You are on page 1of 6

7.

Hệ quả :
Từ những vấn đề mà chúng em đã nêu ở trên cho thấy đa phần các bạn sinh viên có rất nhiều
vấn đề gặp phải và có những vấn đề lo lắng khác khau. Vậy nên, trong một thời gian lại có quá
nhiều vấn đề phải xử lý thì “Môi trường đại học có gây áp lực lớn cho sinh viên hay không?” để
xác thực tình hình, chúng em tiếp tục sử dụng thang đo Likert để thu thập mức độ đánh giá của
sinh viên về vấn đề này ra sao, dưới đây là thông tin các em đã thu thập được:

14. Biểu đồ thể hiện mức độ tán thành của các bạn sinh viên về sự áp lực trong
môi trường đại học

1-Hoàn toàn không đồng ý


2-Không đồng ý
3-Bình thường
4-Đồng ý
5-Hoàn toàn đồng ý
Dựa vào số liệu và biểu đồ trên cho chúng ta thấy rằng tỉ lệ tập trung chủ yếu ở mức độ 3
( bình thường ) và mức độ 4 ( đồng ý ), nhưng tỉ lệ cao nhất vẫn là mức độ đồng ý chiếm 40,9%
điều đó thể hiện rõ rằng các bạn sinh viên cảm thấy áp lực về việc học tập,tài chính,...ở môi
trường đại học. Nhưng bên cạnh đó, các bạn sinh viên cảm thấy bình thường chiếm tỉ lệ là 35,5%
, mức độ hoàn toàn không đồng ý chiếm tỉ lệ là 1,8% , mức độ không đồng ý chiếm tỉ lệ là 5,5%,
mức độ hoàn toàn đồng ý chiếm tỉ lệ 16,4%. Từ những mức độ đánh giá trên đã thể hiện những
quan điểm khác nhau cũng các bạn sinh viên, đối với các bạn tán thành với mức độ 1, mức độ 2
và mức độ 3 chắc rằng các bạn ấy đã trang bị cho mình một phương pháp và kĩ năng hòa nhập
rất tốt, nhưng đối với các bạn tán thành với mức độ 4 và mức độ 5 phải chăng các bạn ấy cảm
thấy xa lạ và khó thích với một môi trường đây năng động như môi trường đại học.Vậy thì, với
mức độ áp lực như thế thì các bạn sinh viên đã có những ảnh hưởng gì đến tâm trang cũng như
sức khỏe.
Chúng em cũng đã thống kê sau đó đưa ra những vấn đề trọng tâm mà các bạn sinh viên đang
gặp phải sau đây là bảng phân phối tần số thể hiện các vấn đề và số liệu về tình trạng trên:
15.Bảng phân phố tần số và tần suất phần trăm các vấn đề ảnh hưởng đến
tâm sinh lý của sinh viên

Vấn đề ảnh hưởng Tần số Tần suất % Tỷ lệ xuất hiện trong 110
câu trả lời (%)
Không có 13 5,1 11,8

