You are on page 1of 6

BẢN GỐC

CHỦ ĐỀ: SELF-HARM


1. Phân loại theo ICD 11: phân loại theo các hình thức tự hại (Phong)
Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD 11) ra đời vào 1/1/2022 phân loại các hành vi cố ý tự
hại ra làm chín nhóm cơ bản gồm:
A. Hành vi cố ý tự hại bằng cách gây thương tích từ tai nạn giao thông
B. Hành vi cố ý tự hại bằng cách nhảy hoặc ngã
C. Hành vi cố ý tự hại bằng cách tiếp xúc với người, động vật hoặc thực vật
D. Hành vi cố ý tự hại bằng cách ngâm hoặc rơi vào nước
E. Hành vi cố ý tự hại bằng cách đe dọa đến hơi thở
F. Hành vi cố ý tự hại bằng cách tiếp xúc với nhiệt
G. Hành vi cố ý tự hại bằng cách tiếp xúc/sử dụng các chất độc hại ngoài mục đích
điều trị
H. Hành vi cố ý tự hại bằng cách tiếp xúc với các vật thể mà chưa được phân loại
I. Hành vi cố ý tự hại bằng những cơ chế khác
2. Tiêu chuẩn đánh giá (DSM V) (Phong)
Theo tiêu chuẩn của Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM V),
hành vi cố ý làm hại bản thân không mang mục đích tự tử (Nonsuicidal Self-
Injury) gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
A. Trong vòng một năm trở lại đây, thân chủ có ít nhất 5 ngày có hành vi tự làm tổn
thương, có dự định gây chảy máu, bầm tím hoặc gây đau (ví dụ như cắt, đốt, đâm,
đánh, cọ xát quá mức), với kỳ vọng rằng thương tích chỉ gây ra tổn thương vật lý
nhẹ hoặc trung bình (nghĩa là không có ý định tự tử).
B. Cá nhân có hành vi tự làm tổn thương kì vọng được giải thoát khỏi cảm xúc tiêu
cực, giải quyết vấn đề cá nhân, tạo ra các cảm xúc tích cực.
C. Hành vi tự làm tổn thương gắn với một trong các tình huống: (1) cá nhân trải qua
các cảm xúc tiêu cực ngay trước khi có hành vi; (2) cá nhân chuẩn bị cho hành vi
cẩn thận trước khi hành vi diễn ra; (3) cá nhân nghĩ nhiều tới hành vi này ngay cả
khi nó không diễn ra.”
D. Hành vi không được xã hội chấp nhận.
E. Hành vi hoặc hậu quả của nó có thể gây căng thẳng đáng kể hoặc can thiệp vào
cuộc sống thường nhật của cá nhân.
F. Hành vi không diễn ra vào các giai đoạn loạn thần, cơn mê sảng, ngộ độc chất,
hoặc cai nghiện. Hành vi không thể được giải thích bởi các tình trạng bệnh lý
khác.
3. Thực trạng hành vi tự hại:
● Hành vi tự hại của thanh thiếu niên (12-18) (Thư)
Được ghi nhận từ nhiều thống kê trên thế giới, hành vi tự hại hiếm khi xảy ra trước
khi các cá nhân bước vào tuổi dậy thì, và sẽ có xu hướng trở nên phổ biến hơn khi
bắt đầu tuổi vị thành niên, trong đó một báo cáo tại Hoa Kỳ đã nhận thấy độ tuổi
xuất hiện hành vi tự làm hại bản thân lần đầu tiên thường rơi vào khoảng 16 tuổi
(dẫn theo Skegg, 2005). Một phân tích tổng hợp được tiến hành bởi Muahlnkamp
và cộng sự (2012) đã cho ra một số phát hiện đáng kể về hành vi cố ý gây thương
tích cho bản thân ở thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia, với xác suất báo cáo các
hành vi tự gây thương tích không liên hệ với tự sát (non-suicidal self-injury) là
18,0% và đối với hành vi cố ý tự hủy hoại (deliberate self-harm - DSH) là 16,1%.
