You are on page 1of 12

BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN HỌC: TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU Á

TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG HIỆN SINH ĐẾN SỨC


KHỎE TINH THẦN CỦA NHIỀU BẠN TRẺ ĐẠI HỌC QUỐC
GIA HÀ NỘI HIỆN NAY: TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP
Hoàng Thị Tú Oanh – Mã số SV: 22040124

Điện thoại: 0988734573

Email: oanhhoangbnvn@gmail.com

Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,

Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt: Những năm gần đây, ý thức được những nguy hiểm của trầm cảm, người ta bắt đầu quan
tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Tuy nhiên, đề tài khủng hoảng hiện sinh- vấn đề tâm lý
thường gặp sinh viên lại ít được quan tâm hơn, số lượng nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy, bài nghiên
cứu này được thực hiện để xác định mức độ, tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề tâm lý này.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm các phương pháp quan sát, nghiên cứu, tổng hợp tài
liệu, điều tra bằng bảng hỏi, thu thập và xử lý thông tin, cùng với đó là phương pháp lập luận logic…
Nghiên cứu về vấn đề này không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn với khó khăn của giới trẻ mà còn tạo ra
cơ hội để đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho nhà trường, gia đình và sinh viên để cải thiện tình hình.

Từ khóa: Khủng hoảng hiện sinh, tâm lý, ý nghĩa cuộc đời.

1. Đặt vấn đề

Từ xa xưa, con người đã đặt ra câu hỏi rằng họ là ai hay sứ mệnh của cuộc đời họ là
gì. Mỗi một dân tộc lại có cách lý giải khác nhau về nguồn cội và vai trò của họ trong
thế giới này. Đến cuối thế chiến thứ nhất, chủ nghĩa hiện sinh ra đời và nhanh chóng
trở thành một trào lưu triết học. Trào lưu này có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ thời
bấy giờ. Trong bối cảnh thế chiến, trào lưu này giúp họ có thêm ý chí đấu tranh cho

1
quyền được công nhận, quyền được sống trong thế giới riêng của họ1.Trong thế giới
ngày nay, giới trẻ đối mặt với một môi trường phức tạp và đầy áp lực. Sự cạnh tranh
cao, môi trường học tập áp lực, tiêu chuẩn vẻ đẹp và thành công ngày càng tăng, tạo ra
một bối cảnh xã hội đang đặt ra những thách thức lớn đối với tâm lý và phát triển của
họ. Áp lực từ xã hội đang góp phần vào sự gia tăng về căng thẳng, trầm cảm, và
khủng hoảng hiện sinh. Để tìm hiểu thực trạng khủng hoảng hiện sinh ở sinh viên Đại
học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu sử dụng các câu hỏi bao gồm tần suất và nguyên
nhân gặp phải vấn đề này trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 12/2023.
Đặc điểm khách thể nghiên cứu được trình bày tóm tắt ở bảng 1:

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ

Trường Đại học Ngoại Ngữ 82 64%

Đại học Luật 20 15,6%

Đại học Kinh Tế 26 20,4%

Khoa Khoa Sư phạm Tiếng Anh 36 28,1%


(ĐHNN)

Khoa NN và VH Đức 15 11,7%


(ĐHNN)

Khoa NN và VH Hàn 20 15,6%


(ĐHNN)

Khoa NN và VH 11 8,7%
Pháp(ĐHNN)

Khoa Luật ( ĐHL) 20 15,6%

Khoa Kinh tế Chính Trị 26 20,3%


(ĐHKT)

Sinh viên Nhất 38 30%


năm thứ
Hai 25 19,2%

Ba 29 22,7%

1
Nguyễn Tiến Dũng (2019). Quan niệm của thuyết hiện sinh về sự cô đơn và ý nghĩa nhân sinh của nó với
xã hội phát triển. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Xã hội Nhân văn, tập 128, 47-55.

