You are on page 1of 10

Chương I.

Giới thiệu vấn đề


1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Dựa trên nghiên cứu từ Đại học Oxford và Trường y học Nhiệt đới London (Anh) được công
bố trên báo Tuổi trẻ năm 2014, dữ liệu chỉ ra mối liên kết rõ ràng giữa khủng hoảng kinh tế và
tăng rủi ro tự tử. Cụ thể, tại châu Âu và Bắc Mỹ, khủng hoảng kinh tế đã gây ra hơn 10.000
trường hợp tự tử. Phân tích dữ liệu từ 24 quốc gia châu Âu, Mỹ và Canada chỉ ra rằng hàng
triệu người phải đối mặt với thất nghiệp, nợ nần chồng chất và mất nhà cửa. Trong giai đoạn
suy thoái từ năm 2008 - 2010, tỷ lệ tự tử ở châu Âu tăng 6,5%, duy trì đến năm 2011, trong
khi Mỹ và Canada ghi nhận mức tăng đột ngột.
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội trên thế giới đã trải qua nhiều biến động
đáng kể. Đại dịch toàn cầu, biến đổi khí hậu, sự gia tăng về áp lực công việc, bất ổn về thu
nhập và sự cạnh tranh cao trong môi trường lao động,... đã tạo ra một bức tranh phức tạp,
không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế mà còn đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của mỗi
cá nhân.
Đặc biệt, dưới sức ép ngày càng tăng từ những chuyển biến của nền kinh tế, không ít người đã
và đang phải đối mặt với những tình huống căng thẳng áp lực, đặt họ vào nguy cơ cao về tâm
trạng tiêu cực và thậm chí là nguy cơ tự làm hại bản thân.
Với mong muốn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với tâm lý con người,
đồng thời xây dựng những biện pháp can thiệp và hỗ trợ phù hợp, chúng tôi quyết định lựa
chọn đề tài: “Dự đoán khủng hoảng kinh tế kích hoạt rủi ro tự tử” để tiến hành phân tích và
nghiên cứu.
2. Ý nghĩa của đề tài
Đối mặt với vấn đề tự tử, các nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp, từ "Kế hoạch
Hành động chống Tự tử" ở Nhật Bản (2006) đến cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm thần và hạn chế
quảng cáo về tự tử tại Hàn Quốc, Mỹ, Anh và Úc.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Jungeilges và Kirchgassner (2002) chỉ ra rằng mối liên quan giữa
nền kinh tế và tỷ lệ tự tử vẫn chưa rõ ràng. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tự tử, và xem xét ngưỡng của các chỉ số kinh tế mà nền
kinh tế phát triển vượt qua ngưỡng thì tỷ lệ tự tử sẽ giảm xuống thấp (gần với 0).
Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng biện pháp cụ thể, song thông qua tương quan
giữa chỉ số kinh tế và tỷ lệ tự tử, đề tài này hy vọng sẽ đóng góp vào việc đánh giá và điều
chỉnh chính sách kinh tế để giảm tỷ lệ tự tử và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chương II. Cơ sở lý thuyết
1. Nghiên cứu trong nước

1
1.1. Nghiên cứu của Lê Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Lan và Vi Thị Thanh Xuân (2022)
Nghiên cứu của Lê Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Lan và Vi Thị Thanh Xuân (2022): “Mối quan hệ
giữa suy thoái kinh tế và vấn đề tự tử ở Hàn Quốc giai đoạn 1993-2016”. Với mục tiêu:
“Hướng tới đánh giá sự khác biệt về tỷ lệ tự tử do nghề nghiệp ở những người Hàn Quốc
trưởng thành trong độ tuổi từ 20 đến 59, đã hoạt động kinh tế ở Hàn Quốc, trong vòng 20
năm”. Dữ liệu được sử dụng trong Hồ sơ tử vong quốc gia năm 1993 đến năm 2016 do Văn
phòng thống kê quốc gia Hàn Quốc cung cấp. Hầu hết các nhóm dễ bị tổn thương là công
nhân dịch vụ và thương mại ở độ tuổi trung niên khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm, và lao
động tay nghề cao tuổi trung niên khi thất nghiệp tỷ lệ trầm trọng hơn. Kết quả phân tích phân
tầng nghề nghiệp và nhóm tuổi cho thấy số vụ tự tử dao động theo tốc độ tăng trưởng GDP và
tỷ lệ thất nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu này cho thấy rằng xu hướng tỷ lệ tự tử giữa các
ngành nghề khác nhau bởi giới tính, phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu trước
đây cho rằng: chính sự khác biệt về kinh tế xã hội dẫn đến tỷ lệ tự tử ở nam giới lớn hơn
nhiều so với ở nữ giới.

