You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA HÓA HỌC

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM


HỌC PHẦN: THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Đề tài:
ĐỀ XUẤT CÔNG THỨC SẢN XUẤT
HÓA MỸ PHẨM CHO DẦU GỘI ĐẦU THẢO DƯỢC

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Thị Việt Hương


Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ và tên Mã sinh viên


Vũ Thùy Linh
Đoàn Minh Ngọc
Ngô Thị Hải Vân
Nguyễn Thanh Nhàn
Phạm Ngọc Dạ Thảo
Nguyễn Đỗ Khánh Linh

Hà Nội, 2022
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Cấu trúc của tóc người..............................................................................4
Hình 2. Mặt cắt ngang sợi tóc ...............................................................................5
Hình 3. Chu kì phát triển của tóc...........................................................................7
Hình 4. Các liên kết hóa học trong sợi tóc .............................................................8
Hình 5. Quá trình nhũ hóa của chất diện hoạt ...................................................... 15

1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Phân loại chất diện hoạt ......................................................................... 16


Bảng 2. Một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội ................................................... 20
Bảng 3. Một số sản phẩm dầu gội thảo dược ....................................................... 20

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. CẤU TRÚC CỦA TÓC NGƯỜI ...................................................4


1.1. Cấu trúc và chức năng của tóc người. ......................................................4
1.2. Chu kì phát triển của tóc và rụng tóc .......................................................6
1.3. Thành phần hóa học của tóc .....................................................................8
1.4. Một số đặc tính Vật lý của tóc người ........................................................9
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ DẦU GỘI..................................................... 11
2.1. Định nghĩa dầu gội .................................................................................. 11
2.2. Lịch sử sử dụng các chế phẩm làm sạch tóc ........................................... 11
2.3. Lợi ích và tác động của dầu gội đối với da đầu ......................................12
2.4. Đặc điểm của dầu gội............................................................................... 14
2.5. Thành phần của dầu gội .......................................................................... 14
2.5.1. Chất diện hoạt ..................................................................................... 15
2.5.2. Chất làm đặc ....................................................................................... 17
2.5.3. Nước ................................................................................................... 17
2.5.4. Chất bảo quản ..................................................................................... 17
2.5.5. Chất làm đẹp ....................................................................................... 17
2.5.6. Chất cân bằng ..................................................................................... 18
2.5.7. Chất điều chỉnh pH ............................................................................. 18
2.5.8. Tác nhân chelat-hóa ............................................................................ 18
2.5.9. Thành phần bổ sung ............................................................................ 18
2.5.10. Thành phần có hoạt tính .................................................................... 19
2.6. Yêu cầu chất lượng và một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội .............. 19
2.7. Một số sản phẩm dầu gội thảo dược ....................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 23

3
CHƯƠNG I. CẤU TRÚC CỦA TÓC NGƯỜI

Ở người, tóc đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến ngoại hình của chúng ta.
Trong nhiều thế kỉ, kiểu tóc còn thể hiện bản sắc dân tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội.
Bất kể sự thay đổi nào về tóc, chẳng hạn như kiểu tóc, màu tóc, rụng tóc hay mọc
quá nhiều tóc, đều có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. Ngoài ra, tóc còn
đóng vai trò bảo vệ con người khỏi ánh nắng mặt trời và các tác hại khác từ môi
trường.

1.1. Cấu trúc và chức năng của tóc người.

Sợi tóc được chia thành 2 phần: gốc tóc và thân tóc. Gốc tóc nằm dưới da đầu
và được bao bọc bởi cấu trúc hình túi gọi là nang tóc (chân tóc). Phần đáy của gốc
tóc nằm trong một bầu. Mao mạch và các sợi dây thần kinh đi vào trong các bầu
này. Các tế bào ở trung tâm của bầu được phân chia. Những tế bào tóc mới đẩy tế
bào tóc trước đó lên. Những tế bào di chuyển ra phía ngoài sẽ dần dần chết để tạo
thành phần thân tóc cứng. Thành phần hóa học chủ yếu trong sợi tóc là keratin (chất
sừng, gồm nhiều loại protein) chiếm khoảng 70%. Keratin mọc từ nang tóc (chân
tóc). Phần còn lại bao gồm nước, chất béo, hydrat cacbon, vitamin và khoáng chất
giàu biotin, kẽm, lưu huỳnh và nitơ, chiếm khoảng 30%.

Hình 1. Cấu trúc của tóc người

4
Nang tóc (chân tóc) là phần bầu hình chén nằm dưới da đầu chứa rất nhiều
mạch máu nhỏ li ti. Nang tóc dính chặt với da đầu để chất dinh dưỡng theo mạch
máu đi nuôi tóc. Đây là phần “sống” duy nhất của sợi tóc giúp tóc mọc dài ra. Xung
quanh nang tóc có các tuyến nhờn (còn gọi là tuyến dầu hay tuyến bã) giúp bôi trơn
sợi tóc và các cơ nang để giúp tóc “dựng lên”. Các tế bào nang tóc sinh sản thường
xuyên và sợi tóc dài ra dần. Các sợi tóc có chu kỳ sinh trưởng, chỉ tồn tại một thời
gian rồi rụng. Ở mỗi người, trung bình khoảng 50 đến 100 sợi tóc rụng mỗi ngày.

