You are on page 1of 7

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC


I. XUNG ĐỘT SẮC TỘC, XUNG ĐỘT TÔN GIÁO:
1. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo là gì?
- Xung đột sắc tộc là xung đột giữa hai hoặc nhiều nhóm dân tộc tranh chấp.
Trong khi nguồn gốc của cuộc xung đột có thể là chính trị, xã hội, kinh tế
hoặc tôn giáo, các cá nhân trong cuộc xung đột phải đấu tranh rõ ràng cho vị
trí của nhóm sắc tộc của họ trong xã hội.
- Xung đột tôn giáo là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về giá trị tôn giáo giữa
các cộng đồng tôn giáo.

2. Thực trạng xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo trên thế giới:
Trong những năm qua, ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã xảy ra
những cuộc xung đột, trong đó có một số cuộc xung đột liên quan đến dân
tộc, tôn giáo hoặc xen lẫn cả dân tộc và tôn giáo.

Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh năm 1947, thế giới tưởng rằng mối quan
hệ quốc tế ngày càng ấm lên! Thực tế không phải như vậy. Những mâu
thuẫn chính trị gay gắt và xung đột, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đang gây ra
không chỉ là những nỗi lo mà còn là những thảm họa cho nhân loại. Sắc tộc,
tôn giáo cũng ngày càng trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ
đến quan hệ quốc tế. Những cuộc xung đột trong một số quốc gia, khu vực
tăng lên; một số lực lượng cực đoan tiến hành chính sách khủng bố, đe dọa
nền hòa bình và ổn định ở khu vực và quốc tế.

- Một số cuộc xung đột nổi trội:


a) Xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philippines:
- Hoạt động vũ trang dai dẳng của các tín đồ Hồi giáo tại Philippines đã thu
hút sự quan tâm lớn, trở thành một vấn đề phức tạp, nan giải – “Vấn đề
Moro” (Moro là tên gọi chung dùng để chỉ các dân tộc thiểu số theo Hồi
giáo ở miền Nam Philippines).
- Cuộc chiến chống các nhóm Hồi giáo Moro đã kéo dài hàng chục năm qua
tại Philippines, điểm nóng chính là khu vực miền Nam nước này. Trong
vòng 20 năm qua, nơi này đã diễn ra khoảng 40 vụ đánh bom quy mô lớn
nhằm gây bất ổn và đòi quyền tự trị.
- Tại đây đang tồn tại song song nhiều tổ chức cực đoan. Các tổ chức này liên
tục thực hiện các vụ tấn công nhằm cản trở tiến trình hòa bình mà Chính phủ
Philippines đang thúc đẩy. Một số thì đã tuyên bố trung thành với IS.
- Philippines cũng xây dựng lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ 7.000 - 10.000
người để đối phó với mối đe dọa ngày càng lớn từ các nhóm khủng bố liên
kết với IS.
- Cho đến hiện nay, mặc dù vấn đề Moro (Philippines) đã tạm thời được giải
quyết bằng các hiệp định hòa bình được ký giữa Chính phủ với các phong
trào ly khai, song vấn đề ly khai dân tộc ở Philippines chưa phải đã được
giải quyết hoàn toàn. Những xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo rất dễ bùng
phát trở lại khi gặp những tác nhân kích thích, những âm mưu lợi dụng từ
bên ngoài.

b) Tại Ấn Độ:
- Xung đột giữa người theo đạo Hinđu và người theo Hồi giáo mà đỉnh cao là
cuộc khủng bố ở trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vào ngày
26/11/2008.
- Ấn Độ có khoảng 1,2 tỉ dân trong đó, người theo đạo Hinđu chiếm khoảng
80% dân số, người Hồi giáo chiếm khoảng 13%. Người Hồi giáo bị coi là
hậu duệ của ngoại xâm phương Bắc nên bị phân biệt đối xử và trở thành
mục tiêu của những phần tử Hindu cực đoan.
- Từ những cuộc xung đột lẻ tẻ dần dần đã phát triển thành những cuộc xung
đột lớn trên toàn quốc vào năm 1992, kể từ vụ khoảng 150 ngàn phần tử cực
đoan Hindu phá hủy một Thánh đường Hồi giáo ở Ayodhya.
- Sau những cuộc đụng độ trong những năm 1992-1993, từ mối thù dẫn đến
những vụ cướp bóc, giết người do cả hai phía gây ra làm hàng vạn người
thiệt mạng.
- Từ sau sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, những lực lượng Hồi giáo cực đoan quốc
tế và khu vực tìm cách lợi dụng, đưa thánh chiến Hồi giáo vào Ấn Độ, kích
động mâu thuẫn và thổi bùng sự bất hòa giữa hai cộng đồng này.

