You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VƯƠNG NGỌC MẠNH

Tên đế tài
ĐIỀU TRA, THU THẬPMỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG QUÝ,
CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾTẠI BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐTNGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Trồng trọt
Lớp: K47 – TT – N02
Khoa: Nông học
Khoá học: 2015- 2019
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Lan Anh

THÁI NGUYÊN 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ khung chương
trìnhhọc tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học. Đây là
thời giancần thiết để sinh viên củng cố lại kiến thức đã học,đồng thời vận
dụng kiến thựcđã học vào thực tế sản xuất,nâng cao trình độ hiểu biết,từ đó
tạo nên cho mình mộttác phong làm việc đúng đắn.Do vậy thực tập tốt nghiệp
là giai đoạn không thểthiếu của mỗi sinh viên.
Xuất phát từ cơ cơ sở trên,được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà
trường,banchủ nhiệm khoa Nông Học – trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên,
em tiến hànhthực hiện đề tài: Điều tra,thu thập một số loài lan rừng tại tỉnh
Bắc Kạn.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp,em luôn nhận được sự chỉ dẫn nhiệt
tình củacô giáo hưỡng dẫn, TS. Bùi Lan Anh. Em xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tớicô đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến bố,mẹ những người đã
luôn động viêntinh thần cho em trong quá trình em làm đề tài và bài khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Nông Học , các thầy cô và anh, chị Tùng Mến đã tạo điều kiện giúp đỡ em
hoành thành đợt thựctập.
Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song khóa luận của em không
tránhkhỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của
các thầycô giáo, đóng góp của bạn bèn để bài khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày…..tháng…..năm 2019
Sinh viên
Vương Ngọc Mạnh
ii

MỤC LỤC

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................1


1.1. Tính cấp thiết của khoá luận......................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu...................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu...................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................3
1.1.3. Ý nghĩa....................................................................................................3
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI LIỆU.........................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOA LAN...................................................................4
1.1.1. Vai trò của hoa lan trong đời sống kinh tế..............................................4
1.1.2. Phân loại hoa lan.....................................................................................5
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa lan...................................................6
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lan.......................................................9
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới...........................12
1.3.Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trong nước..............................18
1.3.1. Điều tra, thu thập nguồn gen hoa lan....................................................18
1.3.2. Những nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan ở Việt Nam.................21
1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở Việt Nam...............................23
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu............................................................26
1.4.1. Vườn Quốc gia Ba Bể...........................................................................26
1.4.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ..........................................................27
1.4.3. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc......................................28
Phần 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA..............................30
3.1. Nội dung..................................................................................................30
3.1.1. Nội dung 1: Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại
Bắc Kạn...........................................................................................................30
iii

3.1.2. Nội dung 2: Phân loại và nhân giống bằng tách thân một số giống lan
quý tại Bắc Kạn...............................................................................................30
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................30
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................30
3.3.1. Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc Kạn...........30
3.3.2. Nhân giống bằng tách thân một số giống lan quý tại Bắc Kạn.............31
3.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi...............................................................................31
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:....................................................................32
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................33
4.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG............................................33
4.1.1. Nội dung 1: Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc
Kạn..................................................................................................................33
4.1.2 Nội dung 2: Nhân giống bằng tách thân một số giống lan bản địa........39
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................41
5.1 Kết luận.....................................................................................................41
2. Đề nghị........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCMỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Kết quả điều tra, thu thập các loại hoa lan của đề tài.....................33
Bảng 4.2: Kết quả định danh tên khoa học các loài hoa lan...........................34
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái của các loài lan hài và phong lan bản địa........36
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái lá và thời gian ra hoa của các loài phong lan bản
địa....................................................................................................37
Bảng 4.5: Kết quả nhân giống bằng phương pháp tách thân...........................39
Bảng 4.6: Khả năng sinh trưởng của một số loài lan rừng nuôi trồng và lưu
giữ tại Đồn Đèn sau 5 tháng............................................................40
1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của khoá luận


Hoa là một trong các loại cây trồng có vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử dụng hoa càng
lớn. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái khi thưởng thức vẻ đẹp
của chúng mà còn là sản phẩm thiết yếu được dùng trong các dịp lễ tết, hội
nghị… Chính vì vậy mà hoa không chỉ mang lại giá trị tinh thần cho con người
mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất hoa. Ở nước ta, nghề
trồng hoa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương, góp phần
không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với nhiều lợi thế về điều
kiện thời tiết, khí hậu và địa hình, Việt Nam là một trong những quốc gia có
nhiều loài hoa dẹp, đặc biệt là hoa lan. Hoa lan (Orchidaceae) là một trong
đỉnh cao của sự tiến hoá của các loài cây có hoa. Hoa lan được con người biết
đến rất sớm. Ở châu Á, danh từ lan là tên có từ xa xưa trong Tứ thư, ngũ kinh
và cả trong Kinh dịch của Bách Gia Chư Tử (Trung Quốc 551-479 trước công
nguyên). Riêng về hoa lan, các loại hoa lan rừng đẹp đến mức độ lộng lẫy đã
đến với người dân Việt Nam từ cổ xưa. Hoa lan đến với người Việt Nam từ
những bông hoa đẹp, từ những vị thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân
gian từ đời này qua đời khác cho đến ngày nay. Hoa lan là một loài hoa quý,
đối với người Việt Nam, hoa lan tượng trưng cho sự trong sạch, thanh cao, số
người hiểu biết về hoa lan tuy còn ít ỏi, và những người chơi lan trước đây chủ
yếu là những người giàu có, những nho sĩ, những cụ già nhàn rỗi... Theo cuốn
Phong lan Việt Nam của Trần Hợp thì Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800
loài lan rừng.
2

Tỉnh Bắc Kạn có nhiều lợi thế về địa hình, khí hậu thời tiết cho các loài
lan phát triển. Tại một số khu vực trong tỉnh như Vườn quốc gia Ba Bể ,
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam Xuân Lạc, Khu bảo tồn thiên nhiên
Kim Hỷ...có nhiều loài thực vật vô cùng quí giá, trong đó có nhiều loài
hoa lan rừng hiếm. Tuy nhiên, để có thể bảo tồn, khai thác và tăng thu
nhập từ cây lan cho người dân thì cần nhiều nghiên cứu nghiêm túc để phát
triển các loại lan rừng.
Vấn đề kinh doanh xuất khẩu hoa lan đối với Việt Nam nói chung và
tỉnh Bắc Kạn nói riêng cho đến nay vẫn đang ở giai đoạn đầu. Ở Bắc Kạn,
hoa lan được kinh doanh chủ yếu bán cho người chơi hao và khách du lịch
tham quan Vườn Quốc gia Ba Bể. Đây cũng được coi là một trong những hoạt
động để lại ấn tượng tốt với du khách khi đến Bắc Kạn. Nhiều du khách đến
tham quan cong vì lý do mốn sưu tầm nhiều loại lan rừng nơi đây. Hơn nữa,
trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của tỉnh, chúng ta phải có
những mặt hàng đặc trưng riêng của Bắc Kạn để cho bạn bè trong nước và
quốc tế thưởng thức. Đó không chỉ là những món ăn đặc sản, phong tự
nhiên cảnh đẹp mà còn cần đến những sản phẩm khác, mà hoa lan là một
loài hoa đẹp để du khách có thể mua về làm quà lưu niệm. Với giá bán các
loài lan khá cao, nên những loài lan bản địa quý hiếm đã bị người dân khai
thác cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về việc thu thập, đánh giá
và lưu giữ, chăm sóc và nhất là nhân giống để bảo tồn một số loại lan rừng có
giá trị kinh tế tại Bắc Kạn. Từ đó duy trì, phát triển đem lại giá trị kinh tế, tạo
công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.Với các lý
do trên, chúng tôi đã nghiên cứu thực hiện đề tài: Điều tra, thu thập một số
loài lan rừng quý, có giá trị kinh tế tại Bắc Kạn.
3

1.2. Mục tiêu và yêu cầu


1.2.1. Mục tiêu
Thu thập, lưu giữ nguồn một số loài lan loài lan rừng quý tại tỉnh Bắc Kạn.
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của của các loài lan thu thập .
1.2.2. Yêu cầu
-Mô tả đặc điểm hình thái của các loài lan thu thập được
- Xác định tên khoa học và hoàn thiện bộ sưu tập về các loài lan.
- Xác định được một số loài lan triển vọng để nhân giống và phát triển
1.1.3. Ý nghĩa
Ngoài ý nghĩa nghiên cứu đã nói ở phần trên, kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ bổ sung những tư liệu khoa học về chủng loại các loài hoa lan, đặc
tính sinh học của một số giống lan trong điều kiện sinh thái của Ba Bể. Đồng
thời đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống lan bản địa. Đưa
ra các biện pháp kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc
hoa lan phù hợp trong điều kiện khí hậu địa phương.
4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI LIỆU

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOA LAN


2.1.1. Vai trò của hoa lan trong đời sống kinh tế
Trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp
nhất. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của
các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình
dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã
đến những dạng hình thân lá, cành duyên dáng, ít có loài hoa nào sánh nổi.
Hoa lan được mệnh danh là món trang sức đẹp nhất mà thiên nhiên ban
tặng cho loài người. Con người chưa hề ngừng chiêm ngưỡng các tác phẩm
tuyệt mỹ ấy. Hoa lan luôn được nhiều người ưa thích bởi lẽ hoa lan có cấu
trúc rất kiêu kỳ và phức tạp với những chạm trổ hết sức tinh vi, nhất là bộ
phận môi hoa đã làm nhiều nhà điêu khắc phải thán phục. Hoa lan bao gồm
rất nhiều màu sắc, được pha trộn một cách hài hoà, cân đối, khi thì hiện lên
những nét tương phản rõ nét, khi thì chìm lắng một cách lặng lẽ.
Cây lan lại mang những nét đặc thù thú vị của một loại cây trồng không
đất. Khác với các với các loài ký sinh thông thường có tác dụng huỷ hoại ký
chủ, trái lại đa số loài lan sống phụ sinh, chỉ xem giá thể như là vật để giá đỡ
lan trong không gian và giữ ẩm cho bộ rễ. Vì thế cha ông ta đã dùng cây lan
biểu hiện cho người quân tử “Mai, Lan, Cúc, Trúc” một đạo đức cao quí của
con người Việt Nam.
Ngoài vẻ đẹp kiêu kỳ, quyến rũ, lan còn có các đặc điểm mà nhiều loài
hoa khác không có được, với hương thơm đặc biệt, đa dạng mà hầu như
không có loại hương liệu nhân tạo nào sánh được cùng với ưu điểm lâu tàn đã
tạo cho lan trở thành 1 loại hoa vương giả. Chính vì vậy giá lan biến động rất
5