Thân tóc là sợi tóc mà bạn nhìn thấy, có cấu trúc gồm 3 lớp: Lớp biểu bì
(cutin), lớp giữa (cortex) và lớp tủy (medulla).

Hình 2. Mặt cắt ngang sợi tóc


• Lớp tủy (medulla): là phần trong cùng của sợi tóc, chứa các hạt chất béo và
không khí. Nếu sợi tóc quá mỏng sẽ không có lớp tủy.
• Lớp giữa (cortex): gồm nhiều bó sợi nhỏ hợp thành và chứa sắc tố melanin
(chất tạo nên màu cho sợi tóc). Lớp giữa quyết định độ chắc khỏe cũng như
màu tóc là vàng, nâu, đỏ hoặc đen.
• Lớp biểu bì (cutin): là phần ngoài cùng của thân tóc, gồm 5-10 lớp keratin
trong suốt xếp chồng lên nhau có tác dụng bảo vệ sợi tóc khỏi các hóa chất
hoặc ảnh hưởng bên ngoài. Giữa các vảy keratin có một chất kết dính gọi là
KIT. Lớp biểu bì còn được bao phủ bởi một màng mỡ mỏng (lipid) để tóc
không thấm nước. Lớp biểu bì liên kết rất chặt chẽ che ngoài phần lõi tóc,

5
bảo vệ tóc, quyết định cấu trúc bề mặt và độ bóng mượt của tóc. Lớp biểu bì
liên kết tốt sẽ phản chiếu ánh sáng tự nhiên và hạn chế ma sát giữa những sợi
tóc, không gây rối, tóc mượt mà và sáng bóng.

Tia tử ngoại mặt trời, hóa chất trong thuốc nhuộm, dầu gội, dầu xả, thuốc uốn
duỗi tóc,… có thể làm mất chất kết dính KIT khiến cho các lớp vảy keratin bị bong,
tóc bị hư tổn. Nhiệt độ nóng quá mức từ máy sấy hay máy kẹp tóc, cũng như chải
tóc và bới tóc cũng làm xáo trộn độ mềm mượt của lớp biểu bì khỏe mạnh. Khi tóc
bị hư tổn, tóc mất độ trơn mượt, không thể phản chiếu ánh sáng và lõi tóc không
được dưỡng ẩm khiến tóc trở nên khô, rối, hư tổn.

Sự phát triển của tóc tương tự như tế bào da, khi các tế bào phân chia và phát
triển, chúng đẩy các tế bào cũ đi lên khỏi nguồn cung cấp máu, dẫn đến sự chết dần
dần của tế bào và keratin hóa. Các tế bào chết vẫn gắn với nhau bởi một chất gắn
kết nội bào và thành phần chủ yếu của sợi tóc là keratin.

1.2. Chu kì phát triển của tóc và rụng tóc

Mỗi sợi tóc trải qua chu kỳ sinh trưởng bao gồm 3 giai đoạn kéo dài khoảng 3-
6 năm. Mỗi tháng sợi tóc mọc dài ra khoảng 1cm. Sự phát triển của tóc sẽ chậm lại
khi độ dài của tóc lớn hơn 25cm. Gen di truyền quyết định độ dài các thời kỳ phát
triển của tóc.

Sự phát triển của tóc là một quá trình độc đáo và phức tạp, là sự tuần hoàn của
các giai đoạn: tăng trưởng và tái tạo liên tục (anagen), chuyển tiếp (catagen) và nghỉ
ngơi (telogen). Hoạt động tuần hoàn diễn ra liên tục suốt đời nhưng mỗi giai đoạn
thay đổi theo độ tuổi.

6
Hình 3. Chu kì phát triển của tóc
• Anagen: Giai đoạn phát triển. Khoảng 85% số tóc trên đầu chúng ta đang
ở giai đoạn phát triển. Pha này kéo dài từ 3 – 6 năm.
• Catagen: Giai đoạn chuyển tiếp. Khi tóc phát triển đạt đến độ dài tối đa, tóc
bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 1 – 2 tuần. Trong suốt pha
chuyển tiếp, nang tóc co lại khoảng 1/6 đường kính so với bình thường.
• Telogen: Giai đoạn nghỉ. Sau pha chuyển tiếp, tóc chuyển sang pha nghỉ
kéo dài 5 – 6 tuần. Khoảng 10 – 15% tóc trên đầu ở pha nghỉ. Cuối pha
nghỉ, nang tóc tái khởi động một chu kì phát triển tóc mới.

