You are on page 1of 252

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HOÀNG VĂN CHÍNH

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC


VẬT CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH
THANH HÓA, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ
KHAI THÁC HỢP LÝ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HOÀNG VĂN CHÍNH

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC


VẬT CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH
THANH HÓA, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ
KHAI THÁC HỢP LÝ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học


Mã số: 9.42.01.11

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Minh Hợi


2. TS. Đỗ Ngọc Đài

HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS. Trần
Minh Hợi - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam và TS. Đỗ Ngọc Đài - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là
những người thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá
trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Ngô Xuân Lương, TS. Đậu Bá Thìn,
Trường Đại học Hồng Đức, Học viên cao học Khóa 8, 9 chuyên ngành thực vật
học đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận án. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn
TS. Isiaka A. Ogunwande, trường Đại học Lagos State, Nigeria đã giúp đỡ trong
việc đánh giá các số liệu về tinh dầu. TS. Nguyễn Huy Hùng, trường Đại học Duy
Tân đã thử hoạt tính sinh học một số mẫu tinh dầu. Quỹ Phát triển Khoa học và
Công nghệ Quốc gia (Nafosted) Mã số 106.03-2017.328.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo
Sau đại học, Học viện Khoa học và Công nghệ, Ban lãnh đạo, các thầy cô, cán bộ
phòng Tài nguyên Thực vật, phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Ban Giám hiệu, BCN
Khoa Khoa học Tự nhiên, Bộ môn Thực vật, trường Đại học Hồng Đức; Ban
giám đốc Vườn Quốc gia Bến En; Trạm kiểm Lâm Sông Tràng, Xuân Thái, Yên
Bái, Xuân Khang; các bạn đồng nghiệp, gia đình và người thân đã động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Hoàng Văn Chính


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ đã có lời cám ơn!
Các trích dẫn trong luận án đã chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2019
Ký tên

Hoàng Văn Chính


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ....................................................................... 1
2. Mục tiêu của luận án......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
1.1. Vài nét chung về tinh dầu và cây tinh dầu .................................................... 4
1.1.1. Khái niệm cây tinh dầu ............................................................................... 4
1.1.2. Tính chất và thành phần hóa học của tinh dầu ........................................... 4
1.1.3. Trạng thái tự nhiên và phân bố................................................................... 5
1.1.4. Giá trị sử dụng, tầm quan trọng của tinh dầu và nguyên liệu chứa tinh dầu .. 6
1.2. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới và ở Việt Nam 7
1.2.1. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới ...................... 7
1.2.2. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu ở Việt Nam .................... 11
1.2.3. Nghiên cứu cây tinh dầu ở Thanh Hóa và Vườn Quốc gia Bến En ......... 16
1.3. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số họ
thực vật trên thế giới và ở Việt Nam .................................................................. 17
1.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số
họ thực vật trên thế giới...................................................................................... 17
1.3.1.1. Họ Long não (Lauraceae) ...................................................................... 17
1.3.1.2. Họ Cam (Rutaceae)................................................................................19

1.3.1.3. Họ Hồ tiêu (Piperaceae).........................................................................21

1.3.1.4. Họ Gừng (Zingiberaceae)......................................................................22

1.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số
họ thực vật ở Việt Nam ...................................................................................... 24
1.3.2.1. Họ Long não (Lauraceae)......................................................................24

1.3.2.2. Họ Cam (Rutaceae)................................................................................25

1.3.2.3. Họ Hồ tiêu (Piperaceae).........................................................................27

1.3.2.4. Họ Gừng (Zingiberaceae)......................................................................28

1.4. Điều kiện tự nhiên ở Vườn Quốc gia Bến En.............................................32


1.4.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................32

1.4.2. Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................................ 31


1.4.3. Địa hình .................................................................................................... 31
1.4.4. Sông ngòi .................................................................................................. 31
1.4.5. Khí hậu ..................................................................................................... 32
1.4.6. Hiện trạng đất rừng ở Vườn Quốc gia Bến En........................................32

1.4.7. Điều kiện xã hội........................................................................................ 33


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................ 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................... 34
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................34

2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34


2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .................................................................... 34
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa.................................................................. 34
2.4.3. Phương pháp thu mẫu và định loại ........................................................... 35
2.4.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ................................ 36
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu ........................... 37
2.4.5.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu ............................................................... 37
2.4.5.2. Phương pháp định lượng tinh dầu ........................................................ 38
2.4.5.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu ............................. 38
2.4.6. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.............................................................39

2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính sinh học .......................................................... 39


2.4.8. Phương pháp xử lí số liệu.........................................................................40

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 41


3.1. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En,
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................... 41
3.1.1. Đa dạng về bậc ngành .............................................................................. 41
3.1.2. Đa dạng về bậc họ .................................................................................... 43
3.1.3. Đa dạng về bậc chi ..................................................................................... 44
3.1.4. So sánh thành phần loài cây tinh dầu ở VQG Bến En với VQG Pù Mát và
Việt Nam............................................................................................................. 45
3.1.5. Đa dạng về dạng thân ............................................................................... 48
3.1.6. Đa dạng về giá trị sử dụng........................................................................ 49
3.1.7. Đa dạng về giá trị và bảo tồn.................................................................... 51

3.1.8. Một số đặc điểm của các loài thực vật ở VQG Bến En được phân tích
thành phần hóa học tinh dầu...............................................................................52
3.1.8.1. Họ Long não (Lauraceae)......................................................................52
3.1.8.2. Họ Hồ tiêu (Piperaceae).........................................................................58
3.1.8.3. Họ Cam (Rutaceae)................................................................................62
3.1.8.4. Họ Gừng (Zingiberaceae)......................................................................66

3.2. Hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài cây có tinh dầu
ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa ............................................................... 76
3.2.1. Xác định hàm lượng tinh dầu của một số loài thực vật có tinh dầu ở VQG
Bến En, tỉnh Thanh Hóa ..................................................................................... 76
3.2.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thực vật ở VQG Bến En, tỉnh
Thanh Hóa .......................................................................................................... 80
3.3. Kết quả thử hoạt tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định của loài
Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith) ........................................................ 132
3.3.1. Thử hoạt tính kháng muỗi ...................................................................... 132
3.3.2. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định............................................ 136
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thực vật
có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa ................................................... 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 143
1. Kết luận......................................................................................................... 143
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 144
3. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 148
PHỤ LỤC 1. ..................................................................................................... 170
DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN,
TỈNH THANH HÓA ........................................................................................ 170
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC THẦY THUỐC NAM ĐÃ ĐƯỢC PHỎNG
VẤN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÍ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY TINH
DẦU..................................................................................................................201

PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA VÀ MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ
TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA .............. 202
PHỤ LỤC 4. SẮC KÝ ĐỒ CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐÃ ĐƯỢC PHÂN TÍCH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU ......................................................... 217
PHỤ LỤC 5. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN TÀI
NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU ........................................................234
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1. Phân bố cây tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật VQG Bến 41
En
Bảng 3.2. Các họ đa dạng nhất cho tinh dầu ở VQG Bến En 43
Bảng 3.3. Các chi đa dạng nhất có tinh dầu ở VQG Bến En 44
Bảng 3.4. So sánh cây tinh dầu ở VQG Bế n En với cây tinh dầu của VQG 45
Pù Mát
Bảng 3.5. So sánh cây tinh dầu ở VQG Bến En so với cây tinh dầu của 46
Việt Nam
Bảng 3.6. Dạng thân của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En 48
Bảng 3.7. Giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh dầu ở Bến En 49
Bảng 3.8. Thống kê các loài thực vật có tinh dầu đang bị đe dọa ở Bến En 52
Bảng 3.9. Hàm lượng các mẫu được chưng cất tinh dầu ở Bến En 76
Bảng 3.10. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Re xanh phấn 80
(Cinnamomum glaucescens)
Bảng 3.11. Thành phần hóa học tinh dầu loài Quế hồi (Cinnamomum 82
verum)
Bảng 3.12. Thành phần hóa học tinh dầu loài Lòng trứng hoa vàng 84
(Lindera racemosa)
Bảng 3.13. Thành phần hóa học tinh dầu loài Bời lời nhớt (Litsea 86
glutinosa)
Bảng 3.14. Thành phần chính của tinh dầu loài Bời lời nhớt 89
Bảng 3.15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Re trắng lá to (Phoebe 90
tavoyana)
Bảng 3.16. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau 93
của một số loài thuộc họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Bảng 3.17. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gắt (Piper acre) 94
Bảng 3.18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu bến en (Piper 97
minutistigmum)
Bảng 3.19. Thành phần hóa học lá của tinh dầu loài Tiêu lào (Piper 100
laosanum)
Bảng 3.20. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Tiêu trên đá (Piper 102
saxicola)
Bảng 3.21. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau 104
của một số loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Bảng 3.22. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Quýt dại (Atalantia 105
roxburghiana)
Bảng 3.23. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Bưởi bung ít gân 107
(Macclurodendron oligophlebia)
Bảng 3.24. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Tiểu quất không cuống 110
(Atalantia sessiliflora)
Bảng 3.25. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Dấu dầu lá chẻ ba 112
(Tetradium trichophorum Lour.)
Bảng 3.26. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau 114
của một số loài thuộc họ Cam (Rutaceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Bảng 3.27. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Sẹ (Alpinia globosa) 115
Bảng 3.28. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng malacca (Alpinia 118
malaccensis)
Bảng 3.29. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng (Alpinia napoensis) 121
Bảng 3.30. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng bắc bộ (Alpinia 123
tonkinensis)
Bảng 3.31. Thành phần hóa học tinh dầu loài Sa nhân (Amomum villosum) 125
Bảng 3.32. Thành phần hóa học tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber 128
zerumbet)
Bảng 3.33. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau 131
của một số loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Bảng 3.34. Kết quả thử ấu trùng muỗi Ae.albopictus ở các liều lượng và thời 132
gian
Bảng 3.35. Kết quả thử với muỗi Culex quinquefasciatus ở các liều lượng và 133
thời gian
Bảng 3.36. Hoạt tính kháng 2 loài muỗi của tinh dầu thân rễ loài Gừng gió 135
Bảng 3.37. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu thân rễ loài 136
Gừng gió
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ẢNH
Trang
Hình 3.1. Phân bố cây tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật VQG 42
Bến En
Hình 3.2. Phân bố các loài cây có tinh dầu trong ngành Ngọc lan 43
(Magnoliophyta)
Hình 3.3. So sánh phân bố các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En với 46
VQG Pù Mát
Hình 3.4. So sánh phân bố cây tinh dầu ở VQG Bến En so với cây tinh 47
dầu của Việt Nam
Hình 3.5. Dạng thân của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En 48
Hình 3.6. Giá trị sử dụng của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, 50
Thanh Hóa
Hình 3.7. Cinnamomum verum Presl 53
Hình 3.8. Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury 54
Hình 3.9. Lindera racemosa Lecomte 56
Hình 3.10. Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins. 57
Hình 3.11. Phoebe tavoyana (Meisn.) Hook. f. 58
Hình 3.12. Piper acre Blume 59
Hình 3.13. Piper laosanum C. DC. 61
Hình 3.14. Piper saxicola C. DC. 62
Hình 3.15. Atalantia sessiliflora Guillaum. 63
Hình 3.16. Atalantia roxburghiana Hook.f. 64
Hình 3.17. Maclurodendron oligophlebium (Merr.) Hartl. 65
Hình 3.18. Tetradium trichophorum Lour. 66
Hình 3.19. Alpinia globosa (Lour.) Horan. 68
Hình 3.20. Alpinia malaccensis (Burm. f.) Rosc. 69
Hình 3.21. Alpinia napoensis H. Dong & G. J. Xu 71
Hình 3.22. Alpinia tonkinensis Gagnep. 72
Hình 3.23. Amomum villosum Lour. 74
Hình 3.24. Zingiber zerumbet (L.) Smith 75
Ảnh 3.1. Cinnamomum verum Presl 53
Ảnh 3.2. Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury 54
Ảnh 3.3. Lindera racemosa Lecomte 56
Ảnh 3.4. Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins. 57
Ảnh 3.5. Phoebe tavoyana (Meisn.) Hook. f. 58
Ảnh 3.6. Piper acre Blume 58
Ảnh 3.7. Piper minutistigmum C. DC. 60
Ảnh 3.8. Piper laosanum C. DC. 61
Ảnh 3.9. Piper saxicola C. DC. 62
Ảnh 3.10. Atalantia sessiliflora Guillaum. 63
Ảnh 3.11. Atalantia roxburghiana Hook.f. 65
Ảnh 3.12. Maclurodendron oligophlebium (Merr.) Hartl. 65
Ảnh 3.13. Tetradium trichophorum Lour. 66
Ảnh 3.14. Alpinia globosa (Lour.) Horan. 68
Ảnh 3.15. Alpinia malaccensis (Burm. f.) Rosc. 69
Ảnh 3.16. Alpinia napoensis H. Dong & G. J. Xu 71
Ảnh 3.17. Alpinia tonkinensis Gagnep. 72
Ảnh 3.18. Amomum villosum Lour. 74
Ảnh 3.19. Zingiber zerumbet (L.) Smith 75
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĂNĐ: Cây ăn được
BUI: Cây bụi
BTTN: Bảo tồn Thiên nhiên
CAN: Cây làm cảnh
CBQL: Cán bô ̣ quản lí
Cs: Cộng sự
CDB: Cho dầu béo
CGV: Cho gia vị
CTD: Cho tinh dầu
GLT: Cây leo trườn
GNB: Cây gỗ nhỏ hoặc bụi
GOL: Cây gỗ lớn
GOT: Cây gỗ trung bình
GON: Cây gỗ nhỏ
LGO: Lấy gỗ
MNC: Mẫu nghiên cứu
THA: Cây thân thảo
THU: Làm thuốc
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
VQG: Vườn Quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Nằm ở Khu vực nhiệt đới gió mùa, lại rất đa dạng về địa hình, kiểu đất,
cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền, đặc điểm đó là cơ sở
rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú
về số lượng. Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài
nguyên sinh vật. Trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” và các tập bổ
sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận Việt Nam có khoảng trên 240 họ với khoảng
trên 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch [1]. Những năm gần đây, nhiều nhà
thực vật đã dự đoán con số đó có thể lên tới 15.000 loài, hiện nay đã thống kê
được khoảng 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch [2], trong đó có khoảng 660
loài thực vật (chiếm khoảng 6,3% tổng số loài đã biết) là những cây cho tinh
dầu. Các loài thực vật chứa tinh dầu đã biết thuộc về 357 chi (chiếm khoảng
15,8% tổng số chi) và 114 họ thực vật có mạch (chiếm khoảng 37,8% số họ)
trong Hệ Thực vật Việt Nam. Các họ giàu chi và loài chứa tinh dầu là: Cúc
(Asteraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cam (Rutaceae), Bạc hà (Lamiaceae),
Long não (Lauraceae), Hoa tán (Apiaceae), Sim (Myrtaceae)… [3].
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các hợp chất có
nguồn gốc thiên nhiên ngày càng lớn. Trong số các nhóm cây tài nguyên thực
vật thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí quan trọng. Đây là nguồn nguyên
liệu thiết yếu của nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược
phẩm...
Vườn Quốc gia Bến En nằm ở phía Tây Bắc huyện Như Thanh, cách
thành phố Thanh Hoá khoảng 46 km về phía tây Nam có toạ độ địa lý từ 190
28’ đến 19039’ độ vĩ Bắc; 105020’ đến 105035’ kinh độ Đông. Tổng diện tích
tự nhiên của Vườn là 16.634 ha, gồm 16 tiểu khu, hồ sông Mực và khu núi Đá
Hải Vân, Sông Chàng.
Vườn Quốc Gia Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông, hồ xen
kẽ nhau. Trung tâm là hồ sông Mực với hệ thống các đảo nổi còn rừng bao phủ
và nhiều chi nhánh lan toả được bao bọc bởi các kiểu địa hình núi đá xen kẽ núi
1
đất. Đỉnh núi cao nhất là Núi Đàm cao 497m. Các đỉnh núi khác còn lại cao từ
300-350m, độ dốc trung bình từ 250-300 có nơi dốc trên 350. Kiểu địa hình này
khá hiểm trở, độ dốc lớn, bên trong là các dãy núi đá vôi có nhiều hang động và
rừng bao phủ. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở đây
của Đỗ Ngọc Đài và cs (2007) [4], Hoàng Văn Sâm và cs (2008) [5], Vườn Quốc
gia Bến En (2013) [6]. Các nghiên cứu này cho thấy tại Vườn Quốc gia Bến En
có nhiều loài cây cho tinh dầu quý như Re hương (Cinnamomum parthenoxylon
Meisn.), Vù hương (C. balansae H. Lecomte), Quế thanh (C. loureiroi (L.)
Presl), Sả (Citronella spp.), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard), Thanh hao hoa
vàng (Artemisia annua L.), Húng chanh (Plectranthus aromaticum Benth.)...
Các loài thực vật này được bà con trong vùng dùng làm thuốc hoặc làm nguyên
liệu chiết xuất tinh dầu [4], [5], [6]. Hiện nay một số loài cây có tinh dầu được
trồng với số lượng tương đối lớn tại Bến En và bước đầu cho hiệu quả kinh tế
khá cao như Quế thanh (C. loureiroi), Sả (Citronella spp.), Lá khôi (Ardisia
silvestris), Húng chanh (Plectranthus aromaticum Benth.)... [4, 5, 6].
Tuy được sử dụng khá phổ biến, nhưng nghiên cứu chuyên sâu về cây
tinh dầu ở Bến En mới chỉ có mô ̣t số nghiên cứu đơn lẻ về thành phầ n hóa ho ̣c
và khả năng kháng khuẩ n ở mô ̣t số loài thực vâ ̣t của các tác giả như Đỗ Ngọc
Đài, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Xuân Lương... Như vậy, các tác giả chỉ công bố
ở những khía cạnh khác nhau còn nghiên cứu chuyên sâu thì chưa có công trình
nào nghiên cứu đầy đủ về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở đây. Chính
vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài
nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, đề
xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý” vừa có ý nghĩa khoa học vừa
có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá về tính đa dạng và giá trị sử dụng của
các loài thực vật chứa tinh dầu tại Vườn Quốc gia (VQG) Bến En, tỉnh Thanh
Hóa.
- Xác định được hàm lượng và thành phần tinh dầu của một số loài.
2
- Xác định được hoạt tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định
của tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith).
- Đề xuất được các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý các loài cây
có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Bổ sung dẫn liệu mới, tương đối đầy đủ về đa dạng thực vật có tinh
dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa.
+ Cung cấp dẫn liệu mới về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu ở
các bộ phận lá, thân, rễ, vỏ, quả của 33 mẫu thuộc 19 loài; trong đó lần đầu tiên
cung cấp những dẫn liệu về tinh dầu của 6 loài.
- Cung cấp dẫn liệu mới về hoa ̣t tiń h kháng muỗi và kháng vi sinh vật
kiểm định của tinh dầu ở thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith).
- Ý nghĩa về thực tiễn
+ Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, cũng như kế t quả đề xuất
các giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lí của luâ ̣n án sẽ giúp các nhà quản lý
xây dựng chiến lược bảo tồn các loài thực vật có tinh dầu tại VQG Bến En.
+ Danh lu ̣c các loài cây tinh dầu có giá trị sử dụng sẽ hỗ trơ ̣ tố t cho viêc̣
đinh
̣ hướng quản lý, khai thác hợp lý và phát triể n bề n vững trong tương lai.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 168 trang; ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài
liệu tham khảo; Phụ lục; Luận án gồm các chương sau:
Chương 1. Tổng quan tài liệu: 30 trang
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 7 trang
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận: 102 trang

3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vài nét chung về tinh dầu và cây tinh dầu


1.1.1. Khái niệm cây tinh dầu
Mặc dù cây tinh dầu đã được sử du ̣ng từ lâu, nhưng trước đây còn chưa
có cách hiểu thống nhất về cây tinh dầu. Đế n năm 1968, Nicolaev đưa ra
định nghĩa: Cây tinh dầu là những cây khác biệt với các cây khác ở chỗ có
thể thu được tinh dầu từ nó (Dẫn theo Đỗ Tất Lợi, 1985) [7].
Ngày nay, khi nghiên cứu chuyên sâu về mô tiết và các hoa ̣t đô ̣ng sinh
lí ở thực vật, các nhà khoa học đã thấy rõ sự khác biệt về bản chất của cây
tinh dầu, vì vậy có thể định nghĩa cây tinh dầu là những cây có chứa cấu trúc
chuyên biệt làm nhiệm vụ tiết và tích lũy tinh dầu.

1.1.2. Tính chất và thành phần hóa học của tinh dầu
Tinh dầu được hiểu là những hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ, có cấu
tạo phân tử phức tạp, không tan trong nước, dễ bay hơi và có mùi thơm đặc
trưng.
Tinh dầu có một số đặc tính sau:
- Là chất lỏng, sánh, thường có tính chiết quang hơn nước, gây hiện
tượng khúc xạ ánh sáng.
- Không hoặc rất ít tan trong nước, tan trong dung môi không phân
cực.
- Đa số tinh dầu nhẹ hơn nước (d<1), một số có tỉ trọng nặng hơn nước
(d>1).
- Tinh dầu thường dễ bay hơi, có mùi thơm đặc trưng cho từng loài
cây, nhóm cây.
Căn cứ vào cấu tạo phân tử hóa học, tinh dầu được sắp xếp vào các
nhóm chủ yếu sau [8]:
- Các hydrocacbon terpen mạch hở, vòng và những dẫn xuất có oxy
(alcol, aldehyt, este, ete ...) của chúng. Đây là một nhóm lớn, thường gặp
4
trong các loài thực vật. Các terpen được cấu tạo từ isopren (C 5H8)n; với n=2
(monoterpen), n=3 (sesquiterpen) ...
- Các dẫn xuất benzen: Nhóm này bao gồm các dẫn xuất của benzen
hoặc các benzoid, là những chất có chứa một vòng benzen đặc trưng và
thường được biểu thị như một vòng C 6 có 3 nối đôi luân phiên với các nối
đơn giữa các nguyên tử cacbon trong vòng.
- Các thành phần khác: Một vài hợp chất chứa nitrogen có những tính
chất khá đặc trưng, tuy chỉ với hàm lượng rất nhỏ (thường nhỏ hơn 0,1%) nhưng
lại có tác dụng nâng cao hương vị hấp dẫn của nhiều loại tinh dầu ngay cả ở
dạng thô.

1.1.3. Trạng thái tự nhiên và phân bố


Trong thiên nhiên tinh dầu ở trạng thái tiềm tàng hay tự do. Tinh dầu ở
trạng thái tiềm tàng vốn không phải là thành phần bình thường trong cây, mà
chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định. Tinh dầu ở trạng thái tự do trong
cây có thể được tạo thành và tập trung ở những tế bào trông giống như những
tế bào bình thường của cây hoặc tế bào lớn hơn (cây thuộc họ Long não), nhưng
thường tinh dầu ở trạng thái tự do được tập trung ở những cơ quan bài tiết của
cây: lông bài tiết ở những cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Cúc
(Asteracae); túi bài tiết liệt sinh trong họ Sim (Myrtaceae); ống bài tiết ở những
cây thuộc họ Thông (Pinaceae), họ Hoa tán (Apiaceae)... [9].
Về phân bố, tinh dầu có trong toàn bộ giới thực vật nhưng đặc biệt có mặt
nhiều trong các họ như: Thông (Pinaceae), Cam (Rutaceae), Sim (Myrtaceae),
Long não (Lauraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cúc (Asteraceae), Hoa tán
(Apiaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Na (Annonaceae), Hồ tiêu
(Piperaceae),...[9].
Tất cả các cơ quan trong cây đều có thể có tinh dầu, nhiều nhất ở ngọn
mang hoa (Bạc hà), nhưng cũng có cả trong rễ (Hương lau), trong thân rễ
(Gừng, Nghệ, Hương bài,...), trong vỏ cây (Quế), trong gỗ (Long não, Pơ mu,

5
Sa mu dầu), trong quả (Hồ tiêu, Cam, Chanh, bưởi...), trong hạt (Nhục đậu
khấu,...) [9].
Điều đặc biệt là trong cùng một loài, thành phần tinh dầu của những bộ
phận khác nhau có thể khác nhau tuỳ theo điều kiện sinh thái, thu hái. Trong
các vùng khí hậu nhiệt đới, hàm lượng tinh dầu của thực vật thường cao hơn ở
những vùng khí hậu khác.

1.1.4. Giá trị sử dụng, tầm quan trọng của tinh dầu và nguyên liệu chứa
tinh dầu
Do tinh dầu có rấ t nhiề u công dụng như kích thích thầ n kinh, sát trùng,
kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, nên từ lâu đời, con người đã sử dụng tinh
dầ u trong đời sống hằng ngày cũng như các ngành công nghiệp dược phẩm,
chế biến thực phẩm, hoá mỹ phẩm… Nhiề u loài thưc̣ vâ ̣t chứa tinh dầ u đã
trở thành cây trồ ng phổ biế n và nhiề u loa ̣i tinh dầ u là hàng hóa có giá tri ̣
kinh tế cao.
Ngành sử du ̣ng tinh dầ u lâu đời nhấ t, cũng là ngành tiêu thụ tinh dầu và
nguyên liệu chứa tinh dầu nhiều nhất là ngành thực phẩm. Trong ngành thực
phẩm, tinh dầu được dùng làm gia vị, bảo quản thực phẩm và chế rượu mùi.
Rấ t nhiề u loài thực vâ ̣t chứa tinh dầ u đươ ̣c sử dụng làm gia vi ̣ như Sả, Gừng,
Quế, Hồi, Hồ tiêu, Riề ng, Nhục đậu khấu, Đinh hương,... đây là những loại gia
vị chỉ cần dùng với liều lượng nhỏ nhưng lại có tác dụng kích thích sự tiêu hóa,
làm tăng sự ngon ăn. Một số gia vị còn có tác dụng diệt khuẩn, kéo dài thời
gian bảo quản thực phẩm [7].
Trong ngành công nghiê ̣p hương liê ̣u và mỹ phẩ m: Tinh dầu được sử
dụng làm nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng và các sản phẩm khác; ngoài ra còn
được dùng làm nguyên liệu để tách, chuyển hóa hoặc tổng hợp nhiều chất
thơm quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Trong y dược, tinh dầu và các nguyên liệu chứa tinh dầu được dùng
làm thuốc chữa bệnh như: Một số tinh dầu chứa azulen (có trong một số loài
Ngải cứu) có tính kháng khuẩn mạnh; nhiều loại tinh dầu (Long não, Thông,

6
Quế ...) dùng trong xoa bóp, chống viêm. Tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Hồi, tinh
dầu Bạch đàn, tinh dầu Khuynh diệp ... dùng chữa bệnh đường hô hấp, tiêu
hóa. Ngoài ra các nguyên liệu chứa tinh dầu còn được dùng trong đông y để
làm thuốc, xông hơi, nấu nước tắm ... [10].

1.2. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới
Mặc dù đời sống của con người từ xa xưa đã gắn liề n với các loài thực vật
và các nhà khoa ho ̣c ước tính tinh dầu thực vật đã được dùng trong những nền
văn minh cổ đại vào thời gian cách đây khoảng 6.000 năm hoặc xưa hơn. Tuy
nhiên cho tới nay chưa có đủ tài liệu để hình dung rõ ràng về lịch sử ra đời của
lĩnh vực nghiên cứu cây tinh dầu thế giới. Thần Nông là quyển sách y học cổ xưa
nhất hiện nay vẫn tồn tại ở Trung Quốc, được viết ra khoảng 2.700 năm trước
Công nguyên và có ghi chép về hơn 300 loài dược thảo. Người Trung Hoa đã
dùng các loại hương liệu và đốt các loại gỗ thơm, hương trầm để thực hành tín
ngưỡng. Ở Nhâ ̣t Bản hiện còn lưu lại cuốn “Những cây làm thuốc”, viết năm
890. Trong tài liệu này thống kê gần 100 loài cây tinh dầu, đồng thời mô tả
phương thức chế biến và sử dụng chúng [7].
Từ năm 450 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại dùng phương pháp
ngâm chiết để trích ly tinh dầu từ các loại cây cỏ có mùi thơm và hương trầm có
lẽ là một trong những phương cách cổ xưa nhất trong việc sử dụng hương liệu.
Người Ai Cập rất thông thạo việc ướp xác bằng hương liệu. Họ cũng thường
dùng dầu thơm để xoa bóp cơ thể. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, các nhà
khoa học Trung Quốc khi khai quật các ngôi mộ thời tiền Hán (có niên đại 100
năm trước Công nguyên) người ta đã xác định được trong thành phần các chất
ướp xác bao gồm hỗn hợp nhiều loại tinh dầu, trong đó chắc chắn có tinh dầu
thông và bạc hà. Như vậy, rõ ràng loài người đã có kiến thức khá sâu về tinh dầu
và phương thức sử dụng chúng cách đây không ít hơn 2.500 năm [7].

7
Từ thế kỷ XVI, tinh dầu được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu, đặc
biệt là ở Anh, Tây Ban Nha, Ý...; từ đó các công trình nghiên cứu về cây tinh
dầu và tinh dầu bắt đầu xuất hiện nhiều. Cũng vào thời gian này loài người đã
biết chủ động trồng trọt các loại cây tinh dầu trên quy mô lớn. Những đồn điền
sản xuất đầu tiên về cây tinh dầu ở ngoại ô Lônđôn và các tỉnh lân cận (Anh).
Như vâ ̣y là từ thế kỷ XVI người Anh đã có hiểu biết sâu sắc cả về đă ̣c điể m
sinh ho ̣c, kỹ thuâ ̣t trồ ng tro ̣t và cách thức sử du ̣ng của một số loài cây tinh dầu
quan trọng [7].
Giữa thế kỉ XIX, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một
phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp ...
Từ đầu thế kỉ XX, nghiên cứu cây tinh dầu và tinh dầu đặc biệt thu hút
các nhà khoa học. Từ thời kì này đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực
cây tinh dầu. Những công trình đáng lưu ý hơn cả là tài liệu do Charabot và các
học trò của ông công bố vào năm 1903, 1904, 1907. Vào thời gian sau này các
công trình nghiên cứu tăng lên rất nhanh và thuộc nhiều lĩnh vực [7]. Năm
1948, ta ̣i My,̃ E. Guenther đã xuấ t bản cuố n The Essential Oils. Trong tài liêụ
này, tác giả đã mô tả đă ̣c điể m sinh ho ̣c, kinh nghiê ̣m sử du ̣ng và vai trò của
nhiề u loa ̣i tinh dầ u và thực vâ ̣t chứa tinh dầ u. Đế n năm 1955, W. Boyle, đã
công bố kế t quả nghiên cứu, sử du ̣ng thực vâ ̣t chứa tinh dầ u và các loa ̣i gia vi ̣
trong bảo quản thực phẩ m [11].
Trong thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của hóa học ở giai đoạn này
đã khiến cho việc sản xuất tinh dầu theo con đường tổng hợp được cải tiến với
khối lượng sản phẩm lớn, giá rẻ, quy trình ổn định và được tiêu chuẩn hóa, do
đó tinh dầu tổng hợp đã từ từ thay thế các loại tinh dầu tự nhiên. Sự phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất tinh dầu trong thời kỳ này được ví như thuật
giả kim [12], [13].
Cuối thế kỉ XX, đã có nhiề u công trình nghiên cứu thành phầ n hóa ho ̣c
và hoa ̣t tin
́ h sinh ho ̣c của tinh dầ u. Brian M. Lawrence trong các công trình
“Essential oils”, (1992-1994) và “Progress in essential oils” (1995-1997),
8
(2001) tác giả đã thống kê khoảng 1.000 loài thực vật chứa tinh dầu trên thế
giới đã được phân tích thành phần hoá học của chúng [13], [14], [15], [16]. K.
A. Hammer và cs (1999) đã tiế n hành đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của 52
loa ̣i tinh dầu và các chất chiết xuất từ thực vật [17]; cũng trong năm 1999, khi
nghiên cứu về thực vâ ̣t chứa tinh dầ u ở Đông Nam Á, L.P.A. Oyen và Nguyễn
Xuân Dũng trong tác phẩm “Essential oil plants in South-East Asia” các tác giả
đã thống kê 70 loài, trong đó mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, tiǹ h
hiǹ h sử du ̣ng, khả năng gây trồng, phát triển, sản lượng và buôn bán cũng như
phân tích thành phần hoá học của khoảng 30 loài thực vâ ̣t chứa tinh dầ u [8]
Duschatzky C. B. và cs (2005) đã phân tích thành phầ n hóa ho ̣c của 7
loa ̣i tinh dầ u từ các loài thực vâ ̣t Nam Mỹ và tiế n hành thử hoa ̣t tiń h ức chế với
3 chủng virus là virus herpes simplex type 1 (HSV-1), virus sốt xuất huyết loại
2 (DENV-2) và virus Junin (JUNV) [18]; G. và Lang cs (2012), trong công
trình “A review on recent research results on essential oils as antimicrobials
and antifungals” đã tổ ng hơ ̣p và đánh giá các kế t quả nghiên cứu trong giai
đoa ̣n 2008-2010 về tinh dầ u và khả năng kháng khuẩ n, kháng nấ m của tinh dầ u
[19]; B. Teixeira và cs (2013) đã xác đinh
̣ thành phầ n hóa ho ̣c và khả năng ức
chế của 17 loại tinh dầu với bảy loại vi khuẩn gây phân hủy thực phẩm và vi
khuẩn gây bệnh (Brochothrix thermosphacta, Escherichia coli, Listeria
innocua, Listeria monocytogenes, Pseudomonas putida, Salmonella
typhimurium và Shewanella putrefaciens), kế t quả cho thấ y tất cả các loại tinh
dầu đều ức chế sự phát triển của ít nhất bốn chủng vi khuẩn được thử nghiệm
[20]; J. C. Lopez-Romero và cs (2015) công bố tác dụng kháng khuẩn và
phương thức tác động của các thành phần tinh dầu (EOs): carveol, carvon,
citronellol và citronellal, chống lại Escherichia coli và Staphylococcus aureus
[21]. Heleili Nouzha và cs (2018) đã đánh giá khả năng kháng khuẩn của bảy
loại tinh dầu đơn lẻ và phố i trô ̣n chống lại 10 chủng vi khuẩn Gram âm:
Escherichia coli (ATCCC 25922), Pseudomonas aeruginosa (ATCC 27853),
Acinetobacter sp, Klebsiella pneumonaie ESBL, Klebsiella oxytoca,
Enterobacter sp, Escherichia coli ESBL, Proteus sp, Morganella morganii,
9
Pseudomonas aeruginosa MBL, Serratia sp và ba chủng vi khuẩn Gram dương;
Staphylococcus aureus (ATCC 25923), Streptococcus sp, Staphylococcus
aureus MRSA. Kế t quả cho thấ y tinh dầu được thử nghiệm thể hiện tiềm năng
kháng khuẩn rất mạnh đối với vi khuẩn Gram dương và Gram âm ngay cả
những vi khuẩn kháng thuốc [22].
Mô ̣t liñ h vực ứng du ̣ng của tinh dầ u cũng đươ ̣c rấ t nhiề u nhà khoa ho ̣c
quan tâm đó là sử du ̣ng tinh dầ u trong bảo quản thực phẩ m như M. Radaelli và
cs (2016), nghiên cứu xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu sáu loại gia
vị thường được sử dụng ở Brazil: Ocimum basilicum L., Rosmarinus officinalis
L., Origanum majorana L., Mentha piperita L. var. piperita, Thymus vulgaris
L. và Pimpinella anisum L. chống lại chủng C. perfringens A là một trong năm
tác nhân chính gây ngộ độc thực phẩm và việc sử dụng tinh dầu từ các loại gia
vị phổ biến này như là một thay thế cho việc sử dụng các chất bảo quản hóa
học trong kiểm soát thực phẩ m [23]; I. Dini (2016) đã xuấ t bản cuố n “Essential
Oils in Food Preservation, Flavor and Safety”, trong tác phẩ m này tác giả đã
triǹ h bày vai trò và triể n vo ̣ng của tinh dầu trong bảo quản và ta ̣o hương vi cho
̣
thực phẩm [24].
Thời gian gầ n đây, có rất nhiều loài thực vật có chứa tinh dầu đã được
gieo trồng trên quy mô công nghiệp tạo nguồn nguyên liệu hàng hoá để sản
xuấ t tinh dầ u hoặc giúp cho việc tổng hợp các hợp chất tự nhiên. Hiện nay khối
lượng tinh dầu được sản xuất và chế biến trên toàn thế giới khoảng 80.000
tấn/năm. Trung Quốc là nước sản xuất tinh dầu lớn nhất đạt 20.000 tấn/năm.
Trong đó những loài được sản xuất nhiều nhất là tinh dầu Bạc hà á, Sả Java,
Màng tang, Bạch đàn… Tiếp đến là những nước Hoa Kỳ và Khối thị trường
chung châu Âu. Các nước công nghiệp như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật
Bản… thường nhập tinh dầu thô và tái xuất các sản phẩm hương liệu đã qua
chế biến. Giá mua bán tinh dầu trên thị trường thế giới phụ thuộc vào chất
lượng, mức độ sản xuất, nhu cầu [16].

