You are on page 1of 9

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP GIẢI TỎA ÁP LỰC TÂM LÝ VỀ VẤN ĐỀ HỌC TẬP, ĐIỂM
SỐ TỪ GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC
HIỂN
(Kèm theo Tờ khai dành cho học sinh (1A))
----------
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, xung quanh chúng ta xuất hiện nhiều tình trạng áp lực tâm lí từ gia
đình, đặc biệt là áp lực từ gia đình đối với con cái. Tâm lý của các em rất nhạy cảm,
suy nghĩ chưa đủ chín chắn nếu chịu áp lực từ bên ngoài xã hội lẫn bên trong gia đình
mà không có hướng giải quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lớn như trầm cảm, sa vào con
đường tệ nạn xã hội hay tự làm đau bản thân mình nguy hiểm hơn nữa là tự tử. Bản
thân em đã chứng kiến khá nhiều bạn bè mình vì áp lực tâm lí từ gia đình mà dần thu
mình lại, tự ti về bản thân, lo lắng và bi quan về mọi thứ.
Từ thực tiễn cho thấy tình trạng học sinh có dấu hiệu stress, có những khúc mắc,
áp lực liên quan tới học tập, điểm số, mâu thuẫn với cha mẹ ngày càng gia tăng, nhất là
trong thời gian học trực tuyến kéo dài và thời gian học sinh mới trở lại trường.
Với mong muốn giúp các bạn học sinh tìm ra các giải pháp để giải tỏa áp lực tâm lý
về học tập và điểm số, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Giải pháp giải tỏa áp lực tâm lý về
vấn đề học tập, điểm số từ gia đình của Học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu về áp lực từ gia đình về học tập, điểm
số đối với con cái. Từ đó, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hậu quả từ việc chịu áp
lực từ gia đình và đề xuất một số giải pháp để hạn chế và giải tỏa áp lực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Đưa ra các cơ sở lý luận để hiểu rõ hơn về áp lực tâm lý từ gia đình đối với con
cái.
Phân tích, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả từ việc chịu áp lực về vấn đề học
tập và điểm số từ gia đình.
Đề xuất một số giải pháp để hạn chế áp lực và giải tỏa áp lực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển.
Thời gian nghiên cứu: 2 tháng.
Nơi khảo sát: Trường THPT Phan Ngọc Hiển.
1
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu khảo sát tìm hiểu mức độ,
nguyên nhân, mong muốn của học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển khi phải chịu
áp lực.
Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể: Thống kê, so sánh, logic, phân tích
và tổng hợp.
5. Kết cấu của dự án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm 3 phần.
NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm
Áp lực tâm lý là một cảm giác hoặc thái độ mà con người phải đối mặt, và
phải sử dụng khả năng tối đa để thích nghi hoặc thoát khỏi nó. Một số người cho
biết rằng áp lực tâm lý là sự thay đổi xảy ra bên ngoài và bên trong có thể là tích
cực hoặc tiêu cực và phải được điều chỉnh, áp lực tâm lý gây ra một sự xáo trộn
có thể là nhỏ hoặc nghiêm trọng trong tình trạng tâm lý hoặc thể chất của một
người.
Áp lực thành tích, điểm số chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu
khiến học sinh luôn trong trạng thái căng thẳng, stress, lo lắng, thiếu năng lượng. Áp
lực này thường bắt nguồn từ chính gia đình, môi trường xã hội xung quanh khiến các
em không còn cảm nhận được niềm vui, sự hồn nhiên đúng tuổi của mình. Thậm chí
có không ít con cái gặp phải vấn đề tâm lý nghiêm trọng vì áp lực học tập.
1.2. Thực trạng bị áp lực về vấn đề học tập, điểm số từ gia đình của học sinh
trong giai đoạn hiện nay
Cha mẹ từ xưa đến nay luôn có quan điểm sai lầm là coi con cái như tài sản của
mình mà không hiểu rằng mỗi đứa trẻ là cá thể riêng biệt. Vì mang nặng tâm lí sở hữu
nên sinh ra áp lực kì vọng của cha mẹ đặt lên con cái là rất lớn: Áp lực về thành tích
học tập, đòi hỏi con cái phải toàn diện…
Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt
với áp lực học tập. Tình trạng này gặp nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Trẻ ở
độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn do tuổi còn nhỏ và chưa ý thức sâu sắc
về vấn đề thành tích.
Khi nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và
sinh viên đại học không ngủ đủ 8 giờ/ ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp.
Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn đặt nặng về việc con cái phải phát triển năng
khiếu và hăng hái tham gia các phong trào thi đua. Chính những điều này khiến học
sinh không được ngủ nghỉ đầy đủ mà phải học tập liên tục và dành nhiều thời gian để
phát triển kỹ năng nhằm khẳng định bản thân.