Mất ngủ chán ăn 49 18,9 44,5

Mất động lực 62 23,9 56,4

Căn thẳng tinh thần 78 30,1 70,9

Suy nghĩ tiêu cực 57 22,0 51,8

Tổng cộng 259 100 235,4

16. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các vấn đề ảnh hưởng đến tâm sinh lý của
sinh viên
Dựa vào bảng phân phối tần số và biểu đồ ở trên thì cho ta thấy rằng các vấn đề ảnh hưởng
đến sức khỏe của các bạn sinh viên gồm 4 vấn đề đó là mất ngủ hoặc chán ăn, mất động lực,
căng thẳng tinh thần, suy nghĩ tiêu cực.Trong đó, gồm các số liệu và mức độ phổ biến như
sau:
Đầu tiên, các bạn sinh viên gặp phải đó là căng thẳng tinh thần cũng là vấn đề mà các chủ
yếu chiếm nhiều phần trăm nhất với số lượng là 78 trong tổng số 110 sinh viên và chiếm đến
70,9% . Sinh viên đại học không khác với bất kỳ ai khác, các bạn cũng trải nghiệm những
căng thẳng hiện diện trong đời sống . Họ liên tục phải đối mặt với những tình huống mới mà
kết quả thường không như mong muốn, ví dụ lần đầu sống xa nhà, phải tự chi trả cho kinh
phí, kết quả học tập đáng thất vọng,không sắp xếp được thời gian hợp lí ...Nếu không thực
sự tìm ra cách giải quyết, họ có thể trở nên tức giận hoặc lo lắng, buồn bã hoặc thất vọng
dần dần làm cho tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi .
Thứ hai, vấn đề các sinh viên gặp phải đó là mất động lực chiếm 56,4% với số lượng là 62
sinh viên trong tổng số 110. Từ những vấn đề áp lực đã nêu do không có định hướng rõ
ràng, mục tiêu kế hoạch của bản thân cũng có thể do tác động bởi những yếu tố bên ngoài
như chưa thể hòa nhập chưa tìm được bạn thân để đồng hành, những vấn đề ấy khiến cho
các bạn sinh viên suy nghĩ nhiều ảnh hưởng đến tâm trạng và dẫn đến mất động lực và
không muốn thực hiện những tiêu mà mình đã đề ra.
Thứ ba,vấn đề các sinh viên gặp phải đó là suy nghĩ tiêu cực chiếm tỉ lệ là 51,8% với số lượng
là 57 trong tổng số 110 sinh viên.Suy nghĩ tiêu cực là vấn đề hầu hết các bạn sinh viên gặp
phải và đặc biệt là các bạn tân sinh viên do đối với các bạn lần đầu vào thành phố học,
không quen với nhịp sống trong thành phố, các bạn chưa quen với cách dạy học trên trường
dần mất phương trong việc học dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực không đáng có.
Cuối cùng, đó là vấn đề về mất ngủ hoặc chán ăn chiếm tỉ lệ là 44,5% với số lượng là 44
trong tổng số 110 sinh viên.Mất ngủ hoặc chán ăn xảy ra là do những vấn đề về suy nghĩ tiêu
cực, mất dộng lực gây ra làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý các bạn sinh viên làm cho chúng ta
không ngủ và không muốn ăn.
Bốn vấn đề trên đa phần đều gặp ở các bạn sinh viên với sự tán thành ở mức độ 4 ( đồng ý )
và mức độ 5 ( hoàn toàn không đồng ý ).Ngoài ra vẫn có một số các bạn sinh viên cảm thấy
không bị áp lực khi vào môi trường chiếm 11,8% với số lượng là 13 trong tổng số 110 sinh
viên và hầu hết là các bạn sinh viên tán thành ở mức độ 1 ( hoàn toàn không đồng ý ) mức
độ 2 ( không đồng ý ) và mức đọ 3 ( bình thường ).
Mặt khác, ngoài những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe thì nhóm chúng em đã thu thập
một số các biện pháp mà các bạn sinh đã áp dụng để làm giảm những áp lực trên, sau đây là
bảng phân phối tần số thể hiện các vấn đề và số liệu mà các em đã thu thập và chọn lọc:

17.Bảng phân phối tần số và tần suất vê các biện pháp để khắc phục tình trạng
áp lực của sinh viên
Biện pháp Tần số Tần suất % Tỷ lệ xuất hiện
trong 110 câu trả
lời (%)
Không có 11 5,2 10

Trò chuyện cùng 78 36,6 70,9


người thân, bạn bè
Tìm đến bác sĩ tâm 6 2,8 5,5

Tìm lời khuyên từ 59 27,7 53,6
những người đi
trước,truyền cảm
hứng
Tham gia các sự 56 26,3 50,9
kiện,các môn thể
thao,trò chơi hoặc
các phương tiện
khác
Khác 3 1,4 2,7

Tổng cộng 213 100 193,6

18.Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm về các biện pháp để khắc phục tình trạng áp
lực của sinh viên
Dựa vào bảng phân phối tần số và biểu đồ đã thể hiện một số những biện pháp được các
sinh viên lựa chọn bao gồm 4 biện pháp chính, trò chuyện cùng người thân hoặc bạn bè
chiếm 70,9% với số lượng là 78 trong tổng số 110 sinh viên, tiếp theo tìm đến bác sĩ tâm lý
chiếm 5,5% với số lượng là 6 trong tổng số 110 sinh viên, biện pháp tìm lời khuyên từ những
người đi trước hoặc người truyền cảm hứng chiếm 53,6% chiếm số lượng là 59 trong tổng
số 110 sinh viên, cuối cùng là tham gia các sự kiện,các môn thể thao hoặc các phương tiện
khác chiếm 50,9% với 56 trong tổng số 110 sinh viên.Ngoài ra còn một số các biện pháp khác
như nấu ăn, đọc sách,...đã được sinh viên lựa chọn.
Hiện nay vấn đề về học tập của các bạn sinh viên đang được mọi người quan tâm rất
nhiều.Trình trạng những sinh viên ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính
mình, ở cái trưởng thành áp lực về tài chính viên đối việc các trường đại học tiếp tục tăng
học phí, ngoài học trên trường ra thì các bạn ấy còn phải đối mặt với các khoản chi tiêu khác
như tiền trọ,tiền ăn uống.Chính vì vậy, để có tiền trang trải nên nhiều bạn đã tìm đến việc đi
làm thêm để phần nào gánh vác giúp gia đình.
Do không thể sắp xếp thời gian hợp lý, nên có thể bị dồn deadline dẫn đến thời gian nghỉ
ngơi không có, không ăn uống đầy đủ, thiếu ngủ trầm trọng nếu tình trạng này tiếp tục kéo
dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất . Tóm lại, có rất nhiều lý do có
thể khiến khiến cho sinh viên bị áp lực. Áp lực học tập càng kéo dài sẽ gây nên nhiều hậu
quả tiêu cực như thường xuyên chán chường và mất hứng thú khi học tập. Dần dần học sinh
đánh mất niềm vui, sự hào hứng khi đến trường và có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm
vụ. Tâm lý bất ổn bao gồm buồn bực, bi quan, dễ tức giận và giảm các cảm xúc tích cực như
vui vẻ, hào hứng, phấn khởi... sinh viên luôn cảm thấy mông lung, không hiểu rõ bản thân
thích gì và khó định hướng được tương lai. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải chú
ý đến biểu hiện của con trẻ để kịp thời tìm biện pháp khắc phục.
Hiểu được nỗi lo lắng của các bạn thì nhóm chúng em đã thảo luận và thống nhất với nhau
để đưa ra một số các biện pháp khắc phục và một số lời khuyên bổ ích nhằm giúp cho sinh
viên phần nào giảm bớt căng thẳng,áp lực,từ đó phấn đấu học tập và thực hiện ước mơ.

