You are on page 1of 38

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
ONG MẬT
MÃ SỐ: MĐ01
NGHỀ: NUÔI ONG MẬT
Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà nội: 2012
1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
2

LỜI GIỚI THIỆU


Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào
tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình
độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết
hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây
dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm
đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.
Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn
trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các
nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích
nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân
lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô
gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về
nuôi ong mật.
Chương trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình được
biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phương
trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi ong
mật.
Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật
2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong
3) Giáo trình mô đun Kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại
4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong
5) Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ong
6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm
nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở
nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ
chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các
Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này.
3

Giáo trình “Tìm hiểu đặc điểm sinh học ong mật” giới thiệu cho học viên:
Biết được các loài ong đang nuôi ở nước ta. Nhận biết các thành viên trong đàn ong,
cấu trúc của tổ, đó là cơ sở ban đầu cho nghề nuôi ong.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót,
chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên
2. Đào Hương Lan
3. Bùi Thị Điểm
4. Phùng Hữu Chính
5. Trần Ngọc Trường
6. Nguyễn Linh
7. Phùng Trung Hiếu
4

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 2


MÔ ĐUN: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẬT ................... 6
BÀI 1: CÁC LOÀI ONG MẬT Ở NƯỚC TA .................................................. 6
A. Nội dung: ................................................................................................. 6
1. Ong ruồi (Ong hoa) ................................................................................... 6
2. Ong khoái. ................................................................................................ 7
3. Ong nội ..................................................................................................... 8
4. Ong ngoại ................................................................................................. 9
5. Ong không ngòi đốt .................................................................................. 9
B. Câu hỏi và bài tập ................................................................................... 10
BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẬT ......................................... 11
A. Nội dung: ............................................................................................... 11
1. Cấu tạo ngoài của cá thể ong ................................................................... 11
1.1. Phần đầu .......................................................................................... 11
1.2. Phần ngực ong ................................................................................. 12
1.3. Bụng ong ......................................................................................... 12
2. Các thành viên trong đàn ong .................................................................. 13
2.1. Ong chúa .......................................................................................... 14
2.2. Ong thợ ............................................................................................ 15
2.3. Ong đực ........................................................................................... 16
3. Đời sống các cấp ong. ............................................................................. 17
3.1. Đời sống của ong thợ ....................................................................... 17
3.2. Đời sống của ong chúa ..................................................................... 20
3.3. Đời sống của ong đực....................................................................... 22
B. Câu hỏi và bài tập ................................................................................... 24
A. Nội dung: ............................................................................................... 25
1. Cấu trúc tổ ong.................................................................................... 25
2. Sự già hóa của bánh tổ ............................................................................ 27
3. Sự điều hòa nhiệt độ, ẩm độ .................................................................... 28
B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................. 29
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 30
I. Vị trí, tính chất của mô đun : .................................................................... 30
5

II. Mục tiêu: ................................................................................................ 30


III. Nội dung chính của mô đun: ................................................................. 30
Tổng cộng....................................................................................................... 30
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .......................................... 31
Bài 1: Các loài ong mật ở nước ta ........................................................... 31
Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật........................................................... 32
Bài 3: Cấu trúc của tổ ong ....................................................................... 33
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ...................................................... 35
5.1. Bài 1: Các loài ong mật ở nước ta .................................................... 35
5.2. Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật .................................................... 35
5.3. Bài 3: Cấu trúc của tổ ong ................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 36
6

MÔ ĐUN: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẬT
Mã mô đun: MĐ 01
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật cung cấp cho học viên: Biết
được các loài ong đang nuôi ở nước ta. Nhận biết các thành viên trong đàn ong, cấu
trúc của tổ, đó là cơ sở ban đầu cho nghề nuôi ong.

BÀI 1: CÁC LOÀI ONG MẬT Ở NƢỚC TA


Mã bài: MĐ1 – 01
Mục tiêu:

- Trình bày đặc điểm của từng loài ong mật hiện nuôi ở nước ta;
- Lựa chọn được giống ong mật phù hợp với địa phương;
- Có ý thức bảo vệ các loài ong mật hiện có tại địa phương
A. Nội dung:
1. Ong ruồi (Ong hoa)
Là loại ong có kích thước nhỏ nhất trong các loài ong mật. Ở nước ta có
2 loài ong ruồi là ong ruồi đỏ và ong ruồi đen

- Ong ruồi đỏ (
Apis florea) có đặc tính
xây bánh tổ trên cành
cây nhỏ lộ ra ngoài
không khí. Phần chứa
mật phình ra hình trụ
nằm ở phía trên. Phần
dưới lỗ chứa mật là lỗ tổ
nuôi ấu trùng ong thợ.
Lượng mật dự trữ của
ong ruồi ít khoảng 0,3 –
1,2 kg nên ít có giá trị
kinh tế
- Ong ruồi đỏ có
nhiều các tỉnh trung du
và miền núi phía Bắc
như Hà Giang, Cao Hình: 1.1. Ong ruồi đỏ
Bằng, Sơn La, Lai
Châu… và các tỉnh miền
Nam như Long An,
7

Đồng Tháp, Kiên Giang,


Bến Tre…..

- Ong ruồi đen ( Apis


andreniformis )
Có đặc điểm hình thái,
tập tính sinh học và phân
bố tương tự như ong ruồi
đỏ nhưng kích thước cơ
thể nhỏ hơn, phần lưng
bụng có màu nâu đen.
Ong ruồi đen dữ hơn ong
ruồi đỏ.

