You are on page 1of 2

Test

https://vnexpress.net/su-dung-toc-nguoi-de-san-xuat-rau-
4518157.html#:~:text=S%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng%20t%C3%B3
c,New%20Atlas)

Sử dụng tóc người để sản xuất rau


SINGAPORECác nhà khoa học tạo ra môi trường trung gian tốt hơn để cây
trồng phát triển từ tóc người vốn chứa lượng lớn keratin cấu tạo từ axit
amin.

Một gram tóc có thể tạo ra 3 khối môi trường sinh trưởng cỡ 1,5 x 1,5 x 3 cm. Ảnh: Đại học
Công nghệ Nanyang
Keratin có thể trở thành môi trường thủy canh hoàn hảo trừ việc protein này không đủ cứng
để tạo thành chất nền hỗ trợ cây trồng. Cân nhắc hạn chế đó, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học
Công nghệ Nanyang ở Singapore bắt đầu thu thập tóc cắt từ các salon, chiết xuất keratin từ
tóc, tiếp đó trộn với sợi cellulose ở vụn gỗ để tăng độ cứng. Sau khi hỗn hợp khô, nó tạo
thành vật liệu xốp, có thể dùng làm môi trường thủy canh để trồng rau cải lông và cải
chip, Tech Times hôm 1/10 đưa tin.
Không chỉ hỗ trợ và tăng cường tốc độ phát triển của cây trồng, kết cấu xốp của vật liệu cũng
đạt hiệu quả cao trong việc hút và giữ dung dịch dưỡng chất dùng cho thủy canh. Vật liệu có
thể giữ lượng nước gấp 40 lần trọng lượng, tương đương môi trường sinh trưởng thương mại
hiện nay.

Tuy nhiên, khác với nhiều môi trường sinh trưởng, vật liệu dựa trên keratin phân hủy sinh
học hoàn toàn trong vòng 4 - 8 tuần, trở thành phân bón trong quá trình. Dù điều này có nghĩa
vật liệu cần được thay thế thường xuyên hơn, nó không để lại chất thải trong môi trường.

Ngoài ra, cây trồng trong môi trường sinh trưởng keratin phát triển bộ rễ dài hơn môi trường
sinh trưởng truyền thống, nhờ đó hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất hơn. Nếu không có đủ
tóc để tạo môi trường thủy canh ở quy mô thương mại, có thể tận dụng những nguồn khác
như lông, sừng, móng guốc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, theo trưởng nhóm nghiên cứu
Ng Kee Woei.

Do ketatin có thể chiết xuất từ nhiều loại chất thải trang trại, phát triển chất nền thủy canh
dựa trên protein này có thể là biện pháp quan trọng để tái chế trong nông nghiệp bền vững.
Woei và cộng sự công bố nghiên cứu gần đây trên tạp chí ACS Sustainable Chemistry &
Engineering.

An Khang (Theo New Atlas)

You might also like