You are on page 1of 9

“Nếu con điểm thấp, mẹ sẽ bỏ con à?

Câu hỏi của một cô bé 12 tuổi hỏi mẹ mình trước kỳ thi cuối kỳ diễn ra vào sáng mai,
khiến người mẹ có nhiều suy nghĩ và nỗi lo khó giải bày. Lý lẽ lúc ấy là, mẹ phải chi trả
khá nhiều tiền cho học phí của con, nên ít nhất, con hãy cố gắng hoàn thành tốt bài thi.
Giới trẻ Việt Nam đang gặp rất nhiều áp lực trong quá trình học tập và làm việc, chủ yếu
đến từ gia đình và bạn bè. Hiểu được điều này, MILO Việt Nam đã tổ chức chuỗi sự kiện
MILO UNITOUR “Trạm sạc năng lượng” vào tháng 08/2024 với mục đích tạo ra các buổi
tọa đàm để lắng nghe và thấu hiểu sâu hơn những áp lực bên trong của các bạn trẻ, đặc
biệt là học sinh, sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều gì đang diễn ra bên trong các bạn trẻ ở một xã hội chuyển động “mili giây”?

Nguồn: Unsplash
Áp lực trong học tập và công việc đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống
của giới trẻ Việt Nam. Sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp,
cùng với các yêu cầu khắt khe của học tập, áp lực từ gia đình, bạn bè và thành công đã
đặt lên vai họ một gánh nặng nặng nề. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ giới trẻ cả nam và nữ
từ 12-27 tuổi hiện đang chiếm khoảng 27% dân số tổng cộng của Việt Nam, và họ phải
đối diện với một loạt áp lực mà chưa bao giờ trước đây có mức độ cao như vậy.

Con bạn đang chịu áp lực như thế nào?

Nguồn: Unsplash
Trong tâm lý học có một khái niệm quan trọng cho các bậc cha mẹ: positive
punishment. Đây là kiểu hình phạt tích cực, khi bạn thêm một hậu quả cho hành vi
không mong muốn. Nó ngược lại với negative punishment. Đó là khi chúng ta không
thay đổi kết quả, mà thêm hậu quả. Thay vì phạt con bằng cách bớt không được chơi
game vì điểm số thấp, chúng ta thêm việc nhà cho chúng. Đây là cách chúng ta khuyến
khích trách nhiệm, thay vì đưa ra những áp lực không đáng có.

Mỗi cha mẹ cần học cách nuôi con ở định dạng stress-free. Một cuộc khảo sát trực
tuyến của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), được thực hiện bởi Harris Interactive vào tháng
8 năm 2010, cho thấy 73% cha mẹ cho rằng trách nhiệm gia đình là một nguồn căng
thẳng đáng kể.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng hơn 2/3 các bậc cha mẹ nghĩ rằng mức độ căng
thẳng của họ có ảnh hưởng nhẹ hoặc không ảnh hưởng đến con cái mình. Tuy nhiên, chỉ
14% thanh thiếu niên cho biết họ không bị làm phiền khi cha mẹ của họ căng thẳng.

Thế nhưng chỉ 10 năm sau, khi chúng ta có 1,2 tỷ trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi sống
trên thế giới, ước tính chỉ ra rằng hơn 13% trong số đó bị rối loạn tâm thần. Trong 10
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em trai và trẻ em gái vị thành niên trong
độ tuổi 15-19, năm 2019, tự sát đứng thứ 6.

Theo ước tính mới đây của WHO trong báo cáo này, mỗi năm có gần 46.000 trẻ em và
trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10 đến 19 kết liễu cuộc đời mình - tức là cứ khoảng 11
phút lại có một trẻ tự sát.

Khảo sát của nhóm sinh viên đến từ trường UEF - Nguồn: tác giả

Đồng thời, theo khảo sát của các bạn sinh viên từ trường đại học Kinh Tế Tài Chính trên
217 mẫu, cho thấy rằng có đến khoảng 84.8% người trong độ tuổi từ 18 – 35 gặp áp lực
căng thẳng trong công việc và học tập.

Chỉ có con cái bị áp lực bởi cha mẹ?

Ai chẳng đã từng là học sinh, đã chẳng phải chịu cảnh toát mồ hôi để học hành và chính
bậc cha mẹ cũng vậy. Điểm cao không phải lý do lớn nhất để kỳ vọng vào con mình. Sau
những ngày đi làm nhìn vào biên lai học phí cao chót vót, tự hỏi áp lực thực sự của bố
mẹ liệu của phải là số tiền và công sức nuôi con hay không? Nếu mất ít tiền hơn vào sự
nghiệp học hành, vào con cái, nếu nuôi con nhẹ nhàng và ít vất vả hơn, liệu cha mẹ có
còn cáu nếu con bị điểm thấp?

Nguồn: Unsplash
Trong một website về tư vấn cha mẹ, người ta nói rằng có 3 loại áp lực chính:

Khi bản thân cha mẹ không hài lòng về cuộc đời hiện có của họ, những ước mơ mong
muốn còn dang dở mà chính họ chưa thực hiện được. Tuy nhiên, ước mơ của họ không
bao giờ trùng hoặc rất ít khi trùng với ước mơ của con!