Hình:1.2. Ong ruồi

2. Ong khoái.

- Ong khoái ( Apsis dorsata) có


đặc tính xây một bánh tổ ở ngoài
không khí dưới các vách đá hoặc
cành cây. Kích thước bánh tổ
khá lớn, chiều dài 0,5 – 1 m,
chiều rộng 0,5 – 0,7m. Phía trên
bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp
theo là nơi chứa phấn rồi đến
chỗ nuôi ấu trùng. Mật dự trữ
bình quân là 5 kg/đàn. Ong
khoái nổi tiếng hung dữ.
- Ở nước ta ong khoái có ở các
tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh
miền Trung, Tây Nguyên và đặc
biệt ở các tỉnh cực Nam nơi có
rừng tràm ngập nước. Người dân
ở đây có nghề độc đáo cổ truyền Hình: 1.3. Ong khoái
là gác kèo cho ong về làm tổ để
khai thác mật.
8

3. Ong nội
- Ong nội ( Apis cerana ) được thấy hầu hết ở các tỉnh miền núi trong cả
nước và một số tỉnh đồng bằng Nam Bộ
- Trong tự nhiên ong Apis cerana có đặc tính xây một vài bánh tổ song
song với nhau và vuông góc với mặt đất. Ong nội thường xây tổ ở chỗ kín trong
hốc cây, hốc đá, đôi khi dưới mái nhà. Đây là loài ong được nhân dân ta nuôi
hàng nghìn năm. Năm 2010 ở nước ta có trên 100.000 đàn trong đó có hơn
50.000 đàn nuôi trong thùng hiện đại. Năng suất mật nuôi trong thùng cải tiến
bình quân 10 – 15 kg/đàn/năm. Ong nội thích nghi tốt với nguồn hoa rải rác,
vốn đầu tư ít, nuôi cố định được nên thích hợp với nuôi hộ gia đình.

Hình: 1.4. Ong nội nuôi trong hốc đá Hình: 1.5. Ong nội nuôi trong đõ

Hình: 1.6. Ong nội nuôi trong thanh xà Hình: 1.7. Ong nội nuôi trong thùng cải tiến
9

4. Ong ngoại

- Ong ngoại là ong châu Âu


( Apis mellifera ) có đặc
tính xây tổ giống như ong
nội. Ong châu Âu có 24
phân loài trong đó có phân
loài ong Ý được nhập vào
miền Nam nước ta từ năm
1960. Qua gần 6 thập kỷ
ong Ý đã thích nghi tốt với
điều kiện nguồn hoa và khí
hậu của Việt Nam đặc biệt
ở Nam bộ và Tây Nguyên
là nơi có nguồn hoa tập
trung ( cà phê, cao su, bông Hình: 1.8. Đàn ong Ý
trắng…)

Do có năng suất mật cao bình quân 30 kg/đàn/năm và số lượng đàn lớn
200.000 đàn nên ong Ý cung cấp 75 % tổng sản lượng mật. Tuy nhiên nuôi ong
Ý đòi hỏi nguồn hoa phong phú, người nuôi ong có kỹ thuật cao, đầu tư lớn và
phải di chuyển.
5. Ong không ngòi đốt

Hình: 1.9. Ong không ngòi đốt

- Ngoài các loài ong mật ra, ở nước ta còn có một số loài ong cho mật
nhưng không thuộc giống ong Apis như ong không ngòi đốt ( ong muỗi, ong
vú). Ngòi ong loài ong này thoái hóa nên không có khả năng đốt kẻ thù. Tuy
nhiên chúng bảo vệ tổ rất hiệu quả bằng việc chui vào tai vào mắt, mũi các kẻ
thù. Ong không ngòi đốt làm tổ trong các hốc cây, hốc tường, cửa tổ có dạng
hình ống.
10

- Ong không ngòi đốt có nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Lai Châu, Sơn
La…. Và các tỉnh miền Nam như Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang…
- Ong không ngòi đốt cho mật tuy không nhiều nhưng mật rất quý vì nó
có tính chữa bệnh rất cao. Ong không ngòi đốt có vai trò rất quan trọng là thụ
phấn cho các cây trồng và cây tự nhiên.
B. Câu hỏi và bài tập
Bài tập 1: Phân biệt đặc điểm các loài ong mật ở nước ta
Bài tập 2: Ưu điểm của hình thức nuôi ong nội trong thùng hiện đại
Bài tập 3: So sánh đặc điểm giữa ong nội và ong ngoại
11

BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẬT

Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của cơ thể ong mật;
- Trình bày được đặc tính và đời sống của các loại ong: Ong đực, ong thợ, ong chúa;
- Xác định được tuổi của từng loại ong và nguồn gốc ra đời của ong
chúa;
- Có ý thức bảo vệ các đàn ong.
A. Nội dung:
1. Cấu tạo ngoài của cá thể ong
Cơ thể ong mật được chia làm ba phần chính các phần này được nối với
nhau bằng khớp di động, có 1 đôi râu, 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Phần ngực
Phần đầu Phần bụng

Hình: 2.1. Hình dáng con ong

1.1. Phần đầu


- Đầu ong có cấu tạo hình hộp, trên đầu ong có 2 mắt kép.
+ Số mắt kép ở ong đực là 6.000 mắt nhỏ ghép lại
+ Số mắt kép ở ong chúa và ong thợ là 4.000 mắt nhỏ ghép lại
+ Đỉnh đầu có 3 mắt đơn phân bố theo dạng hình tam giác.
- Ở phần trước đầu ong có một đôi râu. Râu ong chia làm nhiều đốt
+ Râu ong đực có 13 đốt.
+ Râu ong chúa và ong thợ có 11 đốt.
+ Râu là cơ quan cảm giác rất nhậy bén.
- Miệng và vòi hút có đặc điểm khác với nhiều loài côn trùng khác.
12