Tỷ lệ thất Biến kiểm soát:


nghiệp - Năm
- Giới tính
- Nghề nghiệp
Tốc độ tăng - Nhóm tuổi
trưởng (GDP)

TỶ LỆ TỰ TỬ
Tỷ lệ tử vong
chuẩn hóa trực
tiếp (DSM)

Tỷ lệ tử vong
chuẩn hóa
(SMR)

1.2. Nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Thượng Văn, Lê Thiên Công và
Trần Lê Ngoan (2021)
Nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Thượng Văn, Lê Thiên Công và Trần Lê Ngoan từ
Đại học Y Hà Nội với đề tài: “Tỷ lệ tử vong do tự tử ở Việt Nam: Xu hướng thời gian và tình
trạng kinh tế xã hội liên quan ở tỉnh A và toàn quốc từ năm 2005 đến năm 2014” (2021).
Nhằm mục đích: “Xem xét sự thay đổi về tỷ lệ tử vong do tự tử từ năm 2005 đến năm 2014
tại một tỉnh và mối liên hệ giữa tình trạng kinh tế xã hội và tỷ lệ tử vong do tự tử ở cấp tỉnh và
cấp quốc gia”. Cụ thể, nghiên cứu chọn thu thập dữ liệu ở tỉnh Nghệ An và tất cả 64

2
tỉnh/thành phố năm 2005 thông qua hệ thống đăng ký tử vong do Bộ Y Tế thành lập. Một
trong những phát hiện quan trọng từ nghiên cứu là tình trạng kinh tế xã hội (MRR) có liên
quan tiêu cực đến tỷ lệ tử vong do tự tử. Đồng thời dựa vào kết quả phân tích, tỷ lệ tử vong do
tự tử thuộc nhóm tuổi từ 80 trở lên là cao nhất, nhóm tác giả đã đề xuất cần nghiên cứu sâu
hơn việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam.

Mức độ điều
kiện kinh tế xã Biến kiểm soát:
hội - Nhóm tuổi
- Giới tính
Tỷ lệ tử vong - Tỉnh thành
không rõ - Khoảng thời gian
nguyên nhân
TỶ LỆ TỰ TỬ
Tỷ lệ tử vong
do mọi nguyên
nhân

MMR

2. Nghiên cứu ngoài nước


2.1. Nghiên cứu của Julie A. Phillips và Colleen N. Nugent (2014)
Nghiên cứu của Julie A. Phillips và Colleen N. Nugent (2014): “Tự tử và đại suy thoái 2007–
2009: Vai trò của các yếu tố kinh tế ở 50 bang của Hoa Kỳ”. Bài viết này xem xét: Mối quan
hệ giữa các điều kiện suy thoái kinh tế và tỷ lệ tự tử, tập trung vào sự khác biệt ở các nhóm
tuổi và giới tính. Cụ thể, nghiên cứu kiểm định giả thiết rằng suy thoái kinh tế làm gia tăng tỷ
lệ tự tử và mối quan hệ này mạnh mẽ hơn ở nhóm người trung niên (từ 45 đến 64 tuổi) hơn là
ở nhóm người trẻ (từ 15 đến 34 tuổi) và nhóm người già (từ 65 tuổi trở lên) và khả năng dẫn
đến sự khác biệt giữa nam và nữ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế lên việc tự tử. Số
liệu của bài nghiên cứu được lấy từ Trung tâm quốc gia cho y tế thống kê (NCHS), Cục thống
kê lao động Mỹ (BLS), Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, Cục phân tích kinh tế, Khảo sát cộng
đồng Mỹ và Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu. Kết quả hồi quy chỉ
ra rằng sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, mối quan hệ giữa thất nghiệp và tự tử vẫn duy
trì trong các bang và mối quan hệ này mạnh mẽ hơn ở các bang có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng
lao động cao hơn, cho cả nam và nữ. Thất nghiệp có liên quan đến tự tử ở tuổi trung niên

3
nhưng không liên quan đến tự tử ở tuổi trẻ và già. Những yếu tố kinh tế khác, như tỷ lệ việc
làm trong ngành sản xuất, có liên quan đến mức độ tự tử ở các bang.