10
1.2.2. Nghiên cứu về các loài thực vật chứa tinh dầu ở Việt Nam
Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, với địa hình trải dài từ Bắc vào
Nam, cùng với sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu
khác nhau giữa các vùng, miền. Vì vậy, khu hệ thực vật ở Việt Nam rất phong phú
và đa da ̣ng.
Một số công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển của các tác giả là
người nước ngoài nhằm thống kê các loài thực vật Việt Nam: J. Loureiro (1793)
[25], J.B.L. Pierre (1880) [26] và đến đầu thế kỷ XX có H. Lecomte và cs
(1907-1952) [1]. Đây là những công trình được đánh giá là nền tảng cơ sở cho
các nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam sau này. Để biên soạn bộ sách này, các
tác giả đã thu mẫu, định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn
bộ lãnh thổ Đông Dương lúc bấy giờ. Trong bộ sách Thực vật chí đại cương
Đông Dương đã ghi nhận ở Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 1.850 chi, 289 họ (trong đó có 64 chi và 2.084 loài đặc hữu) [27]. Theo
Nguyễn Tiến Bân (2005) hệ thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam đã thống kê
được 11.603 loài [28]. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật đã dự đoán số
loài thực vật bậc cao có mạch ở nước ta có khoảng 12.000-13.000 loài [2].
Về lĩnh vực thực vật chứa tinh dầu, từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, ở
nước ta chưa có nhiều công trình và tài liệu nghiên cứu. Các công trình nghiên
cứu về cây tinh dầu ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 1950 trở lại
đây. Song ở thời kỳ đầu các tác giả chủ yếu tập trung vào một số loài dùng làm
gia vị và làm thuốc. Trong khoảng năm 1952 một số tác giả người Pháp (Pétélot,
Crévost…) khi công bố các cây làm thuốc và sản phẩm thực vật Đông Dương
đã lưu tâm nghiên cứu một số cây chứa tinh dầu ở Việt Nam. Đế n năm 1977,
Vũ Ngo ̣c Lô ̣ đã xuấ t bản cuố n Những cây tinh dầ u quý, đây đươ ̣c xem là tài
liêụ đầ u tiên trình bày mô ̣t cách hê ̣ thố ng về thực vâ ̣t có tinh dầ u ở Viêṭ nam.
Trong cuố n sách này, tác giả đã giới thiêụ các đă ̣c điể m sinh ho ̣c, sinh thái và
khả năng gieo trồ ng những loài thực vâ ̣t có chứa tinh dầ u tiêu biể u ở Viêṭ Nam
cũng như kỹ thuâ ̣t thu hái, tách chiế t và đánh giá chấ t lươ ̣ng tinh dầ u [29].

11
Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tinh
dầu như tác phẩm Cây tinh dầu Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (1985) [7], Lâm sản
ngoài gỗ Việt Nam của Triệu Văn Hùng [30], Tài nguyên thực vật chứa tinh
dầu ở Việt Nam, tập 1,2 của Lã Đình Mỡi và cs (2001, 2002) [10],[31], Nghiên
cứu về tinh dầ u ở Miề n Nam Viê ̣t Nam của Lê Ngo ̣c Tha ̣ch (2002) [32]. Theo
Lã Đình Mỡi (2001), chúng ta mới khai thác tự nhiên và đưa vào trồng được
khoảng hơn 20 loài cây có tinh dầu trong khoảng hơn 600 loài đã biết (chỉ
chiếm 3% số loài cây có tinh dầu).
Việc nghiên cứu cây tinh dầu ở nước ta thường tâ ̣p trung vào điề u tra,
đánh giá đa da ̣ng của từng vùng đơn lẻ hoă ̣c phân tić h thành phần hoá học, đánh
giá khả năng kháng khuẩ n và triể n vo ̣ng gây trồng phát triển của một số loài có
tiề m năng khai thác mà chưa mang tính tổng quát trong việc điều tra nguồn tinh
dầu theo vùng và lãnh thổ [10], [31]. Lê Tùng Châu (1975), đã nghiên cứu các
monoterpen hydrocacbon trong tinh dầu quả Sa nhân (Amomum xanthioides
Wall.) [33]; Đào Lan Phương (1990) công bố thành phần hóa học tinh dầu Sa
nhân Việt Nam [34]; Nguyễn Xuân Dũng (1996) đã tiến hành nghiên cứu về
thành phần hoá học của tinh dầu và sự đa dạng về kiểu hoá học của một số họ
thực vật làm thuốc phân bố ở những khu vực khác nhau của Việt Nam [35]; A.
Muselli và cs (1999) đã nghiên cứu về thành phần hoá học của tinh dầu Ngũ
gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.) [36]; Lưu Đàm Cư (2000) về
phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam [9]; Lã Đình Mỡi (2000) về
thực vật có tinh dầu trong chi Long não [37]; Nguyễn Thị Thuỷ và cs (2000)
đã nghiên cứu một số loài cho tinh dầu được thuần hóa và nhập nội [38]; năm
2001, Nguyễn Thị Thuỷ và cs công bố thành phần hóa học tinh dầu các loài
thuộc chi Amomum ở Ninh Thuận [39]; Trần Minh Hợi và cs (2000) công bố
một số kết quả bước đầu về nguồn thực vật có tinh dầu tại Lâm trường Hương
Sơn, Hà Tĩnh [40]. Trần Huy Thái và cs (2002, 2003) đã điều tra cơ bản về thực
vật có tinh dầu ở Việt Nam như “Nguồ n thực vâ ̣t có tinh dầ u ta ̣i tin̉ h Hòa Bình”
[41], “Nguồn thực vật có tinh dầu tại vùng trung du Vĩnh Phúc” giai đoạn 2001-
2003 [42]. Trần Minh Hợi và cs (2002) công bố Tài nguyên thực vật ngoài gỗ
12
tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Hà Nội [43]; Văn Ngọc Hướng, Vũ Minh
Trang (2003) nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật
của tinh dầu thân rễ Riềng pinnan (Alpinia pinnanensis T.L &Senjen) [44] Trần
Huy Thái và cs (2003, 2004, 2005) đã nghiên cứu về thành phần hóa học tinh
dầu lá và quả cây Râm bắc bộ (Bursea tonkinensis Guill.) [45] cây Xuyên tiêu
[46] và thành phần hoá học của tinh dầu Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum
(Roxb.) Wall.) ở Việt Nam [47]; Trần Đình Thắng và cs (2005, 2006) về đa
da ̣ng hóa ho ̣c một số loài thuộc chi Canarium ở Việt Nam [48], Đa dạng sinh
học và hoá học của chi Litsea ở Việt Nam [49]; Trần Huy Thái và cs (2007)
nghiên cứu về thành phần hoá học của tinh dầu Bách vàng (Xanthocyparis
vietnamensis Farjon and Hiep) ở Việt Nam [50], nghiên cứu về thành phần hoá
học của tinh dầu Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) [51] và
về thành phần hoá học của tinh dầu Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata)
ở Việt Nam [52]; Lê Văn Hạc, Nguyễn Thị Minh Hường (2007), Nghiên cứu
thành phần hóa học của tinh dầu Bưởi bung (Glycosmis pentaphylla Corr.) ở
Hà Tĩnh, Nghệ An [53]; Lê Thị Mai Hoa và cs (2008) Nghiên cứu thành phần
hóa học tinh dầu của 2 loài mang tên Bưởi bung (Acronychia pendunculata (L.)
Miq. và Glycosmispentaphylla (Rotz) DC. [54]; Nguyễn Anh Dũng và cs
(2009) đã công bố thành phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u loài Euodia calophylla [55].
Nguyễn Xuân Minh Ái và cs (2009) đã tiến hành khảo sát tinh dầ u Sa nhân hai
hoa (Amomum biflorum Jack) [56]. Võ Kim Thành, Đỗ Thi ̣ Triê ̣u Hải (2010),
nghiên cứu chiế t tách và xác đinh
̣ thành phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u củ Riề ng ở Hô ̣i
An, Quảng Nam [57]; Nguyễn Hữu Tuấn và cs (2010), công bố Thành phần
hoá học và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu sa nhân tím
(Amomum longiligulaire) [58]; Nguyễn Thị Hiền và cs (2010) công bố Thành
phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u lá cây Re xanh (Cinnamomum tonkinensis (Lecomte) A.
Chev.) ở Hà Tĩnh [59]. Huỳnh Văn Tiến Lộc và cs (2010), công bố Thành phần
hoá học của tinh dầu lá cây Cơm rượu craib (Glycosmis craibii Tanaka) ở Nghệ
An [60]. Nguyễn Thanh Huê ̣ và cs (2012), khảo sát thành phầ n hóa ho ̣c và hoa ̣t
tiń h kháng vi sinh vâ ̣t của tinh dầ u Gừng (Zingiber officinale Roscoe) và tinh
13
dầ u Tiêu (Piper nigrum L.) [61]. Lê Công Sơn (2013) nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong chi Long não
(Cinnamomum) và Màng tang (Litsea) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, đã xác định
hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu 39 mẫu từ các bô ̣ phâ ̣n khác nhau
của 24 loài; trong đó, chi Quế (Cinnamomum) với 14 loài và chi Bời lời (Litsea)
với 10 loài [62]; Phan Xuân Thiêụ và cs (2013) công bố Thành phần hóa học
tinh dầu lá Cam chanh - Citrus sinensis (L.) Osbeck trồng ở Nghệ An [63];
Nguyễn Văn Lợi và cs (2013) đã tách chiế t và xác đinh
̣ hoa ̣t tính sinh ho ̣c của
các thành phầ n ta ̣o hương trong tinh dầ u vỏ Bưởi và vỏ Cam của Viêṭ Nam
[64]; Bùi Văn Hướng và cs (2014), Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học
trong tinh dầu từ lá của loài Giổi chanh (Michelia citrata (Noot. & Chalermglin)
Q.N.Vu & N.H. Xia) thu tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang [65]; Lê Đông Hiếu
và cs (2017), khi nghiên cứu họ Hồ tiêu ở Bắc Trung Bộ đã xác định hàm lượng
và phân tích thành phần hóa học tinh dầu của 36 mẫu thuộc 18 loài trong chi
Hồ tiêu (Piper); trong đó, lần đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hóa
học tinh dầu của 13 loài là: Tiêu lá gai (Piper boehmeriifolium), Tiêu thân ngắn
(Piper brevicaule), Tiêu cam bốt (Pipercambodianum), Tiêu lá hoa mập (Piper
carnibracteum), Tiêu châu đốc (Piper chaudocanum), Tiêu gié trần (Piper
gymnostachyum), Tiêu hải nam (Piper hainanense), Tiêu harmand (Piper
harmandii), Tiêu maclure (Piper cf. maclurei), Tiêu biến thể (Piper mutabile),
Tiêu gié thòng (Piper pendulispicum), Tiêu sóng có lông (Piper pubicatulum),
Tiêu dội (Piper retrofractum) [66]. Nhóm tác giả Trần Đình Thắng, Đỗ Ngọc
Đài và cs đã công bố thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong các họ
Na (Annonaceae), Gừng (Zingiberaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Hoa sói
(Chloranthaceae), Trám (Burseraceae), Cam (Rutaceae),... ở Việt Nam [67-76].
Đào Thị Minh Châu (2016), đã công bố về nguồn lâm sản ngoài gỗ ở
VQG Pù Mát, trong đó đã xác định được 3 loài có tinh dầu là Sa nhân giác
(Siliquamomum tonkinensis), Giả sa nhân (Hornstedtia sanhan) và Ét linh vân
nam (Etlingera yunnanensis) [77]. Lê Thị Hương (2016) công bố tinh dầu các
loài thuộc chi Alpinia và Amomum ở Bắc Trung Bộ, trong đó đã phân tích thành
14
phần hóa học tinh dầu của 50 mẫu thuộc 12 loài, chi Riềng (Alpinia Roxb.) với 7
loài (29 mẫu) và chi Sa nhân (Amomum Roxb.) với 5 loài (21 mẫu). Lần đầu tiên
xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 2 loài thuộc chi Riềng
(Alpinia Roxb.) là Riềng meng hai (Alpinia menghaiensis), Riềng nhiều hoa
(Alpinia polyantha), 3 loài thuộc chi Sa nhân (Amomum Roxb.) là Amomum
gagnepain, Amomum muricarpum và Amomum maximum [78]; Dương Mô ̣ng
Hòa và cs (2016), Nghiên cứu chiết xuất, khảo sát thành phần hóa học và bước
đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà (Melaleuca alternifolia) trong sản xuất nước
̣
súc miệng [79]; Giang Thi Kim Liên và cs (2017), Mô ̣t số nghiên cứu về thành
phầ n hóa ho ̣c của tinh dầ u vố i và dich
̣ chiế t n-hexane của lá và nu ̣ cây vố i thu
hái ở tỉnh Quảng Nam, Việt Nam [80]; Nguyễn Viết Hùng (2017) Nghiên cứu
thành phần hóa học tinh dầu của các loài thực vật ở VQG Pù Mát và đề xuất
các giải pháp bảo tồn đã phân tích 38 mẫu thuộc 25 loài của 7 họ thực vật là:
Cam (Rutaceae), Long não (Lauraceae), Na (Annonaceae), Gừng
(Zingiberaceae), Nhân sâm (Araliaceae), Ráy (Araceae) và Sim (Myrtaceae).
Lần đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 13 loài là
Trâm lá cứng (Syzygium sterophyllum),Chân chim ngăn quả (Schefflera
myriocarpa), Sa nhân miên (Amomum repoense), Gừng đen (Distichochlamys
citrea), Riềng (Alpinia napoensis), Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens), Thần
phục (Homalomena pierreana), An phong bắc bộ (Alphonsea tonkinensis), Chắp
dai (Beilschmiedia percoriacea), Bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea
myristicaefolia), Re trắng chùy (Phoebe paniculata), Bưởi bung ít gân
(Maclurodendron oligophlebium), Quýt rừng (Atalantia guillauminii) [81];
Đă ̣ng Thi ̣ Thanh Nhàn, Lê Thi ̣ Huyề n (2017), đã nghiên cứu thành phầ n hóa
ho ̣c và hoa ̣t tính kháng khuẩ n, kháng nấ m của tinh dầ u cây kinh giới (Elsholtzia
ciliata (Thunb.) Hyland.) thu hái ta ̣i Thừa Thiên Huế [82]. Hoàng Danh Trung
(2018) khi nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu của một số
loài trong các chi: Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu
(Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ
An đã xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 16 loài, trong
15
đó chi Hồng bì (Clausena) 5 loài (Clausena anisiata, C. dimidiana, C. indica,
C. excavata, C. engleri); chi Ba chạc (Euodia), với 10 mẫu của 3 loài (Euodia
calophylla, E. lepta, E. simplicifolia); chi Cơm rượu (Glycosmis) với 2 loài
(Glycosmis crassifolia, G. mauritiana) và chi Muồng truổng (Zanthoxylum) với
6 loài (Zanthoxylum avicennae, Z. laetum, Z. myriacanthum, Z. nitidum, Z.
ovalifolium, Z. rhetsa) [83].
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đã thống kê được
nhiều loài cây tinh dầu có tiềm năng và phân tích thành phần hoá học của chúng.
Một số loài thực vật có tinh dầu khá tiêu biểu được nghiên cứu như tinh dầu
Riềng nếp (Alpinia galanga Willd.), Hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.),
Hàm ếch (Saururus chinensis), Rẫm bắc bộ (Bursera tonkinensis), Thổ tế tân
(Asarum caudigerum), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Đỉnh tùng
(Cephalotaxus mannii), Sẻn hôi (Zanthoxylum rhetsa), Hồi nước (Limnophila
rugosa), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Sa mu dầu (Cunninghamia
konishii), Từ bi biển (Vitex rotundifolia), Bưởi bung (Glycosmis pentaphylla
Corr.), Tiêu gié trần (Piper gymnostachyum C. DC.), v.v. Đây đều là những dẫn
liệu vừa có giá trị khoa học vừa có có giá trị thực tiễn, góp phần bổ sung và làm
phong phú thêm tri thức về nguồn thực vật có tinh dầu ở Việt Nam.

1.2.3. Nghiên cứu cây tinh dầu ở Thanh Hóa và Vườn Quốc gia Bến En
Khu vực miền núi Thanh Hóa rất đa dạng về các loài thực vật, hiện đã
biết trên 1.500 loài thực vật bậc cao [6]. Tuy nhiên dẫn liệu mang tính hệ thống
về hóa học tinh dầu khu hệ thực vật nơi đây vẫn còn là mảng trống. Kết quả
điều tra đánh giá hệ thực vật Bến En của các tác giả Đỗ Ngọc Đài (2007) [3],
[4], Hoàng Văn Sâm (2009) [5], trong công bố thành phầ n thực vâ ̣t Bế n En
đáng chú ý là nhóm cây cho tinh dầu có giá trị khá phong phú gồm một số đại
diện chính như Re cuống dài (Cinnamomum longepetiolatum), Quế thanh (C.
cassia), Long não (C. camphora (L.) Presl), Màng tang (Litsea cubeba), Bời
lời nhớt (L. glutinosa), Bời lời đắng (L. umbellata), Re trắng mũi mác (Phoebe
lanceolata), Re hương (Cinnamomum balansae)...

16
Các nghiên cứu về nguồn thực vật bậc cao chứa tinh dầu ở Thanh Hóa
chủ yếu tập trung xác định thành phần hóa học của một số loài đơn lẻ như: Lê
Văn Hạc và cs (2004), Xác định thành phần hoá học của tinh dầu cây Mần tưới
trắng (Eupatorium staechadosmum) ở Thanh Hoá [84]; Trần Đình Thắng
(2014) trên đối tượng Canarium parvum và C. tramdenum [85]; Đậu Bá Thìn
(2017) nghiên cứu loài Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum Roxb.) ở
Vườn Quốc gia Bến En [86], Ngô Xuân Lương và cs (2017) từ loài Ngọc lan
trắng (Michelia alba) [87].
Như vâ ̣y, dù nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu ở khu vực Thanh Hóa
nói chung và VQG Bến En nói riêng khá đa dạng, nhiều họ, chi và loài cho tinh
dầu quan trọng, hàm lượng tinh dầu cao với nhiều thành phần có giá trị. Tuy nhiên
những công trình nghiên cứu về tinh dầu chỉ rải rác ở một số loài, chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống nguồn tài nguyên cho tinh dầu ở khu
vực này.

1.3. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một
số họ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của
một số họ thực vật trên thế giới
1.3.1.1. Họ Long não (Lauraceae)
Nghiên cứu tinh dầu Họ Long não (Lauraceae) trên thế giới tập trung
chủ yếu vào nhóm được ứng dụng làm nước hoa, dược phẩm, mỹ phẩm và
khả năng kháng nấm, kháng khuẩn. Các loài được nghiên cứu trong họ Long
não chủ yếu tập trung vào các chi Cinnamomum, Litsea, Machilus,…được
nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới quan tâm và thường được dùng làm
nguyên liệu để tổng hợp hữu cơ do chúng có hàm lượng cao các hợp chất như
linalool, camphor, cinnamaldehyd, eugenol, safrol, metyleugenol, terpinen-4-
ol, -terpineol,… [10].
L. Zhu và cs (1993) đã xác định thành phần hoá học chính của tinh dầu
lá loài Litsea pungen phân bố ở Trung Quốc là 1,3,3-trimetyl-2-oxabicyclo,

17
octan (60,0%), 1,8-cineol (9,0%) [88]. Từ lá loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa)
ở Băng La Đét các hợp chất chính được công bố là phytol (22,4%),
caryophyllen (21,5%), thujopsen (12,2%), β-myrcen (5,0%). Trong khi đó tinh
dầu ở quả của loài này lại chứa chủ yếu là acid lauric (44,8%), 3-octen-5-yn,
2,7-dimethyl (28,7%), α-cubeben (6,4%) và caryophyllen (5,0%) [89].
D. Frizzo Caren và cs (2000), đã phân tích thành phầ n tinh dầ u từ lá và
cành non của hai giống cây Long não (Cinnamomum camphora), được trồng ở
miền Nam Brazil. Kế t quả tinh dầ u lá có tới 95% linalool [90]. A. Simic và cs
(2004), đã công bố thành phần hóa học của một số tinh dầu họ Lauraceae và
hoạt tính kháng nấm của chúng. Thành phần chính của tinh dầ u là linalool
(81,3%), α –terpineol (4,8%), geraniol (1,3%). Ở loài Laurus nobilis với các
thành phần chính là 1,8-cineol (41,9%), sabinen (9,1%), α-pinen (7,2%),
linalool (7,0%), α-terpinyl acetat (5,5%) và β-pinen (5,2%). Trong tinh dầu của
loài Cinnamomum zeylanicum với thành phần chính là trans-cinnamaldehyt
(62,8%), limonen (8,3%) và eugenol (7,1%). Cũng trong công trình này, tác giả
đã đánh giá hoa ̣t tính kháng nấ m của 8 loa ̣i tinh dầ u (Aniba rosae, Laurusnobilis,
Solanumalbid, Cinnamomum zeylan, Anibarosaeodora, Laurus canariensis,
Solanumalbidum, Cinnamomum zeylanicum), kế t quả cho thấ y cả 8 loa ̣i tinh
dầ u đề u có khả năng ức chế các chủng nấ m thí nghiê ̣m [91].
Tinh dầu từ lá loài Màng tang (Litsea cubeba) phân bố ở Ấn Độ với thành
phần chính là sabinen (62,4%), ở quả là limonen (22,7%), (E)-citral (25,5%) và
-citral (37,9%) [92].
Mohamed Bilal Goudjil và cs (2015), khi nghiên cứu thành phần hóa
học, hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của tinh dầu chiết xuất từ lá của
loài Laurus nobilis ở Algeria. kết quả thu được 22 thành phần, chiếm 99,7%
tinh dầu của Laurus nobilis. Các hợp chất chính được xác định là 1,8-cineol
(45,4%), tiếp theo là bornylen (17,3%), linalool (8,1%) và sabinen (7,5%). Hoạt
tính kháng khuẩn của tinh dầu được kiểm tra bằng phương pháp khuếch tán đĩa
thạch, bằng cách xác định vùng ức chế và nồng độ ức chế tối thiểu. Kế t quả cho
thấ y tinh dầ u có khả năng ức chế cao với Salmonella enterica [93].
18
Elizabeth G. và cs (2016), đã nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính
kháng khuẩn của tinh dầu lá Ocotea caudata ở Colombia. Kế t quả cho thấ y các
thành phần chính là germacren D (55,8%), bicyclogermacren (8,0%), β-
caryophyllen (4,6%) và β-bourbonen (2,3%). Ngoài ra, hoạt tính kháng khuẩn
của dầu được đánh giá đối với hai vi khuẩn Gram (+) và hai vi khuẩn Gram (-)
cho thấy dầu có hoạt tính ức chế đối với vi khuẩn Gram (+) [94].
Carolina S. B. D. và cs (2017), đã phân tích hành phần hóa học, đánh giá
hoạt tính chống oxy hóa tinh dầu Ocotea bicolor, tinh dầu chủ yếu là các
sesquiterpen với δ-cadinen (7,4%), β-sesquiphellandren (6,7%), β-elemen
(5,4%) và α-cadinol (5,2%) [95].

1.3.1.2. Họ Cam (Rutaceae)


Hầu hết các loài trong họ Cam (Rutaceae) đều có chứa tinh dầu hoặc
hương thơm, song hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu ở mỗi loài
thường khác nhau. Theo các công trình công bố , đã nhâ ̣n biế t đươ ̣c trên 150
chấ t trong tinh dầ u Citrus. Thành phầ n chủ yế u của tinh dầ u Citrus là các hơ ̣p
chấ t terpen như limonen là hơ ̣p chấ t tham gia mô ̣t phầ n nhỏ vào hương vi ̣tinh
dầ u. Một số loài thì thành phần chủ yếu của tinh dầu là linalool, safrol,... [10].
Z. L. Liu và cs (1999), khi nghiên cứu hoa ̣t tính sinh ho ̣c của tinh dầu
loài Euodia rutaecarpa cho thấy chúng có khả năng gây độc ở cá thể trưởng
thành và ấu trùng của loài Sitophilus zeamais [96]. Theo J. Zhang và cs (1999),
thì loài Euodia fargesii phân bố ở Trung Quốc trong tinh dầu chủ yếu là các
hợp chất terpenoit [97]. J. J. Brophy (2004), phân tích tinh dầ u trong lá của loài
Euodia hylandii ở Úc được đặc trưng bởi sesquiterpen với spathulenol (12-
20%) là thành phần chính. Ở loài Euodia pubifolia cũng chủ yếu là
sesquiterpenic với thành phần chính là spathulenol (18,3%) [98].
S. R. Virendra và cs (2008), đã công bố từ lá của loài Zanthoxylum
acanthopodium chủ yếu là các hợp chất terpen với các thành phần chính là
linalool (14,3%), 9,12-octadecadien-ol (8,4%), 1,8-cineol (7,7%), 2-undecanon
(7,3%), farnesol (3,6%), 9,12,15-octadecatrien-1-ol (3,2%) và β-caryophyllen

19
(3,0%) [99]. Quả và lá của loài Zanthoxylum nitidum phân bố ở Ấn Độ, được
Sanjib B. và cs (2009) công bố với các thành phần chính ở quả là linalool
(23,3%), limonen (12,9%), -terpineol (8,3%), -pinen (7,9%), ở lá gồm
limonen (33,1%), geraniol (10,6%) và carvon (9,6%) [100].
C. Wang và cs (2015) đã phân tính thành phầ n hóa ho ̣c và khả năng chố ng
côn trùng của tinh dầ u Zanthoxylum armatum thu hái ta ̣i Trung Quố c. Các hợp
chất Anethol (20,5%), 1,8-cineol (14,0%), 2-tridecanon (12,5%), limonen
(9,0%) và piperiton (8,0%) là các thành phần chính của tinh dầu. Kết quả hoa ̣t
tính sinh học diệt côn trùng cho thấy tinh dầu Zanthoxylum armatum thể hiện
độc tính mạnh đối với Bo ̣ cánh cứng Lasioderma serricorne và Tropidion
castaneum với giá trị LC50 tương ứng là 13,83 và 4,28 mg/L. Trong số các hợp
chất hoạt tính, piperiton có độc tính mạnh nhất chống lại L. serricorne (LC50 =
1.21 mg/L không khí) và độc tính tiếp xúc với T. castaneum (LD50 = 3.16
μg/trưởng thành). 1,8-cineol, limonen và piperiton cho thấy độc tính xông hơi
tương tự với T. castaneum với giá trị LC50 tương ứng là 5,47, 6,21 và 7,12 mg/L.
Trong khi đó, L. serricorne nhạy cảm nhất với 2-tridecanone (LD50 = 5.74
μg/trưởng thành) [101].
B. Fernanda và cs (2018) đã phân tích thành phầ n hóa học và hoa ̣t tiń h
sinh ho ̣c của tinh dầu từ lá của Zanthoxylum monogynum, trong đó các thành
phần chính được tìm thấy là citronellol (43,0%) và farnesol (32,0%). Kế t quả
thử hoa ̣t tính sinh ho ̣c cho thấ y tinh dầ u có khả năng ức chế it́ nhấ t 90% sự phát
triể n của 6 dòng tế bào ung thư và 2 chủng nấ m men Cryptococcus sp.,
Saccharomyces cereviseae [102]. Theo N. Wongkattiya và cs (2018), sabinen
(22,5%) và terpinen-4-ol (32,3%) là thành phần chính của tinh dầu
Zanthoxylum rhetsa trong khi limonen (57,9%) và -phelladren (15,5%) là
thành phần chính của Zanthoxylum limonella và cả hai loa ̣i tinh dầ u này đề u có
khả năng ức chế cao với hai dòng tế bào ung thư vú (MCF-7 và MDA-MB-
231) [103]. Cũng trong năm 2018, I. Liaqat, và cs đã đánh giá độc tính của tinh
dầu từ một số loài thực vật thuộc họ Rutaceae trên chuô ̣t ba ̣ch. Kế t quả cho thấ y
trong bảy loa ̣i tinh dầ u Aegle marmelos, Murraya koenigii, Citrus reticulata,
20
Zanthoxylum armatum, Skimmia laureola, Murraya paniculata, và
Boenninghausenia albiflora thì có sáu loa ̣i tinh dầu hoàn toàn an toàn trừ B.
albiflora [104].

1.3.1.3. Họ Hồ tiêu (Piperaceae)


Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của các loài trong ho ̣ Hồ tiêu. Các nghiên
cứu tâ ̣p trung nhiề u vào chi Piper, điển hình là các công trình như: Ling Liu và
cs (2007), khi phân tích thành phần hóa học tinh dầu loài Piper nigrum và Piper
longum, kết quả cho thấy từ loài Piper nigrum có các thành phần chính là β-
caryophyllen (23,5%), -3-caren (22,2%), d-limonen (18,7%), β-pinen (8,9%)
và α-pinen (4,0%). Ở loài Piper longum với β-caryophyllen (33,4%), -3-caren
(7,6%), eugenol (7,4%), d-limonen (6,7%), zingiberen (6,7%) là các thành phần
chính của tinh dầu [105]. J. G. L. Almeida và cs (2009) nghiên cứu và xác định
được thành phần hóa học của các loại tinh dầu từ lá và quả của Piper
divaricatum, tinh dầu chủ yếu là các monotecpen. Thành phần chính của tinh
dầu lá là linalool (23,4-29,7%), β-pinen (19,9-25,3%) và α-pinen (9,0-18,8%),
trong khi các loại tinh dầu quả chủ yếu là β-pinen (18,0-12,0%), α-pinen (6,3-
17,6%) và β-caryophyllen (9,0-11,4%) là các hợp chất phổ biến [106].
J. C. Nascimento và cs (2013), nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và
thành phần hóa học của tinh dầu loài Piper klotzschianum. Kế t quả cho thấ y
tinh dầu này thường có độc tính cao với A. salina, với giá trị LC50 dao động từ
7,06 đến 15,43 µg mL (-1) [107].
Năm 2015, I. A. Oyemitan và cs đã nghiên cứu thành phầ n hóa ho ̣c tinh
dầ u Piper guineense và ảnh hưởng của nó lên hoa ̣t đô ̣ng thầ n kinh của chuô ̣t,
kế t quả đã xác định được các hợp chất chính là β-sesquiphellandren (20,9%),
linalool (6,1%), limonen (5,8%), Z-β-bisabolen (5,4%) và α-pinen (5,3%). Tinh
dầu có khả năng ức chế thần kinh trung ương, giảm nhiệt, an thần, giãn cơ,
chống loạn thần và chống co giật [108].
Theo D. S. Rocha (2016), tinh dầ u lá Piper caldense bao gồm chủ yếu là

21
α-cardinol (19,0%), α-muurolol (9,0%), tujopsan-2-β-ol (7,4%); tinh dầ u thân
gồ m terpine4-ol (18,5%), α-terpineol (15,3%), α-cadinol 2-β-ol (9,8%); tinh
dầ u rễ có thành phần chính là pentadecane hydrocarbon (35,7%), valencene
(10,5%). Kế t quả thử nghiệm chống lại các vi khuẩn Gram dương: S. aureus
(ATCC 6538), B. subtilis (ATCC 6633) và E. faecalis (ATCC 6057) ); vi khuẩn
Gram âm: E. Coli (ATCC 25922), K. pneumoniae (ATCC29665) và P.
aeruginosa cho thấ y tấ t cả các mẫu tinh dầ u đề u có khả năng ức chế sự phát
triể n của các loa ̣i vi khuẩ n trên với các mức đô ̣ khác nhau [109].
Monzote L. và cs (2017), phân tích thành phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u loài
Piper aduncum ở Cu Ba đã xác định được các thành phần chính của tinh dầu là
camphor (17,1%), viridiflorol (14,5%), và piperiton (23,7) [110]. Theo Santos
A. L. (2018), tinh dầu Piper amalago từ lá chủ yếu là các sesquiterpen gồm
bicyclogermacren và δ-cadinen. Trong tinh dầu có khả năng ức chế các chủng
̣ và liều dùng được thử nghiệm không gây ra ảnh hướng
vi sinh vâ ̣t thử nghiêm
đáng kể trong các thông số về độc tính cấp tính [111].

1.3.1.4. Họ Gừng (Zingiberaceae)


Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về các loài trong họ Gừng, chủ yếu
được tập trung vào các chi Curcuma, Zingiber, Alpinia, Amomum,… Điển hình
là các công trình của X. Ji và cs (1993), công bố từ tinh dầu quả loài Alpinia
chinensis có các thành phần chính là β-pinen (15,2%), neryl axetat (15,8%), o-
alyltoluen (20,5%) [88]; cũng từ tinh dầu hạt, L. Zhu và cs (1993) đã công bố
các thành phần chủ yếu là geraniol (10,3%), geranyl axetat (28,8%), o-propenyl
toluen (13,6%) [88].
M. S. Hasnah và cs (1998) khi nghiên cứu về thành phần tinh dầu thân
rễ loài Alpinia conchigera ở Malaysia đã công bố với β-sesquiphellandren
(20,5%), β-bisabolen (12,1%) và 1,8-cineol (11,6%) là các thành phần chính
[112]. Cũng từ tinh dầu thân rễ loài này ở Malaysia, được K. C. Wong và cs
(2005) công bố với β-bisabolen (28,9%), 1,8-cineol (15,3%), β-caryophyllen
(10,0%) và β-pinen (9,5%) là các thành phần chính [113]. Như vậy, thành phần

22
chính tinh dầu thân rễ loài Alpinia conchigera ở Malaysia của hai tác giả là
tương đối giống nhau. H. Ibrahim và cs (2009) cũng đã công bố tinh dầu lá và
thân giả có các thành phần chính là β-bisabolen (15,3%-19,9%), β-
sesquiphellandren (7,6-11,3 %) [114]. Ở Bănglađét, M. Z. I. Bhuiyan và cs
(2010) công bố ở thân rễ với eucalyptol (25,9%), chavicol (25,1%), β-pinen
(6,7%) là các thành phần chính [115]. Loài này ở Inđônêxia được M.
Muchtaridi và cs (2014) công bố trong lá với α-pinen (30,6%), β-pinen (11,4%),
1,8-cineol (21,4%) và methyl cinnamat (9,2%) là các thành phần chính. Còn
methyl cinnamat (30,2%), α-pinen (13,0%), β-pinen (12,4%) và 1,8-cineol
(16,6%) là thành phần chính của thân giả. Trong thân rễ được đặc trưng bởi
methyl cinnamat (64,4%), α-pinen (14,9%), β-pinen (12,4%) và 1,8-cineol
(9,9%) là các thành phần chính [116].
Iramanida Batubarai và cs (2016) đã đánh giá hoa ̣t tính kháng khuẩ n của
các loa ̣i tinh dầ u ho ̣ Zingiberaceae: Curcuma domestica, C. zedoaria, C.
xanthorrhiza, Elettaria cardamomum, Kaempferia galanga, Zingiber officinale
var. Rubrum và Zingiber purpureum, kế t quả cho thấ y tinh dầu của Kaempferia
galanga, Curcuma domestica, Elettaria cardamomum và Zingiber purpureum
đã ức chế thành công các chủng Streptococcus mutans với nồng độ ức chế tối
thiểu là 2000 µg / mL [118]. Nikhil Kumar và Vijayyata (2017) đã nghiên cứu
thành phầ n hóa ho ̣c và hoa ̣t tính kháng khuẩ n của tinh dầ u thân rễ loài Alpinia
allughas Rosc. Kế t quả 28 hợp chất chiếm 95,14% lượng tinh dầu đã được xác
định và tinh dầ u có hoạt tính kháng khuẩn tốt chống lại Staphylococcus aureus
[119]. Yang Yang và cs (2018), phân tích thành phần hóa học và hoạt tính
kháng khuẩn của tinh dầu Kaempferia galanga, tổng số 25 thành phần đã được
xác định (95,98% tổng lượng tinh dầu), trong đó các hợp chất chủ yếu được tìm
thấy trong tinh dầu là ethyl-pmethoxycinnamate (75,83%) và ethylcinnamate
(17,48%). Tinh dầu có hoạt tính ức chế mạnh nhất đối với S. aureus (MIC 1
mg / mL), tiế p theo là S. typhimurium (MIC 2 mg/mL) và thấ p nhấ t là E. coli
với MIC 5 mg/mL [120].