+ Ong dùng hàm trên để cắn các vật cứng khi mở rộng cửa tổ.
+ Cắn nắp lỗ tổ chứa mật, vít nắp, nghiền phấn hoa.
+ Vòi hút của ong mật đặc trưng cho từng giống ong dùng để hút mật
hoa, nước, siro. Mỗi giống ong khác nhau có chiếu dài vòi khác nhau
1.2. Phần ngực ong
- Ngực ong gồm có 4 đốt:
+ Đốt ngực trước
+ Đốt ngực giữa
+ Đốt ngực sau
- Đốt ngực giữa có hệ cơ phát triển mạnh rất cần cho sự bay. Các cơ
quan vận động của ong đều nằm ở ngực là cánh và thân.
- Ong có 2 đôi cánh màng được dính vào đốt ngực 2 và 3. Đôi cánh trước
lớn hơn đôi cánh sau. Cánh của ong đực dài nhất và cánh của ong chúa ngắn
nhất. Trên cánh có các gân cánh ngang dọc, phát triển phân nhánh mạnh có tác
dụng như giá đỡ, giữa các gân cánh là màng mỏng. Cánh hoạt động được là
nhờ hệ cơ phát triển rất nhanh
- Mỗi đốt ngực có 1 đôi chân:
+ Chân trước có bộ phận làm sạch râu đầu.
+ Chân giữa có bộ phận bàn chải để làm sạch phần đầu, mắt kép và trên
lớp lông của cơ thể.
+ Chân sau còn có “ giỏ đựng phấn” để đựng phấn hoa khi thu hoạch và
vận chuyển về tổ
- Khi thu hoạch, ong trộn phấn với mật hoa để phấn có thể dính vào nhau
và giữ được trong giỏ phấn
- Ong chúa và ong đực không có giỏ đựng phấn và bàn chải chân sau.
Trên đốt bàn chân giữa của ong thợ cong có các lông cứng có tác dụng tháo dỡ
các viên phấn ra khỏi giỏ đựng phấn cho vào lỗ tổ
1.3. Bụng ong
- Bụng của ong thợ và ong chúa có 6 đốt, ong chúa có 7 đốt. Các đốt
bụng được nối liền với nhau bằng màng kitin mỏng, đàn hồi, có thể tăng giảm
về thể tích. Ở mặt dưới 4 đốt bụng cuối của ong thợ có các tuyến sáp, còn ở ong
chúa và ong đực thì không có.
- Ở phần cuối bụng của ong chúa và ong thợ có ngòi đốt, còn ở ong đực
không có.
+ Ngòi đốt là do máng đẻ trứng biến dạng tạo thành có tác dụng bảo vệ.
Ở trạng thái bình thường ngòi đốt được giấu trong bụng không nhìn thấy. Khi
bị kích thích đốt, đôi kim châm chuyển động ra và đâm vào da con người bị
13

đốt. Do có các gai nhỏ lên ngòi châm không kéo lại phía sau được, vì thế khi
ong bay lên ngòi đốt, tuyến nọc được tách khỏi cơ thể và để lại ở da con người
bị đốt
+ Các kim của ngòi đốt tiếp tục đi sâu vào vết đốt và nọc độc được bơm
vào làm cho người bị đốt có cảm giác đau buốt, nơi bị đốt sưng lên. Vết sưng
có thể kéo dài từ một đến ba ngày và tùy theo sự miễn dịch của từng người mà
chỗ sưng to nhỏ khác nhau.
- Khi bị ong đốt nên nhanh chóng lấy ngòi đốt và nọc ra. Nọc độc của
ong có mùi hắc đấy chính là chất báo động để kích thích ong khác bay đến đốt,
vì thế khi bị ong đốt người nuôi ong cần rửa sạch mùi nọc ở vết đốt
- Ong chúa cũng có ngòi đốt nhưng rất ít khi đốt người chúng chỉ sử
dụng ngòi đốt khi đánh nhau với ong chúa khác.
Các cơ quan bên trong bụng là phần dài nhất của ong và có chứa các cơ
quan quan trọng như:
+ Cơ quan tiêu hóa ( diều mật, ruột giữa, ruột sau)
+ Cơ quan sinh sản ở ong chúa và ong đực
- Trong quá trình thu hoạch mật hoa hoặc đi lấy nước các chất lỏng này
được chứa trong diều mật. Diều mật có thể chứa được khối lượng mật hoa và
nước đến 40 mg, nghĩa là bằng 1/2 khối lượng của cơ thể
2. Các thành viên trong đàn ong

Trong đàn ong có 3 cấp đó là


+ Ong chúa
+ Ong thợ
+ Ong đực

Ong thợ
Ong chúa Ong đực

Hình: 2.2. Các thành viên trong đàn ong


14

2.1. Ong chúa


- Có khối lượng lớn nhất đàn
+ Lưng ngực ong chúa rộng
+ Cánh ngắn
+ Bụng thon dài cân đối
- Trong đàn chỉ có một con ong chúa duy nhất
Bảng 2.1. Khối lƣợng ong chúa tơ và chúa đẻ

Loài ong Khối lƣợng chúa tơ (mg) Khối lƣợng chúa đẻ ( mg) Màu sắc

Ong Ý 180 – 200 240 – 260 Màu vàng

Ong nội 140 – 150 180 – 200 Màu đen

Hình: 2.3. Ong chúa nội Hình: 2.4. Ong chúa ngoại

- Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng và tiết chất chúa để điều hòa các hoạt
động của đàn ong
+ Bình quân ong Y đẻ 1000 trứng/ngày đêm, sức đẻ trứng tối đa là 2.000
– 2.500 trứng/ngày/đêm.
+ Chúa ong nội đẻ bình quân 400 trứng/ngày/đêm, sức đẻ trứng tối đa
đạt 1.000 trứng/ngày/đêm.
- Ngoài việc đẻ trứng ong chúa còn tiết ra chất chúa ( pheromon) để điều
hòa hoạt động của đàn ong. Chất chúa có một số tác dụng sau:
+ Kiềm chế sự phát triển của ống trứng trong buồng trứng của ong thợ,
nên ong thợ không thể đẻ trứng khi đàn có chúa.
+ Kiềm chế bản năng xây mũ chúa chia đàn của ong thợ.
15

+ Hấp dẫn ong đực khi bay giao phối.


+ Hấp dẫn ong thợ khi chia đàn, bốc bay nhanh chóng tụ tập lại.
+ Kích thích ong thợ đi thu hoạch phấn, mật, dự trữ nhiều mật.
+ Kích thích ong thợ xây bánh tổ nhanh.
- Chất chúa được tiết ra từ tuyến hàm trên, ở các đốt bụng và ở đốt bàn
chân của chúa. Chất chúa của ong chúa tơ chỉ có các chất kìm hãm ong thợ đẻ
trứng, tác dụng hấp dẫn ong đực mà chưa có tác dụng hấp dẫn ong thợ. Các ong
thợ chăm sóc chúa sẽ liếm chất chúa trên cơ thể chúa cùng với thức ăn chúng
chia sẻ với các ong thợ khác trong đàn. Qua thức ăn có chất chúa ong thợ sẽ biế
tình trạng “ sức khỏe” ong chúa.
+ Khi chúa già, đàn ong quá đông chất chúa không đủ thỏa mãn các ong
thợ chúng sẽ xây mũ chúa chia đàn hoặc thay thế rồi buộc chúa đẻ trứng vào
đó. Đàn mất chúa không có khả năng xây tầng mới vì thiếu chất chúa, ngược lại
xuất hiện ong thợ đẻ trứng.
- Ong chúa sống được 3 – 5 năm nhưng đẻ trứng tốt nhất trong vòng 6 –
9 tháng đầu tiên. Khi về già việc tiết chất chúa giảm, sức đẻ trứng cũng giảm đi
và đẻ trứng nhiều trứng không thụ tinh, trứng này nở ra ong đực. Bởi vậy người
nuôi ong cần phải thay chúa trong khoảng 6 – 9 tháng một lần
2.2. Ong thợ
- Kích thước cơ thể nhỏ nhất.
+ Ong thợ ong nội có màu nâu xám hoặc đen xám có sọc vàng.
+ Ong thợ ong Ý có màu vàng

