You are on page 1of 6

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Số báo danh: 84

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Lớp: 2156HCMI0131

Mã số đề thi: 22 Họ và tên: Đặng Mỹ Duyên

Ngày thi: 7/12/2021 Tổng số trang: 6

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài Làm
Câu 1:

* Hoàn cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858 thực dân
Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Vào thời điểm đó, chế độ phong kiến Việt
Nam (dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn) đã lâm vào giai đoạn khủng khoảng trầm trọng.
Trước hành động xâm lược của Pháp, Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp (Hiệp ước
1862, 1874, 1883) và đến ngày 6-6-1884 với Hiệp ước Patơnốt đã đầu hàng hoàn toàn thực dân
Pháp, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy thống trị thực dân:
Về kinh tế, từ năm 1987 Pháp bắt đầu tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa; Cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai (1919-1929) nhằm biến Việt Nam nói
riêng và Đông Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của “chính quốc”, đồng thời
ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cùng nhiều hình thức
thuế khóa nặng nề....Kết quả là nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển ở mức độ nào đó theo
hướng tư bản chủ nghĩa nhưng là nền kinh tế thuộc địa (do pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất
phong kiến) nên què quặt, mất cân đối và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 1/…..


Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi
quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, biến vua quan Nam triều
thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các
cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất
thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước
Lào và nước Campuchia để lập ra Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (Union Indochinoise),
xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa
các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam
với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

Về văn hoá-xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù
nhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, duy trì tệ nạn xã hội vốn
có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để
đầu độc các thế hệ người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước
“Đại Pháp”…

Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương nói
chung là một chế độ chuyên chế chính trị và bóc lột kinh tế nặng nề, nó “vô cùng khả ố và
khủng khiếp hơn cả chế độ chuyên chế của nhà nước quân chủ châu Á ngày xưa” (Phan Văn
Trường). Bản chất của "sứ mạng khai hoá" đó không phải đem đến cho nhân dân một sự "khai
hoá văn minh" , mà chính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém...

Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp đã làm
biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Các giai cấp cũ phân hóa, giai cấp, tầng
lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối
với vận mệnh của dân tộc:

Giai cấp địa chủ, dưới chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp, đã bị
phân hóa khá rõ rệt thành 3 bộ phân: đại, trung và tiểu địa chủ. Đa số địa chủ nhỏ và vừa có tinh
thần yêu nước và tinh thần dân tộc. Số còn lại là đại địa chủ câu kết với thực dân Pháp và làm
tay sai đắc lực cho Pháp trong việc ra sức đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông dân.

Giai cấp nông dân, chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số), đồng thời là
một giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Đây được xem là lực lượng hùng

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 2/…..


hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền độc lập tự do của dân tộc và khao khát
giành lại ruộng đất cho dân cày; khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn
sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân phong kiến.

Giai cấp tư sản, hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Một bộ
phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với tư bản Pháp, trở thành tay sai của chúng. Bộ phận
tư sản còn lại là tư sản dân tộc, thế lực kinh tế nhỏ bé, bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm nên
có tinh thần dân tộc, yêu nước nhưng không có khả năng tập hợp các giai tầng để tiến hành cách
mạng. Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,…) bị đế quốc, tư bản chèn ép,
khinh miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. Tuy
nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ cải lương nên không thể lãnh đạo cách mạng. Các sĩ
phu phong kiến cũng có sự phân hóa. Một bộ phận hướng sang tư tưởng dân chủ tư sản hoặc tư
tưởng vô sản. Một số người khởi xướng các phong trào yêu nước có ảnh hưởng lớn.

Giai cấp công nhân, là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp; gắn
liền với việc Pháp thiết lạp các nhà máy, khu xí nghiệp, công xưởng, đồn điền... Ngoài những
đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng
vì ra đời trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc
lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); xuất thân từ nông dân bị bần cùng hóa nên có mối
quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân; cơ cấu chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền,
lực lượng còn nhỏ bé, nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, nhanh
chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng.