Rụng tóc là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình thay thế tóc cũ
bằng tóc mới.Trong khi một số sợi tóc đang phát triển thì một số khác đang nghỉ
ngơi hoặc bị rụng. Do đó, mật độ và tổng số sợi tóc vẫn ổn định. Việc rụng 100 đến
150 sợi tóc telogen mỗi ngày là bình thường. Tuy nhiên, rụng tóc anagen là hiện
tượng bất thường. Để phân biệt rụng tóc anagen hay telogen, cần quan sát màu sắc
và hình dáng bầu tóc. Không giống bầu tóc anagen, bầu tóc telogen có hình dùi cui
và không có sắc tố. Ngoài các yếu tố như nội tiết tố (androgen, estrogen, tuyến giáp),

7
yếu tố tăng trưởng và cytokin, các yếu tố môi trường như độc tố, thiếu hụt dinh
dưỡng, vitamin và năng lượng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.

1.3. Thành phần hóa học của tóc

Sợi tóc chủ yếu chứa nhiều loại keratin (protein). Các sợi keratin bao gồm các
chuỗi phân tử dài đan xen và gắn chặt thông qua các liên kết khác nhau. Ngoài ra,
thành phần của tóc còn có nước, lipit, melanin, và một lượng nguyên tố như nhôm,
crom, canxi, đồng, sắt, mangan, magiê vàkẽm.
Trong sợi tóc có hai loại liên kết: liên kết mạnh bao gồm các liên kết disulfit và
liên kết yếu bao gồm lực tương tác van der Waals, liên kết ion và liên kết hydro

Hình 4. Các liên kết hóa học trong sợi tóc

- Liên kết mạnh: keratin tóc được tạo thành từ các axit amin, trong đó cystein
là một trong những chất quan trọng nhất. Các nguyên tử lưu huỳnh trong cystein tạo
thành liên kết disulfit rất mạnh. Liên kết disulfit không bị ảnh hưởng bởi nước hay
nhiệt độ,mà chỉ bị phá vỡ bởi hóa chất.

- Liên kết yếu:

• Liên kết hydro: tương đối yếu, dễ dàng bị phá vỡ bởi nướcvà nhiệt.Mặcdù
yếu, nhưng liên kết hydro chiếm số lượng nhiều nhất trong các liên kết, nên
chúng góp phần đáng kể vào độ bền của sợi tóc.

8
• Liên kết ion: được hình thành giữa đầu dương và đầu âm của hai chuỗi axit
amin liền kề. Liên kết ion nhạy cảm với pH nên chúng dễ dàng bị phá vỡ
bởi các dung dịch axit và kiềm. Mặc dù là liên kết yếu, nhưng chúng cũng
đóng góp đángkể vào độ bền của sợitóc.
• Lực Van der Waals: là lực tương tác yếu giữa các phân tử nằm gần nhau.
Chúng dễ dàng bị phá vỡ bởi nước và nhiệt.

- Điện tích của tóc: điểm đẳng điện (pI) của tóc là 3,7, có nghĩa là ở pH 3,7
tổng điện tích của tóc là trung tính. Ở bất kỳ độ pH nào dưới pI, tóc tích điện dương
và ở pH trên pI, tóc tích điện âm. Thông thường, các sản phẩm chăm sóc tóc có độ
pH lớn hơn 3,7 nên tóc tích điện âm.Do đó,các thành phần cation dễ dàng bị hút vào
tóc hơn các thành phần anion và các phân tử cation được sử dụng trong dầu gội như
một chất cân bằng cho tóc.Trong các sản phẩn chăm sóc da và tóc,các chất diện hoạt
cation có thể không tương thích với các chất diện hoạt anion do sự tương tác giữa
chúng tạo thành muối khó tan lắng đọng trên bề mặt da và tóc.

1.4. Một số đặc tính Vật lý của tóc người

- Độ bền và chắc khỏe của sợi tóc lành nhờ vào thành phần keratin ở lớp giữa.
Một sợi tóc có sức căng tương tự như một sợi dây đồng có cùng đường kính. Tuy
nhiên, để chống lại các lực tác dụng từ bên ngoài, sợi tóc cũng cần có một lớp biểu
bì khỏe mạnh. Tổn thương lớp biểu bì có thể làm tóc bị chẻ ngọn và gãy rụng.

- Độ đàn hồi là một tính chất quan trọng khác của sợi tóc. Đặc tính này cho
phép tóc trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo căng, chẳng hạn như chải, mà
không hư hại. Một sợi tóc khỏe khi được làm ướt và duỗi, nó có thể tăng 30% chiều
dài và vẫn trở về độ dài ban đầu khi được sấy khô.