23
1.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của
một số họ thực vật ở Việt Nam
1.3.2.1. Họ Long não (Lauraceae)
Theo Nguyễn Kim Đào (2017), họ Long não (Lauraceae)ở Việt Nam có
21 chi, 273 loài. Các công trình nghiên cứu về tinh dầu chủ yếu tập trung trong
các chi Cinnamomum, Litsea, Machilus, Phoebe v.v. Các công trình điển hình
như: Nguyễn Xuân Dũng (1996), trong luâ ̣n án tiế n si ̃ khoa học của mình đã
nghiên cứu một số loài trong chi Cinnamomum khá đầy đủ, đặc biệt là loài Long
não (Cinnamomum camphora), tác giả đã mô tả đă ̣c điể m sinh ho ̣c, tình hiǹ h
và triể n vo ̣ng trồ ng trên quy mô lớn; đánh giá về hàm lượng cũng như sự tích
lũy tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của cây non đến cây trưởng thành. Từ
loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon) với thành phần chính trong gỗ là
safrol (90,3%), rễ là benzyl benzoat (52%). Thành phần hóa học tinh dầu chính
của loài Cinnamomum cambodianum là α-terpineol (33,4%), linalool (22,4%)
và terpinen-4-ol (13,3%). Cinnamomum albiflorum với thành phần chính là
eugenol (37,0%), 1,8-cineol (29,2%). Loài Cinnamomum longipetiolatum với
thành phần chính tinh dầu của lá là camphora (85,7%) và α-pinen (2,7%) [35].
Cũng năm 1996, Nguyễn Thị Tâm và cs đã nghiên cứu thành phần hoá học của
tinh dầu cây vù hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn.) ở Tam Đảo, Viñ h
Phúc. Kết quả cây vù hương Vĩnh Phúc cho tinh dầu ở phần gỗ thân và gỗ rễ.
Hàm lượng safrol tối đa trong tinh dầu đạt >90% ở phần gỗ rễ, đặt biệt là vù
hương chứa một hàm lượng tinh dầu rất đáng kể (3,20-3,56%) và tinh dầu này
hầu như chỉ chứa methyleugenol với hàm lượng 97-98%. Về mặt tích lũy tinh
dầu, safrol chủ yếu ở phần gỗ, đặc biệt là gỗ rễ, ở phần vỏ ít hơn và giảm dần
từ vỏ rễ đến vỏ thân và thấp hơn là ở lá. Ngược lại, methyleugenol lại có nhiều
ở phần vỏ, tăng dần từ vỏ rễ đến vỏ thân và cao nhất ở lá [121].
Các công trình nghiên cứu về chi Màng tang (Litsea) ở trong nước như
Trần Đình Thắng và cs (2006) đã nghiên cứu một số loài trong chi Litsea ở
vùng Nghệ An và Hà Tĩnh, thành phần chính của tinh dầu lá loài Bời lời hương
(L. euosma) là α-pinen (11,81%), sabinen (24,86%) và α-pinen (13,99%).
24
Trong lá loài Bời lời clemen (L. clemensii) với thành phần chính là limonen
(12,52%) và -caryophyllen (32,68%). Đối với loài Bời lời hoa đơn (L.
monopetala) tinh dầu lá loài này rất giàu β-caryophyllen (40,42%) và limonen
(12,43%). Từ tinh dầu lá Bời lời đắng (L. umbellata) với thành phần chính -
copaen (11,72%), β-caryophyllen (26,12%) và germacren D (16,15%) [49]. Lê
Công Sơn (2013), khi nghiên cứu hai chi Quế (Cinnamomum) và Màng tang
(Litsea) ở VQG Bạch Mã đã xác định thành phần hóa học tinh dầu của 39 mẫu
thuộc 24 loài đại diện: Chi Quế (Cinnamomum) với 14 loài và chi Bời lời (Litsea)
với 10 loài. Trong đó, lần đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hoá học
trong tinh dầu của 10 loài thuộc chi Quế (Cinnamomum): Quế bon (C. bonii), Re
cẩm chướng (C. caryophyllus), Quế ô dược (C. curvifolium), Re đầm hà (C.
damhaensis), Re lá cứng (C. durifolium), Quế kunstler (C. kunstleri), Quế bạc (C.
mairei), Rè muôi (C. melastomaceum), Re lá cứng (C. rigidifolium), Ô phát (C.
sericans); 6 loài thuộc chi Bời lời (Litsea): Bời lời cam bốt (L. cambodiana),
Bời lời trâm (L. eugenoides), Bời lời gỉ sắt (L. ferruginea), Bời lời helfer (L.
helferi), Bời lời thịt cá hồi (L. salmonea) và Bời lời vòng (L. verticillata) [62].
Theo Nguyễn Viết Hùng và cs (2015), nghiên cứu một số loài thuộc họ
Long não ở VQG Pù Mát thì các thành phần chủ yếu là monotecpen và
sesquitecpen [81]. Nguyễn Thanh Hải và cs (2016), Khả năng kháng khuẩn của
tinh dầu Màng tang (Litsea cubeba) và kháng sinh khi sử dụng đơn lẻ và kết
hợp để điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) trên tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) [122].

1.3.2.2. Họ Cam (Rutaceae)


Ho ̣ Cam (Rutaceae) ở Viê ̣t Nam có khoảng hơn 15 loài cho tinh dầ u.
Nghiên cứu về tinh dầ u họ Cam ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số chi
như Citrus, Clausena, Zanthoxylum, Euodia, Glycosmis…
Trần Minh Hợi, Trầ n Huy Thái (2005), Thành phần hóa học của tinh dầu
từ lá và quả của loài cây Dấu dầu (Euodia sutchuenensis Dode) ở Việt Nam với
các thành phần chính là limonen (75,8%) và α-pinen (12,6%) [123]. Từ lá của
loài Euodia calophylla được Nguyễn Anh Dũng và cs (2009), công bố chủ yếu
25
là các hợp chất mono và sesquiterpen với α-pinen (9,2%), (Z)-β-ocimen
(17,5%) và (E)-β-ocimen (46,6%) là các thành phần chính của tinh dầu [124].
Loài Euodia trichotoma từ lá được công bố với thành phần chính là cis-β-
ocimen (18,7%) và trans-β-ocimen (48,1%) [76].
Trịnh Hoàng Hiếu (2009), khảo sát tinh dầ u vỏ trái và lá Tắ t (Fortunella
japonica Thumb). Thành phần hóa học tinh dầu được xác định bằng phương
pháp GC-MS cho thấy tinh dầu vỏ trái có cấu phần chính là limonen (92%) và
tinh dầu lá chứa các cấu phần chính là elemol (18%), β-eudesmol (16%),
epibiciclosesquiphelandren (16%). Hoạt tính kháng vi khuẩn và vi nấm của tinh
dầu lá Tắt tương đối mạnh hơn tinh dầu vỏ Tắt trên các chủng khảo sát [125].
Từ lá của loài Muồng truổng (Zanthoxylum avicennae) phân bố ở Hà Tĩnh,
Đỗ Ngọc Đài và cs (2012), công bố với các hợp chất chủ yếu là mono và
sesquiterpen. β-caryophyllen (17,0%), α-humulen (10,4%) và α-pinen (10,1%)
là các thành phần chính [72]. Loài Zanthoxylum nitidum chủ yếu là limonen
(44,1%), neral (11,0%) và geranial (12,1%) ở quả; trong lá chủ yếu là các hợp
chất sesquiterpen với các thành phần chính là β-caryophyllen (24,6%), -elemen
(14,7%) và bicyclogermacren (12,9%) [126], [127].
Nguyễn Văn Lợi (2014) công bố thành phầ n hóa ho ̣c và hoa ̣t tiń h sinh ho ̣c
của tinh dầ u lá Bưởi, Cam, Chanh. Kết quả cho thấy 28 thành phần hóa học trong
tinh dầu lá Bưởi yên thế, 21 thành phần hóa học trong tinh dầu lá Cam sành cao
phong và 26 thành phần hóa học trong tinh dầu lá Chanh giấy tân yên. Bằng
phương pháp DPPH xác định được khả năng quét gốc tự do của tinh dầu lá bưởi
Yên Thế: 42,13 ± 0,25 %, tinh dầu lá cam sành Cao Phong: 40,05 ± 0,14 % và
tinh dầu lá chanh giấy Tân Yên: 43,21 ± 0,17 %. Sử dụng phương pháp khuếch
tán thạch xác định được khả năng kháng khuẩn của ba loại tinh dầu này trên các
chủng vi sinh vật: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella typhi và
Bacillus cereus [128].
Hoàng Danh Trung (2017, 2018), khi nghiên cứu 4 chi Hồng bì
(Clausena), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) và Ba chạc

26
(Euodia), với thành phần chủ yếu trong tinh dầu là các monotecpen và các
sesquitecpen [83].

1.3.2.3. Họ Hồ tiêu (Piperaceae)


Nghiên cứu về tinh dầu của các loài trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở
nước ta mới diễn ra khoảng hơn 3 thập kỷ trở lại đây. Các nghiên cứu chủ yếu
tâ ̣p trung vào chi Piper.
Khi nghiên cứu loài Trầu không (Piper betle) và Hồ tiêu (Piper nigrum)
ở các vùng khác nhau của Nghệ An, Hoàng Văn Lựu (2003) cho thấy thành phần
chính trong tinh dầu gồm α-pinen và D-limonen [129]. Ở loài Hồ tiêu (Piper
nigrum) được chiết xuất bằng CO2 lỏng siêu tới hạn tại các áp suất khác nhau
thì thành phần chính của tinh dầu là 3-caren, caryophyllen, β-selinen cũng có sự
biến đổi [130]. Từ lá Trầu không (Piper betle) ở Hải Dương được Phạm Thế
Chính và cs (2009) công bố với các thành phần chính của tinh dầu là chavicol
(7,6%), eugenol (77,2%), eugenyl axetat (8,7%) [131]. Cũng loài Piper betle,
Huỳnh Kỳ Trân (2015) đã đánh giá sự biế n đô ̣ng của hàm lươ ̣ng tinh dầ u theo
mùa và hoa ̣t tin
́ h kháng khuẩ n của chúng [132]. Vẫn từ lá của loài này phân bố
ở Hậu Giang, Nguyễn Thiện Chí và cs phân tích cho thấ y thành phầ n tinh dầ u
được đặc trưng bởi phenol, 2-methoxy-3- (2-propenyl)- (19,8%), acetyleugenol
(20,1%) và 4-allyl-1,2- diacetoxybenzen (34,6%). Hoạt tính kháng vi sinh vật
của tinh dầu được đánh giá bằng phương pháp pha loãng đa nồng độ để xác định
nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật cho thấy
tinh dầu Trầu không có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 3 chủng vi sinh vật:
B. subtillis, F. oxysporum và A. niger với giá trị MIC lần lượt là 100 μg/mL, 200
μg/mL và 300 μg/mL. [133]. Lưu Đàm Ngọc Anh và cs (2016), công bố thành
phần hóa học của tinh dầu ở lá của loài Tiêu thượng mộc (Piper arboricola) với
các thành phần chính là spathulenol (27,5%), α-phellandren (20,3%), germacren
D (14,6%), γ-terpinen (6,2%) [134]. Gần đây, Lê Đồng Hiếu (2017), đã nghiên
cứu tinh dầu của một số loài thuộc chi Hồ tiêu với các hợp chất chủ yếu là
monotecpen và sesquitecpen [66].

27
1.3.2.4. Họ Gừng (Zingiberaceae)
Họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam có khoảng 21 chi với hơn 140
loài [135]. Tuy là một họ không lớn nhưng đa số các loài trong ho ̣ có tinh
dầ u. Hiê ̣n đã nghiên cứu được khoảng hơn 40 loài với các công trình điển hình
của Nguyễn Xuân Dũng và cs (1996), khi nghiên cứu loài Alpinia breviligulata
ở vùng gò đồi, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã cho thấy trong tinh dầu
hoa tươi chủ yếu là β-pinen (20,2%), β-caryophyllen (14%), α-pinen (12,7%);
ở hạt là (E,E)-farnesol (65,0%), geranyl axetat (8,8%) và α-humulen (6,1%); ở
vỏ quả với các hợp chất chính là β-pinen (22,9%), 1-terpineol (7,3%) và
caryophyllen oxit (11,2%); trong thân rễ chủ yếu là β-pinen (11,1%), α-
humulen (7,9%) và caryophyllen oxit (10,5%); ở rễ, thành phần tinh dầu chứa
các hợp chất: fenchyl axetat (8,8%), α-humulen (10,8%) và caryophyllen oxit
(13,0%). Khi nghiên cứu loài Alpinia speciosa cho thấy thành phần chính của
tinh dầu thân rễ là α-pinen (15,4%), β-pinen (62,2%), 1,8-cineol (7,2%) và
caryophyllen oxit (9,4%); ở thân và lá được đặc trưng bởi α-pinen (12,9% và
13,1%), β-pinen (7,6% và 13,6%), 1,8-cineol (17,7% và 17,2%) và α-fenchol
(9,9% và 19,1%); ở hoa với α-pinen (14,8%) và β-pinen (34,0%) là các thành phần
chính [35]. Như vậy, thành phần chính đặc trưng của loài này là α, β-pinen.Lý
Ngọc Trâm và cs (2001) đã nghiên cứu thành phần tinh dầu từ thân rễ tươi và
khô của cây Alpinia officinarum cho thấy thành phần chính trong tinh dầu thu
được từ phần rễ tươi và khô tương đối giống nhau, tuy nhiên hàm lượng các
chất lại có sự sai khác nhau rõ rệt với các hợp chất 1,8-cineol (50%), exo-2-
hydroxy-1,8-cineol axetat (11,2%), β-caryophyllen (6,4%) đặc trưng trong thân
rễ khô và thành phần chính trong thân rễ tươi là β-bisabolen (9,6%), 1,8-cineol
(8,2%), chavicol axetat (5,9%) [136].
Xác đinh
̣ thành phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u loài Catiumbium latilabre, theo
Nguyễn Xuân Dũng và cs (2005) trong rễ với thành phần chính gồm 1,8-cineol
(11,6%) và citronelol (30,7%); tinh dầu thân rễ chủ yếu gồm 1,8-cineol (25,3%),
linalool (10,9%) và carotol (9,2%); thân giả và lá gồm β-pinen (11,1% và 19,8%)
và 1,8-cineol (49,6% và 36,0%) là các hợp chất chính; ở hoa được đặc trưng bởi
28
β-pinen (43,8%), α-pinen (16,0%) và 1,8-cineol (15,1%); trong vỏ quả có các
thành phần chính là α-pinen (11,1%), β-pinen (26,1%) và 1,8-cineol (19,6%).
Loài Alpinia chinensis ở Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy thành phần chính
của tinh dầu thân giả gồm γ-selinen (8,6%), β-bisabolen (10,4%), caryophyllen
oxit (13,2%); trong thân rễ với 1,8 cineol (26,8%), β-bisabolen (24,8%) và α-
humulen (9,3%) là các thành phần chính; ở hoa được đặc trưng bởi β-
caryophyllen (13,1%), α-humulen (22,3%),(E,E)-α-farnesen (26,5%) và β-
bisabolen (17,1%). Loài Alpinia katsumadai phân bố ở Lào Cai ở lá chủ yếu là
1,8-cineol, fenchon và geraniol, trong khi đó ở hạt lại chứa chủ yếu là linalool,
citronellol và geraniol [137].
Lê Huyề n Trâm và cs (2007) đã nghiên cứu tác du ̣ng kháng khuẩ n và
kháng nấ m của tinh dầu mô ̣t số loài Alpinia và Zingiber (Zingiberaceae) ở
Viê ̣t Nam. Kế t quả cho thấ y dich
̣ chiế t với MeOH từ thân rễ của các loài Riề ng
gagnepain (Alpinia gagnepainii), Riề ng malaca (A. malaccensis), Riề ng rừng
(A. conchigera), Mè tré (A. globosa) và Gừng đỏ (Zingiber rubens) đề u có
khả năng kháng các chủng vi sinh vâ ̣t thử nghiê ̣m ở các mức đô ̣ khác nhau,
đă ̣c biê ̣t là khả năng ức chế ma ̣nh với Staphyloccocus aureus [138].
Tống Thị Ánh Ngọc và cs (2011) đã khảo sát các yế u tố ảnh hưởng đế n
quá trình chưng cấ t tinh dầ u gừng. Các cấu phần chính trong tinh dầu gừng
sau khi chưng cất bằng hai phương pháp khác nhau gồm neral (14,0-24,0%),
zingiberene (10,6-10,9%), -farnesen (7,3-8,1%), nerol (6,0-7,1 %) và -
sesquiphellandren (5,3-5,4%) [139]. Hồ Thị Nguyệt Linh và cs (2015), khảo
sát thành phầ n hóa ho ̣c của tinh dầ u trong củ Gừng (Zingiber officinale) trồ ng
ta ̣i thành phố Ba ̣c Liêu, tinh dầ u chủ yếu là β-tumeron, α-citral, α-curcumen,
β-eudesmol, β-sesquiphellandren và iso aromadendren epoxit [140].
Lê Thị Hương (2016) đã phân tích tinh dầu chi Riềng (Alpinia) với 7 loài
(29 mẫu). Lần đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của
2 loài thuộc chi Riềng (Alpinia) là Riềng meng hai (A. menghaiensis), Riềng
nhiều hoa (A. polyantha), 3 loài thuộc chi Sa nhân (Amomum) là A. gagnepainii,
A. muricarpum, A. maximum [78]. Nguyễn Đức Chung và cs (2017), tinh dầu
29
từ hạt Sa nhân nghiền mịn thu được bằng phương pháp trích ly với dung môi
ethanol 96%, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/9, thời gian trích ly là 14 giờ ở
nhiệt độ 600C. Thành phần chính có dược tính với tỷ lệ tương ứng là 48,0%
camphor, 8,7% camphen, 36,9% endobornyl acetate, 2,36% nerolidol B và
1,24% β-pinene [141].

1.3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu ở VQG Bến En
Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu ở VQG Bến En, chưa có công
trình nào đề cập đầy đủ mà chỉ có rất ít các nghiên cứu của các tác giả như:
Trần Đình Thắng và cs (2014) về loài Canarium parvum và Canarium
tramdenum trong họ Trám với các thành phần đặc trưng là monoterpen
hydrocarbon (1,0-64,2%), sesquiterpen hydrocarbon (29,0-66,3%) và
oxygenated sesquiterpenes (0.5–35.7%) [74]. Đậu Bá Thìn (2017), nghiên cứu
loài Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum Roxb.) với các thành phần chính
của tinh dầu lá là α-pinen (33,1%), 1,8-cineol (18,3%), β-pinen (12,2%); ở thân
rễ là pinen (43,2%), β-pinen (16,5%), δ 3 -caren (7,8%)[86]. Cũng năm này,
Ngô Xuân Lương và cs đã công bố loài Ngọc lan trắng (Michelia alba L.) có
các thành phẩn chủ yếu trong tinh dầu hoa là linalool (88,5%), linalool oxit
(4,1%), caryophyllen oxit (1,3%) và β-selinen (1,0%) [87].
Như vậy, tại VQG VQG Bến En có rất nhiều loài thực vật chứa tinh dầu
có giá trị đã và đang được người dân trồng, khai thác và sử dụng, tuy nhiên lại
chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về thành phần hóa học, đa
dạng sinh học, giá trị sử dụng... của chúng.

1.4. Điều kiên tự nhiên ở Vườn Quốc gia Bến En


1.4.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Bến En nằm phía tây bắc huyện Như Thanh, cách thành
phố Thanh Hóa 46 km về phía Tây, có tọa độ địa lý từ 19028’ đến 19039’ độ vĩ
Bắc, từ 105020’ đến 105035’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp xã Xuân Khang (Như Thanh), Hóa Quỳ (Như Xuân).
Phía Nam giáp xã Xuân Bình (Như Xuân), Xuân Thái (Như Thanh).

30
Phía Đông giáp xã Xuân Phúc, Xuân Thái huyện Như Thanh.
Phía Tây giáp xã Xuân Quỳ và Lâm trường Sông Chàng.
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 16.634 ha, gồm 16 tiểu khu, hồ
sông Mực và khu núi đá Hải Vân [6].

1.4.2. Địa chất và thổ nhưỡng


Theo tài liệu nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), lịch sử
hình thành địa chất trong vùng khá phức tạp, nhưng chủ yếu vẫn là các loại đá
trầm tích được hình thành từ kỷ Trias và các thành hệ màu đỏ từ kỷ Jura-Creta
như phiến thạch sét, sa thạch. Ở Bến En có các loại đất chính sau: Đất phù sa
sông suối, đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên nhóm đá sét, đất feralit màu
vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát, đất phong hóa trên núi đá vôi [6].

1.4.3. Địa hình


Vườn Quốc gia Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông, hồ xen
kẽ nhau. Trung tâm là hồ Sông Mực với hệ thống các đảo nổi còn rừng bao phủ
và nhiều chi nhánh lan toả được bao bọc bởi các kiểu địa hình núi đá xen kẽ
núi đất. Phía Đông bắc là dãy núi đá chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
từ Đồng Hơn đến Đồng Mười. Phía Đông là dãy Đầu Lớn chạy từ Đông Kinh
đến làng Quãng. Đỉnh núi cao nhất là núi Đàm, với chiều cao 497m, các đỉnh
núi khác còn lại cao từ 300-350m, độ dốc trung bình từ 250-300 có nơi độ dốc
trên 350. Kiểu địa hình này khá hiểm trở, độ dốc lớn, bên trong là các dãy núi
đá vôi có nhiều hang động và rừng bao phủ. Địa hình bao gồm đồi núi thấp,
sông hồ và thung lũng [6].

1.4.4. Sông ngòi


Khu vực có hai hệ thống sông chính là sông Mực và sông Chàng. Sông
Chàng ở phía Tây, sông Mực ở phía Đông đường phân thủy của dãy núi Đàm.
sông Mực là một chi lưu lớn của sông Yên, nằm trọn trong khu vực Vườn Quốc
gia Bến En quản lý. Toàn bộ thủy vực gồm bốn suối lớn là suối Hận, suối Thô,
suối Cốc, suối Tây Tọn. Nhìn chung hệ thống sông suối trong vùng tương đối
đều và có nước quanh năm.
31
Hồ Bến En có dung tích nước biến động từ 250-400 triệu m3 là thủy
vực của bốn suối trên. Hồ có nước quanh năm, có diện tích trung bình là
2.281 ha. Có khả năng cung cấp nước cho hơn 10.000 ha ruộng của 2 huyện
Như Thanh và Nông Cống [6].

1.4.5. Khí hậu


Giống như khu vực phía Bắc Trung Bộ Việt Nam, Vườn Quốc gia Bến En
có khí hậu á nhiệt đới. Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm và giữa các tháng 7
và tháng 10 có lượng mưa lớn nhất. Nhiệt độ trung bình là 23,30C; tổng lượng
mưa hàng năm (trung bình 30 năm) là 1790,0 mm. Khí hâ ̣u được phân làm hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 90% tổng lượng mưa trong
năm. Từ tháng 4 đến tháng 6 thường xuất hiện những cơn gió phơn Tây Nam rất
khô nóng, mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vì vâ ̣y đã ảnh
hưởng đến đời sống sinh vật [6].

1.4.6. Hiện trạng đất rừng ở Vườn Quốc gia Bến En


Diện tích đất có rừng tại VQG Bến En là 11.738,07 ha chiếm 79,66%. Đây
là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị để bảo tồn, là nơi có các hệ sinh thái
rừng, nơi phân bố, cư trú và môi trường sống của các loài động vật rừng, những
sinh cảnh cần được bảo tồn.
- Rừng giàu có diện tích 162,42 ha (chiếm 1,10% diện tích của VQG).
- Rừng trung bình có diện tích 2.079,84 ha (chiếm 14,12%).
- Rừng nghèo có diện tích 3.514,03 ha (chiếm 23,85%).
- Rừng phục hồi chưa có trữ lượng có diện tích 1.064,48 ha (chiếm 7,22%).
- Rừng phục hồi có trữ lượng có diện tích 790,96 ha (chiếm 5,37%).
- Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa có diện tích 2.094,37 ha (chiếm 14,21%).
- Rừng tre nứa có diện tích 1.755,80 ha. (chiếm 11,92%)
- Rừng trồng có diện tích 276,30 ha (chiếm 1,88%).
Diện tích đất chưa có rừng 294,87 ha (chiếm 2,00%). Gồm đất trảng cỏ
(IA), đất trống có cây bụi và cây gỗ rải rác (IB, IC). Tuy không có rừng, nhưng

32
nhóm đất này là nơi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc như
Nai, Heo rừng… và nơi cư trú của Gà rừng và một số loài thú nhỏ khác.
Diện tích đất ngoài lâm nghiệp là 2.701,67 ha, gồm diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, đất mặt nước, đất trụ sở cơ quan và công trình xây dựng,
đất thổ cư và đất khác [6].

1.4.7. Điều kiện xã hội


Sức ép dân số đối với Vườn Quốc gia là rất lớn, có tới 1 thị trấn, 16 xã,
7 đơn vị quốc doanh nằm trong khu vực. Tổng số dân là 41.672 người thuộc
8.023 hộ gia đình. Thành phần dân tộc ở đây khá phức tạp, có các dân tộc chính
là Thái ưu thế với 11.302 người, Mường - 4.518 người, Thổ - 3.156 người và
các dân tộc còn lại 1.786 người. Mật độ dân số trong Vườn và vùng đệm là 58
người/km2. Hầu hết họ sống bằng phát nương làm rẫy, khai thác các sản phẩm
trong rừng. Chính vì vậy giải quyết cuộc sống cho người dân trong phạm vi
Vườn để giảm áp lực đối với Vườn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng [6].

33
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật có tinh dầu phân bố ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh
Thanh Hóa.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 9 năm 2018.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Lập danh lục các loài thực vật chứa tinh dầu và đánh giá về tính đa dạng
của các loài chứa tinh dầu.
- Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài thực vật chứa tinh dầu.
- Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài.
- Thử hoạt tính kháng muỗi trưởng thành Aedes albopictus, ấu trùng
muỗi Culex quinquefasciatus và kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu loài
Gừng gió (Zingiber zerumbet).
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
thực vật chứa tinh dầu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên - xã hội ở khu vực
nghiên cứu, các mẫu thực vật lưu giữ ở bảo tàng trong nước và nước ngoài, các
công trình công bố liên quan đến đề tài luận án.
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại
diện cho một khu vực nghiên cứu, chúng ta không thể đi hết các điểm trong khu
nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và địa điểm thu mẫu là hết sức cần thiết.
Dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình, thiết lập các tuyến thu mẫu
sao cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên
cứu, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Từ
tuyến chính, các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về hai phía và đi qua
34
các quần xã khác nhau. Trung bình 1,5 km chiều dài của tuyến chính lại có 2
tuyến phụ được mở ra. Trên mỗi tuyến, tiến hành điều tra tất cả các loài thực
vật bậc cao có mạch nằm ở phạm vi 10m mỗi bên [142].
Dựa theo bản đồ chọn các tuyến điều tra chính để nghiên cứu, bao gồm 6
tuyến chính là Sông Chàng (tọa độ 19032’45”B 105021’46” Đ); tuyến Xuân Thái
(19032’40”B 105030’27” Đ); tuyến lòng hồ (Đảo thực vật và các đảo khác:
19033’10” đến 19038’20” độ vĩ Bắc; 105030’27” đến 105033’31” kinh độ Đông);
tuyến Bình Lương (19034’20”B 105031’40” Đ); tuyế n Xuân Hòa – Xuân Quỳ
(19032’41” đến 19037’16” độ vĩ Bắc; 105021’46” đến 105022’54” kinh độ Đông),
Hải Vân – Tân Bình (19037’10” đến 19039’7” độ vĩ Bắc; 105029’18” đến
105029’18” kinh độ Đông).
2.4.3. Phương pháp thu mẫu và định loại
- Thu mẫu tiêu bản: Mỗi mẫu thu phải có đầy đủ các bộ phận cành, lá,
hoa và cả quả càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thân thảo.
- Thu mẫu tách chiết tinh dầu: Đối với các loài có khả năng thu hái trên
1 kg tươi thì ngoài thu mẫu tiêu bản còn thu mẫu để phục vụ đánh giá hàm lượng
và thành phần hóa học tinh dầu. Đối với những loài khác chưa thu được mẫu tinh
dầu thì chỉ thu mẫu làm tiêu bản và xác định tên khoa học.
- Với mẫu tiêu bản, cây lớn mỗi cây thu từ 3-5 mẫu còn mẫu cây thân
thảo thì tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên
cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi.
- Các mẫu thu trên cùng một cây thì cùng đánh một số hiệu mẫu.
- Ngoài ra còn chụp ảnh của cây bằng máy ảnh kĩ thuật số Canon.
Sau khi thu, mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại
phòng mẫu thực vật của trường Đại học Hồng Đức.
Các mẫu vật thu thập trong quá trình thực địa được mang về phân tích
và xử lý trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác nghiên cứu, lưu trữ.
Ép mẫu: Trước khi sấy ép phẳng mẫu trên giấy báo dày, đảm bảo toàn
bộ phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc
quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu.
35
Sấy mẫu: Mẫu sau khi ép được sấy ngay. Khi sấy để mẫu dựng đứng để
nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô. Hàng ngày tiến hành thay giấy báo mới
cho mẫu chóng khô.
Định loại mẫu vật bằng phương pháp hình thái so sánh. Đây là phương
pháp nghiên cứu truyền thống và thông dụng hiện nay. Phương pháp này dựa
trên các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu,
trong đó chủ yếu dựa vào cơ quan sinh sản như vị trí cụm hoa, cấu tạo của hoa
(đặc điểm của lá bắc, đài hoa, tràng hoa, bộ nhị, bộ nhụy, quả, hạt,...).
Đối với các mẫu vật khó thì sử dụng phương pháp chuyên gia.
Tổng số hơn 1.000 mẫu được thu và dùng để phân tích, xác định tên khoa
học. Mẫu hiện được lưu trữ ta ̣i phòng mẫu Thực vật, khoa Khoa học Tự nhiên,
trường Đại học Hồng Đức.
Các tài liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, định loại là:
- Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2003) [143];
- Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
(Nguyễn Tiến Bân, 1997) [144];
- Thực vật chí Đại cương Đông Dương (1907) [1];
- Flora of China (1994-2002) [145];
- Bộ thực vật chí Việt Nam (Họ Na-Tập 1 [146], Họ Bạc hà [147], Họ Đơn
nem [148], Họ Cỏ roi ngựa [149], Họ Long não [150], Họ Gừng [151]) và một số
tài liệu chuyên ngành khác.
Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Chỉnh lý tên khoa học
theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam [3] và theo website The plant list
(http://www.theplantlist.org); sắp xếp danh lục theo R. K. Brummitt và cs
(1992) [152], [153].
2.4.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật
- Đa dạng về các taxon của hệ thực vật: Theo phương pháp của Nguyễn
Nghĩa Thìn (1997) [142]:

36
+ Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành (thống kê số loài, chi và họ
theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, trên cơ sở dựa vào bảng danh lục
thực vật, tính tỷ lệ % của các taxon để thấy được mức độ đa dạng của chúng).
+ Đánh giá đa dạng loài của các họ (xác định họ giàu loài, tính tỷ lệ %
số loài của các họ đó so với toàn bộ của hệ thực vật).
+ Đánh giá đa dạng loài của các chi (xác định chi giàu loài, tính tỷ lệ %
số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật).
- Đa dạng về dạng thân: Dựa vào ghi chép quá trình điều tra thực địa
cũng như các tài liệu liên quan và phân chia theo “Cây rừng Việt Nam” để
thống kê, đánh giá về các dạng thân của cây chứa tinh dầu.
- Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật: Tiến hành thống kê các
loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật bằng các tài liệu chuyên ngành,
như: “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) [154], “1900 loài cây có ích ở Việt
Nam” (1993) [155], “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”(2003, 2005)
[3],“Cây cỏ Việt Nam” (1999-2003) [143], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” (2003) [156],“Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” [157],...
- Đa dạng các loài thực vật quý hiếm và vấn đề bảo tồn: Căn cứ vào
Sách Đỏ Việt Nam (2007) [158], tiến hành thống kê các loài hiếm và tình trạng
bảo tồn, cụ thể: loài đã tuyệt chủng (EX), loài bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên
(EW), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU), loài bị
đe dọa loài ít nguy cấp (LR). Ngoài ra để có thể so sánh mở rộng tác giả còn tiến
hành so sánh với danh lục đỏ IUCN.
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu
2.4.5.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu
Mẫu để chưng cất tinh dầu là các bộ phận riêng biệt của cây (lá, cành,
vỏ, thân khí sinh, thân rễ, hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi. Mẫu được
ghi số hiệu (số hiệu này trùng với số hiệu mẫu để định loại) và thời gian thu.
Sau khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi
nước có hồi lưu trong thiết bị Clevengertrong, thời gian 2-4 giờ ở áp suất thường
theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam (2009) [159].
37
2.4.5.2. Phương pháp định lượng tinh dầu
Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương
pháp I của Dược điển Việt Nam IV (2009) [159]. Hàm lượng tinh dầu tươi
được tính theo công thức.

a x 0.9
X(%) = x 100% (khi d<1)
b

Hoặc theo công thức

a
X(%) = x 100% (khi d>1)
b

Trong đó: a là thể tích của tinh dầu tính bằng ml


b là khối lượng của mẫu tính bằng gam.
Tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn
đậy kín, bảo quản ở 0-5oC trước khi đem phân tích.
2.4.5.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu
Chuẩn bị mẫu phân tích cho sắc ký khí : Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được
làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích
sắc ký.
+ Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent
Technologies HP 6890N Plus với detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều
dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25m với khí
mang là hydro. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là 250oC. Nhiệt độ Detectơ là 260oC.
Chương trình nhiệt độ 60oC (2 min), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt
độ này trong 10 phút.
+ Sắc ký khí khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị
sắc ký khí khối phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD
với cột tách và các điều kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và với Heli làm
khí mang.

