You are on page 1of 9

THPT AN PHÚ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN

11A9 MÔN: NGỮ VĂN


TỔ 3 …………….,ngày………, tháng………, năm………..
Thành viên Điểm Lời phê
1. Dương Kim Ngân 6. Nguyễn Thị Kiều Anh
2. Nguyễn Thị Như Mộng 7. Nguyễn Việt Tân
3. Lê Trần Như Ý 8. Trần Lê Xuân Đào
4. Nguyễn Thị Thảo Vy 9. Nguyễn Thị Kim Tuyến
5. Trần Hoàng Thành 10. Phạm Thị Ngọc Ánh

I. Yêu Cầu Đề Bài: Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (văn bản thông tin)
Phần Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Đề: Báo cáo nghiên cứu về 1 vấn đề tự nhiên hoặc xã hội mà bạn và nhiều người quan tâm
II. Bài làm:
1. Dàn bài
Nhan đề: Báo cáo khảo sát nghiên cứu về vấn đề áp lực điểm số của học sinh
Tóm tắt
- Mục tiêu:
+ Xác định và đánh giá tình trạng áp lực điểm số đối với học sinh
+ Biết được các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng trên
+ xác định sự ảnh hưởng của áp lực điểm số đối với học sinh ngày nay
+ đề xuất một số giải pháp để hạn chế vấn đề này.
- Pp nghiên cứu: Tài liệu, khảo sát, phỏng vấn.
- Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT An Phú
- Từ khóa: Điểm số; áp lực; áp lực điểm số
Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu
- Lí do nghiên cứu:
+ Tại vì vấn đề này mang tính thiết thực cao, phù hợp với tình hình tâm lý giới trẻ học
sinh hiện nay.
+ Đây là một vấn đề nhức nhói , rất cần sự bàn luận để đưa ra các giải pháp giúp các bạn
trẻ giảm bớt áp lực.
- Câu hỏi nghiên cứu
+ Các bạn học sinh thời nay có đang chịu nhiều áp lực từ vấn đề điểm số không?
+ Vì sao các bạn lại thấy áp lực điểm số?
+ Các ảnh hưởng và hậu quả tiềm năng mà áp lực điểm số có thể mạng lại là gì?
+ Những giải pháp để giảm áp lực về mặt tiêu cực là gì?
Nội dung:
- Khái niệm về áp lực điểm số: Áp lực điểm số là cảm giác căng thẳng, lo lắng và stress do
sự chú trọng và áp lực quá mức về việc đạt được điểm số cao trong quá trình học tập. (sách
Tư Vấn Tâm Lý Học Đường- Vũ Thị Oanh- 2023-05-11)
- Cơ sở lí luận (nguyên nhân về mặt lí thuyết)
- Kết quả khảo sát

Bảng thống kê học sinh các khối về số lượng mắc phải tính trạng áp lực điểm số (2023-
2024)
Khối Số Lượng Tỷ lệ
10 450/613 73.4%
11 534/650 82.2%
12 567/610 93%

Bảng thống kê học sinh các khối về số lượng mắc phải


tính trạng áp lực điểm số (2023-2024)
100.00% 93.00%
90.00% 82.20%
80.00% 73.40%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
450/613 534/650 567/610
10 11 12

- Nguyên nhân
+ Từ gia đình
+ Từ nhà trường
+ Cuộc sống
+ Từ bản thân
- Ảnh hưởng
+ Ảnh hưởng xấu:

Ảnh hưởng xấu (đề cử tiêu biểu) Số lượng học sinh mắc phải Tổng số học sinh
Sức khỏe 995
Các mối quan hệ 430
Thiếu kỹ năng xã hội 160 1873
Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý 177
Gia tăng hành vi tiêu cực 111
Bảng thống kê các đề cử tiêu biểu về ảnh hưởng xấu từ
"Áp lực điểm số" được học sinh bình chọn
111
177
160
995
430

Sức khỏe Các mối quan hệ


Thiếu kỹ năng xã hội Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý
Gia tăng hành vi tiêu cực

