You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

--------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã đề 45.03.1718: Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về
vấn đề dân tộc,giải quyết vấn đề dân tộc và cơ sở thực tiễn, hãy đấu tranh phản
bác quan điểm sai trái sau: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ 1954 -1975 là
cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn được ủy nhiệm bởi cuộc chiến ý thức hệ giữa
hai phe cộng sản và tư bản”

HỌ VÀ TÊN : Hoàng Bảo Trâm

MSSV : 453510

LỚP : CNXHKH-2-21 – N18.TL1

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1

NỘI DUNG ...............................................................................................................1

1. Cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc và giải quyết các vấn
đề dân tộc ..................................................................................................................1

1.1. Dân tộc ................................................................................................................1

1.2. Các đặc trưng của dân tộc .................................................................................1

1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc .......................................................2

1.3.1 Xu hướng thứ nhất ............................................................................................2

1.3.2. Xu hướng thứ hai .............................................................................................2

1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề dân tộc...................................2

1.4.1. Quyền bình đẳng ..............................................................................................2

1.4.2. Quyền tự quyết .................................................................................................3

1.4.3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc ...........................................................3

2. Vận dụng để phản bác lại luận điểm sai trái .....................................................3

KẾT LUẬN ...............................................................................................................6

PHỤ LỤC ..................................................................................................................7

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................9


MỞ ĐẦU

Vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền là những vấn đề nhạy cảm luôn được
các thế lực thù địch lợi dụng chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta. Mặt khác do sự phát triển, biến đổi tất yếu trong nội hàm của các vấn đề trên cũng
đặt ra những nội dung mới về lý luận và thực tiễn trong việc nhận thức và giải quyết
vấn đề dân tộc trong bối cảnh tình hình mới. Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau,
vấn đề dân tộc có nội dung và tính chất khác nhau. Một trong những giai đoạn lịch
sử quan trọng của dân tộc ta, không thể không nhắc đến cuộc chiến tranh kháng chiến
chống đế quốc Mỹ (19540-1975). Đây là một trang lịch sử hào hùng về tinh thần yêu
nước, tuy nhiên lại có không ít những thành phần phản động, ý kiến trái chiều cho
rằng: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ 1954-1975 là cuộc nội chiến huynh đệ
tương tàn được ủy nhiệm bởi cuộc chiến ý thức hệ giữa hai phe cộng sản và tư bản.”
Trong bài tiểu luận kết thúc học phần này, em sẽ dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa
xã hội khoa học về vấn đề dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc và cơ sở thực tiễn để
đấu tranh phản bác quan điểm sai trái trên.

NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về dân tộc và giải quyết các vấn
đề dân tộc

1.1. Dân tộc

Một quốc gia là một cộng đồng người có mối quan hệ chặt chẽ và bền vững,
hoạt động kinh tế chung, ngôn ngữ và đặc điểm văn hóa cụ thể, hay đơn giản là một
cộng đồng ổn định tạo nên con người của một quốc gia. Đất nước thống nhất về lãnh
thổ, quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ dân tộc và ý thức đoàn kết dân tộc, được gắn kết bởi
các lợi ích chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống và đấu tranh trong suốt chiều dài
lịch sử dựng nước và giữ nước.

1.2. Các đặc trưng của dân tộc

Có một lối sống kinh tế chung. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng
nhất của một quốc gia. Quan hệ kinh tế là cơ sở để liên kết các bộ phận, các thành
viên khác nhau của nhà nước và đặt nền tảng vững chắc cho cộng đồng quốc gia.

Nó có thể tập trung ở một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc có thể là nơi
sinh sống của nhiều dân tộc. Vận mệnh của một quốc gia là một bộ phận rất quan
trọng trong việc thành lập và bảo vệ lãnh thổ của một quốc gia.

1
Có ngôn ngữ riêng hoặc có thể là chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc)
làm công cụ giao tiếp trong mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, tình cảm ...

Nó có những đặc điểm tâm lý riêng (tâm lý dân tộc), nó kết tinh trong nền văn
hóa dân tộc, hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc riêng, gắn bó với văn hóa của
cả cộng đồng dân tộc.

1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc

Có hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc

1.3.1 Xu hướng thứ nhất

Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập. Do
sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức và về quyền sống của mình mà các cộng đồng
dân cư muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập. Xu hướng này thể hiện rõ nét
trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc dân tộc của các dân tộc thuộc địa
và phụ thuộc muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc.

