You are on page 1of 12

ĐIỂM NÓNG Ở TÂY NGUYÊN 2004

NỘI DUNG
1. Tóm tắt diễn biến của điểm nóng ở Tây Nguyên 2004?
2. Phân biệt đâu là điểm nóng xã hội, đâu là điểm nóng chính trị - xã hội?
3. Nêu và phân tích nguyên nhân của điểm nóng ở Tây Nguyên 2004?
4. Nhận định cách xử lý của chủ thể quyền lực ở Tây Nguyên đúng và chưa đúng ở
chỗ nào?
5. Đưa ra các xử lý tốt nhất của bản thân trên cương vị là chủ thể quyền lực phải
giải quyết cho ổn định chính trị - xã hội.
1. Tóm tắt diễn biến của điểm nóng ở Tây Nguyên 2004
Thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch và
bọn phản động FULRO gây ra cuộc bạo loạn chính trị vào năm 2004, lôi kéo hàng
nghìn người tham gia, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cuộc bạo loạn xảy ra từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 4 năm 2004 với mục
tiêu lập ra nhà nước Đề ga tự trị diễn ra tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắc
Nông. Trong hai ngày bọn phản động đã huy động khoảng hơn 9000 người tham
gia biểu tình bạo động. Những người tham gia đã hô khẩu hiệu đòi độc lập, đòi
người Kinh trả lại đất cho người dân tộc, đòi tự do tôn giáo, đòi thả hết những
người bị bắt và kêu gọi quốc tế ủng hộ nhà nước Đề Ga tự trị.
Dưới chiêu bài đòi "tự trị dân tộc", "tự do tôn giáo", lực lượng phản động
FULRO trong và ngoài nước đã và đang âm mưu lập nên "Nhà nước Đê Ga" và
"Tin lành Đê Ga" để tuyên truyền, lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số
chống đối cách mạng. Một bộ phận chức sắc, tín đồ Tin lành bị bọn phản động
FULRO lợi dụng, lôi kéo tham gia hoạt động FULRO, "Tin lành Đê Ga". Thực
chất "Tin lành Đê Ga" là một tổ chức chính trị phản động, đội lốt tôn giáo, ly khai
khỏi Hội thánh Tin lành miền Nam Việt Nam trong chiến lược "diễn biến hòa
bình" chống phá cách mạng Việt Nam.
Để thực hiện mưu đồ, ngày 26-9-2000, Ama Chăm tổ chức một cuộc họp
với danh nghĩa tự xưng là “thành lập Ban Lãnh đạo Tin lành Đê-ga” theo sự chỉ
đạo của Kbong Bdasu (đối tượng phản động FULRO lưu vong ở Mỹ); Ama Thái ra
sức đi tuyên truyền, lừa phỉnh những người dân tộc thiểu số ở một số nơi tại Gia
Lai tham gia tổ chức biểu tình, chống phá chính quyền. Sau vụ bạo loạn ngày 2-2-
2001 ở Gia Lai, Ama Chăm (đối tượng cầm đầu ở Chư Sê) đã bỏ trốn ra nước
ngoài.
Tiếp đó, đến đầu tháng 3-2004, Ksor Kơk, Siu Phan (đối tượng FULRO ở
nước ngoài) đã liên lạc với Ama Thái cố vận động, tập trung lực lượng bên trong
để tiếp tục tổ chức biểu tình, chống phá chính quyền vào dịp lễ Phục sinh đầu
tháng 4-2004. Ngoài việc chỉ đạo tổ chức biểu tình, gây rối vào ngày 10 và 11-4-
2004, Ama Thái cũng đã chỉ đạo cho các thuộc hạ của mình ở các vùng thuộc các
huyện Chư Sê, Ayun Pa, Krông Pa, Đak Đoa… (Gia Lai), cưỡng bức không cho
người dân theo đạo Tin lành truyền thống (Tin lành miền Nam Việt Nam) do các
mục sư Siu Kim, Ksor Brao ở Pleiku và Ayun Pa phụ trách mà lại ép buộc họ phải
theo bọn FULRO lưu vong.