+ Ảnh hưởng tốt


 làm động lực và gia tăng mức độ tập trung.
- Đề xuất giải pháp
+ Đối với Cơ sở giáo dục (Bộ GD, trường): Điều chỉnh chương trình giáo dục; Thành
lập các phòng ban về tư vấn tâm lý học đường; Thầy cô giáo cũng cần trò chuyện,
chia sẻ, khéo léo hơn trong việc giảng dạy,…
+ Đối với gia đình: thay đổi tư tưởng; đặt bản thân phụ huynh vào vị trí con; lắng nghe
động viên, khích lệ tinh thần trẻ,…
+ Đối với cá nhân học sinh: Lên kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian phù hợp; Chia
sẻ với thầy cô, cha mẹ hay bạn bè về những áp lực, mệt mỏi; Nghe nhạc, postcard, đi
dạo,...để tâm hồn được thư giãn và chữa lành,…
- Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
- https://tienphong.vn/ap-luc-tam-ly-cua-gioi-tre-hien-dai-va-nhu-cau-duoc-chua-lanh-
post1527859.tpo
- http://www.ulifeline.org/
- https://giaoducnhc.vn/ap-luc-hoc-tap-151.html
2. Bài báo cáo
Bài làm

Báo cáo khảo sát nghiên cứu về vấn đề áp lực điểm số của học sinh

Tóm tắt
Nhóm em đã chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục tiêu muốn xác định sự ảnh hưởng của áp
lực điểm số đối với học sinh ngày nay; nguyên nhân dẫn đến những áp lực đó và đề xuất một số giải pháp
để hạn chế vấn đề này.
Trong nghiên cứu này, nhóm em đã sử dụng các phương pháp nghien cứu như phỏng vấn, khảo
sát các bạn học sinh ở khối 10,11,12 bằng các câu hỏi liên quan đến vấn đề và kết hợp sử dụng tài liệu,
dẫn chứng trên internet đáng chú ý trong thời gian vừa qua.

Khảo sát được thực hiện tại đơn vị Trường THPT An Phú, An Giang.

Từ Khóa : áp lực; điểm số; học sinh


1. Mở đầu
Áp lực điểm số là một tình trạng nhức nhói, đáng báo động hiện nay xảy ra ở mỗi em học sinh.
Tình trạng áp lực về điểm số đã và đang mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn là tích cực, khiến các
con em ngày một bị suy giảm sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.
Đây là một vấn đề này mang tính thiết thực cao, phù hợp với tình hình tâm lý giới trẻ học sinh
hiện nay rất cần sự bàn luận để đưa ra các giải pháp giúp các bạn trẻ giảm bớt áp lực.
Nhóm chúng em thực hiện khảo sát này nhằm giải quyết các câu hỏi: Các bạn học sinh thời nay
có đang chịu nhiều áp lực từ vấn đề điểm số không? Vì sao các bạn lại thấy áp lực điểm số? Các ảnh
hưởng và hậu quả tiềm năng mà áp lực điểm số có thể mạng lại là gì? Những giải pháp để giảm áp lực về
mặt tiêu cực là gì?