cao trên thị trường, trung bình là 10-15 đôla/cây, nhưng cũng có các loài quí
đạt tới 400 đôla/cây, cá biệt có loài giá bán tới vài nghìn đôla. Ở châu Á, Thái
Lan là nước có sản lượng lan công nghiệp lớn nhất với trị giá kim ngạch xuất
khẩu hàng năm tới hàng chục triệu đôla.
2.1.2. Phân loại hoa lan
Cây hoa Lan (Orchid sp.) thuộc họ Phong lan (Orchidaceae); bộ
lan(Orchidales); lớp một lá mầm Monocotyledoneac.
Họ phong lan phân bố rộng từ 68 0 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, từ gần Bắc
cực như Thuỵ Điển, Aleska, xuống tận các đảo cuối cùng ở cực Nam của
Oxtralia. Tuy nhiên tập trung của họ lan chủ yếu ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc
biệt ở châu Mỹ và Đông Nam Á.
Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 25.000 loài lan tự
nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và lai tạo.
Ở Việt Nam có hàng trăm loài lan, trong đó các loài lan sau được trồng
rộng rãi trên khắp đất nước.
Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân cây có thể chia lan làm hai nhóm :
Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây
dài ra mãi. Nhóm đơn thân chia thành 2 nhóm phụ:
- Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp thành 2
hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Gồm các
giống như: Vanda, Aerides, Phalaenopsis…
- Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe,
Luisia…
Nhóm đa thân: đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục. Căn
cứ vào cách ra hoa nhóm này chia thành 2 nhóm phụ:
- Nhóm ra hoa phía trên : Cymbidium, Dendrobium, Oncidium…
- Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya, Laelia, Epidendrum…
6

Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như:
Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea…
Căn cứ vào môi trường sống của lan cũng có thể chia thành 2 loại:
- Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần nhưđất
- Phong lan: cây lan sống trong không khí.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa lan
2.1.3.1. Giả hành (thân giả)
Chỉ xuất hiện trên các loài lan đa thân. Giả hành là bộ phận rất cần thiết
cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Giả hành tuy là thân nhưng lại chứa
diệp lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát
triển của giả hành mới. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước, do vậy cây lan
có thể sống lâu trong điều kiện thiếu nước và khi hạn hán thì các loài lan đa
thân có thể duy trì sự sống lâu hơn các loài lan đơn thân. Giả hành của các
loài khác nhau thì rất khác nhau, ngay trong một loài thì cũng có sự khác nhau
giữa các giống: giả hành hình thoi đối với các giống thuộc loài Cattleya hoặc
giả hành hình tháp như các giống thuộc loài Cymbidium.

Hình 1.1 Cấu tạo hoa lan


7

2.1.3.2. Thân
Thân vảy giả có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống lan. Trên
thân có đốt, trên mỗi đốt mọc một nhánh lá hoặc là lá bao. Thân là cơ quan dự
trữ nước và chất dinh dưỡng, màm hoa và mầm lá đều mọc từ phần gốc của
bộ phận thân rễ. Chỉ có các loài đơn thân và một số loài của giống
Dendrobium và Epidendrumvừa có giả hành, vừa có thân. Các loài lan có
thân thường không có cơ quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng. Thân lan
thường biến động lớn, to nhỏ khác nhau từ vài cm đến vài chục cm. Thân
thường mang rễ và lá, ở nhóm đơn thân, rễ và lá thường mọc theo 2 chiều
thẳng góc nhau, chồi hoa thường xuất hiện trên thân từ các nách lá.
2.1.3.3. Lá
Phiến lá thường có hình lưỡi kiếm dài, số lượng và hình dạng lá khác
nhau tùy chủng loại lan khác nhau. Lá có thể mọc đối xứng hoặc không
đối xứng qua gân chính, lá sát nhau ở gốc Là cơ quan dinh dưỡng của hoa
lan, là xưởng chế tạo chất dinh dưỡng hay xếp cách có bẹ úp lên nhau,
chia đốt đều đặn, có khi thoái hóa thành vẩy hay phình lên, mọng nước,
hình dạng rất khác nhau.
2.1.3.4. Căn hành (thân- rễ)
Chỉ gặp ở lan đa thân. Căn hành thật sự là thân cấp 1 và từ đó hình
thành thân cấp 2, chúng có thể dài ra và mang lá được gọi là thân, hoặc bị thu
ngắn lại, dày lên tạo thành giả hành. Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh
dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc mắt ngủ, chính ở nơi
giả hành tiếp xúc với căn hành có từ 1-2 mắt, mắt lá nơi hình thành nhiều rễ
để nuôi sống cây lan. Do đó căn hành là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy
trì và phát triển số lượng lan theo phương pháp tách nhánh thông thường.
8

2.1.3.5. Rễ:
Ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Ở các loài đơn
thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của các
loài lan phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bọt
biển bao quanh gọi là mạc. Mạc có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng
như tích trữ nước mưa và sương đọng. Do mạc che phủ lớp rễ nên lan có thể
hút ẩm nhanh và giữ ẩm trong một thời gian dài.
2.1.3.6. Cơ quan sinh sản
* Hoa
Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn. Ta có thể gặp
nhiều loài mà mỗi mùa chỉ có một đoá hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà
mỗi cụm chỉ đơm một bông. Tuy nhiên đa số các loài lan đều nở rộ nhiều
hoa, tập hợp thành chùm. Phân bố ở đỉnh thân hay nách lá, gốc cuống
chính, thường có lá bắc dạng vảy hay dạng mo. Cuống chính đôi khi rút
ngắn lại làm cụm hoa có dạng tán giả, hay cuống chính vừa ngắn lại vừa
mập, cụm hoa có dạng gần như hình đầu. Ở nhiều loài có cuống rất ngắn
nên chùm hoa có dạng bông hay cuống chính vặn xoắn để hoa xếp theo
đường xoắn ốc.
Hoa lan thuộc loại hoa mẫu 3. Có 6 cánh hoa, trong đó có 3 cánh hoa
ngoài cùng gọi là 3 cánh dài. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3
cánh hoa. Hai cánh bên thường giống nhau, cánh còn lại nằm ở phía trên hay
phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình dạng đặc biệt khác hẳn 2 cánh
kia được gọi là cánh môi. Chính cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ hoa lan.
Ở giữa hoa có một cái trụ nổi đó là bộ phận sinh dục của hoa. Trụ đó
gồm cả 2 phần sinh dục đực và sinh dục cái nên được gọi là trục – hợp –
nhuỵ. Phần đực nằm ở bên trên của trục, thường có nắp che chở, bên trong
chứa khối phấn màu vàng. Số lượng khối phấn biến đổi từ 2, 4, 6 đến 8, có
9

dạng thuôn hay cong lưỡi liềm, đôi khi thuôn dài có đuôi. Hoa phong lan có
bầu hạ, thuôn dài kéo theo cuống. Bầu hoa lan có 3 ô gọi là 3 tâm bì ( hoặc
đính noãn trung trụ) hoặc đính noãn bên. Trong bầu chứa vô số các hạt nhỏ li
ti gọi là tiểu noãn nằm trên 3 đường dọc theo chiều dài của 3 mép tâm bì. Sau
khi thụ phấn, thụ tinh, các tiểu noãn sẽ biến đổi và phát triển thành hạt, trong
khi đó bầu noãn sẽ to phát triển thành quả.
* Quả và hạt
Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc, có dạng
từ quả cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín quả nở ra và mảnh vỏ
còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.
Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti. Trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả nang
chỉ bằng1/10 đến 1/1000 miligam và hầu như không có trọng lượng.
2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lan
* Về nhiệt độ:
Nhiệt độ tác động ở cây lan thông qua con đường quang hợp. Thông
thường cường độ quang hợp tăng khi nhiệt độ tăng. Khi nhiệt độ tăng 10 0C thì
quang hợp tăng gấp đôi. Chính vì vậy nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh
dưỡng ở cây lan.
Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho nước trong tế bào của cây
đóng băng, phá vỡ cấu trúc tế bào. Ngược lại nếu nhiệt độ quá cao thì quá
trình quang hợp bị ngừng trệ vì nguyên sinh chất tế bào đặc quánh lại do mất
nước, cây ngừng hô hấp và bị chết.
Như vậy cây lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt
độ gọi là tối thích. Khoảng nhiệt độ này khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài
lan. Ví dụ, đối với loài lan Phalaenopsis amabilis, nhiệt độ tối thích cho sinh
trưởng, phát triển là 180C và nhiệt độ tối đa là 350C.
10

* Ánh sáng:
Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lan. Ánh
sáng đem lại năng lượng cần thiết cho phản ứng quang tổng hợp.
Nhờ có ánh sáng mà cây lan tổng hợp được chất dinh dưỡng. Khi
thiếu ánh sáng cây không tạo ra đủ chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng phát
triển kém.
Vì cường độ tổng hợp tỷ lệ với cường độ ánh sáng cho nên trong những
ngày nắng nóng càng cần nhiều nước và muối khoáng để tổng hợp nên chất
hữu cơ hơn là những ngày trời âm u. Đây cũng là lý do khiến ta phải tăng
lượng nước tưới và phân bón cho lan trong những ngày nắng, nóng và giảm đi
vào mùa mưa, trời âm u.
Ánh sáng thường tăng dần từ 7 giờ sáng, đạt cực đại vào buổi trưa và
giảm dần vào buổi chiều trong ngày. Khi cây lan tiếp xúc với ánh sáng trực xạ
vào buổi trưa thường bị cháy lá do vậy phải làm giàn che.
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến việc ra hoa của một số loài lan. Hầu hết
các loài thuộc Catteleya, Dendrobium... nếu thiếu ánh sáng cây không ra hoa,
vì vậy các nghệ nhân thường phơi nắng để ép chúng ra hoa.
* Độ ẩm:
Độ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của
các loài lan. Các loài lan sống trong tự nhiên nhờ vào nước mưa, hơi nước
trong không khí. Vì vậy, lan trồng phải thường xuyên tưới nước cho cây, nếu
thiếu nước quá trình quang hợp và hô hấp ngừng trệ.
Yếu tố ảnh hưởng nhất đối với ẩm độ là mưa, trong đó sự phân bố mưa
trong năm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, mưa rải rác sẽ tạo ẩm độ cao
hơn mưa tập trung, do vậy các vùng mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ là nơi có nhiều
các loài lan sinh sống (vùng núi phía Bắc nước ta)
11