2
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng Việt Nam có tới
gần 800.000 người chết vì tự tử hàng năm. Trong đó, nhóm tuổi gây tử vong hàng đầu
là nằm trong khoảng 15 – 29 tuổi.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến áp lực tâm lý từ gia đình
Do kỳ vọng quá lớn từ người thân
Do bất đồng quan điểm giữa các thế hệ
Do cha mẹ thiếu sự đồng cảm, chia sẻ với con cái
Do những xung đột trong gia đình
Vì thường xuyên bị so sánh
Tự đặt áp lực cho chính bản thân
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.1.1. Điều tra bằng phiếu khảo sát
Lập ra hệ thống các câu hỏi có liên quan đến áp lực về vấn đề học tập, điểm số từ
gia đình của học sinh trường THPT Phan Ngọc Hiển.
2.1.2. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi khảo sát qua phiếu điều tra, lập bảng thống kê các số liệu, tổng hợp ý
kiến của các bạn học sinh và xử lý số liệu.
2.2. Phương pháp lí luận
Tìm hiểu cách giải quyết và mong muốn của các bạn khi phải chịu áp lực. Đồng
thời, đề ra các giải pháp thiết thực giúp các bạn học sinh có hướng giải quyết đúng đắn
khi bị áp lực.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mức độ, thời gian tự học, nguyên nhân chủ yếu tạo ra áp lực tâm lý
Mức độ Tỷ lệ %
Không áp lực 16
Ít áp lực 40.7
Nhiều áp lực 31.9
Rất nhiều áp lực 11.4

Thời gian Tỷ lệ (%)


4 tiếng 43.1
5 tiếng 18
6 tiếng 11
7 tiếng 9
Khác 18.9
Học trên 9 tiếng
Từ 2 đến 3 tiếng

3

Nguyên nhân Tỷ lệ (%)


Lịch học dày đặc 43.9
Kỳ vọng quá lớn từ gia đình. 50.1
Mâu thuẫn với gia đình. 13.4
Khác 18.1
Bị so sánh với người khác
Điểm thấp sẽ bị mắn
Không có

