You are on page 1of 12

Thu phí ngủ trưa

Thu phí ngủ trưa

Võ Nhật Vinh
Tiến sĩ, Chuyên gia Nghiên cứu và Phát triển

Cháu tôi - học lớp 12 tại một trường THPT ở quận 1, TP HCM - tan
lớp lúc 11h15 và vào học lại lúc 13h.

Thời gian từ lúc chuông reo hết giờ cho đến khi ra khỏi cổng trường và ngược lại đều mất

khoảng 5 phút. Quãng đường 5 km giữa trường và nhà mất khoảng 30 phút đạp xe. Do đó,

nếu về nhà buổi trưa, cháu chỉ còn 35 phút cho cả việc ăn và nghỉ ngơi.

Bố mẹ cháu không thể đưa đón con vì anh tôi làm ở Tân Bình, còn chị làm ở quận 9 trong khi

trường học ở quận 1. Vì vậy, anh chị cho cháu nghỉ trưa ở trường (có đóng phí). Câu chuyện

tưởng rất bình thường, tương tự vấn đề của gia đình anh chị, bỗng dưng trở thành đề tài gây

tranh cãi trước thông tin trường THPT Marie Curie (quận 3, TP HCM) tổ chức thu 15.000

đồng/học sinh cho mỗi buổi nghỉ trưa tại trường. Chuyện nghỉ trưa của học sinh nhiều trường

THPT khác ở TP HCM cũng nhân dịp này bị để ý.


Vì sao thông tin này lại gây tranh luận?

Thứ nhất, đây là hiệu ứng phụ của vấn đề lạm thu trong trường học, luôn xảy đến mỗi dịp đầu

năm. Phụ huynh - sẵn mối bức xúc với những khoản thu "tự nguyện" của Ban đại diện cha

mẹ học sinh - đã dễ dàng đánh đồng phí nghỉ trưa tại trường với vô số khoản "lạm thu" khác.

Thứ hai, suy nghĩ tiêu cực về việc này hình thành dựa trên hai khía cạnh của cách tư duy

quen thuộc. Đầu tiên, trường học được cho là luôn phải mở rộng cửa: nhân viên trường được

ở lại nghỉ trưa, vậy tại sao học sinh không thể ở lại lớp. Ngoài ra, học sinh THPT cũng được

cho đã đủ lớn để tự xoay xở, tại sao lại cần trả một loại phí quản lý giờ nghỉ trưa nào đó.

Tôi lại nghĩ khác về câu chuyện này.

Theo nội quy trường học (trừ các trường nội trú hay bán trú), giờ nghỉ giữa hai ca học nằm

ngoài sự quản lý của nhà trường. Nhưng mọi việc xảy ra trong khuôn viên trường - dù trong

hay ngoài giờ - đều liên quan đến trách nhiệm của trường. Nếu cho phép học sinh tự do ở lại

trong khuôn viên mà không có bất cứ sự quản lý nào đồng nghĩa với việc nhà trường chấp

nhận những rủi ro không thể kiểm soát về tai nạn hay bạo lực. Xa hơn, với sự phát triển về

tâm sinh lý của học sinh, thiếu sự giám sát có thể dẫn đến những hành vi về tính dục, gây hậu

quả lớn ở tuổi vị thành niên. Hiệu trưởng THPT Marie Curie giải thích rằng trường không mở

cửa phòng học buổi trưa vì không thể để các em tự do ở trong phòng mà không có ai trông

coi, quản lý, bởi các em đang trong độ tuổi "nhạy cảm". Tôi cho đó là một phát biểu có tính

trách nhiệm và am hiểu về tâm lý học sinh của lãnh đạo trường.
Tóm lại, do quỹ thời gian nghỉ trưa eo hẹp, phụ huynh không thể đưa đón con và vì sự an

toàn của học sinh, nhu cầu ở lại trường qua trưa là có thật, xuất phát từ sự tự nguyện theo

chính nghĩa đen của từ này.

Vấn đề còn lại là gì?

Đó là câu chuyện nhạy cảm liên quan đến "tiền". Câu hỏi có thể là: tại sao học sinh phải trả

tiền?; hoặc tại sao lại là 15.000 đồng (thay vì một con số khác)?

Sự phản biện của xã hội về trách nhiệm của nhà trường là điều cần thiết. Tuy nhiên, đẩy hết

mọi trách nhiệm cho trường là thiếu công bằng. Quản lý học sinh ngoài giờ học không phải

trách nhiệm của nhà trường mà là của phụ huynh. Vì vậy, khi trách nhiệm đó được phó thác

cho trường, phụ huynh ít nhất cần có nghĩa vụ đóng góp tài chính. Bởi khi đảm nhận quản lý

giờ nghỉ của học sinh, trường học phải chi trả những khoản phí hiển nhiên (tiền điện, nước,

tiền công cho nhân viên phục vụ...). Còn thu bao nhiêu là phù hợp lại là câu chuyện khác, cần

sự minh bạch về sổ sách giấy tờ và nhận được sự đồng thuận của phụ huynh.