2. Nội dung khảo sát


2.1 các khái niệm và cơ sở lí luận
Áp lực là gì ?
Áp lực nhằm diễn tả trạng thái sức khỏe và tinh thần của con người đang ở thời điểm thấp nhất.
Điều này khiến con người cảm thấy lúc nào cũng ở tình trạng khó khăn; có cảm giác mệt mỏi mỗi khi đối
diện với công việc.
Điểm số là gì ?
Điểm số là số điểm đánh giá, thể hiện chất lượng, thành tích học tập của học sinh tại trường và
lớp học qua mỗi học kì, năm học.
áp lực điểm số là gì ?
Áp lực điểm số có thể hiểu là tình trạng trẻ quan tâm quá mức đến điểm số, luôn có tâm lý bất an,
lo lắng và thậm chí là sợ sệt khi nhắc đến vấn đề học tập và thang điểm tại trường, lớp (Theo mục Tâm Lí
Học Đường- Giáo dục con người- 20/11/2020)
Cơ sở lí luận: TS Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, với
học sinh áp lực lớn nhất là từ gia đình. Cha mẹ nào cũng mong con giỏi giang nhưng các em đừng oán
thán bố mẹ, bởi đó là mong ước rất chính đáng. Chỉ có điều, mong muốn đó vô hình chung tạo áp lực cho
các con vì bố mẹ hiện nay không hiểu hết con mình. Bất kỳ mong muốn nào cũng phải xuất phát từ năng
lực thực tế của các cháu. Áp lực thứ hai là từ trường. Tiếp theo là áp lực từ cuộc sống. Cuối cùng là áp lực
từ chính các em.
Như vậy ta thấy áp lực điểm số là một vấn đề nan giải đến từ nhiều phía và cần cấp thiết phải
được chú trọng đến một cách triệt để đi kèm với sự quan tâm giải quyến vấn đề từ tận rễ của chúng.

2.2 Kết quả khảo sát, nguyên nhân


2.2.1 tình trạng áp lực điểm số tại trường THPT An Phú
Bảng thống kê học sinh các khối về số lượng mắc phải tính trạng áp lực điểm số
(2023-2024)
Khối Số Lượng Tỷ lệ
10 450/613 73.4%
11 534/650 82.2%
12 567/610 93%

Bảng thống kê học sinh các khối về số lượng mắc phải


tính trạng áp lực điểm số (2023-2024)
100.00% 93.00%
90.00% 82.20%
80.00% 73.40%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
450/613 534/650 567/610
10 11 12

Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh gặp phải tình trạng “áp lực điểm số” tăng 8.8% ở học sinh
ở khối 11 so với khối 10. Và tăng lần lượt 10.8% và 19.6% ở học sinh khối 12 so với khối 11 và
học sinh khối 12 so với học sinh khối 10.

2.2.2 Nguyên nhân


Có thể dễ dàng nhận thấy qua khảo sát, tỷ lệ mắc phải tình trạng tiêu cực trên tang mạnh sau các
khối lớp học có thể do các nguyên nhắn sau đây:
Nguyên nhân về gia đình: Cha mẹ, đặt quá nhiều kì vọng đây có thể nói là 1 trong những
nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng áp lực điểm số của trẻ. Thực tế cho thấy bất kì bậc phụ
huynh nào cũng muốn con mình đạt được những thành tích cao trong học tập, muốn con học giỏi, có được
những điểm số vượt trội. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có năng lực và tài năng riêng của mình, đôi lúc sự kì
vọng quá lớn về điểm số có thể gây nên nhiều tác dụng phụ đối với trẻ, sự kì vọng này vô tình tạo nên
một áp lực nặng nề khiến cho các em học sinh không còn sự thoải mái, vui vẻ trong quá trình học tập và
trau đòi kiến thức.
Thường xuyên bị so sánh, nhiều bậc phụ huynh thường hay tỏ thái độ thất vọng, trách mắng, chê
bai con cái khi con không đạt được thành tích tốt
Nguyên nhân từ nhà trường: Nhiều thầy cô còn đặt nặng vấn đề thành tích, điểm số, các thành
thích đối với một cá nhân nào đó. Hi vọng rằng các em sẽ đạt được những điểm số cao để có thể rinh về
những giải thưởng lớn cho trường, lớp. Sự kì vọng này vô tình tạo nên một áp lực nặng nề khiến cho các
em học sinh không còn sự thoải mái, vui vẻ trong quá trình học tập và trau đòi kiến thức.
Nguyên nhân từ cá nhân: Tự đặt áp lực cho chính bản thân,tình trạng này thường gặp nhiều ở
các học sinh đã có thành tích xuất sắc. Tâm lý của trẻ luôn muốn giữ vững được “phong độ” của mình,
nhất là những cá nhân đang ở vị trí dẫn đầu. Lúc này trẻ luôn muốn cố gắng, vùi đầu vào học tập, ôn
luyện để có thể giữ vững thứ hạng của mình.Tuy rằng điều này có thể mang tính chất tích cực, giúp trẻ
phấn đấu nhiều hơn. Tuy nhiên, những áp lực vô hình mà trẻ tự tạo ra đôi lúc sẽ khiến trẻ cảm thấy đuối
sức, mệt mỏi và căng thẳng. Cũng bởi nếu thành tích bị tụt dốc sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thất vọng về bản
thân, nhiều trường hợp trẻ còn tự đổ lỗi và dằn vặt chính mình.

