You are on page 1of 7

Bất bình đẳng chủng tộc

Chủng tộc thường dùng để chỉ những phân loại của con người trong quần thể hoặc dựa vào
nhóm tổ tiên, trên cơ sở tập hợp khác nhau của đặc tính di truyền.[1] Những đặc điểm lý
học thường thấy là những đặc điểm nổi bật về thị giác như màu da, sọ hoặc các đặc tính
của khuôn mặt và kiểu tóc.[1][2] Khái niệm về chủng tộc có thể khác nhau ở nhiều quốc gia,
theo sự thay đổi theo các nền văn hóa cụ thể. Ví dụ, tại Hoa Kỳ thuật ngữ này được sử dụng
trong các mô tả cá nhân (ví dụ như trắng (white), đen (black), v.v), trong khi ở Ý nó chỉ áp
dụng cho một số ít các loài được thuần hóa, và do đó không áp dụng cho động vật hoang
dã hoặc cho con người. Cụm từ chủng tộc được sử dụng trong phân loại học như là
một phân loài.
6 nguyên nhân xung đột

- Nghèo đói và bất công kinh tế: Mindanao vốn là miền đất hứa nhờ giàu khoáng sản và
gỗ, đóng góp phần lớn trong xuất khẩu nông nghiệp và có nhiều tiềm năng du lịch do ít
bão. Dù vậy người dân vẫn cứ nghèo. Các tỉnh đóng góp nhiều nhưng không được trung
ương hỗ trợ tương xứng.

- Lề lối quản lý yếu kém: Philippines tuyên bố độc lập năm 1946. Nền dân chủ còn non trẻ
đã phải chịu nhiều sức ép từ nước ngoài song song với nạn nghèo đói và xung đột bùng
phát trong nước.

- Bất công xã hội và lạm dụng quyền lực: Do lề lối quản lý yếu kém, bất công xảy ra phổ
biến, nạn lạm quyền rất dễ xảy ra một khi tài sản chỉ tập trung vào một số ít cá nhân.

- Số nhỏ quyền lực thâu tóm kinh tế: Số ít lãnh đạo chính trị ở địa phương đồng thời là chủ
đất, chủ đầu tư, nhà tài chính và buôn chứng khoán. Như vậy thành phần này đã nắm chính
trị lẫn kinh tế. Môi trường dân chủ yếu kém là điều kiện để họ nhũng lạm.

- Căn nguyên tước đoạt đất đai: Trước thế kỷ 16, khi Magellan tìm thấy Philippines thì đã
có dân gốc Mã Lai cư trú. Sau đó, thực dân Tây Ban Nha đến đã tước đoạt đất đai của họ.
Hiện nay họ sống chủ yếu trong rừng hay sống du mục.

- Mâu thuẫn từ các cộng đồng văn hóa: Ngoài dân bản địa còn có cộng đồng người dân tộc
Moro theo Hồi giáo. Người Moro chủ yếu là dân di cư từ Indonesia sang và thường bị đánh
đồng là chiến binh. Trong khi đó, người Thiên Chúa giáo, hậu duệ của người Tây Ban Nha,
chiếm số đông (75% dân số Mindanao) đang làm chủ đồn điền, công ty mỏ, công ty lâm
sản.

