You are on page 1of 12

Bản chất xung đột

- Là bất đồng dẫn đến mâu thuẫn, mâu thuẫn không được điều hòa dẫn đến xung đột

- Có bản chất xã hội khi chủ thể là con người, có bản chất QHQT khi chủ thể là chủ
thể QHQT

Bản chất an ninh

Là tình trạng an toàn hay yên tâm. Gồm tinh trạng an toàn về vật chất không bị nguy
hiểm và đe dọa về tính mạng, thân thể, tài sản và trạng thái yên tâm về tinh thần,
không bị sợ hãi, lo âu, nguy hiểm, nghi ngờ.

Quan hệ giữa xung đột và an ninh qua lại nhưng không trong mọi trường hợp

- Quan hệ qua lại: xung đột là nguyên nhân tạo ra vấn đề an ninh. Nhu cầu an ninh có
thể tạo xung đột

- Nhưng không trong mọi trường hợp: có xung đột không tạo ra vấn đề an ninh. An
ninh là động cơ giúp giải quyết xung đột

Xung đột không nhất thiết dẫn đến bạo lực. Có cái dẫn đến bạo lực như chiến
tranh, có cái không sử dụng bạo lực như đàm phán.

Xung đột tác động tới ai, an ninh là nhu cầu của ai. Đó là quan hệ tam giác 2
chiều. Cá nhân - cộng đồng người(quốc gia) - cộng đồng khác( thế giới)

Cá nhân
Cộng đồng

Cộng đồng
khác
Tác động mở rộng do sự liên hệ qua lại tăng. An ninh là nhu cầu của tất cả

Trực tiếp=> có liên quan=> ít liên quan (theo thứ tự từ trong ra ngoài)

Trực tiếp

Có liên quan
ít liên quan

Chủ nghĩa hiện thực: xung đột là tất yếu, an ninh là thường xuyên

Chủ nghĩa tự do: xung đột không tất yếu, an ninh không thường xuyên

Chủ nghĩa kiến tạo: an ninh là con người

Chủ nghĩa mác: mâu thuẫn gịai cấp và đấu tranh giai cấp là tất yếu

Vị trí của xung đột

Chủ nghĩa hiện thực: vấn đề cơ bản chi phối con người, quốc gia và thế giới

Chủ nghĩa tự do: vấn đề trung tâm và có thể giảm vai trò do hợp tác phát triển

Chủ nghĩa kiến tạo: an ninh là con người cơ bản

Chủ nghĩa mác: mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của thế
giới

Khả năng giải quyết xung đột và đảm bảo an ninh

Chủ nghĩa hiện thực: xung đột là vòng tròn xoắn ốc, chỉ có thể đảm bảo an ninh bằng
quyền lực
Chủ nghĩa tự do: xung đột hoàn toàn giải quyết các xung đột, đảm vảo an ninh bằng
hợp tác và phát triển

Chủ nghĩa kiến tạo: hoàn toàn có thể giải quyết xung đột, đảm bảo an ninh bằng đảm
bảo an ninh con người

Chủ nghĩa mác: xung đột là vòng tròn xoắn ốc, đảm bảo an ninh bằng xóa bỏ giai cấp
và nhà nước

XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

Khái niệm xung đột quốc tế.

Xung đột quốc tế là tình trạng xã hội nảy sinh khi 2 hay nhiều chủ thể QHQT có mục
đích mâu thuẫn với nhau trong cùng 1 vấn đề liên quan

Nhận xét. Bản chất là mâu thuẫn, có sự tham gia của các chủ hể QHQT, mâu thuẫn
trong mục đích phản ánh qua đối tượng, nhận thức và hành vi

Phản ánh mâu thuẫn trong mục đích

[ ] Tranh chấp cùng một đối tượng

Tranh chấp lãnh thổ, khu vực ảnh hưởng

[ ] Bất đồng nhận thức về cùng 1 vấn đề

Đối ngược ý thức hệ như 2 phe trong chiến tranh lạnh, trái ngược trong các giá trị như
nhân quyền hay tín điều tôn giáo như hồi giáo>< kito giáo