38
Việc xác định định tính các thành phần của tinh dầu được thực hiện bằng
các phương pháp sau:
- Dựa trên giá trị của chỉ số lưu giữ (Retention Index), xác định với một
dãy các đồng đẳng n-alkan trong cùng một điều kiện sắc ký.
- Dựa trên phổ khối lượng, so sánh với phổ khối lượng tìm thấy trong
các ngân hàng dữ liệu (NIST 08 và Wiley 9th Version) hoặc so sánh với các dữ
liệu của các tài liệu tham khảo [160-163].
Tỉ lệ % các thành phần trong tinh dầu được tính toán dựa trên diện tích
hoặc chiều cao của pic sắc ký (detector FID) mà không sử dụng các yếu tố điều
chỉnh.
2.4.6. Phương pháp điề u tra, phỏng vấ n
Để đánh giá hiê ̣n tra ̣ng quản lí, khai thác và sử du ̣ng nguồ n tài nguyên
thực vâ ̣t chứa tinh dầ u, tiế n hành điề u tra, phỏng vấ n trực tiế p với các đố i tươ ̣ng
là CBQL và người dân.
2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính sinh học
Thử hoạt tính kháng muỗi: Hoạt tính kháng muỗi được xác định bằng
phương pháp Reed-Muench [164].
Muỗi trưởng thành: Aedes albopictus và Culex quinquefasciatus được
duy trì trong lồng côn trùng (40 x 40 x 40 cm) và cho ăn 10% dung dịch đường
và được cho ăn máu trên chuột. Trứng nở được gây ra với nước máy. Ấu trùng
Aedes albopictus được nuôi trong các khay nhựa (24 × 35 × 5 cm). Ấu trùng
được cho ăn bánh quy chó và bột men theo tỷ lệ 3: 1. Tất cả các giai đoạn được
tổ chức ở 25 ± 2 ° C, độ ẩm tương đối 65-75%, và một chu kỳ tối 12: 12 tại
Trung tâm nghiên cứu côn trùng học và ký sinh trùng, Đại học Duy Tân.
Hoạt tính diệt muỗi của tinh dầu từ Gừng gió (Zingiber zerumbet) được
đánh giá theo giao thức của WHO (2005) với những thay đổi nhỏ. Đối với khảo
nghiệm, phần tinh dầu được hòa tan trong EtOH (dung dịch gốc 1%) được đặt
trong cốc 200 mL và được thêm vào nước chứa 20 ấu trùng (instar thứ tư). Với
mỗi thử nghiệm, một bộ điều khiển sử dụng EtOH cũng được chạy để so sánh.
Tỷ lệ tử vong được ghi nhận sau 24 giờ và sau 48 giờ phơi nhiễm trong khi
39
không bổ sung dinh dưỡng. Các thí nghiệm được tiến hành 25 ± 2 ° C. Mỗi thử
nghiệm được tiến hành bốn lần lặp lại với các nồng độ (70, 60, 50, 40, 30 và 25
μg / mL). Nồng độ gây chết trung bình (LC50) được xác định bằng phương pháp
Reed-Muench.
Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu trên một số chủng vi khuẩn Gram (+):
Bacillus subtilis (ATCC 6633), Staphylococcus aureus (ATCC 13709); vi
khuẩn Gram (-): Escherichia coli (ATCC 25922), Pseudomonas aeruginosa
(ATCC 15442); nấm mốc: Aspergillus niger, Fusarium oxysporum và nấm
men: Saccharomyces cerevisiae, Candida albicans.
Bước 1. Thử định tính theo phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, sử dụng
khoanh giấy lọc tẩm chất thử theo nồng độ tiêu chuẩn.
Các chủng vi sinh vật kiểm định gồm:
- Vi khuẩn Gr (-): E. coli, P. aeruginosa.
- Vi khuẩn Gr (+): B. subtillis, S. aureus.
- Nấm mốc: A. niger, F. oxysporum
- Nấm men: S. cerevisiae, C. albicans.
Bước 2. Các mẫu có hoạt tính dương ở bước 1 sẽ tiến hành thử tiếp ở bước 2
để tính ra nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) theo phương pháp của Vanden
Bergher và Vlietlink (1991) tiến hành trên phiến vi lượng 96 tiếng.
Kháng sinh kiểm định bao gồm: Ampicilin, Tetracycline, Nystatin
Mẫu có giá trị MIC 50 πg/ml, được coi là dương tính kháng vi sinh vật
2.4.8. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007.

40
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Vườn Quốc gia
Bến En, tỉnh Thanh Hóa
Kết quả đã thu được hơn 1000 mẫu, trong đó có 83 mẫu thuộc 40 loài
được đánh giá hàm lượng tinh dầu và 19 loài được phân tích thành phần hóa học
tinh dầu.

3.1.1. Đa dạng về bậc ngành


Kết quả điều tra, nghiên cứu các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, đã
xác định được 410 loài, 180 chi và 45 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch
là Ngọc lan (Magnoliophyta) và Thông (Pinophyta) (Bảng 3.1). Trong đó, đã
ghi nhận bổ sung 01 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Tiêu bến en (Piper
minutistigmum C. DC.).

Bảng 3.1. Phân bố cây tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật VQG Bến En
Họ Chi Loài
Ngành
Số họ Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)
Pinophyta 2 4,44 2 1,11 2 0,49
Magnoliophyta 43 95,56 178 98,89 408 99,51
Magnoliopsida 37 82,22 166 92,22 369 90,00
Liliopsida 6 13,33 12 6,67 39 9,51
Tỷ lệ Mag./Li. 6,17 13,83 9,46
Tổng 45 100 180 100 410 100

Kết quả bảng trên cho thấy, phần lớn các taxon tập trung trong ngành
Ngọc lan (Magnoliophyta) với 408 loài, chiếm 99,51% tổng số loài; 178 chi,
chiếm 98,89% và 43 họ, chiếm 95,56% tổng số họ; ngành Thông (Pinophyta)
chỉ với 2 loài, chiếm 0,49%; 2 chi, chiếm 1,11% và 2 họ, chiếm 4,44% tổng số
họ. Như vậy, các taxon có tinh dầu chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan với số
chi và loài chiếm trên 95%, điều này hoàn toàn hợp lý so với sự tiến hóa của

41
thực vật bởi vì ngành Ngọc lan là ngành chiếm ưu thế của các ngành thực vật
bậc cao có mạch.
120

100

80

60 Pinophyta
Magnoliophyta

40

20

0
Họ Chi Loài

Hình 3.1. Phân bố cây tinh dầu trong các ngành của hệ thực vật VQG Bến En
Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện giữa
các ngành mà còn được thể hiện giữa các taxon lớp trong ngành Ngọc lan.
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có số lượng các taxon chiếm ưu thế trên
80% tổng số họ, chi và số loài của ngành; lớp Hành (Liliopsida) với 6 họ (chiếm
13,33%); 12 chi (chiếm 6,67%) và 39 loài (chiếm 9,51%). Điều này hoàn toàn
hợp lý, vì lớp Ngọc lan luôn chiếm ưu thế so với lớp Hành và phù hợp với các
công trình nghiên cứu của Lã Đình Mỡi và cs (2001) [10], Nguyễn Nghĩa Thìn
(2008) [2],... khi nghiên cứu các khu hệ thực vật khác ở Việt Nam.
So sánh với danh lục thực vật VQG Bến En (2013) [6], đã thống kê được
59 loài cây có tinh dầu thì qua quá trình kiểm tra lại chỉ có 36 loài có tinh dầu
còn 23 loài cây chỉ cho dầu béo (Danh lục thực vật VQG Bến En, 2013). Như
vậy, quá trình điều tra đã xác định và bổ sung cho danh lu ̣c thực vâ ̣t có tinh dầ u
ở VQG Bến En 374 loài, nâng tổng số loài cây có tinh dầu hiện biết ở đây là
410 loài.
So sánh lớp Ngo ̣c lan và lớp Hành cho thấ y cứ 6,1 họ của lớp Ngọc lan
thì có 1 họ của lớp Hành; 13,83 chi của lớp Ngọc lan thì có 1 chi của lớp Hành
42
và 9,46 loài của lớp Ngọc lan và có 01 loài của lớp Hành. Kết quả phân bố của
các loài có tinh dầu trong ngành Ngọc lan được thể hiện qua hình 3.2.
100

90

80

70

60

50 Magnoliopsida

40 Liliopsida

30

20

10

0
Họ Chi Loài

Hình 3.2. Phân bố các loài cây có tinh dầu trong ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta)
3.1.2. Đa dạng về bậc họ

Bảng 3.2. Các họ đa dạng nhất cho tinh dầu ở VQG Bến En
TT Họ Số chi Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)
1 Lauraceae 13 7,22 56 13,66
2 Annonaceae 15 8,33 46 11,22
3 Asteraceae 24 13,33 35 8,54
4 Rutaceae 13 7,22 33 8,05
5 Zingiberaceae 7 3,89 32 7,80
6 Verbenaceae 9 5,00 24 5,85
7 Piperaceae 3 1,67 23 5,61
8 Myrtaceae 6 3,33 17 4,15
9 Lamiaceae 12 6,67 16 3,90
10 Scrophulariaceae 6 3,33 16 3,90
Tổng 10 họ, chiếm 108 60,00 298 72,68
22,22% tổng số họ

43
Trong số 45 họ cây cho tinh dầu đã xác định được ở VQG Bến En thì có
10 họ đa dạng nhất (từ 16 đến 56 loài) chiếm 22,22% tổng số họ nhưng với 298
loài, chiếm 72,68% tổng số loài. Các họ điển hình là Long não (Lauraceae) -
56 loài, Na (Annonaceae) - 46 loài, Cúc (Asteraceae) - 35 loài, Cam (Rutaceae)
- 33 loài, Gừng (Zingiberaceae) - 32 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) – 24 loài
và họ ít loài nhất trong số này là họ Bạc hà (Lamiaceae) và họ Hoa mõm sói
(Scrophulariaceae) cùng có 16 loài.

3.1.3. Đa dạng về bậc chi


Để đánh giá các chi đa dạng nhất của các loài thực vật có tinh dầu, đã thống
kê được 10 chi chiếm 5,56% tổng số chi nhưng với 112 loài chiếm 27,32 % tổng
số loài cây chứa tinh dầu ở VQG Bến En, kết quả được thống kê qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các chi đa dạng nhất có tinh dầu ở VQG Bến En
TT Chi Số loài Tỷ lệ (%)
1 Piper 20 4,88
2 Litsea 17 4,15
3 Cinnamomum 12 2,93
4 Alpinia 12 2,93
5 Syzygium 10 2,44
6 Lindernia 9 2,20
7 Polyalthia 9 2,20
8 Jasminum 8 1,95
9 Zingiber 8 1,95
10 Phoebe 7 1,71
Tổng 10 chi, chiếm 5,56% tổng số chi 112 27,32

Như vậy, với 10 chi đa dạng nhất trong số 180 chi của các loài thực vật có
tinh dầu (từ 7-20 loài) chiếm 5,56% tổng số chi nhưng có 112 loài, chiếm 27,32%
tổng số loài, gồm các chi như: Hồ tiêu (Piper) - 20 loài, Màng tang (Litsea) - 17
loài, Quế (Cinnamomum) và Riềng (Alpinia) cùng với 12 loài, Trâm (Syzygium)
- 10 loài, Lưỡi thảo (Lindernia) và Quần đầu (Polyalthia) cùng với 9 loài; Nhài
(Jasminum) và Gừng (Zingiber) cùng 8 loài và Re trắng (Phoebe) với 7 loài.

44
3.1.4. So sánh thành phần loài cây tinh dầu ở VQG Bến En với VQG Pù
Mát và Việt Nam
* So sánh với VQG Pù Mát
Để thấy được tính đa dạng của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En,
kết quả được so sánh với thống kê các loài cây có tinh dầu ở VQG Pù Mát của
Nguyễn Viết Hùng (2017) [81] (Bảng 3.4 và Hình 3.3).
Bảng 3.4. So sánh cây tinh dầu ở VQG Bế n En với cây tinh dầu
của VQG Pù Mát
Bến En Pù Mát(1) Tỷ lệ % Bến En so
Ngành
Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) với Pù Mát

Pinophyta 2 0,49 6 1,66 33,33

Magnoliophyta 408 99,51 355 98,34 114,93

Diện tích (ha) 16.000 94.000 17,02

Tổng 410 100 361 100 113,57

1
Nguyễn Viết Hùng (2017) [81].

Như vậy, kết quả bảng 3.4 cho thấy số loài cây có tinh dầu thuộc ngành
Thông (Pinophyta) ở Bến En so với Pù Mát chỉ chiếm 33,33%; tuy nhiên tổng
số loài của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) của Bến En cao hơn so với Pù Mát
chiếm 114,93%. Trong khi đó, diện tích của Bến En chỉ chiếm 17,02% so với
Pù Mát và thảm thực vật ở Bến En chỉ có phân bố ở đai thấp (từ 500 m trở
xuống) còn ở Pù Mát có cả đai cao và đai thấp (cao đến 1.800 m). Như vậy, kết
quả trên cho thấy, số loài cây chứa tinh dầu ở Bến En cao hơn so với Pù Mát
cho dù diện tích của Pù Mát gấp hơn 6 lần và số loài thực vật bậc cao có mạch
hiện biết gấp 1,6 lần. Giải thích cho sự khác nhau này có thể là do công tác
điều tra, đánh giá.

45
120

100

80

Pinophyta

60
Magnoliophyta

40

20

0
Bến En Pù Mát

Hình 3.3. So sánh phân bố các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En với VQG
Pù Mát
* So sánh với Việt Nam
Kết quả nghiên cứu về các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En được so
sánh với Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.4.
Bảng 3.5. So sánh cây tinh dầu ở VQG Bến En so với cây tinh dầu
của Việt Nam
Bến En Việt Nam(2) Tỷ lệ % Bến En so
Ngành
Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) với Việt Nam
Pinophyta 2 0,49 21 3,20 9,52
Magnoliophyta 408 99,51 636 96,80 64,15
Diện tích (km2) 16 330.000 0,0048
Tổng 410 100 657 100 62,41

(2)
Theo Lưu Đàm Cư (2000) [9].

46
120

100

80

60 Pinophyta
Magnoliophyta

40

20

0
Bến En Việt Nam

Hình 3.4. So sánh phân bố cây tinh dầu ở VQG Bến En so với cây tinh dầu
của Việt Nam
Các dẫn liệu ở bảng 3.5 và hình 3.4. cho thấy, số loài cây có tinh dầu ở
VQG Bến En chiếm tới 62,48% tổng số cây có tinh dầu đã biết và đã được thống
kê ở Việt Nam (hình 3.4). Điề u này theo chúng tôi là do số liê ̣u cây tinh dầ u ở Viê ̣t
nam còn thiế u câ ̣p nhâ ̣t, bổ sung.
Kết quả bảng 3.5 và hình 3.4 cho thấy có sự khác nhau về phân bố của
cây tinh dầ u trong ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngo ̣c lan
(Magnoliophyta) ở VQG Bế n En và Viêṭ Nam. Sự khác nhau này có thể do
VQG Bến En có đặc điểm là vùng núi thấp, nằm trong ranh giới của 2 huyện
Như Thanh và Như Xuân, xung quanh là người dân sinh sống, có sự tác động
lâu đời đến thảm thực vật rừng ở đây. Ngoài ra, các loài trong ngành Thông cho
tinh dầu chủ yếu phân bố ở đai cao nên số lượng gặp ở đây rất ít, chỉ có 2 loài,
chiếm 0,49% tổng số loài cây cho tinh dầu. Trong khi đó với khí hậu nhiệt đới
gió mùa nên ở VQG Bến En rất thuận lợi cho các loài thuộc ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) sinh trưởng và phát triển.

47
3.1.5. Đa dạng về dạng thân
Qua điều tra về dạng thân của các loài thực vật có tinh dầu ở VQG Bến
En, dựa vào “Tên cây rừng Việt Nam” đã xác định được 5 dạng thân chính là
Cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây thân bụi, cây thân leo và cây thân thảo (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Dạng thân của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En
TT Dạng thân Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cây gỗ lớn (cao từ 16 m trở lên) GOL 83 20,24

2 Cây gỗ nhỏ (6-16 m) GON 98 23,90

3 Cây thân bụi BUI 65 15,86

4 Cây leo trườn GLT 41 10,00

5 Cây thân thảo THA 123 30,00

Tổng 410 100

Tỷ lệ %
35

30

25

20

15

10

0
GOL GON BUI GLT TH

Hình 3.5. Dạng thân của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En

Kế t quả ở bảng 3.6 cho thấ y: Cây gỗ lớn với 83 loài, chiếm 20,24% thuộc
các họ sau: Kim giao (Podocarpaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Long não
(Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sim (Myrtaceae),…; cây gỗ nhỏ với
48
98 loài, chiếm 23,90% với các họ chính như: Na (Annonaceae), Nhân sâm
(Araliaceae), Long não (Lauraceae), Sim (Myrtaceae), Ngọc lan
(Magnoliaceae),…; cây thân bụi với 65 loài, chiếm 15,85% chủ yếu thuộc các
họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Nhân sâm
(Araliaceae), Na (Annonaceae),…; thân leo trườn với 41 loài, chiếm 10,00%
tập trung ở các họ Hồ tiêu (Piperaceae), Na (Annonaceae), Cam (Rutaceae),…;
thân thảo với 123 loài, chiếm 30,00%. Như vậy, cây thân thảo là đa dạng nhất
thuộc các họ Gừng (Zingiberaceae), Cúc (Asteraceae), Ráy (Araceae), Bạc hà
(Lamiaceae),…Từ kết quả đó góp phần định hướng cho việc khai thác, trồng
và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật cho tinh dầu đạt hiệu quả.
3.1.6. Đa dạng về giá trị sử dụng
Ngoài giá trị sử dụng cho tinh dầu thì các loài nghiên cứu được thống kê
về các giá trị sử dụng khác như làm thuốc, ăn được, làm gia vị, cho gỗ,… Thống
kê các giá trị sử dụng dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc [154], 1.900 loài
cây có ích [155], Danh lục các loài thực vật Việt Nam [3],.... Giá trị sử dụng
của các loài thực vật có tinh dầu được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.6.

Bảng 3.7. Giá trị sử dụng của các loài thực vật có tinh dầu ở Bến En
TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nhóm cây làm thuốc THU 286 69,76

2 Nhóm cây cho gỗ LGO 101 24,63

3 Nhóm cây làm cảnh CAN 24 5,85

4 Nhóm cây ăn được ĂNĐ 69 16,83

5 Nhóm cây cho tinh dầu CTD 410 100

6 Nhóm cây cho gia vị CGV 13 3,17

7 Nhóm cây cho dầu béo CDB 5 1,22

49
Tỷ lệ %
120

100

80

60

40

20

0
THU LGO CAN ĂNĐ CTD CGV CDB

Hình 3.6. Giá trị sử dụng của các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, Thanh Hóa
- Nhóm cây cho tinh dầu: Đây là các loài thực vật chứa tinh dầu nên đã
được nghiên cứu nhiều, điển hình như các công trình của Lã Đình Mỡi và cs
2001) [10], Trần Đình Thắng và cs (2014) [48],… Ngoài ra, một số loài trong
quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chưng cất và phân tích thành phần hóa học
của tinh dầu như: Tiêu gié mảnh (Piper leptostachyum), Ngọc lan trắng
(Michelia alba), Quýt dại roxburghiana (Atalantia roburxghiana), Dấu dầu lá
chẻ ba (Tetradium trichotonum), Bưởi bung ít gân (Macclurodendron
oligophlebia), Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens), Quế hồi
(Cinnamomum verum), Sa nhân quả có mỏ (Amomum muricarpum),…
- Nhóm cây làm thuốc với 286 loài: Ngoài giá trị về tinh dầu thì nhiều
loài còn được người dân ở khu vực nghiên cứu sử dụng làm thuốc chủ yếu thuộc
các nhóm bệnh như: bồi bổ sức khỏe, bệnh thời tiết, đau xương khớp,…
- Nhóm cây làm cảnh với 24 loài thuộc các họ Kim giao (Podocarpaceae),
Na (Annonaceae), Cúc (Asteraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Trâm
(Myrtaceae),… một số loài được sử dụng trồng làm cảnh điển hình như: Móng

50
rồng hồng kông (Artabotrys hongkongnensis Hance), Hoa giẻ thơm (Desmos
chinensis Lour.), Hoa giẻ nam bộ (Desmos cochinchinensis Lour.),…
- Nhóm cây ăn được với 69 loài: Đây là nhóm cũng được người dân sử
dụng lá để dùng làm rau ăn hàng ngày hay ăn quả,..một số loài điển hình như:
Chân chim tám lá (Schefflera heptaphylla (L.) Harms ), Sẻn (Zanthoxylum
acanthopodium DC.), Hoàng mộc nhiều gai (Zanthoxylum myriacanthum Wall.
ex Hook.f.),…
- Nhóm cây cho gỗ với 101 loài chủ yếu thuộc các họ Ngọc lan
(Magnoliaceae), Long não (Lauraceae), Sim (Myrtaceae), Thầu dầu
(Euphorbiaceae),…
Một số chi cho tinh dầu có trữ lượng lớn, phân bố rộng ở VQG Bến En
như các chi Sa nhân (Amomum), Riềng (Alpinia), Thiên niên kiện
(Homalomena), Muồng truổng (Zanthoxylum), Hồng bì (Clausena), Ba chạc
(Euodia),… có thể đưa vào khai thác, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành hóa
dược, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, các loài Thiên
niên kiện, Sa nhân, có thể trồng dưới tán rừng để lấy tinh dầu nhưng phải đảm
bảo tái sinh tự nhiên.

3.1.7. Đa dạng về giá trị và bảo tồn


Từ danh lục các loài thực vật chứa tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En,
tỉnh Thanh Hóa mà tác giả đã điều tra, xây dựng; đối chiếu với Sách Đỏ Việt
Nam (2007) [158], đã thống kê được 8 loài có nguy cơ tuyệt chủng; trong đó,
01 loài thuộc nhóm rất nguy cấp (CR) là Re hương (Cinnamomum
parthenoxylon Meisn.); 02 loài nguy cấp (EN) là Thủy xương bồ lá to (Acorus
macrospadiceus (Yam.) F. N. Wei & Y. K. Li) và Ngũ gia bì gai (Acanthopanax
trifoliatus (L.) Voss.); 05 loài sẽ nguy cấp (VU) thuộc các họ Long não
(Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Trám (Burseraceae) và Đơn nem
(Myrsinaceae) (bảng 3.8)

51
Bảng 3.8. Thống kê các loài thực vật có tinh dầu đang bị đe dọa ở Bến En
Mức độ
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Họ
nguy cấp
Acorus macrospadiceus (Yam.) Thủy xương bồ Acoraceae EN
1 F. N. Wei & Y. K. Li lá to
Canarium tramdenum Dai et Burseraceae VU
Trám đen
2 Jakovt.
Actinodaphne elliptibacca Bộp trái bầu Lauraceae VU
3 Kosterm. dục
Cinnamomum balansae H. Lauraceae VU
Gù hương
4 Lecomte
Cinnamomum parthenoxylon Lauraceae CR
Re hương
5 Meisn..
6 Michelia balansae Dandy Giổi lông Magnoliaceae VU

7 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi Myrsinaceae VU

Acanthopanax trifoliatus (L.) Araliaceae EN


Ngũ gia bì gai
8 Voss.

3.1.8. Một số đặc điểm của các loài thực vật ở VQG Bến En được phân
tích thành phần hóa học tinh dầu
3.1.8.1. Họ Long não (Lauraceae)
1. Quế hồi (Cinnamomum verum Presl) (Ảnh 3.1; Hình 3.7)
Syn.: Laurus cinnamomum L., Cinnamomum zeylanicum Blume; _
Quế
quan, Quế xây lan, Quế tích lan.
Mô tả: Cây gỗ, cao 10-15 m; cành non 4 cạnh, có lông, màu đen khi khô;
vỏ màu nâu đen, dày 0,5-1 cm, vỏ trong có mũi thơm aldehyd cinnamic; chồi
có lông mịn. Lá mọc đối; phiến lá hình trứng, trứng-mũi mác, cỡ 10-16 x 4,5-
5,5 cm; chóp tù hay nhọn, gốc tù hay tròn; nhẵn cả 2 mặt, mặt trên màu nâu ô
liu; mặt dưới màu nâu hồng; 3 gân, 2 gân gốc xuất phát cách gốc 2-5 mm chạy
tới chóp lá; gân giữa phẳng ở mặt trên và hơi lồi lên ở mặt dưới; cuống dài 2
52
cm, nhẵn. Cụm hoa hình chùy, ở đỉnh cành, dài 10-12 cm, nhẵn. Hoa nhỏ, dài
3-4 mm, màu vàng. Bao hoa 6 thuỳ, gần đều nhau, phủ lông bên ngoài, hình
trứng, có lông phía ngoài. Nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; nhị 2 vòng đầu không
tuyến, bao phấn hướng vào trong; vòng nhị thứ 3 bao phấn hướng ra ngoài, có
2 tuyến, chỉ có lông ở dưới. Bầu hình trứng, dài 10-15 mm, nhẵn; vòi nhụy
ngắn; núm nhụy dạng đĩa. Quả hình trứng, dài khoảng 1-1,5 cm, màu đỏ khi
chín; chén quả hình bán cầu.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa nở tháng 4-6. Loài này ít thấy mọc trong
tự nhiên, chủ yếu là cây trồng.
Phân bố: Thanh Hóa (VQG Bến En: Xuân Thái, Sông Chàng; Bái
Thượng), Nghệ An (Qùy Châu), Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-
Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa (Ninh Hòa), Tây Ninh,
Bà Rịa – Vũng Tàu (Bà Rịa, Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở
Trung Quốc (Quảng Đông, Đài Loan), Sri Lanka, Malaixia, Inđônêxia.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 04, 35, 186 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).

Ảnh 3.1. Cinnamomum verum Presl Hình 3.7. Cinnamomum verum Presl
(Ảnh Hoàng Văn Chính, 2014, Sông 1. cành mang lá và cụm hoa;
Tràng) 2. hoa (bổ dọc)
(hình theo ICS, 1972)

53
Giá trị sử dụng: Dùng như Quế thanh (C. cassia) dưới dạng bột hoặc thuốc
sắc nước. Tinh dầu được làm thuốc kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp, là một
chất kháng sinh, kích thích ruột và trừ giun, với liều cao gây co giật. Vỏ cây
làm gia vị, chế nước uống, làm bột cari [154]. Toàn cây cho tinh dầu.

2. Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury) (Ảnh 3.2; Hình 3.8)
Syn.: Ceidodaphne glaucescens Nees in Wall., Laurus glaucescens Buch.-Ham.
ex Nees in Wall., Tetranthera glaucescens Wall., _ Re mốc, Quế xanh phấn.
Mô tả: Cây gỗ, cao 10-15 (18) m; đường kính 20-30 cm, đôi khi tới 50 cm;
vỏ màu xanh sáng, khi khô màu nâu đen, có rãnh dọc, sâu; cành màu nâu hoặc
hơi ửng đỏ, nhẵn. Lá mọc cách; phiến lá hình trứng ngược hoặc gần như hình
bầu dục- thuôn dài; hẹp dần về phía cuống; chóp lá có mũi nhọn ngắn, cỡ 5-10
x (2,5) 3-5 cm; mặt trên màu nâu sẫm, bóng; mặt dưới màu nâu ửng đỏ; gần
như nhẵn cả 2 mặt; có 3-5 đôi gân bên, gân giữa lồi lên cả 2 mặt; gân mạng
không rõ; cuống dài 2-2,5 cm, nhẵn. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá hay
đỉnh cành, dài 4-5 cm; cành bên dài khoảng 2,5 cm, có lông mềm màu nâu bao
phủ. Quả hình trứng ngược, dài khoảng 2 cm, khi chín trở nên màu đen tía;
được bao một phần trong chén quả dạng nón ngược màu xanh, dài 1,2-1,8 cm.

Ảnh 3.2. Cinnamomum glaucescens Hình 3.8. Cinnamomum


(Nees) Drury glaucescens (Nees) Drury
Ảnh Hoàng Văn Chính, Sông Tràng, cành mang quả
2014 (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999

54
Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa từ tháng 10-12. Mọc trong rừng thường
xanh lá rộng, ở độ cao khoảng 500 m trở lên.
Phân bố: Miền Bắc, Thanh Hóa (VQG Bến En: Xuân Thái, Sông Chàng);
Nghệ An, Quảng Trị (Làng Khoai). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc
(Quảng Đông, Quảng Tây).
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 82, 145, 377 (Mẫu được lưu
ở Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Gỗ thơm mùi hồi, bền, chắc, không bị mối mọt, dùng trong
xây dựng, đóng đồ gia dụng [155]. Vỏ, lá, rễ chiết tinh dầu dùng trong công
nghiệp và chất thơm [154].
3. Lòng trứng hoa vàng (Lindera racemosa Lecomte) (Ảnh 3.3; Hình 3.9)
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 8-10 m. Lá mọc cách; phiến lá hình bầu dục, cỡ
10-12 x 4-5 cm, chóp lá tù hay có mũi nhọn ngắn, gốc tù, mặt trên màu nâu
xám, mặt dưới có lông trên các gân hoặc nhẵn; gân hình lông chim có 6-7 cặp
đôi bên cong; gân giữa lõm thành trên, lồi ở thành dưới; gân mạng rất lồi; cuống
dài 1 cm, có lông. Cụm hoa dạng chùm tán ở nách lá, cuống chung dài khoảng
1 cm, cuống tán dài 7-8 mm. Hoa nhiều trong 1 tán, cuống hoa dài 2 mm, có
lông. Hoa đực có bao hoa 6 thùy, màu vàng, dạng trứng, dài 2 mm. Nhị hữu thụ
12, 6 nhị 2 vòng ngoài không tuyến; 2 vòng nhị bên trong ở chỉ nhị có 2 tuyến,
chỉ nhị có lông dày; bao phấn nhọn đầu. Bầu bị thui, có lông, núm nhụy ngắn
dạng nón.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 8-9. Mọc trong rừng hoặc ven
đường, nơi sáng.
Phân bố: Hà Nội, Thanh Hóa (VQG Bến En: Xuân Bái, Xuân Thái, đảo
Thực vật, Sông Chàng), Nghệ An (Pù Mát), Kon Tum.
Mẫu nghiên cứu:THANH HÓA, HV Chính 11, 91, 329 (Mẫu được lưu
ở Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Cây cho tinh dầu.

55
Ảnh 3.3. Lindera racemosa Lecomte Hình 3.9. Lindera racemosa
(Ảnh Hoảng Văn Chính, Đảo thực Lecomte
vâ ̣t, 2014) Cành mang lá và hoa
(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)
4. Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Robins.) (Ảnh 3.4; Hình 3.10)
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 5-10 m; cành non có lông, màu xám vàng; vỏ màu
xám, thịt vỏ màu vàng nhạt, có nhiều nhựa dính, gỗ màu nâu vàng, toàn cây có
mùi thơm hắc. Lá đơn mọc cách; phiến lá hình trứng ngược hoặc hình trái xoan,
cỡ 7-20 x 4-6 cm; chóp lá có mũi tù hay tròn, gốc là hình nêm; lúc non có lông
cả 2 mặt, khi già mặt trên nhẵn hoặc đôi khi có lông ở gân giữa, mặt dưới có
lông hay đôi khi không lông; có 8-12 đôi gân bên, các gân bên chạy tới gần
mép gặp nhau ở mép lá; cuống dài 1,2-2,5 cm, ban đầu có lông. Cụm hoa dạng
chùm tán, mọc ở nách lá gần đỉnh, cuống chung dài 2-4 cm; tổng bao lá bắc 4,
phủ lông màu vàng, mỗi tán có 8-10 hoa. Hoa màu vàng. Hoa đực không có
bao hoa. Quả hình cầu, đường kính 7 mm, cuống quả dài 3-6 mm, dày lên về
phía đế quả.
Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 6-7, mùa quả chín tháng 10-12.
Gặp phổ biến từ vùng đồng bằng, trung du miền núi cao, thường ở ven rừng, nơi
sáng.
Phân bố: Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Sông Mã, Mộc Châu), Lạng Sơn
(Hữu Lũng), Bắc Giang (Hiệp Hòa), Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng (Đồ Sơn),
Ninh Bình (Chợ Ghềnh), Thanh Hóa (VQG Bến En: Xuân Bái, Xuân Thái,
56
Sông Chàng, đảo Thực vật), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã),
Kon Tum (Kon Plông), Gia Lai (Măng Yang), Đắc Lắc (Đắc Mil). Còn có ở
Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Philippin.

Ảnh 3.4. Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Hình 3.10. Litsea glutinosa


Robins. (Lour.) C. B. Robins.
Cành mang lá và quả 1. cành mang lá và cụm hoa; 2.
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Đảo thực vâ ̣t, cành mang lá và cụm quả
2014) (hình theo Auctor, 1972)
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 729 (Mẫu được lưu ở Phòng
mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Gỗ đóng đồ gia dụng, trụ mỏ. Lá, vỏ, rễ làm thuốc [154],
[155]. Hạt có dầu. Các bộ phận trong cây có thể cho tinh dầu.
5. Re trắng lá to (Phoebe tavoyana (Meisn.) Hook. f.) (Ảnh 3.5; Hình 3.11)
Syn.: Beilschmiedia roxburghiana; Kết dai, Chắp xanh.
Mô tả: Cây gỗ, cao 15-18 m; vỏ ngoài màu xám tro hoặc màu nâu. Lá
mọc đối hoặc gần đối, dày, dai, nhẵn; phiến lá hình bầu dục hoặc hình bầu dục
hẹp, cỡ 9-15 x 4,5-6 cm; có mũi nhọn ở đỉnh, gốc lá hình nêm; gân giữa lõm ở
trên và lồi lên ở mặt dưới; có 6-8 đôi gân bên, gân mạng rõ, thưa ở mặt trên;
cuống lá sụ to, dài 1,2 -2 cm, nhẵn, có rãnh ở phía trên. Cụm hoa hình chuỳ
hoặc hình chùm, dài 1,5-5,5 cm, khoẻ, các nhánh mang hoa dài khoảng 1 cm,
số hoa trong mỗi nhánh từ 3 hoa trở lên. Cụm mang quả ở nách lá, dài 4,5 cm,
57
nhẵn. Quả hình bầu dục, cỡ 4,5 x 1,7 cm, khi chín có màu hồng sẫm, sau trở
thành màu đen, nhẵn; cuống quả không sụ to, dài khoảng 8 mm, đường kính 4
mm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 7-10, có quả chín tháng 1-2 (năm
sau). Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ở độ cao hơn 800 m.
Phân bố: Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (VQG Bến En: Xuân Thái,
Xuân Bái, Sông Chàng, Bình Lương), Nghệ An (Quì Châu), Đà Nẵng (Liên
Chiểu). Còn có ở Trung Quốc (Quảng Đông: Hải Nam, Quảng Tây).
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 141, 360 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Gỗ dùng làm cột nhà, trụ mỏ và đóng các đồ đạc trong
nhà [155]. Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.5. Phoebe tavoyana (Meisn.) Hình 3.11. Phoebe tavoyana (Meisn.) Hook. f.
Hook. f. 1. cành mang lá và cụm hoa; 2-3. lá
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Xuân Thái, (hình theo H. W. Li, 1982)
2014)
3.1.8.2. Họ Hồ tiêu (Piperaceae)
1. Tiêu gắt (Piper acre Blume) (Ảnh 3.6; Hình 3.12)
Mô tả: Dây leo, dài 5-12 m. Thân có lông mịn phủ kín. Lá hình bầu dục,
cỡ 8-12 x 3-4,5 cm, chóp lá tù hay có mũi ngắn, gốc lá bất xứng bao phủ lấy

58
cuống lá, không có gân đáy, khi khô nâu ở mặt trên và có lông nâu, mặt dưới
nâu xám và có lông dày ở gân; cuống dài 3-5 cm. Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc
nách lá, dài 10-15 cm; hoa đực có vảy hình lọng, có lông; nhị 2. Quả hình bầu
dục thuôn, cỡ 0,3 x 0,5 cm; hạt màu đen.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả chín tháng 6-10.
Cây ưa ẩm, dưới tán rừng thứ sinh.
Phân bố: Mới thấy ở Thanh Hóa (Bến En: Đảo Thực vật), Hà Tĩnh (Sơn
Kim: Suối nước sốt), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã: Khe Đá Dựng; Nam Đông:
Hương Phú).
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 312, 350 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.6. Piper acre Blume Hình 3.12. Piper acre Blume
1. dạng thân; 2. cành mang cụm quả Cành mang lá và hoa
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Đảo thực vâ ̣t, (Hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)
2014)
2. Tiêu bến en (Piper minutistigmum C. DC.) (Ảnh 3.7)
Mô tả: Dây leo, dài 3-12 m, cành nhẵn, đường kính thân cỡ 0,5-1 cm. Lá
hình trứng rộng, cỡ 6-11 x 3-7 cm, phía đỉnh lá nhẵn hoặc có lông thưa, đáy
không đối xứng, 1 bên tròn, còn bên kia có dạng nêm hoặc hình nhọn, 2 bên
khác nhau 3-4 mm, đỉnh nhọn, có 3-4 cặp gân, trong đó có ít nhất 1 cặp gân
59
kéo dài đến mép phiến lá, 1 cặp ở đỉnh phát sinh do cặp gân ở giữa. Hoa đực
và hoa cái giống nhau, cỡ 5-10 x 1-1,5 cm, cuống cụm hoa 1-1,2 cm, lá dài cỡ
1-1,5 cm, nhẵn. Quả hạch dạng cầu, cỡ 1-2 mm. Khi chín màu đỏ tươi.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-6, mùa quả chín tháng 5-10.
Mọc rải rác trong rừng ẩm thường xanh, ở độ cao khoảng 200-1.100 m.
Phân bố: Thanh Hóa (VQG Bến En: đảo Thực vật), Nghệ An (Pù Mát:
Khe Kèm), Hà Tĩnh (Vũ Quang: Dốc Dẻ). Còn có ở Malaysia, Thái Lan.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 372, 722 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.
Ghi chú: Đây là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam.