Ở Đắk Lắk, sáng ngày 10 tháng 4, hàng nghìn người Ê Đê gồm thanh thiếu
niên, già làng,... từ 30 trong tổng số 532 thôn buôn thuộc huyện Cư M'gar, Krông
Ana đã tràn ra quốc lộ 14, quốc lộ 27 và tỉnh lộ 8, có chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức
thành 4 mũi nhằm về hướng trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Những người
này đi trên hàng trăm xe công nông, mô tô, xe máy. Họ mang theo hung khí như xà
gạc, kiếm mác, gậy gộc, ná, đá... Dọc đường, một số phần tử quá khích đã dừng
máy cày, môtô bên đường, vào các chợ Ea Kao, Phan Chu Trinh, Ea Tu và các
quán ăn dọc đường để đập phá và cướp lương thực, thực phẩm. Hành động này đã
dẫn đến xô xát giữa những người Ê Đê đi gây rối với các chủ sạp chợ, quán ăn, gây
ra thương tích cho một số người. Khi còn cách thành phố Buôn Ma Thuột 2 km,
đoàn người đã bị lực lượng Công an chặn lại, yêu cầu giải tán, giữ an ninh, trật tự.
Tại đây những người gây rối có hành động công khai tấn công người thi hành công
vụ.
Ở Gia Lai, cũng sáng 10 tháng 4, đồng bào dân tộc ở một số làng của các
huyện Ayun Pa, Chư Sê, Đắk Đoa, Đức Cơ, Chư Prông và thành phố Pleiku đột
ngột kéo lên trụ sở các xã và gây rối. Một số phần tử quá khích kích động đám
đông, đuổi đánh cán bộ và đập phá tứ tung.
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã họp khẩn cấp và cử ngay nhiều cán bộ về các điểm
nóng để ổn định tình hình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Nguyễn Vĩ Hà
đã có mặt tại các làng trong huyện Đắk Đoa, tiếp xúc ngay với người dân tham gia
biểu tình, ghi nhận các ý kiến và giải thích trở lại. Từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã,
các cán bộ toả ra khắp nơi. Nhiều nơi như một chảo lửa.
Dưới chiêu bài đòi "tự trị dân tộc","tự do tôn giáo", lực lượng phản động
FULRO trong và ngoài nước đã và đang âm mưu lập nên "Nhà nước Đê Ga" và
"Tin lành Đê Ga" để tuyên truyền, lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số
chống đối cách mạng. Một bộ phận chức sắc, tín đồ Tin lành bị bọn phản động
FULRO lợi dụng, lôi kéo tham gia hoạt động FULRO, "Tin lành Đê Ga". Thực
chất "Tin lành Đê Ga" là một tổ chức chính trị phản động, đội lốt tôn giáo, ly khai
khỏi Hội thánh Tin lành miền Nam Việt Nam trong chiến lược "diễn biến hòa
bình" chống phá cách mạng Việt Nam.
2. Phân biệt đâu là điểm nóng xã hội, đâu là điểm nóng chính trị - xã
hội?
Đây là điểm nóng chính trị xã hội vì theo định nghĩa điểm nóng chính
trị - xã hội là một sự kiện, hay một hiện tượng xã hội bất bình thường, diễn ra trong
một khoảng không gian và thời gian nhất định, gây căng thẳng và mất ổn định xã
hội mà trong đó có sự xung đột, chống đối giữa các lực lược xã hội. Chủ thể tham
gia có thể là cơ quan quyền lực nhà nước, lực lượng chính trị hoặc lực lượng xã
hội… mà hành vi của họ vượt ra ngoài hoặc có khả năng vượt ra khỏi khuôn khổ
của pháp luật hiện hành và chuẩn mực đạo đức xã hội. Sự chống đối của đám đông
dân chúng hoặc các lực lượng chính trị, các tầng lớp xã hội đã trực tiếp hướng
thẳng vào quyền lực nhà nước, đe dọa cơ cấu quyền lực đang có và sự bền vững
của chế độ. Điểm nóng Tây Nguyên 2004 do FULRO cầm đầu gây mất ổn định và
trật tự xã hội, gây kích động, xúi giục người dân mà chủ yếu là đồng bào dân tộc
thiểu số với chính quyền địa phương nhằm đòi hỏi thành lập nhà nước Đề ga tự trị.
Vì vậy đây là điểm nóng chính trị xã hội.
3. Nêu và phân tích nguyên nhân của điểm nóng ở Tây Nguyên 2004?
Nguyên nhân khách quan
Các thế lực thù địch bên ngoài đã hậu thuẫn cho bọn phản động người Việt
lưu vong và các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”
nhằm phá hoại thành quả cách mạng Việt Nam.