1.3.2. Xu hướng thứ hai

Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn
liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát
triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lọt thuộc địa, do sự phát triển của lực lượng sản
xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản
chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc
đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề dân tộc

1.4.1. Quyền bình đẳng

Đây là quyền thiêng liêng của dân tộc trong mối quan hệ giữa các quốc gia,
dân tộc hoàn toàn bình đẳng, nghĩa là dân tộc lớn hay nhỏ, không phân biệt trình độ
phát triển đều có nghĩa, có quyền, có lợi; luật pháp của các nước và luật pháp quốc
tế, bất kỳ quốc gia nào Không có quyền giữ lại đặc quyền, đặc lợi của mình và đàn
áp, bóc lột các dân tộc khác. Trình độ phát triển văn hoá còn sót lại trong lịch sử đấu
tranh khắc phục chênh lệch kinh tế có ý nghĩa cơ bản đối với việc bảo vệ và thể hiện
pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và việc thực hiện quyền bình đẳng
của các quốc gia là cơ sở để thực hiện quyền tự quyết của các quốc gia và xây dựng
quan hệ hợp tác, hữu nghị quốc tế.

2
1.4.2. Quyền tự quyết

Quyền dân tộc tự quyết là quyền của mỗi quốc gia được làm chủ vận mệnh
của mình, tự quyết định hệ thống chính trị, xã hội và con đường phát triển của mình.
Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị để thành lập một quốc gia-
nhà nước độc lập vì lợi ích của nhân dân, cũng như quyền tự nguyện liên kết với các
dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng và lợi ích khi có đủ quyền lực. Chống lại các nguy
cơ ngoại xâm, giữ vững độc lập, chủ quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự
phát triển của các quốc gia - dân tộc.

1.4.3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Liên minh công nhân toàn quốc là ý tưởng cơ bản của chương trình quốc gia
của Đảng Cộng sản: nó phản ánh tính chất quốc tế của phong trào công nhân, sự
thống nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng các giai cấp. Nó đảm bảo
rằng phong trào dân tộc chủ nghĩa có đủ sức mạnh để giành thắng lợi. Liên đoàn
Công nhân Quốc gia quy định các mục tiêu cần theo đuổi và các hướng dẫn và
phương pháp để xem xét cách thức giải quyết các quyền dân tộc tự quyết và bình
đẳng quốc gia. Đồng thời là nhân tố lực lượng bảo đảm thắng lợi của giai cấp công
nhân và nhân dân bị áp bức trước kẻ thù. Sự đoàn kết, đoàn kết của công nhân cả
nước là cơ sở vững chắc để đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc chống chủ nghĩa
đế quốc, giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung của liên minh công
nhân cả nước có vai trò liên kết ba yếu tố thành một chỉnh thể. Sự đoàn kết của các
giai cấp công nhân các nước là biểu hiện thực tế của chủ nghĩa yêu nước, đã trở thành
động lực vô cùng to lớn trong thời đại ngày nay. Nội dung này đúng với tinh thần
quốc tế là kêu gọi các dân tộc và các quốc gia xích lại gần nhau hơn.

2. Vận dụng để phản bác lại luận điểm sai trái

Xuyên tạc, phủ nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ là thủ đoạn thường được các
thế lực thù địch sử dụng hàng năm khi đến tháng 4 nhằm hạ thấp vị thế của nước Mỹ.
Giá trị của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Tuy nhiên, đó
chỉ là những tiếng nói lạc lõng. Quan điểm “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ
1954 -1975 là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn được ủy nhiệm bởi cuộc chiến ý
thức hệ giữa hai phe cộng sản và tư bản” được hiểu là một cuộc chiến mà bề ngoài
là sự xung đột giữa hai ý thức hệ cộng sản và tư bản nhưng thực chất là việc đồng
bào trong cùng một đất nước quay lưng, giết hại lẫn nhau (“huynh đệ tương tàn”).

Về bản chất của Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), các bằng chứng lịch sử
đều khẳng định đây là cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ phát động chống
lại Việt Nam. Âm mưu của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là “tiêu diệt phong trào yêu nước
của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và
3
căn cứ địa cho quân đội Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản”. Hệ
thống xã hội chủ nghĩa tấn công từ phía Bắc nhằm đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội
trong khu vực, đồng thời bao vây và đe dọa các nước xã hội chủ nghĩa khác”. Để
thực hiện âm mưu này, chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã chi 676 tỷ USD, "huy động nhiều
nhất 70% quân số, 60% lực lượng thủy quân lục chiến, 40% lực lượng hải quân và
60% lực lượng không quân"; có lúc, hơn nửa triệu Quân đội Hoa Kỳ đóng trên chiến
trường miền Nam Việt Nam (chưa kể một số quân đồng minh), huy động vũ khí và
phương tiện chiến tranh hiện đại nhất để chiến đấu với nhân dân Việt Nam. Bằng
chứng này cho thấy sự hiểu sai của lập luận rằng "đây là một cuộc nội chiến giữa
nhân dân Việt Nam".