2
Tư 36 28,1%

Tổng 128 100%

Bảng 1

2. Một số khái niệm

2.1 Khủng hoảng hiện sinh

Khủng hoảng hiện sinh, còn được gọi là Existential Crisis, không phải bệnh lý mà đề
cập đến những cảm xúc và câu hỏi về ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Những
câu hỏi này không dễ trả lời và điều này có thể khiến người ta cảm thấy bế tắc. Khi
những cảm giác này kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn, chúng có thể tác động tiêu
cực đến cuộc sống của người đang đối mặt với vấn đề này. Cụm từ "khủng hoảng hiện
sinh" xuất hiện vào những năm 1930. Nó cũng liên quan chặt chẽ đến Chủ nghĩa Hiện
sinh, một triết lý khám phá sự tồn tại.2

2.2 Trầm cảm

Theo định nghĩa của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), trầm cảm
(depression) là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến cách ta suy nghĩ, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được can thiệp điều
trị kịp thời, trầm cảm có thể dẫn đến hành vi ngược đãi bản thân hoặc tự sát.3

2.3 Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần là một khía cạnh quan trọng trong đời sống cảm xúc của một
người. Sức khỏe tâm thần là trạng thái mà con người nhận thức được khả năng của

2
Minh Nguyệt (2020). Existential crisis là gì? Bạn có đang bị khủng hoảng mục đích sống?. Truy cập lúc
21:00 ngày 12/11/2023 tại
https://vietcetera.com/vn/existential-crisis-la-gi-ban-co-dang-bi-khung-hoang-muc-dich-song.

3
Hiền Lê (2022), Trầm cảm – Cuộc chiến trường kỳ với cảm xúc tiêu cực. Truy cập lúc 15:30 ngày
12/11/2023 tại https://vietcetera.com/vn/tram-cam-cuoc-chien-truong-ky-voi-cam-xuc-tieu-cuc.

3
bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường mà vẫn làm việc hiệu
quả và đóng góp cho cộng đồng4.

3.Thực trạng khủng hoảng hiện sinh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1 Biểu hiện của khủng hoảng hiện sinh

Khủng hoảng hiện sinh ở giới trẻ thường phản ánh qua những biểu hiện đa dạng. Về
mặt tâm lý, họ thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi stress và lo lắng bởi những áp lực từ
yêu cầu học vấn cao, kỳ vọng xã hội và sự so sánh không lành mạnh trên
mạng xã hội. Khi họ cảm nhận một khoảng cách giữa hiện thực và kỳ vọng cá nhân,
họ sẽ có cảm giác tự ti và thiếu niềm tin vào bản thân. Bên cạnh đó, khủng hoảng hiện
sinh còn được thể hiện qua bên ngoài với các triệu chứng như thay đổi cân nặng, thói
quen ăn uống không ổn định, và vấn đề giấc ngủ. Cảm xúc tiêu cực này có thể dẫn đến
sự cô lập xã hội, ảnh hưởng đến quan hệ, và thậm chí gây ra những tác động tiêu cực
đối với sức khỏe toàn diện.

3.2 Mức độ phổ biến của khủng hoảng hiện sinh

Kết quả khảo sát về tình trạng khủng hoảng hiện sinh của các sinh viên tham gia

Tỉ lệ sinh viên gặp phải các biểu hiện nêu trên được thể hiện ở bảng 2:

Nhận xét: Con số 50,8%


phản ánh khủng hoảng
hiện sinh là tình trạng
phổ biến trong sinh
viên.

Bảng 2
4
Galderisi, S., Heinz, A., Kastrup, M., Beezhold, J., & Sartorius, N. (2015). Toward a new definition of mental
health. World Psychiatry, Volume 14, Issue 2, p. 231-23.

4
Số lượng sinh viên gặp khủng hoảng hiện sinh ở các nhóm đối tượng được thể
hiện trong bảng 3:

Nhận xét
Trong đó, sinh viên năm thứ nhất và sinh
viên năm thứ tư là đối tượng dễ gặp phải
hiện tượng này hơn cả.

Bảng 3

3.3 Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng hiện sinh

Kết quả khảo sát về những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này ở sinh viên
Đại học Quốc Gia Hà Nội được thể hiện trong bảng 4:

Nhận xét: Kết quả khảo sát được


thể hiện ở bảng 4 cho thấy tâm lý tự
ti, mặc cảm là nguyên nhân chính ở
cả bốn nhóm đối tượng. Bên cạnh
đó, nguyên nhân chính gây nên
khủng hoảng hiện sinh ở sinh viên
năm thứ tư là tình trạng chưa có
việc làm và ở sinh viên năm thứ
nhất là những thay đổi lớn trong
cuộc sống.