8. Biện pháp và lời khuyên :


Dưới đây là một số các biện pháp với những lời khuyên giúp cho các bạn có thể vượt qua áp
lực một cách tốt nhất có thể:
1/ CÁC BẠN CẦN LẬP CHO MÌNH KẾ HOẠCH DÀI HẠN 3,5 NĂM
Không ai khác có thể xây dựng kế hoạch cho các cho chúng ta ngoại trừ bản thân mình.
Chỉ có các bạn mới tự xác định đích đến và lộ trình của bản thân, nghĩa là bạnphải có kế
hoạch học tập rõ ràng trong 3,5 năm hoặc 4 năm đó. Điều này là cần thiết vì khi đã có kế
hoạch cụ thể thì mới đề ra những hành động và các phương án dự phòng.
Học đại học không đơn thuần là học cho xong để tìm việc mà đó là TƯƠNG LAI của chính các
bạn.
2/ HÃY ĐAM MÊ HỌC TẬP VÌ CÁC BẠN ĐANG HỌC CHO TƯƠNG LAI CỦA
CHÍNH MÌNH
Cho dù là làm việc gì, muốn thành công thì không thể thiếu niềm đam mê. Trên giảng đường
đại học, các bạn không thể thiếu niềm đam mê học tập và nghiên cứu.
Các bạn hãy học trong tâm thế: học vì tương lai của chính mình, vì sự kỳ vọng, vì sự hy sinh
của ba mẹ, của gia đình để bạn có thể có đầy đủ điều kiện mà học tập ở đô thi lớn nhất và
đắc đỏ nhất cả nước này.
Điều này là cần thiết vì phương pháp học và phương pháp dạy ở đại học không giống như ở
phổ thông nữa. ĐẠI HỌC LÀ TỰ HỌC. Vì vậy, nếu các bạnkhông có đủ đam mê thì rất khó
thúc đẩy các bạn tự học.
3/ KỸ NĂNG MỀM
Học đại học không chỉ học lý thuyết mà các bạn còn học cách xử lý tình huống, học cách giải
quyết vấn đề, học cách giao tiếp, học cả sáng tạo và khởi nghiệp.
Học những điều này từ đâu? Các bạn học từ thầy cô, từ bạn bè, từ các hoạt động phong trào
Đoàn - Hội, từ các cuộc thi học thuật, các cuộc thi văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao,
từ các câu lạc bộ của khoa và trường.
Quá trình tích lũy kỹ năng mềm cũng chính là quá trình tự học, tự rèn luyện.
4/ NGOẠI NGỮ
Nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến vấn đề ngoại ngữ của ứng viên và kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin.
Ngoại ngữ là sinh ngữ nên cần phải rèn luyện hàng ngày.
Ngoại ngữ không nhất thiết phải là Tiếng Anh. Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất, nhưng
ngoài ra, các bạn có thể học thêm những ngoại ngữ khác mà mình yêu thích như tiếng Pháp,
tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Nhật,

5/ CÂN ĐỐI VÀ CÂN BẰNG


Cân đối giữa việc học và việc làm thêm
Sinh viên có nên đi làm thêm không? Câu trả lời là có. Đi làm thêm giúp các bạn có thể giúp
các bạn tự trang trải một phần chi phí mỗi tháng; giúp các bạn có sự trả nghiệm và giúp các
bạn hiểu được giá trị của đồng tiền chân chính, lương thiện do chính sức lao động của mình
làm ra, từ đó biết trân quý và biết cách sử dụng nó cho đúng nghĩa.

You might also like