4
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa xã hội

TỶ LỆ TỰ TỬ

Toàn cầu hóa Toàn cầu hóa


kinh tế dân số

2.2. Nghiên cứu của E. Sari a, S.T. Er và E. Demir (2023)


Nghiên cứu của E. Sari a, S.T. Er và E. Demir (2023): “Tự sát là Thiên Nga Đen của toàn cầu
hóa: bằng chứng toàn cầu”. Bài viết này xem xét: Việc tự sát do toàn cầu hóa trong ba thập
kỷ. Giả thuyết của họ là có mối quan hệ đáng kể giữa quá trình toàn cầu hóa xã hội và tỷ lệ tự
tử ngày càng tăng. Số liệu bài nghiên cứu được lấy từ Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe
(IHME) 1990-2019 và chỉ số toàn cầu hóa KOF được lấy từ bộ dữ liệu mới nhất của Viện
Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ. Phân tích bao gồm: Biến độc lập là toàn cầu hóa, toàn cầu kinh
tế, dân số, xã hội hóa và biến điều khiển là tỷ lệ mắc các trạng thái trầm cảm được chuẩn hóa
theo độ tuổi, tác động tinh thần của những thay đổi về thu nhập, tốc độ tăng trưởng hàng năm
của tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, tỉ lệ cư dân nông thôn và
tỷ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động. Các biến kiểm soát này được chọn làm
yếu tố dự báo tiềm năng về tỷ lệ tự tử ở cấp quốc gia theo thời gian. Kết quả hồi quy bội cho
thấy: Toàn cầu hóa và các khía cạnh phụ của nó có mối liên hệ tích cực với tỷ lệ tự tử ở các
quốc gia có thu nhập cao và trung bình nhưng lại không tìm thấy mối liên hệ tác động nào đến
các nước có thu nhập thấp. Do đó, các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia có thu nhập
cao và trung bình phải giải quyết toàn cầu hóa và mối quan hệ của nó với vấn đề tự tử một
cách thận trọng

Biến kiểm soát:


Toàn cầu hóa - Trầm cảm
- Sự phát triển của thu nhập
- Thất nghiệp
- Sự tham gia của lao động nữ
Toàn cầu hóa - Cư dân nông thôn
kinh tế

TỶ LỆ TỰ TỬ
Toàn cầu hóa
dân số

Toàn cầu hóa


5 xã hội
Chương III. Phương pháp nghiên cứu
1. Thiết lập mô hình tổng quát – Giới thiệu các biến (Định nghĩa, cách đo lường)
Mô hình hồi quy gồm các biến:
- Biến độc lập:
+ X1: CPI
+ X2: DR
+ X3: GDP
+ X4: GRC
+ X5: UR
Hàm hồi quy tổng thể (SRF):
SR=β 0 + β 1 CPI + β2 DR+ β3 GDP+ β 4 GRC + β 5 UR +u

Tỷ lệ thất nghiệp GDP

Tỷ lệ tự tử

CPI Tỷ lệ trầm cảm

1.1. Tỷ lệ tự tử
Tỷ lệ tự tử là thước đo thống kê phản ánh tần suất hoặc số vụ tự tử xảy ra trong một nhóm dân
số cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về mức độ phổ
biến và mức độ nghiêm trọng của hành vi tự tử trong một nhóm hoặc xã hội cụ thể. Số liệu
trong nghiên cứu là kết quả của công thức tính:

số ngườitự tử
Tỷ lệ tự tử = ×100
100.000 cá nhân trong nhóm dân số

1.2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

6
CPI là viết tắt của Chỉ số giá tiêu dùng. Nó là thước đo được sử dụng để theo dõi những thay
đổi về mức giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian. CPI là một trong
những chỉ số lạm phát được sử dụng phổ biến nhất và thường được chính phủ, ngân hàng
trung ương, nhà kinh tế và doanh nghiệp sử dụng để theo dõi sự ổn định giá cả và đưa ra
quyết định sáng suốt về chính sách kinh tế và đầu tư.

Chi phí để mua giỏ hàng hóa thờikỳ t


CPI t = ×100
Chi phí giỏ hàng hóa nămcơ sở

Trong công thức trên, t là giai đoạn xem xét để tính chỉ số giá tiêu dùng, kỳ cơ sở được lấy bất
kỳ, thường là từ 5 đến 7 năm. Chỉ số giá tiêu dùng năm gốc luôn bằng 1.

