You are on page 1of 5

Giới thiệu -> câu hỏi mở đầu:

"Theo các bạn, thì thế giới có những tôn giáo lớn nào?" (......suy nghĩ......).
Có rất nhiều tôn giáo trên khắp thế giới nhưng 3 tôn giáo lớn nhất là: Kitô giáo, Hồi giáo và
Phật giáo với số lượng tín đồ trên 1 tỷ thành viên. Và sau đây, mình xin kể một câu chuyện
ngắn về cuộc xung đột ở Thái Lan liên quan đến 2 trong 3 tôn giáo lớn trên. Đó là cuộc bạo
loạn miền Nam Thái Lan.
Thái Lan một đất nước mà Phật giáo được coi là quốc đạo với 64 triệu dân, trong đó khoảng
95% dân số theo đạo Phật, còn số người theo Hồi giáo chỉ khoảng 2,3 triệu, sống tập trung
chủ yếu ở 3 tỉnh miền Nam Thái Lan là: Pattani, Yala và Narathiwat. Ba tỉnh này vốn là của
Malaysia nên hâu hết người dân ở đây là người Mã Lai theo đạo Hồi, trong khi đó người theo
Phật giáo thường là người gốc Thái nên đã bị những người Hồi giáo coi không phải là người
bản xứ. Những người Hồi giáo tại đây cảm thấy không được chính quyền quan tâm; đa số
những chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính được giao cho người theo đạo Phật trong
khi người Hồi giáo thấy bị mất đất đai, văn hóa truyền thống,... Từ đó, họ cảm thấy vô cùng
bức xúc dẫn đến việc luôn tìm cách chống lại, tạo ra những bất ổn của khu vực miền Nam
Thái Lan làm hàng ngàn người thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa người Hồi giáo với
cảnh sát kể từ khi cuộc chiến tranh du kích đòi ly khai bùng phát trở lại vào tháng 01/2004
cho đến nay.Thương vong của cuộc chiến này tính đến hiện tại là hơn 7,152 người thiệt mạng
và hơn 13,000 người bị thương và con số này vẫn đang tiếp tăng lên trong bối cảnh hiện tại
khi cuộc chiến vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Và đây là một vài hình ảnh liên quan đến
cuộc bạo loạn này.

=> Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy được sự xung đột sắc tộc,tôn giáo là 1 vấn đề vô
cùng nhức nhối và cần được quan tâm nhiều hơn.Vậy nên hôm nay tụi mình sẽ cùng tìm hiểu
về vấn đề này nhé. => Khái niệm....
1.Xung đột tôn giáo là gì?
Xung đột tôn giáo là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về giá trị tôn giáo giữa các cộng
đồng tôn giáo.
Một số cuộc xung đột tôn giáo trên thế giới như xung đột giữa các nhóm đạo Hồi ở I-
rắc, giữa các nước A-rập (Hồi giáo) và I-xra-en (Do Thái giáo), xung đột ở miền Nam Thái
Lan (Hồi giáo - Phật giáo), Phi-lip-pin (Hồi giáo - Thiên Chúa giáo), xung đột quốc tế liên
quan đến việc đăng tải các bức biếm họa Đấng tiên tri Mô-ha-mét trên báo chí một số nước ở
châu Âu...

Bản chất của tôn giáo


CN MACLIN: tôn giáo, tín ngưỡng là 1 loại hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực
khách quan, chứa đựng các yếu tố tiêu cực, lạc hậu nhất định.
Ph Ănggen: Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phán ánh hư ảo vào trong đầu óc con
người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ, chỉ là sự phản
ánh trong đó những thế lực ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.
Vd: nhiều nhà sáng lập các tôn viaos lớn như Phật Thích Ca, Chúa Giê su, Nhà tiên tri
Môhamet.... vốn là những con người tự nhiên- con người thực nhưng qua lăng kính tôn giáo
họ lại trở thành những đấng siêu nhiên.
=> vậy nguyên dẫ đến xung đột tôn giáo là gì?
1. Nguyên nhân gây ra xung đột tôn giáo?
- Góc độ kinh tế.
Những cuộc xung đột đều có xuất phát từ những tầng lớp người dân nghèo đói, khó khăn về
kinh tế. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho kinh tế phát triển vượt bậc nhưng nó
cũng tạo ra những lỗ hổng to lớn đó là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và khó có “thể
san” lấp được. chính điều này tạo ra sự mâu thuẫn giữa người nghèo và người giàu, đó là mâu
thuẫn mà không thể giải quyết bằng những biện pháp nhất thời, do vậy xung đột còn thường
xuyên xảy ra, nhất là ở những vùng có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo cao,khác biệt về văn hóa
và tôn giáo như các quốc gia Trung Đông
Vd: xung đột ở Philippines
- Góc độ bản sắc dân tộc, tôn giáo và văn hóa.
Một bộ phận tộc người thiểu số cả về sắc tộc, tôn giáo và cả văn hóa trong cùng một
quốc gia mà đa số người theo một tôn giáo khác và nắm quyền cai trị, do vậy họ luôn đấu
tranh, không chịu sự thống trị của chính quyền, đòi ly khai cũng là những nguyên nhân gây
lên những cuộc xung đột. Nếu những tộc người ở những quốc gia khác nhau có thể gây nên
xung đột giữa hai quốc qia, thậm chí có thể là một cuộc chiến tranh.
VD: tôn giáo ở Thaí Lan

- Góc độ lịch sử.