- Hàm lượng nước của tóc thay đổi tùy theo độ ẩm tương đối của không khí
xung quanh. Để có vẻ ngoài khỏe mạnh, các sợi tóc cần duy trì độ ẩm khoảng 17%,
tuy nhiên,tóc có khả năng giữ nước lên tới 35%. Khi tóc ướt, lớp giữa phồng lên,
làm cho lớp biểu bì cũng bị phồng lên. Bề mặt tóc ướt tạm thời mất đi sự mượt mà

9
và tạo ra nhiều ma sát hơn khi cọ xát. Điều này có thể dẫn đến rối tóc trong quá trình
gội đầu hoặc chải quá mạnh khi tóc còn ướt.

- Tóc có điện trở suất cao và hằng số điện môi khá thấp, có nghĩa là nó dễ dàng
tạo ra các điện tích tĩnh điện bằng cách chà hoặc chải tóc, đặc biệt trong thời tiết
nóng khô.

10
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ DẦU GỘI

2.1. Định nghĩa dầu gội

Dầu gội, tên Tiếng Anh là shampoo, là một sản phẩm chăm sóc tóc, thường
trong dạng chất lỏng nhớt, được sử dụng để làm sạch tóc. Ít phổ biến hơn, dầu gội
có sẵn ở dạng thỏi bánh (giống như thỏi xà phòng). Dầu gội được sử dụng bằng cách
phết vào tóc ướt, xoa bóp sản phẩm vào trong tóc và sau đó tẩy rửa sạch. Một số
người dùng sau khi gội đầu có thể sử dụng dầu xả.

Mục đích sử dụng dầu gội để loại bỏ chất bẩn như bã nhờn, mồ hôi, bụi bẩn
môi trường, các chất bẩn không mong muốn trong tóc. Dầu gội thường được tạo ra
bằng cách kết hợp một chất hoạt động bề mặt, thường nhất là natri lauryl sunfat hoặc
natri laureth sulfat, với một chất hoạt động bề mặt đồng thời, thường nhất là
cocamidopropyl betaine trong nước[1].

2.2. Lịch sử sử dụng các chế phẩm làm sạch tóc

Từ thời cổ đại, chăm sóc tóc đã là một việc rất quan trọng đối với cả phụ nữ
và đàn ông. Bằng chứng là các dụng cụ như lược, bàn chải, gương, dao cạo làm
bằng đồng được tìm thấy trong các ngôi mộ Ai Cập. Người Ai Cập thời kỳ đầu đã
gội đầu bằng hỗn hợp nước ép chanh và một lượng nhỏ xà phòng để giúp loại bỏ
dầu ra khỏi tóc. Vào thời trung cổ, xà phòng được kết hợp với soda. Thuật ngữ “dầu
gội đầu” thực chất có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào cuối thế kỷ 18, thuật ngữ này bắt
đầu được sử dụng nhiều tại các thẩm mỹ viện ở Anh để mô tả một dịch vụ massage
gội đầu. Khi đó, dầu gội đầu thường chứa kiềm, dầu tự nhiên và hương thơm là các
loại thảo mộc thơm.Tuy nhiên, xà phòng kết hợp với nước cứng đã để lại một lớp
váng trên bề mặt sợi tóc, khiến mái tóc trở nên khô và rối. Đầu thế kỉ 20, chất tẩy
rửa “không xà phòng” được phát minh và giải quyết vấn đề kể trên. Sau đó, sản
phẩm dầu gội chứa chất tẩy rửa dần trở nên phổ biến từ sau Thế chiến thứ hai [1].

Ở Ấn Độ, một loạt các loại thảo mộc và chiết xuất của chúng đã được sử dụng
làm dầu gội đầu từ thời cổ đại. Một loại dầu gội đầu rất hiệu quả đã được thực hiện
bằng cách đun sôi Sapindus với quả ngỗng khô Ấn Độ (amla). Sapindus một loại

11
cây nhiệt đới phổ biến ở Ấn Độ, được gọi là ksuna [2], bột quả của nó có chứa
saponin là chất hoạt động bề mặt tự nhiên. Chiết xuất của cây này tạo ra một loại
bọt mà các văn bản Ấn Độ gọi là phenaka [1]. Nó làm cho tóc mềm mại, sáng bóng.
Các sản phẩm khác được sử dụng để làm sạch tóc là shikakai (Acacia concinna),
hoa dâm bụt, ritha (Sapindus mukorossi) và arappu (Albizia amara) [2, 4].

Trong giai đoạn đầu của dầu gội ở châu u, các nhà tạo mẫu tóc người Anh đã
đun sôi xà phòng trong nước và thêm các loại thảo mộc để tạo độ bóng và hương
thơm cho tóc. Dầu gội lỏng được nhà phát minh người Đức Hans Schwarzkopf ở
Berlin phát minh vào năm 1972. Ban đầu, xà phòng và dầu gội là những sản phẩm
rất giống nhau; cả hai đều chứa cùng chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc tự nhiên,
một loại chất tẩy rửa. Dầu gội hiện đại ngày nay được giới thiệu lần đầu tiên vào
những năm 1930 là Drene, loại dầu gội đầu tiên sử dụng chất hoạt động bề mặt tổng
hợp thay vì xà phòng [1, 2, 3].