Nước từ không khí đi vào rễ, di chuyển qua thân cây và thoát hơi nước
qua lá, sự di chuyển đó là vô cùng quan trọng vì giúp cho việc vận chuyển các
chất dinh dưỡng trong thân cây, lượng nước đó rất lớn do vậy trồng lan phải
tưới nước cho cây.
Thoát hơi nước làm cho lá héo, lượng nước bốc hơi qua lá tuỳ thuộc
vào độ ẩm không khí, ban ngày có ánh sáng khí khổng mở ra và không khí
khô nóng làm nước thoát hơi mạnh, nhưng nếu không khí quá khô, khí
khổng sẽ đóng lại, sự thoát hơi nước sẽ ngừng lại. Thông thường cường độ
thoát hơi nước tỷ lệ thuận với độ mở của khí khổng và tỷ lệ nghịch với độ
ẩm không khí.
Sự quang hợp và hô hấp của cây rất cần nhiều nước, tuỳ thuộc vào loài.
Giống và điều kiện ngoại cảnh mà cây lan có các biến thái cho phù hợp. Cây
lan thường rụng bớt lá vào mùa khô hoặc các giống địa lan thường héo thân
lá, chỉ còn củ nằm dưới mặt đất chờ mùa mưa là phát triển trở lại. Đối với
phong lan sống ở vùng khô có lá mập và dày để dự trữ nước, mặt lá có lớp
cutin để chống sự thoát hơi nước hoặc phiến lá nhỏ lại hay biến thành hình trụ
như trường hợp của loài Vanda teres.
Việc lựa chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giúp giảm dược
nhiều công chăm sóc, trong đóđộ ẩm là yếu tố quan trọng nhất, nó chi phối
việc phân bố lan trong tự nhiên
* Độ thông thoáng:
Độ thông thoáng cũng là yếu tố rất cần thiết giúp cho cây lan sinh
trưởng. Không khí vườn lan cần luôn được thay đổi để làm mát cây và thay
đổi lượng CO2 cung cấp cho sự quang hợp của cây lan. Lượng CO 2 trong
không khí khoảng 0,03%, trên mặt lá lượng CO 2 thường xuyên bị giảm nhiều
vì liên tục bị cây hấp thu do vậy không khí cần liên tục thay đổi để cân bằng
lượng CO2 ở trên mặt lá. Nếu vườn lan không được thoáng nhất là khi độ ẩm
12

tăng, nhiệt độ cũng làm cho lan dễ bị bệnh. Ngược lại nếu vườn lan quá thông
thoáng, gió nhiều làm giảm độ ẩm, lượng nước bốc hơi quá lớn cây cũng dễ
héo, kém phát triển. Yêu cầu độ thông thoáng tuỳ thuộc vào loài lan, các
loài phong lan thường yêu cầu thông gió cao, do vậy trong điều kiện tự
nhiên lan thường mọc trên các cành cây cao, ở tầng giữa của rừng. Sự
thông gió rất quan trong đối với các loài lan đơn thân, vì hầu hết các loài
này đều có rễ mọc thẳng từ thân và lơ lửng trong không khí.
* Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng, tuy không đòi hỏi số
lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và tuỳ thuộc vào
từng thời kỳ sinh trưởng của cây lan mà nhu cầu đối với thành phần dinh
dưỡng có khác nhau.
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới
Do cây hoa lan có nhiều giá trị về mặt kinh tế và thẩm mỹ nên thế giới
có rất nhiều nước đã đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và cũng như
chọn lọc và lai tạo giống mới.
Các nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan
* Nhân giống vô tính
- Phương pháp tách chiết thông thường
Vào cuối mùa sinh trưởng của cây, cắt rời cây lan thành từng đơn vị, mỗi
đơn vị là 2-3 giả hành và vẫn giữ nguyên trong giá thể. Khi bắt đầu vào mùa
sinh trưởng lấy chậu lan đã thực hiện cắt rời thành từng đơn vị trên ngâm vào
trong nước để lấy cây ra. Đặt các đơn vị lan vừa tách chiết vào giữa chậu đối
với từng loài lan đơn thân buộc dây tránh sự lay động chăm sóc cho cây nhanh
bén rễ.
+ Tách chồi
Được áp dụng với một số giống lan đa thân như Cattleya, Dendrobium,
13

Cymbidium, Paphiopedelium... Phương pháp này được tiến hành khi cây bò ra
khỏi chậu, hoặc tiến hành đồng thời khi phải thay chậu hư mục. Thông
thường tách khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sau thời kỳ nghỉ, khi các
mầm ngủ bắt đầu nẩy chồi ở gốc giả hành và chóp rễ non bắt đầu nhú.
+ Cắt đoạn thân
Với các giống như Dendrobium, Thunia, Arundina...có thể tạo ra cây
con trên giả hành (Keikis) một cách tự nhiên, khi các cây con này phát triển
tốt, có rễ dài chừng 5-10cm, có thể tách giả hành ra trồng.
Ngoài ra còn có phương pháp cắt từng đốt, mỗi đốt có ít nhất là một
mắt, ở đó có sinh mô của chồi bên sẽ phát triển thành chồi và khi có rễ thì
đem trồng.
Với một số loài lan như Vanda, Phalaenopsis... khỏe mạnh hoặc bị tổn
thương ở đỉnh ngọn, nó sẽ sinh ra cây con từ chồi bên ở gần gốc. Khi các chồi
này rễ phát triển tốt thì tách ra trồng.
Nếu là loài lan Archnis, Renanthear, Vanda (lan đơn thân) khi cây cao
lớn có thể cắt phần ngọn khoảng 30-50cm có ít nhất 2-3 tầng rễ đem trồng.
Phần gốc bên dưới nếu không có lá già cũng có thể ra chồi bên, từ đó tách ra
để trồng.
Việc cắt đoạn cành như trên có thể thực hiện trong bất cứ thời gian nào,
tốt nhất là vào đầu thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lan.
Trên thế giới, việc nhân giống vô tính cây phong lan bằng hình thức
trên rất ít khi được áp dụng.
- Phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh và được ứng dụng trong nông
nghiệp vì thế phương pháp nhân giống vô tính cây lan bằng nuôi cấy mô tế
bào ra đời. Từ đó tạo ra một bước ngoặt lớn với ngành trồng lan trên thế giới.
Từ một tế bào với các tác nhân nhân tạo có thể tạo ra 1 cơ thể hoàn chỉnh,
14

phương pháp này có thể nhân giống vô tính lan với tốc độ nhanh: 4 triệu cây
con/năm với vốn ban đầu chỉ là một chồi non.
Georges Morel (1956) đã khám phá ra phương pháp nuôi cấy mô loài
lan đa thân từ buổi ban đầu. Phương pháp này được công bố trên tạp chí
A.O.S
Cho đến năm 1970, M.vajrabhaya và T.vajrabhaya đã cấy mô thành công
loài lan đơn thân. Năm 1974 các nhà khoa học đã cấy mô thành công hầu hết các
loài lan thuộc nhóm đơn thân khác.
Le, -YH, and Mowe (1983) đã nuôi cấy đỉnh sinh trưởng giống lan
Aranda trong môi trường Vacine và Went. Mô tế bào thu được đã được xử lý
colchicine ở các nồng độ 0,05; 0,075; 0,1% trong 6 ngày cho kết quả tỷ lệ cao
các mô chuyển sang màu nâu. Tác giả Duan, -J; cs (1966), Kukulczanka, -K
(1985), Mamaril,-J (1997) thì cho rằng: Môi trường có vai trò rất quan trọng
trong nuôi cấy, nó cung cấp chất dinh dưỡng thích hợp đảm bảo cho việc nuôi
cấy mô phong lan. Môi trường thích hợp cho việc nuôi cấy mô phong lan là:
MS (Marushige – Shoog, 1962), VW (Vacine- Went, 1949), KC (Knudson
C), F (Fonnesbeck, 1972)...
* Nhân giống hữu tính cây lan
Nhân giống hữu tính là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo
thành hợp tử rồi phát triển thành hạt. Từ hạt phát triển thành cây lan
con.Trong thiên nhiên sự thụ phấn của lan do côn trùng, vì cấu trúc của hoa
và sự chín của cơ quan sinh dục trong hoa không đều. Phấn hoa dính thành
phấn khối để côn trùng có thể mang đi một số lượng lớn phấn hoa trong một
chuyến, cánh môi ở hoa lan như là một bãi đáp để côn trùng đậu, môi hoa tạo
ra màu sắc, hương vị để hấp dẫn côn trùng đến, hoặc cơ quan này có hình
dáng giống cơ quan sinh dục của loài khác phái để dẫn dụ côn trùng và từ đó
giúp cho sự thụ phấn của hoa lan thành công. Ngoài ra trong thực tế hiện nay
15

hoa lan có thể thụ phấn nhân tạo bằng phương pháp thủ công đơn giản. Sau
khi đã thụ phấn, tiểu noãn biến đổi phát triển thành hạt, bầu noãn phát triển
thành quả. Quả chín nứt ra các hạt sẽ phát tán và gặp điều kiện thuận lợi sẽ
nảy mầm thành cây lan con. Để ra hoa được cây lan này mất phải từ 3-7 năm
tùy theo loài. Do hạt của lan quá nhỏ và hầu như không có chất dự trữ, chỉ có
1 phôi chưa phân hóa nên không thể gieo hạt lan như các loại hạt khác. Vì thế
để làm cho hạt lan nảy mầm được là một vấn đề khó khăn trong thời kỳ đầu
của ngành lan.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới:
Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng hoa cây cảnh của
toàn thế giới năm 1995 đạt 35 tỷ USD, đến năm 2014 tăng lên 56 tỷ USD (tốc
độ tăng bình quân năm là 20%); trong đó giá trị xuất khẩu đạt từ 8,5-10 tỷ
USD/năm.
Những nước có nền công nghiệp Hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ,
Colombia, Kenia... Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh mẽ,
đưa cây hoa lên thành một ngành kinh tế quan trọng là Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo, Israel, Italia...
Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất,
kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển
cao (từ 12-15%) trong những năm tới. Tuy nhiên, do một số lợi thế nên một
số nước đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Kenia, Ấn Độ... sẽ vươn
lên đạt giá trị sản lượng và giá trị xuất khẩu cao, đồng thời công tác nghiên
cứu sẽ tiếp tục được quan tâm đầu tư để có thêm nhiều chủng loại hoa độc
đáo, chất lượng hoa cao hơn.
Hoa lan (Orchidaceae) là một trong đỉnh cao của sự tiến hoá của các
loài cây có hoa. Nói chung các nước châu Á, hoa lan được biết đến và nuôi
trồng rất sớm. Đầu thế kỷ 20, người Anh mới đến Singapore mở đầu cho một
16