Hình:2.5. Ong thợ ong nội Hình: 2.6. Ong thợ ong ngoại
16

+ Bụng ong thợ nhọn, có ngòi đốt, dưới


bụng có 4 đôi tuyến sáp. Ong thợ có
cấu tạo cơ thể thích nghi với việc thu
hoạch phấn: bàn chải phấn, giỏ đựng
phấn

Hình: 2.7. Ong thợ


Số lượng ong thợ trong một đàn ong có thể biến động từ 3.000 – 80.000
con đối với ong ngoại và từ 1.000 – 25.000 con đối với ong nội.

Hình: 2.8. Đàn ong ngoại Hình: 2.9. Đàn ong nội

Ong thợ làm tất cả các công việc trong đàn như:
+ Nuôi ấu trùng.
+ Nuôi chúa.
+ Dọn vệ sinh trong tổ.
+ Thu hoạch và chế biến thức ăn.
+ Lấy keo, xây và bảo vệ tổ.
+ Điều hòa nhiệt độ, ẩm độ trong tổ.
- Ong thợ sống bình quân 45 ngày. Khi làm việc ít như khi đàn ong mất
chúa, ong thợ sống lâu hơn ( 3 – 5 tháng). Khi làm việc nhiều như là nuôi ấu
trùng, thu hoạch trong vụ mật rộ thì tuổi thọ giảm đáng kể ( chỉ còn 20 – 35
ngày).
2.3. Ong đực
- Kích thước cơ thể lớn hơn ong chúa nhưng bụng ngắn hơn.
+ Ong đực nội có màu đen
+ Ong đực Ý có có màu vàng, nhiều lông dài.
17

+ Cánh dài, đốt bụng cuối bằng, không có ngòi đốt.

Hình:2.10. Ong đực ong nội Hình: 2.11. Ong đực ong ngoại
- Số lượng ong đực có vài trăm con đến 2.000 con, chúng xuất hiện vào
mùa chia đàn.
- Vào mùa thiếu thức ăn ong đực bị ong thợ đuổi ra khỏi đàn và bị chết
đói, tuy nhiên ở đàn mất chúa, chúa tơ ong đực tồn tại lâu hơn.
- Ong đực có nhiệm vụ duy nhất là giao phối với chúa tơ.
- Ong đực sống khoảng 35 – 55 ngày, nhưng ong đực được giao phối với
chúa tơ sẽ bị chết ngay sau khi giao phối xong.
3. Đời sống các cấp ong.
3.1. Đời sống của ong thợ
- Ong mật là côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời của nó gồm 4 giai
đoạn: + Trứng, Ấu trùng, Nhộng, Trưởng thành
a. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành

- Giai đoạn trứng kéo dài 3


ngày:
+ Ngày 1: trứng đứng ( gần 90
0
)
+ Ngày 2: trứng nghiêng (gần
450)
+ Ngày 3: Trứng nằm và nở
thành ấu trùng.
Nhìn vào tư thế của
trứng có thể biết được tình
hình nuôi ong chúa chia đàn Hình: 2.12. Giai đoạn trứng
18

- Giai đoạn ấu trùng: trải qua


5 ngày:
+ Trong 2,5 – 3 ngày đầu ấu
trùng được ăn loại thức ăn gọi
là “ sữa ong chúa” với lượng
vừa đủ.
+ Hai ngày sau ( 4 – 5 ngày
tuổi) được ăn thêm hỗn hợp
mật, phấn. Mỗi ngày ấu trùng
được ăn thêm một ngàn lần
(1.300 lần). Cuối ngày thứ 5
ấu trùng đẫy sức ong thợ vít
nắp nỗ tổ lại Hình: 2.13. Ấu trùng ong

- Giai đoạn nằm


trong nỗ tổ vít nắp
nhộng ong:
+ Ấu trùng kéo kén, lột
xác hóa thành nhộng và
cuối ngày 11 thì nở ra
ong trưởng thành.

Hình: 2.14. Nhộng ong thợ


Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của ong thợ là 19 – 21
ngày.
b. Sự phân công lao động theo lứa tuổi của ong thợ
* Giai đoạn làm việc trong tổ, ong non đảm hiệm các công việc sau:

- 1 – 2 ngày tuổi: Cơ thể ong thợ


còn yếu. Nhiệm vụ dọn vệ sinh lỗ
tổ, đánh bóng lỗ tổ để cho chúa đẻ
trứng.

Hình: 2.15. Ong dọn vệ sinh lỗ tổ


19

- 3 – 5 ngày tuổi: Ong thợ ăn phấn


hoa, tuyến sữa bắt đầu phát triển.
Nhiệm vụ nuôi ấu trùng từ 4 -5
ngày tuổi bằng hỗ hợp mật, phấn.
- 5 – 8 ngày tuổi tuyến sữa phát
triển mạnh. Nhiệm vụ tuyến sữa từ
tuyến hàm trên và tuyến họng để
nuôi ấu trùng ong thợ nhỏ tuổi, ấu
trùng ong chúa và chúa.

Hình: 2.16. Ong cho ấu trùng ăn

- 8 – 12 ngày tuổi chúng tập bài tiết


và định hướng . Tuyến nước bọt
phát triển. Nhiệm vụ tiếp nhận và
chế biến mật hoa thành mật ong,
phấn hoa thành lương ong.