Ảnh 3.7. Piper minutistigmum C. DC.


cành mang lá và quả
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Đảo thực vâ ̣t, 2014)
3. Tiêu lào (Piper laosanum C. DC.) (Ảnh 3.8; Hình 3.13)
Mô tả: Cây leo, cành có lông mịn; tủy có 01 ống tiết. Lá xoan ngược
thon, cỡ 7,5 x 2 cm, chót nhọn, đáy bất xứng, mỏng, nhám, có nhiều đốm ở
trong, có nhiều lông mịn màu vàng theo gân, gân phụ 3 mỗi bên, gân trên cách
đáy 1,5 cm, cuống 0,6 cm. Hoa ở ngoài nách lá. Hoa đực dài 10-12 cm; lá hoa
tròn, cỡ 0,8 cm, gần như không cuống, có lông mặt trên, tiểu nhụy 3-4. Phân
quả chưa thấy.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-6, mùa quả chín tháng 5-9. Cây

60
mọc ở rừng nguyên sinh, thứ sinh, ven suối.
Phân bố: Mới thấy ở Thanh Hóa (VQG Bến En: Đảo Tình yêu), Hà Tĩnh
(Vũ Quang), Quảng Trị (Đak Krông), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã, Nam Đông).
Còn có ở Lào.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 349 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.8. Piper laosanum C. DC. Hình 3.13. Piper laosanum C. DC.
cành mang lá và hoa cành mang lá và hoa
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Đảo tình yêu, (hình theo Phạm hoàng Hộ, 1999)
2014)
4. Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.) (Ảnh 3.9; Hình 3.14)
Mô tả: Cây leo, dài 2-10 m, thường bám trên đá; thân non có lông mịn,
khi khô đen đen. Lá có phiến hình trái xoan, cỡ 6-7 x 2,5-3,5 cm; chóp nhọn,
đáy tròn, hơi bất xứng, mỏng, mặt dưới có lông mịn, gân ở đáy 5, gân phụ 3-5
cặp, cuống có lông mịn. Cụm hoa đối diện với lá, cuống cụm hoa có lông mịn,
cụm hoa đực dài 5-7 cm; lá bắc tròn hoặc bầu dục, có ít lông. Cụm quả chưa
thấy.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 2-5, mùa quả chín tháng 4-8. Gặp
ở rừng thứ sinh, trảng cây bụi, leo bám trên đá gradnit hoặc núi đá vôi.
Phân bố: Mới thấy ở Quảng Ninh (Uông Bí), Thanh Hóa (Bến En: Yên
Bái, Xuân Thái, Sông Chàng; Pù Luông), Nghệ An (Pù Mát, Pù Hoạt, Pù

61
Huống), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã),
Khánh Hòa (Nha Trang).
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 383 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

2 cm

Ảnh 3.9. Piper saxicola C. DC. Hình 3.14. Piper saxicola C. DC.
cành mang lá và quả; (Ảnh Hoàng Văn cành mang lá, hoa
Chính, Yên Bái, 2014) (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 1999)
3.1.8.3. Họ Cam (Rutaceae)
1. Tiểu quất không cuống (Atalantia sessiliflora Guillaum.) (Ảnh 3.10; Hình
3.15)
Mô tả: Cây bu ̣i, phân nhánh nhiều, cao 1-2 m, nhẵn, có gai thẳng dài đến
3-4cm, nằm ở nách lá. Lá nguyên, rất dai, xoan dài 1,5-5cm, tròn hay lõm ở
đầu, thon hẹp hay tròn ở gốc không lông, dày, cứng, có điểm tuyến, gân bên
khít nhau, gân mép đi gần sát mép, mép uốn xuống, cuống ngắn 3-4mm. Hoa
trắng, gần như không cuống, xếp thành nhóm nhỏ ở nách các lá. Quả nạc, đen,
hình cầu, đường kính 10-12mm, có 2 hạt
Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 8-12.
Phân bố: Mọc phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở Nam Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 502 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).

62
Giá trị sử dụng: Thường dùng trị cúm, cảm mạo, đau đầu, ho, viêm
nhánh khí quản, sốt rét, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, đau lưng
gối. Rễ được dùng sắc hoặc ngâm rượu uống chữa tê thấp, rắn cắn [154], [155].
Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.10. Atalantia sessiliflora Hình 3.15. Atalantia sessiliflora


Guillaum.;Ảnh Hoàng Văn Chính, Guillaum.
Đảo Thực vâ ̣t, 2014) Cành mang lá và quả
(hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2003)
2. Quýt dại (Atalantia roxburghiana Hook.f.) (Ảnh 3.11; Hình 3.16)
Mô tả: Cây gỗ, cao 10 m, vỏ xám hơi nâu, gỗ trắng, mềm, cành ít gai
hoặc không có gai, nhẵn. Lá kép 1 lần chét, hình bầu dục hay hình mũi mác;
gốc hơi tròn, đỉnh nhọn; mép nguyên hoặc đôi khi có khía dạng lượn sóng; hệ
gân lồi lên ở cả hai mặt, có nhiều tuyến tinh dầu, rõ; cuống lá và phiến lá có
đốt. Cụm hoa trùm, nhẵn, nhiều hoa. Đài 4 thùy, hình tam giác tù, mép có lông.
Tràng 4 cánh hoa, hình trứng ngược. Bộ nhị 8 nhị; chỉ nhị hình dùi, ngắn, phí
trên rời, gốc dính nhau và không phình rộng; bao phấn hình trứng thuôn. Bầu
hình trứng, 2 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả hình cầu, cơm quả ít mọng nước.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả chín tháng 6-
10.Thường gặp ở đồi trọc, rừng thứ sinh, ven đường.
Phân bố: Tuyên Quang (Chiêm Hóa: Chạm Chu), Thanh Hóa (VQG Bến
En: Xuân Khang, Sông Chàng), Hà Tĩnh (Hương Sơn), Nghệ An (Tương

63
Dương), Quảng Bình (Phong Nha), Thừa Thiên Huế (A Lưới), Kon Tum,
Khánh Hòa (Nha Trang). Còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 375 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Quả ăn được, lá dùng chữa bệnh hô hấp [154]. Toàn
cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.11. Atalantia roxburghiana Hình 3.16. Atalantia roxburghiana


Hook.f. Hook.f.
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Xuân Khang, Cành mang lá và quả
2014) (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2000)
3. Bưởi bung ít gân (Maclurodendron oligophlebium (Merr.) Hartl.) (Ảnh
3.12; Hình 3.17)
Mô tả: Cây gỗ đứng, thân cao 14 (25) m, cành có đường kính 3-6 mm,
màu nâu đỏ hay nâu xám, lá kép, hình trứng ngược hoặc thuôn dài, cỡ 6,5-18
(22) x 2,5-7 cm, gốc lá hơi phình dạng gối, nhẵn hay có lông thưa, cuống lá dài
0,8-2,5 cm, phiến lá khi khô có màu nâu đến xanh xám, mép lá nguyên, đỉnh lá
nhọn hoặc rất hiếm khi tròn đến tù, gân bên 6-10 đôi. Cụm hoa ở nách lá, dài
3,5-10 cm, trục cụm hoa khi non có lông, sau nhẵn. Nụ hoa hình cầu, cuống
hoa dài 0,1-0,5 cm, có lông rậm, mịn. Hoa mẫu 4, đơn tính, tiền khai hoa lợp.
Đài 4 thùy, có lông, dài 0,5-0,7 mm, Tràng gồm 4 cánh hoa, dài 0,3 cm, nhẵn
hay đôi khi có lông ở gốc. Hoa đực: bộ nhị gồm 8 nhị, bao phấn dài 0,8-1 mm,
gốc chỉ nhị nhẵn: bộ nhụy lép, hình tròn dẹp, không lông. Hoa cái: bộ nhị sớm
64
thoái hóa hoặc có nhị nhưng bao phấn không chứa hạt phấn, bầu hình cầu, gồm
các lá noãn dính nhau hoàn toàn, bầu nhẵn, 1-4 ô, mỗi ô chưa 1-2 noãn, vòi
nhụy ngắn, đầu nhụy phồng rộng hơn vòi nhụy. Quả hình cầu, đường kính 0,5-
1 cm, nhẵn, có 4 gờ, đỉnh nhọn, hạt dài 4-5,5 mm.
Sinh học và Sinh thái: Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả chín tháng 8-9.Mọc
rải rác ở rừng, độ cao 700-1.200 m.
Phân bố: Thanh Hóa (VQG Bến En : Xuân Thái, Yên Bái, đảo Thực vật),
Nghệ An (Tương Dương, Pù Mát: Khe Kèm, Khe Bu, Môn Sơn, Khe Choang),
Thừa Thiên Huế (Pú Lộc: Bạch Mã), Đà Nẵng (Hòa Vang, Tourane), Kon Tum
(Sa Thày), Gia Lai (VQG Kon Ka Kinh), Đăk Nông (Đăk Mil). Còn có ở Trung
Quốc.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 432 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Toàn cây cho tinh dầu.

Ảnh 3.12. Maclurodendron Hình 3.17. Maclurodendron


oligophlebium (Merr.) Hartl. oligophlebium (Merr.) Hartl.
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Xuân Thái, 1. cành mang lá; 2. cụm hoa; 3. hoa
2014) (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2000)
4. Dấu dầu lá chẻ ba (Tetradium trichophorum Lour.) (Ảnh 3.13; Hình
3.18)
Mô tả: Cây gỗ, cao 10 m; cành non và lá chét non có lông, sau nhẵn. Lá
kép dài 20-37 cm, gồm 5-11 (13) lá chét, hình thuôn, bầu dục dài hoă ̣c hình
65
mác, kích thước 8-23 x 3-9 cm, cuống lá chét hai bên trục lá dài 6-10 mm;
cuống lá chét ở đỉnh cành dài 10-20 (30) mm; gốc lá chét nhọn hay gần tròn;
mặt trên nhẵn hay có lông trên gân giữa; mặt dưới nhẵn hoặc trên hệ gân có
lông, gân bên 11-14 đôi, những gân ở phía đỉnh lá không rõ; đỉnh lá nhọn. Cụm
hoa ở đỉnh cành. Cuống hoa dài 0,7-2,5 cm. Hoa mẫu 4. Đài có 4 thùy, có lông
hay nhẵn. Tràng gồm 4 cánh hoa, màu trắng xanh hay vàng xanh. Hoa đực: có
4 nhị; chỉ nhị có lông; bộ nhị thoái hóa. Hoa cái: nhị thoái hóa dạng vảy; bộ
nhụy gồm 4 lá noãn rời, mỗi lá noãn chứa 2 noãn; 1 vòi nhụy, đầu nhụy 4 thùy
phồng rõ. Quả nang, gồm 4 nang, khi chin màu đỏ tươi đến đỏ. Hạt hình cầu.

Ảnh 3.13. Tetradium trichophorum Lour. Hình 3.18. Tetradium


Cành mang lá và quả trichophorum Lour.
Ảnh Hoàng Văn Chính, Bình Lương, Cành mang lá và quả
2014 (hình theo Bùi Thị Thu Hà, 2012)
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-7; mùa quả chín tháng 9-
12.Thường gặp trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi, ven đường.
Phân bố: Lào Cai, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa (VQG Bến
En: Xuân Thái, Sông Chàng, Bình Lương). Còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 433 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Quả dùng trị đau dạ dày, lá dùng ngoài trị tê thấp, đau
nhức xương [154], [155]. Toàn cây cho tinh dầu.
66
3.1.8.4. Họ Gừng (Zingiberaceae)
1. Sẹ (Alpinia globosa (Lour.) Horan) (Ảnh 3.14; Hình 3.19)
Syn. Amomum globosum Lour., Cardamomum globosum (Lour.) O.
Kuntze, Languas globosa (Lour.) Burk. - Mè tré, Thảo khấu, ích trí nhân.
Mô tả: Cây cao 1-2 m. Phiến lá dạng mũi mác, cỡ 35-60 x 10-15 cm, 2
mặt không lông; cuống lá dài 4-6 cm; lưỡi lá dài 1,5-1,8 cm, xẻ thành 2 thùy
ngắn, hình tam giác. Cụm hoa dạng chùy, cỡ 20-40 x 4-7 cm; nhiều nhánh, các
nhánh dài 1,5-3,5 cm. Lá bắc con dạng vảy dài đến 1 mm. Đài hoa hình trụ, dài
6-10 mm. Ống tràng dài bằng đài hay hơn; các thùy cỡ 6-10 x 3-5 mm. Cánh môi
cỡ 1,2-1,5 x 1-1,5 cm, màu trắng, có sọc tía. Chỉ nhị dài 1-1,5 cm; bao phấn dài
3-5 mm; không mào. Nhị lép dạng dùi. Bầu hình cầu. Quả hình cầu, đường kính
1-1,5 cm, màu đỏ. Hạt 3-7, hình tam giác dẹt.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa vào tháng 3-6, mùa quả chín vào tháng
5-8. Đay là cây ưa bóng, mọc rải rác dưới tán rừng ẩm, ven rừng, ở độ cao 100-
500 m.
Phân bố: Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang (Nà Hang), Cao Bằng, Lạng
Sơn, Phú Thọ (Xuân Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình
(Mai Châu), Thanh Hóa (VQG Bến En: Xuân Khang, Đảo thực vật, Sông
Chàng, Bình Lương; Bá Thước), Nghệ An (Pù Mát: Trung tâm Hành chính
Vườn), Hà Tĩnh (Vũ Quang: K8-Thị trấn Vũ Quang đi Mán Chạn, Dốc Dẻ),
Quảng Trị (Hướng Hóa), Gia Lai (Kbang) và các tỉnh Nam Bộ. Còn có ở Trung
Quốc (Quảng Tây, Hải Nam).
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 104 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Thân rễ, quả dùng chữa tả, lỵ, di tinh, tiểu nhiều về đêm,
nôn mửa và giải độc [154]. Toàn cây cho tinh dầu.

67
Ảnh 3.14. Alpinia globosa (Lour.) Hình 3.19. Alpinia globosa (Lour.)
Horan. Horan.
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Xuân lá và cụm quả
Khang, Bến En 2014) (hình N. Q. Bình, 2017)
2. Riềng malacca (Alpinia malaccensis (Burm.f.) Rosc.) (Ảnh 3.15; Hình 3.20)
Syn.: Maranta malaccensis Burm. f., Languas malaccensis (Burm. f.)
Merr., Catimbium malaccense (Burm. f.) Holtt.
Mô tả: Cây cao 1,5-3 m; lá có phiến dạng thuôn, kích thước 30-60 x 10-18
cm, thót dần về phía gốc, đầu có mũi nhọn, mặt trên không lông, mặt dưới có lông;
cuống lá to, dài 2-6 cm; lưỡi lá dài 1-1,2 cm, đầu rách mép. Cụm hoa dạng chùm
đơn, dài 17-25 cm, trục cụm hoa có nhiều lông dài, màu vàng. Cuống hoa dài 5-7
mm. Lá bắc con dạng ống mở đến gốc. Đài hoa dạng phễu, dài 1,5-2 cm. Tràng
hoa màu trắng; phần dưới hình ống, dài 1-1,2 cm; phần trên chia thành 3 thùy;
thùy giữa hình trứng rộng, rộng gấp 2 lần thùy bên, 2 thùy bên cỡ 2-2,2 x 1,5-1,8
cm. Cánh môi hình trái xoan, cỡ 2,8-3,6 x 2-2,4 cm, màu vàng, có sọc đỏ tỏa từ
phía dưới lên trên và tỏa sang 2 bên phía đầu; 2 bên phía gần đầu hơi lõm vào, đầu
hơi rách mép. Nhị có chỉ nhị dạng bản dày, ngắn hơn bao phấn. Nhị lép thoái hóa

68
thành dạng thể chai, cỡ 2mm. Bầu hình cầu, có lông dài. Quả nang, hình cầu,
đường kính 2-2,5 cm, có lông dài.

Ảnh 3.15. Alpinia malaccensis (Burm. Hình 3.20. Alpinia malaccensis (Burm. f.) Rosc.
f.) Rosc.; Cụm hoa 1. lá và cụm hoa; 2. hoa; 3. cánh môi và nhị
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Xuân Thái, Bến lép; 4. quả
En 2014) (hình theo Nguyễn Quốc Bình, 2011)
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa vào tháng 4-6, mùa quả chín vào tháng
6-8. Mọc ven suối, ven đường rừng dưới tán cây hay tập trung thành những bụi
nơi trống, ở độ cao 100-700 m.
Phân bố: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình (Mai Châu), Hải Phòng (Cát
Bà), Ninh Bình (VQG Cúc Phương), Thanh Hóa (VQG Bến En: Xuân Thái,
Yên Bái, Xuân Khang, đảo thực vật, Sông Chàng), Nghệ An (KBTTN Pù Hoạt:
Bình Chuẩn; KBTTN Pù Huống: Châu Thôn, Châu Kim, Hạnh Dịch; Kỳ Sơn:
Nậm Càn), Hà Tĩnh (Hương Sơn: Sơn Kim) Kon Tum. Còn có ở Ấn Độ,
Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 291 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).

69
Giá trị sử dụng: Ở Trung Quốc thân rễ (củ) trị lở loét, đau, quả gây nôn.
Ở Java (Inđônêxia), thân rễ được dùng trị đau loét. Ở Ấn Độ, quả cùng với muối
gây nôn [154]. Toàn cây cho tinh dầu.
3. Riềng (Alpinia napoensis H. Dong & G. J. Xu) (Ảnh 3.16, Hình 3.21)
Mô tả: Cây cao 1-1,5 m, có đốm màu đỏ tía, không lông, tròn, chắc. Lá
dạng thuôn, kích thước 25-60 x 4-6 cm, không lông cả hai mặt; gốc cuống lá
hơi nhọn, bất xứng; chót lá nhọn dài khoảng 1-1,5 cm. Lưỡi lá dài khoảng 3-7
mm, xẻ nông thành hai. Cuống lá dài đến 8 cm. Cụm hoa dạng chùm đơn, rủ
xuống, dài đến 15-25 cm, có nhiều lông màu vàng nâu. Lá bắc màu nâu khi
khô, hình bầu dục, cỡ 3-3,5 cm. Cuống hoa dài độ 3-5 mm, có lông màu nâu
vàng. Đài hoa dạng phễu, màu hồng nhạt, kích thước 1,2 cm. Tràng hoa màu
trắng, dài 1,2 cm. Cánh môi cỡ 3,5 x 2,5 cm, môi dưới màu đỏ có mép màu
vàng, về phía đỉnh cánh môi có các sọc đỏ còn các thùy bên hẹp hơn. Nhị lép
bên hình dùi, dài 3-6 mm; chỉ nhị và bao phấn có kích thước gần như nhau, cỡ
1,2 cm. Quả nang màu đỏ, hình bầu dục, cỡ 1,7 x 1,3 cm, có lông; cuống quả
dài 5-7 mm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa vào tháng 4-8, mùa quả chín vào tháng 8-
10. Mọc nơi ẩm ướt, dưới tán rừng thứ sinh, dọc ven suối, ở độ cao 300-800 m.
Phân bố: Thanh Hóa (VQG Bến En: Đảo thực vật, Xuân Thái), Nghệ An
(KBTTN Pù Hoạt: Châu Kim, Châu Thôn, Hạnh Dịch, KBTTN Pù Huống,
VQG Pù Mát: Khe Bu, Kỳ Sơn (Na Ngoi)), Hà Tĩnh (VQG Vũ Quang: Dốc Dẻ,
Sơn Kim), Quảng Bình (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng: U Bò), Quảng Trị. Còn
có ở Trung Quốc (Quảng Tây).
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 728 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Thân rễ được sử dụng làm thuốc [154]. Toàn cây cho
tinh dầu.

70
Ảnh 3.16. Alpinia napoensis H. Hình 3.21. Alpinia napoensis H.
Dong & G. J. Xu Dong & G. J. Xu; 1. thân mang lá; 2.
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Đảo Thực lưỡi lá; 3. hoa nhìm trên xuống
vật, 2014) (Hình theo Lê Thị Hương)
4. Ré bắc bộ (Alpinia tonkinensis Gagnep.) (Ảnh 3.17; Hình 3.22)
Mô tả: Cây cao 1,5-2 m. Lá có phiến dạng dải, cỡ 25-65 x 5-9 cm, thót
dần về phía gốc, nhọn ở đầu; cuống lá dài 3-9 cm; lưỡi lá dài 1,5-2 cm. Cụm hoa
dạng chùy, dài 15-30 cm; các nhánh dài đến 3 cm. Cuống hoa dài 1-2 mm. Lá
bắc hình trứng, sớm rụng. Đài hoa dạng chuông, dài 1,2-1,5 cm; phần trên chia
thành 3 thùy dạng bầu dục dài. Cánh môi dạng bầu dục, cỡ 1-1,5 x 1-1,2 cm. Nhị
có chỉ nhị dạng bản, dài gấp 2-3 lần bao phấn. Nhị lép 2. Bầu dạng cầu, có lông.
Quả tròn, đường kính 1-1,4 cm, khi chín màu đỏ tươi.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả chín vào tháng
7-10. Mọc dưới tán rừng thứ sinh, có nơi mọc tập trung thành những bụi rộng,
rậm, ở độ cao 200-700 m.
Phân bố: Lào Cai (Văn Bàn), Sơn La (Mộc Châu: Xuân Nha), Vĩnh Phúc
(Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì, Mê Linh), Hòa Bình (Đà Bắc), Phú Thọ (Xuân Sơn),
Ninh Bình (VQG Cúc Phương), Thanh Hóa (VQG Bến En: Bình Lương, Đảo thực
vâ ̣t), Nghệ An (VQG Pù Mát, KBTTN Pù Hoạt, Nghĩa Đàn), Quảng Bình (Tuyên
Hóa), Quảng Nam, Đà Nẵng (Khâm Đức). Còn có ở Trung Quốc.
71
Ảnh 3.17. Alpinia tonkinensis Hình 3.22. Alpinia tonkinensis
Gagnep. Gagnep.
Cành mang cụm quả 1. lá và cụm hoa; 2. hoa (nhìn
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Đảo Thực nghiêng); 3. hoa (nhìn thẳng)
vật, 2014) (hình N. Q. Bình, 2010)
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 08 (Mẫu được lưu ở Phòng
mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Thân rễ dùng trị phong thấp, tê đau, hạt trị đau bụng,
đau ngực, đau dạ dày, nôn mửa và ăn uống không tiêu [154]. Toàn cây cho tinh
dầu.
5. Sa nhân (Amomum villosum Lour.) (Ảnh 3.18, Hình 3.23)
Syn.: Zingiber villosum (Lour.) Stokes, Cardamomum villosum (Lour.)
Kuntze, Amomum echinosphaera K.Schum.
Mô tả: Cây cao 1-2 m; gốc thân phình to, màu xanh lục. Phiến lá dạng
mác, cỡ 15-30 x 4-8 cm, không cuống; lưỡi lá dài 1-3 mm. Cuống cụm hoa dài

72
4-7 cm. Các lá bắc cỡ 2-2,2 cm x 5-6 mm; lá bắc con dài khoảng 0,8- 1,2cm, xẻ
xiên xuống 1 bên. Hoa mọc ở sát gốc. Ống đài dạng phễu hẹp, dài 1,4-1,8 cm.
Ống tràng dài 1,6-2 cm; các thùy cỡ 1,4-1,6 cm, màu trắng. Cánh môi gần tròn,
cỡ 2,3-2,5 cm, màu trắng, gân giữa màu vàng có các đốm tía đỏ, đầu cánh môi
chia 3 thùy. Chỉ nhị dài bằng bao phấn cỡ 5-6 mm; bao phần chia 3 thùy. Nhị lép
bên giống như 2 gờ ở gốc cánh môi. Bầu có lông màu trắng hình trụ. Quả nang,
hình cầu, đường kính 1,3-1,5 cm, màu xanh, khi chín ngả màu vàng, có gai mềm.
Hạt có góc cạnh, có mùi thơm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 6-9, mọc dưới
tán rừng ẩm, ở độ cao 100-1.000 m.
Phân bố: Được trồng và mọc phổ biến ở nhiều tỉnh Miền Bắc và Miền
Trung như: Lào Cai (Văn Bàn), Sơn La (Mộc Châu), Cao Bằng (Nguyên Bình),
Hà Nội (Thường Tín), Hòa Bình (Chi Nê), Thanh Hóa (VQG Bến En: Xuân
Thái, yên Bái, Sông Chàng, đảo Thực vật, Xuân Khang, Bình Lương), KBTTN
Xuân Liên: Bát mọt; KBTTN Pù Luông: Lũng Cao, Cổ Lũng; VQG Bến En:
Sông Chàng), Nghệ An (VQG Pù Mát: Khe Kèm, KBTTN Pù Huống: Bình
Chuẩn, Quỳ Hợp, KBTTN Pù Hoạt: Châu Kim, Châu Thôn, Nậm Giải; Tương
Dương: Tam Đình; Kỳ Sơn: Mỹ Lý, Mường Lống), Hà Tĩnh (VQG Vũ Quang,
KBTTN Kẻ Gỗ), Quảng Bình (VQG Phong Nha-Kẻ Bàng), Quảng Trị
(KBTTN Đar Krông), Thừa Thiên Huế (VQG Bạch Mã, Nam Đông: Hương
Sơn). Còn có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Mianma.
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 721 (Mẫu được lưu ở
Phòng mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Quả sa nhân được dụng làm thuốc kích thích tiêu hóa,
chữa đau dạ dày, nôn mửa, viêm ruột, ỉa chay, lỵ, động thai. Dịch ép từ thân rễ
được dung để chữa ho. Vị cay, tính ấm. Dùng chữa đau bụng, đau dạ dày, ăn
uống không tiêu, nôn mửa, viêm ruột, ỉa chảy, động thai [154]. Thân củ sử dụng
làm gia vị [155]. Toàn cây cho tinh dầu.

73
Ảnh 3.18. Amomum villosum Lour. Hình 3.23. Amomum villosum Lour.
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Đảo Thực 1. thân rễ mang cụm hoa; 2. lá; 3.
vật, 2014) hoa; 4. cụm quả
(hình theo Wittaya Kaewsri, 2006)
6. Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith) (Ảnh 3.19; Hình 3.24)
Syn.: Zingiber spurium Koenig, Zingiber amaricans Blume, Zingiber
truncatum, Amomum zerumbet, Amomum zingiber, Amomum zingiber,
Zerumbet zingiber, Zingiber blancoi, Amomum zingiber; Gừng dại, Ngải xanh,
Ngải mặt trời, Co nẻng hom (Tày).
Mô tả: Cây thân thảo cao 1-1,2 m. Thân rễ dạng ống, nhiều nhánh. Lá xếp
sít nhau; phiến lá hình bầu dục dài, cỡ 20-32 x 4-5 cm, 2 nửa phiến thường hay
rủ xuống theo gân giữa, có mũi nhọn ở đầu; không cuống; lưỡi lá nguyên. Cụm
hoa mọc từ thân rễ, cỡ 6-8 x 3-3,5 cm; cuống cụm hoa to, thẳng, cỡ 10-30 cm.
Lá bắc dạng trái xoan rộng, cỡ 3,5-4 x 2,8-3 cm, xếp lợp lên nhau. Hoa không
đều, Đài hoa dạng ống, mỏng, dài 1-1,2 cm, xẻ sâu xuống thành dạng mo. Tràng
hình ống cỡ 1,5-1,7 x 1,5 cm, màu vàng nhạt, chia thành 3 thùy; thùy lưng rộng
gấp 2 lần 2 thùy bên, rách mép-tù; 2 thùy bên nguyên, ngắn hơn 3 lần, đầu tù.
Bộ nhị gồm có 3 nhị, ngưng chỉ có 1 nhị sinh sản, 3 nhị lép. Nhị sinh sản có chỉ
nhị dạng bản mỏng, ngắn hơn bao phấn; bao phấn 2 ô, dài 1,1-1,3 cm, dài hơn

74
phần phụ trung đới kéo dài. Nhị lép như là một phần của 2 thùy bên của cánh
môi. Nhụy gồm 3 lá noãn dính nhau, bầu dưới có 3 ô, bầu hình trụ, dài 1-2 mm,
màu trắng. Quả nang, dạng trái xoan. Hạt nhiều có cả nội nhũ và ngoại nhũ, áo hạt
màu trắng.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-7 (8), phát triển tốt nơi đất mùn
ẩm, ven suối, khe đá, dọc sườn núi ẩm, dưới bóng thưa của các loại cây bụi hay
gỗ nhỏ.

Ảnh 3.19. Zingiber zerumbet (L.) Hình 3.24. Zingiber zerumbet (L.)
Smith Smith
Thân mang lá 1. dạng lá; 2.cuống cụm hoa và cụm
(Ảnh Hoàng Văn Chính, Xuân hoa; 3. cuống phiến lávà lưỡi lá; 4.
Thái, Bến En, 2016) hoa; 5. bao phấn và phần phụ kéo dài
(hình N. Q. Bình, 2010)
Phân bố: Mọc hoang dại và được trồng trong vườn ở các tỉnh miền núi phía
Bắc và Trung Bộ như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,
Thanh Hóa (VQG Bế n En: Xuân Thái, Yên Bái), vào tới Kon Tum, Lâm
Đồng, Đắk Lắk. Ngoài ra, còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan,
Campuchia, Malaixia, Inđônêxia. Philippin, Papua New Guinea.

75
Mẫu nghiên cứu: THANH HÓA, HV Chính 700 (Mẫu được lưu ở Phòng
mẫu thực vật, Trường Đại học Hồng Đức).
Giá trị sử dụng: Thân rễ được dùng làm thuốc kích thích, tiêu độc, rượu
ngâm thân rễ dùng khi trong người nôn nao khó nhịu, chóng mặt. Ngoài ra còn
làm thuốc bổ dưỡng và dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ [154]. Toàn cây cho
tinh dầu.
3.2. Hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài cây có tinh
dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa
3.2.1. Xác định hàm lượng tinh dầu của một số loài thực vật có tinh dầu ở
VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa
Để xác định được hàm lượng tinh dầu thì cần thu được số lượng mẫu vật
đủ lớn (1-5 kg nguyên liệu tươi). Vì vậy, sau khi phân tích bằng cảm quan,
đồng thời kết hợp với các tài liệu trong và ngoài nước, đã lựa chọn các loài có
hàm lượng tinh dầu nhiều để phân tích. Thông thường tách các bộ phận của cây
để xác định hàm lượng. Đã có 102 mẫu được thu thập để chiết tinh dầu, trong
đó có 83 mẫu thuộc 40 loài được xác định hàm lượng, các mẫu khác thì không
xác đinh
̣ đươ ̣c hàm lượng do tinh dầu ít hoặc chỉ có vết tinh dầu.
Bảng 3.9. Hàm lượng các mẫu được chưng cất tinh dầu ở Bến En
Hàm
Bộ
TT Tên khoa học Tên Việt Nam lượng tinh
phận
dầu (%)
1. Annonaceae Họ Na
Desmos cochinchinensis Hoa giẻ lông Lá 0,15
1
Lour. đen Thân 0,20
Polyalthia cerasoides Lá 0,10
2
(Roxb.) Benth. et Hook Nhọc
Uvaria cordata (Dun ) Lá 0,16
3 Bồ quả lá to
Wall. ex Alston
2. Lauraceae Họ Long não
4 Quế lợn Lá 0,20

76
Cinnamomum burrmannii
Thân 0,30
Blume
Cinnamomum glaucescens Lá
5 Re xanh phấn 0,42
(Nees) Drury
Cinnamomum ovatum Lá
6 Re trứng 0,25
Allen.
Cinnamomum tonkinense Lá 0,16
7 Re xanh
(Lecomte) A. Chev. Thân 0,12
Cinnamomum verum J. Lá
8 Quế hồi 0,45
Presl
9 Litsea baviensis Lecomte Bời lời ba vì Lá 0,21
Lá 0,18
Litsea glutinosa (Lour.)
10 Bời lời nhớt Thân 0,12
C.B. Robins.
Quả 0,45
Litsea umbellata (Lour.) Lá 0,24
11 Mò lông
Merr. Thân 0,22
12 Litsea verticillata Hance Bời bời vòng Lá 0,20
Lòng trứng hoa Lá
13 Lindera racemosa Lecomte 0,21
vàng
Phoebe lanceolata (Wall. ex Re trắng mũi Lá 0,20
14
Nees) Nees. mác Thân 0,17
Lá 0,18
Phoebe tavoyana (Meisn.)
15 Re trắng lá to Thân 0,15
Hook. f.
Vỏ 0,25
3. Magnoliaceae Họ Ngọc lan
Ngọc lan hoa Lá 0,12
16 Michelia alba DC.
trắng Hoa 1,20
4. Myrsinaceae Họ Đơn nem
17 Ardisia gigantifolia Staff. Trọng đũa lá to Lá 0,12
5. Myrtaceae Họ Sim
18 Syzygium jambos L. Gioi rừng Lá 0,21

77
Thân 0,19
Syzygium zeylanicum (L.) Lá 0,17
19 Trâm vỏ đỏ
DC. Thân 0,14
6. Piperaceae Họ Hồ tiêu
Lá 0,20
20 Piper acre Blume Tiêu gắt
Thân 0,16
Tiêu thượng Lá 0,27
21 Piper arboricola C. DC.
mộc Thân 0,23
Lá 0,22
22 Piper minutistigmum C. DC. Tiêu bến en
Thân 0,17
Lá 0,21
23 Piper laosanum C. DC. Tiêu lào
Thân 0,15
24 Piper saxicola C. DC. Tiêu trên đá Lá 0,20
7. Rutaceae Họ Cam
Atalantia roxburghiana Quýt dại Lá 0,35
25
Hook. f. roxburghiana
Lá 0,22
Thân 0,19
26 Clausena excavata Burm.f. Mắc mật rừng
Hoa 0,28
Quả 0,25
Lá 0,24
Clausena harmandii Thân 0,21
27 Giối harnam
(Pierre) Pierre ex Guillaum. Hoa 0,29
Quả 0,27
Lá 0,24
Thân 0,21
28 Euodia lepta (Spreng) Merr. Ba chạc
Hoa 0,25
Quả 0,33
Maclurodendron Lá 0,43
29 Bưởi bung ít gân
oligophlebium (Merr.) Hartl. Quả 0,71

78
Tetradium trichotorum Dấu dầu lá chẻ Lá 1,22
30
Lour. ba
Lá 0,32
Zanthoxylum avicennae
31 Muồng truổng Thân 0,23
(Lam.) DC.
Quả 0,89
Lá 0,41
Zanthoxylum myriacanthum Hoàng mộc
32 Thân 0,36
Wall. ex Hook.f. nhiều gai
Quả 0,84
8. Zingiberaceae Họ Gừng
Lá 0,23
33 Alpinia latilabrisRidl. Ré Thân 0,20
Rễ 0,30
Alpinia globosa (Lour.) Lá 0,16
34 Sẹ
Horan
Lá 0,25
Alpinia malaccensis Thân 0,19
35 Riềng malacca
(Burm.f.) Rosc. Quả 0,32
Rễ 0,27
Lá 0,2
Alpinia menghaiensis S.Q. Thân 0,18
36 Riềng meng hai
Tong & Y. M. Xia Rễ 0,21
Quả 0,30
Alpinia napoensis H. Dong Lá 0,17
37 Riềng
& G. J. Xu Thân rễ 0,20
38 Alpinia tonkinensis Gagnep. Riềng bắc bộ Lá 0,21
Lá 0,22
39 Amomum villosum Lour. Sa nhân Thân 0,19
Rễ 0,24
Lá 0,14
Zingiber zerumbet (L.)
40 Gừng gió Thân 0,18
Smith
Rễ 0,31

79
Như vậy, kết quả trên cho thấy, hàm lượng tinh dầu dao động từ 0,10%
đến 1,22% trọng lượng tươi; tinh dầu đạt cao nhất ở lá loài Dấu dầu lá chẻ ba
(Tetradium trichotorum Lour.) đạt 1,22% trọng lượng tươi, tiếp đến là hoa của
loài Ngọc lan hoa trắng (Michelia alba DC.) đạt 1,20%,…. Trung bình 83 mẫu
của 40 loài đạt 0,27% trọng lượng tươi.
3.2.2. Thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thực vật ở VQG Bến
En, tỉnh Thanh Hóa
Sau khi xác định được hàm lượng tinh dầu của 83 mẫu thuộc 40 loài,
căn cứ vào giá trị sử dụng và so sánh với các nghiên cứu trước, NCS đã lựa
chọn được 19 loài để phân tích thành phần hóa học tinh dầu.