giai đoạn mới là lập trại nuôi trồng hoa lan và kỹ nghệ trồng lan. Các giống
lan được nuôi trồng ở đây là: Arachnis, Vanda, Oncidium... đồng thời lai tạo
các loài lan mới.
Từ năm 1957, Thái Lan và Indonesia bắt đầu phát triển nuôi trồng lan
quy mô ngày càng lớn phục vụ cho xuất khẩu. Các loài lan rừng, lan lai, lan
cắt cành của Thái Lan được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa lan, đạt
tới 110 triệu đô la trong năm 2003. Riêng hoa lan cắt cành Dendrobium của
Thái Lan chiếm tới 85-90% thị phần hoa lan Dendrobium trên thế giới.
Thái Lan có 18 phòng nuôi cấy mô hoa lan thương mại hoạt động ở
Băng Cốc và các vùng phụ cận. Nhờ thực hiện công nghệ mới trong nuôi cấy
mô và lai tạo, năm 1993, Thái Lan xuất đi 70,7% cho thị trường Anh, 81,4%
cho Hà Lan về lan cắt cành, 64 triệu cành cho Ý và 5 triệu cành cho Nhật
(Ngô Quang Vũ, 2002)[42].
Ở Thái Lan có nhiều công ty lớn sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lan
như Bang Kok, Flower hàng năm xuất khẩu một lượng hoa lan trị giá 50 triệu
Babt. Hoa lan của các công ty được chuyên chở bay đến Thuỵ Sỹ, Đức, Hà
Lan, Ý, Anh và các nước ở bán đảo Scandinave. Tiếp đến các công ty Siam
Flower Centre cũng hoạt động khá hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu hàng năm
của công ty là 10 triệu Babt. Công ty này xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Nhật,
Ý và một số nước ở châu Âu
Tại Đài Loan vì có nền khí hậu ấm áp, mưa nhiều nên có thể sản xuất
hoa tươi quanh năm. Đài Loan đang tăng nhanh sản xuất giống Phalaenopsis
và chọn tạo nhiều giống mới. Nay đã tạo được một số giống lan quý và có khả
năng cắt hoa và trồng trong chậu (Croh,C.J, 1984)[48].
Malaisia là nước có đủ khả năng cạnh tranh trên thế giới về ngành
trồng hoa lan, chiếm thị phần đáng kể ở châu Á. Ngành công nghiệp lan cắt
17

cành tăng khoảng 7 triệu USD năm 1998 và 20 triệu USD năm 1994. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu là Singapore, Nhật và Úc.
Singapore đã mở rộng nhiều trang trại nuôi trồng hoa lan xuất khẩu từ
năm 1987. Năm 1992 xuất khẩu hơn 18 triệu USD, năm 1993 xuất 3,8 triệu
cành đến châu Âu và lượng khá lớn ở thị trường Nhật (Ngô Quang Vũ, 2002)
[42].
Tại Ấn Độ để phục vụ cho việc xuất khẩu hoa, nước này đã đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật nuôi cấy mô vào nghề trồng hoa lan mỗi năm 10 triệu cây lan
các loại.
Ấn Độ là nước có nhiều giống lan nguyên thuỷ với 140 giống và hơn
1300 loài. Hiện nay nhà nước đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệ các loài
lan quý để phục vụ cho ngành trồng lan thương mại rất tốt.
Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển hoa lan khá nhanh. Đầu thập
kỷ 80, Trung Quốc đă bắt đầu nhập nội các loại lan Hồ Điệp. Năm 2002 sản
lượng lan Hồ Điệp của Trung Quốc là 3 triệu cây, chủ yếu ở Quảng Đông,
Phúc Kiến và Bắc Kinh, Vân Nam, Sơn Đông... Tại Quảng Đông có hơn 10
công ty sản xuất 1,2 triệu cây. Cùng với mức sống ngày càng nâng cao thì nhu
cầu về hoa ngày càng tăng lên, ngành trồng lan đang trở thành con đường làm
giầu chắc chắn cho nhiều công ty và doanh nhân ở Trung Quốc.
Ở châu Âu, người ta cũng đã biết đến loài lan rất sớm, các tập di cảo
dược tính, thảo mộc trong đó có nói đến cây lan đã có từ trước công nguyên.
Trong những thập niên cuối thế kỷ 20 này lan đã trở thành mặt hàng
thương mại từ Anh sang Pháp... sau đó lan sang Mỹ. Ở Mỹ có hai bang là sản
xuất hoa lan phổ biến là Califonia và Florida. Việc nuôi trồng hoa lan để xuất
khẩu hoa lan hiện nay ở nhiều nước châu Âu đã đạt đến số lượng hàng trăm
ngàn giò lan và cành lan mỗi năm. Nước sản xuất hoa lan nhiều tại châu Âu là
Hà Lan, sau đó là Hungary.
18

Hà Lan đã đầu tư 20 triệu USD vào Ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy
móc đầu tư cho sản xuất hoa lan xuất khẩu. Tính đến năm 2003, kim ngạch
xuất khẩu hoa phong lan của Hà Lan đạt 1,8 tỷ USD. Hoa phong lan của Hà
Lan được trồng trong nhà kính với tổng diện tích 3081,75 ha.
Ngoài ra có một số nước như Israen, Colombia, Kenya, Nam Phi, Italia,
Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Đan Mạch, Costa Rica, Guatemala,
Hondurat, Bungari là những nước có kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng hoa
lan đáng kể trên thế giới.
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim
ngạch xuất khẩu hoa lan trên thế giới hàng năm đã đạt 1,8 tỷ USD (Phan Thúc
Huân, 1989)[14]. Kim ngạch thương mại hoa lan cắt cành thế giới năm 2000
đạt 150 triệu USD (Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2008)[41]. Trong đó
nước nhập khẩu hoa lan cắt cành thế giới nhiều nhất là Nhật Bản, sau đó là
Italia, Pháp và Đức tiếp theo là Mỹ và các nước khác.
Nhật Bản đã đầu tư 6,6 triệu USD cho Thái Lan để mở rộng cơ sở sản
xuất với công suất 10 triệu cây lan mỗi năm và hiện nay Nhật cũng là khách
hàng lớn nhất của Singapore với khả năng tiêu thụ 60% số cây lan của nước
này (Trần Duy Quý, 2005) [30].
Sản xuất hoa lan trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở các nước
châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức
hoa lan ngày càng tăng của con người.
2.3.Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trong nước
2.3.1. Điều tra, thu thập nguồn gen hoa lan
Hoa lan được biết đến ở nước ta từ lâu. Trong các thư tích cổ còn lưu
lại từ đời Trần, Vua Trần Nhân Tông đã thu thập và lưu giữ được vườn lan
hơn 500 chậu chủ yếu là lan kiếm. Mặt khác Việt Nam lại được thiên nhiên
ưu đãi vì từ khắp vùng rừng núi từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng đến cao
19

nguyên, nhiều vùng nổi tiếng có nhiều giống phong lan quí hiếm được thế
giới công nhận. Vì vậy đã có những nghiên cứu về lan ở Việt Nam tương
đối sớm.
Nhiều tác giả cho rằng người đầu tiên thực hiện việc khảo sát về lan ở
Việt Nam là Gioalas Noureiro, nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha. Ông đã
mô tả cây lan ở Việt Nam vào năm 1789 được viết trong cuốn: “Flora cocin
resinensis” và sau này đã được Bentham và Hooker ghi lại trong cuốn: “Genera
Planterum” (1862-1883). Sau khi người Pháp đến Việt Nam đã cho công bố
những công trình nghiên cứu đáng kể là F.Gagnepain và A. Gnillaumin, đã
mô tả 70 chi gồm 101 loài lan cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ: “Thực
vật Đông Dương chí” do H. Lecomte chủ biên xuất bản năm 1932-1934. Có
một số tác giả khác cũng đã đề cập đến lan Việt Nam như Schumid, Tixer và
Gunna Seidenfaden (1975). Có một số nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu
nghiên cứu về cây lan như: GS Hoàng Hộ với 289 loại được mô tả và vẽ
hình trong cuốn: “cây cỏ Việt Nam” năm 1991. Phân viện sinh học Đà Lạt
đã tổ chức thu thập các loại lan rừng của Lâm Đồng, việc xác định tên khoa
học của các loài lan rừng được TS.Lvaveryano thực hiện. Đến nay ở Lâm
Đồng đã xác định được tên khoa học của 217 loài, thuộc 64 chi. Trong số
239 loài lan của bộ sưu tập và danh mục 217 loài đã xác định tên khoa học
và được ghi nhận có 2 loài mới của Việt Nam là Liparis compressaLindl và
Thrixspermum leucarachne Ridl.
Có tới 7 loài cho đến nay chưa được ghi nhận có ở Lâm Đồng trong các tài
liệu đã được công bố là: Anoectochulus setaceus Blume, Bulbophyllum
spadiciflrum Tixier, Coelogyne cristata Lindl, Eriathao gagnep,
Pholidotaventricosa Blume Reichenb, F, Thrixspermum calecolus Lindl,
Reichenb.f,Vandopsis gigtantea Lindl Pfitz và 22 loài đặc hữu ở Việt Nam.
Từ năm 1996-1997, Nguyễn Xuân Linh và tập thể cán bộ Trung tâm
20

Hoa cây cảnh – Viện di truyền Nông nghiệp đã thu thập được 88 loài lan
thuộc 34 chi, trong đó nhiều nhất là chi Cymbidium sw, sau đó là chi
Dendrobium. Trong 88 loài lan sưu tầm được thì có đến 30 loài có khả
năng nở hoa tại Hà Nội. Đây là những nguồn gen quí cho công tác lai tạo
giống sau này.
Khi nghiên cứu đa dạng di truyền loài lan Hài đốm (Paphiopedilum
concolor Pfitzer) bản địa của Việt Nam, năm 2009, tác giả Khuất Hữu Trung
và cộng sự đã nhận xét: Loài lan hài đốm (P. concolor Pfitzer) bản địa của
Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Các mẫu giống thu thập tại các vùng sinh
thái khác nhau đều có các đặc điểm đặc trưng riêng về hình thái. Kết quả phân
tích bằng kỹ thuật RAPD-PCR chỉ ra hệ số tương đồng di truyền của các mẫu
Hài đốm dao động từ 0,56 đến 0,94; 16 mẫu lan Hài đốm nghiên cứu được
phân thành 6 nhóm khác nhau.
Phương pháp mô tả các đặc điểm hình thái và phương pháp đánh giá đa
hình di truyền ở mức độ ADN có thể bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để công
việc phân loại dưới loài trở nên chính xác hơn, phục vụ cho công tác bảo
tồn, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn gen lan Hài bản
địa của Việt Nam.
Thực hiện đề tài điều tra sự phân bố của các loài hoa lan ở Việt Nam,
các tác giả Đặng Văn Đông, Chu Thị Ngọc Mỹ, Trần Duy Quý (2009) đã kết
luận: Việt Nam được chia thành 6 vùng lan chính: Phía Tây Bắc Bộ; Phía Đông
Bắc Bộ và Trung tâm Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Các tỉnh Trung Bộ; Tây Nguyên;
Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tác giả này cũng đã đã thu thập được 1.035
chậu (giỏ) lan; gồm 50 giống thuộc 17 chi phong lan, địa lan Việt Nam. Một số
loại hoa lan có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu tại Gia Lâm - Hà
Nội là: Đai trâu, Phi điệp, Quế lan hương, Đuôi cáo, Tam bảo sắc, Giáng
hương, Mặc biên ...
21