Theo xu hướng thứ nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc: Cộng
đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập. Do sự thức tỉnh,
sự trưởng thành về ý thức và về quyền sống của mình mà các cộng đồng dân cư muốn
tách ra để thành lập các dân tộc độc lập. Có thể thấy, khi hiệp định Geneve về chiến
tranh Đông Dương được kí, Việt Nam bị chia cắt ra hai miền Bắc-Nam, chính quyền
bù nhìn Ngô Đình Diệm lên đứng đầu ở miền Nam thực chất là tay sai cho Mỹ nhằm
chia cắt hoàn toàn đất nước. Nhân dân ta vẫn luôn đứng lên cách mạng, chiến đấu
nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiêu biểu được đánh dấu bằng cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giành toàn thắng, mà đỉnh cao là Chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đó chính là sự nhận thức mạnh mẽ về quyền sống mà dân
tộc Việt Nam kiên trì đấu tranh để giành lại đất nước sum họp độc lập.

Còn theo xu hướng thứ hai: Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân
tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Thể hiện rõ nét trong phong trào
đấu tranh giành độc lập dân tộc dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn
thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc. Nếu cuộc chiến tranh
chỉ là cuộc nội chiến nội bộ Việt Nam, thì cũng sẽ không có sự ủng hộ đấu tranh
mãnh mẽ đến từ các quốc gia khác trên thế giới, hay từ chính nước Mỹ. Đơn cử qua
20 năm chiến tranh, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã
viện trợ cho Việt Nam tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; khối lượng hàng
hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp. Đối với hàng hóa phục vụ
quân sự, từ năm 1955 đến 1975, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa
chi viện cho ta gồm nhiều chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu
(Xem cụ thể phụ lục)1. Hay vào ngày 04/05/1970, sinh viên trường Đại học Kent
State đã biểu tình phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, Lực lượng Vệ binh Quốc gia
bang Ohio đã nổ súng vào đám đông khiến 4 sinh viên thiệt mạng và 9 người khác

1
Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam (https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-
doi/nhung-nguon-chi-vien-lon-cho-cach-mang-viet-nam-438219) truy cập ngày 22/05/2022
4
bị thương. Tất cả nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi sự xâm chiếm của đế quốc Mỹ,
ủng hộ cuộc đấu tranh giữa phe cộng sản và phe tư bản.

Đối với các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề dân tộc đã được thể hiện
trong chiến tranh tại Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Nội dung thứ nhất, thứ hai là
dân tộc có quyền bình đẳng cũng như quyền tự quyết. Trong thời gian chiến tranh,
chế độ Diệm đã thi hành những chính sách trả thù khác nhau, một trong số đó là phân
loại công dân và phân loại đối xử. Chúng phân thành 3 loại: loại A (công dân bất hợp
pháp, là những người yêu nước và yêu hòa bình, ủng hộ Hiệp định Geneve, từng
tham gia kháng chiến), loại B (công dân bán hợp pháp, gồm họ hàng, bạn bè của loại
A và họ hàng, bạn bè những người đi tập kết ra Bắc), loại C (công dân hợp pháp,
gồm những người còn lại). Đường lối của Diệm là dựa vào loại A đánh vào loại C,
làm cho loại B khiếp sợ và khuất phục.2 Đây là tiêu biểu của hành vi vi phạm nghiêm
trọng quyền bình đẳng của dân tộc đến từ chính quyền tay sai của Mỹ. Còn quyền tự
quyết thể hiện rõ ràng trong sự đấu tranh không ngừng nghỉ của nhân dân ta để giành
lấy quyền làm chủ đất nước, khi Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lập nên Việt Nam Cộng
hòa nhằm can thiệp làm ly gián đất nước. Trong suốt thời gian chiến tranh gian khổ,
Đảng Cộng sản là tổ chức đứng đầu, đứng về phía nhân dân, chiến đấu sát cánh cùng
nhân dân với đường lối đúng đắn, giành lại quyền bình đẳng cũng như quyền tự quyết
vốn phải có của mỗi dân tộc.