3.2. Biểu hiện của học sinh khi phải chịu áp lực tâm lý
Bảng 4: Biểu hiện của học sinh khi chịu áp lực (Trong bảng khảo sát học sinh có thể chọn
nhiều câu trả lời)
Biểu hiện Tỷ lệ (%)
Quan tâm quá mức đến điểm số, thường có tâm lý lo lắng, bất an 49.7
mỗi khi đến kì kiểm tra, thi cử hoặc chờ kết quả thi.
Không còn nhiều niềm vui đối với việc học tập, thường lo âu, bồn 40.7
chồn, hoang mang sợ rằng bản thân chưa nắm vững kiến thức.
Nảy sinh tâm lý chán nản, buồn rầu, ủ rũ, thất vọng về chính mình 36.5
và cho rằng bản thân vô dụng khi bị cha mẹ trách mắng về vấn đề
học tập điểm số.
Cố gắng che giấu, cảm thấy sợ hãi đối với những lời chê trách, la 35.7
mắng của cha mẹ vì không đạt được điểm số như kì vọng hoặc có
điểm số thấp hơn các bạn
Cảm thấy bị tổn thương và khó chịu khi bị gia đình so sánh điểm số 33.7
với các bạn khác.
Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi bị bắt ép học quá nhiều. 22.7
Khác 13
Em hãy đưa ra giải pháp hoặc mong muốn của mình để giải tỏa áp
lực về học tập, điểm số
Không còn mong chờ nhiều vào điểm số
Không có
Bảng 5: Biểu hiện về hành vi khi phải chịu áp lực (Trong bảng khảo sát học sinh có
thể chọn nhiều câu trả lời)
Biểu hiện hành vi Tỷ lệ (%)
Cãi lại cha mẹ. 16.1
Né tránh sách vở, điểm số. 32.5
Có ý định trốn học. 13.3
4
Không tiếp xúc nói chuyện với mọi 36.9
người.
Sử dụng đồ uống kích thích. 4
Khác 25
Tự làm đau bản thân vì không có chỗ để
xả stress
Đi dạo hít thở khí trời
Đá banh
Không làm gì hết
Chơi game…
Bảng 6: Biểu hiện nào về cảm xúc khi phải chịu áp lực (Trong bảng khảo sát học
sinh có thể chọn nhiều câu trả lời)
Biểu hiện cảm xúc Tỷ lệ (%)
Không hài lòng về bản thân. 38.8
Dễ nổi nóng 40
Cảm thấy dễ bị tổn thương. 35.5
Mệt mỏi vì thời gia học từ sáng đến tối. 24.1
Lo lắng về thành tích học tập. 31.2
Sợ hãi mỗi khi nhận điểm. 31.8
Cảm thấy trống rỗng, mất phương hướng. 31.6
Lo lắng khi phải đối mặt với các bài kiểm tra, điểm số. 34.9
Khác 6
Bình tĩnh xử lí vấn đề sao cho hợp lí nhất có thể
Mệt mỏi, chán ghét…