Thực hiện dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các
giống hoa lan”, từ năm 2005 đến 2009, tác giả Dương Hoa Xô (Trung tâm
Công nghệ Sinh học TP HCM), Trung tâm đã sưu tập được hơn 285 giống
hoa lan thuộc 12 nhóm giống khác nhau (Mokara, Dendrobium,
Phalaenopsis, Oncidium …) để phục vụ cho công tác bảo quản nguồn gen và
lai tạo giống. Trong đó có hơn 80 giống lan rừng quý, có thể phục vụ công tác
lai tạo giống lan sau này. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tiến hành nhập nội 14
giống lan Mokara, 13 giống Dendrobium, 5 giống Catlleya để khảo nghiệm
và nhân nhanh giống phục vụ sản xuất.
2.3.2. Những nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan ở Việt Nam
* Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt
Đối với hoa lan việc tự thụ phấn là rất khó khăn, trong thực tế việc thụ
phấn phải nhờ côn trùng hoặc thụ phấn nhân tạo bởi con người. Nhân giống
bằng hạt không phải là phương pháp mới, mặc khác hạt lan khó nảy mầm nên
phương pháp này không được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Phương pháp
này chỉ được sử dụng chủ yếu trong lai tạo nhằm tạo ra những giống mới với
những đặc tính ưu việt mong muốn của con người.
Năm 1990 các cán bộ kỹ thuật của Đà Lạt đã thực hiện các phép lai
đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những giống cây bố và mẹ mang các đặc tính
tốt. Chi lan Renanthera và Vanda đã đáp ứng các yêu cầu mục đích đa
dạng về mặt sưu tập, từng bước tạo tiền đề cho cho việc khai thác kinh tế
lan cắt cành tại Việt Nam.
* Nhân giống bằng phương pháp tách chiết.
Là phương pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém, tuy nhiên hệ số nhân
giống không cao. Tác giả Nguyễn Việt Thái (2002) cho rằng: Bất kể tháng nào
trong năm cũng có thể tách chiết lan để trồng được. Tuy nhiên, thời điểm tốt
nhất cho việc tách chiết là vào đầu mùa mưa, khí trời mát mẻ, cây đang đà phát
22

triển mạnh. Đối với lan đơn thân, Nguyễn Việt Thái cho rằng: Kinh nghiệm nên
dùng phần ngọn được tách ra trồng sẽ ra hoa nhanh hơn so với các lan đoạn ở
phần thân. Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) thì phương pháp nhân giống bằng
tách chiết với 3 giả hành có thể dùng cho tất cả các loài lan đa thân, trừ các giống
như Cymbidium, phaius... có thể dùng 2 giả hành duy nhất. Đối với các loài
Dendrobium như: Dendrobium caesar Alba, Dendrobium ceasar Latil,
Dendrobium popadour có thể cắt cây để nhân giống khi giả hành cây con trưởng
thành. Nếu cắt quá non sẽ cho kết quả không tốt. Đối với các loài lan
Dendrobium yếu hơn như DendrobiumJacqueline Thomas, Dendrobium
theodore Takiguchi... có thể đợi cây con mọc thêm 1 giả hành mới thì việc nhân
giống mới đảm bảo hơn.
* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào Invitro, trong một thời gian ngắn có thể
sản xuất một số lượng các giống khỏe và sạch bệnh. Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội (nay là Học viện nông nghiệp) là một trong các cơ sở nghiên
cứu chính về nuôi cấy mô nói chung. Theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự
thì: Cây lan dễ nhân giống trong ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao, môi
trường chính cho nuôi cấy lan là môi trường Knudson C. Trung tâm hoa cây
cảnh kết hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành được nhiều nghiên
cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nhân nhanh và
khả năng ra rễ của chồi của các giống lan Hồ Điệp.
Tác giả Hoàng Ngọc Thuận và cộng sự cho rằng: Ngày nay việc nhân
giống lan bằng hạt trong môi trường invitro khá phổ biến ở nhiều phòng thí
nghiệm của Việt Nam với các ưu điểm: Thời gian cho cây con nhanh, hệ số nhân
giống cao, giá thành hạ và cây sinh trưởng nhanh.
Tác giả Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển ở Viện Sinh học - Trung tâm
KHKT và CNQG, TP Hồ Chí Minh khi thực hiện nghiên cứu về vấn đề vi nhân
23

giống phong lan nhóm Dendrobium trên quy mô công nghiệp, nhân giống
invitro đã đi đến kết luận:
- Vi nhân giống
Môi trường MS (1962) là môi trường nuôi cấy cơ bản thích hợp cho nhân
giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro
BA (1mg/l) + IBA (0,1mg/l) là tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng bổ
sung thích hợp nhân giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro
Hàm lượng nước dừa 15% là chất hữu cơ bổ sung hữu hiệu nâng cao hiệu
suất phát sinh chồi trong quá trình nhân giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro
- Tái sinh invitro
Môi trường nuôi cấy cơ bản MS vẫn là môi trường thích hợp cho tái sinh
và vươn thân hoa lan nhóm Dendrobium invitro.
BA 0,1mg/l + CW 20% là tổ hợp các chất sinh trưởng và chất hữu
cơ bổ sung đạt hiệu suất cao trong tái sinh và vươn thân chồi hoa lan nhómDendrobium
invitro.
Chiều cao chồi ban đầu thích hợp khi đưa vào nuôi cấy tái sinh là 20mm.
2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở Việt Nam
Do chưa được đầu tư và quan tâm thích đáng nên ngành trồng hoa nói
chung và hoa lan nói riêng chưa thực sự phát triển, sản xuất hoa lan theo mô
hình công nghiệp mới chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đà
Lạt và thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 8/2004 tại Lâm Đồng đã thành lập Hiệp hội Hoa Lan với tên
giao dịch là Dalat Orchid Association với mục đích là tập hợp những người
yêu mến, có kinh nghiệm trồng lan để tiến tới phát triển nhân rộng sản xuất
theo hướng hàng hoá.
Hiện nay tại Đà Lạt cũng mới chỉ sản xuất khoảng 200.000 đơn vị lan
cắt cành mỗi năm (Sở Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh, 14-7-2005)[9]. Ở Đà
24

Lạt có khoảng 500 gia đình nuôi trồng hoa lan, trong đó có hơn 150 gia đình
tham gia vào hội hoa lan của thành phố Đà Lạt. Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật
của Đà Lạt và phòng Sinh học của viện Hạt nhân Đà Lạt cũng tham gia tích
cực vào lập các cơ sở cấy mô phong lan và sưu tầm các loại lan. Đà Lạt đã thu
thập được khoảng 200 loài có khả năng nuôi trồng xuất khẩu (Phan Thúc
Huân, 1997)[15].
Vào năm 1983-1984 tại thành phố Hồ Chí Minh, có hàng loạt các cơ
quan đóng tại đó đã tổ chức thử nghiệm nuôi trồng lan trên quy mô lớn để
xuất khẩu. Các vườn lan đáng kể là vườn lan T78, vườn lan của cục Quản lý
Giáo dục Bộ tham mưu, vườn lan của ngành hàng không dân dụng.
Về lan giống từ năm 1976, Trung tâm Sinh học thực nghiệm thành phố
Hồ Chí Minh đã tổ chức phòng nuôi cấy mô phong lan tạo ra hàng loạt cây
con phong lan cấy mô nhờ bầu, tạo cây giống bằng phương pháp cấy mô.
Vào năm 1986, lần đầu tiên một quy trình nhân giống, nuôi trồng lan
Dendrobium cấy mô từ lan con đến nở hoa đã được hãng Hàng không Tân
Sơn Nhất kết hợp với vườn lan T78 thử nghiệm thành công (Chí Thiện, 2004)
[34].
Tính cho đến năm 1986 trong thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 15 gia
đình có vườn lan với số lượng từ 1.000-7.000 chậu. Đến năm 1987, Uỷ ban
khoa học thành phố tổ chức nghiên cứu đề tài về kinh tế kỹ thuật khoa học lan
xuất khẩu. Và cũng năm 1987 thành lập công ty phong lan xuất khẩu trực
thuộc Sở Lâm nghiệp. Trong những năm 1987-1988 Hội Khoa học Lâm
nghiệp và Trường Đại học Tổng hợp đã mở nhiều lớp nuôi trồng hoa lan xuất
khẩu. Phong trào nuôi trồng lan của thành phố thời gian này ngày càng trở
nên sôi động. Sau đó Hội hoa lan, cây cảnh của thành phố ra đời thường
xuyên có những buổi hội thảo về hoa lan và cây cảnh. Cho đến nay thành phố
Hồ Chí Minh đã có mấy ngàn người nuôi trồng hoa lan, có gần 20 vườn lan
25

lớn. Trong số đó có một số vườn lan tư nhân đã trở thành xí nghiệp nuôi trồng
xuất khẩu thường xuyên giao dịch với các công ty của Thái Lan và Singapore.
Năm 2005-2006 thành phố đã dự kiến đầu tư 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20
ha cây kiểng (Nguyễn Văn Chương, 1991)[6].
Ở Hà Nội những năm gần đây do đời sống người dân được nâng cao
nên nhu cầu thưởng thức hoa lan tăng lên. Phong trào nuôi trồng lan tự phát
lan rộng đến cả những vùng phụ cận làm cho các nhà khoa học phải đi sâu
nghiên cứu sản xuất kinh doanh hoa lan.
Tại Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã cho ra đời hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế như Hồ Điệp
(Phalaenopsis amabilis), Cát Lan (Catfleya), Hoàng thảo (Dendrobium). Viện
còn thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi trồng các giống lan có hiệu quả
kinh tế cao cho các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn.
Tại Trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội đã cho ra đời mỗi năm
hàng vạn cây lan Hồ Điệp giống và hàng vạn cây giống lan khác. Đặc biệt đã
thành công trong việc nhân giống lan hài và lan kiếm.
Tại công ty liên doanh hoa lan Lan Việt - Nhật JAVECO hàng năm
cũng sản xuất hàng vạn cây giống hoa lan Hồ Điệp (Phalaenopsis amabilis),
lan Hài (Paphiopedelium) nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất
khẩu (Lê Đặng Trung Tuyến, 2007)[33].
Hiện nay tất cả các tỉnh và thành phố phía Bắc tại Sở Khoa học Công
nghệ và Môi trường đều có phòng nuôi cấy mô tế bào, chức năng là nghiên
cứu khoa học và phục vụ cho sản xuất trong đó có hoa lan.
Viện Di truyền Nông nghiệp đang tiến hành nghiên cứu, và nhân giống
các giống lan nhập nội, đặc biệt là các giống lan của Thái Lan như lan Hoàng
Thảo (Dendrobium) phục vụ cho sản xuất, tạo điều kiện cho việc phát triển
các giống lan tại miền Bắc Việt Nam.
26