Ngoài ra, Brunner và cộng sự vào năm 2014 đã thực hiện một nghiên cứu trên
12,068 thanh thiếu niên từ 11 nước châu Âu, nhằm điều tra mức độ phổ biến của
hành vi tự hại trực tiếp. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ chung của các khách thể
có hành vi tự hại trực tiếp là 27,6%, trong đó 19,7% cho biết tần suất hành vi ở
mức thỉnh thoảng và 7,8% báo cáo đã lặp đi lặp lại hành vi tự hại. Đối với các
quốc gia Châu Á, một số báo cáo cũng cho thấy xu hướng đáng báo động về hành
vi tự hại của trẻ vị thành niên, khi 17,0% học sinh trung học được khảo sát tại
Trung Quốc cho biết bản thân đã có các hành vi cố ý làm hại bản thân trong một
năm trở lại (Wan và cộng sự, 2011); và DSH cũng được ghi nhận trên thanh thiếu
niên ở Nhật Bản với tỷ lệ 3,3% ở học sinh trung học cơ sở và 4,3% ở học sinh
trung học phổ thông (Watanabe và cộng sự, 2012).
Bên cạch đó, các nghiên cứu nhìn chung đều cho thấy trẻ vị thành niên nữ có xu
hướng thực hiện các hành vi tự hủy hoại nhiều hơn nam (Madge và cộng sự, 2011;
Watanabe và cộng sự, 2012; Zhang và cộng sự, 2016). Trong báo cáo của mình
vào năm 2004, Rodham và cộng sự nhận thấy nữ giới độ tuổi dậy thì có xu hướng
thực hiện các hành vi tự cắt nhiều hơn nam giới nhằm trừng phạt bản thân và cố
gắng giải tỏa tâm trạng tồi tệ. Ngoài ra, xu hướng tự hủy hoại còn được ghi nhận
trên những trẻ sống ở thành thị hoặc là con một trong gia đình nhiều hơn những
đối tượng nhân khẩu khác (Zhang và cộng sự, 2016). Những phát hiện trên có thể
được áp dụng để đánh giá các trường hợp cụ thể nhằm phát hiện những yếu tố
nguy cơ liên quan tới hành vi tự hủy hoại ở trẻ.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tỷ lệ hành vi tự hủy hoại ở trẻ vị thành niên vẫn
còn tương đối hạn chế. Năm 2008, Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện cuộc
Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (gọi tắt là SAVY),
tiến hành trên hơn 3400 trẻ vị thành niên, cho thấy có 6,1% trả lời đã từng cố ý
thực hiện các hành vi tự hủy hoại với tần suất từ 1 đến 4 lần một năm (dẫn theo
Mai Mỹ Hạnh, 2022). Viện Xã hội học (IOS) năm 2022 cũng thực hiện một cuộc
điều tra, trong đó 4,7% trẻ 10 - 17 tuổi được khảo sát đã báo cáo từng tự gây
thương tích cho bản thân, và 1% đã tự hủy hoại trong vòng một năm trở lại.
Những số liệu thống kê trên đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phòng
ngừa và can thiệp hiệu quả các hành vi kém thích ứng, cụ thể là hành vi tự hủy
hoại, ở trẻ vị thành niên nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.
● Hành vi tự hại của người trưởng thành (18+) (Dương) selfharm
Một trong những giả định phổ biến về sự tự huỷ hoại là hiện tượng này
thường chỉ chủ yếu xảy ra ở tuổi vị thành niên (Chandler và cộng sự, 2011; Troya,
Chew-Graham, và cộng sự, 2019). Giả định này không phải là không có căn cứ,
các nghiên cứu về sự phổ biến của sự tự huỷ hoại thường xuyên cho thấy nó
thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên (Favazza, 2011; Geulayov và cộng sự, 2018;
Hawton và cộng sự, 2002). Một nghiên cứu ở Dresden, Đức cho thấy tuổi vị thành
niên (12-18) có xu hướng tự hoại cao hơn thanh niên (18-21) và các giai đoạn phát
triển khác của đời người, cũng trong nghiên cứu trên chỉ có 18.1% người tham gia
nghiên cứu trong độ tuổi từ 18-21 từng có suy nghĩ về sự tự huỷ hoại không có ý
định tự sát (NSSI-T) và 13.9% là từng có hành vi tự hại nhưng không có ý định tự
sát (NSSI-B) (Voss và cộng sự, 2020).
