You are on page 1of 5

[3P-1] Phân tích thực trạng của vấn đề và xác định nhu

cầu khách hàng


Lớp: 221.SKI1108.A26 Nhóm: Together Tên thành viên: Nguyễn Hồ Loan Trang

Đề tài dự án cá nhân Hiện nay, sinh viên UEF đang bị trầm cảm vì những áp lực trong cuộc sống và
đề xuất học tập.

A. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

Mục tiêu - Chứng minh sự tồn tại của vấn đề: Vấn đề có thực sự tồn tại?
- Mô tả hoàn cảnh thực tế của vấn đề thông qua việc sử dụng các minh hoạ bằng hình ảnh, số
liệu, hoặc sử dụng các nguồn tham khảo khác.
- Hoặc đến những nơi vấn đề có thể xảy ra và quan sát hoàn cảnh của vấn đề, phỏng vấn các
bên liên quan (người sử dụng, nhân viên, quản lý…)

Minh hoạ: Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh để thể hiện thực trạng của vấn đề và mô tả
ngắn gọn mỗi hình thức minh hoạ sử dụng.

TIỀN BẠC HỌC HÀNH


THÓI QUEN
SINH HOẠT

ĐIỂM SỐ
THÀNH TÍCH
TÌNH CẢM

XÃ HỘI GIA ĐÌNH


Trong quá trình học tập/giảng dạy tại UEF, bạn có từng
gặp trường hợp sinh viên bị trầm cảm vì những áp lực
trong cuộc sống và học tập chưa?

Chưa từng gặp 18.40%

Đã từng gặp 81.6%

Bạn nghĩ đâu là nguyên nhân gây nên vấn đề trầm cảm
của sinh viên hiện nay?

Áp lực vì thua kém bạn bè 10.2%

Áp lực tiền bạc, làm thêm 12.8%

Áp lực từ xã hội 12.8%


Áp lực gia đình, tình cảm, các mối quan
14.2%
hệ xung quanh
Áp lực học hành, điểm số, thành tích, kì
50%
vọng từ gia đình