2.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu


2.4.1. Vườn Quốc gia Ba Bể
Vườn quốc gia Ba Bể cách thị xã Bắc Kạn 70 km và cách Hà Nội 250
km về phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích
vườn 10.048 ha, gồm toàn bộ xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã
Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trĩ - huyện Ba Bể,
Nam Cường - huyện Chợ Đồn.
Lịch sử hình thành VQG Ba Bể được tính từ năm 1977 theo
Quyết Định số 41-TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ chính thức
công nhận Ba Bể là khu văn hoá lịch sử. Năm 1992, Viện Điều tra quy hoạch
rừng đã hoàn thành việc xây dựng dự án đầu tư thành lập VQG Ba Bể. Dự án
đã được Chính phủ phê duyệt và Vườn Quốc gia Ba Bể được chính thức
thành lập từ 10/11/1992 theo quyết định số 83/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đây, Vườn Quốc Ba Bể thuộc tỉnh Cao Bằng, sau khi tái lập tỉnh,
Vườn nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (1997). Từ năm 1997 đến năm 2002,
Vườn Quốc gia Ba Bể chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nông Nghiệp & Phát
triển Nông thôn. Đến cuối năm 2002, VQG Ba Bể được giao cho UBND tỉnh
Bắc Kạn quản lý (Quyết định số 51/2002/QĐ-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ
tướng Chính phủ v/v chuyển VQG Ba Bể thuộc Bộ NN và PTNT về UBND
tỉnh Bắc Kạn quản lý).
Vườn quốc gia Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu của vùng Đông Bắc
Việt Nam. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến thàng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 C.
VQG Ba Bể (Bắc Kạn) có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi,
trong đó có 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 gồm: cấp EN
(nguy cấp) có 6 loài, cấp VU (cấp sẽ bị nguy cấp) có 10 loài. Có 9 loài được
27

ghi trong danh lục đỏ của IUCN 2009, gồm cấp EN (Nguy cấp) có 3 loài, cấp
VU (Sắp nguy cấp) có 2 loài, cấp NT (sắp bị đe dọa) có 1 loài cấp LC (ít được
biết đến) có 3 loài. Có 11 loài thuộc Nghị định 32 CP/2006, trong đó nhóm IA
có 1 loài, còn lại 10 loài thuộc nhóm IIA. Đây là khu vực được các nhà khoa
học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về
loài lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở
đây có 182 loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở
vùng này.
2.4.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được thành lập theo Quyết
định 1804/QĐ-UB, ngày 01/9/2003 và đi vào hoạt động từngày 01/12/2004
theo Quyết định số2033/QĐ-UB, ngày 12/10/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn.
Khu bảo tồn có tổng diện tích là 14.772 ha nằm trên địa bàn các xã
Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh huyện Na Rì và xã
Cao Sơn, VũMuộn huyện Bạch Thông. Trong đó, vùng lõi Khu bảo tồn chia
làm 2 phân khu bảo vệ: Phân khu bảo vệnghiêm ngặt: 11.505 ha, phân khu
phục hồi sinh thái: 3.267 ha.
Đặc điểm hệsinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ:
- Hệ thực vật rừng: có 798 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 541 chi
và 69 họ, trong đó có các loài thực vật quý hiếm có giá trịcao được ghi trong
sách đỏViệt Nam như: Nghiến, Trai lý, Đinh, Lát hoa, Du Sam núi đá, Thiết
sam giả, Lan kim tuyến… Đặc biệt là 2 loài Du sam núi đá
(Keteleeria davidiana), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis) phân bố
trên đỉnh núi đá vôi hiện nay số lượng quần thể còn rất ít.
- Hệ động vật: Do đặc điểm vị trí địa lý khu vực Khu bảo tồn
thiên nhiên Kim Hỷthuộc vùng cao của hai huyện Na Rì và Bạch Thông, diện
tích rừng tựnhiên còn nhiều, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi ít bị tác động
28

chiếm tỷ lệ lớn, tập trung trong cánh cung Ngân Sơn. Cùng với địa thế núi đá
hiểm trở, là nơi cưtrú của nhiều loài động vật rừng phong phú về thành phần
và số lượng. Bước đầu xác định trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có
386 loài, 108 họ, 29 bộ của 4 lớp động vật. Trong đó đã phát hiện được 56
loài động vật có tên trong sách đỏViệt Nam và Nghị định số32 của Chính
phủ như: Voọc đen (Trachypithercus francoisi francoisi), Vượn đen
tuyền (Hylobates concolor nasutus) (Nomascus nasutus), Voọc mũi hếch
(Rhinophithecus avunculus), Cu li lớn, Cu li nhỏ, Gấu ngựa, Gấu chó,
Hổ, Báo, Hươu xạ (Moschus berezovskii), Trĩ đỏ, rùa hộp, Rắn hổ mang…
có giá trị bảo tồn nguồn gen rất cao, đang được sựquan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới.
2.4.3. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788 ha,
diện tích vùng đệm 7.508 ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92% tổng
diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. Khu bảo tồn
loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn Nà Dạ
và thôn Bản Khang xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Về thực vật: KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh thái rừng
kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị
bảo tồn cao. Tại đây có nhiều loài cây gỗ quý, các loại cây có giá trị dược
liệu, các loài đặc hữu như: Các loài gỗ quý Thông pà cò (Pinus
kwangtungensis) thường tập trung trên các đỉnh núi KBT, Chò đãi
(Annamocarya sinensis) thường tập trung dọc các khe suối ẩm và thung
lũng, Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri), Nghiến (Excentrodendron
tonkinense) là loài đặc hữu của miền Bắc Việt Nam và miền Nam của Trung
Quốc, đây cũng là loài chiếm ưu thế ở các sườn núi đá vôi khu vực Nam
Xuân Lạc. Các loài cây dược liệu quý Mã hồ (Mahonia nepalensis), Bát giác
29

liên (Podophyllum tonkinense)..., Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia)


phân bố rải rác trong KBT. Các loài Lan hài: Tiên hài (Paphiopedilum
hirsutissimum), Hài mạng đỏ tía (Paphiopedilum micranthum), Lan kim
tuyến (Anoectochilus setaceus)..., và Tuế (Cycas balansae) cũng là những
đối tượng quan trọng của công tác bảo tồn trong khu vực.
30

Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1. Nội dung
3.1.1. Nội dung 1: Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại
Bắc Kạn.
- Điều tra thu thập mẫu vật tại 3 điểm:
+ Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể
+ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rì
+ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn
- Xác định tên khoa học và hoàn thiện bộ sưu tập về các loài lan.
3.1.2. Nội dung 2: Phân loại và nhân giống bằng tách thân một số giống
lan quý tại Bắc Kạn
- Phân loại để lựa chọn những loài quý, có giá trị kinh tế cao và có khả
năng nhân giống.
- Nhân giống bằng tách thân
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018.
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành ở Trạm Nghiên cứu Đồn Đèn xã Khang Ninh
huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc Kạn.
a. Điều tra thực địa
Lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân sống vùng đệm
Điều tra thực địa, tìm hiểu đặc điểm sinh học và điều kiện sống tự
nhiên của các loài lan hiện có tại Bắc Kạn
Kế thừa tài liệu điều tra thực vật của các nhà khoa học đã khảo sát tại
Bắc Kạn trong những năm trước.
31

b. Phòng thí nghiệm:


Định tên khoa học dựa trên các đặc điểm hình thái của các cơ quan sinh
dưỡng, các cơ quan sinh sản....(bộ phận thân, rễ, lá, cụm hoa và khối phấn)
Tra cứu định loại, bảng mô tả và so sánh hình ảnh với các tài liệu
c. Tại vườn:
Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển các loài thu thập được
Việc tuyển chọn một số loài lan rừng có triển vọng để làm cơ sở ban
đầu phục vụ cho công tác nhân giống, dựa vào các tiêu chí sau:
+ Các loài lan có hoa đẹp, được đại đa số người trồng hoa ưa chuộng
hiện đang bị khai thác với số lượng lớn.
+ Các loài có hoa to, lâu tàn
+ Các loài đặc hữu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao
3.3.2. Nhân giống bằng tách thân một số giống lan quý tại Bắc Kạn
+ Bước 1: Dùng tay tách hết các giá thể cũ còn bám vào gốc cây.
+ Bước 2: Dùng que (như đũa) chọc vào giữa các khe cho giá thể còn
bám lại xung quanh bong ra hết.
+ Bước 3: Dùng dao cắt thật sắc, đổ cồn vào dụng cụ và đốt trước khi
cắt để phòng lây lan nấm bệnh. Cắt bỏ sạch những rễ đã hư thối.
+ Bước 4: Xác định điểm cắt tách. Mỗi đơn vị tách ra nên có từ 3 giả
hành trở lên, hướng tách ra phải còn đủ mắt ngủ có thể phát triển thành chồi
non. Đánh dấu điểm cần cắt trước sau đó mới tiến hành cắt. Đơn vị lan mới
tách ra, cần vệ sinh sạch sẽ, cắt bỏ rễ thối, hỏng, xả sạch dưới vòi nước, để
ráo, bôi vôi vào vết cắt.
+ Bước 5: Là khâu trồng lại: trồng chậu, ghép bảng rớn
3.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến phần cao nhất của cây.
- Số lá/cây: Tổng số lá xanh trên cây
32