[ ] Hành vi được cho là gây hại cho bên kia

Củng cố năng lực quân sự được cho là đe dọa( sự lưỡng nan an ninh), chủ nghĩa ích
kỷ trong kinh tế ( cạnh tranh bấp hợp pháp)

Bản chất mâu thuẫn của thế giới

Mâu thuẫn là bản chất của thế giới => quy định xung đột quốc tế
Mâu thuẫn là tất yếu=> xung đột quốc tế là tất yếu

Nguyên nhân của xung đột

[ ] Sự đa dạng của con người và thế giới

Sự đa dạng là đặc tính bản chất của con người và thế giới => khác biệt không tránh
khỏi=> quy định xung đột quốc tế

Con người và thế giới càng phát triển => sự đa dạng càng tăng=> xung đột quốc tế là
tất yếu

[ ] Quá trình phát triển

Động lực phát triển là mẫu thuẫn=> quy định xung đột quốc tế

Phát triển là quy luật => xung đột quốc tế là tất yếu

[ ] Tình trạng vô chính phủ

Lý thuyết của Hobbes: Tình trạng vô chính phủ quy định xung đột quốc tế

Vô chính phủ còn tồn tại thì xung đột quốc tế vẫn tiếp diễn

PHÂN LOẠI XUNG ĐỘT QUỐC TẾ

[ ] Xung đột quyền lực, xung đột lãnh thổ, xung đột kinh tế => VẬT CHẤT

[ ] xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, xung đột tư tưởng => TINH THẦN

Xung đột quyền lực

[ ] Giành ưu thế quyền lực

• chiến tranh bá chủ (CTTG)

• Tiêu diệt và thôn tính( chủ nghĩa đế quốc cũ)

• Đánh bại và làm yếu (pháp đức 1871 1945)

• Chạy đua vũ trang(chạy đua hạt nhân Xô Mỹ)


• Bao vây và kiềm chế( Mỹ và trung)

• Lập liên minh đối đầu( 2 phe trong thế chiến)

• Lập khối kinh tế đóng ( Anh Pháp đức 1919- 1939)

[ ] Tranh giành khu vực ảnh hưởng

• Chiến tranh ủy nhiệm giành quyền kiểm soát chính phủ ( xô mỹ ở angola, nicaragua)

• Ủng hộ đảo chính ( chili 1973)

• Chia rẽ đối thủ( hiệp ước david camp 1978)

• Kiểm soát chính sách đối ngoại ( gây áp lực, vận động)

• Lôi kéo đối phương ( quyền lực mềm, viện trợ)

Xung đột lãnh thổ

• Vai trò to lớn của lãnh thổ đối với dân cư và quốc gia về vật chất lẫn tinh
thần( không gian sinh sống lâu đời, giá trị dần tộc thiêng liêng)

• Phổ biến trong lịch sử và hiện nay ( khắp mọi nơi)

• Đối tượng mở rộng: trên bộ, thủy phận, vùng biển và không phận (libya)

• Khó giải quyết bởi khó thỏa hiệp và nhân nhượng ( pháp, đức, Arab - Israel)

• Vẫn là nguồn xung đột tiềm tàng ( đông á)

Xung đột kinh tế

• Nảy sinh cùng quá trình phát triển kinh tế quốc tế

• Phổ biến nhất hiện nay bởi nguyên nhân chủ thể tăng, nhu cầu tăng, giao dịch tăng
• Hiện nay ít khả năng dẫn dến bạo lực bởi giao dịch bất thành, các bên trở về ban đầu,
duy trì đối tác là lợi ích lâu dài, bạo lực gây tổn thất nhiều hơn, cơ chế giải quyết tranh
chấp hiệu quả nhất.