3.2.2.1. Họ Long não (Lauraceae)


1. Thành phần hóa học tinh dầu loài Re xanh phấn (Cinnamomum
glaucescens (Nees) Drury)
Mẫu lá loài Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury) (HVC
377) được thu ở Đảo thực vật, VQG Bến En, Thanh Hóa vào tháng 8 năm 2016.
Hàm lượng tinh dầu đạt 0,42% trọng lượng tươi. Kết quả phân tích tinh dầu
được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Re xanh phấn
(Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 α-Thujen 930 3,2
2 α-Pinen 939 6,0
3 Camphen 953 0,3
4 Sabinen 976 6,0
5 β-myrcen 990 0,7
6 α-Phellandren 1006 0,3
7 α-Terpinen 1017 0,9
8 o-Cymen 1024 1,0
9 Limonen 1032 5,2
10 (E)-β-ocimen 1052 0,1
11 γ-Terpinen 1061 1,6
12 trans-sabinene hydrate 1073 0,8
13 α-Terpinolen 1090 0,6

80
14 Linalool 1100 1,6
15 Terpinen-1-ol 1139 0,1
16 Borneol 1167 0,3
17 Terpinen-4-ol 1177 19,7
18 α-Terpineol 1189 0,9
19 Piperitol isomer 1221 0,1
20 Geraniol 1253 36,2
21 (Z)-2-decenal 1259 0,2
22 Geranial 1270 1,6
23 z-citral 1318 0,5
24 Bicycloelemen 1327 0,2
25 Eugenol 1353 0,1
26 α-copaen 1377 0,1
27 Geranyl acetat 1381 2,4
28 β-elemen 1391 0,3
29 α-gurjunen 1412 0,3
30 β-caryophyllen 1419 0,9
31 γ-elemen 1437 0,1
32 α-humulen 1454 0,2
33 Germacren D 1485 0,2
34 β-selinen 1486 0,2
35 Bicyclogermacren 1500 0,3
36 β-bisabolen 1506 0,5
37 δ-cadinen 1525 0,2
38 Selina-4(15), 7(11)-dien 1534 0,2
39 -himachalen 1556 0,1
40 (E)-nerolidol 1563 0,6
41 Caryophyllen oxit 1583 0,2
42 Farnesol 1718 0,3
43 Benzyl benzoate 1760 0,2
Tổng 95,5
Các monotecpen hydrocacbon 25,9
Các monotecpen chứa oxy 64,3
Các sesquitecpen hydrocacbon 3,8
Các sesquitecpen chứa oxy 1,3
Các hợp chất khác 0,2

43 hợp chất được xác định chiếm 95,5% tổng lượng tinh dầu, tinh dầu được
đặc trưng bởi các monotecpen hydrocacbon (25,9%), các monotecpen chứa oxy
81
(64,3%), các sesquitecpen hydrocacbon (3,8%), các sesquitecpen chứa oxy
(1,3%) và các hợp chất khác chiếm 0,2%. Geraniol (36,2%) và terpinen-4-ol
(19,7%), α-pinen (6,0%), sabinen (6,0%) và limonen (5,2%) là các thành phần
chính của tinh dầu.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu trước đây thì 1,8-cineole, methyl
cinnamate [165], [166], α-terpineol [165] và (E)-cinnamate, elemicin [167] là
các thành phần đặc trưng trong tinh dầu của loài này; trong khi đó các thành
phần đặc trưng của mẫu nghiên cứu là geraniol (36,2%) và terpinen-4-ol
(19,7%).
2. Thành phần hóa học tinh dầu loài Quế hồi (Cinnamomum verum J. Presl)
Mẫu lá loài Quế hồi (Cinnamomum verum J. Presl) được thu ở Xuân Thái
(HVC 4) vào tháng 8 năm 2016, hàm lượng tinh dầu đạt 0,45 trọng lượng tươi,
tinh dầu có màu vàng, nhẹ hơn nước. Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh
dầu được thể hiện qua bảng 3.11.
Bảng 3.11. Thành phần hóa học tinh dầu loài Quế hồi (Cinnamomum verum J. Presl)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 Tricyclen 926 0,1
2 α-pinen 939 0,5
3 Camphen 953 2,5
4 Sabinen 976 0,4
5 β-myrcen 990 0,3
6 α-phellandren 1006 0,5
7 α-terpinen 1017 0,1
8 o-cymen 1024 1,5
9 Limonen 1032 3,5
10 (E)-β-ocimen 1052 1,0
11 (E)-β-ocimen 1052 0,6
12 γ-terpinen 1061 0,1
13 Linalool oxit 1080 3,8
14 Linalool 1100 22,0
15 Alloocimen 1128 1,4
16 Trans pinocarveol 1170 0,1
17 α-terpineol 1189 1,4
18 Verbenon 1205 0,3

82
19 trans-carveol 1217 0,1
20 Geraniol 1253 0,2
21 E-citral 1270 0,4
22 Bornyl acetat 1289 0,3
23 z-citral 1318 0,2
24 Eugenol 1353 0,1
25 Methyl eugenol 1407 0,7
26 -santalen 1420 1,0
27 α-humulen 1454 0,1
28 α-amorphen 1485 0,3
29 Eudesma-4,11-dien 1490 0,1
30 Bicyclogermacren 1500 11,2
31 α-muurolen 1500 1,5
32 β-bisabolen 1506 7,7
33 (E,E)-α-farnesen 1508 2,0
34 -cadinen 1514 4,0
35 δ-cadinen 1525 1,2
36 Calacoren 1546 0,9
37 Elemol 1550 1,7
38 (E)-nerolidol 1563 1,3
39 Spathulenol 1578 2,0
40 Caryophyllen oxit 1583 5,6
41 Longiborneol 1599 1,1
42 α-guaiol 1600 0,8
43 β-oplopenon 1608 0,5
44 Caryophyllenol 1611 0,2
45 β-eudesmol 1651 0,3
46 α-cadinol 1654 1,0
47 Valerenol 1655 0,9
48 Cis--santalol 1677 3,3
49 -santalol 1713 0,1
Tổng 90,8
Các monotecpen hydrocacbon 12,5
Các monotecpen chứa oxy 29,5
Các sesquitecpen hydrocacbon 30,0
Các sesquitecpen chứa oxy 18,8

Kết quả phân tích tinh dầu đã xác định được 49 hợp chất chiếm 90,8%
tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu của lá được đặc trưng bởi các sesquiterpen
83
hydrocacbon (30,0%), monotecpen chứa oxy (29,5%), sesquitecpen chứa oxy
(18,8%) và monoterpene hydrocacbon (12,5%).
Thành phần chính của tinh dầu là linalool (22,0%), bicyclogermacren
(11,2%),β-bisabolen (7,7%), caryophyllene oxit (5,6%). Các thành phần khác
nhỏ hơn là -cadinen (4,0%), linalool oxit (3,8%), limonen (3,5%), cis--
santalol (3,3%), camphen (2,5%),(E,E)-α-farnesen (2,0%), spathulenol (2,0%).
Các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Khi so sánh với các công trình nghiên cứu trước đó thì tinh dầu của loài
C. verum, được đặc trưng bởi hợp chất eugenol [168-170] và benzyl benzoate
[171], tuy nhiên nghiên cứu này lại được đặc trưng bởi hợp chất linalool. Như
vậy, trong cùng một loài, ở các địa điểm khác nhau có thể do điều kiện nông
hóa, thổ nhưỡng, sinh thái, nguồn gen di truyền khác nhau đã ảnh hướng đến
sự tích lũy tinh dầu.
3. Thành phần hóa học tinh dầu loài Lòng trứng hoa vàng (Lindera
racemosa Lecomte)
Mẫu lá loài Lòng trứng hoa vàng (Lindera racemosa Lecomte) được thu
ở Sông Chàng vào tháng 8 năm 2014 (HVC 329). Hàm lượng tinh dầu đạt
0,21% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả
phân tích được thể hiện qua bảng 3.12.
Bảng 3.12. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Lòng trứng hoa vàng
(Lindera racemosa Lecomte)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 α-thujen 930 0,1
2 α-pinen 939 0,8
3 Camphen 953 0,9
4 Sabinen 976 3,0
5 β-myrcen 990 0,2
6 α-phellandren 1006 0,4
7 α-terpinen 1017 0,1
8 o-cymen 1024 1,1
9 1,8-cineol 1034 1,6
10 (E)-β-ocimen 1052 0,1

84
11 γ-terpinen 1061 0,1
12 Cis sabinen hydrat 1072 0,1
13 Linalool oxit 1080 0,2
14 α-terpinolen 1090 0,2
15 linalool 1100 20,9
16 Trans pinocarveol 1138 0,1
17 Camphor 1145 0,1
18 benzyl acetat 1162 0,3
19 Borneol 1167 0,4
20 terpinen-4-ol 1177 0,3
21 p-cymen-8-ol 1192 0,1
22 α-terpineol 1189 0,4
23 Verbenon 1205 0,1
24 Nerol 1229 0,1
25 Cuminic aldehyt 1226 0,2
26 Geraniol 1253 0,1
27 Cuminol 1291 0,1
28 z-citral 1318 Vết
29 Bicycloelemen 1327 0,1
30 β-cubeben 1388 Vết
31 β-elemen 1391 1,4
32 Methyl eugenol 1407 0,2
33 β-caryophyllen 1419 0,9
34 α-guaien 1440 0,1
35 Aromadendren 1441 2,1
36 α-humulen 1454 0,3
37 γ-gurjunen 1477 0,2
38 β-selinen 1486 7,0
39 -selinen 1512 3,8
40 (E,E)-α-farnesen 1508 1,5
41 Endo-1-bourbonanol 1520 1,4
42 δ-cadinen 1525 0,9
43 Elemol 1550 0,2
44 (E)-nerolidol 1563 3,9
45 caryophyllen oxit 1583 4,3
46 Globulol 1585 0,7
47 Viridiflorol 1593 0,7
48 Widdrol 1579 1,4
49 Aristolen epoxit 1760 1,6
85
50 α-guaiol 1600 0,9
51 α-cedrol 1601 1,5
52 5-epi-neointermedol 1725 11,2
53 Di-epi--cedrene epoxit 1711 1,2
54 β-oplopenon 1608 1,9
55 Caryophyllenol 1611 5,1
56 Valerenol 1729 0,6
57 Phytol 2125 0,7
Tổng 87,9
Các monotecpen hydrocacbon 6,7
Các monotecpen chứa oxy 25,1
Các sesquitecpen hydrocacbon 29,5
Các sesquitecpen chứa oxy 25,4
Ditecpen 0,7
Các hợp chất khác 0,5
Bảng trên cho thấy, 57 hợp chất được xác định chiếm 87,9% tổng lượng
tinh dầu. Trong tinh dầu lá được đặc trưng bởi các hợp chất monotecpen chiếm
31,8% và các sesquitecpen chiếm 54,9%; trong đó các monotecpen
hydrocacbon chiếm 6,7%; monotecpen chứa oxy chiếm 25,1% và các
sesquitecpen hydrocacbon chiếm 29,5% và các sesquitecpen chứa oxy chiếm
25,4%; ditecpen chiếm 0,7% và các hợp chất khác chiếm 0,5%. Thành phần
chính của tinh dầu là linalool (20,9%), 5-epi-neointermedol (11,2%), β-selinen
(7,0%), caryophyllenol (5,1%). Các thành phần khác từ vết đến 4,3%.
Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.
4. Thành phần hóa học tinh dầu loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.)
C.B. Robins)
Mẫu lá, cành và quả được thu vào tháng 7 năm 2016 (HVC 729), Hàm
lượng tinh dầu đạt 0,18; 0,12 và 0,45% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng
nhạt, nhẹ hơn nước. Thành phần hóa học của tinh dầu loài Bời lời nhớt được
trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Thành phần hóa học tinh dầu loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa
(Lour.) C.B. Robins)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)

86
Lá Cành Quả
1 -thujen 928 0,2 0,7 0,2
2 -pinen 937 2,6 6,9 3,6
3 Camphen 954 0,4 0,9 0,5
4 Sabinen 977 0,9 1,3 0,6
5 -pinen 983 4,6 11,6 6,8
6 Myrcen 990 1,0 0,7 0,7
7 -phellandren 1009 0,4 - 0,1
8 -3-caren 1015 0,2 0,4 -
9 -terpinen 1020 0,2 - -
10 1-p-Menthen 1026 0,1 - -
11 o-cymen 1029 0,3 0,6 0,1
12 Limonen 1034 12,6 16,8 12,1
13 1,8-cineol 1036 0,9 0,8 1,9
14 (E)--ocimen 1048 3,3 1,4 14,7
15 -terpinen 1062 0,5 0,1 -
16 Terpinolen 1092 0,5 - 0,2
17 Linalool 1102 0,1 - 0,5
18 Trans-sabinol 1149 - 0,3 -
19 Terpinen-4-ol 1185 0,2 0,8 0,2
20 p-cymen-8-ol 1192 - 0,4 -
21 α-terpineol 1198 - 0,9 -
22 Myrtenal 1205 - 0,4 -
23 Fenchyl acetat 1226 0,4 1,0 -
24 Carvol 1252 - 0,2 -
25 E-Anethol 1293 0,2 - -
26 -cubeben 1358 0,2 - -
27 -copaen 1387 1,2 0,7 0,4
28 (E)-Methyl cinnamat 1392 0,2 0,2 -
29 -bourbonen 1398 0,4 - -
30 -cubeben 1400 2,1 0,9 -
31 Iso Caryophyllen 1421 0,3 - -
32 -caryophyllen 1438 26,7 7,2 21,3
33 -bergamoten 1444 0,9 0,2 -
34 -guaien 1449 0,3 - -
35 (Z)--Farnesen 1458 0,2 - -
36 -humulen 1470 4,1 1,3 2,7
37 Valencen 1477 0,8 - -
87
38 9-epi-(E)-caryophyllen 1478 - 0,3 -
39 Trans Cadina-1(6),4-dien 1486 0,1 - 0,2
40 -muurolen 1489 0,3 - 0,5
41 Germacren D 1497 5,1 0,7 0,9
42 -selinen 1502 0,7 - 0,3
43 -amorphen 1509 - 0,2 1,2
44 -muurolen 1511 1,0 0,4 0,5
45 -bisabolen 1515 0,2 - -
46 -bulnesen 1519 0,3 - -
47 -cadinen 1528 0,8 0,4 0,4
48 -cadinen 1535 2,3 0,8 1,2
49 Cis Calamenen 1536 0,2 0,3 0,2
50 trans-Cadina-1,4-dien 1546 0,2 - -
51 Elemicin 1559 0,4 0,4 0,2
52 (E)-Nerolidol 1569 2,4 2,8 0,7
53 Scapanol 1590 - - 0,5
54 Spathulenol 1596 0,1 0,6 2,1
55 Caryophyllen oxit 1603 1,2 10,0 8,0
56 Humulen Epoxit II 1630 - - 1,0
57 1,10-di-epi-Cubenol 1633 0,3 1,0 0,6
58 1-epi-cubenol 1645 - 0,3 -
59 Epi--Cadinol 1658 0,8 4,1 2,5
60 -muurolol 1662 - 0,4 0,2
61 -cadinol 1672 0,1 0,8 0,7
62 cis-Calamine-10-ol 1675 - 0,4 -
63 Neophytadien (Isomer 2) 1838 0,9 3,7 -
64 Neophytadien (Isomer 3) 1881 0,3 1,0 -
65 Methyl palmitat 1924 - - 0,2
66 Phytol 2113 0,8 - -
Tổng 85,6 85,3 88,7
Các monotecpen hydrocacbon 27,8 41,4 39,6
Các monotecpen chứa oxy 1,4 3,8 2,6
Các sesquitecpen hydrocacbon 48,4 13,4 29,8
Các sesquitecpen chứa oxy 4,9 20,4 16,3
Ditecpen 2,0 4,7 -
Các hợp chất khác 1,0 1,6 0,4

88
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở lá và thân cành chủ yếu là các hợp chất
monotecpen và các sesquitecpen chiếm tỷ lệ cao; các ditecpen và các hợp chất
khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Đã xác định được 53 hợp chất trong lá chiếm 85,6% tổng lượng tinh dầu.
-caryophyllen (26,7%), limonen (12,6%), germacren D (5,1%), -pinen
(4,6%) là các thành phần chính của tinh dầu.
Trong tinh dầu thân cành, 44 hợp chất được xác định chiếm 85,3% tổng
lượng tinh dầu. Limonen (16,8%), -pinen (11,6%), caryophyllen oxit (10,0%),
-caryophyllen (7,2%) là các thành phần chính của tinh dầu.
37 hợp chất được xác định từ quả chiếm 88,7% tổng lượng tinh dầu. Thành
phần chính của tinh dầu là -caryophyllen (21,3%), (E)--ocimen (14,7%),
limonen (12,1%), caryophyllen oxit (8,0%).
Thành phần chung của 3 mẫu tinh dầu lá, thân cành và quả là -
caryophyllen (26,7%; 7,2% và 21,3%), caryophyllen oxit (1,2%; 10,0% và
8,0%), limonen (12,6%; 16,8% và 12,1%), (E)--ocimen (3,3%; 1,4% và
14,7%).
Khi so sánh với các công trình trước đó được công bố trong và ngoài nước
được tổng hợp qua bảng 3.14.
Bảng 3.14. Thành phần hóa học chính của tinh dầu loài Bời lời nhớt
Bộ Thành phần chính Phân bố Tài liệu
phận
Lá -caryophyllen (26,7%), limonen (12,6%), Bến En Nghiên cứu
germacren D (5,1%), -pinen (4,6%)
Cành limonen (16,8%), -pinen (11,6%), Bến En Nghiên cứu
caryophyllen oxit (10,0%), -
caryophyllen (7,2%)
Quả -caryophyllen (21,3%), (E)--ocimen Bến En Nghiên cứu
(14,7%), limonen (12,1%), caryophyllen
oxit (8,0%).
Cành linalool (32,6%), sabinen (13,4%), trans- Bạch Mã Lê Công Sơn,
verbenol (5,4%) 2013 [62]

89
Lá Phytol (22,4%), caryophyllen (21,5%), Băng la Chowdhury J. U.
thujopsen (12,2%), β-myrcen (5,0%) đét et al., 2008 [89]
Lá -caryophyllen (27,2%), bicyclogermacren Vũ Nguyen Thi Hien
(18,2%), (E)--ocimen (13,4%) Quang et al., 2010 [173]
Lá (E)-β-ocimen (57,4%), α-pinen (7,8%), β- Bạch Mã Lê Công Sơn,
pinen (7,3%) 2013 [62]
Quả Axit lauric (44,8%), 3-octen-5-yn, 2,7- Băng la Chowdhury J. U.
dimethyl (28,7%), α-cubeben (6,8%) đét et al., 2008 [89]
Quả (E)-β-ocimen (70,8%) ; (84,1%) và 14,7%), Ấn Độ Choudhury S. N.
caryophyllen oxit (5,0% và 0,9%) et al., 1996 [172]
Số liệu trình bày ở bảng trên cho thấy, ở các bộ phận khác nhau thì tỷ lệ
% và hàm lượng tinh dầu cũng biến đổi. Từ lá ở Băng la đét với hợp chất chính
là phyton (22,4%) trong khi đó ở Việt Nam là -caryophyllen (27,2% và
26,7%); ở quả cũng thấy có sự khác nhau rõ rệt, loài phân bố ở Băng la đét là
axit lauric (44,8%), trong khi đó ở Ấn Độ là (E)-β-ocimen (70,8%; 84,1% và
14,7%) tương ứng với quả tươi và quả chín. Từ tinh dầu cành có sự khác nhau
so với các bộ phận ở trên.

5. Thành phần hóa học tinh dầu loài Re trắng lá to (Phoebe tavoyana
(Meisn.) Hook. f.)
Mẫu lá, cành, vỏ của loài Re trắng lá to (Phoebe tavoyana (Meisn.)
Hook.f.) được thu ở Sông Chàng vào tháng 8 năm 2014 (HVC 360). Hàm lượng
tinh dầu đạt 0,18%; 0,15% và 0,25% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng
nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng 3.15.
Bảng 3.15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Re trắng lá to (Phoebe tavoyana
(Meisn.) Hook.f.)
Tỷ lệ (%)
TT Hợp chất RI
Lá Cành Vỏ
1 Tricyclen 926 - - 0,1
2 α-thujen 930 - - 0,1
3 α-pinen 939 6,5 1,8 6,8
4 Camphen 953 0,3 - 2,9
5 β-pinen 980 4,1 10,4 5,4

90
6 β-myrcen 990 1,0 0,1 0,7
7 α-phellandren 1006 - - 0,1
8 α-terpinen 1017 - - 0,4
9 p-cymen 1026 0,2
10 Limonene 1032 3,4 0,5 -
11 1,8-cineol 1034 - - 17,1
12 (E)-β-ocimen 1052 0,1 0,1 0,1
13 γ-terpinen 1061 0,1 - 0,4
14 Linalool oxit 1080 - - 0,2
15 α-terpinolen 1090 - 0,1 0,5
16 Linalool 1100 2,1 2,3 19,2
17 Nonanal 1106 1,2 - -
18 Camphor 1145 - - 1,3
19 Borneol 1167 0,2 0,4 4,4
20 Fenchyl alcohol 1168 - - 0,2
21 Terpinen-4-ol 1177 2,0 - 3,9
22 α-terpineol 1189 0,6 0,5 5,4
23 Myrtenal 1209 - - 0,1
24 Pulegol 1229 - 0,9 -
25 Cinnamic aldehyt 1235 - - 3,2
26 E-citral 1250 - - 5,9
27 Geraniol 1253 34,2 20,2 2,8
28 2-decenal 1259 0,2 - -
29 Bornyl axetat 1289 - - 0,3
30 Geraniol format 1300 0,1 - -
31 z-citral 1318 25,6 14,5 3,1
32 Bicycloelemen 1327 0,3 0,4 -
33 Eugenol 1359 0,7 0,4 0,3
34 α-ylangen 1375 0,1 0,2 0,1
35 α-copaen 1377 - 0,2 0,7
36 Geranyl acetat 1381 7,7 3,3 -
37 β-cubeben 1388 - 0,7 -
38 β-elemen 1391 0,1 0,3 0,1
39 β-caryophyllen 1419 1,4 1,6 0,3
40 Trans cinnamyl acetat 1430 - 0,3 0,5
41 γ-elemen 1437 - 0,2 -
42 α-humulen 1454 0,3 - 0,2
43 α-curcumen 1480 - - 0,2
44 α-amorphen 1485 - - 0,1
91
45 Germacren D 1485 0,2 - -
46 β-selinen 1486 - 0,8 -
47 α-muurolen 1500 0,1 - 0,3
48 Bicyclogermacren 1500 0,3 0,6 -
49 β-bisabolen 1506 - 1,5 0,2
50 -cadinen 1514 - - 0,1
51 δ-cadinen 1525 0,3 1,3 0,3
52 Calacoren 1546 - 0,2 0,1
53 Elemol 1550 - 0,2 0,4
54 (E)-nerolidol 1563 - 0,2 -
55 Spathulenol 1578 1,5 1,8 -
56 Caryophyllen oxit 1583 2,5 4,4 0,5
57 Guaiol 1601 0,2 0,4 -
58 Aromadendren epoxit 1623 - 1,5 -
59 -muurolol 1646 - 9,5 0,4
60 α-selina-6-en-4-ol 1648 - 0,2 0,1
61 β-eudesmol 1651 - - 0,4
62 α-cadinol 1654 - 9,5 -
63 Leden 1682 - - 0,3
64 -eudesmol 1684 - - 0,6
65 Farnesol isomer 1723 0,1 - -
Tổng 97,5 91,7 90,8
Các monotecpen hydrocacbon 15,5 13,2 17,5
Các monotecpen chứa oxy 64,9 38,3 63,9
Các sesquitecpen hydrocacbon 3,8 8,4 3,3
Các sesquitecpen chứa oxy 4,2 27,7 2,4
Ditecpen 0,1 - -
Các hợp chất khác 9,0 3,6 3,7

Kết quả bảng 3.15 cho thấy, ở các bộ phận lá, cành và vỏ có số lượng hợp
chất khác nhau. Ở lá, cành và vỏ thì các monotecpen chiếm ưu thế với 80,4%;
51,5% và 81,4% tổng lượng tinh dầu. Các hợp chất khác chiếm tỷ lệ không đáng
kể.
Trong lá đã xác định được 31 hợp chất chiếm 97,5% tổng lượng tinh dầu.
Thành phần chính của tinh dầu là geraniol (34,2%), z-citral (25,6%), geranyl
acetat (7,7%) và α-pinen (6,5%).

92
Trong cành 37 hợp chất được xác định chiếm 91,7% tổng lượng tinh dầu.
Geraniol (20,2%), z-citral(14,5%), β-pinen 10,4%), -muurolol (9,5%), α-
cadinol (9,5%) là các hợp chất chính.
46 hợp chất được xác định ở vỏ chiếm 90,8% tổng lượng tinh dầu. Thành
phần chính của tinh dầu là linalool (19,2%), 1,8-cineol (17,1%), α-pinen
(6,8%), E-citral (5,9%).
Như vậy, trong cùng một loài ở các bộ phận khác nhau thì thành phần
hóa học tinh dầu cũng có sự biến đổi như ở lá được đặc trưng bởi geraniol
(34,2%) và z-citral (25,6%), ở cành cũng chủ yếu 2 hợp chất này nhưng hàm
lượng thấp hơn; tuy nhiên ở vỏ thì rất thấp chỉ từ 2,8-3,1%; ngoài ra ở vỏ lại
được đặc trưng bởi linalool (19,2%) và 1,8-cineol (17,1%) trong khí đó 1,8-
cineol ở lá và cành chưa thấy còn linalool thì chiếm tỷ lệ thấp.
Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu.
6. Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu tinh dầu các loài họ Long não
Kết quả phân tích 9 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, cành, vỏ, quả thuộc 5
loài trong họ Long não (Lauraceae) được tổng hợp qua bảng 3.16. Hàm lượng
tinh dầu biến động từ 0,12%-0,45% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có màu
vàng nhạt, nhẹ hơn nước và có mùi thơm dễ chịu. Các thành phần hóa học được
xác định chiếm từ 85,3%-95,5% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu
là các monotecpen, sesquitecpen.
Bảng 3.16. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau
của một số loài thuộc họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bến En, tỉnh Thanh
Hóa
Hàm Số hợp
Bộ Tỷ lệ % một số thành phần
TT Loài lượng chất xác
phận chính của tinh dầu
(%) định được
geraniol (36,2%), terpinen-4-ol
Cinnamomum
1 Lá 0,42 43 (19,7%), α-pinen (6,0%), sabinen
glaucescens
(6,0%) limonen (5,2%)
Cinnamomum linalool (22,0%),
2 Lá 0,45 49
verum bicyclogermacren (11,2%),β-

93
Hàm Số hợp
Bộ Tỷ lệ % một số thành phần
TT Loài lượng chất xác
phận chính của tinh dầu
(%) định được
bisabolen (7,7%), caryophyllen
oxit (5,6%)
Lá -caryophyllen (26,4%), limonen
0,18 54 (12,6%), germacren D (5,1%), -
pinen (4,6%)
Cành limonen (16,8%), -pinen (11,6%),
Litsea
3 0,12 44 caryophyllen oxit (10,0%), -
glutinosa
caryophyllen (7,2%)
Quả -caryophyllen (21,3%), (E)--
0,45 37 ocimen (14,7%), limonen (12,1%),
caryophyllen oxit (8,0%).
linalool (20,9%), 5-epi-
Lindera
4 Lá 0,21 57 neointermedol (11,2%), β-selinen
racemosa
(7,0%), caryophyllenol (5,1%)
Lá 0,18 31 geraniol (34,2%), z-citral (25,6%),
geranyl acetat (7,7%), α-pinene
(6,5%)
Cành 0,15 37 geraniol (20,2%), z-citral (14,5%),
Phoebe
5 β-pinen 10,4%), -muurolol (9,5%),
tavoyana
α-cadinol (9,5%)
Vỏ 0,25 46 linalool (19,2%), 1,8-cineol
(17,1%), α-pinen (6,8%), E-citral
(5,9%)

3.2.2.2. Họ Hồ tiêu (Piperaceae)


1. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gắt (Piper acre Blume)
Mẫu lá và thân được thu ở Đảo thực vật vào tháng 8 năm 2014 (HVC
350), Hàm lượng tinh dầu đạt 0,20 và 0,16% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu
vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu loài
Tiêu gắt (Piper acre Blume) được trình bày tại Bảng 3.17.
Bảng 3.17. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu gắt (Piper acre Blume)
Tỷ lệ (%)
TT Hợp chất RI
Lá Thân
1 α-thujen 930 0,2 0,3

94
2 α-pinen 939 1,4 2,4
3 Camphen 953 - 0,1
4 Sabinen 976 19,5 19,9
5 β-myrcen 990 1,5 1,4
6 α-phellandren 1006 0,3 0,3
7 δ3-caren 1011 0,2 0,2
8 α-terpinen 1017 0,5 0,4
9 p-cymen 1026 0,4 0,3
10 β-phellandren 1028 3,1 2,6
11 (Z)-β-ocimen 1043 0,2 0,1
12 (E)-β-ocimen 1052 2,8 1,6
13 γ-terpinen 1061 0,9 0,5
14 α-terpinolen 1090 2,1 1,1
15 Linalool 1100 0,1 0,2
16 Alloocimen 1128 - 0,1
17 Terpinen-4-ol 1177 0,2 0,5
18 α-terpineol 1189 0,3 0,2
19 Citronellal 1223 1,1 0,4
20 Bicycloelemen 1327 0,2 0,3
21 α-copaen 1377 - 0,1
22 β-elemen 1391 - 0,2
23 Cyperen 1399 - 0,1
24 β-caryophyllen 1419 0,2 0,4
25 γ-elemen 1437 0,4 0,8
26 α-guaien 1440 0,2 -
27 Aromadendren 1441 - 0,2
28 α-humulen 1454 - 0,5
29 γ-gurjunen 1477 - 0,2
30 Germacren D 1485 0,4 1,0
31 β-selinen 1486 0,6 1,0
32 δ-selinen 1493 0,7 -
33 Zingiberen 1494 0,2 -
34 Bicyclogermacren 1500 1,2 0,5
35 β-bisabolen 1506 0,3 0,2
36 α-farnesen 1506 0,6 -
37 (E,E)-α-farnesen 1508 1,0 -
38 -cadinen 1514 0,5 0,4
39 Cadina-4,9-dien 1523 2,3 -
40 δ-cadinen 1525 12,4 13,5
95
41 α-cadinen 1539 0,3 -
42 Calacoren 1546 1,9 -
43 Elemol 1550 0,3 -
44 (E)-nerolidol 1563 22,7 15,6
45 Spathulenol 1578 1,5 1,1
46 Caryophyllen oxit 1583 2,7 0,7
47 Globulol 1585 0,7 0,1
48 Viridiflorol 1593 0,4 0,2
49 Longiborneol 1599 - 0,5
50 Guaiol 1601 1,5 0,5
51 β-oplopenon 1608 - 1,7
52 Aromadendren epoxit 1623 2,0 1,1
53 -muurolol 1646 - 0,4
54 β-eudesmol 1651 7,5 0,5
55 α-cadinol 1654 - 0,8
56 Bulnesol 1672 - 1,9
57 Farnesol 1718 - 1,6
58 Farnesyl acetat 1726 - 0,5
59 Benzyl benzoate 1760 0,9 7,0
60 Benzyl salicylate 1866 0,8 1,8
61 Phytol 2125 0,4 1,3
Tổng 99,4 89,3
Các monotecpen hydrocacbon 33,1 31,3
Các monotecpen chứa oxy 1,7 1,3
Các sesquitecpen hydrocacbon 23,4 19,4
Các sesquitecpen chứa oxy 39,1 27,2
Các hợp ditecpen 0,4 1,3
Các hợp thơm 1,7 8,8

Bảng trên cho thấy, tinh dầu lá của loài này chủ yếu là các monoterpen
hydrocacbon (33.1%), sesquitecpen hydrocacbon (23,4%) và sesquitecpen
chứa oxy (39,1%), các hợp chất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thành phần
chính của tinh dầu lá là (E)-nerolidol (22,7%), sabinen (19,5%) và δ-cadinen
(12,4%).
Trong thân chủ yếu là các monotecpen hydrocacbon (31,3%),
sesquitecpen hydrocacbon (19,4%) và sesquitecpen chứa oxy (27,2%), các hợp

96
chất thơm chiếm 17,8%. (E)-nerolidol (15,6%), sabinen (19,9%), δ-cadinen
(13,5%) và benzyl benzoat (7,0%) là các thành phần chính của tinh dầu.
Như vậy, thành phần chính của tinh dầu ở lá và thân loài Tiêu gắt (Piper
acre Blume) với các hợp chất chủ yếu là (E)-nerolidol, sabinen, δ-cadinen; các
hợp chất này biến động không đáng kể. Ngoài ra, chỉ có sự khác biệt một số
hợp chất có hàm lượng thấp.
Đây là loài lần đầu tiên được xác định thành phần hóa học tinh dầu.
2. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu bến en (Piper minutistigmum C.
DC.)
Mẫu lá và thân được thu ở Đảo thực vật vào tháng 8 năm 2014 (HVC
372), Hàm lượng tinh dầu đạt 0,22 và 0,17% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu
vàng nhạt, nhẹ hơn nước.
Bảng 3.18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu bến en (Piper
minutistigmum C. DC.)
Tỷ lệ (%)
TT Hợp chất RI
Lá Thân
1 α-pinen 939 8,6 0,2
2 Camphen 953 0,5 1,0
3 β-pinen 980 11,3 0,1
4 β-myrcen 990 0,6 2,1
5 α-phellandren 1006 - 0,1
6 α-terpinen 1017 0,1 0,1
7 Limonene 1032 1,8 1,3
8 (Z)-β-ocimen 1043 0,2 0,4
9 (E)-β-ocimen 1052 0,1 1,8
10 γ-terpinen 1061 0,1 0,1
11 α-terpinolen 1090 - 1,7
12 Undecan 1100 - 0,6
13 Alloocimen 1128 0,1 0,2
14 Camphor 1145 - 0,1
15 Decanal 1186 - 0,1
16 Myrtenal 1209 0,1 -
17 Bornyl axetat 1289 1,4 0,1
18 Bicycloelemen 1327 - 8,9
19 -longipinen 1347 - 0,3

97
20 α-cubeben 1351 0,1 0,1
21 Cyclosativen 1371 - 0,3
22 α-ylangen 1375 0,5 -
23 Isoleden 1376 - 0,3
24 α-copaen 1377 0,3 1,4
25 Isoterpinolen 1090 8,9 -
26 β-bourbonen 1385 0,3 0,2
27 β-cubeben 1388 1,8 -
28 Dodecanal 1390 - 1,8
29 β-elemen 1391 1,7 1,1
30 α-gurjunen 1412 0,5 0,1
31 β-caryophyllen 1419 - 14,6
32 β-gurjunen 1434 4,8 -
33 γ-elemen 1437 4,7 -
34 Aromadendren 1441 - 0,3
35 α-humulen 1454 1,6 1,9
36 3,7-guaiadien 1461 0,1 -
37 Valencen 1473 0,2 -
38 γ-muurolen 1480 0,7 -
39 Germacren D 1485 10,1 12,3
40 Cadina-1,4-dien 1496 - 0,2
41 Bicyclogermacren 1500 6,2 12,8
42 Lepidozen 1502 0,7 -
43 β-bisabolen 1506 0,6 -
44 -cadinen 1514 1,2 0,4
45 Trans--bisabolen 1516 0,3 -
46 -maalien 1522 - 0,1
47 δ-cadinen 1525 0,8 1,5
48 Calacoren 1546 0,2 -
49 Elemol 1550 0,3 0,2
50 Germacren B 1561 - 0,5
51 Germacren D-4-ol 1574 0,2 -
52 Spathulenol 1578 12,4 0,7
53 Caryophyllen oxit 1583 1,5 -
54 Neoisolongifolen 1588 - 0,9
55 Dillapiol 1589 - 0,8
56 Benzene, 1,2,3,4-tetramethoxy-5-(2-propenyl)- 1591 - 1,2
57 Viridiflorol 1593 - 0,7
58 Salvial-4(14)-en-1-on 1595 0,5 -
59 Guaiol 1601 0,5 -
60 Aromadendren epoxit 1623 0,6 -
98
61 Isospathulenol 1636 1,1 -
62 -muurolol 1646 0,9 -
63 β-eudesmol 1651 - 0,5
64 α-cadinol 1654 - 0,4
65 Apiol 1671 - 8,4
66 Benzyl benzoate 1760 - 0,1
67 7-hydroxy-2-methylisoflavon 1785 - 11,6
68 Phytol 2125 - 0,2
Tổng 89,2 94,8
Các monotecpen hydrocacbon 32,3 9,1
Các monotecpen chứa oxy 1,5 0,3
Các sesquitecpen hydrocacbon 37,4 58,2
Các sesquitecpen chứa oxy 18,0 14,1
Các hợp ditecpen - 0,2
Các hợp chất khác - 12,9