Khảo sát các bên liên quan thực trạng của vấn đề
Diễn giải: Mô tả các công cụ minh hoạ sử dụng bên trên để chứng minh thực trạng của đề tài dự án tạm thời.
Sử dụng các giá trị định lượng (nếu có thể).
❊ Giữa một xã hội hiện đại, khi mà guồng quay công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền ngày một đòi hỏi cao,
con người mải chạy theo, phải đối mặt với những bộn bề áp lực, những thách thức khiến họ cảm thấy quá
tải. Nhiều nỗi lo, không thể cân bằng khiến con người rơi vào trạng thái trầm cảm. Những con số trong
bảng thống kê số liệu, những con chữ biết nói trong các bài báo về vấn đề tâm lý của con người nói chung
và sinh viên nói riêng như một hồi chuông đánh thức con người nhìn nhận thực tại, hiện nay có rất nhiều
trường hợp sinh viên trầm cảm và nặng hơn là tìm đến sự tự sát để giải thoát cho bản thân. Có thật sự xuất
hiện trường hợp sinh viên trầm cảm như báo đã đưa tin? Và nếu có thật, đâu là nguyên nhân dẫn đến căn
bệnh trầm cảm này?
❊ Qua số liệu thống kê từ một bài khảo sát nhỏ các đối tượng liên quan, cho ra số liệu thực tế như sau:
- Trong 100% người tham gia khảo sát, có 81.6% người khảo sát từng chứng kiến trường hợp
sinh viên bị trầm cảm. Minh chứng rõ nhất trong 100% người tham gia khảo sát cũng có trường
hợp sinh viên đã vượt qua được trầm cảm và đang phải thực hiện điều trị tâm lý.
- Và có 18.4% người tham gia khảo sát chưa từng gặp trường hợp trầm cảm nào hoặc không biết
được bạn học của mình có đang phải chịu những tiêu cực của trầm cảm hay không.
❊ Người tham gia khảo sát cho rằng nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở sinh viên hiện nay là do:
- Áp lực học hành, điểm số, thành tích, kì vọng từ gia đình: 50%
- Áp lực gia đình, tình cảm, các mối quan hệ xung quanh: 14.2%
- Áp lực từ xã hội: 12.8%
- Áp lực tiền bạc, làm thêm: 12.8%
- Áp lực vì thua kém bạn bè: 10.2%
® Thực trạng: Qua số liệu khảo sát có thể thấy, thực tế có sự tồn tại của chứng trầm cảm ở sinh
viên hiện nay. Vì nhiều lí do khác nhau, áp lực chồng chất áp lực, không có sự sẻ chia, không biết
tâm sự cùng ai,… tâm trạng tiêu cực bị dồn nén lâu ngày không được giải phóng lâu dần chuyển
hoá thành bệnh trầm cảm và nặng hơn có trường hợp đã lựa chọn tự sát để chấm dứt, giải thoát
cho mình.
Nguyên nhân gây ra vấn đề dự án là:
- Áp lực từ kết quả học tập cùng với sự kỳ vọng từ gia đình, xã hội ® tạo gánh nặng đè lên vai ®
sinh ra cảm giác chán nản, thất vọng về bản thân lâu dần dẫn đến trầm cảm.
- Các mối quan hệ tình cảm thời sinh viên, sau khi chia tay ® tinh thần suy sụp, xuống dốc, suy nghĩ
tiêu cực ® lâu dẫn sẽ rơi vào trâm cảm, hoặc nặng hơn sẽ dẫn đến hành vi tự sát.
- Thói quen sống thiếu lành mạnh: thức khuya, ăn uống không đủ chất, sử dụng các chất kích thích
quá đà,…® ảnh hưởng sức khoẻ, gây suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần ® trầm cảm.
- Trong cuộc sống có những vấn đề, những câu chuyện riêng ® gặp phải nhiều nỗi đau tâm lý, không
có ai để sẻ chia, tâm sự ® cảm thấy bản thân lạc lỏng, một mình ® cảm xúc tiêu cực lâu dần
chuyển hoá thành chứng trầm cảm.
- Thay đổi môi trường sống, rời xa bố mẹ, không ai chăm sóc, thiếu các kỹ năng sống tự lập ® người
có tâm lý yếu sẽ dễ gặp các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm.
- Áp lực về tiền bạc, phải vừa học vừa làm để trang trải cuộc sống ® không có thời gian nghỉ ngơi,
cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực, không có thời gian tham gia các hoạt động cùng bạn bè hay
chăm sóc bản thân ® tâm lý buồn bã, tách mình khỏi thể giới xung quanh.
Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.
1. Cảnh giác trầm cảm ở học sinh sinh viên:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/canh-giac-tram-cam-
o-hoc-sinh-sinh-vien/?link_type=related_posts

2. Thực trạng trầm cảm ở sinh viên đại học bạn nên quan tâm – Nguyễn Thuỷ - 16/02/2022:
https://tamlytrilieunhc.com/tram-cam-o-sinh-vien-dai-hoc-9768.html

3. Trầm cảm học đường – áp lực do đâu? – Phong Linh – 02/04/2022:


https://laodong.vn/gia-dinh-hon-nhan/tram-cam-hoc-duong-ap-luc-do-dau-1029947.ldo

4. Trầm cảm ở sinh viên đại học: Chớ nên xem thường! – Hoa Vũ – 19/08/2020:
https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/tram-cam-roi-loan-cam-xuc/tram-cam-o-sinh-vien-dai-
hoc-cho-nen-xem-thuong/

5. Báo động trầm cảm ở người trẻ – Nguyễn Thạnh-Lê Thoa – 13/04/2018
https://nld.com.vn/ban-doc/bao-dong-tram-cam-o-nguoi-tre-20180412205940933.htm
B. XÁC ĐỊNH NHU CẦU KHÁCH HÀNG

Dựa vào kết quả bảng khảo sát, phỏng vấn của nhóm về nhu cầu các bên liên quan được thể
Mục tiêu: hiện qua những phàn nàn, ý kiến, thái độ, mong muốn... để phân tích, tổng hợp nhằm xây
dựng các yêu cầu của giải pháp tương lai.