3.3. Hậu quả khi phải chịu áp lực tâm lý gia đình
Trầm cảm vì áp lực gia đình.
Thái độ bất cần và buông bỏ.
Con cái ở tuổi vị thành niên có thể có những cảm xúc lẫn lộn, nhất thời và
thường xuyên tức giận.
Con cái sẽ bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình vô vị, thường tự cho mình vô
dụng.
Con trẻ sẽ bị rối loạn giấc ngủ và giờ giấc ăn uống.
Sẽ làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh mình.
Khi áp lực tâm lý sẽ khiến con trẻ có cái nhìn sai lệch về cuộc sống và xuất hiện
những hành vi bạo lực.
Nhiều khả năng sẽ buông bỏ bản thân mình bằng cách: sử dụng các chất kích
thích, tự tử,…
5
Theo kết quả khảo sát từ câu trả lời ngắn của các bạn về những suy nghĩ tiêu cực khi
phải chịu áp lực học tập, điểm số từ gia đình. Chúng tôi thu được những ý kiến sau:
“Suy nghĩ tiêu cực và có hành động tiêu cực lên bản thân, nổi nóng và thu mình
với bạn bè và gia đình.
Chán ghét bản thân, xã hội. Từng muốn tự tử.
Muốn bỏ học bỏ nhà chán ghét bản thân.
Cảm thấy bản thân vô dụng, gây phiền phức đến gia đình và từng có ý định tự tử.
Áp lực từ kỳ thi tuyển sinh lớp 10, em thường lo lắng vì sợ không đạt được kì
vọng.
Ra đời không biết làm gì luôn nghĩ một tương lai là làm phụ hồ hoặc bán vé số
ăn mày.
Mình tệ quá tại sao lại không được như mọi người, phải cố hơn nữa, phải tốt hơn
nữa, phải giỏi hơn nữa phải biết mọi thứ phải hiểu mọi người phải làm nhiều hơn
nữa phải đổi thay.
Mình chỉ thấy bản thân mình đã không hoàn thành đúng những gì ba mẹ muốn.
Mình không trách ai vì lỗi ở mình, mình chỉ tự dằn vặt hoặc khóc thật lớn, nhiều lúc
con điểm nó không phản ánh dc đúng thực lực của mình, mình cảm thấy tệ.
Buông bỏ, mặc kệ, cảm thấy mọi thứ không cần thiết nữa sao cũng được, chán
ghét trường học, gia đình, bạn bè.
Trốn tránh việc học.
Nói thật là khi em nhận điểm kém thì em có vài lần tự trách chính mình, sợ
những lời trách móc, mắng mỏ nặng nề từ những người trong gia đình, họ hàng.
Lo lắng sợ làm mọi người thất vọng, sợ bị đem ra so sánh mỉa móc….”
3.4. Đề xuất giải pháp giải tỏa áp lực tâm lý
Về phía gia đình
Một là, cha mẹ cần thay đổi cách giáo dục con cái.
Hai là, dành nhiều thời gian cho con hơn.
Ba là, khi phát hiện con mình có các dấu hiệu về vấn đề tâm lý hãy đưa con đến
gặp bác sĩ.
Bốn là, cha mẹ nên đưa ra thời gian học hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho con,
một chế độ ăn phù hợp, một không gian sống lành mạnh để con phát triển cả thể chất
lẫn tinh thần.
Về phía con cái
Một là, trò chuyện thẳng thắn với gia đình.
Hai là, giải tỏa và vượt qua áp lực gia đình bằng cách chứng tỏ năng lực bản
thân.
Ba là, chia sẻ những lắng lo của bản thân với một ai đó đáng tin cậy.
Bốn là, rủ gia đình cùng tham gia các hoạt động mang tính tập thể để kết nối
các thành viên với nhau.
6
Năm là, chúng ta cần biết cách chăm sóc bản thân của mình hơn.
Sáu là, không nên bồng bột thấu hiểu cho cha mẹ mình nhiều hơn.
PHIẾU KHẢO SÁT
GIẢI PHÁP GIẢI TỎA ÁP LỰC VỀ VẤN ĐỀ HỌC TẬP, ĐIỂM SỐ TỪ GIA
ĐÌNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN
1. Áp lực về vấn đề học tập, thành tích mà gia đình tạo cho em ở mức độ nào
- Không áp lực
- Ít áp lực.
- Nhiều áp lực.
- Rất nhiều áp lực.
2. Ngoài giờ học trên lớp thì các em phải tự học bao nhiêu tiếng một ngày
- 4 tiếng.
- 5 tiếng.
- 6 tiếng.
- 7 tiếng.
Khác.
3. Nguyên nhân chủ yếu gây ra áp lực về thành tích, điểm số từ gia đình
- Lịch học dày đặc.
- Kỳ vọng quá lớn từ gia đình.
- Mâu thuẫn với gia đình.
- Khác
4. Khi bị áp lực em chọn ai để chia sẻ
- Im lặng.
- Chia sẻ với cha mẹ.
- Chia sẻ với anh, chị, em trong gia đình.
- Chia sẻ với ông bà.
- Chia sẻ với bạn bè.
- Chia sẻ với thầy cô.
- Khác.
5. Hiện nay em đang có những biểu hiện nào về áp lực học tập, điểm số
- Quan tâm quá mức đến điểm số, thường có tâm lý lo lắng, bất an mỗi khi đến kì kiểm
tra, thi cử hoặc chờ kết quả thi.
- Không còn nhiều niềm vui đối với việc học tập, thường lo âu, bồn chồn, hoang mang
sợ rằng bản thân chưa nắm vững kiến thức.
- Nảy sinh tâm lý chán nản, buồn rầu, ủ rũ, thất vọng về chính mình và cho rằng bản
thân vô dụng khi bị cha mẹ trách mắng về vấn đề học tập điểm số.
- Cố gắng che giấu, cảm thấy sợ hãi đối với những lời chê trách, la mắng của cha mẹ vì
không đạt được điểm số như kì vọng hoặc có điểm số thấp hơn các bạn

