ.

 Tại sao?

Văn hóa súng đạn đã ăn sâu vào xã hội Mỹ và trở thành một quyền bất khả
xâm phạm trong hợp pháp quốc gia này. Súng chính là một phần cuộc sống
hàng ngày khi hầu hết người dân Mỹ đang hoặc đã sống trong ngôi nhà có vũ
khí.
Dù giành được quyền kiểm soát thượng viện nhưng muốn các giải pháp của
mình đưa ra trở thành luật chính thống được áp dụng thì John Biden- tức phe
dân chủ vẫn cần sự ủng hộ tuyệt đối của 50 thành viên phe này, cũng như ít nhất
10 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa.
Đây là một rào cản rất lớn của phe dân chủ vì sẽ gặp phải sự phản đối quyết
liệt của phe Cộng Hòa. Bởi phe Cộng Hòa tôn trọng quyền sở hữu súng của
người dân được quy định trong Hiến Pháp và người dân được quyền sở hữu
súng để bảo vệ bản thân và gia đình trong các tình huống nguy cấp. Đây cũng là
điều kìm hãm sự độc tài của chính phủ trong việc kiểm soát vũ khí của người
dân.
Lâu nay, Đảng Cộng Hòa với quan điểm ủng hộ các giá trị và tư tưởng và lợi
ích của các tập đoàn công nghệ vũ khí thường hậu thuẫn với phe dân chủ để
đảm bảo các quyền sử dụng súng của người dân mỹ. Việc ngăn chặn các nỗ lực
của Đảng Dân Chủ trong vấn đề siết chặt kiểm soát súng có thể giúp ngành
công nghiệp vũ khí, vốn đóng vai trò không nhỏ tại Mỹ, tránh được nguy cơ
đứng trước bờ vực phá sản.
Hiệp hội súng trường quốc gia (NRA), nhà tài trợ chủ chốt của nhiều thượng
nghị sĩ Mỹ cũng từng tuyên bố sẽ chống lại mọi biện pháp kiểm soát súng đạn
của Đảng Dân Chủ.

PHẦN V. KẾT LUẬN

Bạo lực súng đạn từ lâu đã là câu chuyện gây nhức nhối trong xã hội Mỹ và
đến nay vẫn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng bởi những bất đồng và chia rẽ
sâu sắc trong chính trường Mỹ cùng như những tác động của khía cạnh lợi ích.
Các vụ xả súng kinh hoàng và đẫm máu vẫn nối tiếp nhau diễn ra trong suốt
những năm qua, như những lời cảnh tỉnh về một nước Mỹ ngày càng thiếu an
toàn hơn khi các giá trị về tự do phần nào bị lung lay từ ngay trong lòng nước
Mỹ.
Các dự luật kiểm soát súng đạn từng bị "chết yểu" dưới thời chính quyền cựu
Tổng thống Barack Obama hiện cũng không dễ có cơ hội "sống lại" dưới chính
quyền của ông Biden, dù rằng đảng Dân chủ đang giành quyền kiểm soát tại
lưỡng viện Quốc hội Mỹ.
Lựa chọn con đường phát triển là quyền của mọi quốc gia - dân tộc. Song
sự lựa chọn đó chỉ thật sự trở nên có ý nghĩa và được người dân ghi nhận, đồng
tình và tôn trọng khi hướng tới và xây dựng một xã hội dân chủ, bình đẳng,
công bằng, vì lợi ích toàn dân. Trong bối cảnh đó, việc giới trẻ phương Tây
hướng tới dân chủ, bình đẳng, công bằng là điều hoàn toàn có thể hiểu, hoàn
toàn chính đáng và là dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa tư bản không phải là “thiên
đường”, không phải là “đỉnh cao” như một số người vẫn thường ca ngợi, tán
dương. Thực tế đó càng chứng minh con đường Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã lựa chọn nhằm xây dựng xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” là con đường duy nhất đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, mục tiêu không thể đạt tới trong một sớm một chiều, mà là kết quả
từ quá trình nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo
của Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Trong quá trình đó, chúng ta có thể tiếp nhận
một số thành tựu có tính chất là thành quả của nhân loại mà chủ nghĩa tư bản
đạt được, từ đó vận dụng, đóng góp vào sự phát triển ích nước, lợi dân. Ðồng
thời, cần hết sức tỉnh táo, bảo đảm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa không chệch hướng, để các thành tựu của phát triển luôn thuộc về nhân
dân, thế hệ trẻ luôn được tạo cơ hội phát triển mọi mặt, nhằm kế tục và phát huy
sự nghiệp cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.

You might also like