1.3. Tỷ lệ trầm cảm


Tỷ lệ trầm cảm thường đề cập đến mức độ phổ biến hoặc tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm trong một
nhóm dân số cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một thước đo thống kê nhằm
định lượng tần suất hoặc tỷ lệ các cá nhân gặp phải các triệu chứng trầm cảm hoặc được chẩn
đoán mắc bệnh trầm cảm trong một nhóm dân số nhất định.
Số người trầm cảm
Tỷ lệ trầm cảm= × 100
100.000 cá nhân trong nhóm dân số
1.4. Tốc độ tăng trưởng GDP
Tăng trưởng GDP hàng năm đề cập đến phần trăm thay đổi trong Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của một quốc gia từ năm này sang năm tiếp theo, thường được đo trên cơ sở hàng năm.
GDP là thước đo tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong phạm vi biên
giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm hoặc một quý.
GDP thực tế của năm gần nhất−GDP thực tế của nămtrước
GDP=
GDP thực tế của nămtrước
1.5. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là thước đo được sử dụng trong kinh tế học để đánh giá tỷ lệ lực lượng lao
động thất nghiệp và tích cực tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ này đóng vai trò là một chỉ số quan
trọng về sức khỏe của nền kinh tế vì nó phản ánh sự sẵn có của việc làm và hiệu quả của động
lực thị trường lao động.
Số ngườithất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp= × 100
Tổng lực lượnglao động
2. Cách thu thập số liệu
Đối với nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng dữ liệu thứ cấp, được lấy từ hai nguồn chính là
Ngân hàng thế giới – World Bank và trang Wisevoter. Việc sử dụng bảng dữ liệu này vừa hỗ
trợ chúng tôi có một mẫu lớn với chi phí gần như bằng không vừa đảm bảo tính khách quan
và chính xác của nghiên cứu.
7
Tên biến Diễn giải Đơn vị Nguồn
SR Tỷ lệ tự tử % Wisevoter (Suicide Rates by Country)
SRM Tỷ lệ tự tử ở nam % Wisevoter (Suicide Rates by Country)
SRF Tỷ lệ tự tử ở nữ % Wisevoter (Suicide Rates by Country)
CPI Chỉ số giá tiêu dùng annual (%) World Bank (2021)
DR Tỷ lệ trầm cảm % Wisevoter (Most Depressed Countries)
GDP Tốc độ tăng tưởng kinh tế annual (%) World Bank (2021)
UR Tỷ lệ thất nghiệp % World Bank (2021)
GRC = 1 nếu là quốc gia đã phát triển
= 0 nếu là quốc gia đang phát
triển

Chương IV. Phân tích kết quả thực nghiệm

Bảng kết quả hồi quy

8
1. Kết quả mô hình
Từ bảng kết quả hồi quy cho thấy: Đối với mô hình tổng thể, X1 ảnh hưởng dương đến y và có
ý nghĩa thống kê khi tỷ lệ trầm cảm tăng lên 1 điểm % thì tỷ lệ tự tử tăng 0.704 điểm %. Đồng
thời, X1 có ảnh hưởng mạnh hơn đối với nam, do hệ số đứng trước X 1 của mô hình đối với
nam cao hơn đối với nữ. Một xu hướng tương tự cũng được thể hiện cho X 3 ở cả ba mô hình
tổng thể, nam và nữ. Ngược lại, X 2 và X4 ảnh hưởng âm lên y và có ý nghĩa khi tốc độ tăng
trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng tăng 1 điểm % thì tỷ lệ tự tử giảm lần lượt 0.246 và
0.025 điểm %. Trong khi mức ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế lên nam và nữ là
không đổi (ảnh hưởng lên nam mạnh hơn so với nữ) thì mức ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu
dùng thể hiện xu hướng ngược lại do hệ số đứng trước X 4 của mô hình đối với nữ cao hơn đối
với nam. Cuối cùng, hệ số hồi quy đứng trước biến X 5 cho chúng ta thấy khi các yếu tố khác
là như nhau, tỉ lệ tự tử ở các nước đang phát triển thấp hơn các nước đã phát triển 1.553%.
2. Bảng tương quan và mối quan hệ tương quan giữa các biến

Từ bảng tương quan ta thấy:


- Hệ số tương quan giữa biến SR và DR là 9.37%
- Hệ số tương quan giữa biến SR và GDP là -10.47%
- Hệ số tương quan giữa biến SR và UR là 22.05%
- Hệ số tương quan giữa biến SR và CPI là -1.08%
Ta thấy biến UR (22.05%) có tác động mạnh nhất tới biến phụ thuộc là tỷ lệ tử vong. Nghĩa là
tỷ lệ thất nghiệp sẽ tác động đến tỷ lệ tử vong ở các quốc gia. Dấu dương thể hiện mối quan
hệ cùng chiều hay nói cách khác nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì tỷ lệ tử vọng cũng sẽ tăng
lên. Các biến DR, GDP, CPI có mối quan hệ tương quan yếu đến biến phụ thuộc UR (DR là
9.37%, GDP là -10.4%, CPI là -1.08%). Dấu âm thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến
phụ thuộc SR với biến độc lập.
Mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập nhìn chung không cao. Do đó, dự đoán mô
hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
3. Kiểm định mô hình hồi quy
4. Khắc phục bệnh mô hình
4.1. Vấn đề đa cộng tuyến
4.2. Phương sai sai số thay đổi
9
Chương V. Thảo luận – Đề xuất
1. Kết luận
2. Ý nghĩa khoa học
3. Đề xuất ý kiến
4. Hạn chế của đề tài
5. Hướng nghiên cứu tiếp theo

10

You might also like