7
- Cảm thấy bị tổn thương và khó chịu khi bị gia đình so sánh điểm số với các bạn
khác.
- Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi bị bắt ép học quá nhiều.
- Khác
6. Em có những biểu hiện nào về hành vi khi phải chịu áp lực
- Cãi lại cha mẹ.
- Né tránh sách vở, điểm số.
- Có ý định trốn học.
- Không tiếp xúc nói chuyện với mọi người.
- Sử dụng đồ uống kích thích.
- Khác
7. Em có những biểu hiện nào về cảm xúc khi phải chịu áp lực
- Không hài lòng về bản thân.
- Dễ nổi nóng
- Cảm thấy dễ bị tổn thương.
- Mệt mỏi vì thời gia học từ sáng đến tối.
- Lo lắng về thành tích học tập.
- Sơ hãi mỗi khi nhận điểm.
- Cảm thấy trống rỗng, mất phương hướng.
- Lo lắng khi phải đối mặt với các bài kiểm tra, điểm số.
Khác
8. Em cần điều gì về vấn đề học tập điểm số từ gia đình
- Có những giây phút nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp.
- Cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi đầy đủ, không bị ép học quá khuya.
- Tìm hiểu con yếu ở môn nào, vì sao con học yếu và tìm cách giúp đỡ.
- Không nên trách móc con quá nhiều khi con bị điểm kém.
- Không nên so sánh con quá nhiều với người khác.
- Luôn có những phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực học tập của con.
- Trò chuyện với con hằng ngày để biết con nghĩ gì, ngày hôm nay của con thế nào và
có hướng giúp đỡ con.
- Giúp con phát triển các thế mạnh trong học tập của bản thân.
- Khác
9. Em đã từng có những suy nghĩ tiêu cực nào khi phải chịu áp lực học tập, điểm
số từ gia đình.
10. Em hãy đưa ra giải pháp hoặc mong muốn của mình để giải tỏa áp lực về học
tập, điểm số
KẾT LUẬN
Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình.
Ngoài việc xem xét và thay đổi cách giáo dục cũng như dành thêm thời gian cho con
8
thì cần sớm đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý. Can thiệp điều trị sớm sẽ giúp trẻ
nhanh chóng vượt qua chứng trầm cảm và trở lại cuộc sống bình thường.
Gia đình hãy là nơi trao yêu thương, là nơi ấm áp, là nơi xua tan sự mệt mỏi.
Chúng ta hãy nhớ rằng không chỉ con cái mới phải chịu áp lực, mà cha mẹ cũng chịu
áp lực không kém thẩm chí còn nặng nề hơn. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình
hãy cùng nhau yêu thương, thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau
vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Không có thứ gì quý hơn gia đình mất đi rồi
sẽ không tìm lại được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Trang (2022), Nguy cơ trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình cha mẹ cần quan
tâm.
2. PGS.TS.BS Nguyễn Văn Thọ (2018), Stress ở trẻ - nguyên nhân từ gia đình.
3. Cảnh giác trẻ trầm cảm vì áp lực gia đình,
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/canh-giac-tre-tram-cam-vi-
ap-luc-gia-dinh/.
4. Bích Ngọc – Thu Hoài (2022), Giải tỏa áp lực tâm lý cho trẻ vị thành niên.
5. Nguyễn Thủy (2022), Áp Lực Học Tập: Thực Trạng Và Những Hậu Quả Tiềm Ẩn
6. Đỗ Vi (2022), Trẻ bị áp lực tâm lý: Cha mẹ hãy trở thành người bạn của con.
7. Huyền Châm (2022), Con áp lực lắm, bố mẹ có biết không?
8. Kim Thoa (2022), Đừng gây áp lực cho con trẻ.
9. Trương Oanh (2022), Chịu áp lực gia đình: Những hệ lụy và cách để vượt qua.
10. Nguyễn Thảo (2022), Áp Lực Gia Đình Là Gì? Nên Làm Gì Khi Bị Áp Lực Gia
Đình?
11. Nguyễn Thảo (2022), Thực Trạng Áp Lực Học Tập Hiện Nay Và Những Hậu Quả
Khôn Lường.

You might also like