Như vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi rất quan trọng cả về
chính trị, kinh tế, xã hội. Chính sách cai trị và khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm phân
hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến (địa chủ, nông dân) đồng thời tạo nên những
giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản) với thái độ chính trị khác nhau.

Trước sự xâm lược và áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam liên tiếp
nổi dậy đấu tranh phản kháng bằng những phong trào yêu nước sôi nổi, rộng khắp theo hai
khuynh hướng tư tưởng chính:

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến (1858-1896): Tiêu biểu nhất là phong
trào Cần Vương do vua Hàm Nghi phát động, diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 với hàng loạt

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 3/…..


các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy,
phong trào nông dân Yên Thế....

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1897-1930): Xu hướng bạo động
của Phan Bội Châu, Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh, Các tổ chức đảng phái lần lượt ra
đời ( Đảng Lập Hiến, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam quốc dân đảng..).

Tuy nhiên, các phong trào yêu nước ở Việt Nam theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
cho đến năm 20 của thế kỉ XX đều thất bại; Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc khủng hoảng
trầm trọng về đường lối cứu nước và một tổ chức cách mạng tiên phong.

* Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam:

Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn
đan xen nhau. Song, nổi lên là hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giai cấp (giữa đại đa số nông
dân và địa chủ phong kiến) và mâu thuẫn dân tộc (giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp).
Trong đó, mối mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất là “mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với
thực dân Pháp và tay sai phản động”. Sự áp bức và bóc lột càng tăng, thì mâu thuẫn dân tộc
càng trở nên sâu sắc; sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển
mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Những mâu thuẫn lúc này gắn
bó, tác động lẫn nhau đòi hỏi phải được giải quyết. “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng”
là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam, nhưng “độc lập dân tộc” là yêu cầu cơ bản chủ yếu
nhất vì phản ánh nguyện vọng bức thiết của cả dân tộc Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.

Câu 2 :

* Nguyên nhân Đảng ta khẳng định phải xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế hành chính, quan
liêu bao cấp tại Đại hội VI (1986):

Thực trạng đất nước sau chiến tranh: Sau 10 năm tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện
đất nước thống nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong trạng thái trì trệ, dấu hiệu của khủng
hoảng suy thoái đã dần dần xuất hiện và ngày càng bộc lộ rõ nét. Theo Giáo sư Trần Văn Thọ
viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: “Mười năm sau 1975 là một trong những
giai đoạn tối tăm nhất về kinh tế trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước
nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 4/…..


Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên
đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979. Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất
đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó. Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong 10 năm trước đổi mới chỉ tăng 35%, trong thời
gian đó dân số tăng 22%. Như vậy, GDP đầu người trung bình tăng chỉ độ 1% mỗi năm.”

Xuất phát từ chính những hạn chế của cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp:
Thứ nhất, triệt tiêu tính năng động hiệu quả của nền kinh tế thị trường; kìm hãm sự phát triển
của nền kinh tế, tiến bộ Khoa học- Kỹ thuật. Nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh
hành chính, các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước và các
chi tiêu pháp lệnh được giao. Vốn nhà nước cấp, lương nhà nước chia,...lãi nhà nước thu, lỗ nhà
nước bù. Cơ chế này khiến sở hữa tư nhân không được thừa nhận, triệt tiêu đi động lực của sản
xuất kinh doanh là lợi nhuận; không có sự cạnh tranh, cải tiến để phát triển mà ngược lại mất đi
sức chiến đấu và sáng tạo của các chủ thể kinh tế, dẫn đến kìm hãm nặng nề sự phát triển của
nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, chế độ phân phối bình quân bao cấp đã không gắn được kết quả sản xuất với năng
suất và hiệu quả lao động, triệt tiêu động lực của người lao động, làm nảy sinh tình trạng lười
biếng ỷ lại, “không ai làm hơn ai vì không ai nhận hơn ai”. Bên cạnh đó cơ chế phân phối, bao
cấp này còn tạo nên nghịch lý của xã hội: Người có nhu cầu chưa hẳn được phân phối, còn
người được phân phối lại chưa hẳn có nhu cầu.