Tổng số lá các cây theo dõi


- Số lá trung bình (lá) =
Tổng số cây theo dõi
- Màu sắc lá (cảm quan): xanh, xanh nhạt, xanh đậm.
- Số nhánh/cành
Tổng số nhánh
Số nhánh trung bình =
Tổng số cây
- Màu sắc hoa, mùi hương
- Đánh giá sâu bệnh hại:
Đánh giá theo cấp hại: theo Tiêu chuẩn 10TCN 224-2003 Nông nghiệp
Việt Nam.
Bệnh hại Sâu hại
Cấp 1 < 1% diện tích lá Cấp 0: Không bị hại
Cấp 3 1-5% diện tích lá Cấp 1: Nhẹ (Vết đục, cắn xuất hiện rải rác)
Cấp 5 5-25% diện tích lá Cấp 2: Trung bình (<1/3 số lá trên cây)
25-50% diện tích
Cấp 7 Cấp 3: Nặng (> 1/3 số lá trên cây)
lá
Cấp 9 >50% diện tích lá

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:


Số liệu được xử lý thống kê toán học trên máy tính theo chương trình
Excel 2007.
33

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG


4.1.1. Nội dung 1: Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại
Bắc Kạn.
Chúng tôi đã tiến hành đi điều tra, khảo sát, thu thập thông tin từ các
nhà dân và thu thập hoa lan tại 3 địa điểm gồm: Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu
Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rỳ và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, kết quảđược tổng hợp tại bảng 01:
Bảng 4.1: Kết quả điều tra, thu thập các loại hoa lan của đề tài
Địa điểm
Khu bảo tồn
Khu Bảo tồn
STT Loài lan Vườn Quốc gia loài và sinh
thiên nhiên Kim
Ba Bể cảnh Nam
Hỷ
Xuân Lạc
1 Dáng hương thơm X X X
2 Lan hoàng thảo kèn X
3 Phi Điệp tím, vàng X X X
4 Trầm tím X X
5 Lan Đai châu X X X
6 Lan long tu X
7 Lan đuôi cáo X X X
8 Hoàng thảo kim thoa X
9 Lan hoàng lạp X X
10 Lan van đa X x
11 Lan da báo X X X
12 Vảy rồng X X X
13 Tam bảo sắc X
14 Lan kiều X X
15 Lan hạc vĩ X X X
16 Hoàng thảo đùi gà X X X
17 Kiếm lô hội X X X
Tổng 15 11 13
Nhận xét: Qua bảng 01 ta thấy số lượng và chủng loại hoa lan như sau:
34

+ Khu vực vườn Quốc gia Ba Bể huyện Ba Bể có 15 loài


+ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rỳ có 11 loài
+ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn có 13 loài.
* Sau khi đi điều tra khảo sát, chúng tôi đã thu thập các mẫu giống hoa
lan để xác định tên khoa học và tên Việt Nam theo các bước sau:
- Bước 1: Dựa trên các đặc điểm hình thái của các cơ quan sinh dưỡng,
các cơ quan sinh sản… (Bộ phận thân, rễ, lá, cụm hoa và khối phấn).
- Bước 2: Căn cứ các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ
(1999); Phong lan Việt Nam của Trần Hợp (1990); Thực vật chí của Dương
Đức Huyến (2007).
- Bước 3: Tra cứu các tài liệu mô tả và so sánh hình ảnh chúng tôi xác
định được tên khoa học của17 loài, kết quả tổng hợp tại bảng 02:
Bảng 4.2: Kết quả định danh tên khoa học các loài hoa lan
Số lượng
Đơn vị
STT Loài lan Tên Khoa học loài thu
tính
thập
1 Dáng hương thơm Ae. odorata 27 Cây
2 Lan kèn Denrobium lituiflorum 19 Giò
3 Phi Điệp tím, vàng D. anosmum Lindl. 22 Giò
4 Trầm tím Denrobium Parishii 14 Giò
5 Lan Đai châu R. gigantea 75 cây
6 Lan long tu Denrobium primulinum 25 Giò
7 Lan đuôi cáo Phynchostylis retusa 74 Cây
8 Hoàng thảo kim thoa Denrobium clavatum 2 Khóm
9 Lan hoàng lạp Denrobium Chrysotoxum 4 Khóm
10 Lan van đa Vanda Miss 2 Cây
11 Lan da báo Hygrochilus parishii 8 Giò
12 Vảy rồng Denrobium lindlyi 12 Khóm
13 Tam bảo sắc Aerides falcata 36 Giò
14 Lan kiều D. amabile 13 Giò
15 Lan hạc vĩ D. aphyllum 9 Khóm
16 Hoàng thảo đùi gà Denrobium Nobine 12 Khóm
17 Kiếm lô hội Cymbidium aloifolium 2 Khóm
Tổng 356
35

* Tiêu chí tuyển chọn các loài lan quý:


Thực vật rừng quý hiếm là những loài có giá trị đặc biệt về khoa học,
kinh tế và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt
chủng. Dựa theo tính chất và mức độ quý, hiếm của thực vật rừng, Nghị định
số 18/HĐBT đã sắp xếp chúng thành 2 nhóm trong Danh mục thực vật rừng
quý, hiếm, cụ thể là: Nhóm I: gồm những loài thực vật (IA) đặc hữu, có giá trị
đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có
nguy cơ diệt chủng. Nhóm II: gồm những loài thực vật có giá trị kinh tế cao
đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt và có nguy cơ diệt chủng. Theo
Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ: về tiêu chí xác định và chế độ
quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì
các Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ.
Theo đó, Việc tuyển chọn một số loài hoa lan quý dựa vào các tiêu
chí sau:
+ Loài lan có hoa đẹp, lâu tàn, kết hợp với phiếu điều tra được người
trồng lan ưa chuộng và tham khảo các tài liệu
+ Các loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao
+ Loài có giá trị kinh tế cao và có khả năng nhân giống
Kết quả đã chọn được 04 loài lan đang được ưa chuộng và có thể nhân
giống bằng phương pháp tách thân gồm: Hoa lan Phi điệp tím, hoa lan Trầm,
hoa lan Kèn, hoa lan Long tu (ngoài ra chúng tôi còn nhân một số loài lan
khác như; hạc vỹ, da báo, đùi gà, ...)
* Các loài lan thu thập đưa về vườn lưu giữ được chúng tôi chăm sóc
theo quy trình kỹ thuật của TG Nguyễn Xuân Linh:
- Tưới nước: Vào mùa nắng tưới 2lần/ngày vào lúc 9 giờ sáng và vào
lúc 3 giờ chiều (trừ những ngày có mưa tưới 1 lần).
36

- Bón phân: Sử dụng phân phun qua lá. Đối với lan 6 -12 tháng, phun
phân NPK loại 30-15-10 nồng độ 2000 ppm (2g/l) định kỳ 7 ngày/lần
- Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ: Bệnh hại lan có nhiều loại do
nấm và vi khuẩn trong đó phải kể đến bệnh phổ biến đốm lá, thối nõn, thối rễ
có thể dùng Boóc đô hoặc Zinep. Ruồi đục lá, bọ trĩ, rệp son có thể dùng
Vofatoc, Dipterex để phun phòng trừ. Định kỳ phun 7 ngày/lần..
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của các loài lan thu thập được
nuôi trồng được thể hiện bảng 03
4.1.1.1. Đặc điểm hình thái của các giống phong lan bản địa
Kết quả tổng hợp về đặc điểm hình thái của các giống phong lan bản
địa được trình bày ở bảng 03 :
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái của các loài lan hài và phong lan bản địa
Chiều Hình
Loại hình Khả năng
TT Loài cao cây dạng
thân phân nhánh
(cm) thân
1 Dáng hương thơm 42 Đơn thân ít Hình trụ
2 Lan kèn 28 Đa thân Trung bình Hình trụ
3 Phi Điệp tím 37 Đa thân Nhiều Hình trụ
4 Trầm tím 21 Đa thân Nhiều Hình trụ
5 Lan Đai châu 22 Đơn thân ít Hình trụ
6 Lan long tu 34 Đa thân Nhiều Hình trụ
7 Lan đuôi cáo 36 Đơn thân ít Hình trụ
8 Hoàng thảo kim thoa 46 Đa thân Nhiều Hình trụ
9 Lan hoàng lạp 23 Giả hành Trung bình Củ tròn
10 Lan van đa 53 Dơn thân ít Hình trụ
11 Lan da báo 34 Đơn thân ít Trụ
12 Vảy rồng 16 Giả hành Trung bình Củ tròn
13 Tam bảo sắc 42 Đơn thân ít Trụ
14 Lan kiều 35 Đa thân Trung bình Trụ
15 Lan hạc vĩ 63 Đa thân Nhiều Tròn
Tròn
16 Hoàng thảo đùi gà 45 Đa thân Nhiều
hơi dẹt
17 Kiếm lô hội 67 Củ giả Nhiều Quả trám
37

Nhận xét:Qua bảng 03 ta thấy: Đặc điểm thân của các giống lan thu
thập vô cùng đa dạng, thân cây có thể dạng đơn thân như các loài lan (Tam
bảo sắc, Đai châu, Đuôi cáo...) Dạng đa thân như một số loài lan (Phi điệp,
long tu, lan trầm, lan kèn...) loại hành giả như một số loài lan (Vảy rồng, lan
kiều...), Loại đơn thân khả năng phân nhánh ít như lan đai châu, đuôi cáo...
Ngược lại đối loại lan đa thân, giả hành, củ giả thì khả năng nhân nhánh của
chúng rất mạnh như lan phi điệp, lan trầm, lan long tu...
4.1.1.2 Đặc điểm hình thái lá và hoa các loài phong lanbản địa
Kết quả tổng hợp về đặc điểm hình thái của lá và thời gian ra hoa của
các giống phong lan bản địa được trình bày ở bảng 04:
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái lá và thời gian ra hoa của các loài phong
lan bản địa
Thời
Hình Vị trí ra Dạng Mùi
TT Loài gian nở
dạng lá hoa hoa thơm
hoa
Thuôn Chùm Tháng
1 Dáng hương thơm Nách lá Thơm
dài dài 8-9
Thuôn Tháng Thơm
2 Lan kèn Nách lá Đơn
dài nhọn 3-4 nhẹ
Trứng Tháng Thơm
3 Phi Điệp tím Đốt thân Đơn
ngược 4-5 mát
Trứng
4 Trầm tím Đốt thân Đơn Tháng 5 Thơm
ngược
Tháng Rất
5 Lan Đai châu Thon dài chùm
1-2 thơm
Trứng Tháng Thơm
6 Lan long tu Đốt thân Đơn
ngược 2-3 mát
Chùm Tháng
7 Lan đuôi cáo Thon dài Nách lá Thơm
dài 6-7
Hoàng thảo kim Thôn dài Tháng
8 Gần ngọn chùm Thơm
thoa nhọn 3-4
Hoa Tháng Không
9 Lan hoàng lạp Thôn dài Gần ngọn
chùm 4-5 thơm
Trục
10 Lan van đa Trụ tròn Nách lá Tháng 7 thơm
thân
11 Lan da báo Thuôn Nách lá Chùm Tháng 4 Thơm
38