Hình: 2.17. Ong chế biến mật


- 12 – 18 ngày tuổi tuyến sáp phát
triển mạnh có nhiệm vụ tiết sáp xây
bánh tổ. Lúc này tuyến nọc đầy một
số ong thợ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ.

Hình: 2.18. Ong xây bánh tổ


20

* Giai đoạn làm việc ngoài tổ ong thực hiện các nhiệm vụ:

- 19 – 20 ngày trở đi hệ cơ phát


triển ong thợ bay ra ngoài tổ lấy
mật, phấn và nước.

Hình: 2.19. Ong đi lấy mật

- Ong thu hoạch bay đi lấy mật và phấn theo tín hiệu chỉ dẫn của ong
trinh sát bao gồm các điệu múa
+ Múa vòng tròn cách tổ 25 m
+ Múa lưỡi liềm cách tổ từ 30 – 100 m
+ Múa lắc lư hình số 8 cách tổ trên 100 m
Qua điệu múa trên ong trinh sát chỉ rõ về phương phướng, khoảng cách
đến nguồn hoa và mùi vị của hoa cho các ong thu hoạch biết. Khi nguồn hoa
khan hiếm số lượng ong trinh sát nhiều hơn lúc nguồn hoa phong phú.
3.2. Đời sống của ong chúa
3.2.1. Giai đoạn phát triển của ong chúa:
- Sự phát triển từ trứng đến trưởng thành. Giống như ong thợ, ong chúa
được phát triển từ trứng đã thụ tinh.
+ Giai đoạn trứng 3 ngày
+ Giai đoạn ấu trùng 4,6 – 5 ngày nhưng ấu trùng ong chúa được ăn “
sữa ong chúa” với lượng dư thừa trong suất giai đoạn này, thậm chí cả khi kéo
kén ấu trùng vẫn tiếp tục ăn.
+ Giai đoạn nhộng nằm trong lỗ tổ vít nắp 7,5 – 8 ngày.
+ Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của ong chúa là 16 ngày.
3.2.2. Sự phát triển và giao phối của chúa tơ với ong đực:
- Từ 1 – 2 ngày sau nở chúa tơ được ong thợ cho ăn và rèn luyện hệ cơ
bằng cách rung lưng, lắc cánh đuổi cho chúa chạy.
- Từ 3 – 5 ngày ong chúa tập bay định hướng, mỗi lần bay từ 3- 5 phút,
bay vào lúc 13 – 17 giờ khi trời nắng đẹp, lặng gió.
21

- Từ 5 – 8 ngày sau nở ong chúa bay đi giao phối với ong đực. Số lần bay
từ 1 – 3 lần. Mỗi lần bay 20 – 25 phút vào lúc 1 – 5 giờ, nhiều nhất là 3 giờ
chiều, khi trời lặng gió, nắng ấm.
+ Ong chúa giao phối với khoảng 8 – 10 ong đực ( ở ong nội 15 – 30 ong
đực) . Cuối mỗi chuyến giao phối thành công, ong chúa mang theo dấu hiệu
giao phối màu trắng nâu ở cuối bụng. Tinh trùng được dự trữ trong túi tinh và
dùng dần cho đến khi chúa chết. Sau này ong chúa không bay đi giao phối nữa.
Nếu chúa tơ bị cắt cánh thì không bay giao phối được.
- Từ 8 – 12 ngày sau nở ong chúa bắt đầu đẻ trứng.
+ Nếu trời mưa, phùn ong chúa đẻ trứng chậm hơn vì không giao phối
được. Khi chúa mới đẻ, trứng còn ít.
+ Sau khoảng 10 ngày sức đẻ trứng tăng và ổn định, ong chúa đẻ theo
hình elip ngược kim đồng hồ.
+ Trứng của ong chúa đẻ ngay ngắn chính giữa lỗ tổ và nghiên theo 1
chiều.
+ Sau khi đẻ 10 - 15 ngày sức đẻ trứng của ong chúa có thể đạt được ở
mức độ tối đa.
3.2.3. Nguồn gốc ra đời của ong chúa:
- Chúa được ra đời từ 3 nguồn gốc:
+ Chúa chia đàn tự nhiên
+ Chúa thay thế
+ Chúa cấp tạo

- Chúa chia đàn là chúa được tạo


ra vào lúc thời tiết thuận lợi,
nguồn hoa khá dồi dào, đàn ong
phát triển đỉnh cao
+ Tuổi ấu trùng có các tuổi khác nhau
+ Số lượng được mũ chúa được
tạo ra từ 3 – 30 mũ với tuổi ấu
trùng khác nhau.
+ Mũ chúa thường có màu vàng
sáng
+ Vị trí mũ chúa ở phần dìa hoặc Hình: 2.20. Mũ chúa chia đàn tự nhiên
góc bánh tổ.
22

- Chúa thay thế tự nhiên được tạo


thành khi:
+ Tuổi ấu trùng xấp xỉ bằng nhau
+ Đàn ong có chúa già hoặc bị dị
tật ( què chân)
+ Số lượng mũ chúa 1- 3 mũ chúa
+ Vị trí mũ chúa nằm ở góc của
bánh tổ và có màu sẫm hơn mũ
chúa chia đàn.
Hình: 2.21. Mũ chúa thay thế
- Chúa cấp tạo được hình thành khi
đàn ong mất chúa đột ngột, một số lỗ
tổ có ấu trùng ong thợ dưới 3 ngày tuổi
được đàn ong mở rộng và cho ăn thêm
sữa.
+ Tuổi ấu trùng nhiều loại tuổi
+ Số lượng mũ chúa 2 – 25
+ Mũ chúa có màu nâu hoặc vàng sáng
+ Vị trí điển hình mũ chúa nằm trên bề
mặt bánh tổ, tuy nhiên cũng có mũ
chúa nằm ở phía dưới bánh tổ`
Hình: 2.22. Mũ chúa cấp tạo

3.3. Đời sống của ong đực

- Khác với ong chúa và ong thợ,


ong đực được phát triển từ trứng không
thụ tinh. * Thời gian phát dục từ trứng
đến trưởng thành
+ Giai đoạn trứng 3 ngày
+ Giai đoạn ấu trùng 6 – 7 ngày
+ 3 ngày đầu ấu trùng được ong thợ cho
ăn sữa” sữa ong đực”
+ 3 ngày sau ấu trùng được hỗn hợp mật
và phấn hoa
+ Giai đoạn vít nắp 14 ngày
+ Tổng thời gian phát dục từ trứng đến Hình:2.23.Thờigianphátdụccủa ongđực
trưởng thành là 23- 24 ngày.
23

* Sự thành thục và giao phối của ong đực


- Sau khi nở từ 1 - 3 ngày cơ thể ong đực còn non yếu, chưa tự lấy thức
ăn được phải nhờ ong thợ cho ăn phấn và mật.
- Sau 5 ngày tuổi cơ thể cứng cáp, chúng tự lấy thức ăn trong lỗ tổ.
- 6 – 10 ngày ong đực tập bay định hướng.
- 12 – 14 ngày thành thục về mặt sinh dục.

