You are on page 1of 1

1.

Chủ nghĩa dân tộc có vai trò tích cực khi gắn với lòng yêu nước và ý thức công dân trong bảo vệ, xây
dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc.
- Chủ nghĩa dân tộc tức đề cao bản sắc tộc người, lấy tộc người làm trung tâm, nhằm đạt được mục đích
chính trị là xây dựng nhà nước dân tộc với tộc người chiếm ưu thế làm chủ thể, hoặc tộc người đó được tự trị
trong một quốc gia - dân tộc.
- Chủ nghĩa dân tộc thường có thể tăng cường lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc giữa các công dân có
chung văn hoá, ngôn ngữ, đặc điểm lịch sử, nguồn gốc….Từ đó có thể thúc đẩy sự đoàn kết và tinh thần đồng
lòng trong việc đối mặt với thách thức từ bên ngoài.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã kiên cường chống giặc ngoại xâm,
bảo vệ Tổ quốc. Người Việt mang trong mình tinh thần dân tộc rất mạnh mẽ và sâu sắc. Tinh thần dân tộc chủ
nghĩa ấy được hun đúc qua thời gian, thấm đượm trong mỗi người dân Việt, được chưng cất thành chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam. Lịch sử đã cho thấy, chính lòng yêu nước sự đoàn kết đồng lòng của nhân nhân ta là nhân
tố quan trọng giúp ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Điều này cũng giúp củng cố sức mạnh nội tại trong nước để
ta có thể sẵn sàng ứng phó vs những thách thức đe dọa từ bên ngoài.
Ở một số nước, những nhóm đa số lẫn thiểu số đều có đại diện ở cấp quản lý cao nhất của chính phủ. Thụy
Sĩ là một trường hợp điển hình. Kể từ khi nhà nước hiện đại của nước này được thành lập vào năm 1948, các
cộng đồng nói tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Ý đều được tham gia vào quá trình thành lập và chia sẻ quyền
lực. Cả ba thứ ngôn ngữ trên đều được xem là ngôn ngữ chính thức của đất nước, có vai trò ngang bằng nhau.
Các cộng đồng riêng lẻ ở Thụy Sĩ chưa bao giờ có xung khắc hay ý muốn tách ra khỏi nhà nước.
2. Chủ nghĩa dân tộc thường nhấn mạnh việc giữ gìn chủ quyền và độc lập quốc gia, quyền tự quyết,tự trị,
quyền bảo vệ bản sắc và các giá trị riêng của mỗi dân tộc, quốc gia. Các nguyên tắc này có thể được coi là cơ
sở để xây dựng và duy trì một cộng đồng dân tộc mạnh mẽ và tự do.
- Làm gì có ai ở Mỹ muốn được cai trị bởi một nhà quý tộc Pháp? Hay liệu có người nào ở Nigeria công
khai kêu gọi thực dân Anh hãy quay trở lại lãnh đạo mình?
- DC: Chính vì thế trong thế kỷ XX, chủ nghĩa dân tộc tộc người bùng nổ ở nhiều nơi thuộc các châu lục
Á, Phi, Mỹ La-tinh, chống lại chủ nghĩa thực dân và kiến tạo được nhiều quốc gia - dân tộc độc lập, với các
thể chế chính trị khác nhau. Sau đó, chủ nghĩa này lại tiếp tục hồi sinh không chỉ ở ngay các quốc gia - dân tộc
đã nêu mà còn xuất hiện tại các nước vốn đã từng là chính quốc xâm chiếm thuộc địa.
3. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc tộc người càng có điều kiện mang tính xuyên quốc gia.
Sự chia sẻ về văn hóa và nguồn gốc tổ tiên của tộc người là những yếu tố dễ dàng tạo sự kết nối trong huy
động phong trào chính trị và tính thống nhất về chính trị.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trở nên phổ biến, điều này có thể
gây ra hiện tượng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Và từ đây chủ nghĩa dân tộc sẽ là 1 biện pháp tối ưu để
giúp bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, truyền thống, nghệ thuật và lịch sử của dân tộc, giúp duy trì sự đa dạng
văn hóa.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia đều không ngừng cố gắng vươn lên để khẳng định vị thế của
mình trên trường quốc tế nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Việc coi trọng vấn đề dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn
kết sẽ chính là động lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, góp phần vào sự phát triển của nhân loại.
Toàn cầu hóa cũng là yếu tố khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tạo động lực phát huy ý chí vươn lên quyết tâm
hội nhập và tranh thủ toàn cầu hóa để thoát nghèo của nhiều dân tộc. Nói cách khác, nó là động lực thôi thúc
chủ nghĩa dân tộc chân chính, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, quyết tâm vươn lên tranh thủ cơ hội,
vượt qua thách thức để thoát nghèo, hội nhập và phát triển.
4. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đề cao chủ nghĩa
yêu nước gắn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa yêu
nước được phát huy cao độ, là động lực to lớn để đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, tạo nên sức mạnh
toàn dân tộc và là nguồn gốc của mọi thắng lợi.
Vậy chủ nghĩa yêu nước có phải là chủ nghĩa dân tộc hay không? Trên thực tế, khái niệm chủ nghĩa dân tộc
hầu như không được sử dụng trong diễn ngôn chính trị và học thuật của Việt Nam giai đoạn này. Tuy nhiên,
sự thảo luận của nhiều học giả trên thế giới cho thấy, chủ nghĩa yêu nước thực chất chỉ là một dạng thức của
chủ nghĩa dân tộc hoặc luôn đan kết với chủ nghĩa dân tộc, bởi nói đến chủ nghĩa dân tộc, không thể không đề
cập tới chủ nghĩa yêu nước. Nói cách khác, chủ nghĩa yêu nước là mặt tích cực của chủ nghĩa dân tộc.

You might also like