• Đây vẫn là nguồn xung đột trong QHQT bởi là thành tố cơ bản của quyền lực, cạnh
tranh kinh tế dễ gắn với xung đột quyền lực như sự nổi lên của Trung

• Thiếu hụt tài nguyên, đói nghèo và bất bình đẳng kinh tế tạo nguy cơ xung đột như
mâu thuẫn bắc nam

• Kinh tế được sử dụng như công cụ trong QHQT nên dễ gây xung đột như bao vây,
cấm vận, phong tỏa

Xung đột sắc tộc

Là cộng đồng cố kết trên cơ sở Cùng ngôn ngữ, cùng bản sắc văn hóa, cùng nguồn
gốc thì là một sắc tộc, một dân tộc.

• Chủ nghĩa sắc tộc/ dân tộc là động cơ chính

• Thường bộc lộ trong quan hệ với sắc tộc khác

• Khó giải quyết và dễ kéo dài

• Hay kết hợp với xung đột khác

• Là nguồn quan trọng dẫn đến xung đột trong lịch sử và khắp thế giới.

• Nguyên nhân chính: sắc tộc không có quốc gia dẫn đến chủ nghĩa lập quốc như kurd,
israel, palestine; địa vị thấp kém hoặc bị đối xử bất bình đẳng như Hutu- Tutsi ở
Rwanda; chủ nghĩa sắc tộc trung tâm như serb, arab ở sudan; thù hằn lịch sử lâu đời
như liên xô cũ; mâu thuẫn giữa sắc tộc bản địa và nhập cư như Zimbabwe, Fiji; Sắc
tộc cùng ở trên lãnh thổ trên nhiều nước như nam tư, người hoa

Xung đột tôn giáo

• Mâu thuẫn về giá trị tinh thần và niềm tin tuyệt đối

• Tôn giáo có trong mọi dân tộc, mọi quốc gia, xung đột tôn giáo liên quốc gia
• Có tôn giáo vượt khỏi biên giới quốc gia và trở thành tôn giáo thế giới, tôn giáo quốc
tế, xung đột tôn giáo càng hiện diện trong đời sống quốc tế

• Tồn tại nhiều trong lịch sử

• Hiện vẫn còn không ít theo như quan điểm của người Huntington về sự đụng độ
giữa các nền văn minh

• Các nguyên nhân chính: đa dạng tôn giáo như thập tự chinh hay dị giáo; đa dạng
giáo phái như chiến tranh 30 năm, Sunni- Slite; hòa nhập vào xung đột sắc tộc như
Croatia, Bosnia; mâu thuẫn giữa tôn giáo với thế tục như phong trào chính thống; sự
liên quan hoặc lợi dụng lẫn nhau giữa tôn giáo với chính trị như đế quốc thần thánh la

Xung đột tư tưởng

• Sụ đối lập hoặc khác nhau giữa các hệ tư tưởng

• Trái ngược tư tưởng chính trị gây xung đột nhiều nhất trong QHQT

• Trái ngược tư tưởng phổ biến nhưng xung đột tư tưởng không nhiều

• Tư tưởng là nguồn của xung đột bởi là thành tố của quyền lực, được dùng để tập hợp
lực lượng, được dùng để đả kích đối phương

TỔNG KẾT

NGUYÊN NHÂN

Mâu thuẫn

Đa dạng

Phát triển

Vô chính phủ

LOẠI HÌNH

 Xung đột quyền lực


 Lãnh thổ
 Kinh tế
 Sắc tộc
 Tôn giáo
 Tư tưởng
Xung đột không thể tránh khỏi, nó đa dạng và phổ biến

CHIẾN TRANH

Chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng
và gây hậu quả đáng kể

Điểm chung của chiến tranh và xung đột


 Cùng tồn tại phổ biến trong QHQT
 Có bản chất là mâu thuẫn

Chiến tranh là hình thức xung đột cao nhất

Chiến tranh

Khủng hoảng

Hòa bình không ổn định

Hòa bình ổn định

Hòa hợp lợi ích

Sự khác nhau giữa xung đột và chiến tranh

Xung đột chiến tranh

Tính chất mức độ mâu thuẫn nhiều mức độ, đa tính chất đối kháng gay
gắt

Sự liên quan đến bạo lực có thể có hoặc không luôn dùng bạo lực
Quy mô bạo lực và hậu quả hạn chế lớn