- 14 – 18 ngày ong đực bay đi giao


phối với chúa tơ
Thời điểm giao phối vào lúc 1 – 5
giờ chiều, nhiều nhất vào lúc 3 giờ
chiều.

Hình: 2.24. Ong đực đang giao phối

Ong đực giao phối vào lúc 1 – 5 giờ chiều, tập trung đến một nơi gọi là “
Điểm hội tụ ong đực “ Ở đó ong đực tiết ra chất dẫn dụ ( pheromon) để hấp dẫn
nhau và hấp dẫn chúa tơ.
+ Điểm hội tụ thường cách trại ong 0,7 – 0,8 km, có khi đến 2 – 3km.
Khi chúa tơ bay qua vùng này thì hàng trăm ong đực sẽ bay theo ong chúa và
chỉ những con khỏe nhất, bay nhanh nhất mới được giao phối với ong chúa.
Sau khi giao phối với ong chúa, ong đực bị đứt cơ quan giao cấu, rơi xuống đất
và bị chết. Các con ong đực khác lại giao phối tiếp cho đến khi ong chúa thấy
đủ lượng tinh trùng trong ống dẫn trứng thì nó quay về. Ong chúa có thể giao
phối với trại ong đực cách xa tới 10 km, tuy nhiên tỷ lệ thành công sẽ ít hơn và
thời gian đẻ trứng của ong chúa sẽ muộn hơn.
Bảng 2.1. Thời gian phát triển từ trứng đến trƣởng thành của ong mật ( ngày)

Giai đoạn Ong chúa Ong thợ Ong đực

Trứng 3 3 3

Ấu trùng 4,6 – 5 5–6 6 – 6,5

Vít nắp 7,5 – 8 11 – 12 14 – 14,5

Tổng số 16 19 – 21 23 – 24

Ghi chú: Ong nội địa có thời gian phát triển ngắn hơn so với ong ngoại
24

B. Câu hỏi và bài tập


Bài tập 1: Nêu các đặc điểm cấu tạo, chức năng ngoài của cơ thể ong mật (
đầu, ngực, bụng)
Bài tập 2: Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong ( ong
chúa, ong thợ, ong đực )
Bài tập 3: Phân biệt đời sống của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong
thợ, ong đực )
Bài 4: Nhận biết nguồn gốc ra đời của ong chúa
25

BÀI 3: CẤU TRÚC TỔ ONG

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu trúc và sự già hóa của tổ ong;


- Xác định vị trí khoảng cách giữa các bánh tổ và vị trí của từng loại lỗ tổ
trên bánh tổ;
- Tuân thủ theo đúng sự sắp xếp các bánh tổ trong đàn ong.
A. Nội dung:
1. Cấu trúc tổ ong
- Tổ ong là nơi bảo vệ đàn ong khỏi kẻ thù và điều kiện bất lợi của tự
nhiên như nắng, mưa và gió.

+ Trong tự nhiên ong


thường xây tổ trong hốc
cây, hốc đá. Tổ ong có 5 –
10 bánh tổ xếp song song
với nhau, vuông góc với
mặt đất. Chiều dài bánh tổ
nơi nuôi ấu trùng ở
- Ong ngoại là 24 mm
- Ong nội là 22 mm

Hình: 3.1. Tổ ong


+ Khoảng cách giữa tâm của 2 bánh tổ liền kề nhau của
- Ong ngoại là 35 mm
- Ong nội là 28 – 32 mm
Khoảng cách này làm cơ sở khoa học để người nuôi ong sản xuất khung
cầu và sắp xếp các khung cầu sao cho phù hợp với cấu trúc tổ ong tự nhiên
Một số người nuôi ong có quan niệm sai lầm là làm thanh xà khung cầu
thật rộng, hoặc để các cầu ong thưa ra thì ong sẽ cơi cao lỗ tổ và dự trữ được
nhiều mật. Thực tế nếu để các cầu trong đàn ong quá thưa ong sẽ xây lưỡi mèo
vào giữa, đàn ong tốn năng lượng để điều hòa ôn ẩm độ, nếu khoảng cách này
hẹp thì chúng xây hai bánh tổ dính vào nhau.
26

- Lỗ tổ ong có hình lục giác đều.


Đáy lỗ tổ bên này cũng là đáy của 3
lỗ tổ bên kia, thành lỗ tổ bên này
cũng là thành lỗ tổ bên cạnh. Nhờ
cấu trúc như vậy mà tổ ong rất chắc
đồng thời giúp ong tiếp kiện được
sáp xây bánh tổ và có sức chứa mật
lớn nhất.

Hình: 3.2. Lỗ tổ ong mật


- Trên bánh tổ ong có 5
loại lỗ tổ:
+ Lỗ chứa mật
+ Lỗ tổ nuôi ấu trùng
ong thợ ( có số lượng
nhiều nhất)
+ Lỗ tổ ong đực
+ Mũ chúa
+ Ngoài ra còn có một ít
lỗ tổ chuyển tiếp ( có 4
đến 5 cạnh).