c) Xung đột sắc tộc ở Mỹ


- Ngày 29/3, viên cảnh sát được cho đã gây ra cái chết của người đàn ông da
màu George Floyd hồi tháng 5/2020 và khiến cả nước Mỹ chìm trong làn
sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc suốt nhiều tháng, đã chính thức ra
hầu tòa với cáo buộc giết người và ngộ sát.
- Với cộng đồng người da màu tại Mỹ, hy vọng càng lớn hơn bởi những năm
qua họ đã chứng kiến không ít vụ tương tự nhưng cuối cùng cảnh sát lại
được tha bổng trắng án. Đó là vụ Eric Garner bị cảnh sát New York kẹp cổ
dẫn đến tử vong năm 2014; là vụ cô gái Breonna Taylor, 26 tuổi, bị cảnh sát
bắn chết vào tháng 3/2020 khi tiến hành truy quét ma túy tại chính nhà nạn
nhân, mà cô không hề buôn bán hay sử dụng chất gây nghiện này; hay
Daniel Prude, người đàn ông vốn có bệnh tâm thần đã thiệt mạng vì bị cảnh
sát New York khống chế bằng vũ lực quá mức, cũng năm 2020.
- Trong khoảng thời gian từ 2005-2019, có 104 cảnh sát bị bắt giữ và khởi tố
với tội danh ngộ sát hoặc giết người do nổ súng trong khi làm nhiệm vụ,
nhưng chỉ có 35 cảnh sát bị kết luận là có tội - một tỷ lệ có thể nói khá thấp.
- Phân biệt chủng tộc ở Mỹ không chỉ được phơi bày rõ trong hàng loạt vụ
việc cảnh sát đối xử thô bạo với người da màu mà thực chất tình trạng này
tồn tại dưới nhiều hình thức, trong mọi ngóc ngách của xã hội Mỹ.

3. Nguyên nhân của các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo:
a) Nguyên nhân từ góc độ kinh tế:
- Những cuộc xung đột đều có xuất phát từ những tầng lớp người dân nghèo
đói, khó khăn về kinh tế. Kinh tế có những bước phát triển vượt bậc nhưng
nó cũng tạo ra những lỗ hổng to lớn đó là khoảng cách giàu nghèo ngày càng
lớn và khó có thể san lấp được. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn giữa người
nghèo và người giàu, đó là mâu thuẫn mà không thể giải quyết bằng những
biện pháp nhất thời. Do vậy xung đột thường xuyên xảy ra ở những vùng có
tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo cao, sự khác biệt lớn về văn hóa và tôn giáo như
các quốc gia Trung Đông
b) Nguyên nhân từ góc độ bản sắc dân tộc, tôn giáo và văn hóa
- Một bộ phận tộc người thiểu số cả về sắc tộc, tôn giáo và cả văn hóa trong
cùng một quốc gia mà đa số người theo một tôn giáo khác nắm quyền cai trị,
do vậy họ luôn đấu tranh, không chịu sự thống trị của chính quyền, đòi ly
khai. Nếu những tộc người ở những quốc gia khác nhau thì có thể gây nên
xung đột giữa hai quốc qia, thậm chí có thể là một cuộc chiến tranh.
c) Nguyên nhân từ góc độ lịch sử:
- Đó là những mâu thuẫn tích tụ rất lâu, hàng thập kỷ trước đây, cũng có thể là
những hận thù sâu xa từ xưa để lại trong đó không thể không kể đến cuộc
xung đột của hai nhà nước Israel và Palestine
- Trong suốt cuộc xung đột, những hành vi khủng bố và bạo lực được tiến
hành bởi những phần tử khủng bố Palestine luôn là mối lo ngại hàng đầu của
người dân Israel. Chính phủ Israel, cùng với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu,
coi hành vi bạo lực nhằm vào dân thường cũng như lực lượng quân sự Israel
của các nhóm chiến binh Palestine là biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố.
- Khi xu thế độc lập dân tộc được khẳng định, các dân tộc vừa tự khẳng định,
vừa hòa nhập với thế giới toàn cầu hóa, làm ý chí mỗi dân tộc được củng cố
mạnh mẽ hơn. Từ đó, những vấn đề dân tộc không được thực hiện và không
được chấp thuận thỏa đáng, dễ gây ra bùng nổ.
d) Nguyên nhân xuất phát từ chính sách của chính phủ đối với người dân:
- Chiến lược đầu tư bất hợp lý giữa các vùng miền khiến cho tình trạng đói
nghèo ra tăng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn,
gấy lên bất mãn trong tầng lớp nhân dân nghèo khổ.
- Ở một số quốc gia, dân tộc còn thiếu sự quan tâm hợp lý đến kinh tế, văn
hóa riêng của những dân tộc ít người cũng tạo cho họ những tâm trạng bất
an, do đó, họ luôn có ý muốn chống lại nhà nước, hoặc những dân tộc có ý
khinh miệt, để bảo đảm quyền lợi của mình.