Dầu gội đầu được sử dụng ở Indonesia được làm từ vỏ trấu và rơm (merang)
của gạo. Các vỏ trấu và ống hút được đốt thành tro, và tro (có đặc tính kiềm) được
trộn với nước để tạo thành bọt. Tro và bọt được chà vào tóc và xả sạch, để tóc sạch,
nhưng rất khô. Sau đó, dầu dừa được thoa lên tóc để giữ ẩm [2, 4].

Một số bộ lạc người Mỹ bản địa đã sử dụng chiết xuất từ thực vật Bắc Mỹ làm
dầu gội đầu; ví dụ người Costanoan ven biển California ngày nay đã sử dụng các
chất chiết xuất từ cây gỗ ven biển, Dryopteris expansa [4]. Các nền văn minh tiền
Columbus Andes đã sử dụng sản phẩm phụ từ cây diêm mạch như một loại dầu gội
đầu [4].

2.3. Lợi ích và tác động của dầu gội đối với da đầu

Khi lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sử dụng đúng cách, dầu

gội mang lại các lợi ích sau [1]:

- Lợi ích chính của việc sử dụng dầu gội là loại bỏ bụi bẩn trên tóc, bao gồm:
mồ hôi, bã nhờn, tế bào da chết, cặn của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá

12
nhân, bụi và các tạp chất môi trường khác có trong không khí. Hầu hết các hợp chất
này không hòa tan trong nước, do đó, gội đầu bằng nước sẽ không đủ để loại bỏ
chúng.

- Dầu gội có chứa chất hoạt động bề mặt (chất tẩy rửa) có khả năng loại bỏ các
hạt dầu trên tóc.

- Dầu gội có chứa hoạt chất chống gàu được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị
gàu.

- Các hoạt động uốn, nhuộm tóc có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng
cho tóc, làm cho mái tóc trở nên khô, rối, trẻ ngọn và gãy rụng. Dầu gội có chứa các
thành phần dưỡng tóc có thể khắc phục tạm thời hư tổn và tăng độ bóng cho tóc.

Tác động xấu do dầu gội gây ra thường rất hiếm, tuy nhiên, chúng vẫn có thể
xảy ra trong một số trường hợp:

- Dầu gội thường không phải nguyên nhân gây kích ứng da, vì chúng chỉ
tiếp xúc với da trong thời gian ngắn [2]. Tuy nhiên, một số thành phần trong dầu
gội có thể gây dị ứng như: tinh dầu thơm, triclosan, propylen glycol, benzophenon,
paraben và chất bảo quản [3].

- Các chất diện hoạt chính được sử dụng trong dầu gội (ví dụ như SLS) có thể
gây kích ứng mắt. Để giảm kích ứng,dầu gội thường chứa nhiều loại thành phần như
chất diện hoạt lưỡng tính, dẫn xuất silicon, dẫn xuấtprotein.

- Ngoài kích ứng mắt, các chất diện hoạt anion có thể phá hủy lớp sừng, loại
bỏ lớp lipid và các yếu tố giữ ẩm tự nhiên khỏi lớp sừng, dẫn đến khô và thay đổi
hoạt động của enzym của lớp sừng [4, 5]. Những thay đổi này làm suy giảm chức
năng hàng rào bảo vệ, gây bong tróc. Giải pháp cho vấn đề này là kết hợp chất diện
hoạt anion với chất diện hoạt lưỡng tính để tạo một hệ thống làm sạch nhẹ dịu hơn
[6].

13
- Chất diện hoạt là thành phần đóng vai trò loại bỏ bã nhơn và bụi bẩn cho tóc,
tuy nhiên, lạm dụng chúng có thể làm cho tóc bị xỉn màu, dễ bị tĩnh điện, khó chải.

Tác dụng loại bỏ bã nhờn mạnh là lợi thế đối với tóc dầu, nhưng lại khiến tóc
khô trở nên càng khô hơn. Do đó, lựa chọn loại dầu gội phù hợp là rất quan trọng
trong việc duy trì một mái tóc khỏe đẹp.

- Việc sử dụng bánh xà phòng truyền thống đã giảm dần trong những thập kỉ
qua bởi sự xuất hiện của các chất tẩy rửa không xà phòng nhẹ dịu hơn. Tuy nhiên,
một số người vẫn giữ thói quen làm sạch cơ thể và tóc bằng bánh xà phòng. Khi kết
hợp với nước cứng, bánh xà phòng để lại một lớp váng rất khó rửa sạch khỏi tóc và
da đầu. Đây cũng là một trong những yếu tố làm nặng thêm tình trạng viêm da tiết
bã [2].