Đây là nguyên nhân cơ bản, sâu xa phát sinh điểm nóng chính trị ở Tây
Nguyên. Sau tháng 4/1975, đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính Việt
Nam, với chiến lược “diễn biến hoà bình”, chúng ra sức chống phá ta từ nhiều
phía, bằng nhiều lực lượng, nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ năm 1987, thông qua tổ
chức “Người Thượng” ở Mỹ do Ksor Kơk cầm đầu, chúng đã liên tục chỉ đạo bọn
FULRO trong nước xây dựng, củng cố tổ chức, phát triển lực lượng, mở rộng địa
bàn và phạm vi ảnh hưởng. Sau khi hoàn thành chúng tiến hành nhiều hành động
manh động, táo tợn như: công khai tuyên truyền các luận điệu phản động, phát tán
tài liệu “Nhà nước Đề ga”, kích động đồng bào dân tộc nổi dậy đấu tranh giành
quyền độc lập cho Tây Nguyên; đe doạ khống chế cán bộ cơ sở, thách thức chính
quyền và công an; tổ chức tập luyện ra mắt tổ chức “Đề ga”. Nghiêm trọng nhất là
kích động quần chúng gây biểu tình, bạo loạn chính trị ngày 02/02/2001 và ngày
10/04/2004.
Tác động của cơ chế thị trường gây ra phân hoá giàu - nghèo giữa các vùng
và giữa các tầng lớp dân cư. Trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất còn lạc hậu,đời
sống gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng di cư tự do và sự tranh chấp, mua bán đất đai trái pháp luật đã tạo
kẽ hở cho bọn xấu kích động. Đó là những nguyên nhân bên trong, trực tiếp tác
động đến tình hình kinh tế - xã hội, là mảnh đất tốt cho kẻ địch lợi dụng.
Nguyên nhân chủ quan
Đội ngũ cán bộ ở cơ sở vừa thiếu trình độ năng lực còn hạn chế. Cán bộ
người Kinh đa số không biết tiếng, không hiểu phong tục, tập quán của đồng bào
nên xa dân.Vì vậy, khi bọn xấu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động thì không có
cán bộ, đảng viên trực tiếp giải thích ngay cho dân hiểu; khi chúng ép buộc, khống
chế thì không có cán bộ bảo vệ dân.
Chưa tập trung đầu tư đúng mức cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu,vùng căn cứ cách mạng trước đây. Chưa đặt
mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội nhất là vấn đề
xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, chăm lo giáo dục, vấn đề đất canh tác,
nhà ở, việc làm...
Một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất, nhũng nhiễu gây bất bình trong
dân, một bộ phận khác bản lĩnh chính trị kém, thậm chí còn tiếp tay cho bọn phản
động. Phần đông cán bộ cơ sở trình độ mọi mặt còn rất yêú nên rất thụ động trong
giải quyết công việc, khó khăn trong xử lý các tình huống chính trị.
4. Nhận định cách xử lý của chủ thể quyền lực ở Tây Nguyên đúng và
chưa đúng ở chỗ nào?
Cách xử lý của Chính phủ trong điểm nóng Tây Nguyên 2004?
Trong cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên vào năm 2004, đây là một diễn biến
chính trị tương đối nghiêm trong và nhạy cảm, đòi hỏi chính phủ ta phải có những
cách xử lý phù hợp. Chính phủ Việt Nam đã có hàng loạt những hành động nhằm
giải quyết thành phần phản động đòi ly khai, đòi thành lập nhà nước.
Các cuộc vận động của chính quyền bao gồm những nội dung tuyên truyền
rất nặng, cán bộ đứng ra tập họp các cuộc mít-tinh quần chúng ở cấp buôn làng,
hoặc cấp xã, trong đó những người bị coi là ủng hộ Tin Lành Dega bị đưa ra trước
đám đông để cán bộ và dân làng “phê bình có tính chất xây dựng”, rồi họ sẽ “tự
nguyện” từ bỏ đạo và thú nhận lỗi lầm. Cũng theo mô hình tương tự, các tòa án
trong tỉnh thường xuyên tổ chức các “phiên tòa lưu động” để xét xử những người
bị truy tố với tội danh xâm phạm an ninh quốc gia trước hàng trăm người tụ họp ở
trung tâm xã, để có số người tham dự đông hơn – và nhấn mạnh thông điệp cảnh
báo những người khác đừng theo Tin Lành Dega.