4. Ảnh hưởng của các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo đến thế giới:
- Tàn phá, kìm hãm sự phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế quốc gia, khu
vực và thế giới không ổn định.
- Phá hủy các cơ sở kinh tế, nhà cửa, cơ sở hạ tầng…ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống nhân dân, đe dọa và cướp đi tính mạng của hàng ngàn người dân vô
tội.
- Gia tăng tình trạng đói nghèo
- Môi trường: cạn kiệt tài nguyên (đất, rừng, địa hình, biển…); ô nhiễm môi
trường đất, không khí, nguồn nước…do chất phóng xạ từ bom đạn.

II. KHỦNG BỐ:


1. Khủng bố là gì?
- Khủng bố, theo nghĩa rộng nhất, là việc sử dụng bạo lực và nỗi sợ hãi để đạt
được một mục đích về mặt hệ tư tưởng.
- Định nghĩa chung của chủ nghĩa khủng bố chỉ đề cập đến những hành vi bạo
lực được dự định để tạo ra sự sợ hãi. Một số định nghĩa của khủng bố hiện
nay bao gồm cả các hành vi bạo lực bất hợp pháp và chiến tranh.

2. Thực trạng khủng bố trên thế giới hiện nay:


 Vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ
- Vụ tấn công khủng bố do Al Qaeda tiến hành đã làm thay đổi nước Mỹ và cả
thế giới. 20 năm trôi qua, nỗi đau vẫn còn khi nhiều gia đình chưa nhận
được hài cốt người thân của họ đã ra đi trong ngày 11-9-2001.
- Vào ngày này, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương
mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines.
- Hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp
Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, kéo theo sự
sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực.
- Tại thủ đô Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American
Airlines đâm vào phía tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng,
giết chết toàn bộ 64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125
người trên mặt đất.
- Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), vụ tấn công khiến cho 2.996 người
thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương. Con số thiệt mạng bao gồm
265 người trên bốn chiếc máy bay (không còn ai trên những chiếc máy bay
này sống sót), 2.606 người trong Trung tâm Thương mại Thế giới và khu
vực xung quanh, và 125 người tại Lầu Năm Góc. Gần như tất cả những
người thiệt mạng là dân thường ngoại trừ 343 lính cứu hỏa, 72 sĩ quan hành
pháp, 55 sĩ quan quân sự, và 19 tên khủng bố cũng đã thiệt mạng trong vụ
tấn công.

