You are on page 1of 2

3.3.4.

Các tộc người và quan hệ tộc người bị chi phối sâu sắc
Sau khi khảo sát có vẻ bề ngoài như là hoạt động khoa học đó, chính quyền
thuộc địa lần lượt thực hiện việc bình định các vùng dân tộc mà người Pháp gọi
là “vùng Mọi”. Chính sách thi hành chỉ tập trung vào ba nhóm việc lớn:
- Lập các đồn điền cao su và dùng mọi ảnh hưởng để thu phục, sai khiến người
dân tộc chung quanh
- Lập các đồn binh ở những nơi trọng yếu nhất là những giao điểm các tuyến
đường, chốt chặn các hành lang, chặn kiểm soát các bến sông,… Từ các đồn
binh đó các toán binh lính tuần tra kiểm soát hoặc đến các làng dân tộc thực
hiện các nỗ lực chính trị, hành chính.
- Hình thành các tổng người tộc. Thủ Dầu Một có 6 tổng là: Cửu An, Lộc Ninh,
Minh Ngãi, Phước Lễ, Quảng Lợi và Thanh An, dân cư chủ yếu là người Stieng
và một ít người Khmer. Biên Hoà cũng có 6 tổng là: An Viên, Phước Thạnh,
Bình Tuy, Tập Phước, Thuận Lợi, Tân Thuận; dân cư chủ yếu là người Mạ,
người Stieng và một ít người Khmer.
-> Như vậy đối với các tộc người bản địa, chính quyền thuộc địa Pháp đã
nhanh chóng bình định, xếp đặt cư trú, quản lý và thực hiện khá thành công
chính sách chia để trị. Đối với người Hoa, thực dân Pháp áp dụng chính sách có
phần khôn khéo hơn nhưng vẫn nằm trong tổng thể của chính sách chia để trị.
Chính quyền thuộc địa đã thực hiện rốt ráo một chính sách một chính sách đối
với người Hoa. Nội dung:
- Phục hồi và đề cao tư tưởng kiều dân: Với việc phục hồi và thúc đẩy tư tưởng
kiều dân, một bộ phận người Hoa đã tự tách mình ra khỏi xã hội Việt Nam mà
tổ tiên của họ đã hoà nhập từ hơn 1.000 năm trước. Họ tự cho mình có địa vị xã
hội khác với những người An Nam nô lệ vì cho dù mình có sinh ra và trưởng
thành ở Việt Nam nhưng vẫn là con dân của nhà nước Đại Thanh hay là công
dân của nước Trung Hoa Dân Quốc,… Tư tưởng kiều dân càng bắt rễ ăn sâu
vào người Hoa càng gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực. Hậu quả tai hại của nó còn
kéo dài thậm chí cho đến các giai đoạn sau này.
- Khuyến khích và đề cao vao trò tư trị của các tổ chức Bang người Hoa.
Nếu thời triều Nguyễn các Bang chỉ có quyền tự quản, đơn thuần chỉ giúp triều
Nguyễn thu thuế và hoà giải các xích mích, bất đồng nội bộ thì đến lúc này, các
Bang với quyền tự trị đã chi phối toàn diện cuộc sống kinh tế, xã hội của mọi
người Hoa trong cộng đồng mình, kể cả việc phân chia các lĩnh vực kinh
doanh. Quyền tự trị của Bang làm cho tư tưởng kiều dân trong người Hoa phát
triển mạnh mẽ. Hệ quả của nó là mối quan hệ máu thịt hình thành lâu đời giữa
những di dân Trung Hoa và những con cháu của họ với người Việt đã suy giảm
và rời rã tệ hại.
- Về kinh tế, chính quyền thuộc địa vừa ưu ái, khuyến khích vừa ngấm ngầm o
ép đối với người Hoa
Tuy nhiên, cần thấy rõ ý đồ chia để trị của thực dân Pháp trong chính sách về
kinh tế đối với người Hoa. Để đối phó với phong trào cách mạng, nhất là phong
trào công nhân đô thị, người Pháp đã thi hành chính sách chia rẽ Việt-Hoa bằng
cách đặc biệt nuôi dưỡng, hợp tác với tư sản mại bản người Hoa để chống phá