Bảng 4

5
3.3.1 Tâm lý so sánh, mặc cảm, tự ti về bản thân

Cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, đời sống vật chất của con người đã trở
nên đầy đủ và sung túc hơn. Lúc này, mạng xã hội ra đời không chỉ có một mục đích
là liên lạc, mà còn là nơi để người ta thể hiện bản thân, cuộc sống, cũng như thành tựu
trong đời. Ví dụ như trong chỉ trong hai tháng (5/2023- 7/2023), với những nội dung
về cuộc đua của giới siêu giàu và siêu giỏi, nhóm “Flex đến hơi thở cuối cùng” trên
mạng xã hội Facebook đã thu hút 1,1 triệu thành viên. Điều đó vô hình chung đã là
nguyên nhân gây ra những áp lực đồng trang lứa, khiến cho độc giả của những bài viết
đó cảm thấy tự ti về bản thân5.

Bên cạnh đó, trong đời sống hàng ngày, mức độ áp lực từ yêu cầu học vấn cao, kỳ
vọng xã hội và sự so sánh trực tuyến tạo nên một bức tranh áp lực đáng kể cho giới
trẻ. Sự tự ti và áp lực trong học tập xuất phát từ so sánh không lành mạnh với các bạn
học, nhất là trong môi trường đào tạo cạnh tranh đang trở thành một vấn đề quan trọng
đối với sinh viên, tác động đến cả tâm lý và hành vi học đường của họ. Sinh viên
thường cảm thấy áp lực phải đạt được điểm cao, thành công nghề nghiệp, và kiếm
được sự công nhận xã hội. Hậu quả là, sinh viên có thể phát triển thói quen không lành
mạnh, chấp nhận tình trạng căng thẳng như một phần không thể tránh khỏi của cuộc
sống học đường. Đối mặt với sự căng thẳng này, họ thường xuyên đặt mục tiêu không
hợp lý và làm việc quá mức để đạt được chúng, đặt ra áp lực không cần thiết lên bản
thân.

3.3.2 Khó khăn trong việc thích nghi với môi sống mới: Cuộc sống xa gia đình

Việc chuyển đến một thành phố mới hoặc quốc gia khác đưa sinh viên vào một thế
giới mới, nơi họ phải đối mặt với nhiều thách thức và áp lực, tạo nên một tình trạng
căng thẳng và không chắc chắn. Trong môi trường học tập mới, sinh viên thường phải
thích nghi với cuộc sống tự lập, xa gia đình và bạn bè. Sự cô lập xã hội và cảm giác
thiếu sự hỗ trợ gắn liền với gia đình có thể tạo ra cảm giác đơn độc và không an tâm.

5
Nhóm 3 BMĐT CLC K4 (2023) , Flexing- Trào lưu vô hại và những hệ lụy về nhận thức. Truy cập lúc
20:00 ngày 26/11/2023 tại
https://songtre.com.vn/flexing-trao-luu-vo-hai-va-nhung-he-luy-ve-nhan-thuc-p26350.html.

6
Sự xa cách về địa lý và khác biệt văn hóa làm tăng sự căng thẳng tâm lý, đặt ra những
thách thức về việc xây dựng mối quan hệ xã hội mới và hòa nhập vào cộng đồng.

Bên cạnh đó, áp lực học tập cũng gia tăng khi sinh viên phải thích ứng với môi trường
học tập mới. Họ phải đối mặt với những yêu cầu học vấn cao hơn, kỳ vọng nghề
nghiệp và cả sự so sánh với đồng học đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này
có thể dẫn đến sự tự ti về khả năng học tập và sự so sánh không lành mạnh, đặt ra áp
lực không cần thiết lên tâm lý của sinh viên.