Hai cộng đồng dân bản địa và người Moro cảm thấy bị tước đoạt, từ đó xem người Thiên
Chúa giáo là kẻ xâm lược. Nguy cơ xung đột như ngọn lửa âm ỉ qua nhiều thập niên.
Hậu quả: Trả thù
Với một đất nước đa thành phần sắc tộc thì nước Mỹ đã phải chứng kiến rất nhiều cuộc
chiến tranh đẫm máu liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc. Cùng sinh sống trên một đất
nước nhưng vẫn có sự kỳ thị về màu da, tôn giáo và tín ngưỡng khiến cho người dân cảm
thấy cuộc sống của họ luôn bị đe dọa. Nạn phân biệt chủng tộc từng là nỗi ám ảnh một thời
với nước Mỹ nay lại có nguy cơ trỗi dậy sau những vụ bạo lực xuất phát từ yếu tố chủng
tộc. Chính vì vậy mà hàng loạt cuộc biểu tình diễn ra để lại nhiều hậu quả đáng tiếc về
người giữa hai sắc tộc da trắng và da màu. Nguyên do cũng từ nạn phân biệt chủng tộc mà
hai cảnh sát thành phố New York bị một người đàn ông da đen táo tợn nổ súng bắn chết.
Sau đó một ngày, một sĩ quan cảnh sát Mỹ lại bị bắn chết tại bang Florida, miền đông nam
nước Mỹ. Đây là vụ giết cảnh sát thứ hai tại nước này chỉ trong vòng 2 ngày. Chính những
sự hỗn loạn này mà cuộc đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc lại càng có cơ hội
bùng phát. Người dân hoang mang, lo sợ bởi họ không thể biết được điều gì sẽ lại xảy ra.
Một cuộc sống không còn được thanh bình và an toàn, luôn phải sẵn sàng để đối mặt với
những tình huống kinh hoàng nhất. Sự hoang mang, lo lắng của người dân Mỹ càng khiến
cho cuộc chiến sắc tộc thêm phần phức tạp. Ngày 20 tháng 12 vừa qua, một người da màu
đã nổ súng bắn chết hai cảnh sát New York khi họ đang ngồi trên xe đi tuần tra. Hai cảnh
sát được xác định là Wenjian Liu và Rafael Ramos, họ đang trên đường làm nhiệm vụ thì
bị một chiếc xe hơi khác áp sát và nổ súng. Kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra thì hai
cảnh sát đều bị trúng đạn ở cự ly gần và chỉ có duy nhất một kẻ bắn súng. Họ đã bị bắn vào
lúc 14 giờ 50 phút (19 giờ 50 phút GMT) tại góc đường Myrtle và Tompkins, thuộc phân
khu 79.
Ngay sau khi vụ nổ súng bắn chết hai cảnh sát xảy ra, cảnh sát New York đã xác định nghi
phạm là Ismaaiyl Brinsley, một người đàn ông da màu, bởi ngay sau khi sát hại hai cảnh
sát Wenjian Liu và Rafael Ramos, người đàn ông này đã tự sát và kèm theo hàng loạt lời
đe dọa sẽ thực hiện một vụ tấn công để trả thù cho cái chết của hai người da màu bị cảnh
sát bắn chết gần đây là Eric Garner và Michael Brown đăng tải trên các trang mạng xã hội.
“Hôm nay tôi sẽ cho một số kẻ thăng thiên. Chúng giết hại một người của chúng ta… vậy
hãy hạ hai người của chúng”, Brinsley, 28 tuổi, viết trên mạng bên cạnh bức ảnh của một
khẩu súng lục màu bạc. Nói về vụ việc ông Eric Garner và Michael Brown bị cảnh sát da
trắng sát hại nhưng không bị truy tố đã khiến Ismaaiyl Brinsley phẫn nộ. Ông Eric Garner
là một người cha có 6 con nhỏ, là người lao động chính trong gia đình, đã bị cảnh sát giết
hại để lại nỗi đau cho cả gia đình và những người trong cộng đồng da màu. Ismaaiyl
Brinsley chia sẻ trên các trang mạng xã hội rằng cảnh sát đã giết chết cả gia đình ông Eric
Garner chứ không phải một mạng người. 6 đứa con của ông rồi lại sẽ phải trải qua những
kỳ thị của xã hội và cũng có thể chúng lại bị giết chết bởi bàn tay của người da trắng.
Những lời chia sẻ đầy phẫn nộ và bức xúc của Ismaaiyl Brinsley được đăng tải với mong
muốn kêu gọi sự ủng hộ của những người da màu chống lại cảnh sát da trắng. Bên cạnh
đó, Ismaaiyl Brinsley còn cho rằng đã có sự phân biệt sắc tộc rõ ràng bởi tại sao những
người da trắng có quyền sát hại những người da màu? Tại một đất nước luôn kêu gọi bình
đẳng, ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc nhưng tại sao những người da màu lại không có
quyền sống một cuộc sống tự do, bình đẳng. Tại sao cảnh sát da trắng giết hại ông Eric
Garner lại không bị truy tố trước pháp luật. Pháp luật đã bỏ qua tội lỗi của những người da
trắng, để lại nỗi đau cho người da màu, đó là một điều hết sức vô lý và gây phẫn nộ.

Bất bình đẳng kinh tế


Bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là
chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân
phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập. Các vấn đề bất bình đẳng kinh tế liên quan đến
công bằng, bình đẳng về kết quả, bình đẳng về cơ hội, và tuổi thọ.

