You are on page 1of 5

TLH DÂN TỘC

Anh/chị hãy phân tích các hình thức xung đột dân tộc và những nguyên nhân xung đột
dân tộc.
Quan hệ giao lưu và hợp tác giữa các dân tộc trong thời đại ngày không phải là câu
chuyện xa lạ. Tuy nhiên việc giao lưu này có thể ra theo nhiều hướng: hòa bình, hữu nghị
hoặc xung đột, căng thẳng. Có thể nói rằng, xung đột dân tộc là một vấn đề lịch sử và đã
xuất hiện từ rất sớm. Về sau, xung đột ngày càng lớn và nghiêm trọng hơn.
Và ngày nay, trong quá trình giao lưu và hợp tác, có thể sẽ dẫn đến mâu thuẫn và xung
đột về lợi ích liên quan, chúng ta sẽ phải tìm cách hòa giải và hợp tác với nhau. Theo
thống kê của Tổ chức từ thiện toàn cầu Oxfarm năm 2021, có tới 155 triệu người trên
khắp thế giới đang sống trong tình trạng khủng hoảng do mất an ninh lương thực hoặc tồi
tệ hơn, tăng thêm 20 triệu người so với năm 2020; đồng thời cảnh báo cuộc khủng hoảng
đói nghèo đang ngày càng trầm trọng. Mà nguyên do để con số này không ngừng có
chiều hướng gia tăng là vì chiến tranh và xung đột không ngừng xuất hiện, số ca tử vong
do nguyên nhân này chiếm đến ⅔ số ca tử vong vì đói nghèo trên toàn cầu. Có thể thấy
xung đột dân tộc hoàn toàn là một vấn đề xã hội lớn có tính thời sự của toàn cầu. Vì vậy,
để hiểu biết hơn về vấn đề này, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm về hình thức xung đột
dân tộc và nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề này.

Vấn đề quan hệ giữa các dân tộc mang tính phức tạp. Quan hệ giữa các dân tộc không chỉ
là hợp tác cùng nhau phát triển mà còn là xung đột quyền lợi, lợi ích, tôn giáo, quan điểm
- lối sống,... Do vậy, vấn đề xung đột tộc người dân tộc cũng rất đa dạng. Theo đó, hình
thức xung đột dân tộc cũng sẽ dựa theo tiêu chí và cách tiếp cận khác nhau mà có cách
phân loại khác nhau.
Tiếp cận trên phương diện nguyên nhân của xung đột, chúng ta có thể chia xung đột dân
tộc thành 2 hình thức sau:
- Xung đột dân tộc về chính trị: Là xung đột để giành chính quyền, giành quyền
quyết định, sự uy tín của một dân tộc đối với những dân tộc khác. Có những xung
đột dân tộc gắn liền với việc đòi quyền lãnh thổ mà họ bị trục xuất ra khỏi đó.
Ví dụ:
. Xung đột đòi quyền tự trị ở Hồng Kông với Trung Quốc. (2019)
. Xung đột của Taliban và Mỹ ở Afghanistan. (Kéo dài 20 năm)