2.3 Ảnh hưởng và đề xuất giải pháp:


II.3.1 Ảnh hưởng xấu
Ảnh hưởng đến sức khỏe; Ảnh hưởng đến các mối quan hệ; Thiếu các kỹ năng xã hội; Tăng nguy
cơ mắc các vấn đề tâm lý; Gia tăng hành vi tiêu cực ở trẻ,… là những hậu quả hàng đầu mà chúng tôi ghi
nhận được từ các bạn học sinh tham gia khảo sát nghĩ rằng người gặp phải áp lực điểm số sẽ mắc phải.

Bảng thống kê các đề cử tiêu biểu về ảnh hưởng xấu từ


"Áp lực điểm số" được học sinh bình chọn
111
177
160
995
430

Sức khỏe Các mối quan hệ


Thiếu kỹ năng xã hội Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý
Gia tăng hành vi tiêu cực

Nổi bật nhất trong các hậu quả trên là về sức khỏe học sinh như mất ngủ, stress,…
Mới đây nhất là nam sinh có tên L.N.N.M (SN 2006) học chuyên tại trường THPT chuyên Hà
Nội – Amsterdam. Theo những dòng chữ cuối cùng nam sinh để lại, cậu đã chịu nhiều áp lực từ việc học
tập cũng như không nhận được sự động viên, cảm thông đúng mực từ phía bố mẹ. Nhiều hôm cậu đã phải
học tới tận 3 -4 giờ sáng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bệnh trầm cảm tại khu vực Đông Nam Á, chỉ
riêng Việt Nam có tới gần 800.000 người chết vì tự tử hàng năm. Trong đó, nhóm tuổi gây tử vong hàng
đầu là nằm trong khoảng 15 - 29 tuổi.
II.3.2 Ảnh hưởng tốt
“Không có áp lực, không có kim cương”. (Trích diễn đàn ca dao Việt Nam)
Áp lực từ điểm số giúp bạn trở nên bền bỉ hơn, nỗ lực hơn, từ đó đánh giá một cách chính xác bản
thân đang hạn chế, thiếu sót ở đâu để tiến bộ mỗi ngày.
Áp lực là một phần hiển nhiên của cuộc sống, và cảm giác đó hoàn toàn bình thường. Dù vậy, ta
cần biết tự điều chỉnh áp lực của bản thân để tránh tạo ra những hậu quả không tốt về sức khỏe tinh thần
lẫn thể chất
Khi có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và gia tăng mức độ tập trung khi học tập. Từ đó
có thể ghi nhớ tốt kiến thức và vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu áp lực học tập diễn ra
trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều chỉnh, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải đối
mặt với nhiều vấn đề.

Đề xuất giải pháp trong việc phòng chóng tối đa và


II.3.3
chữa căn bệnh “Áp lực điểm số”:
Từ các dữ liệu và phân tích trên có thể đưa ra các biện pháp mà nhóm em thiết nghĩ nó sẽ góp
phần phòng chóng tính trạng trên:
Đối với Nhà trường và Bộ giáo dục và Đào tạo : Nên đưa ra các yêu cầu, đề nghị về điều chỉnh
chương trình học để giảm áp lực cho học sinh. Thành lập các phòng ban về tư vấn tâm lý học đường.
Đồng thời thầy cô giáo cũng cần trò chuyện, chia sẻ với học sinh. Từ đó tạo nên sự gắn kết giữa cô trò,
tránh làm học sinh cảm thấy căng thẳng khi nhắc đến vấn đề điểm số.