Nguyên nhân
Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị
(thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh
tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu
quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ,
tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng
nam nữ. Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm.
Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo
dục và bệnh tật mãn tính. Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như
là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn". Cùng với công
nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm cho rằng
hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và có thể được làm
giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp Anh, việc chống nghèo
chính là khởi điểm của một chính sách xã hội hiện đại. Thế nhưng trong thời gian gần đây
hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị
đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện.
Hậu quả
Bất bình đẳng thu nhập không cao ở Hoa Kỳ kể từ Đại Khủng Hoảng (Great Depression –
xem các con số bên dưới). Theo một số ước tính, bất bình đẳng tài sản thậm chí còn cao
hơn mặc dù thang đo của nó có nhiều vấn đề hơn so với thu nhập. Sự chênh lệch lớn này
sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế trong tương lai? Mặc dù không có câu trả lời rõ ràng,
nhưng nghiên cứu học thuật gần đây đưa ra một số đầu mối có thể mong đợi. Trên hết,
chúng ta phải có khả năng dự đoán hiệu ứng của bất bình đẳng thu nhập lên sự phát triển
kinh tế, đây là chủ đề trong luận án tiến sĩ của tôi. Nghiên cứu lý thuyết cho thấy rằng điều
này có thể ảnh hưởng theo cả hai hướng, nghĩa là, sự bất bình đẳng dẫn đến phát triển và
ngược lại. Chúng tôi có bằng chứng thực nghiệm khá vững chắc cho thấy rằng bất bình
đẳng thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội di chuyển song song cùng nhau, nhưng không rõ
hiệu ứng của nó, nếu có thì cái nào mang tính quyết định. B. Atems và J. Jones cố gắng
giải quyết các hiệu ứng này trong bài viết gần đây của họ. Sử dụng dữ liệu của các tiểu
bang ở Hoa Kỳ, họ phát hiện ra rằng bất bình đẳng thu nhập ở mức cao làm giảm sự phát
triển kinh tế, và hiệu ứng này tiềm ẩn lâu dài rằng gia tăng bất bình đẳng có ảnh hưởng tiêu
cực dài hạn lên sự phát triển kinh tế. Bất bình đẳng cũng có thể có các hiệu ứng khác ở
những quốc gia nghèo đói và giàu có. Mặc dù các nghiên cứu thêm nữa là cần thiết, các
bằng chứng thực nghiệm hiện có chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập có hiệu ứng tiêu cực
đến sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế giàu mạnh.