2.4. Đặc điểm của dầu gội

Từ góc độ người tiêu dùng, dầu gội phải có các đặc tính sau [7]:

• Nhẹ dịu cho tóc và da đầu, không làm khô hoặc làm hỏng tóc.
• Mùi và màu tự nhiên, dễ chịu.
• Hiệu quả lâu dài.
• Dễ tán trên tóc.
• Dễ dàng xả sạch khỏi tóc.
• Tăng cường độ bóng cho tóc và giúp dễ chải tóc.
• Không gây dị ứng.
• Loại bỏ bã nhờn và các chất bẩn khác trên tóc và da đầu, đặc tính tạo bọt
tốt, không gây kích ứng mắt, lắng đọng các chất có lợi lên tóc và da đầu.

2.5. Thành phần của dầu gội

Dầu gội có nhiều dạng: lỏng, gel, nhũ tương,… Thông thường, dầu gội là hỗn
hợp của các chất diện hoạt khác nhau hòa tan hoặc phân tán trong nước.

14
Thành phần cơ bản của dầu gội là chất làm sạch, chất làm đặc và nước. Ngoài
ra, dầu gội cũng chứa các chất phụ gia khác nhau để hỗ trợ quá trình làm sạch, tăng
tạo bọt, tăng tính thẩm mỹ, hay làm tóc bóng mượt hơn.

Mỗi loại dầu gội có một công thức khác nhau, tuy nhiên, chúng đều chứa các
thành phần cơ bản sau đây:

2.5.1. Chất diện hoạt

Chất diện hoạt (hay chất hoạt động bề mặt) đóng vai trò là chất làm sạch và
tạo bọt. Nguyên tắc làm sạch là nhũ hóa. Chất diện hoạt là các phân tử hữu cơ có
một đầu ưa nước và một đầu kị nước. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm sức
căng bề mặt phân cách giữa 2 pha dầu và nước, tức là nhũ hóa các thành phần dầu.

Hình 5. Quá trình nhũ hóa của chất diện hoạt

Chất diện hoạt càng mạnh, lớp lipid tự nhiên càng dễ bị loại bỏ, gây tổn thương
da đầu. Vì vậy, cần lựa chọn cẩn thận và chính xác các chất diện hoạt để đảm bảo
độ nhẹ dịu phù hợp.Ví dụ: dầu gội dành cho tóc dầu có chứa chất diện hoạt có khả
năng loại bỏ bã nhờn mạnh, trong khi dầu gội dành cho tóc nhuộm cần chất diện
hoạt dịu nhẹ hơn. Thông thường, trong một sản phẩm thường kết hợp nhiều loại chất
diện hoạt để đạt được hiệu quả mong muốn.

Các chất diện hoạt khác nhau có các đặc điểm và tác động khác nhau trên tóc
và da đầu. Dựa vào đặc tính tích điện của đầu ưa nước, có 4 loại chất diện hoạt:

15
Bảng 1. Phân loại chất diện hoạt

Loại chất
Thành phần hóa học Đặc điểm
diện hoạt

Lauryl sulfate , laureth Làm sạch rất tốt


Anion sulfate, sarcosine,
sulfosuccinate Có thể làm cho tóc bị khô

Làm sạch kém hơn nhóm anion, khả


Các este amino chuỗi năng tạo bọt kém
Cation
dài, ammonio este
Giúp tóc mềm mượt và dễ chải

Polyoxyethylene,
polyoxyethylene Làm sạch kém nhất trong các nhóm
Không ion
sorbitol este, Giúp tóc mềm mại
alkanolamide

Không gây kích ứng mắt Làm sạch


Betaine, sultain, dẫn nhẹ
Lưỡng tính
xuất imidazol
Giúp tóc mềm mại

Chất diện hoạt anion có khả năng làm sạch và tạo bọt tốt nhất nên được sử
dụng rất phổ biến, hầu như chúng xuất hiện trong mọi loại dầu gội. Chất diện hoạt
cation ít phổ biến hơn do khả năng làm sạch và tạo bọt kém hơn nhóm anion. Ngoài
ra, chất diện hoạt cation thường không tương thích với nhóm anion,nên cần cân nhắc
lựa chọn loại phù hợp khi kết hợp hai nhóm chất diện hoạt này trong dầu gội. Chất
diện hoạt cation thường được sử dụng trong các loại dầu gội chỉ cần khả năng làm
sạch nhẹ, ví dụ như dầu gội dùng hàng ngày, dầu gội dành cho tóc nhuộm,... Chất
diện hoạt lưỡng tính tương thích với tất cả nhóm khác, chúng thường được sử dụng
kết hợp với nhóm anion. Chất diện hoạt không ion cũng được sử dụng rất phổ biến,
chúng thường được kết hợp với chất diện hoạt ion như chất đồng diện hoạt, cố định

16
độ lưu biến, và làm dung môi cho các thành phần không tan trong nước như dầu
thơm.