Anh chị tôi rất yên tâm về giờ trưa của cháu tôi: trường điểm danh các cháu nghỉ trưa tại các

phòng quy định lúc 11h45 và đến 12h40, học sinh được yêu cầu chuẩn bị cho giờ học lúc

13h.

Xét thấy việc nhà trường quản lý học sinh vào giờ nghỉ trưa là một nhu cầu có thật trong xã

hội, nhất là ở địa phương nhộn nhịp nhất cả nước như TP HCM, tại sao cơ quan quản lý giáo

dục không chuẩn hóa việc này? Nếu Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM ban hành quy chuẩn

về giờ nghỉ trưa của học sinh, mọi việc sẽ minh bạch với toàn xã hội hơn. Quy chuẩn có thể
bao gồm số lượng học sinh được ở lại theo điều kiện cơ sở vật chất và nhân sự của nhà

trường, cũng như cách tính định mức thu phí.

Thu 15.000 đồng phí nghỉ trưa ở một trường trung học phổ thông là một chuyện nhỏ, nhưng

cách phản ứng với chuyện này đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm. Tôi cho rằng, không thể vì

sai phạm của một số nhà trường về lạm thu mà có phản ứng đánh đồng đầy thành kiến đối với

mọi hoạt động có thu của trường học.

Thái độ thiếu sòng phẳng này sẽ khiến các nhà trường như chim sợ cành cong mà dè dặt

trong các hoạt động thực sự có lợi cho học sinh.

Võ Nhật Vinh
Trở lại Góc nhìn
Lưu
Chia sẻ

Cùng tác giả


Nỗi lo điện tăng giá

Trao thêm quyền tự quyết điều chỉnh tăng giá cho đơn vị độc quyền
có thể dẫn đến tình trạng giá điện ngày càng tăng dễ dàng.

Kinh doanh & quản trị 128

Nói cho dân hiểu

Mẹ tôi thoáng hoảng hốt khi hay tin '35% bệnh nhân Covid nặng và
tử vong chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine'.
Y tế & sức khỏe 64

Quần xanh áo trắng

Đồng phục bị biến thành sản phẩm độc quyền, quảng bá thương
hiệu cho trường hơn là xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa học
sinh.

Giáo dục & tri thức 264

Phụ huynh trường quốc tế

Danh xưng 'quốc tế' của trường học khiến xã hội liên tưởng đến
các dịch vụ đẳng cấp mà ở đó khách hàng được phục vụ tận răng.

Giáo dục & tri thức 102

Ngày Đồng bào

Chỉ vài tiếng sau khi mỉm cười qua màn hình điện thoại với con
cháu, ba tôi ra khỏi nhà và rồi trở về trong chiếc hũ sành lạnh lẽo
màu xanh lá mạ.

Chính trị & chính sách 42


Xem thêm
Giáo dục & tri thức

Xem tiền như rác

Nhân chuyện ném tiền như rác, tôi muốn nhìn sâu hơn vào tâm lý
ngại nhận tiền lẻ ở Việt Nam.

138Michael Nguyễn Minh


Bỏ nghề vì lương thấp

Trong khi lương không đủ sống, giáo viên đối diện với đủ nỗi sợ: sợ
hiệu trưởng, sợ phụ huynh và sợ cả học sinh.

373Trương Chí Hùng

Nỗi oan quỹ phụ huynh

Nếu chặt đứt các khoản phụ thu, nhà trường sẽ 'lực bất tòng tâm'
khi muốn nâng cao hoạt động dạy và học.

368Thái Ca
Lối thoát cho sách giáo khoa

Những khoản tiền khổng lồ đã được chi để viết lại sách giáo khoa
và sẽ còn phải chi nữa...

119Nguyễn Ngọc Chu


Hội phụ huynh hay 'phụ thu'?

Hội phụ huynh nhiều nơi bị biến thành cánh tay nối dài của nhà
trường, kêu gọi quyên góp những khoản bị cấm thu.

378Hoàng Anh Tú
Xem thêm
Bài khác

Nghịch lý bán xăng

Chủ cửa hàng xăng dầu ở miền Tây than vãn với tôi khi buộc phải
đóng cửa: ‘Gồng hết nổi rồi anh ơi. Bán nhiều, lỗ nhiều'...

Kinh doanh & quản trị 164Trần Hữu Hiệp


Ai trả tiền trái phiếu?

'Người mua trái phiếu liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát có
được trả tiền không?'

Kinh doanh & quản trị 123

You might also like