Một số nghiên cứu khác tại cho thấy tần suất của sự tự huỷ hoại giảm tuy
nhiên tính nghiêm trọng của hành động lại tăng lên khi bước vào tuổi trưởng
thành. Theo một báo cáo tại Hoa Kỳ, tỉ lệ người trưởng thành có hành vi tự hủy
hoại là 4% và 1% có diễn biến lâu dài hoặc nghiêm trọng (Kerr và cộng sự, 2010).
Lúc này, sự tự hủy hoại không kết thúc ở tuổi vị thành niên mà trở thành một phần
của cuộc đời người tự hoại. Sự kỳ thị xoay quanh hành động tự hoại, kết hợp với
vị trí "người trưởng thành" của các cá nhân làm tăng cảm giác tội lỗi và tủi nhục.
Vậy nên, dù tính nghiêm trọng tăng lên nhưng ít cá nhân tìm sự hỗ trợ chính thống
cho hành vi trên (Boyce, 2021).
Một tổng hợp ở nhiều nước đã được làm ra với 40 báo cáo, 2 trong số đó
được thực hiện trên khắp châu Âu và có cả nước có và không nói tiếng Anh, với
tổng cộng có 16 nước không nói tiếng Anh được đại diện, trong đó có 62755
người trưởng thành tham gia với độ tuổi dao động từ 60-112, tổng hợp cho thấy
rằng tỉ lệ xảy ra hàng năm cứ mỗi 100000 người trong khoảng 19.329% đến
65.23%, tỉ lệ lặp lại của hành vi tăng lên với người có tiền sử hành vi tự hại, tiền
sử điều trị tâm lý hoặc hiện đang được điều trị tâm lý (Troya và cộng sự, 2019). Ở
một nghiên cứu tại một trường đại học tại Na Uy về các sinh viên trong độ tuổi từ
18-35, tỉ lệ các cá nhân tự huỷ hoại trong suốt cả đời là 22.6% và trong 12 tháng
trở lại là 8.8% (Sivertsen và cộng sự, 2019).

Tài liệu tham khảo


American Psychiatric Association, D. S. M. T. F., & American Psychiatric Association
(2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-5 (Vol. 5,
No. 5). Washington, DC: American Psychiatric Association.
Boyce, M. (2021). “It doesn’t stop when you get to 18”: Experiences of self-harm in
adults. Mental Health Review Journal, 26(4), 366–379.
https://doi.org/10.1108/MHRJ-12-2020-0087
Brunner, R., Kaess, M., Parzer, P., Fischer, G., Carli, V., Hoven, C. W., ... & Wasserman,
D. (2014). Life‐time prevalence and psychosocial correlates of adolescent direct
self‐injurious behavior: A comparative study of findings in 11 European countries.
Journal of Child Psychology and Psychiatry, 55(4), 337-348.
https://doi.org/10.1111/jcpp.12166
Chandler, A., Myers, F., & Platt, S. (2011). The Construction of Self-Injury in the
Clinical Literature: A Sociological Exploration. Suicide and Life-Threatening
Behavior, 41(1), 98–109. https://doi.org/10.1111/j.1943-278X.2010.00003.x
Favazza, A. R. (2011). Bodies under Siege: Self-mutilation, Nonsuicidal Self-injury, and
Body Modification in Culture and Psychiatry. JHU Press.
Geulayov, G., Casey, D., McDonald, K. C., Foster, P., Pritchard, K., Wells, C., Clements,
C., Kapur, N., Ness, J., Waters, K., & Hawton, K. (2018). Incidence of suicide,
hospital-presenting non-fatal self-harm, and community-occurring non-fatal self-
harm in adolescents in England (the iceberg model of self-harm): A retrospective
study. The Lancet Psychiatry, 5(2), 167–174.
https://doi.org/10.1016/S2215-0366(17)30478-9
Hạnh, M. M. (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành
niên tại các đô thị phía nam Việt Nam. Tạp chí Khoa học, 21(1), 71.
https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.1.3932(2024)
Hawton, K., Rodham, K., Evans, E., & Weatherall, R. (2002). Deliberate self harm in
adolescents: Self report survey in schools in England. BMJ, 325(7374), 1207–
1211. https://doi.org/10.1136/bmj.325.7374.1207
Kerr, P. L., Muehlenkamp, J. J., & Turner, J. M. (2010). Nonsuicidal Self-Injury: A
Review of Current Research for Family Medicine and Primary Care Physicians.