- Xung đột về kinh tế: Là những cuộc xung đột xuất phát từ xung đột về lợi ích kinh
tế: Sự tranh chấp giữa các dân tộc về nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ,
khí đốt, khoáng sản, rừng, nước,... Ngoài ra, dưới nền kinh tế toàn cầu, xung đột
kinh tế còn là sự tranh chấp thương mại giữa các quốc gia.
Ví dụ:
. Xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ Hồi và người Hán ở Tân Cương, Trung Quốc đòi
quyền lợi kinh tế và tự trị do người Hán chiếm lấy trên vùng đất tổ tiên . (7/2009)
. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2019 - 2020.
Ngoài ra, còn có một số xung đột có tính chất phức tập, chứa đựng cả hai nguyên nhân
trên như xung đột của Trung Quốc với các nước (Việt Nam, Nhật Bản, Philippines,...) về
chủ quyền biển đảo ở biển Đông.
Thay vào đó, nếu tiếp cận trên phương diện mục đích mà các bên tham gia trong cuộc
đấu tranh ở phạm vi hạn hẹp thì theo Stefaneko, xung đột có thể chia thành 4 loại sau:
- Xung đột xã hội: Là xung đột mà các dân tộc đòi quyền bình đẳng công dân; từ
bình đẳng công dân đến bình đẳng về kinh tế.
Ví dụ: Xung đột sắc tộc ở Mỹ, người da màu xuống đường biểu tình đòi quyền bình đẳng
từ bất công do phân biệt chủng tộc.
- Xung đột ngôn ngữ, văn hóa: Xung đột liên quan u việc giữ gìn và bảo lưu các giá
trị văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc.
Ví dụ:
. Xung đột giữa Hồi giáo và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan.
. Xung đột giữa Hồi giáo và Công giáo ở quần đảo Mindanao, Nam Philippines.
. Xung đột ngôn ngữ tại Bohemia tranh cãi về tính hợp lệ của tiếng Séc và tiếng Đức.
- Xung đột chính trị: Là xung đột mà các dân tộc thiểu số dầu tranh để đòi quyền
chính trị, từ quyền chính trị ở địa phương đến ly khai hoàn toàn.
Ví dụ:
. Xung đột đòi quyền tự trị tách khỏi Trung Quốc của Hồng Kông.
. Xung đột giữa Chechnya và Nga. Chechnya đấu tranh đòi tuyên bố độc lập và tách khỏi
Nga.
- Xung đột lãnh thổ: Xung đột yêu cầu thay đổi biên giới, sáp nhập vào quốc gia
khác có chung nguồn gốc văn hóa hay thành lập một quốc gia mới.
Ví dụ:
. Xung đột yêu cầu sáp nhập giữa Trung Quốc và các khu tự trị Đài Loan hay Hồng
Kông.
. Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan trong việc tranh chấp chủ quyền vùng
Nagormo-Karabakh.
. Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan trong việc tranh chấp chủ quyền vùng Kashmir.
Ngoài ra những cách phân loại hình thức xung đột như trên, chúng ta còn có những
phương pháp phân loại khác như: theo lãnh thổ và biên giới có thể phân thành xung đột
quốc gia; theo hình thức đối đầu có thể phân thành xung đột bạo lực và xung đột phi bạo
lực.
Có thể thấy sự đa dạng trong hình thức xung đột dân tộc, tộc người. Vậy để giải thích cho
sự đa dạng này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành
xung đột dân tộc:
- Xung đột giữa các dân tộc là kết quả của những đặc điểm tâm lý tổng hợp: xung
đột là bản năng của con người, bạo lực mang tính bẩm sinh có mục đích bảo tồn
nhóm.
- Xung đột do khác biệt về kinh tế, văn hóa: Khác biệt trong trình độ phát triển dẫn
đến bất bình đẳng về vị thế trong xã hội và sự phân biệt đối xử, định kiến, kỳ thị
dân tộc giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số.
Ví dụ:
. Sự bất bình đẳng trong việc nắm quyền về kinh tế ở Tân Cương khiến người Hán làm
chủ 75% hoạt động thương mại. Điều này khiến cho dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ Hồi
bất bình và đấu tranh đòi tự trị tách khỏi Trung Quốc vì chính sách đối xử bất công.
. Việc kỳ thị và phân biệt chủng tộc tại Mỹ khiến xung đột sắc tộc giữa người da trắng và
da màu không ngừng leo thang.
- Xung đột giữa các nhóm do khác biệt cá nhân: nhân cách độc đoán khiến định
kiến dân tộc chuyển thành hành động có tính diệt chủng.
Ví dụ:
. Nhân cách độc đoán ở Đức trở nên phổ biến hơn sau thế chiến I. Vì tư duy cứng nhắc,
bảo thủ, chủ nghĩa bài trừ Do Thái và các dân tộc khác đã trở thành cuộc diệt chủng trên
diện rộng và chỉ giữ lại dòng máu thuần Đức.
- Ý thức dân tộc trỗi dậy do lợi ích (kinh tế, đất đai, không gian sống, tài nguyên,...)
bị đe dọa => Đe dọa sự tồn tại của văn hóa dân tộc nên dân tộc phải bảo vệ mình
trước sự tấn công của dân tộc khác. Kiểu xung đột này biểu hiện rõ trong phạm vi
quốc gia, giữa dân tộc thiểu số và đa số.
Ví dụ:
. Lợi ích kinh tế bị đe dọa khi người Hán làm chủ 75% hoạt động thương mại khiến dân
tộc vùng Tân Cương xung đột với chính phủ Trung Quốc, tranh chấp đòi tự trị.
. Xung đột giữa người theo đạo Hồi và người theo đạo Phật tại 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
(trước đây là lãnh thổ Malaysia). Hầu hết người dân tại đây theo đao Hồi, trong khi đó
người theo đạo Phật thường có gốc Thái nên họ không được xem là người bản xứ. Người
Hồi tại đây cảm thấy không được chính quyền quan tâm, chức vụ quan trọng đa số đều
rơi vào tay người theo đạo Phật khiến người Hồi cảm thấy mình bị mất đất đai, văn hóa
truyền thống. Vì vậy, họ không ngừng tạo xung đột bất ổn cho khu vực này.

Xung đột là vấn đề lớn mang tính thời sự cao. Ở góc độ xã hội, việc tranh chấp về mặt lợi
ích là vấn đề tất yếu phải xuất hiện trong mối liên hệ với các dân tộc thế giới. Vì tính
nghiêm trọng trong hậu quả gây ra bởi xung đột dân tộc, nhất là trên phương diện vũ
trang, do đó, cần khéo léo trong vấn đề ngoại giao tránh sự leo thang căng thẳng giữa hai
bên tranh chấp. Chẳng hạn như chính sách ngoại giao Việt Nam đã thực hiện khi chủ
quyền biển đảo bị Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm. Ngoài một số nguyên nhân chung
liên quan đến lợi ích tập thể, còn có một vài nguyên nhân gây ra xung đột dân tộc nhưng
lại mang màu sắc cá nhân như việc bản năng con người mang tính bạo lực, sự kì thị và
bất công cùng với nhân cách độc đoán. Như vậy, có thể thấy, cá nhân cũng có trách
nhiệm trong việc gây ra xung đột dân tộc. Vì vậy, cá nhân cũng cần phải điều chỉnh hành
vi của bản thân mình, học cách kiên nhẫn, khống chế bản năng bạo lực của chính mình.
Ngoài ra, cần biết rằng mỗi con người đều là những cá thể riêng biệt có quyền lợi bình
đẳng, không được kì thị hay đối xử bất công với bất kì ai, đồng thời, nhân cách ngoài
nguồn gốc bẩm sinh còn được bổ sung và hoàn thiện thông qua quá trình sống và sự giáo
dục. Do đó, con người có thể thông qua giáo dục và tự giáo dục để tác động đến tư duy
cứng ngắc, làm giảm bớt tính độc đoán trong nhân cách. Xét trên phương diện tâm lý,
dưới góc độ cá nhân, xung đột dân tộc hoàn toàn có thể thay đổi ngay từ hành động nhỏ
nhất so với hậu quả to lớn của nó khi diễn ra. Có thể thấy xung đột dân tộc là một thách
thức lớn của con người trong cuộc chiến tranh chấp lợi ích và hoàn thiện tâm hồn của
chính mình.

You might also like