Minh hoạ: Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/phương pháp/ thời gian/ địa
điểm/ số lượng mẫu…). Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát để mô tả
nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn đề.

Các bên liên quan tham gia


Phương pháp khảo sát:
khảo sát
Biểu mẫu khảo sát online (Google Form)

22.5%
Thời gian:
16/09/2022 – 18/06/2022 16.3%

Mục tiêu: Làm rõ thực trạng và nhu cầu 61.2%


giải quyết vấn đề “Hiện nay sinh viên
Sinh viên UEF
UEF đang bị trầm cảm vì những áp lực
trong cuộc sống và học tập”. Giảng viên / Nhân viên UEF

Bạn có cảm thấy vấn đề trầm Khi gặp trường hợp sinh viên bị
cảm vì những áp lực trong cuộc trầm cảm, nếu có thể bạn có
sống và học tập ảnh hưởng đến mong muốn được hỗ trợ một
sức khoẻ và tâm lý của sinh viên phần để giúp sinh viên vượt qua
hay không? được trầm cảm hay không?

Không cảm thấy ảnh


hưởng
4.1% Không mong muốn 2%

Có cảm thấy ảnh


hưởng
95.9% Có mong muốn 98%

Cách hỗ trợ của bạn là gì? Nếu có một ứng dụng hỗ trợ các
bạn sinh viên trầm cảm, bạn có
mong muốn vấn đề này được giải
Động viên tinh thần 20% quyết không?

Gợi ý tìm đến bác sĩ Không mong muốn 0%


22%
tâm lý

Ở cạnh lắng nghe và Rất mong muốn 100%


58%
tâm sự
Diễn giải: Giải thích chi tiết các minh hoạ bên trên và chỉ ra tầm quan trọng cũng như sự cần thiết (nhu cầu)
của việc giải quyết vấn đề
❊ Từ biểu đồ khảo sát làm rõ thực trạng và nhu cầu giải quyết vấn đề trên có thể thấy:
- Tỉ lệ các bên liên quan nhận thấy trầm cảm vì những áp lực trong cuộc sống và học tập ảnh
hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của sinh viên: 95.9%
- Tỉ lệ các bên liên quan có mong muốn được hỗ trợ một phần để giúp sinh viên vượt qua được
trầm cảm: 98%
- Tỉ lệ các bên liên quan lựa chọn cách hỗ trợ:
o Ở cạnh lắng nghe và tâm sự: 58%
o Gợi ý tìm đến bác sĩ tâm lý: 22%
o Động viên tinh thần: 20%
- Tỉ lệ các bên liên quan mong muốn vấn đề được giải quyết: 100%
® Qua số liệu khảo sát trên, có thể nói đây được coi là vấn đề quan trọng , cần được giải quyết.
Các bên liên quan nhìn thấy được nguyên nhân gây ra trầm cảm ở sinh viên nên có mong được hỗ
trợ một phần giúp các bạn sinh viên đang phải đối mặt với bệnh trầm cảm vượt qua được. Dù là lựa
chọn hỗ trợ theo cách nào thì điểm chung vẫn là 100% mong muốn vấn đề này được giải quyết
nhằm góp phần giảm tỉ lệ sinh viên đang phải một mình đối mặt với bệnh trầm cảm, giúp các bạn
sinh viên tìm lại được cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.
Nguồn thông tin: Trích link nguồn
Link khảo sát: “Xoá trầm cảm, sống hạnh phúc” – Nguyễn Hồ Loan Trang:
https://forms.gle/pjuYbwHzUq9PYVdS8

You might also like