Chủ thể đa dạng đơn vị chính trị

Vai trò của chiến tranh

 Làm thay đổi, xuất hiện hoặc biến mất quốc gia
 Làm tăng hoặc giảm quyền lực
 Thường dẫn đến sự thay đổi cán cân quyền lực
 Có thể dẫn đến sự thay đổi hệ thống quốc tế
 Tác động đến tình trạng vô chính phủ quốc tế
 Làm thay đổi tính chất quan hệ giữa các chủ thể

Chiến tranh là vấn đề trọng tâm trong QHQT

QHQT gắn bó nhiều với chiến tranh

Trước năm 1945


 Thường xuyên, phổ biến, rộng khắp, hòa bình chưa đầy 200 năm trong hàng
ngàn năm lịch sử
 Rất nhiều chiến tranh giữa các nhà nước hoặc có yếu tố quốc tế

1945 – 1994

Trên 130 cuộc chiến tranh và trên 1000 xung đột vũ trang. Chết 23 – 40 triệu người,
gấp 2 lần TK19, 7 lần TK 18

Chiến tranh là thảm họa của con người và xã hội


QHQT có trách nhiệm đối với chiến tranh

Nguyên nhân chiến tranh


 Cấp độ cá nhân
1. Tâm lí học
- Freud cho rằng bản năng chết hướng hành vi ra ngoài để bảo vệ sự sống của
mình
- Fornari: nỗi sợ hãi hoang tưởng ám ảnh sâu sắc khiến con người phải dùng
chiến tranh để trấn áp nỗi sợ hãi đó
2. Bản năng sống
Lorenz: bạo lực và chiến tranh là hoạt động chức năng duy trì sự tồn tại
3. Di truyền
- O.wilson: khả năng phân biệt bạn thù có tính di truyền nên duy trì xud dột qua
thời gian
- Sự thiếu thốn nhu cầu tâm sinh lí dẫn đến xung đột và bạo lực
4. Bản năng chiếm hữu
Russelt: nhiều khi nó là nguyên nhân dẫn đến bạo lực và xung đột
5. Cá tính
John Stoessinger: cá tính và trạng thái tình cảm của các nhà lãnh đạo có thể dẫn
đến quyết định chiến tranh
6. Lí trí
- Chủ nghĩa lý trí: chiến tranh là kết quả của sự phân tích và lựa chọn có lý trí
của các nhà lãnh đạo
- Spinoza, Stephen van Evera: chiến tranh là kết quả của ảo tưởng trong nhận
thức và sai lầm trong tính toán
 Cấp độ quốc gia
1. Đặc tính của quốc gia
- Chủ nghĩa Darwin xã hội: quốc gia có đặc tính sinh học. Chiến tranh là cách
thức đấu tranh sinh tồn qua chọn lọc tự nhiên như trong xã hội loài vật
- Thuyết định mệnh quốc gia (địa- chính trị)
Quốc gia có tính hữu cơ nên phải chiến đấu không ngừng để cạnh tranh cho tồn
tại và bành trướng cho phát triển
2. Chế độ chính trị
Thuyết hòa bình dân chủ: chế độ chính trị và kiểu dạng nhà nước có liên quan
đến chiến tranh. Chế độ dân chủ có xu hướng hòa bình hơn các chế độ khác
3. Kinh tế
Hobsson: chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân gây chiến tranh
Quan điểm khác: nhu cầu chiếm hữu của cộng đồng, sự thiếu hụt tài nguyên là
nguyên nhân chiến tranh
4. Giới tính
Chủ nghĩa vị nữ: đàn ông hiếu chiến hơn phụ nữ, đàn ông đang ngự trị thế giới nên
chiến tranh dễ xảy ra
5. Nhóm và xã hội
Chủ nghĩa sắc tộc dân tộc: bản sắc và lợi ích khác nhau, chủ nghĩa lập quốc, ly khai,
đòi đất nên chiến tranh dễ xảy ra
6. Tương tác quyền lực
Thucidiles: lo ngại trước sức mạnh tăng lên của các quốc gia khác
Machiavelli: yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia
Clausewitz: chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng phương tiện khác
Mansfield: lý thuyết tập trung quyền lực nói rằng Mức chênh vừa phải dễ dẫn đến
chiến trạm nhiều hơn là lệch lớn hoặc ngang bằng