3.3.3 Áp lực tâm lí khi chưa có việc làm

Tình trạng chưa có việc làm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng gây ra khủng
hoảng hiện sinh ở giới trẻ, ảnh hưởng đến cả khía cạnh tâm lý và kinh tế của họ. Áp
lực từ môi trường xã hội đặt ra kỳ vọng cao về sự thành công nghề nghiệp. Giới trẻ
thường phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động. Thêm vào đó,
tình hình kinh tế suy thoái cũng tạo ra sự lo lắng và áp lực không nhỏ, khiến tâm trạng
và tinh thần giới trẻ chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Không có việc làm cũng đồng nghĩa với tình trạng tài chính không ổn định. Sinh viên
mới ra trường thường phải đối mặt với thời kỳ tìm kiếm việc làm kéo dài, trong khi
cần phải tự chủ về tài chính và chi phí sống. Sự lo ngại về kinh tế càng gia tăng áp lực
tâm lý và góp phần vào tình trạng căng thẳng.

4. Giải pháp

4.1 Hậu quả khi không giải quyết khủng hoảng hiện sinh kịp thời

4.1.1 Kết quả học tập sa sút

Tình trạng lo âu, căng thẳng, mất động lực diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình học tập. Cụ thể một sinh viên tham gia khảo sát cho biết
rằng tình trạng này khiến tâm trạng không ổn định và làm suy giảm khả năng tập
trung. Người này cũng cho biết thêm là tình trạng mất tập động lực và kết quả tác
động qua lại lẫn nhau, khiến tinh thần trì trệ, chán nản, mệt mỏi và học tập, làm việc

7
không hiệu quả. Điều này được lý giải bởi các hormone căng thẳng ảnh hưởng đến hệ
thần kinh và chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tinh thần và thể chất cũng theo đó mà giảm
sút.

4.1.2 Là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Như đã nói, khủng hoảng hiện sinh gây hại cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong khi đó,
người trẻ đặc biệt là đối tượng sinh viên có mong muốn được thể hiện bản thân nhưng
có ít kinh nghiệm sống thường gặp phải vấn đề tâm lý này. Vì vậy khi hoài nghi về ý
nghĩa của cuộc đời mình, họ sẽ cảm thấy chán chường, mệt mỏi và nghĩ rằng cuộc
sống của mình thật vô nghĩa. Tuy chưa có một con số nghiên cứu cụ thể nào, nhưng
khả năng những người trẻ đó trở nên thu mình, tách biệt với xã hội là rất cao. Nặng
hơn có thể dẫn đến trầm cảm và những hệ lụy khôn lường từ căn bệnh tâm lý này.

4.2 Giải pháp để ngăn chặn những hậu quả này

4.2.1 Những biện pháp từ phía nhà trường

Đầu tiên, việc tích hợp chương trình giáo dục về sức khỏe tâm thần vào chương trình
học là quan trọng. Sinh viên cần được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu
rõ về tình trạng tâm lý của bản thân và cách quản lý stress. Các buổi workshop, tư
vấn, và tài nguyên trực tuyến có thể cung cấp thông tin hữu ích và hỗ trợ cho sinh
viên.

Thứ hai, việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ là quan trọng để giảm
áp lực và tăng cường sự kết nối xã hội. Chính sách chống bắt nạt và chủ trương hòa
nhập cần được thúc đẩy, và các hoạt động xã hội và văn hóa trong trường nên được
khuyến khích. Việc xây dựng cộng đồng hỗ trợ giúp sinh viên cảm thấy được đánh giá
và chấp nhận.

Ngoài ra, trường học cũng có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý hoặc tạo ra một
môi trường thuận lợi để sinh viên có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp khi cần.
Việc giáo viên và nhân viên hỗ trợ sinh viên nên được đào tạo để nhận biết các dấu
hiệu của khủng hoảng hiện sinh và cung cấp sự giúp đỡ thích hợp.

8
Cuối cùng, việc tạo ra các chương trình giáo dục và nghệ thuật sáng tạo có thể giúp
sinh viên thấy hứng thú và kết nối giữa học thuật và đam mê cá nhân. Những hoạt
động này không chỉ giúp giảm áp lực học tập mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tìm
kiếm ý nghĩa trong học vấn.

