You are on page 1of 3

 Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp.

- Các nhà kinh điển như C.Mác, Ph.Ăngghen ,V.I.Lênin


khẳng định tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
trong xã hội có tính đối kháng giai cấp. Ví dụ: trong xã hội
chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa có
cuộc đấu tranh lần lượt là giữa chủ nô và nô lệ, địa chủ
phong kiến và nông dân, giữa tư sản và vô sản
- Tính tất yếu
+Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đối lập về lợi
ích căn bản không thể điều hòa được giữa các giai cấp.
Nguyên nhân do sự đối kháng về lợi ích cơ bản giưa giai
cấp bị trị và giai cấp thống trị, là một hiện tượng lịch sử
khách quan. Ở đâu và khi nào còn áp bức bóc lột thì ở đó
có đấu tranh giai cấp để chống lại áp bức và bóc lột.

+Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các


tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đối lập nhau
trong một phương thức sản xuất xã hội đối lập. Lực
lượng tham gia đông đảo và tích cực nhất là giai cấp
đại diện cho phương thức sản xuất mới và quần
chúng cùng khổ
-Thực chất của đấu tranh giai cấp là nhằm giải quyết
vấn đề mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị xã hội giữa
giai cấp thống trị và bị thống trị ở những phạm vi và mức
độ khác nhau

 Nội dung và hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp
Nội dung của những cuộc đấu tranh giai cấp nói chung đều
liên quan đến các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội là
kinh tế, chính trị và văn hóa, tư tưởng.
+ Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế là nhằm giành, giữ những
lợi ích kinh tế cho giai cấp cũng như cho mỗi thành viên
trong một giai cấp.
+ Đấu tranh trên lĩnh vực chính trị là cuộc đấu tranh trong
việc giành, giữ và sử dụng quyền lực, đặc biệt là quyền lực
nhà nước.
+ Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng là cuộc đấu tranh về
những quan điểm, những quan niệm về những vấn đề chính
trị, xã hội, về quyền con người, …
- Các hình thức chủ yếu của các cuộc đấu tranh giai cấp
thường là phản ứng tập thể, lãn công, đình công, tổng đình
công, khởi nghĩa, tổng khởi nghĩa, … Các hình thức này có
thể chia thành hai loại là bạo lực và phi bạo lực.
+ Hình thức bạo lực là hình thức quyết liệt nhất của
cuộc đấu tranh. Hình thức này được sử dụng nhiều nhất
khi đấu tranh giai cấp chuyển thành đấu tranh giành
chính quyền, thành cách mạng xã hội.
+ Hình thức phi bạo lực là một hình thức đấu tranh
không dùng vũ khí mà sử dụng việc tập hợp số đông quần
chúng làm sức mạnh để gây áp lực và hóa giải một thế lực
đối kháng với họ.

You might also like