Một phần khác của chiến dịch đàn áp là PA43 triển khai các chuyên án phối
hợp với công an tỉnh bắt giữ và thẩm vấn những người bị họ nhận diện là hoạt
động chính trị hoặc là tín đồ Tin Lành Dega. Một số người bị chính thức khởi tố,
bắt giữ, xét xử và bỏ tù với những tội về an ninh quốc gia, ví dụ như phá hoại đoàn
kết dân tộc (Điều 87 của Bộ Luật Hình sự), còn những người khác bị buộc thú tội
trong các cuộc kiểm điểm trước dân, sau đó bị giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, công an
tiếp tục giải tán các buổi tập trung cầu nguyện ở nhà thờ tại gia của những tín đồ
Cơ đốc người Thượng thuộc các nhóm tôn giáo độc lập hoặc không có đăng ký,
nằm ngoài Hội thánh Tin Lành Việt Nam - miền Nam.
Nhiều đợt, chính quyền hạn chế đi lại trong khu vực Tây Nguyên, cấm tụ họp
đông người và hạn chế liên hệ bằng điện thoại với bên ngoài.
Cùng thời gian này, chính quyền đã tiến hành một số cải cách để giải quyết
những mối bức xúc của người Thượng, bao gồm chương trình của chính phủ giao
đất cho các hộ dân tộc thiểu số, cải thiện điều kiện giáo dục và phát triển kinh tế tại
những vùng nghèo đói. Công an được cử xuống cắm bản để theo dõi động thái của
những người bị tình nghi là lãnh đạo người Thượng và ngăn ngừa dân trốn sang
Campuchia, đồng thời tham gia triển khai một số dự án cộng đồng như hỗ trợ
người dân canh tác và vệ sinh thôn bản.
Chính quyền gia tăng đàn áp người Thượng, đưa Cảnh sát Cơ động khám xét
các buôn làng gần các vườn trồng cà phê - có lúc sử dụng chó nghiệp vụ - để bắt
những người Thượng bị tình nghi là ủng hộ phong trào hội thánh Dega. Sau khi
phong tỏa một làng, “nội bất xuất ngoại bất nhập,” lực lượng an ninh tiến vào làng.
Họ xét nhà những người bị nghi là chứa chấp hoặc tiếp tế cho người khác, thậm chí
phá hủy nhà cửa và đánh đập người dân trong khi thẩm vấn. Sau đó, họ tỏa ra
ruộng vườn và các khu rừng xung quanh để tìm bắt những người còn lẩn trốn.
Sau những đợt biểu tình lan rộng ở Tây Nguyên vào tháng Tư năm 2004, Cục
An ninh Tây Nguyên được thành lập sau một hội thảo quốc gia về an ninh ở khu
vực Tây nguyên có sự diện diện của ông Nguyễn Tấn Dũng - lúc đó đang là Phó
Thủ tướng. Những đơn vị tinh nhuệ, như PA43, Phòng Bảo vệ Chính trị VI, Cảnh
sát Cơ động và “Cảnh sát Đặc nhiệm” được điều động tới khu vực để hỗ trợ công
an tỉnh và huyện ngăn ngừa các cuộc biểu tình mới, truy tìm những nhà hoạt động
người Thượng còn đang lẩn trốn, ngăn chặn làn sóng dân tị nạn sang Campuchia,
tiêu diệt các nhóm bị cho là lợi dụng các vấn đề tôn giáo và dân tộc để kích động
gây rối.
Chính quyền gia tăng đàn áp, bắt bớ và buộc từ bỏ đạo trước các cuộc họp
đông người nhằm vào người Thượng Cơ đốc giáo sau khi nhà nước ban hành văn
bản pháp luật quy định tất cả các tôn giáo phải được đăng ký chính thức. Nghị định
22, ban hành vào tháng 3 năm 2005, nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo bị cho là
gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và đoàn kết dân tộc. Chỉ
thị số 01 do Thủ tướng ban hành vào tháng 02 năm 2005, nêu đích danh “Tin Lành
Dega” là tôn giáo bị cấm. Các văn bản pháp quy mới đã hợp thức hóa các hành
động bắt giữ hoặc ép buộc từ bỏ đạo của quan chức chính quyền và công an đối với
người Thượng thuộc các nhóm tôn giáo độc lập với Hội thánh Tin lành miền Nam
Việt Nam.