Bảng trên cho thấy, 43 hợp chất được xác định từ lá chiếm 89,2% tổng
lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các hợp chất monotecpen chiếm
33,8%; các sesquitecpen chiếm 55,4%. Thành phần chính của tinh dầu là
spathulenol (12,4%), β-pinen (11,3%), germacren D (10,1%), isoterpinolen
(8,9%), α-pinen (8,6%).
Trong thân đã xác định được 48 hợp chất chiếm 94,8% tổng lượng tinh
dầu, với các hợp chất chính là các hợp chất sesquitecpen chiếm 72,3%; các hợp
chất monotecpen chiếm 9,4%; các hợp chất khác chiếm 12,9% và thấp nhất các
ditecpen chiếm 0,2%. β-caryophyllen (14,6%), bicyclogermacren (12,8%),
germacren D (12,3%),7-hydroxy-2-methylisoflavon (11,6%), bicycloelemen
(8,9%), apiol (8,4%) là các thành phần chính của tinh dầu.
Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu tinh dầu.
3. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu lào (Piper laosanum C. DC.)
Mẫu thân và lá của loài Tiêu lào (Piper laosanum C. DC.) được thu ở
VQG Bến En vào tháng 9 năm 2016 (HVC 349). Hàm lượng tinh dầu ở thân
đạt 0,21%, ở lá đa ̣t 0,15% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn
nước. Trong tinh dầu chủ yếu là các sesquitecpen hydrocacbon (39,2%) và các

99
sesquitecpen chứa oxy (30,2%) chiếm ưu thế, các hợp chất còn lại chiếm tỷ lệ
không đáng kể.
Ở lá đã xác định được 57 hợp chất chiếm 86,2% tổng lượng tinh dầu.
Thành phần chính của tinh dầu là -curcumen (12,0%), germacren D (6,3%),
sabinen (6,1%), spathulenol (5,1%), α-cadinol (4,9%). Các thành phần chính
nhỏ hơn là benzyl salicylat (3,5%), δ-elemen (3,4%), bicyclogermacren (3,4%),
β-oplopenon (3,3%), calamenen (3,1%), elemol (3,0%), β-caryophyllen
(2,6%), farnesol (2,2%).
45 hợp chất được xác định từ tinh dầu thân chiếm 91,3% tổng lượng tinh
dầu. Sabinen (14,9%), benzyl salicylat (14,3%), (E)-nerolidol (9,3%), cis -
copaen-8-ol (4,5%) là các thành phần chính của tinh dầu. Benzyl benzoat
(3,5%), aromadendren epoxit (3,3%), germacren B (2,8%), phytol (2,8%),
cadina-1,4-dien (2,1%), α-muurolen (2,1%), β-oplopenon (2,1%), bulnesol
(2,1%), farnesol (2,0%) là các thành phần nhỏ hơn (bảng 3.19).
Bảng 3.19. Thành phần hóa học của tinh dầu lá và thân loài Tiêu lào (Piper
laosanum C. DC.)
Tỷ lệ (%)
TT Hợp chất RI
Lá Thân
1 α-thujen 930 0,1 0,2
2 α-pinen 939 0,8 1,3
3 Camphen 953 0,1 0,7
4 Sabinen 976 6,1 14,9
5 β-myrcen 990 0,5 0,9
6 α-phellandren 1006 0,1 0,2
7 δ3-caren 1011 0,1 -
8 α-terpinen 1017 0,2 0,3
9 p-cymen 1026 0,1 -
10 β-phellandren 1028 1,2 1,9
11 (Z)-β-ocimen 1043 0,1 -
12 (E)-β-ocimen 1052 0,8 1,2
13 γ-terpinen 1061 0,3 0,4
14 α-terpinolen 1090 0,6 0,8
15 Linalool 1100 0,3 0,3
16 Alloocimen 1128 0,1 -
100
17 Terpinen-4-ol 1177 0,1 -
18 Citronellal 1223 0,6 0,2
19 E-citral 1270 0,1 -
20 Bornyl acetat 1289 0,1 -
21 Bicycloelemen 1327 0,3 -
22 Linalyl propionate 1333 0,1 -
23 δ-elemen 1340 3,4 -
24 α-cubeben 1351 0,7 -
25 α-copaen 1377 0,5 -
26 β-bourbonen 1385 0,1 -
27 β-cubeben 1388 0,4 -
28 β-elemen 1391 1,0 0,4
29 α-gurjunen 1412 0,3 -
30 β-caryophyllen 1419 2,6 0,8
31 β-gurjunen 1434 1,1 -
32 γ-elemen 1437 1,8 0,6
33 Aromadendren 1441 - 0,3
34 α-humulen 1454 0,8 0,5
35 Germacren D 1485 6,3 1,9
36 α-amorphen 1485 0,5 -
37 Cadina-1,4-dien 1496 0,5 2,1
38 Bicyclogermacren 1500 3,4 0,9
39 α-muurolen 1500 - 2,1
40 β-bisabolen 1506 - 1,4
41 δ-cadinen 1525 0,4 0,3
42 Elemol 1550 3,0 0,8
43 Germacren B 1561 - 2,8
44 -curcumen 1553 12,0 -
45 (E)-nerolidol 1563 0,3 9,3
46 Spathulenol 1578 5,1 1,3
47 Globulol 1585 1,3 0,5
48 Viridiflorol 1593 1,2 0,3
49 Cis -copaene-8-ol 1595 - 4,5
50 Guaiol 1601 1,6 1,0
51 β-oplopenon 1608 3,3 2,1
52 Aromadendren epoxit 1623 - 3,3
53 -muurolol 1646 1,8 1,2
54 β-eudesmol 1651 1,6 1,8
55 α-cadinol 1654 4,9 -
56 Bulnesol 1672 1,2 2,1
101
57 Calamenen 1702 3,1 1,1
58 Farnesol 1718 2,2 2,0
59 Farnesyl acetat 1726 - 1,3
60 -costol 1754 - 0,4
61 Benzyl benzoat 1760 0,5 3,5
62 Benzyl salicylat 1866 3,5 14,3
63 Vulgarol 1869 0,8 -
64 Ledene oxit 1890 1,9 -
65 Phytol 2125 0,3 2,8
Tổng 85,7 89,0
Các monotecpen hydrocacbon 11,8 22,8
Các monotecpen chứa oxy 1,3 0,5
Các sesquitecpen hydrocacbon 39,2 15,2
Các sesquitecpen chứa oxy 30,2 29,9
Các hợp chất ditecpen 0,3 2,8
Các hợp chất thơm 4,0 17,8
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học chính của tinh
dầu lá và thân có sự khác nhau. Ở lá được đặc trưng bởi là -curcumen,
germacren D, sabinen còn thân là sabinen, benzyl salicylat, (E)-nerolidol. Các
hàm lượng này có sự biến đổi rõ rệt. Điều này cho thấy, trên cùng 1 cây ở các
bộ phận khác nhau thì sự tích lũy tinh dầu cũng có sự khác nhau.
4. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.)
Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu lá loài Tiêu trên đá (Piper
saxicola C. DC.) mẫu được thu ở VQG Bến En, Thanh Hóa vào tháng 8 năm
2014 (HVC 383). Hàm lượng tinh dầu lá đạt 0,20% trọng lượng tươi. Tinh dầu
có màu vàng, nhẹ hơn nước, mùi thơm dễ chịu. Kết quả phân tích thành phần
hóa học tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.20.
Bảng 3.20. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Tiêu trên đá
(Piper saxicola C. DC.)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 α-pinen 939 1,1
2 Camphen 953 0,2
3 Sabinen 976 0,2
4 β-pinen 980 0,4
5 β-myrcen 990 0,8
102
6 Limonene 1032 0,5
7 (Z)-β-ocimen 1043 0,3
8 (E)-β-ocimen 1052 0,7
9 α-terpinolen 1090 0,1
10 Linalool 1100 0,1
11 (E)-4,8-dimethyl-1,3,7-nonatrien 1110 0,6
12 Alloocimen 1128 0,1
13 E-citral 1270 0,1
14 2-undecanon 1291 0,2
15 Bicycloelemen 1327 2,2
16 α-cubeben 1351 3,0
17 Eucarvon 1373 7,5
18 β-bourbonen 1385 0,3
19 β-cubeben 1388 4,1
20 α-gurjunen 1412 0,5
21 β-caryophyllen 1419 14,8
22 γ-elemen 1437 1,9
23 Aromadendren 1441 0,1
24 α-humulen 1454 3,9
25 γ-gurjunen 1477 1,7
26 Germacren D 1485 1,3
27 β-selinen 1486 2,0
28 Bicyclogermacren 1500 4,0
29 Trans calamen 1512 16,4
30 -cadinen 1514 0,2
31 δ-cadinen 1525 0,8
32 (E)-nerolidol 1563 2,5
33 Spathulenol 1578 1,6
34 Caryophyllen oxit 1583 13,0
35 Globulol 1585 0,2
36 Caryophyllenol 1611 5,0
37 Fonenol 1621 1,4
38 β-eudesmol 1651 2,6
39 Benzyl benzoat 1760 0,1
40 Leden oxit 1890 2,4
Tổng 98,9
Các monotecpen hydrocacbon 4,3
Các monotecpen chứa oxy 0,3
Các sesquitecpen hydrocacbon 57,2
103
Các sesquitecpen chứa oxy 28,7
Các hợp chất khác 8,4

Kết quả bảng 3.20 cho thấy, trong tinh dầu lá được đặc trưng bởi các
sesquitecpen (85,9%); trong đó các sesquitecpen chứa oxy chiếm 28,7%, các
sesquitecpen hydrocacbon chiếm 57,2%; các thành phần khác chiếm tỷ lệ
không đáng kể. Đã xác định được 40 hợp chất chiếm 98,9% tổng lượng tinh
dầu. Thành phần chính của tinh dầu là trans calamen (16,4%), β-caryophyllen
(14,8%), caryophyllene oxit (13,0%), eucarvon (7,5%). Caryophyllenol
(5,0%), β-cubeben (4,1%), bicyclogermacren (4,0%), α-humulen (3,9%), α-
cubeben (3,0%), β-eudesmol (2,6%), (E)-nerolidol (2,5%), ledene oxit (2,4%),
bicycloelemen (2,2%) và β-selinen (2,0%) là các thành phần khác nhỏ hơn.
Đây là loài lần đầu tiên được nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu.
5. Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu tinh dầu các loài họ Hồ tiêu
Kết quả phân tích 7 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, thân thuộc 4 loài trong
họ Hồ tiêu (Piperaceae) được tổng hợp qua bảng 3.21. Hàm lượng tinh dầu biến
động từ 0,15%-0,22% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có màu vàng nhạt, nhẹ
hơn nước và có mùi thơm dễ chịu. Các thành phần hóa học được xác định chiếm
từ 85,7%-99,4% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các
monotecpen, sesquitecpen.
Bảng 3.21. Các thành phần hóa học chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận
khác nhau của một số loài thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở VQG Bến En,
Thanh Hóa
Hàm Số hợp
Bộ Tỷ lệ % một số thành phần
TT Loài lượng chất xác
phận chính của tinh dầu
(%) định được
1 Piper acre Lá 0,20 46 (E)-nerolidol (22,7%), sabinen
(19,5%), δ-cadinen (12,4%)
Thân 0,16 52 E)-nerolidol (15,6%), sabinen
(19,9%), δ-cadinen (13,5%),
benzyl benzoat (7,0%)
2 Lá 0,22 43 spathulenol (12,4%), β-pinen
(11,3%), germacren D (10,1%),

104
Hàm Số hợp
Bộ Tỷ lệ % một số thành phần
TT Loài lượng chất xác
phận chính của tinh dầu
(%) định được
Piper isoterpinolen (8,9%), α-pinen
minutistigmum C. (8,6%)
DC. Thân 0,17 48 β-caryophyllen (14,6%),
bicyclogermacree (12,8%),
germacren D (12,3%),7-
hydroxy-2-methylisoflavon
(11,6%), bicycloelemen (8,9%),
apiol (8,4%)
3 Piper laosanum Lá 0,15 57 -curcumen (12,0%), germacren
C.DC. D (6,3%), sabinen (6,1%),
spathulenol (5,1%), α-cadinol
(4,9%)
Thân 0,21 45 Sabinen (14,9%), benzyl
salicylat (14,3%), (E)-nerolidol
(9,3%), cis -copaen-8-ol (4,5%)
4 Piper saxicola Lá 0,20 40 trans calamen (16,4%), β-
C.DC. caryophyllen (14,8%),
caryophyllene oxit (13,0%),
eucarvon (7,5%)
3.2.2.3. Họ Cam (Rutaceae)

1. Thành phần hóa học tinh dầu loài Quýt dại (Atalantia roxburghiana
Hook.f.)

Mẫu lá với số hiệu (HVC 375) được dùng để chưng cất và phân tích
tinh dầu được thu ở Xuân Khang vào tháng 8 năm 2014. Hàm lượng tinh dầu
lá đạt 0,35% so với trọng lượng tươi. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn
nước.

Bảng 3.22. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Quýt dại (Atalantia roxburghiana
Hook.f.)

TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)


1 α-thujen 930 1,2
2 α-pinen 939 2,1
3 Camphen 953 0,1
4 Sabinen 976 36,9
5 β-myrcen 990 2,4
105
6 α-phellandren 1006 0,3
7 δ3-caren 1011 0,7
8 α-terpinen 1017 2,2
9 o-cymen 1024 0,5
10 (Z)-β-ocimen 1043 0,1
11 (E)-β-ocimen 1052 0,5
12 γ-terpinen 1061 3,7
13 Cis sabinen hydrat 1070 0,3
14 α-terpinolen 1090 0,9
15 Alloocimen 1128 0,1
16 Terpinen-1-ol 1139 0,1
17 Terpinen-4-ol 1177 0,7
18 Geraniol 1253 0,1
19 Bornyl axetat 1289 0,1
20 Bicycloelemen 1327 3,7
21 α-cubeben 1351 0,1
22 α-ylangen 1375 0,1
23 α-copaen 1377 0,2
24 β-elemen 1391 0,6
25 α-gurjunen 1412 2,7
26 β-caryophyllen 1419 6,1
27 γ-elemen 1437 1,0
28 Aromadendren 1441 1,3
29 α-humulen 1454 1,3
30 Ishwaran 1467 0,6
31 γ-muurolen 1480 0,5
32 Epi-bicyclosesquiphellandren 1489 1,7
33 Zingiberen 1494 1,5
34 Bicyclogermacren 1500 2,7
35 -curcumen 1516 1,7
36 δ-cadinen 1525 0,5
37 Selina-4(15),7(11)-dien 1534 0,2
38 Germacren B 1561 0,5
39 (E)-nerolidol 1563 0,6
40 Spathulenol 1578 0,6
41 Caryophyllen oxit 1583 0,4
42 3,6-dimethylpiperazine-2,5-dion 1612 7,6
43 β-eudesmol 1651 0,8
Tổng 90,0
106
Các monotecpen hydrocacbon 51,7
Các monotecpen chứa oxy 1,3
Các sesquitecpen hydrocacbon 23,3
Các sesquitecpen chứa oxy 2,4
Các hợp chất khác 11,7

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 43 hợp chất được xác định chiếm 90,0%
tổng lượng tinh dầu. Trong đó, thành phần chủ yếu là các monotecpen chiếm
53,0% (monotecpen hydrocacbon chiếm 51,7% và monotecpen chứa oxy chiếm
1,3%), các sesquitecpen chiếm 25,7% và các hợp chất khác chiếm 11,7%.Thành
phần chính của tinh dầu là sabinen (36,9%), 3,6-dimethylpiperazin-2,5-dion
(7,6%), β-caryophyllen (6,1%), γ-terpinen (3,7%), bicycloelemen (3,7%).
Đây là loài lần đầu tiên được phân tích tinh dầu.
2. Thành phần hóa học tinh dầu loài Bưởi bung ít gân (Macclurodendron
oligophlebia (Merr.) Hartl.)
Mẫu lá và quả loài Bưởi bung ít gân (Macclurodendron oligophlebia
(Merr.) Hartl.) dùng để chưng cất và phân tích tinh dầu được thu ở VQG Bế n
En vào tháng 4 năm 2014. Hàm lượng tinh dầu lá đạt 0.43% và quả đa ̣t 0.71%
so với trọng lượng tươi. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, thành
phần hóa học tinh dầu được thể hiện ở bảng 3.23.
Bảng 3.23. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Bưởi bung ít gân
(Macclurodendron oligophlebia (Merr.) Hartl.)
Tỷ lệ (%)
TT Hợp chất RI
Lá Quả
1 α-pinen 939 17,5 3,6
2 Camphen 953 0,2 -
3 Sabinen 976 0,8 0,8
4 β-pinen 980 - 1,1
5 β-myrcen 990 0,6 0,8
6 α-phellandren 1006 0,1 1,3
7 α-terpinen 1017 - 0,5
8 Limonen 1032 1,4 4,7
9 (Z)-β-ocimen 1043 3,0 1,0
10 (E)-β-ocimen 1052 4,9 0,8
107
11 γ-terpinen 1061 0,2 0,9
12 α-terpinolen 1090 0,3 -
13 Linalool 1100 0,2 1,2
14 Alloocimen 1128 1,4 -
15 Camphor 1145 - 0,7
16 Neoalloocimen 1147 1,0 2,4
17 Borneol 1167 - 1,9
18 Terpinen-4-ol 1177 - 0,9
19 Decanal 1200 0,1 -
20 Bicycloelemen 1327 3,0 -
21 α-cubeben 1351 0,4 -
22 α-copaen 1377 3,1 -
23 β-elemen 1391 0,9 1,1
24 α-gurjunen 1412 0,3 -
25 β-caryophyllen 1419 15,5 6,0
26 β-gurjunen 1434 - 0,9
27 α-bergamoten 1435 1,5 -
28 Aromadendren 1441 1,0 -
29 α-humulen 1454 2,4 2,1
30 γ-gurjunen 1477 0,8 -
31 Germacren D 1485 0,7 1,1
32 Eudesma-4(14),11-dien 1485 0,2 -
33 α-amorphen 1485 - 2,4
34 β-selinen 1486 - 4,4
35 Cadina-1,4-dien 1496 1,7 1,2
36 Bicyclogermacren 1500 3,6 -
37 α-muurolen 1500 - 1,4
38 (E,E)-α-farnesen 1508 0,8 -
39 δ-cadinen 1525 1,9 1,5
40 Cadina-1(2),4-dien 1539 3,8 -
41 γ-cadinen 1541 0,5 -
42 Calacoren 1546 - 0,9
43 Selina-3,7(11)-dien 1547 1,0 -
44 -agarofuran 1551 0,2 -
45 Spathulenol 1578 - 1,1
46 Caryophyllen oxit 1583 10,6 1,1
47 Viridiflorol 1593 0,5 -
48 α-guaiol 1600 1,8 1,5
49 β-oplopenon 1608 - 1,5
108
50 Caryophyllenol 1611 2,8 -
51 β-eudesmol 1651 - 2,7
52 α-cadinol 1654 - 4,7
53 Bulnesol 1672 - 2,7
54 -bisabolol 1685 0,6 -
55 Calamenen 1702 - 1,5
56 Farnesol 1718 0,5 8,3
57 Farnesyl acetat 1726 - 3,8
58 Benzyl benzoate 1760 - 16,8
59 Phytol 2125 0,3 -
Tổng 92,1 92,2
Các monotecpen hydrocacbon 31,2 17,9
Các monotecpen chứa oxy 0,2 4,7
Các sesquitecpen hydrocacbon 43,3 24,4
Các sesquitecpen chứa oxy 16,8 45,2
Các hợp chất diterpen 0,3 -
Các hợp chất khác 0,1 -

Qua bảng trên cho thấy, ở lá đã xác định được 41 hợp chất chiếm 92,1%
tổng lượng tinh dầu. α-pinen (17,5%), β-caryophyllen (15,5%), caryophyllen
oxit (10,6%) là các thành phần chính của tinh dầu. (E)-β-ocimen (4,9%),
cadina-1(2),4-dien (3,8%), bicyclogermacren (3,6%), α-copaen (3,1%), (Z)-β-
ocimen (3,0%), bicycloelemen (3,0%) là các thành phần nhỏ hơn.
37 hợp chất được xác định từ quả chiếm 92,2% tổng lượng tinh dầu. Thành
phần chính của tinh dầu là benzyl benzoat (16,8%), farnesol (8,3%), β-
caryophyllen (6,0%), limonen (4,7%), α-cadinol (4,7%).
Khi so sánh với công trình công bố của Nguyễn Viết Hùng và cs (2016)
thì có sự khác biệt về thành phần chính, mẫu nghiên cứu được đặc trưng bởi α-
pinen (17,5%), β-caryophyllen (15,5%); trong khi công trình công bố trước đó
là sabinen (23,4%), (E)-β-ocimen (10,1%), α-pinen (9,3%) [81]. Như vậy, trong
cùng 1 loài, nhưng ở các điều kiện sinh thái khác nhau thì thành phần hóa học
tinh dầu cũng khác nhau.
3. Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiểu quất không cuống (Atalantia
sessiliflora Guillaum.)

109
Hàm lượng tinh dầu từ lá cây Tiểu quất không cuống (Atalantia
sessiliflora Guillaum.) là 0,12% theo nguyên liệu tươi, mẫu được thu vào tháng
8 năm 2014 tại Xuân Thái (HVC 502). Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn
nước. 70 hợp chất được xác định chiếm đến 89,2% của tổng lượng tinh dầu.
Trong tinh dầu được đặc trưng bởi các monotecpen hydrocacbon (40,8%) và
các sesquitecpen chứa ô xy (27,7%), các thành phần khác chiếm tỷ lệ không
đáng kể. Thành phần chính của tinh dầu là -pinen (17,2%), limonen (9,7%),
α-humulen (7,7%) và β-caryophyllen (7,6%). Các thành phần khác nhỏ hơn là
globulol (4,3%), p-mentha-2,4(8)-dien (3,8%), spathulenol (3,2%), nerolidol
(2,1%), epizonaren (3,1%), β-myrcen (3,0%), β-elemen (2,9%), α-pinen
(2,7%). Các chất còn lại phần lớn có hàm lượng từ 0,1% đến 1,3%.
Bảng 3.24. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Tiểu quất không cuống
(Atalantia sessiliflora Guillaum.)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 Anisol 918 0,7
2 Tricyclen 927 0,1
3 α-thujen 931 0,1
4 α-pinen 939 2,7
5 Camphen 953 0,3
6 β-pinen 980 17,2
7 β-myrcen 990 3,0
8 α-phellandren 1006 0,4
9 α-terpinen 1017 0,1
10 p-cymen 1026 0,3
11 Limonen 1032 9,7
12 (Z)-β-ocimen 1042 0,2
13 (E)-β-ocimen 1046 1,5
14 -terpinen 1062 0,6
15 Linalool 1100 0,1
16 Nonanal 1108 0,1
17 Geyren 1113 0,2
18 (E)-4,8-dimethyl-1,3,7-nonatrien 1115 0,1
19 Citronellal 1129 0,1
20 Alloocimen 1144 0,1
21 l-menthon 1171 1,0
110
22 Terpinen-4-ol 1179 0,1
23 Decanal 1180 2,4
24 α-terpinolen 1191 0,1
25 p-mentha-2,4(8)-dien 1286 3,8
26 Neryl acetat 1343 0,1
27 Citronellyl acetat 1353 0,1
28 α-cubeben 1358 0,1
29 2,4-diisopropenyl-1-methyl-1-vinyl-cyclohexan 1375 0,4
30 α-copaen 1378 0,3
31 Dodecanal 1389 0,9
32 β-cubeben 1389 0,1
33 β-elemen 1391 2,9
34 β-caryophyllen 1419 7,6
35 -elemen 1437 1,2
36 α-humulen 1454 7,7
37 α-amorphen 1476 0,1
38 Epi-bicyclosesquiphellandren 1478 0,1
39 Germacren D 1480 0,5
40 β-selinen 1490 0,1
41 Bicyclogermacren 1499 0,3
42 Epizonaren 1502 3,1
43 β-bisabolen 1506 1,3
44 cis-α-bisabolen 1507 0,1
45 Leden 1513 0,1
46 -cadinen 1514 0,2
47 β-cadinen 1526 1,2
48 Cadine-1,4-dien 1532 0,4
49 Sesquisabinen hydrat 1544 0,2
50 Germacren D-4-ol 1553 0,7
51 Nerolidol 1558 2,1
52 Spathulenol 1578 3,2
53 Caryophyllen oxit 1581 0,2
54 Globulol 1585 4,3
55 Viridiflorol 1592 0,5
56 Ledol 1600 1,2
57 Levomenol 1608 0,4
58 Isoaromadendrene epoxit 1612 0,8
59 cis-β-asaron 1617 0,3
60 α-santalol 1671 0,1
111
61 Heptadecan 1700 0,1
62 trans-farnesol 1701 0,1
63 Mintsulfit 1734 0,1
64 Benzyl benzoate 1760 0,2
65 2-pentadecanone, 6,10,14-trimethyl 1829 0,2
66 Nonadecan 1900 0,1
67 Ent-pimara-8(14),15-dien 1981 0,1
68 Eicosan 2000 0,1
69 Heneicosan 2100 0,1
70 Phytol 2125 0,2
Tổng 89,2
Các monotecpen hydrocacbon 40,8
Các monotecpen chứa oxy 0,4
Các sesquitecpen hydrocacbon 14,3
Các sesquitecpen chứa oxy 27,7
Các ditecpen 0,3
Các hợp chất khác 5,7

Khi so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đó của Phạm Hồng Ban và
cs (2010) [174] thì mẫu nghiên cứu có thành phần tương tự nhau nhưng hàm
lượng các thành phần chính nhỏ hơn. Đối với mẫu ở Miền Bắc thì trong tinh
dầu được đặc trưng bởi β-caryophyllen (17,2%), sesquiphellandren (15,1%) α-
caryophyllen (13,8%), có sự khác biệt cơ bản về thành phần chính, trong đó β-
caryophyllen chiếm hàm lượng thấp hơn [175]; mẫu lá phân bố ở Đà Nẵng thì
có sự khác biệt lớn trong thành phần chính của loài này [176]. Như vậy, tuy
cùng 1 loài, ở các điều kiện sinh thái khác nhau thì sự tích lũy trong tinh dầu
cũng có sự khác nhau.
4. Thành phần hóa học tinh dầu loài Dấu dầu lá chẻ ba (Tetradium
trichophorum Lour.)
Mẫu lá với số hiệu (HVC 433) được dùng để chưng cất và phân tích
tinh dầu được thu ở Đảo thực vật vào tháng 4 năm 2014. Hàm lượng tinh dầu
lá đạt 1.22% so với trọng lượng tươi. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn
nước.
Bảng 3.25. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Dấu dầu lá chẻ ba

112
(Tetradium trichophorum Lour.)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 α-pinen 939 10,4
2 Camphen 953 0,2
3 β-pinen 980 0,7
4 β-myrcen 990 1,9
5 n-nonanal 1000 1,1
6 Limonen 1032 0,9
7 (Z)-β-ocimen 1043 9,4
8 (E)-β-ocimen 1052 24,8
9 Linalool 1100 0,7
10 Alloocimen 1128 5,0
11 Neoalloocimen 1147 0,3
12 (E,E)-2,6-dimethyl-3,5,7-octatriene-2-ol 1209 0,7
13 2-undecanon 1291 3,9
14 Bicycloelemen 1327 2,4
15 α-cubeben 1351 0,2
16 α-copaen 1377 0,2
17 β-cubeben 1388 0,2
18 β-elemen 1391 5,7
19 β-caryophyllen 1419 8,0
20 Aromadendren 1441 0,1
21 α-humulen 1454 1,3
22 Germacren D 1485 1,1
23 α-amorphen 1485 0,3
24 Valencen 1496 0,3
25 Bicyclogermacren 1500 3,3
26 (E,E)-α-farnesen 1508 1,3
27 δ-cadinen 1525 1,0
28 γ-cadinen 1541 0,2
29 Elemol 1550 0,2
30 Ledol 1561 0,4
31 (E)-nerolidol 1563 0,6
32 Spathulenol 1578 2,3
33 Caryophyllen oxit 1583 1,5
34 α-cadinol 1654 2,3
35 Farnesol 1718 1,4
36 Benzyl benzoate 1760 4,4
Tổng 98,7
113
Các monotecpen hydrocacbon 53,6
Các monotecpen chứa oxy 0,7
Các sesquitecpen hydrocacbon 25,6
Các sesquitecpen chứa oxy 13,1
Các hợp chất khác 5,7

Kết quả bảng trên cho thấy, 36 hợp chất được xác định từ lá chiếm 98,7%
tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là (E)-β-ocimen (24,8%),
α-pinen (10,4%), (Z)-β-ocimen (9,4%), β-caryophyllen (8,0%). Các thành phần
nhỏ hơn là β-elemen (5,7%), alloocimen (5,0%), benzyl benzoat (4,4%),2-
undecanon (3,9%), bicyclogermacren (3,3%).
6. Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu
các loài họ Cam
Kết quả phân tích 5 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá và quả thuộc 4 loài trong
họ Cam (Rutaceae) được tổng hợp qua bảng 3.26. Hàm lượng tinh dầu biến động
từ 0,12%-1,22% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước
và có mùi thơm dễ chịu. Các thành phần hóa học được xác định chiếm từ 89,2%-
98,7% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là các monotecpen,
sesquitecpen.
Bảng 3.26. Các thành phần hóa học chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác
nhau của một số loài thuộc họ Cam (Rutaceae) ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa
Hàm Số hợp
Bộ Tỷ lệ % một số thành phần
TT Loài lượng chất xác
phận chính của tinh dầu
(%) định được
sabinen (36,9%), 3,6-
dimethylpiperazin-2,5-dion
Atalantia
1 Lá 0,35 43 (7,6%), β-caryophyllen (6,1%),
roxburghiana
γ-terpinen (3,7%),
bicycloelemen (3,7%)
Lá 0,43 41 α-pinen (17,5%), β-caryophyllen
Maclurodendron
2 (15,5%), caryophyllen oxit
oligophlebum
(10,6%)

114
Hàm Số hợp
Bộ Tỷ lệ % một số thành phần
TT Loài lượng chất xác
phận chính của tinh dầu
(%) định được
Quả 0,71 37 benzyl benzoat (16,8%), farnesol
(8,3%), β-caryophyllen (6,0%),
limonen (4,7%), α-cadinol (4,7%)
Lá 0,12 70 -pinen (17,2%), limonen (9,7%),
Atalantia
3 α-humulen (7,7%) và β-
sessiliflora
caryophyllen (7,6%)
Lá 1,22 36 (E)-β-ocimen (24,8%), α-pinen
Tetradium
4 (10,4%), (Z)-β-ocimen (9,4%), β-
trichophorum
caryophyllen (8,0%)

3.2.2.4. Họ Gừng (Zingiberaceae)


1. Thành phần hóa học tinh dầu loài Sẹ (Alpinia globosa (Lour.) Horan.)
Mẫu lá loài Sẹ (Alpinia globosa (Lour.) Horan.) (HVC 104) được thu hái
ở xã Xuân Thái thuộc VQG Bến En, Thanh Hóa. Hàm lượng tinh dầu đạt 0,16%
trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, mùi thơm dễ chịu.
Phân tích thành phần hóa học tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.27.
Bảng 3.27.Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Sẹ (Alpinia globosa (Lour.)
Horan.)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 α-thujen 931 0,4
2 α-pinen 939 3,4
3 Camphen 953 0,3
4 Verbenen 968 0,1
5 β-pinen 980 12,1
6 β-myrcen 990 1,4
7 α-phellandren 1006 0,1
8 δ-3-caren 1011 0,1
9 α-terpinen 1017 1,7
10 o-cymen 1028 0,7
11 Limonen 1032 3,2
12 2-Heptanol acetat 1034 Vết
13 (E)-β-ocimen 1052 1,6
14 γ-terpinen 1061 4,8
15 α-terpinolen 1090 1,0
115
16 Linalool 1100 0,6
17 1,3,8-p-Menthadien 1110 0,1
18 Camphor 1145 Vết
19 Isoborneol 1156 Vết
20 Pinocarvon 1165 0,1
21 Terpinene-4-ol 1179 0,5
22 α-terpineol 1191 0,1
23 Myrtenal 1209 0,1
24 Fenchyl acetat 1228 Vết
25 4-Phenyl-2-butanol 1241 0,7
26 Bicycloelemen 1327 0,5
27 Ylangen 1373 0,1
28 β-elemen 1391 2,4
29 Cyperen 1397 0,1
30 α-cedren 1415 0,1
31 β-caryophyllen 1419 3,8
32 Junipen 1427 0,4
33 γ-elemen 1437 0,4
34 Aromadendren 1441 0,2
35 α-humulen 1454 1,6
36 α-guaien 1455 0,9
37 β-guaien 1466 0,4
38 Valencen 1473 0,5
39 Eudesma-4(14),7(11)-dien 1479 0,3
40 γ-curcumen 1480 0,2
41 Germacren D 1480 0,7
42 α-amorphen 1482 1,1
43 Massoya lacton 1483 0,2
44 β-selinen 1493 2,5
45 Zingiberan 1494 0,1
46 α-muurolen 1500 0,7
47 α-gurjunen 1503 10,5
48 Dodecanamit 1504 1,0
49 β-bisabolen 1506 1,6
50 α-bulnesen 1509 1,7
51 Eudesma-3,7(11)-dien 1527 0,2
52 Nerolidol 1533 2,9
53 Guaia-3,9-dien 1556 0,1
54 Selina-4,7(11)-dien 1571 3,3
116
55 Caryophyllene oxit 1583 1,3
56 Guaiol 1602 0,4
57 5-Epi-Neointermedeol 1610 1,7
58 Rosifoliol 1615 1,5
59 Calarene 1629 1,1
60 Farnesol 1679 4,3
61 α-bisabolol 1685 0,5
62 Juniper camphor 1692 0,2
63 Farnesol isomer A 1718 0,2
64 Mintsulfit 1734 0,5
65 2-Pentadecanone,6,10,14-trimethyl 1844 0,1
66 Axit 1,2-Benzenedicarboxylic 1917 2,6
67 Axit tetradecanoic 1936 0,7
68 Farnesyl aceton 1940 0,2
69 Eicosan 2000 0,2
70 Phytol 2125 0,3
71 Axit octadecanoic 2188 0,2
72 (Z)-9-octadecenamit 2398 0,5
73 (Z)-13-docosenamit 2499 9,0
Tổng 96,5
Các monotecpen hydrocacbon 30,9
Các monotecpen chứa oxy 2,4
Các sesquitecpen hydrocacbon 34,4
Các sesquitecpen chứa oxy 14,1
Ditecpen 0,3
Các hợp chất khác 1,7
Axit béo 13,3

Kết quả bảng trên cho thấy, ở lá đã xác định được 73 hợp chất chiếm
96,5% tổng lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là β-pinen (12,1%),
α-gurjunen (10,5%), (Z)-13-docosenamit (9,0%), γ-terpinen (4,8%), farnesol
(4,3%). Các thành phần khác nhỏ hơn là β-caryophyllen (3,8%), α-pinen
(3,4%), selina-4,7(11)-dien (3,3%), limonen (3,2%), nerolidol (2,9%), axit 1,2-
benzenedicarboxylic (2,6%), β-selinen (2,5%), β-elemen (2,4%).
2. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng malacca (Alpinia malaccensis
(Burm.f.) Rosc.)