The Journal of the American Board of Family Medicine, 23(2), 240–259.
https://doi.org/10.3122/jabfm.2010.02.090110
Madge, N., Hawton, K., McMahon, E. M., Corcoran, P., De Leo, D., De Wilde, E. J., ...
& Arensman, E. (2011). Psychological characteristics, stressful life events and
deliberate self-harm: findings from the Child & Adolescent Self-harm in Europe
(CASE) Study. European child & adolescent psychiatry, 20(10), 499-508.
https://doi.org/10.1007/s00787-011-0210-4
Muehlenkamp, J. J., Claes, L., Havertape, L., & Plener, P. L. (2012). International
prevalence of adolescent non-suicidal self-injury and deliberate self-harm. Child
and adolescent psychiatry and mental health, 6, 1-9. https://doi.org/10.1186/1753-
2000-6-10
Rodham, K., Hawton, K., & Evans, E. (2004). Reasons for deliberate self-harm:
comparison of self-poisoners and self-cutters in a community sample of
adolescents. Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry,
43(1), 80-87. https://doi.org/10.1097/00004583-200401000-00017
Sivertsen, B., Hysing, M., Knapstad, M., Harvey, A. G., Reneflot, A., Lønning, K. J., &
O’Connor, R. C. (2019). Suicide attempts and non-suicidal self-harm among
university students: Prevalence study. BJPsych Open, 5(2), 26.
https://doi.org/10.1192/bjo.2019.4
Skegg, K. (2005). Self-harm. The Lancet, 366(9495), 1471–1483.
https://doi.org/10.1016/S0140-6736(05)67600-3
Troya, M. I., Babatunde, O., Polidano, K., Bartlam, B., McCloskey, E., Dikomitis, L., &
Chew-Graham, C. A. (2019). Self-harm in older adults: Systematic review. The
British Journal of Psychiatry, 214(4), 186–200.
https://doi.org/10.1192/bjp.2019.11
Troya, M. I., Chew-Graham, C. A., Babatunde, O., Bartlam, B., Mughal, F., & Dikomitis,
L. (2019). Role of primary care in supporting older adults who self-harm: A
qualitative study in England. British Journal of General Practice, 69(688), 740–
751. https://doi.org/10.3399/bjgp19X706049
Viện Xã hội học, Đại học Queensland, và Trường Y tế Công cộng Bloomberg Đại học
Johns Hopkins. (2022). Điều tra Sức khỏe Tâm thần Vị thành niên Việt Nam: Báo
cáo Kết quả chủ yếu. Hà Nội, Việt Nam: Viện Xã hội học.
Voss, C., Hoyer, J., Venz, J., Pieper, L., & Beesdo-Baum, K. (2020). Non-suicidal self-
injury and its co-occurrence with suicidal behavior: An epidemiological-study
among adolescents and young adults. Acta Psychiatrica Scandinavica, 142(6),
496–508. https://doi.org/10.1111/acps.13237
Wan, Y. H., Hu, C. L., Hao, J. H., Sun, Y., & Tao, F. B. (2011). Deliberate self-harm
behaviors in Chinese adolescents and young adults. European child & adolescent
psychiatry, 20(10), 517–525. https://doi.org/10.1007/s00787-011-0213-1
Watanabe, N., Nishida, A., Shimodera, S., Inoue, K., Oshima, N., Sasaki, T., Inoue, S.,
Akechi, T., Furukawa, T. A., & Okazaki, Y. (2012). Deliberate Self-Harm in
Adolescents Aged 12–18: A Cross-Sectional Survey of 18,104 Students. Suicide
and Life-Threatening Behavior, 42(5), 550-560. https://doi.org/10.1111/j.1943-
278X.2012.00111.x
World Health Organization (2021). International statistical classification of diseases and
related health problems (11th ed.). https://icd.who.int/. Truy cập ngày 23/04/2024.
Zhang, J., Song, J., & Wang, J. (2016). Adolescent self-harm and risk factors. Asia-
Pacific psychiatry: official journal of the Pacific Rim College of Psychiatrists,
8(4), 287–295. https://doi.org/10.1111/appy.12243

You might also like