 Cấp độ hệ thống
cơ cấu 1 cực
áp bức dẫn đến chiến tranh
quyền lực mới nổi lên thách thức bá chủ
bá chủ trấn áp để giữ địa vị
cơ cấu 2 cực
phân biệt sâu sắc hơn
xung đột và căng thẳng thường xuyên hơn
Mong muốn loại trừ đối thủ lớn hơn
Cơ cấu đa cực
Liên minh dễ thay đổi nên cơ cấu phân bố quyền lực dễ thay đổi nên hệ thống không
ổn định. Hệ thống không ổn định thì các nước dễ quyết định chiến tranh
Lý thuyết quá độ quyền lực: các cực đấu tranh với nhau giành địa vị bá chủ
Quan điểm khác
Lý thuyết chu kỳ
Vòng tròn Kondratjev

Phân loại chiến tranh


Chiến tranh thông thường và chiến tranh hủy diệt hàng loạt
 Chiến tranh thông thường/ quy ước
Lực lượng tham gia là binh lính chính quy và bán chính quy. Vũ khí sử dụng thuốc nổ
thông thường
 chiến tranh hủy diệt hàng loạt
vũ khí sử dụng là hủy diệt hàng loạt (NBC)

Chiến tranh tổng lực và chiến tranh hạn chế


 Chiến tranh tổng lực/ toàn diện
Mục đích xâm lược, chinh phục nước khác
Lực lượng tham gia là toàn bộ sức mạnh quốc gia
Mực tiêu không hạn chế cả quân sự và dân sự
Hậu quả lớn
Loại hình đặc biệt là chiến tranh bá chủ
Ví dụ 2 cuộc thế chiến, chiến tranh napoleon, chiến tranh iran – iraq
 Chiến tranh hạn chế/ cục bộ
Mục đích là ngăn chặn hoặc ép buộc đối phương trong vấn đề cụ thể nào đó
Lực lượng tham gia là một bộ phận quân đội
Mục tiêu có giới hạn và thường là quân sự
Hậu quả hạn chế hơn
Loại hình đặc biệt là chiến tranh cường độ thấp
Đột kích

Chiến tranh quốc tế và nội chiến


 Chiến tranh quốc tế
Là cuộc chiến tranh giữa các chủ thể QHQT thường là quốc gia
Ví dụ: Afgannistan 2001, Gulf Wars 1991,2003
 Nội chiến
Là cuộc chiến tranh giữa các phe nhóm trong 1 quốc gia
Ví dụ: mỹ 1861 – 1865, Sri lanka, sudan

Chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa


 Chiến tranh chính nghĩa
Là chiến tranh có mục đích phù hợp đạo đức nhân loại và luật pháp quốc tế
Ví dụ phòng vệ, giải phóng dân tộc
 Chiến tranh phi nghĩa
Là chiến tranh có mục đích không phù hợp đạo đức nhân loại và luật pháp quốc
tế
Ví dụ chiến tranh đế quốc, xâm lược

TỔNG KẾT
Nguyên nhân chiến tranh đa dạng, đa nguyên nhân ( cá nhân, quốc gia, quốc tế)
Xung đột là tất yếu nhưng chiến tranh thì không
Nhưng chiến tranh và bạo lực vẫn xảy ra
Loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống nhân loại vĩnh viễn tùy thuộc vào giải
quyết xung đột và đảm bảo an ninh

You might also like