Bản thân cha mẹ là những người có thành tích học tập tốt: Điều này khiến họ đưa ra yêu
cầu rằng: “Con tôi đi học đương nhiên phải học giỏi, cũng phải đạt được những thành
tích cao như bản thân tôi ngày trước. Con tôi có gen di truyền tốt thì chắc chắn con tôi
phải học giỏi sao lại học kém? Nếu nó không học tốt thì rõ ràng do bản thân nó lười
không chịu cố gắng.”

Bản thân cha mẹ phải gánh chịu những áp lực, rủi ro từ bên ngoài nên quay trở lại kỳ
vọng vào con. Điều này thể hiện rõ nhất trong những lời hỏi han thường xuyên của người
ngoài hoặc người trong gia đình về việc học của con, chẳng hạn như con học trường
nào, học giỏi không, xếp thứ mấy… hay so sánh con với bạn hàng xóm hay anh em họ
hàng.

Nguồn: Unsplash
Có thể ban đầu, họ chưa có kỳ vọng vào con nhưng do bị tác động bởi những lời hỏi han,
họ lại đặt những kỳ vọng cao hơn vào con cái mình và khó chấp nhận khi con không
hoàn thành được kỳ vọng đó.

Điểm số ở đây, không chỉ là việc con cái học hành ra sao, mà chính là điểm số của việc
chúng ta làm cha mẹ giỏi bao nhiêu!

MILO UNITOUR “Trạm sạc năng lượng”


Poster của chương trình MILO UNITOUR “Trạm sạc năng lượng” - Nguồn: Tác giả

Với kinh nghiệm hơn 25 năm đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam, Nestle - MILO rất hiểu
những áp lực của các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đang ở bậc học cấp ba và đại học.
Chính vì thế, Nestle - MILO Việt Nam đã quyết định tổ chức chuỗi sự kiện MILO UNITOUR
“Trạm sạc năng lượng”. Đây là chuỗi chương trình trải nghiệm thực tế trong tháng
08/2024 tại các trường Đại học ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do MILO tổ chức. Với
mục đích thấu hiểu, chia sẻ những áp lực mà các bạn trẻ đang gặp trong quá trình học
tập, bên cạnh đó còn là sự tham vấn đến từ 02 vị khách mời đặc biệt để cung cấp cho
các bạn học sinh, sinh viên những phương pháp giảm bớt căng thẳng trong quá trình
học tập.
Khách mời đặc biệt trong chuỗi chương trình:
Tiến sĩ Tô Nhi A - Giảng viên ngành Tâm lý học
MC Thùy Minh - Host Vietcetera

MC Thùy Minh - Nguồn: Tác giả

Với chủ đề thảo luận: “Nhà vô địch trẻ, khỏe mạnh “teen” thần”, MILO Việt Nam mong
muốn các bạn trẻ không chỉ đạt được những thành tích nổi bật trên trường lớp, mà bên
cạnh đó còn là một thế hệ với thể chất và tinh thần khỏe mạnh, đóng góp được thật
nhiều giá trị cho xã hội và đất nước.

Qua buổi thảo luận, cũng là dịp để tiếng nói của những bạn học sinh, sinh viên được lắng
nghe và thấu hiểu về áp lực của bản thân. Từ đó, đặc biệt là bậc cha mẹ sẽ có góc nhìn
sâu hơn về con của mình, cùng đồng hành và chia sẻ những nỗi niềm của con trên mọi
hành trình khó khăn trong học tập và làm việc.
Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A - Nguồn: Tác giả

MILO UNITOUR “Trạm sạc năng lượng” dự kiến sẽ ghé qua những trạm dừng chân sau:

Ngày 06/08/2024: trường Đại học Kinh Tế - Tài Chính TP.HCM (UEF)
Ngày 09/08/2024: trường Đại học Hồng Bàng (HIU)
Ngày 13/08/2024: trường Đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH)
Ngày 16/08/2024: trường Đại học Văn Lang (VLU)
Ngày 20/08/2024: trường Đại học Hoa Sen (HSU)
Ngày 23/08/2024: trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU)

Đặc biệt, 10.000 hộp sữa MILO Dynamind đã sẵn sàng trao tặng miễn phí đến tay các
bạn sinh viên tại mỗi trạm dừng chân. Đây sẽ là những món quà nhỏ mà MILO Việt Nam
muốn dành tặng cho các bạn trẻ để tiếp thêm nguồn năng lượng để chinh phục thử
thách kế tiếp.
Trong suốt 25 năm có mặt tại Việt Nam, Nestlé MILO đã góp phần không nhỏ hình thành
lối sống năng động, lành mạnh, thường xuyên vận động cho thế hệ trẻ Việt nói riêng, và
cộng đồng nói chung.

Những hoạt động thực tế đã một lần nữa thể hiện cam kết của Nestlé MILO trong việc
thực hiện sứ mệnh cùng chung tay với cộng đồng nuôi dưỡng và phát triển thế hệ trẻ
Việt Nam năng động và khỏe mạnh.

You might also like