Đối với gia đình : cần tham gia thực hiện việc giảm áp lực cho học sinh, sinh viên hiện nay bằng
cách sửa đổi suy nghĩ lệch lạc “ điểm cao mới là giỏi “. Hãy tập cách đặt bản thân mình vào vị trí của con
để thông cảm và hiểu con nhiều hơn. Thay vì trách móc hãy lắng nghe, động vien và khích lệ tinh thần
khi con cần.
Đối với cá nhân học sinh: Lên kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian phù hợp; Chia sẻ với thầy
cô, cha mẹ hay bạn bè về những áp lực, mệt mỏi; Nghe nhạc, postcard, đi dạo,...để tâm hồn được thư giãn
và chữa lành,…

3. Kết luận
Qua đó ta thấy được, Áp lực điểm số đã và đang là một vấn đề nhức nhói, không có điểm dừng ở
mỗi con em học sinh ngày nay. Nó tác động tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của các con em, vì
vậy:

3.1 Chúng ta cần phải đưa ra các biện pháp giải quyết và hãy luôn tự nhận thức được
rằng có rất nhiều con đường dẫn đến thành công, điểm số cao có thể là con đường ngắn hơn
nhưng không phải tất cả. Và con đường dẫn đến thành công, điểm số cao có thể là con đường
ngắn hơn nhưng không phải tất cả.
3.2 Không nên quá đặt nặng bởi vì có rất nhiều người khi ngồi trên ghế nhà trường
dù có điểm số không cao, không nổi trội nhưng khi ra đời lại trở thành những người thành công,
giỏi giang
3.3 Ap lực điểm số chỉ nên là một vấn đề khó khăn cần chúng ta giải quyết chứ không nên trở
thành một thói quen, một phần luôn luôn phải có của cuộc sống này.
Tựa như lời của một bạn học sinh đã phát biểu :
"Điểm số hiện tại chỉ làm cho những bạn học sinh giỏi như tụi con hoàn thiện theo một cách
máy móc. Bởi vậy những bạn học sinh giỏi như tụi con nếu cứ đâm đầu vào những con điểm đó thì
sẽ không bao giờ tìm được chính bản thân, không bao giờ tìm được sở thích và ước mơ của bản thân
mình để từ đó đánh mất tương lai", Gia Hưng chia sẻ trên bục dũng khí của Thiếu Niên Nói 2021.

4.Kiến nghị:
Đối với bản thân học sinh :
+Lên kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian phù hợp
+Sắp xếp thời gian học tập – thư giãn xen kẽ
+Hãy thử trò chuyện nghiêm túc với phụ huynh một lần để nói rõ về năng lực của bản thân, ước
muốn của mình để phụ huynh tránh gây quá nhiều áp lực.
+Chia sẻ với thầy cô, cha mẹ hay bạn bè về những áp lực, mệt mỏi và cùng tìm cách giải quyết
+Luôn đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ,dành thời gian luyện tập thể thao
Đối với gia đình :
+ Gia đình cần dành thời gian quan tâm và chia sẻ với con cái nhiều hơn.
+ Chăm sóc về sức khỏe, có chế độ ăn uống phù hợp, sắp xếp thời gian học tập – nghỉ ngơi – thư
giãn phù hợp cho con. Đây mới là cách để con phát huy tốt nhất năng lực của bản thân.
+ Hãy đặt áp lực thành tích phù hợp với năng lực của con. Thay vì cứ bắt ép con phải toàn diện
về mọi thứ thì tập trung vào phát triển các thế mạnh mà con yêu thích sẽ làm con nổi bật giá trị của bản
thân mình và dễ tiến đến thành công hơn.

Tài liệu tham khảo


1. https://tienphong.vn/ap-luc-tam-ly-cua-gioi-tre-hien-dai-va-nhu-cau-duoc-chua-
lanh-post1527859.tpo
2. http://www.ulifeline.org/
3. Trích diễn đàn ca dao Việt Nam

You might also like