Về việc xử lý từng cá nhân trong cuộc biểu tình, Chủ tịch tỉnh Đak Lak đã
phát biểu sẽ tiến hành điều tra mức độ trách nhiệm của từng cá nhân và sẽ áp dụng
những hình thức xử lý cụ thể. Ví dụ: những hành vi gây rối trật tự công cộng,
chống người thi hành công vụ, vi phạm luật lệ giao thông… đều đã được quy định
trong các văn bản luật và sẽ căn cứ để xử lý nghiêm. Đối với những cá nhân cầm
đầu hành vi biểu tình thì nhà nước sẽ có những chính sách xử lí nghiêm khắc. Tuy
nhiên, cơ quan chức năng cũng tỉnh táo xác định nhiều người chỉ vì nhẹ dạ mà bị
lôi kéo nên sắp tới, tỉnh sẽ tổ chức đưa một số người quá khích đã nhận ra lỗi lầm
ra nói chuyện với nhân dân. Họ sẽ đứng trước nhân dân và nói về những sai lầm
của mình để những người khác đừng mắc phải.
Đồng thời nhà nước ta cũng có những chính sách giải quyết khoan nhượng và
hạn chế khống chế bằng bạo lực nhiều nhất có thể. Nhà nước ta luôn xác định rằng
đa số nhân dân chỉ là những người bị kẻ xấu lợi dụng, vì vậy chỉ cần khống chế
những tên cầm đầu thì tình hình sẽ bình thường trở lại. Trong vụ biểu tình ở Tây
Nguyên 2004, cơ quan chức năng của nước ta chỉ dùng cảnh sát trật tự và dân quân
tự vệ để lập lại trật tự. Sau đó tiến hành tập trung bà con lại giải thích để họ hiểu rõ
vấn đề. Đồng thời điều xe khách đưa bà con về tận buôn làng để bà con trở lại cuộc
sống bình thường.
Nhận định của bản thân về những chính sách đó
Trong các chính sách để giải quyết của chính phủ thì chúng ta thấy những
người lãnh đạo đã rất cương quyết, sử dụng rất nhiều biện pháp mạnh để xử lý bạo
loạn ở Tây Nguyên. Đã nhanh chóng cử lực lượng tinh nhuệ đến nơi xảy ra phản
động để xử lý các cuộc biểu tình. Những biện pháp đó đã phần nào ngăn cản được
những cuộc xung đột lan ra trên diện rộng và hạn chế những cuộc nổi loạn diễn ra
mạnh mẽ. Trong thời điểm đó, chính quyền đã có những chính sách cải cách về
kinh tế, đã giải quyết được những bức xúc của người dân, đây là một biện pháp
đúng đắn để giải quyết bạo loạn thời điểm này. Đồng thời ta cũng thấy được sự
khoan hồng của nhà nước đối với nhân dân bị kẻ xấu lợi dụng và xúi giục. Đây
được đánh giá là một điểm nổi bật trong cách xử lí của nhà nước ta.
Tuy nhiên, việc ổn định bằng vũ lực là không thể tránh khỏi đối với tình hình
hỗn loạn đó. Những biện pháp của chính phủ trong thời điểm đó chủ yếu là đàn áp,
sử dụng vũ trang, thậm chí là bạo lực đã khiến cho đồng bào thêm hoảng loạn và
sợ hãi. Và thay vì tuyên truyền thuyết phục một cách nhẹ nhàng, cho nhân dân hiểu
được âm mưu của thế lực phản động thì chính quyền là lựa chọn phê bình, chế
trách người dân dẫn đến lòng tin của nhân dân dễ bị lây động. Bên cạnh đó, chính
sách bắt buộc từ bỏ đạo cũng có nhiều bất cập, khi không phải tất cả những người
theo đạo Cơ Đốc đều là những người phản động đi theo “Tin lành Dega”. Nên việc
ban hành như vậy sẽ gây nên làn sóng bức xúc của những người dân theo đạo một
cách hợp pháp và thiện lành, gây ảnh hưởng đến lòng dân.