phong trào cách mạng của công nhân, lao động người Việt Nam, người Hoa.
Các nội dung của chính sách chia để trị của thực dân pháp đối với người Hoa
đã có phần thành công nhất định, tạo ra một hố sâu ngăn cách giữa người Việt
với người Hoa. Nó là một trong tổng thể một xã hội thuộc địa đã thực dân hoá
sâu sắc và phân hoá xã hội gay gắt ở Đông Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc.
3.3.5. Mâu thuẫn xã hội gay gắt với nhiều đảng phái chính trị đan xen hoạt
động
Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc chứa đựng hai mâu thuẫn cơ bản là mâu
thuẫn giai cấp, giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản, giữa địa chủ, phong
kiến với nông dân; và mâu thuẫn dân tộc, giữa dân tộc Việt Nam với thực dân
Pháp.
Mặc khác, phần đông địa chủ ở Đông Nam Bộ trong thời Pháp thuộc đều đã
chuyển đổi thành các nhà sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp là chủ yếu
hơn là phát canh thu tô. Vì vậy mâu thuẫn địa chủ nông dân không thật sự gay
gắt và nổi bật.
Đông Nam Bộ là đất của đô thị và công thương nghiệp, cũng là nơi tập trung
các đồn điền cao su. Vì vậy xã hội nổi lên và khá gay gắt mâu thuẫn giữa chủ
tư sản đồn điền với công nhân cao su cũng như giữa chủ tư sản mại bản người
Pháp, người Hoa với công nhân lao động.
Hàng trăm cuộc đình công, biểu tình đòi dân sinh, dân chủ đã diễn ra liên tục
cả ở các đồn điền cao su và đô thị Sài Gòn, Chợ Lớn. Chính vì vậy mà ở Đông
Nam Bộ, nhiều khu vực nhà máy, đồn điền đã trở thành nơi các đảng viên cộng
sản đi vô sản hoá, cũng là nơi sớm hình thành các tổ chức công đoàn.
Riêng ở Đông Nam Bộ, do là nơi đặt bộ máy cai trị cao nhất của Nam Kỳ, mâu
thuẫn giữa thực dân và nhân dân Việt Nam càng bộc lộ rõ rệt và gay gắt. Tuy
nhiên trong mâu thuẫn đó, ta thấy rõ có sự phân biệt giữa các giai tầng xã hội:
cực gay gắt và đối kháng trong mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn thực
dân nhưng có phần thỏa hiệp trong mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với bọn
thực dân nhưng có phần thoả hiệp trong mâu thuẫn giữa tầng lớp tiểu tư sản với
thực dân.
Giữa các đảng phái chính trị có lúc hợp tác, khi tranh chấp, thậm chí xung đột.
Nhưng cả mâu thuẫn dân tộc và giai cấp đều diễn ra gay gắt trong xã hội Đông
Nam Bộ đương thời. Chính ở vùng đất này, hai mục tiêu giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp hoà quyện làm một. Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh
đạo quần chúng đấu tranh theo tôn chỉ mục đích đó. Tất cả làm cho xã hội
Đông Nam Bộ đương thời trở thành vũ đài chính trị khá tiêu biểu của toàn xứ
Đông Dương.
Những mầm mống của một xã hội mới trong một chính thể mới đang dần hình
thành. Cách mạng tháng Tám chính là bà đẻ của xã hội mới đó. Nhưng cũng từ
đó, Đông Nam Bộ đã trở thành nơi trọng điểm của cuộc đấu tranh bền bỉ vốn
nhiều loại kẻ thù để giành và bảo vệ quyền sống và quyền được tự do độc lập.
Đông Nam Bộ đã luôn đi đầu trong công cuộc dựng nước và giữ nước lần thứ
ba của dân tộc Việt Nam. Các cuộc chiến tranh gian khổ vẫn chứa đựng trong
lòng nó một xã hội Đông Nam Bộ với nhiều sắc thái đặc trưng.

You might also like