4.2.2 Những biện pháp từ phía gia đình

Gia đình cần tạo môi trường gia đình ấm áp, yêu thương. Một môi trường gia đình ấm
áp, yêu thương sẽ giúp sinh viên cảm thấy được an toàn, được quan tâm, lắng nghe và
được yêu thương. Khi cảm thấy được yêu thương, sinh viên sẽ có tâm lý vững vàng
hơn để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, gia đình cũng cần giáo dục con cái về giá trị sống. Giáo dục con cái về
giá trị sống giúp họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và tìm thấy mục đích sống của
mình. Cha mẹ có thể giáo dục con cái về giá trị sống thông qua các hoạt động như đọc
sách, tham gia các buổi nói chuyện, chia sẻ,... Nếu sinh viên gặp phải khủng hoảng
hiện sinh nghiêm trọng, cha mẹ cần liên hệ với nhà trường để phối hợp giải quyết.

4.2.3 Những biện pháp cho chính bản thân sinh viên

Đối mặt với tình trạng khủng hoảng hiện sinh, sinh viên có nhiều cách tiếp cận tích
cực để ngăn chặn những tác động tiêu cực và tạo ra một môi trường tinh thần tích cực
hơn cho bản thân. Trước hết, việc thiết lập một lịch trình hợp lý và quản lý thời gian
hiệu quả là quan trọng. Sinh viên có thể xác định ưu tiên công việc, lên kế hoạch và sử
dụng các phương tiện quản lý thời gian để giảm bớt áp lực.

Tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần là một khía cạnh quan trọng khác của quá
trình ngăn chặn khủng hoảng hiện sinh. Sinh viên có thể thực hành thiền, tập thể dục
đều đặn, và duy trì giấc ngủ đủ giấc để duy trì sự cân bằng tâm lý. Các hoạt động sáng
tạo và nghệ thuật cũng có thể giúp họ thư giãn và giải tỏa stress.

Một yếu tố quan trọng khác là việc xác định và thiết lập mục tiêu cá nhân. Sinh viên
cần tìm ra ý nghĩa và mục đích trong học tập và cuộc sống, từ đó tạo ra động lực mạnh

9
mẽ để vượt qua khó khăn. Họ cũng có thể thực hiện các bước nhỏ hướng tới mục tiêu
lớn, giúp họ cảm thấy đạt được và tự tin hơn.

Cuối cùng, việc thảo luận với giáo viên hoặc nhận sự tư vấn từ các chuyên gia tâm lý
trong trường cũng là một nguồn hỗ trợ quan trọng. Không ngần ngại chia sẻ những lo
lắng và vấn đề với những người có kinh nghiệm có thể mang lại góc nhìn mới và giúp
sinh viên tìm ra giải pháp hiệu quả.

Tóm lại, việc ngăn chặn những tác động tiêu cực của tình trạng khủng hoảng hiện sinh
đòi hỏi sự tự quản lý thông minh, sự kết nối xã hội, chăm sóc sức khỏe tâm thần, thiết
lập mục tiêu, và tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Sự chủ động trong quá trình này
không chỉ giúp sinh viên vượt qua khó khăn mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển cá
nhân và sự thành công trong học tập và cuộc sống.

5. Kết luận

Tóm lại khủng hoảng hiện sinh là vấn đề thường gặp ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp
nhưng chưa được nhận được nhận được sự quan tâm xứng đáng. Vì vậy, bài tiểu luận
này ra đời với mục đích nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho vấn đề này trong
phạm vi khuôn viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bằng phương pháp khảo sát bảng
hỏi, so sánh, phân tích, khảo sát đã tìm ra nhóm đối tượng dễ gặp phải trạng thái tâm
lý này nhất. Cùng với đó, khảo sát đã xác định được những nguyên nhân và tác động
chính cho vấn đề này. Nguyên nhân chính bao gồm tự ti về bản thân, những biến đổi
lớn trong cuộc sống, tình trạng chưa có việc làm trong thời buổi kinh tế khó khăn; tác
động chính bao gồm tình trạng học tập sa sút và là một trong những nguyên nhân gây
nên căn bệnh trầm cảm. Từ đó, khảo sát rút ra những hướng giải quyết phù hợp cho
nhà trường, gia đình và sinh viên. Trong đó, sinh viên đóng vai trò quan trọng nhất
trên hành trình trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?”. Để hành trình đó không gây nên những tác
động tiêu cực, họ cần xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực và tạo những kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn trong cuộc đời của mình. Về phía gia đình và nhà trường, họ cần
tạo ra môi trường tích cực, hỗ trợ sinh viên khi cần thiết. Hy vọng rằng nghiên cứu
này cung cấp những góc nhìn mới và thông tin hữu ích cho độc giả.