(Dịch từ bài viết The Economic Consequences of Income Inequality – Tác giả: Tuomas
Malinen – Website: Huffington Post)
Đâu là các con đường của hiệu ứng tiêu cực này? Ở Hoa Kỳ, bất bình đẳng thu nhập có thể
làm giảm cơ hội học tập của những người nghèo hơn, nếu họ không có đủ khả năng chi trả
học phí. Điều này có thể kìm hãm vốn con người và chuyên môn nghề nghiệp thấp hơn khả
năng tối ưu cho sự phát triển kinh tế. Bất bình đẳng thu nhập cũng được nhận thấy là ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe làm giảm năng suất và phát triển. Những kênh gián tiếp khác
có thể được tạo ra thông qua bất ổn tài chính. Có một số bằng chứng thực nghiệm mới chỉ
ra rằng bất bình đẳng thu nhập có thể gia tăng khả năng có khủng hoảng tài chính. Một số
nhà kinh tế học nổi tiếng đã lập luận rằng bất bình đẳng thu nhập có thể đứng đằng sau cả
Đại Khủng Hoảng trước kia và Đại Suy Thoái gần đây. Nó đưa ra kiến giải là bất bình đẳng
thu nhập là nguyên nhân gây bất ổn tài chính bằng cách gia tăng đòn bẩy trong nền kinh
tế, thông qua việc khuyến khích người tiêu dùng và các doanh nghiệp phải chịu rủi ro (quá
nhiều) và bằng cách trợ cấp cho thị trường thế chấp (mortgage market). Nghiên cứu thực
nghiệm gần đây cho thấy bất bình đẳng có thể làm tăng đòn bẩy (mức cho vay của ngân
hàng) trong nền kinh tế mặc dù mối quan hệ dường như không quá mạnh ở Hoa Kỳ. Tôi
hiện không biết nghiên cứu nào về các kênh khác thông qua bất bình đẳng có thể làm tăng
bất ổn tài chính.
Nếu bất bình đẳng thu nhập thực sự dẫn đến sự phát triển kinh tế chậm lại và sự mất ổn
định tài chính, làm thế nào để khắc phục điều này? Tôi không phải là fan lớn của “học
thuyết Piketty”, rằng thuế bang phải tăng lên để đối phó với sự bất bình đẳng. Thuế chỉ
chuyển tiền từ tài sản riêng tư sang khu vực công và rõ ràng là công chức không phân bổ
tốt nguồn vốn này. Phần Lan có thuế cao và phân phối thu nhập khá đồng đều nhưng lại là
một nền kinh tế trì trệ (stagnating economy), và điều này không chỉ vì đồng euro mà thôi.
Mặc dù Phần Lan là một nước giàu có, họ khá nghèo khi xét đến tài sản cá nhân. 1 phần
trăm giàu nhất chỉ sở hữu khoảng 13 phần trăm tổng tài sản, trong khi 1 phần trăm giàu
nhất ở Thụy Điển nắm giữ đến 30 phần trăm tổng tài sản. Những người có thu nhập cao
nhất có quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) để cung cấp cho những ai làm khởi nghiệp
và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES’s), điều này là quan trọng cho sự thành công của
doanh nghiệp mới và cũng là sự thành công của đất nước trên tổng thể. Bởi vì thu nhập và
tài sản ở Phần Lan phân phối đều, Phần Lan có lượng vốn đầu tư mạo hiểm giới hạn, điều
này làm hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các công ty mới. Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Phần Lan cũng thiếu vốn, cái làm cản trở khả năng mở rộng của họ. Thêm vào đó,
chi phí gián tiếp của việc làm khiến cho thuê công nhân rất tốn kém, dẫn đến gia tăng thất
nghiệp. Điều này kết hợp với tiền thuế cao làm giảm thu nhập cung ứng cho tiêu dùng và
tiết kiệm cá nhân. Vì ở Phần Lan, thuế cao và các loại thuế gián tiếp tốn kém khác hiện là
một gánh nặng lớn cho nền kinh tế. Dầu vậy, có hai thứ ở Phần Lan vẫn hoạt động vì lợi
ích của nền kinh tế: miễn phí (tiền tài trợ cộng đồng) giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đặc
điểm của hệ thống ở Phần Lan là không một ai bị buộc phải loại trừ khỏi nền giáo dục hoặc
dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên thu nhập của họ. Những biện pháp như vậy cũng thích
hợp để giảm bớt bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia khác, bởi vì chúng có xu hướng gia
tăng năng suất của quốc gia và do vậy dẫn đến phát triển kinh tế nhanh hơn. Khi mọi người
nói về bất bình đẳng kinh tế, cũng cần phải nhớ rằng, trong khi bất bình đẳng tăng lên ở
các quốc gia giàu có trong suốt 30 năm qua, nghèo đói toàn cầu đã giảm triệt để trong cùng
giai đoạn này. Toàn cầu hóa và sự dịch chuyển tự do nguồn vốn đã kéo hàng trăm triệu
người thoát khỏi nghèo đói, trong khi chúng có thể gây tổn thương cho tầng lớp lao động
ở các nước giàu có như Hoa Kỳ và Phần Lan.
Bất bình đẳng kinh tế có thể là nguyên nhân của các rắc rối cho nền kinh tế Hoa Kỳ trong
tương lai gần, nhưng các phương tiện nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng phải được lên kế