2.5.2. Chất làm đặc

Hai lý do chính mà công thức dầu gội cần có chất làm đặc là:

- Chất làm đặc cung cấp độ đặc (hay độ nhớt) phù hợp cho sản phẩm. Một loại
dầu gội có độ nhớt thấp, tương tự như nước, sẽ không chỉ nhanh chóng bịet chảy
khỏi tay, không bám dính được trên tóc và da đầu mà còn có nguy cơ cao chảy vào
mắt, gây khó chịu cho người sử dụng.

- Người tiêu dùng có xu hướng cho rằng sản phẩm có độ đặc (nhớt) cao thì
giàu dưỡng chất hơn.

Một số chất làm đặc phổ biến như: NaCl, gôm, cellulose và các polyme khác,
chẳng hạn như polyvinyl alcohol và acrylat copolymer
2.5.3. Nước

Thành phần chính của hầu hết các loại dầu gội là nước, thường chiếm 70-
80% tổng công thức. Nước khử ion được xử lý đặc biệt để loại bỏ các hạt và ion
khác nhau và được sử dụng trong dầu gội đầu. Nguồn nước có thể là giếng ngầm,
hồ hoặc sông.

2.5.4. Chất bảo quản

Chất bảo quản giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong sản phẩm.
Một số chất bảo quản thường được sử dụng như parabens; dẫn xuất urea;
isothiazolone, chẳng hạn như methyl cloro isothiazolinone; benzalkonium clorid,
một chất diện hoạt cation.
2.5.5. Chất làm đẹp

Chất làm đẹp giữ vai trò tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, làm cho dầu gội có
màu sắc và hiệu ứng sáng lấp lánh như ngọc trai, hoặc tạo dạng kem cho dầu gội.

17
Ví dụ cho thành phần này bao gồm este polyglycol,opac latex và chất phụ gia
màu ngọc trai.
2.5.6. Chất cân bằng

Chất cân bằng giúp tóc mềm mại,bóng và dễ chải hơn. Mặc dù mục đích chính
của dầu gội là làm sạch, nhưng một mái tóc được làm sạch quá mức sẽ bị khô và xỉn
màu. Vì vậy, các sản phẩm dầu gội thường có thêm thành phần này, và chúng được
gọi là dầu gội 2 trong 1.
Thành phần này đặc biệt quan trọng đối với tóc khô và tóc nhuộm hoặc tẩy.
Các chất cân bằng thường được sử dụng như quats (chất diện hoạt cation);chất giữ
ẩm, chẳng hạn như glycerin; protein; silicon, chẳng hạn như dimethicone.
2.5.7. Chất điều chỉnh pH

Các chất diện hoạt thường làm cho công thức dầu gội có pH kiềm. Điều này
có thể làm cho lớp biểu bì của sợi tóc phồng lên. Do đó, thay đổi pH tới gần phạm
vi trung tính sẽ giúp giảm thiểu tổn thương cho tóc. Ví dụ: axit citric, axit glycolic.
2.5.8. Tác nhân chelat-hóa

Các tác nhân chelat-hóa, còn được gọi là các tác nhân cô lập, góp phần vào sự
ổn định của sản phẩm bằng cách liên kết với các ion kim loại.
Các ion kim loại,chẳng hạn như ion magiê và canxi, có trong nước máy có thể
tạo thành các hợp chất không tan khi kết hợp với dầu gội. Chúng đọng lại trên tóc
làm cho tóc xỉn màu, khô và rối. Ví dụ: EDTA và các dẫn xuất.
2.5.9. Thành phần bổ sung

Bao gồm các hợp chất mang lại cảm giác hoặc diện mạo độc đáo cho sản phẩm
nhưng không ảnh hưởng đến đặc tính chức năng (làm sạch) của chúng.
Các thành phần như vậy bao gồm các chất tạo màu; nước hoa; chiết xuất thực
vật, như dầu cây trà; và vitamin, chẳng hạn như vitamin B5(panthenol).

18
2.5.10. Thành phần có hoạt tính

Dầu gội có thể được coi là thuốc nếu có chứa các thành phần có hoạt tính.
Thông thường nhất là các thành phần ngăn ngừa và/hoặc điều trị gàu được kết hợp
vào dầu gội.
Một số thành phần thường được sử dụng để phòng và/hoặc điều trị gàu như:
zinc pyrithione, ketoconazol, coal tar, axit salicylic, selenium sulfide, và sulfur.
2.6. Yêu cầu chất lượng và một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội

Dầu gội tốt phải đáp ứng các yêu cầu:


• Dịu với tóc và da đầu, không gây khô và tổn hại.
• Có màu và mùi dễ chịu, tự nhiên.
• Hiệu quả kéo dài.
• Dễ thấm trên tóc và cần dễ rửa trôi.
• Cải thiện độ bóng, mượt cho tóc, dễ chải.
• An toàn, không gây kích ứng mắt và dị ứng.
• Dầu gội làm sạch chất nhờn, bẩn trên tóc và gàu, lưu giữ các thành phần có
tác dụng trên tóc và da đầu.
• Có hiệu quả làm sạch gàu.
• Tạo bọt nhanh, ổn định.
• Có pH phù hợp (thường acid yếu) phù hợp với acid của da đầu.
• Ổn định lâu dài về mặt vật lý, hóa học và sinh học.
• Dầu gội cần an toàn với da và niêm mạc người sử dụng.
• Có các tính chất lưu biến thích hợp.
• Ngăn ngừa hoặc giảm hư tổn cho tóc.
• Một vài nghiên cứu về dầu gội.