Nội dung cuối cùng trong ba nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề dân tộc là
liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc, phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân
tộc và giải phóng giai cấp và điều đó được thấy rõ trong các cuộc chiến của nhân dân
ta. Chính sự liên hiệp của giai cấp công nhân này đã dẫn đến sự ra đời của tổ chức
Công đoàn Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam tạm thời bị chia
thành hai miền, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn và bắt tay vào công cuộc xây
dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH), miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.
Trước những yêu cầu mới, Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam được tổ chức tại
Hà Nội từ ngày 23 - 27/02/1961 đã quyết định đổi tên “Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam" thành “Tổng Công đoàn Việt Nam". Mục tiêu của Đại hội là “Các cấp
Công đoàn phải phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng
CNXH với năng suất lao động, hiệu quả công tác, phục vụ và tham gia chiến đấu,
quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Năm 1965 Liên hiệp Công
đoàn giải phóng miền Nam được thành lập đã không ngừng củng cố và phát triển,
vừa tổ chức cho công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) các thành phố đấu tranh,
vừa động viên CNVCLĐ vùng giải phóng đẩy mạnh sản xuất phục vụ chiến đấu.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968 và Chiến dịch Hồ Chí
2
Trúc Giang, Bản chất của cuộc chiến tranh 1954-1975 tại Việt Nam
(https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn/web/neoportal/-inh-huong-nhan-thuc-tu-tuong-chinh-tri/-
/asset_publisher/VN5j2Vj9DHkT/content/ban-chat-cua-cuoc-chien-tranh-1954-1975-tai-viet-nam) truy cập ngày
22/05/2022
5
Minh, Công đoàn giải phóng đã vận động CNVCLĐ ở các đô thị đồng loạt nổi dậy,
phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt địch, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.3 Có thể thấy rõ tinh
thần nhân dân cả hai miền tổ quốc, đặc biệt là sự liên hiệp giai cấp công nhân luôn
hướng đến một mục đích duy nhất là giải phóng đất nước, giải phóng giai cấp, chống
lại chủ nghĩa đế quốc tàn độc.

Từ các dẫn chứng phản bác dựa trên cơ sở lý luận của CNXHKH về vấn đề
dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc và cơ sở thực tiễn lấy ở trên, ta khẳng định rằng,
cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975 không phải là “nội chiến” mà là cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam trước sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Cuộc kháng chiến
đó đã giành được thắng lợi trọn vẹn vào ngày 30/04/1975 với Chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử.

KẾT LUẬN

Về thực trạng, ý nghĩa và giá trị của Ngày Chiến thắng 30/4/1975, đại đa số
người Việt Nam cho rằng đây là mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, mở ra thời kỳ mới, bước phát triển mới, đất nước
rực rỡ hơn; không phải "Tháng Tư Đen" hay "Ngày Quốc hận" của một số người
chống cộng cực đoan ở nước ngoài. Thắng lợi quyết định trong cuộc Kháng chiến
chống Mỹ cứu nước ngày 30 tháng 4 năm 1975 có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc
đấu tranh giành độc lập tự do và hòa bình của dân tộc, đồng thời có ý nghĩa trọng đại
khi đánh giá thực trạng và ý nghĩa. của chiến thắng 30 tháng 4, Đại hội lần thứ IV
của Đảng ta khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta
trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân
tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn
thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế
giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc
tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

3
Đóng góp của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng
(https://hanam.gov.vn/Pages/dong-gop-cua-giai-cap-cong-nhan-to-chuc-cong-doan-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-cach-
mang.aspx) truy cập ngày 22/05/2022
6
PHỤ LỤC

Hình 1. Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Hình 2. 50 năm trước vào ngày 4/5/1970, sinh viên trường Đại học Kent State đã
biểu tình phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. (Nguồn: Getty Images)

7
Hình 3. Hàng hóa Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa chi viện cho
Việt Nam trong chiến tranh (1955-1975)

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (2021), NXB Chính trị quốc gia sự thật
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc lần
thứ IV, NXB Sự thật
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Tập I, NXB Chính trị quốc gia
4. Bộ quốc phòng (2012), Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam – Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Tập IX, NXB Chính trị Quốc gia

5. Đóng góp của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam qua các thời
kỳ cách mạng (https://hanam.gov.vn/Pages/dong-gop-cua-giai-cap-cong-
nhan-to-chuc-cong-doan-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-cach-mang.aspx) truy cập
ngày 22/05/2022

6. Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam
(https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/nhung-
nguon-chi-vien-lon-cho-cach-mang-viet-nam-438219) truy cập ngày
22/05/2022
7. Trúc Giang, Bản chất của cuộc chiến tranh 1954-1975 tại Việt Nam
(https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn/web/neoportal/-inh-huong-nhan-thuc-
tu-tuong-chinh-tri/-/asset_publisher/VN5j2Vj9DHkT/content/ban-chat-cua-
cuoc-chien-tranh-1954-1975-tai-viet-nam) truy cập ngày 22/05/2022

You might also like