Qua đó có thể thấy được thiếu sót lớn nhất là nhà nước ta đã có chính sách
giáo dục nhận thức của nhân dân không hiệu quả, để nhân dân dễ bị thế lực thù
địch xúi giục gây phản động và mất lòng tin vào nhà nước. Chính phủ ta nên tuyên
truyền và giáo dục nhân dân từ sớm nhằm trang bị tốt cho nhân dân kiến thức và
nhận thức tốt hơn về tôn giáo và về nhà nước của mình.
5. Đưa ra các xử lý tốt nhất của bản thân trên cương vị là chủ thể quyền
lực phải giải quyết cho ổn định chính trị - xã hội.
Áp dụng những biện pháp rút “ngòi nổ” và hạn chế sự lan tỏa sang nơi khác
Sau khi chúng ta đã xác định được nguyên nhân của điểm nóng Tây Nguyên,
thì trước hết, chúng ta cần có một chiến lược cụ thể, chính xác để giải quyết vấn
đề. Chúng ta phải lập được sự lãnh đạo chỉ huy thống nhất, lựa chọn lực lượng và
phương tiện cần thiết để giải quyết. Bên cạnh đó, ta cần xác định rõ thành phần
phản động đòi ly khai, đòi thành lập nhà nước độc lập. Khi xác định rõ đối tượng
thì chúng ta mới có thể lên kế hoạch để giải quyết vấn đề một cách thành công và
an toàn. Ta cần có hình thức tuyên truyền thuyết phục, vận động, kết hợp sử dụng
các phương tiện thông tin đại chúng để giúp đồng bào nhận rõ đúng sai, cô lập đối
phương. Còn nếu phương án xấu nhất là những hình thức tuyền truyền không thể
thuyết phục được thì nhất thiết phải giải tán đám đông bằng các biện pháp mạnh,
cưỡng chế, thậm chí là bạo lực nhưng không gây nguy hiểm cho những người dân
khác và ngăn ngừa nguy cơ lan tỏa sang nơi khác.
Khắc phục hậu quả sau khi điểm nóng được dập tắt
Trước hết cần thực hiện các chính sách, biện pháp để nhanh chóng ổn định
tình hình, giữu vững an ninh trật tự trên địa bàn, kết hợp truy quét, trấn áp đối
tượng cầm đầu, chỉ huy của tổ chức phản động một cách triệt để. Đồng thời, chúng
ta cần giải quyết các yêu cầu bức xúc của nhân dân, làm tốt công tác vận động
quần chúng. Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ phản động và xử lý những người vi phạm
đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, bằng các biện pháp thích hợp, từ thấp
đến cao gắn chặt với vận động tuyên truyền để đồng bào nhận rõ âm mưu, thủ đoạn
và tự giác từ bỏ tổ chức phản động này.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ các tỉnh
Tây Nguyên phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo. Đặc biệt là phải nâng cao
trình độ dân trí, ý thức và năng lực thực hành dân chủ cho đồng bào, phải làm cho
đồng bào có khả năng tự nhận thức được những vấn đề dân tộc, tôn giáo, có như
vậy, kẻ địch khó có thể lợi dụng để thực hiện ý đồ đen tối.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
tại chỗ, người dân tộc thiểu số sẵn sàng trở về địa phương công tác hoặc người
Kinh an tâm công tác lâu dài.
Trong công tác đảm bảo an ninh, phải xây dựng thế trận an ninh nhân dân,
xây dựng lực lượng công an nhân dân tinh nhuệ, đủ sức bảo vệ địa bàn là chiến
lược quan trọng như Tây Nguyên. Tiếp tục hoàn thiện các phương án để chủ động
đấu tranh, xử lý kịp thời, có hiệu quả đối với mọi âm mưu và hoạt động của các thế
lực thù địch.
Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để điểm nóng
không tái phát
Một là, đánh giá đội ngũ cán bộ xem có đáp ứng được nhiệm vụ không, phải
có sự củng cố và phát huy.
Hai là, đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống tổ chức, của những chính sách
để từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.
Ba là, đánh giá trong quần chúng, phân biệt những người đi theo phản động.
Do đó phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục nhân dân và những
giải pháp linh hoạt để thu phục tội phạm.
Bốn là, để điểm nóng không tái phát thì cần áp dụng tổng hợp các biện pháp
an dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Phải có chính sách mang tính chiến lược phát
triển vùng Tây Nguyên. Chúng ta phải tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao dân trí và đoàn kết dân tộc. Đồng thời phải tăng cường an ninh,
nâng cao cảnh giác để giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

You might also like