Dầu gội tốt phải đạt các chỉ tiêu chất lượng sau:

19
Bảng 2. Một số chỉ tiêu chất lượng của dầu gội

STT Chỉ tiêu Đánh giá

1 Khả năng tẩy rửa (% chất nhầy được loại bỏ) 60 - 80

2 Thể tích bọt (ml) 153 - 168

3 Loại bọt Bọt mịn

4 Thời gian thấm ướt (giây) < 227

5 Sức căng bề mặt (dyn/cm) 32,7 – 37,7

6 Tỷ lệ phần trăm chất rắn (%) 20 – 30

7 Độ nhớt (cps) 910 – 9593,67

8 pH 5,1 – 7,6

2.7. Một số sản phẩm dầu gội thảo dược

Bảng 3. Một số sản phẩm dầu gội thảo dược


Tên sản
Thành phần chính Công dụng Hình ảnh
phẩm
Ngăn ngừa quá
Tinh dầu vỏ bưởi, trình oxy hóa cũng
Dầu Gội
Xylishine™, như kích thích mọc
Bưởi Giảm
Vitamin B5 (D- tóc, giúp giảm
Gãy Rụng
panthenol), acid thiểu tình trạng
Tóc Cocoon
amin. gãy rụng, xơ rối;
cải thiện cấu trúc

20
và độ bóng mượt
của mái tóc.

Giúp ngăn ngừa


Dầu gội
Vỏ dâu tằm, mần gàu, chống nấm
chứa cỏ mần
trầu, hương thu, cỏ đầu, giảm rụng
trầu Nature
ngũ sắc,... tóc, tạo cảm giác
Queen - Mỹ
êm dịu cho da dầu

Bổ sung Protein
Đậu Hà lan mượt
tóc, phục hồi hư
Dầu Gội Chiết xuất đậm đặc
tổn, bổ sung
Thảo Dược Bồ kết và 7 thảo
Vitamin E, tinh
Tóc Mây dược quý
dầu Bưởi nuôi
dưỡng, kích thích
nang tóc phát triển

Chiết xuất từ quả Giúp ngăn rụng


Dầu gội
Amla Ấn Độ với 8 tóc và kích thích
Organic
loại thảo mộc của mọc tóc, nuôi
Amla
Việt Nam dưỡng chân tóc

Giảm thiểu rụng


Dầu gội siêu
Chiết xuất từ cây tóc, chăm sóc tóc
mượt từ
hà thủ ô và các loại chắc khoẻ, giúp
thảo dược
thảo dược từ thiên làm sạch tóc và da
Hasuo
nhiên đầu, mang lại mái
Herbal
tóc suôn mượt

21
Chiết suất từ hoa
Dầu gội đầu
oải hương kết hợp Cung cấp thêm ẩm
Organic
với lô hội và dầu và giúp tóc hết khô
Bentley
jojoba

Bồ kết, Hương Làm sạch gàu,


nhu, Tang bạch bì, ngăn ngừa gàu
Dầu gội Ngũ sắc, Mần trầu, quay lại, giúp da
Thái Dương Núc nác, Nghệ đầu hết ngứa,
vàng, Xuyên tâm chăm sóc tóc và da
liên đầu khỏe mạnh

Dầu gội thảo Phục hồi tóc xơ,


dược của khô, chẻ ngọn và
Tinh dầu Argan và
Nhật - gãy rụng giúp mái
Olive
Green tóc dày và mượt
Organic mà.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gubitosa, J., Rizzi, V., Fini, P., & Cosma, P. (2019). Hair care cosmetics:
From traditional shampoo to solid clay and Herbal Shampoo, a review.
Cosmetics, 6(1), 13. https://doi.org/10.3390/cosmetics6010013
2. Multifunctional shampoo: The two-in-one. (2002). Multifunctional
Cosmetics, 75–94. https://doi.org/10.3109/9780203911044-8
3. Gilbertson, K., Jarrett, R., Bayliss, S. J., & Berk, D. R. (2011). Scalp
discoloration from selenium sulfide shampoo: A case series and review of
the literature. Pediatric Dermatology, 29(1), 84–88.
https://doi.org/10.1111/j.1525-1470.2011.01410.x
4. Vasant, W. M., & L. D., D. H. (2022). Formulation and evaluation of
Herbal Shampoo. International Journal for Research in Applied Science and
Engineering Technology, 10(6), 3774–3781.
https://doi.org/10.22214/ijraset.2022.44982

23

You might also like