 Thực trạng:
- Theo các số liệu của LHQ, trong năm 2021, khu vực châu Phi cận Sahara
ghi nhận tới 48% số người thiệt mạng do các nhóm khủng bố trên thế giới
gây ra.
- Những vụ xả súng hàng loạt tại trường học, bệnh viện, trung tâm thương
mại,…vẫn xảy ra, thậm chí ở các nước phát triển như Mỹ, Nga,…

3. Nguyên nhân của các vụ khủng bố:


- Sự phát triển của thương mại, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin...theo
chiều hướng xóa nhòa biên giới quốc gia khiến những hoạt động khủng bố
diễn ra thuận lợi hơn. – Ví dụ, Một vụ đánh bom tự sát tại Iraq có thể gây
chấn động thế giới chỉ trong vòng vài phút, và như thế, tâm lý sợ hãi sẽ
nhanh chóng lan rộng
- Tình trạng đói nghèo, kéo theo là trình độ dân trí thấp. - Chủ nghĩa khủng bố
lợi dụng tâm lý tuyệt vọng, mất niềm tin vào tương lai, để gieo rắc tư tưởng
hận thù, phản kháng
- Chủ nghĩa cực đoan, bao gồm chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa tôn
giáo cực đoan, cũng là một nguyên nhân quan trọng. - Chủ nghĩa dân tộc cực
đoan bảo thủ có thể dẫn đến chủ nghĩa bài ngoại, hoặc chủ nghĩa ly khai.
Trong khi đó, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan khiến các tín đồ tôn thờ Đấng tối
cao một cách mù quáng, dẫn đến việc dễ dàng bị lợi dụng.
- Bài ngoại là sợ hãi hoặc không tin tưởng những người thuộc chủng tộc, sắc
tộc, dân tộc khác với mình
- Ly khai, chủ nghĩa ly khai hay sự chia tách là một hành động dân tộc chủ
nghĩa có yếu tố muốn đòi độc lập, tách ra khỏi chính quốc để thành lập một
quốc gia riêng.

4. Ảnh hưởng:
- Những quốc gia bị đe dọa khủng bố luôn đứng trong sự suy sụp về kinh tế,
thiệt hại về người và của dẫn đến bất ổn về xã hội.
- Con người bị đe dọa về tính mạng của cải và mạng sống. Tạo cho chúng ta
một áp lực lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ an toàn tính mạng cho bản thân
và gia đình.
- Khủng bố phá vỡ nền hòa bình của thế giới, đi ngược lại với khát vọng hòa
bình của toàn nhân loại.

III. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGẦM:


1. Kinh tế ngầm là gì?
- Kinh tế ngầm là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt động thương mại diễn
ra không liên quan đến thuế, luật hoặc các quy định thương mại khác.
- Hoạt động kinh tế ngầm ở đây được hiểu là những hoạt động kinh tế phi
pháp như buôn lậu vũ khí, rửa tiền,...và đặc biệt là các hoạt động liên quan
đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng ma túy.
2. Thực trạng các hoạt động kinh tế ngầm:
- Syria: Buôn lậu vũ khí
Với tình hình chiến tranh hiện nay, buôn lậu vũ khí ở Syria là điều dễ hiểu.
Một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược đã được tuồn lậu vào Syria. Theo
các nguồn tin báo chí khu vực, hiện nay nhiều vũ khí và đạn dược, bao gồm
súng trường AK-47, súng máy, lựu đạn, súng chống tăng... được chuyển qua
các căn cứ quân sự và cảng biển ở Saudi Arabia trước khi được các tổ chức
buôn lậu vũ khí tuồn vào Syria.
- Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 50 triệu
người nghiện ma túy, trong đó 6 triệu người nghiện cocaine, 5 triệu người
nghiện hút thuốc phiện, 30 triệu người nghiện cần sa, 9 triệu người thường
xuyên dùng thuốc ngủ và thuốc an thần. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số
báo cáo, còn theo một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc, có đến 4% dân số
thường xuyên tiêu thụ ma túy, tức khoảng 230 triệu người.

3. Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế ngầm:


- Ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực và thế giới, gây
khủng hoảng tài chính thế giới. Khiến việc tính toán giá trị GDP không
chính xác, chưa phản ánh kinh tế đất nước.
- Ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng con người
- Làm biến động nền hòa bình thế giới, gây ra các cuộc xung đột, chiến tranh.

 Để giải quyết các vấn đề, cần có sự hợp tác tích cực từ giữa các quốc gia và
cộng đồng quốc tế

You might also like