Thứ ba, quan hệ hàng hóa- tiền tệ bị coi nhẹ, hạch toán là hình thức, quan hệ hiện vật mới là
chủ yếu. Nhà nước quản lý thông qua chế độ “cấp phát-giao nộp”, phân phối hàng hóa, hạn chế
trao đổi bằng tiền mặt, lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật. Những chức năng của tiền tệ
vì thế hoàn toàn tê liệt. Đây là một lỗ hổng rất lớn trong xây dựng mối quan hệ hàng hóa- tiền
tệ, điều mà vô cùng cấp thiết trong điều hành vĩ mô cũng như phát triển nền kinh tế hiện nay.

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo nhiều cấp trung gian; vừa kém năng động vừa
sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền quan liêu. Cán bộ các cấp ngành
thường ỷ lại vào Ngân sách nhà nước, cấp dưới ỷ lại vào cấp trên, mọi công việc làm ăn thua lỗ
đều đã có Ngân sách nhà nước “đỡ đần”. Điều này gây thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia
đồng thời làm suy giảm chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý. Không chỉ vậy, cơ chế phân phối

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 5/…..


bình quân, bao cấp đã tạo nên một hệ thống thương nghiệp nhà nước độc quyền mua và bán, tạo
nên những đặc quyền đặc lợi gắn liền với những người năm giữ hệ thống “thị trường có tổ
chức”; làm nảy sinh tình trạng tham nhũng quan liêu, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Nhận thức được những điểm hạn chế trong cơ chế quản lý vận hành đất nước hiện tại, Đảng
ta đã từng bước rút ra bài học; thực hiện đổi mới toàn diện, đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế xã hội mà khởi đầu chính là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( năm 1986).

* Thực trạng đất nƣớc hiện nay:


Trải qua nhiều kỳ Đại hội và các Hội nghị, nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm xóa bỏ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh Xã hội chủ nghĩa. Cho
đến nay, về cơ bản cơ chế quản lý kinh tế hành chính, quan liêu bao cấp đã được xóa bỏ nhưng
lại chưa thật sự triệt để. Một số những tồn tại của cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, tập trung như:
chính sách tài chính-ngân sách nhà nước chưa phát huy tinh thần tự lực, tự cường và tính chủ
động, sáng tạo của các cấp, các ngành; chi tiêu còn chưa tiết kiệm, thiếu hiệu quả và không
đúng hướng; tình trạng cơ chế xin-cho, v.v... đã “ăn sâu bám rễ’ đòi hỏi nhiều cố gắng hơn nữa
từ các phía, đặc biệt là từ phía chính quyền và các cơ quan nhà nước.

Chẳng hạn như vấn đề về tình trạng cơ chế “xin- cho” đối với các Doanh nghiệp nhà nước
(DNNN). Theo quy định, nhiều DNNN sau khi đã cổ phần hoá phải thực hiện các quy chế hoạt
động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, có thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn xin cơ chế từ Nhà
nước hay các bộ, ngành vẫn còn “bao bọc”, tạo ra những cạnh tranh không bình đẳng với các
loại hình doanh nghiệp khác. Nguyên nhân là bởi: từ trước DNNN đã tồn tại quá lâu trong thể
chế được ưu tiên, ưu đãi, bao cấp nên tư duy và thói quen vẫn chưa thay đổi được triệt để.
Trong đó, môi trường đầu tư kinh doanh có phần chưa thật sự bình đẳng, DNNN vẫn được ưu
tiên, ưu đãi về số mặt như đất đai, vốn,…Một lý do nữa, nhiều DNNN hoạt động không hiệu
quả, hoặc hiệu quả thấp, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, thua lỗ kéo dài không giải quyết
được nên vẫn trông vào nhà nước hỗ trợ.

Xóa bỏ triệt để cơ chế quản lý kinh tế hành chính, quan liêu bao cấp vẫn luôn là quyết tâm
lớn của Đảng ta từ trước tới nay. Đây cũng sẽ là cơ sở quan trọng để đất nước ta phát triển nền
Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

---Hết---

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 6/…..

You might also like