Thời
Hình Vị trí ra Dạng Mùi
TT Loài gian nở
dạng lá hoa hoa thơm
hoa
nồng
trái xoan
mùi quế
Chùm Tháng
12 Vảy rồng Thuôn Củ giả Ít thơm
dài 6-7
Thuôn Chùm Tháng
13 Tam bảo sắc Nách lá Thơm
dài dài 5-6
Thuôn Chùm Tháng
14 Lan kiều Đốt ngọn Ít thơm
tròn dài 4,5, 7
Thuôn Tháng Không
15 Lan hạc vĩ Đốt thân đơn
nhọn 3-4 thơm
Lá thuôn Tháng
16 Hoàng thảo đùi gà Nách lá Cụm nhỏ Thơm
hình giải 3-4
Thuôn Chùm Tháng
17 Kiếm lô hội Gốc củ Ít thơm
cứng dài 3-4

Nhận xét: Nhìn vào bảng 04, chúng ta thấy: Thời gian ra hoa của các
loài hoa lan bản địa tập trung vào vụ xuân-hè, riêng loài lan Dáng hương là ra
hoa vào vụ hè - thu. Mùi của hoa đại đa số là không thơm hoặc ít thơm, chỉ có
Đai châu là rất thơm, một số loa lan như lan Da Báo, Hoàng thảo đùi gà, trầm,
đuôi cáo ... là có mùi thơm, một số loài không có mùi thơm như; Hạc vỹ,
Hoàng lạp
4.1.1.3. Tình hình sâu bệnh hại
Qua theo dõi chúng tôi thấy, sâu bệnh là một vấn đề ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất, nhân giống và nuôi trồng hoa lan. Sâu bệnh rất dễ phát sinh
nếu môi trường không thuận lợi, điều kiện chăm sóc kém, không được cung
cấp đủ chất dinh dưỡng.
Tại Đồn Đèn cây lan thu thập về nuôi trồng tại đây thường gặp 02 loại
bệnh sau:
+ Bệnh không lây truyền: Tức là bệnh không lan từ cây bệnh sang cây
khác. Xuất hiện những bệnh như: Thối nõn, thối rễ và đốm đen ở trên lá lan.
39

+ Bệnh truyền nhiễm: Bệnh này do các loại nấm, vi khuẩn và vi rút gây
nên. Các bệnh thường gặp như: bệnh thối mềm lá do vi khuẩn Erwinia
carotovara xâm nhập vào vết thương cơ giới gây nên.
Lan không chỉ bị các loại bệnh gây hại mà nó còn bị một số loài sâu cắn
phá. Lan thường bị các loại sâu hại thân lá như: sâu róm và sên...
Nhưng do đề tài chăm sóc đúng theo quy trình, thường xuyên phun
phòng sâu, bệnh định kỳ nên đã hạn chế sâu bệnh.
4.1.2 Nội dung 2: Nhân giống bằng tách thân một số giống lan bản địa
Kết quả nhân giống bằng phương pháp tách thân, chồi (Ki) được 10
loài với 154 giò sau:
Bảng 4.5: Kết quả nhân giống bằng phương pháp tách thân
STT Loài lan Đơn vị tính Số lượng
1 Lan Kèn Giò 9
2 Phi Điệp tím, vàng Giò 15
3 Trầm tím Giò 17
4 Lan Long tu Giò 21
5 Lan Hoàng lạp Giò 16
6 Lan da Báo Giò 18
7 Vảy rồng Giò 12
8 Lan Kiều Giò 15
9 Lan Hạc vĩ Giò 19
10 Hoàng thảo đùi gà Giò 12
Tổng 154
Nhận xét : Qua bảng 05 chúng ta thấy số lượng hoa lan được tách thân
rất khác nhau, không đồng đều, số lượng nhiều nhất là hoa lan Long tu 21 giò
và ít nhất là hoa lan Kèn9giò, còn lại giao động từ 12 đến 19giò.
4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống phong lanbản địa.
Qua theo dõi đặc điểm sinh trưởng và phát triển các loài hoa lan, chúng
tôi tổng hợp kết quả tại bảng 06 :
40

Bảng 4.6: Khả năng sinh trưởng của một số loài lan rừng nuôi trồng và
lưu giữ tại Đồn Đèn sau 5 tháng
Các chỉ số khi bắt
Các chỉ số sau 5
đầu đưa vào nuôi
tháng đưa vào nuôi Tỷ
trồng, tháng 7/2018
T trồng (cm) lệ
Loài lan (cm)
T sống
Chiều Chiều Chiều Chiều
Chiều Chiều (%)
cao rộng cao rộng
dài lá dài lá
cây lá cây lá
1 Dáng hương thơm 34,7 29,5 3,11 38,4 31,1 3,23 84,3
2 Lan kèn 28,2 4,9 1,6 30,6 5,3 1,7 81,3
3 Phi Điệp tím 43,6 10,5 3,2 48.4 11.0 3,4 92.6
4 Trầm tím 21,6 12,1 3,2 24,9 14,1 3,5 94,2
5 Lan Đai châu 13,2 14,6 4,1 14,6 15,2 4,5 82,6
6 Lan long tu 29,3 5,5 2,3 33,3 6,1 2,6 87,3
7 Lan đuôi cáo 22,3 12,4 2,3 25,8 13,6 2,5 91,4
Hoàng thảo kim
8 46,4 5,2 1,9 51,9 5,74 2,1 81,5
thoa
9 Lan hoàng lạp 26,4 8,1 2,2 30,2 8,5 2,4 89,7
10 Lan van đa 35,6 2,3 1,7 40,6 2,5 1,9 94,6
11 Lan da báo 22,1 28,3 3,8 27,5 32,6 4,1 92,2
12 Vảy rồng 5,7 2,8 1,3 6,3 3,0 1,5 86,6
13 Tam bảo sắc 24,5 17,3 2,9 26,6 21,1 3,20 90.4
14 Lan kiều 28,6 11,2 4,2 30,8 11,9 4,7 88,1
15 Lan hạc vĩ 51,8 3,9 2,1 58,3 4,2 2,3 89,9
16 Hoàng thảo đùi gà 32,7 4,1 1,5 38,3 4,4 1,6 85,8
17 Kiếm lô hội 46,2 40,1 3,8 49,6 42,8 4,0 98,0

Nhận xét: Qua bảng 06 ta thấy sự sinh trưởng của các loài lan khác
chậm nhưng tỷ lệ sống khá cao, hầu hết là trên 80%, trong đó tỷ lệ sống cao
nhất là Kiếm lô hội 98%, thấp nhất là lan kèn 81,3 %.
41

Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Đề tài: Điều tra,thu thập một số loài lan rừng quý, có giá trị kinh tế tại
Bắc Kạn thực
- Thu thập, lưu giữ 17 loài lan rừng quý tạiBắc Kạn, trong đó
+ Khu vực vườn Quốc gia Ba Bể huyện Ba Bể có 15 loài
+ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rỳ có 11 loài
+ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn có 13 loài.
- Xác định tên khoa học, định danh 17 loài lan đã thu thập được
- Đã đánh giá được đặc điểm sinh trưởng và phát triển, thời gian ra
hoa,vị trí ra hoa của các loài lan bản địa.
- Nhân giống 10 loài lan bằng phương pháp tách thân.
- Kết quả nhân giống bằng phương pháp tách thân, chồi (Ki) được 10
loài với 154 giò sau:
2. Đề nghị
1. tiếp tục chăm sóc các loài lan thu để phục vụ cho công tác nhân
giống phát triển sản xuất hoa lan tại Bắc Kạn.
2. Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đối với các loài lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt


1. Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991), Từ điển bách khoa Nông
Nghiệp, Trung tâm Quốc gia biên soạn, Hà Nội.
2. Dự án phát triển hoa cây và cây kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh
(14/7/2005), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí
Minh
3. Phan Thúc Huân (1989), Hoa lan cây cảnh và vấn đề phát triển sản
xuất kinh doanh xuất khẩu, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh, tr 12-14-34.
4. Phan Thúc Huân (1997), Hoa lan nuôi trồng và kinh doanh, Nhà xuất bản
Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, tr 55.
5. Nguyễn Xuân Linh (2002), Điều tra thu thập đánh giá bảo tồn nguồn gen
hoa cây cảnh khu vực miền Bắc Việt Nam, tr 9-150.
6. Nguyễn Xuân Linh (2002), Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, tr 92-108.
7. Nguyễn Công Nghiệp (2000), Trồng hoa lan, Nhà xuất bản trẻ thành phố
Hồ Chí Minh, tr 17-268.
8. Trần Duy Quý (2005), Sổ tay người Hà Nội chơi lan, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
9. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (1998), Giáo trình bệnh cây Nông nghiệp,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Thiện Tịch và các tác giả (1996), Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan,
Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tr 31.
11. Hà Thị Thúy và cộng sự (2007), ”Nghiên cứu đa dạng di truyền ở mức
hình thái của tập đoàn lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) phục vụ công tác tạo
giống lan Hồ Điệp lai ở Việt Nam”, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số
18/2007, tr. 15 - 21
12. Chí Thiện, Hội hoa xuân với phong trào nuôi trồng hoa lan, hoa cảnh,
12/2004.
13. Hoàng Ngọc Thuận (2005), Bài giảng kỹ thuật trồng lan Hồ Điệp trong
chậu, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2008), Giáo trình hoa lan, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Ngô Quang Vũ (2002), “Những con số hấp dẫn về thị trường lan cắt cành
thế giới, Hoa cảnh, T10.
16. Nguyễn Quang Thạch và cs (2005), Kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và
nuôi trồng lan Hồ Điệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
17. Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2008), ”Quy trình kỹ thuật nuôi trồng
cây Địa lan (Cymbidium spp) cấy mô”, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số
8/2008, tr. 18 - 32.
II. Tài liệu tiếng Anh
18. Croh, C.J (1984), Koot productiow in orchids, orchicl - Review, p 88-89.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

You might also like