10
Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Dũng (2019). Quan niệm của thuyết hiện sinh về sự cô đơn và ý
nghĩa nhân sinh của nó với xã hội phát triển. Tạp chí Khoa học Đại học Huế:
Xã hội Nhân văn, tập 128, 47-55.
2. Hiền Lê (2022), Trầm cảm – Cuộc chiến trường kỳ với cảm xúc tiêu cực. Truy
cập lúc 15:30 ngày 12/11/2023 tại
https://vietcetera.com/vn/tram-cam-cuoc-chien-truong-ky-voi-cam-xuc-tieu-cu
c.
3. Đức Hòa (2015). Khủng hoảng tinh thần và những con số đáng ngại. Truy cập
lúc 20:00 ngày 26/11/2023 tại https://giacngo.vn/post-29146.html.
4. Huy Kiều (2023). Existential Crisis Là Gì? Cách Vượt Qua Khủng Hoảng
Hiện Sinh & Tìm Ra Giá Trị Cuộc Sống. Truy cập lúc 21:00 ngày 12/11/2023
tại https://glints.com/vn/blog/existential-crisis-la-gi/.
5. Nhóm 3 BMĐT CLC K40 (2023), Flexing- Trào lưu vô hại và những hệ lụy về
nhận thức. Truy cập lúc 20:00 ngày 26/11/2023 tại
https://songtre.com.vn/flexing-trao-luu-vo-hai-va-nhung-he-luy-ve-nhan-thuc-p
26350.html.
6. Minh Nguyệt (2020). Existential crisis là gì? Bạn có đang bị khủng hoảng mục
đích sống?. Truy cập lúc 21:00 ngày 12/11/2023 tại
https://vietcetera.com/vn/existential-crisis-la-gi-ban-co-dang-bi-khung-hoang-
muc-dich-song.
7. Oanh, T. (2023). Thực Trạng Stress Học Đường: Nguyên Nhân Và Cách Giải
Quyết Tạp Chí Tâm Lý Học Việt Nam. Truy cập lúc 20:00 ngày 26/11/2023 tại
https://tapchitamlyhoc.com/stress-hoc-duong-3727.html.
8. Thủy, N. (2022). Khủng hoảng hiện sinh (Existential Crisis) gây ra nhiều hệ
lụy. Truy cập lúc 20:00 ngày 26/11/2023 tại
https://tamly.com.vn/khung-hoang-hien-sinh-8758.html.
9. Trinh Phạm (2023). Khủng hoảng hiện sinh có đáng sợ?. Truy cập lúc 21:00
ngày 12/11/2023 tại
https://spiderum.com/bai-dang/Khung-hoang-hien-sinh-co-dang-so-dzeldzuoS2
et.

Tiếng Anh

1. Galderisi, S., Heinz, A., Kastrup, M., Beezhold, J., & Sartorius, N. (2015).
Toward a new definition of mental health. World Psychiatry, Volume 14, Issue
2, p. 231-23.
2. Sama N. (2022). Determinants of existential crisis among young adults.
St. Xavier’s College, thesis.

11
FINAL REPORT

SUBJECT: UNDERSTANDING OF ASIAN COMMUNITY

THE IMPACT OF THE EXISTENTIAL CRISIS ON THE MENTAL


HEALTH OF MANY YOUNG PEOPLE AT HANOI NATIONAL
UNIVERSITY CURRENTLY: SITUATION AND SOLUTIONS

Hoang Thi Tu Oanh

Faculty of English Language Teacher Education, VNU University of Languages and


International Studies,

Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

Abstract: In recent years, aware of the dangers of depression, people have begun to pay more
attention to mental health care. However, the topic of existential crisis - a common psychological
problem among students - receives less attention and the amount of research is limited. Therefore, this
study was conducted to determine the extent and find the causes and solutions for this psychological
problem. Research methods include observation, research, document synthesis, questionnaire
investigation, information collection, and processing, along with logical reasoning methods...
Research on This issue not only helps us better understand the difficulties of young people but also
creates opportunities to propose support solutions and schools, families and students to improve the
situation.

Keywords: Existential crisis, psychology, meaning of life.

12

You might also like