Hình: 3.3. Thành phần bánh tổ ong mật


- Kích thước lỗ tổ của ong thợ khi
hóa nhộng vít nắp phẳng
+ Lỗ tổ ong thợ ong ngoại có đường
kính 5,1- 5,4 mm
+ Lỗ tổ ong thợ ong nội có đường
kính 4,3 – 4,6 mm

Hình: 3.4. Lỗ tổ ong thợ vít nắp


27

- Kích thước khi hóa nhộng vít nắp


của lỗ tổ ong đực khi vít nắp nồi và
thường được xây ở góc và rìa dưới
bánh tổ
+ Lỗ tổ ong đực ong ngoại có đường
kính 6,8 – 7 mm
+ Lỗ tổ ong đực ong nội có đường
kính 5 – 5,3 mm

Hình: 3.5. Lỗ tổ ong đực vít nắp

2. Sự già hóa của bánh tổ


- Bánh tổ mới xây mềm,
có màu trắng hoặc màu
vàng phụ thuộc vào màu
phấn hoa ong thu hoạch.
Theo thời gian chuyển dần
sang màu nâu rồi mầu đen
và có mùi hôi do phân ấu
trùng và áo kén để lại.

Hình: 3.6. Bánh tổ mới xây

- Bởi vậy lỗ tổ ấu
trùng ngày một nhỏ lại.
Sau 12 – 14 thế hệ, thể tích
lỗ tổ hẹp 5%. Sau 68 thế
hệ, khối lượng ong nong ra
đời giảm 20 %

Hình: 3.7. Bánh tổ chuyển dần sang mầu nâu


28

- Bánh tổ cũ có màu đen, cứng


và mùi hôi chúa không thích
đẻ, đàn ong phát triển kém.
Nhưng sâu ăn sáp lại thích
xâm nhập để sinh sống.

Hình: 3.8. Bánh tổ chuyển màu đen

- Trong tự nhiên khi bánh tổ già, ong thường bỏ tổ bốc bay. Bởi vậy khi
nuôi ong phải loại dần các bánh tổ đã cũ ( sau 1 năm loại toàn bộ). Vào mùa
thuận lợi cần cho ong xây bánh tổ mới để cho ong chúa đẻ nhiều, đàn ong phát
triển nhanh.
3. Sự điều hòa nhiệt độ, ẩm độ
- Từng cá thể ong riêng rẽ không có khả năng điều hòa nhiệt độ, ẩm độ
nhưng cả đàn ong có khả năng giữ ổn định được nhiệt độ trong đàn là: 32 – 360
C, ẩm độ : 65 – 80%.
- Khi trời lạnh cả đàn ong cụm lại thành hình cầu, ong ăn nhiều mật để
tỏa ra năng lượng.
- Khi trời nóng cả đàn ong tản ra. Nhiều con lấy nước đặt lên nắp vít các
lỗ tổ nhộng, treo ở đầu vòi hoặc trong các vách lỗ tổ có ấu trùng rồi quạt gió
làm mát tổ. Bởi vậy cần giúp ong chống nóng, chống rét để đàn ong đỡ tốn mật
và phát triển tốt.

Hình: 3.9. Chống rét trong tổ Hình: 3.10. Chống rét ở ngoài tổ
29

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


Bài 1: Đo khoảng cách giữa tâm của hai bánh tổ kề nhau ong nội, ong
ngoại.
Bài 2: Xác định vị trí các loại lỗ tổ trên bánh tổ thùng ong
Bài 3: Đánh giá chất lượng tốt, xấu cầu bánh tổ trong đàn ong
Bài 4: Chống nóng, chống rét cho đàn ong
30

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN


I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí: Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật là một mô đun chuyên
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi ong mật;
được giảng dạy trước mô đun chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong,
- Tính chất: Đây là một trong những mô đun cơ sở nghề nuôi ong mật, được
thực hiện tại cơ sở đào tạo và trang trại nuôi ong.
II. Mục tiêu:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết được các loài ong mật hiện nuôi ở nước ta;
+ Nhận biết được các thành viên trong đàn ong;
+ Biết được cấu trúc của tổ ong.
- Về kỹ năng:
+ Lựa chọn loài ong mật nuôi thích hợp;
+ Xác định được đúng các thành viên và chức năng của từng thành viên
trong đàn ong;
+ Xác định đúng các khoảng cách bánh tổ, vị trí của các loại lỗ tổ;
- Về thái độ:
+ Bảo vệ các loài ong mật;
+ Nhận thức được tầm quan trọng của nghề nuôi ong mật.
III. Nội dung chính của mô đun:
Loại Thời gian
Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm
dạy số thuyết hành tra*
Các loài ong mật ở Lớp học +
MĐ01-01 Tích 4 2 2
nước ta Phòng
hợp thực hành
Đặc điểm sinh học Lớp học+
MĐ01-02 Tích 11 4 7
của ong mật Phòng
hợp thực hành
Lớp học/
MĐ01-03 Cấu trúc của tổ ong Tích 15 6 8 1
điểm nuôi
hợp ong
Kiểm tra hết mô đun 2 2
Cộng 32 12 17 3
31

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Bài 1: Các loài ong mật ở nƣớc ta
Bài tập 1: Phân biệt đặc điểm các loài ong mật ở nước ta
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm phân biệt được đặc điểm ong nội, ong
ngoại, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen.
- Nguồn lực cần thiết: Xem phim các loài ong mật, ảnh các loại ong mật
- Địa điểm: Phòng thực hành
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại ong mật.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Nhận biết được ong nội, ong ngoại, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen.
Bài tập 2: Ưu điểm của hình thức nuôi ong nội trong thùng hiện đại
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm phân biệt được đặc các hình thức nuôi
ong nội như: Nuôi ong trong hốc đá, nuôi ong trong đõ, nuôi ong trong thanh
xà, nuôi ong trong thùng cải tiến
- Nguồn lực cần thiết: Xem phim các hình thức nuôi ong nội, xem ảnh
- Địa điểm: Phòng thực hành
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá hình thức nuôi ong nội.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Nhận biết được các hình thức nuôi ong nội.
Bài tập 3: So sánh đặc điểm giữa ong nội và ong ngoại
- Công việc của nhóm: Phân biệt đặc điểm ong nội và ong ngoại
- Nguồn lực cần thiết: Xem phim các đặc điểm ong nội, ong ngoại, trang
trại nuôi ong
- Địa điểm: Phòng thực hành
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đặc điểm giữa ong nội, ong ngoại.
32

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:


+ Nhận biết được các hình thức nuôi ong nội.
Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật
Bài tập 1: Nêu các đặc điểm cấu tạo, chức năng ngoài của cơ thể ong
mật ( đầu, ngực, bụng)
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận biết đặc điểm, chức năng của bộ
phận đầu, ngực, bụng của ong mật
- Nguồn lực cần thiết: Xem ảnh cấu tạo ngoài của ong, mẫu vật ong
chúa, ong đực, ong thợ
- Địa điểm: Phòng thực hành
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đặc điểm cấu tạo ngoài của cơ thể ong.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Cấu tạo bộ phận đầu, ngực, bụng
Bài tập 2: Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn
ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực )
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm Phân biệt đặc điểm, hình thái của các
thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực )
- Nguồn lực cần thiết: Xem ảnh chúa, ong thợ, ong đực, mẫu vật ong
chúa, ong đực, ong thợ
- Địa điểm: Phòng thực hành
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đặc điểm, hình thái của các thành viên
trong đàn ong.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Đặc điểm, hình thái ong chúa, ong thợ, ong đực
Bài tập 3: Phân biệt đời sống của các thành viên trong đàn ong ( ong
chúa, ong thợ, ong đực )
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận biết thời gian sinh trưởng, sự phân
công lao động của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực )
33

- Nguồn lực cần thiết: Xem phim, ảnh các hoạt động phân công lao động
ong chúa, ong thợ, ong đực.
- Địa điểm: Phòng thực hành, địa điểm nuôi ong
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đời sống các cấp ong của các thành viên
trong đàn ong.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Thời gian sinh trưởng ong thợ, ong chúa, ong đực
+ Sự phân công lao động ong chúa, ong thợ, ong đực
Bài 4: Nhận biết nguồn gốc ra đời của ong chúa
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận biết mũ chúa chia đàn, chúa thay
thế, chúa cấp tạo
- Nguồn lực cần thiết: Xem phim, nguồn gốc ra đời của ong chúa
- Địa điểm: Phòng thực hành, địa điểm nuôi ong
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá nguồn gốc ra đời của ong chúa
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Xác định chúa chia đàn, chúa thay thê, chúa cấp tạo
Bài 3: Cấu trúc của tổ ong
Bài 1: Đo khoảng cách giữa tâm của hai bánh tổ kề nhau ong nội, ong
ngoại.
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận đo tâm khoảng cách hai bánh tổ
kề nhau của ong nội, ong ngoại ( 5 thùng)
- Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại
- Địa điểm: Địa điểm nuôi ong
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá xác định tâm của bánh tổ ong mật
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
34

+ Xác định đúng kích thước khoảng cách giữa 2 bánh tổ kề nhau của ong
nội, ong ngoại.
Bài 2: Xác định vị trí các loại lỗ tổ trên bánh tổ thùng ong
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xác định 5 loại lỗ tổ trên bánh tổ,
- Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại
- Địa điểm: Địa điểm nuôi ong
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá xác định vị trí các lỗ bánh tổ
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Xác định đúng phần bánh tổ chứa mật, chứa phấn, nuôi ấu trùng ong
thợ, lỗ tổ ong đực, lỗ tổ mũ chúa
Bài 3: Đánh giá chất lượng tốt, xấu cầu bánh tổ trong đàn ong
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xác định sô cầu quân, số cầu con, mật
phấn trong thùng ong
- Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại
- Địa điểm: Địa điểm nuôi ong
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá chât lượng bánh tổ ong mật
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Đánh giá được cầu ong đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu
Bài 4: Chống nóng, chống rét cho đàn ong
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm thực hiện chống nóng, chống rét cho 10 đàn ong
- Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại, vật liệu chống rét cho đàn ong
- Địa điểm: Địa điểm nuôi ong
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá chống nóng, chống rét cho đàn ong
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Chống rét, chống nóng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
35

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập


5.1. Bài 1: Các loài ong mật ở nƣớc ta
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Phân biệt đặc điểm các loài ong - Quan sát và đánh giá kết quả
mật ở nước ta
- Ưu điểm của hình thức nuôi ong - Quan sát cách xác định và thực hiện
nội trong thùng hiện đại của người học
- So sánh đặc điểm giữa ong nội và
ong ngoại - Quan sát cách xác định và thực hiện
của người học
5.2. Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nêu các đặc điểm cấu tạo, chức - Quan sát và đánh giá kết quả
năng ngoài của cơ thể ong mật (
đầu, ngực, bụng)
- Phân biệt đặc điểm, hình thái của - Quan sát cách xác định và thực hiện của
các thành viên trong đàn ong ( ong người học
chúa, ong thợ, ong đực )
- Phân biệt đời sống của các thành
viên trong đàn ong ( ong chúa, ong
thợ, ong đực )
- Nhận biết nguồn gốc ra đời của
ong chúa

5.3. Bài 3: Cấu trúc của tổ ong


Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Đo khoảng cách giữa tâm của hai - Quan sát và đánh giá kết quả
bánh tổ kề nhau ong nội, ong ngoại.
- Xác định vị trí các loại lỗ tổ trên
bánh tổ thùng ong - Quan sát cách xác định và thực hiện của
người học
- Đánh giá chất lượng tốt, xấu cầu
bánh tổ trong đàn ong
- Quan sát cách xác định và thực hiện của
- Đánh giá chất lượng tốt, xấu cầu người học
bánh tổ trong đàn ong
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Phùng Hữu Chính; Cẩm nang nuôi ong . NXB Hà nội 2008
[2]. TS. Phùng Hữu Chính. Kỹ thuật nuôi ong nội địa cho người mới bắt đầu
nuôi.NXB Lao động xã hội 2004
[3]. Ngô Đắc Thắng. Sổ tay kinh tế kỹ thuật nuôi ong. NXB Thanh hóa.
[4]. Bùi Quý Huy. Kỹ thuật mới nuôi ong mật. NXB Nông nghiệp
37
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Phùng Trung Hiếu - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
4. Các ủy viên:
- Ông Trần Ngọc Trường, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Linh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bắc Bộ
- Bà Bùi Thị Điểm, Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Ông Phùng Hữu Chính, Trung tâm Nghiên cứu Ong Trung ương./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU


CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Bà Võ Thị Hồng Xuyến, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc
- Ông Đinh Xuân Năm, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và
Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Đỗ Viết Liêm, Chủ tịch Hội nông dân huyện Lương Sơn, Hoà Bình./.

You might also like