You are on page 1of 2

Bài làm

Chúng ta luôn khao khát được sống trong hòa bình. Nhưng chúng ta vẫn luôn
phải thấp thỏm lo âu khi trên thế giới vẫn luôn có những vụ khủng bố đẫm máu,
gây nguy hiểm, đe dọa đến nền hòa bình của thế giới.

Khủng bố thường có hành động bạo lực hoặc hành vi nguy hiểm đến tính mạng
con người. Quy mô, tính chất và phương thức hoạt động khủng bố rất đa dạng,
phức tạp, sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để tối đa hóa sợ hãi và công
khai. Các tổ chức khủng bố thường là có phương pháp kế hoạch tấn công trước,
và có thể đào tạo người tham gia, quyên góp tiền ủng hộ hoặc thông qua các tổ
chức tội phạm. Từng nhóm khủng bố khác nhau có thủ đoạn hoạt động cũng
khác nhau, khó lường nên việc nhận diện, dự báo về khủng bố gặp nhiều khó
khăn. Các tổ chức và cá nhân khủng bố thường lựa chọn những địa điểm thu hút
người để hành động như khách sạn, các buổi hòa nhạc. Trong những năm gần
đây, những vụ khủng bố thường có xu hướng xảy ra ở các nước MENA (các
nước Trung Đông và Bắc Phi).

Các cá nhân và tổ chức lựa chọn khủng bố như một biện pháp nhằm đe dọa,
chống đối lại chính quyền để khiến họ phải chấp nhận yêu cầu nhằm tránh tiếp
tục chịu thương vong. Có thể nói, việc khủng bố là một cách để thu hút sự chú
ý, trực tiếp hoặc gián tiếp kêu gọi thêm nhiều người tham gia bằng cách khiêu
khích phản ứng thù địch hoặc thái quá từ phía phe đối lập. Một số vụ tấn công
có mục đích thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào một cuộc đấu tranh
không được đưa tin như vụ không tặc máy bay Palestine năm 1970 và khủng
hoảng con tin tàu hỏa Hà Lan 1975.

Thông thường, các cá nhân và tổ chức chọn khủng bố nhằm đạt được mục đích
chính trị hoặc xã hội, như để chấp nhận một triết lý chính trị nhất định hay chấm
dứt sự áp bức của chính phủ mà phe khủng bố cho rằng mình phải trải qua, lan
truyền một tôn giáo nhất định hoặc giúp tôn giáo đó chiếm ưu thế (khủng bố tôn
giáo). Trong đó, nhóm khủng bố tôn giáo khét tiếng nhất trong những năm gần
đây là tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng IS.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố cá nhân và xã hội có thể tác động đến việc một
người quyết định tham gia tổ chức khủng bố hoặc tự mình thực hiện hành động
khủng bố. Các yếu tố ấy bao gồm: bản sắc, tôn giáo, cảm thấy bị đối xử bất
công, hay rối loạn tâm thần, có quá khứ bị bạo hành hoặc ngược đãi,... Abrahm
đã đặt giả thuyết rằng một số cá nhân khủng bố không lựa chọn khủng bố vì tính
hiệu quả về mặt chính trị của nó, mà thường là mong muốn hòa nhập xã hội với
các thành viên khác trong tổ chức của mình.
Những cuộc khủng bố đã gây ra những hậu quả khôn lường, gây thiệt hại lớn
đến mạng sống, sức khỏe, tinh thần và tài sản. Năm 2019, ước tính có 20.329
người chết trên toàn cầu do khủng bố. Năm 2021, chỉ riêng Afghanistan ghi
nhận 1.426 người chết do khủng bố, khiến Afghanistan trở thành đất nước chịu
ảnh hưởng từ khủng bố nặng nề nhất trong 3 năm liên tiếp. Điển hình là cuộc
tấn công vào ngày 11/09/2001 đã khiến 2.996 người thiệt mạng và hơn 6.000
người bị thương. Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 cũng dẫn đến các cuộc
chiến của Hoa Kỳ ở Afghanistan và Iraq, cũng như chi tiêu an ninh nội địa bổ
sung, khiến Hoa Kỳ tốn tổng cộng ít nhất là 5 nghìn tỷ đô la. Bên cạnh đó, sự
kiện 11/9/2001 đã gây ra những vết thương tâm lý dai dẳng, đặc biệt đối với
người dân Mỹ. Tính đến tháng 10/2019, mới chỉ có 1.645 nạn nhân xác định
được danh tính.

Các nước hiện đang thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống khủng bố. Mỗi
nước đều tích cực mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, trên cơ
sở bảo đảm lợi ích quốc gia. Hợp tác nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh
nghiệm, hợp tác đào tạo cán bộ và hỗ trợ trang, thiết bị chống khủng bố hiện
đại. Các nước cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho chính
quyền, các cấp, lực lượng vũ trang và người dân nhận thức đúng đắn về sự nguy
hiểm cùng tác hại, ảnh hưởng to lớn do khủng bố gây ra đối với an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, tăng cường hoạt động giám sát và tình
báo. Đặc biệt, ưu tiên hoạt động nhân đạo, không ngừng nỗ lực nhằm tạo nên
một xã hội tốt đẹp, bình đẳng. Điều đó giúp giảm thiểu những suy nghĩ, khuynh
hướng bạo lực. Khi xã hội càng tốt đẹp, ai cũng được đối xử bình đẳng, thì sẽ
không có người muốn chống đối.

Khủng bố là một vấn nạn vô cùng phức tạp, và không thể chấm dứt được hoàn
toàn. Tuy nhiên, bất kì ai trên thế giới này, những người yêu hòa bình, đều có
thể cùng chung tay góp sức đẩy lùi nạn khủng bố toàn cầu, để trái đất trở thành
một ngôi nhà hạnh phúc cho mọi người.

You might also like