hoạch cẩn thận. Lúc nào cũng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế dù với bất bình đẳng thu
nhập cao, hơn là sự trì trệ của nền kinh tế với phân phối thu nhập ổn định. Phần Lan đang
từ từ và đau đớn học bài học đó.
Bất bình đẳng cơ thể
Định nghĩa - Các khái niệm Theo từ điển Macmillan, Body-shaming là hành động chỉ trích
người khác, thường dựa vào việc người đó quá béo hoặc gầy. (Một dạng phổ biến của body-
shaming là fat-shaming, là hành động chỉ trích một người vì họ quá nặng cân). Những câu
nói như “con đó thật béo ú”, “anh kia gầy gò như thằng nghiện” có thể coi là những ví dụ
cho hành vi này. Trong nghiên cứu ”Body shame: Conceptualisation, Research and
Treatment” (tạm dịch: “Sự xấu hổ về cơ thể: Khái niệm, Nghiên cứu và Cách điều trị”),
các tác giả đã đề cập đến body-shame như là những trải nghiệm tiêu cực về cả vẻ ngoài và
chức năng của cơ thể. (Gilbert & Jeremy, 2002). Trong một nghiên cứu khác của Hiệp hội
Tâm lý Mỹ, body-shame cũng được trích dẫn là cảm xúc tiêu cực từ việc so sánh bản thân
với một tiêu chuẩn văn hóa (Szymanski, Moffitt & Carr, 2011, tr.8). Body-shaming có thể
gồm nhiều hành vi khác nhau, bao gồm sự tự phê phán về hình thể của mình, phê phán
hình thể của người khác gián tiếp hoặc trực tiếp trước họ. Như vậy, body-shame có thể là
chủ quan và khách quan. Tuy vậy, trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi đề cập đến
tác hại của việc body-shaming người khác, bởi nó là tiệm cận nhất với giá trị cốt lõi mà
VOGE đang theo đuổi.
Tại sao không nên body-shame?
Trước hết, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc dùng một khuôn mẫu về hình thể làm thước
đo để phê phán người khác có thể gây ra tổn thương về tâm lý cho người bị chỉ trích. Việc
chỉ trích ngoại hình có thể dẫn tới sự tự ti và xấu hổ về ngoại hình cho người bị chỉ trích.
Trong một số trường hợp, điều này có thể là động lực cho người bị chỉ trích cải thiện bản
thân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người đó sẽ nhận ảnh hưởng xấu về tâm lý. Quan
trọng hơn, những nhận định gây tổn thương này phần lớn dựa vào một chuẩn mực chung
về sắc đẹp. Các cô gái thì nhất định phải mảnh mai, các chàng trai nhất định phải cơ bắp.
Không phủ nhận rằng những vóc dáng như vậy rất có sức hút, nhưng quan điểm thẩm mỹ
vốn không có đúng sai, và không nên là cái cớ phê phán người khác.
Hậu quả
Người có sự xấu hổ về cơ thể có thể chịu tổn thương sức khỏe. Tờ Huffington Post giới
thiệu một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Jean Lamont, đại học Bucknell, về ảnh hưởng
của body-shame tới phụ nữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có cường độ body-shame
cao có biểu hiện giảm sức khỏe và một số gia tăng các bệnh nhiễm trùng từ độ tuổi teen.
Những phụ nữ có trình độ cao hơn của cơ thể xấu hổ, nhiễm trùng tăng giữa các lần đầu
tiên và thứ hai của câu hỏi được phân phối. Tự xấu hổ về hình thể dẫn đến sức khỏe thể
chất kém, vì những cảm xúc tiêu cực có thể làm phụ nữ là thiếu chú tâm với cơ thể của họ
và khó chăm lo sức khỏe hơn. Dù chỉ là nghiên cứu quy mô nhỏ, những nghiên cứu này
báo động về ảnh hưởng tiêu cực của việc xấu hổ về hình thể lên chính sức khỏe. (Adams,
2015).
Đến đây, chúng tôi muốn đề cập thêm một chút về fat-shaming (sự chế giễu vì cân nặng).
Có nhiều bằng chứng cho thấy, sự chế giễu/chỉ trích về cân nặng không làm cho đối tượng
có tiến triển về hình thể. Ngược lại, nó gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn uống và
thậm chí tăng cân. (Gunnars, n.d). Cuối cùng, body-shaming với người khác có thể coi là
hành động bất lịch sự hay nặng hơn là thiếu đạo đức. Về bản chất, body-shaming là một
hành động xúc phạm và khiến người khác tổn thương, dù bạn có thực sự có ác ý hay không.
Xấu có phải một tội không? Từ lâu trong văn hóa Việt, ông cha đã khắc lưu bài học về vẻ
đẹp tâm hồn: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nàng Thúy Kiều chỉ được tôn vinh đến thế vì tài
sắc vẹn toàn, biết đủ cầm kỳ thi họa. Tuy nhiên, xã hội hiện đại dường như vẫn đang dành
quá nhiều chú trọng đến vẻ đẹp ngoại hình, mà nhiều khi quên mất rằng để đánh giả một
người cần dựa trên hơn một yếu tố. Đôi khi những lời nói chỉ là vô tình, nhưng chúng ta
cần hiểu rõ rằng điều đó làm tổn thương người khác. Hiểu rõ về body-shaming là một cách
để chúng ta lịch sự hơn, nhân bản hơn trong cư xử và trong quan điểm về người, về mình.

You might also like