Đó là những mâu thuẫn tích tụ rất lâu, hàng thập kỷ trước đây, cũng có thể là những
hận thù sâu xa từ xưa để lại trong đó không thể không kể đến cuộc xung đột của hai nhà nước
Israel và Palestine

- Chính sách của chính phủ đối với người dân.


Chiến lược đầu tư bất hợp lý giữa các vùng miền khiến cho tình trạng đói nghèo gia
tăng, khoảng cách giữa người giầu và người nghèo ngày càng lớn, gấy lên bất mãn trong tầng
lớp nhân dân nghèo khổ. Không những vậy ở một số quốc gia, dân tộc còn thiếu sự quan tâm
hợp lý đến kinh tế, văn hóa riêng của những dân tộc ít người cũng tạo cho họ những tâm
trạng bất an, do đó, họ luôn có ý muốn chống lại nhà nước, hoặc những dân tộc có ý khinh
miệt, để bảo đảm quyền lợi của mình.
2. Xung đột tôn giáo và tà giáo
Nhiều tổ chức vũ trang, khủng bố hiện nay đang có xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo,
lợi dụng các vấn đề tôn giáo để thực hiện các hoạt động chính trị của mình, với mục đích
xuyên tạc, lật đổ, chống phá Đảng, nhà nước, chính trị... thay đổi chế độ xhcn.
Ở VN :
+ Biểu tình Tây nguyên 2004
Biểu tình Tây Nguyên 2004 (còn được biết đến với tên gọi Bạo loạn Tây Nguyên
2004 hoặc Thảm sát Phục Sinh) là một cuộc biểu tình của người Thượng xảy ra vào Lễ Phục
Sinh ngày 10–11 tháng 4 năm 2004 tại Tây Nguyên thuộc Việt Nam; tổng cộng khoảng
10.000–30.000 người Thượng tham gia tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông.
Người Thượng tuyên bố biểu tình nhằm mục tiêu đòi quyền lợi đất đai và tự do tôn giáo cùng
quyền tự trị. Chính phủ Việt Nam thông cáo biểu tình nhằm thành lập Nhà nước Đêga tự trị,
đòi đất, đòi tự do tôn giáo do Tổ chức Quỹ người Thượng của Ksor Kok phát động. Sau sự
kiện, nhiều người Thượng bị bắt giữ, số lượng thương vong không được thống kê rõ ràng,
khủng hoảng tị nạn xảy ra khi người Thượng vượt biên trái phép sang Thái
Lan và Campuchia. Chính phủ Việt Nam chịu sức ép từ quốc tế trong xử lý khủng hoảng tị
nạn người Thượng; nhiều tổ chức quốc tế cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do
tôn giáo; Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách Các quốc gia đáng quan tâm
đặc biệt về tôn giáo. Phía chính quyền và truyền thông Việt Nam thời điểm đó cáo buộc biểu
tình là bạo loạn diễn biến hòa bình, đồng thời lực lượng công an nhân dân Việt Nam tiến hành
trấn áp các cá nhân tham gia FULRO sau sự kiện.

=> Ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, chính trị, kinh tế quốc gia.
Hội thánh đức chúa trời
Tịnh thất bồng lai
+ Trên Tg : tổ chức Hồi Giáo IS
IS hay Nhà nước Hồi giáo IS (Islamic State) một tổ chức được thành lập bởi những kẻ cực
đoan, ra đời chính thức vào ngày 29/6/2014. Ban đầu, IS chính thức là một tổ chức thánh
chiến dòng Hồi giáo Sunni với mục tiêu đánh đổ chính quyền dòng Hồi giáo Shi’ite của Syria,
nhưng chỉ sau một năm, Nhà nước này đã khai sinh ra cái gọi là “tư tưởng IS” có phạm vi
toàn cầu và các thành viên của nó cũng đến từ các nước tiên tiến nhất trên thế giới.
Ý thức hệ của IS là "xóa bỏ cản trở trước quyền lực Thượng Đế, bảo vệ cộng đồng Hồi
giáo (umma) toàn cầu, mở cuộc chiến chống lại mọi kẻ phản đạo (apostates) và dị giáo
(infidel -kafir). Sự tàn bạo của IS, từ chặt đầu, đóng người lên cây thập ác, xử bắn hàng loạt
có mục tiêu khủng bố đối thủ.

1, Giới thiệu : kể 1 câu chuyện về xung đột tôn giáo ( nếu đc thì kèm hình ảnh và video)
2, Khái niệm
3, Bản chất
4, Kể tên các tôn giáo lớn và người đã thành lập
5, Những cuộc chiến tranh tiêu biểu về xung đột tôn giáo
6, Nguyên nhân gây ra xung đột tôn giáo
7, Xung đột tôn giáo gây ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, chính trị như thế nào và hậu quả ra
sao
8, Cần làm gì để hạn chế các cuộc xung đột tôn giáo
CHUNG : 9, Đưa ra các ví dụ, video, clip về xung đột tôn giáo

You might also like