117
Mẫu lá, thân, thân rễ và quả loài Riềng malacca (Alpinia malaccensis
(Burm.f.) Rosc.) được thu ở Xuân Thái vào tháng 7 năm 2014 (HVC 291), hàm
lượng tinh dầu đạt 0,25; 0,19; 0,27 và 0,32% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu
vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả phân tích tinh dầu được thể hiện qua bảng
3.28.
Bảng 3.28. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng malacca (Alpinia
malaccensis (Burm.f.) Rosc.)
Tỷ lệ (%)
TT Hợp chất RI
Lá Thân Thân rễ Quả
1 α-thujen 930 - 0,4 0,3 -
2 α-pinen 939 5,7 7,2 6,9 0,6
3 Camphen 953 5,3 1,6 2,0 -
4 Sabinen 976 - - - 2,7
5 β-pinen 980 22,5 40,8 24,3 3,0
6 β-myrcen 990 0,5 1,5 1,6 0,9
7 α-phellandren 1006 1,3 9,1 7,1 -
8 δ3-caren 1011 4,5 - 0,1 -
9 α-terpinen 1017 - 0,7 0,5 -
10 o-cymen 1024 3,0 1,3 1,2 -
11 β-phellandren 1028 - 9,1 16,7 -
12 Limonene 1032 - - - 5,3
13 1,8-cineol 1034 - - - 0,8
14 (E)-β-ocimen 1052 - 0,5 1,6 -
15 γ-terpinen 1061 0,5 1,0 1,0 1,5
16 α-terpinolen 1090 - 0,6 0,8 -
17 Linalool 1100 - - 0,1 -
18 Alloocimen 1128 - - 0,1 1,4
19 Camphor 1145 2,1 0,6 0,4 -
20 Benzyl acetat 1162 - - - 7,3
21 Pinocarvon 1165 - - - 3,2
22 Borneol 1167 0,9 - 0,2 2,0
23 Terpinen-4-ol 1177 0,4 0,7 0,4 1,3
24 α-terpineol 1189 - - 0,3 1,8
25 -fenchyl aceat 1205 - - 0,1 -
26 Fenchyl acetat 1222 - - 0,3 -
27 z-citral 1318 - 0,4 0,1 -
28 Bicycloelemen 1327 - - - 1,5
118
29 -citronellol 1344 - 0,7 - -
30 Linalyl propionat 1346 - 0,9 - -
31 α-cubeben 1351 - - - 1,1
32 α-copaen 1377 - - - 1,3
33 Methyl cinnamat 1379 0,8 1,9 6,0 16,5
34 β-elemen 1391 - - 0,4 2,5
35 β-caryophyllen 1419 0,3 - 0,3 0,9
36 α-bergamoten 1435 - - - 1,5
37 γ-elemen 1437 - - 0,1 -
38 α-guaien 1440 - - - 1,5
39 Aromadendren 1441 - - - 3,8
40 α-humulen 1454 - - 0,2 -
41 γ-gurjunen 1477 - - 0,5 -
42 Germacren D 1485 - - - 16,4
43 β-selinen 1486 - - 0,3 2,3
44 Zingiberen 1494 1,0 - 0,5 -
45 Bicyclogermacren 1500 0,4 - - 1,5
46 β-bisabolen 1506 0,4 0,4 -
47 (E,E)-α-farnesen 1508 - - 0,1 -
48 Phenol, 2,4-bis(1,1-dimethylethyl)- 1513 0,5 0,4 0,4 -
49 δ-cadinen 1525 8,9 - - 11,8
50 γ-cadinen 1541 4,0 - - -
51 -sesquiphellandren 1543 - - 0,3 -
52 (E)-nerolidol 1563 0,9 0,9 0,3 -
53 Spathulenol 1578 0,5 0,5 - -
54 2,6-di-tert-butyl-4-ethylene-2,5- 1583 - - 0,4 -
cyclohexadiene-1-on
55 Caryophyllen oxit 1583 0,7 0,4 0,1 -
56 Viridiflorol 1593 - 2,6 - -
57 Guaiol 1601 0,3 1,9 - -
58 -muurolol 1646 - 10,7 - -
59 β-eudesmol 1651 33,3 - - -
60 -bisabolol 1662 - - 0,2 -
61 Bulnesol 1672 - - 0,3 -
62 Farnesol 1718 - - 8,1 -
63 Benzyl benzoate 1760 - - 0,2 -
64 Benzyl salicylat 1866 - - 8,9 -
65 Phytol 2125 0,4 - - -
Tổng 99,1 96,4 94,1 94,4
119
Các monotecpen hydrocacbon 43,3 73,8 64,2 15,4
Các monotecpen chứa oxy 3,4 2,4 1,5 9,1
Các sesquitecpen hydrocacbon 15,0 - 3,2 46,1
Các sesquitecpen chứa oxy 35,7 17,0 9,4 -
Ditecpen 0,4 - - -
Các hợp chất khác 1,2 3,2 15,9 23,8

Kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy, trong 4 mẫu lá, thân khí sinh,
thân rễ và quả của loài Riềng malacca thì trong tinh dầu ở lá các monotecpen
và các sesquitecpen tương tự nhau chiếm 46,7% và 50,7%; các hợp chất còn lại
chiếm tỷ lệ không đáng kể; trong thân khí sinh và thân rễ chủ yếu là các
monotecpen chiếm 76,2% và 65,7%; các hợp chất còn lại chiếm tỷ lệ không
đáng kể; ở quả thì các sesquitecpen chiếm ưu thế với 46,1%; các monotecpen
chiếm 24,5% và các hợp chất khác chiếm 23,8%.
Ở lá đã xác định được 25 hợp chất chiếm 99,1% tổng lượng tinh dầu,
thành phần chính của tinh dầu là β-eudesmol (33,3%), β-pinen (22,5%), δ-
cadinen (8,9%), α-pinen (5,7%), camphen (5,3%).
Trong thân khí sinh đã xác định được 25 hợp chất, chiếm 96,4% tổng
lượng tinh dầu. β-pinen (40,8%), -muurolol (10,7%), α-phellandren (9,1%), β-
phellandren (9,1%), α-pinen (7,2%) là các thành phần chính của tinh dầu.
42 hợp chất được xác định ở thân rễ chiếm 94,1% tổng lượng tinh dầu.
Các thành phần chính của tinh dầu là β-pinen (24,3%), β-phellandren (16,7%),
benzyl salicylat (8,9%), farnesol (8,1%), α-phellandren (7,1%).
Ở quả đã xác định được 26 hợp chất chiếm 94,4% tổng lượng tinh dầu;
Methyl cinnamat (16,5%), germacren D (16,4%), δ-cadinen (11,8%), benzyl
acetat (7,3%) là các thành phần chính của tinh dầu.
Như vậy, thành phần chung cho 4 mẫu tinh dầu là methyl cinnamat (0,8-
16,5%), β-pinen (3,0-40,8%), α-pinen (0,6-7,2%). Ngoài ra, ở các bộ phận khác
nhau của cùng một loài thì thành phần tinh dầu cũng có sự khác nhau đáng kể
như β-pinene chiếm tỷ lệ cao ở lá, thân khí sinh và thân rễ khá cao tương ứng
22,5%; 40,8% và 24,3%; ở quả rất thấp chiếm 3,0%; hay hợp chất β-

120
phellandren chiếm tỷ lệ khá cao ở thân giả và thân rễ (9,1% và 16,7%); ở lá và
quả chưa thấy.
Khi so sánh với công trình công bố của Bhuiyan M. Z. I. (2010) và
Muchtaridi M. (2014) thì trong thân rễ β-phellandren và α-selina-6-en-4-ol là
các hợp chất chính. Tuy nhiên hai hợp chất này lại vắng mặt trong các nghiên
cứu ở các bô ̣ phâ ̣n khác. Đặc biệt là hợp chất α-selina-6-en-4-ol chỉ có mặt
trong thân rễ mà không có mặt ở các bộ phận khác, do đó hợp chất này đặc
trưng cho tinh dầu thân rễ loài này [115], [116].
Như vậy, thành phần chính đặc trưng cho lá, thân khí sinh và thân rễ của
mẫu được nghiên cứu là α-, β-pinen còn thành phần đặc trưng ở Malaysia lại là
methyl cinnamat và β-phellandren. Điều này cho thấy tính đa dạng tinh dầu của
loài này khi sống ở các điều kiện khác nhau.
3. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng (Alpinia napoensis H.Dong &
G.J.Xu)
Mẫu thân rễ loài Riềng (Alpinia napoensis H.Dong & G.J.Xu)) (HVC
728) được thu hái ở Đảo thực vật vào tháng 4 năm 2016. Hàm lượng tinh dầu
đạt 0,20% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả
phân tích tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.29.
Bảng 3.29. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng (Alpinia napoensis)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 2-heptanol 898 0,6
2 -thujen 929 1,8
3 -pinen 937 5,8
4 Camphen 954 2,8
5 Sabinen 977 2,0
6 -pinen 983 9,2
7 Myrcen 990 0,8
8 -phellandren 1009 0,5
9 -terpinen 1021 4,8
10 o-cymen 1029 6,2
11 Limonen 1033 3,6

121
12 1,8-cineol 1037 23,2
13 (E)--ocimen 1048 0,2
14 -terpinen 1062 12,5
15 Cis-sabinen hydrat 1072 0,1
16 Terpinolen 1093 2,2
17 Trans-sabinen hydrate 1105 0,2
18 Endo-fenchol 1122 0,2
19 Dehydro sabinen keton 1128 0,2
20 Trans-p-menth-2-en-1-ol 1146 0,2
21 Camphor 1154 0,3
22 Isoborneol 1167 0,2
23 Borneol 1176 1,3
24 Terpinen-4-ol 1186 9,6
25 -terpineol 1199 0,8
26 Fenchyl acetat 1226 7,7
27 Bornyl acetat 1292 0,5
28 Isobornyl acetat 1295 0,4
29 -caryophyllen 1435 1,1
30 -selinen 1502 0,1
31 -selinen 1511 0,1
32 Caryophyllen oxit 1603 0,3
Tổng 99,5
Các monotecpen hydrocacbon 52,4
Các monotecpen chứa oxy 37,0
Các sesquitecpen hydrocacbon 1,3
Các sesquitecpen chứa oxy 0,3
Các hợp chất khác 8,5

Kết quả bảng 3.29 cho thấy, trong tinh dầu chủ yếu là các monotecpen
chiếm ưu thế chiếm 89,4% (monotecpen hydrocacbon chiếm 52,4%;
monotecpen chứa oxy chiếm 37,0%), các hợp chất sesquitecpen chiếm 1,6% và
các hợp chất khác chiếm 8,5%. 32 hợp chất được xác định chiếm 99,5% tổng
lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là 1,8-cineol (23,2%), -terpinen
(12,5%), terpinen-4-ol (9,6%), -pinen (9,2%).

122
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương và cs (2016) [78]
thì thành phần chính có sự khác biệt, mẫu nghiên cứu Lê Thị Hương và cs được
đặc trưng bởi γ-terpinen(19,3%), mẫu nghiên cứu thấp hơn (12,5%); α-terpinen
(13,2%) mẫu nghiên cứu là 4,5%; ngược lại 1,8-cineol trong công bố trước đó
chiếm 10,7%, ở nghiên cứu này chiếm khá cao 23,2%.
4. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng bắc bộ (Alpinia tonkinensis
Gagnep.)
Mẫu lá loài Riềng bắc bộ (Alpinia tonkinensis Gagnep.) (HVC 08) được
thu hái ở Xuân Thái vào tháng 8 năm 2016. Hàm lượng tinh dầu đạt 0,21%
trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả phân tích
tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.30.
Bảng 3.30. Thành phần hóa học tinh dầu loài Riềng bắc bộ
(Alpinia tonkinensis)
TT Hợp chất RI Tỷ lệ (%)
1 α-thujen 931 0,6
2 α-pinen 939 8,4
3 Camphen 953 0,4
4 β-pinen 980 33,5
5 β-myrcen 990 1,2
6 α-phellandren 1006 0,2
7 δ3-caren 1011 0,5
8 α-terpinen 1017 3,8
9 o-cymen 1028 2,0
10 Limonen 1032 2,9
11 1,8-cineol 1034 3,8
12 2-Heptanol, acetat 1043 0,1
13 (E)-β-ocimen 1052 9,6
14 γ-terpinen 1061 9,2
15 α-terpinolen 1090 1,7
16 1(7),3,8-p-menthatrien 1107 0,1
17 Methyl benzoate 1109 0,1
18 Alloocimen 1128 0,3
19 Pinocarvon 1165 0,3

123
20 Terpinen 4-ol 1169 1,9
21 Linalyl propionate 1202 0,9
22 Myrtenal 1209 0,3
23 Fenchyl acetat 1220 0,1
24 Piperiton 1226 0,1
25 Ascaridol 1238 0,1
26 Bornyl acetat 1287 0,2
27 trans-sabinyl acetat 1290 0,2
28 Myrtenyl acetat 1306 0,2
29 Bicycloelemen 1327 0,1
30 α-copaen 1378 0,2
31 β-elemen 1391 0,8
32 β-caryophyllen 1419 0,4
33 Aromadendren 1441 0,1
34 α-humulen 1454 0,7
35 β – selinen 1490 0,1
36 α-selinen 1498 0,6
37 α-gurjunen 1503 0,1
38 (E,E)-α-farnesen 1506 0,1
39 β-bisabolen 1508 0,2
40 7-epi-α-selinen 1514 1,4
41 Dehydroaromadendran 1541 0,9
42 Caryophyllen oxit 1583 0,4
43 Viridiflorol 1593 0,2
44 1,4-trans-1,7-trans acorenon 1632 0,2
45 Axit tridecanoic 1667 0,1
46 Albicanol 1736 0,2
47 Axit 1,2-benzenedicarboxylic 1917 0,8
48 Phytol 2125 0,1
49 (Z)-9-octadecamit 2398 0,1
50 α – retinen 2466 4,9
51 (Z)-13-docosenamit 2499 1,7
Tổng 97,1
Các monotecpen hydrocacbon 74,5
Các monotecpen chứa oxy 6,5
Các sesquitecpen hydrocacbon 5,7
Các sesquitecpen chứa oxy 1,0
124
Các ditecpen 5,0
Các hợp chất khác 4,4

Từ kết quả phân tích cho thấy, trong tinh dầu chủ yếu là các monotecpen
hydrocacbon chiếm 74,5%; các monotecpen chứa oxy chiếm 6,5%; các
sesquitecpen hydrocacbon chiếm 5,7%; các sesquitecpen chứa oxy chiếm
1,0%; các ditecpen chiếm 5,0% và các hợp chất khác chiếm 4,4%.
51 hợp chất được xác định chiếm 97,1% tổng lượng tinh dầu. β-pinen
(33,5%),(E)-β-ocimen (9,6%), γ-terpinen (9,2%), α-pinen (8,4%) là các thành
phần chính của tinh dầu. α-retinen (4,9%), α-terpinen (3,8%),1,8-cineol (3,8%),
limonen (2,9%), o-cymen (2,0%) là các thành phần nhỏ hơn.
5. Thành phần hóa học tinh dầu loài Sa nhân (Amomum villosum Lour.)
Mẫu lá, thân, thân rễ của loài Sa nhân (Amomum villosum Lour.) (HVC
722) được thu hái ở Đảo thực vật vào tháng 4 năm 2016. Hàm lượng tinh dầu
trong lá, thân và thân rễ lần lượt đạt 0,22; 0,19 và 0,24% trọng lượng tươi, tinh
dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Kết quả phân tích tinh dầu được thể hiện
qua bảng 3.31.
Bảng 3.31. Thành phần hóa học tinh dầu lá, thân, thân rễ loài Sa nhân
(Amomum villosum Lour.)
Tỷ lệ (%)
TT Hợp chất RI
Lá Thân Thân rễ
1 Tricyclen 927 - - 0,2
2 -thujen 928 0,5 0,7 0,9
3 -pinen 938 24,5 18,5 9,1
4 Camphen 954 0,3 0,2 5,4
5 Sabinen 977 13,6 19,2 16,0
6 -pinen 984 53,6 38,8 19,0
7 Myrcen 990 0,9 1,3 1,2
8 -terpinen 1020 0,3 1,1 1,1
9 o-cymen 1028 0,1 0,4 1,9
10 Limonen 1032 1,2 1,7 2,4
11 -phellandren 1035 0,5 0,7 0,5
12 1,8-cineol 1036 - 0,5 1,8
125
13 (E)--ocimen 1047 0,2 0,4 -
14 -terpinen 1062 0,5 1,8 2,0
15 Terpinolen 1092 0,1 0,5 0,4
16 Linalool 1101 - 0,3 -
17 Camphor 1154 - - 0,2
18 Pinocarvon 1171 - 0,2 -
19 Borneol 1176 - - 0,3
20 Cis-pinocamphon 1183 0,2 0,7 0,2
21 Terpinen-4-ol 1185 0,3 1,5 1,7
22 -terpineol 1198 - 0,1 -
23 Myrtenal 1205 0,3 0,3 -
24 Fenchyl acetat 1226 - - 7,0
25 Bornyl acetat 1292 - - 1,9
26 -copaen 1387 - 0,5 0,3
27 α-santalen 1429 - - 0,2
28 α-gurjunen 1432 - - 0,2
29 -caryophyllen 1435 0,5 2,2 1,0
30 -bergamoten 1443 - 0,1 0,3
31 -humulen 1469 0,2 1,3 0,6
32 Aromadendren 1455 - - 0,3
33 Selina-5,11-dien 1458 - - 0,2
34 9-epi-(E)-caryophyllen 1477 - 0,2 1,1
35 β-chamigren 1488 - - 0,3
36 Aristolochen 1499 0,1 - 1,4
37 -selinen 1502 - 0,2 0,7
38 Viridifloren 1510 - - 0,4
39 Bicyclogermacren 1511 0,7 1,4 2,3
40 -cadinen 1534 - 0,6 0,3
41 Elemicin 1558 0,1 1,0 0,3
42 4-epi-maaliol 1586 - - 0,4
43 (E)-Nerolidol 1568 - 0,3 -
44 Spathulenol 1596 - 0,2 3,8
45 Guaiol 1612 - - 1,6
46 Caryophyllen oxit 1603 - 0,6 2,0
47 -eudesmol 1671 0,1 0,7 -
48 Rosifoliol 1621 - - 0,4
49 Globulol 1624 - - 0,3
50 Torilenol 1629 - - 0,4

126
51 5-guaiene-11-ol 1641 - - 0,2
52 Isospathulenol 1656 - - 1,4
53 t-muurolol 1659 - - 0,4
54 -eudesmol 1674 - 0,2 1,1
55 Neo-Intermedeol 1675 - 0,3 1,8
56 Bulnesol 1684 - - 0,4
57 γ-bicyclofarnesal 1697 - - 0,7
58 γ-bicyclohomofarnesal 1826 - - 0,7
Tổng 98,8 98,7 97,8
Các monotecpen hydrocacbon 96,3 85,3 60,1
Các monotecpen chứa oxy 0,8 3,6 4,2
Các sesquitecpen hydrocacbon 1,5 6,5 15,6
Các sesquitecpen chứa oxy 0,1 2,3 9,6
Các hợp chất khác 0,1 1,0 9,2
Kết quả bảng trên cho thấy, trong tinh dầu lá, thân và thân rễ thì các hợp
chất monotecpen chiếm ưu thế trên 60%, đặc biệt là ở lá chiếm 96,3% tổng
lượng tinh dầu, các hợp chất còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Trong lá với 22 hợp chất được xác định chiếm 98,8% tổng lượng tinh dầu.
-pinen (53,6%), -pinen (24,5%), sabinen (13,6%) là các thành phần chính của
tinh dầu.
Ở thân đã xác định dược 35 hợp chất chiếm 98,7% tổng lượng tinh dầu,
thành phần chính của tinh dầu là -pinen (38,8%), sabinen (19,2%), -pinen
(18,5%).
Từ tinh dầu thân rễ đã xác định được 51 hợp chất chiếm 97,8% tổng
lượng tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu là -pinen (19,0%), sabinen
(16,0%), -pinen (9,1%) và fenchyl acetat (7,0%).
Khi so sánh với các công trình công bố của Lê Thị Hương (2016) [78]
thì trong tinh dầu đều được đặc trưng bởi các hợp chất -pinen, -pinen, tuy
nhiên các hợp chất này có sự biến động, nhưng không đáng kể, có thể do ở các
vùng sinh thái khác nhau, mùa vụ thu hái khác nhau nên ảnh hưởng đến sự tích
lũy tinh dầu.

127
6. Thành phần hóa học tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.)
Smith)
Mẫu lá, thân và rễ loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith) (HVC
700) được thu hái ở Đảo thực vật vào tháng 4 năm 2016. Hàm lượng tinh dầu
đạt 0,14; 0,18 và 0,31% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn
nước. Kết quả phân tích tinh dầu được thể hiện qua bảng 3.32.
Bảng 3.32. Thành phần hóa học tinh dầu lá, thân và thân rễ loài Gừng gió
(Zingiber zerumbet (L.) Smith)
Tỷ lệ (%)
TT Hợp chất RI
Lá Thân Thân rễ
1. -thujen 929 0,1 - -
2. -pinen 938 7,8 0,1 0,8
3. -fenchen 952 0,1 - -
4. Camphen 954 0,3 0,6 4,1
5. Sabinen 978 2,3 - -
6. -pinen 985 30,8 0,4 0,1
7. Myrcen 991 0,6 - 0,1
8. -3-caren 1015 1,0 - 0,5
9. o-cymen 1029 0,7 - 0,4
10. Limonen 1033 1,5 - 0,7
11. -phellandren 1034 0,3 - -
12. 1,8-cineol 1036 - 0,7 3,2
13. (Z)--ocimen 1037 0,2 - -
14. (E)--ocimen 1048 2,3 - -
15. Fenchon 1095 - 0,2 0,4
16. Linalool 1102 - 0,9 1,7
17. Nonanal 1104 0,1 - -
18. o-guiacol 1107 0,2 - -
19. 4,8-Dimethylnona-1,3,7-trien 1116 0,1 - -
20. endo-Fenchol 1122 - 0,1 -
21. cis-cabinol 1149 0,6 - -
22. Camphor 1154 - 5,2 6,7
23. Camphen hydrat 1159 - - 0,2
24. Pinocarvon 1171 0,3 - -

128
25. Borneol 1176 - 0,9 0,7
26. Terpinen-4-ol 1186 0,1 0,4 0,5
27. -terpineol 1199 - 0,6 0,6
28. Myrtenal 1205 0,9 - -
29. Fenchyl acetat 1226 0,3 - -
30. Bornyl acetat 1292 - 0,1 0,3
31. E-Anethol 1293 0,4 - -
32. Isobornyl acetat 1295 - - 0,2
33. Myrtenyl acetat 1331 0,2 - -
34. -terpinyl acetat 1355 - 0,1 -
35. -copaen 1387 0,2 - -
36. (E)-Methyl cinnamat 1392 0,6 - -
37. cis--elemen 1402 0,3 - -
38. -gurjunen 1423 0,3 - -
39. -caryophylen 1436 13,0 0,3 1,2
40. -trans-bergamoten 1444 0,5 - -
41. -guaien 1449 0,2 - -
42. Geranylaceton 1455 0,5 - -
43. (Z)--farnesen 1458 0,1 - -
44. -humulen 1470 3,5 0,6 5,4
45. 9-epi-(E)-caryophyllen 1477 0,2 - -
46. -zingiberen 1495 0,8 - -
47. -selinen 1502 0,8 0,3 0,3
48. (E,E)--farnesen 1510 0,2 - -
49. -selinen 1511 0,4 - -
50. -bulnesen 1519 0,1 - -
51. -sesquiphellandren 1532 0,1 - -
52. -cadinen 1534 0,2 - -
53. Elemicin 1559 0,8 - -
54. (E)-Nerolidol 1569 0,8 - -
55. Spathulenol 1598 0,6 - -
56. Caryophyllen oxit 1605 12,0 5,7 3,7
57. Humulen epoxit I 1618 0,2 2,5 6,4
58. Humulen epoxit II 1630 1,3 2,0 5,5
59. Humulen epoxit 3 1651 - - 0,6

129
60. -eudesmol 1672 0,8 0,6 0,3
61. neo-Intermedeol 1676 0,4 - -
62. 14-Hydroxy-9-epi-(E)-caryophyllen 1689 0,2 0,4 -
63. -bicyclofarnesal 1697 0,2 1,4 -
64. Zerumbon 1756 0,2 64,5 51,3
65. -bicyclohomofarnesal 1826 0,6 2,2 1,2
66. 6,10,14-Trimethylpentadecan-2-on 1845 0,5 3,6 -
67. Phytol 2114 4,4 - -
Tổng 96,2 94,4 97,1
Các monotecpen hydrocacbon 48,0 1,1 6,7
Các monotecpen chứa oxy 2,3 9,0 14,0
Các sesquitecpen hydrocacbon 20,9 1,2 6,9
Các sesquitecpen chứa oxy 17,3 79,3 69,0
Ditecpen 4,4 - -
Các hợp chất khác 3,3 3,8 0,5
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, ở trong tinh dầu của lá, thân và thân rễ thì
thành phần trong tinh dầu có sự biến động lớn; trong lá chủ yếu là các monotecpen
chiếm 50,3%; ở thân và thân rễ thấp hơn nhiều chiếm 10,1% và 20,7%; trong khi
đó, các sesquitecpen ở thân và thân rễ khá cao chiếm 80,5% và 75,9%; ở lá rất thấp
với 38,2%; ngoài ra hợp chất diterpen mới thấy ở lá chiếm 4,4%; các thành phần
khác thì chiếm tỷ lệ thấp tương ứng là 3,3%; 3,8% và 0,5%.
55 hợp chất được xác định từ lá chiếm 96,2% tổng lượng tinh dầu; thành
phần chính của tinh dầu là -pinen (30,8%), -caryophylen (13,0%),
caryophyllen oxit (12,0%) và -pinen (7,8%).
Trong thân giả đã xác định được 26 hợp chất chiếm 94,4% tổng lượng
tinh dầu. Zerumbon (64,5%), caryophyllen oxit (5,7%), camphor (5,2%) là các
thành phần chính của tinh dầu.
Từ thân rễ với 27 hợp chất được xác định chiếm 97,1% tổng lượng tinh dầu.
Thành phần chính của tinh dầu là zerumbon (51,3%), camphor (6,7%), humulen
epoxit I (6,4%).
Như vậy, trong cùng 1 loài, ở các bộ phận khác nhau thì cũng có sự khác
nhau. Trong thân và thân rễ được đặc trưng bởi hợp chất zerumbon chiếm
130
64,5% và 51,3%; ở lá rất thấp chỉ chiếm 0,2%; ngược lại trong lá được đặc
trưng bởi -Pinen chiếm 30,8; ở thân và thân rễ rất thấp chiếm 0,4 và 0,1%.
Khi so sánh với các công trình nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới thì
các mẫu thân rễ ở Ấn Độ, Malayxia, Băng la đét,… thì chủ yếu là các hợp chất
zerumbon [178], [179], [180]; Việt Nam thì có 2 kiểu chemotyp chính: thân và
hoa là nerolidol còn ở lá là zerumbon [181], [182], [183], [184]. Mẫu nghiên
cứu có thân và thân rễ được đặc trưng bởi zerumbon; ở lá là -pinen. Như vậy,
ở các vùng sinh thái khác nhau thì sự tích lũy các hợp chất tinh dầu trong cây
cũng có sự khác nhau đáng kể.

7. Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu tinh dầu các loài họ Gừng
Kết quả phân tích 13 mẫu tinh dầu ở các bộ phận lá, thân giả, thân rễ, quả
thuộc 6 loài trong họ Gừng (Zingiberaceae) được tổng hợp qua bảng 3.33. Hàm
lượng tinh dầu biến động từ 0,14%-0,32% trọng lượng tươi. Tinh dầu đều có
màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và có mùi thơm dễ chịu. Các thành phần hóa học
được xác định chiếm từ 94,1%-99,5% tổng lượng tinh dầu. Trong tinh dầu chủ
yếu là các monotecpen, sesquitecpen.
Bảng 3.33. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau
của một số loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở VQG Bến En, Thanh Hóa
Hàm Số hợp
Bộ Tỷ lệ % một số thành phần
TT Loài lượng chất xác
phận chính của tinh dầu
(%) định được
β-pinen (12,1%), α-gurjunen
(10,5%), (Z)-13-docosenamit
1 Alpinia globosa Lá 0,16 73
(9,0%), γ-terpinen (4,8%),
farnesol (4,3%)
β-eudesmol (33,3%),β-pinen
Lá 0,25 25 (22,5%),δ-cadinen (8,9%),α-
pinen (5,7%), camphen (5,3%).
Alpinia
2 β-pinen (40,8%), -muurolol
malaccensis
(10,7%), α-phellandren (9,1%),
Thân 0,19 25
β-phellandren (9,1%),α-pinen
(7,2%)
131
Hàm Số hợp
Bộ Tỷ lệ % một số thành phần
TT Loài lượng chất xác
phận chính của tinh dầu
(%) định được
β-pinen (24,3%), β-phellandren
(16,7%), benzyl salicylat (8,9%),
Rễ 0,27 42
farnesol (8,1%), α-phellandren
(7,1%)
methyl cinnamat (16,5%),
Quả 0,32 26 germacren D (16,4%), δ-cadinen
(11,8%), benzyl acetat (7,3%)
1,8-cineol (23,2%), -terpinen
3 Alpinia napoensis Rễ 0,20 32 (12,5%), terpinen-4-ol (9,6%), -
pinen (9,2%)
β-pinen (33,5%), (E)-β-ocimen
Alpinia
4 Lá 0,21 51 (9,6%), γ-terpinen (9,2%), α-
tonkinensis
pinen (8,4%)
-pinen (53,6%), -pinen
Lá 0,22 22
(24,5%), sabinen (13,6%)
-pinen (38,8%), sabinen
Amomum Thân 0,19 35
5 (19,2%),-pinen (18,5%),
villosum
-pinen (19,0%), sabinen
Rễ 0,24 51 (16,0%), -pinen (9,1%) và
fenchyl acetat (7,0%)
-pinen (30,8%), -caryophylen
Lá 0,14 55 (13,0%), caryophyllen oxit
(12,0%), -pinen (7,8%)
Zingiber
6 zerumbon (64,5%), caryophyllen
zerumbet Thân 0,18 26
oxit (5,7%), camphor (5,2%)
zerumbon (51,3%), camphor
Rễ 0,31 27
(6,7%), humulen epoxit I (6,4%)

3.3. Kết quả thử hoạt tính kháng muỗi và kháng vi sinh vật kiểm định của
loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith)

3.3.1. Thử hoạt tính kháng muỗi

132
Tinh dầu từ thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet) được thử hoạt tính kháng
2 loài muỗi: Aedes albopictus và Culex quinquefasciatus, kết quả được thể hiện
qua bảng 3.34 và 3.35.

133
Bảng 3.34. Kết quả thử ấu trùng muỗi Aedes albopictus ở các liều lượng và thời
gian
Sau 24h Sau 48h
C Mẫu
(μg/ml) (n=20) Số chết Tỉ lệ (%) Số chết Tỉ lệ (%)

R1 1 5,00 2 10,00
R2 0 0,00 0 0,00
12.5 R3 0 0,00 0 0,00
R4 0 0,00 0 0,00
TB 1,25 2,50
R1 1 5,00 6 30,00
R2 1 5,00 3 15,00
25 R3 3 15,00 11 55,00
R4 3 15,00 3 15,00
TB 10,00 28,75
R1 15 75,00 16 80,00
R2 7 35,00 11 55,00
50 R3 1 5,00 9 45,00
R4 5 25,00 5 25,00
TB 35,00 51,25
R1 19 95,00 20 100,00
R2 19 95,00 20 100,00
100 R3 20 100,00 20 100,00
R4 20 100,00 20 100,00
TB 97,50 100,00
Ghi chú: R: Lần lặp lại
Như vậy, khi thử với các nồng độ khác nhau từ 12,5 – 100 μg/ml, kết quả
có sự khác biệt nhau rõ rệt. Ở nồng độ 12,5 μg/ml tỉ lệ ấu trùng muỗi chết rất
thấp; nồng độ 25 μg/ml tỉ lệ chết tăng lên 10,00% ở 24 h và 28,75% ở 48 h, còn
nồng độ 50 μg/ml tỉ lệ chết đạt 35,00% ở 24 h và 51,25% ở 48 h. Khi tăng nồng
độ lên 100μg/ml thì tỷ lệ chết sau 24h và 48 h gần như là ấu trùng muỗi bị chết
hết (97,50% ở 24 h và 100% ở 48 h).

134
Bảng 3.35. Kết quả thử với muỗi Culex quinquefasciatus ở các liều lượng và thời
gian
Sau 24h Sau 48h
C Mẫu
(μg/ml) (n=20) Số chết Tỉ lệ (%) Số chết Tỉ lệ (%)

R1 3 15,00 7 35,00
R2 4 20,00 7 35,00
25 R3 1 5,00 12 60,00
R4 8 40,00 13 65,00
TB 20,00 48,75
R1 11 55,00 20 100,00
R2 14 70,00 20 100,00
R3 11 55,00 20 100,00
50
R4 16 80,00 20 100,00
TB 65,00 100,00
R1 20 100,00 20 100,00
R2 20 100,00 20 100,00
100 R3 20 100,00 20 100,00
R4 20 100,00 20 100,00
TB 100,00 100,00

Ghi chú: R: số lần lặp lại


Qua bảng trên cho thấy khi thử với muỗi Culex quinquefasciatustrong các
liều lượng khác nhau từ 12,5 – 100 μg/ml với 4 lần lặp lại trong 24 h và 48 h
có sự khác biệt nhau. Đối với nồng độ 100 μg/ml thì tỷ lệ chết sau 24h và 48 h
là muỗi bị chết hết. Liều lượng 50 μg/ml thì số lượng muỗi chết khá cao sau 24
h (65,00%) và sau thời gian 48 h thì muỗi bị chết hết; đối với nồng độ 25μg/ml
thì sau 24 h tỉ lệ muỗi chết thấp (20%) và sau 48 h thì số lượng chết khá cao
(48,67%).
Kết quả đánh giá nồng độ gây chết trung bình của tinh dầu thân rễ Gừng
gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith) đối với hai loài muỗi thí nghiệm được thể
hiện tại bảng 3.36.

135
Bảng 3.36. Hoạt tính kháng hai loài muỗi của tinh dầu thân rễ loài Gừng
gió (Zingiber zerumbet)
Hoạt tính LC50 (24 h) LC50 (48 h)
Aedes Albopictus 55,94 ± 1.3 μg/mL 40,48 ± 0.71 μg/mL
Culex quinquefasciatus 38,63 ± 2.9 μg/mL 25,42 ± 2.2 μg/mL

Như vậy kết quả thử hoạt tính kháng muỗi của tinh dầu thân rễ Gừng gió
(Zingiber zerumbet) cho thấy có khả năng diệt hai loài muỗi Aedes albopictus và
Culex quinquefasciatus. Do đó, có thể sử dụng tinh dầu này đại diện cho một chất
kiểm soát véc tơ lành tính, rẻ tiền và sẵn có cho môi trường để ngăn chặn sự lây lan
của virus sốt xuất huyết.
3.3.2. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu từ lá, thân
khí sinh và thân rễ loài Gừng gió (Zingiber zerumbet) được thể hiện qua bảng
3.37.
Kết quả bảng 3.37 cho thấy, khi tinh dầu được thử với 8 chủng vi sinh
vật kiểm định gồm: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus
subtillis, Staphylococcus aureus, Aspergillus niger, Fusarium oxysporum,
Saccharomyces cerevisiae, Candida albicans thì các mẫu tinh dầu lá, thân khí
sinh không thấy kháng lại với 8 chủng trên. Tuy nhiên, đối với thân rễ thì có
khả năng kháng lại chủng nấm mốc Aspergillus niger với MIC = 50 μg/mL.
Như vậy, Tinh dầu của thân rễ có khả năng ứng dụng trong việc phòng trừ nấm
mốc.

136
Bảng 3.37. Hoạt tính kháng Vi sinh vật kiểm định của tinh dầu loài Gừng gió (Zingiber zerumbet)

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC: g/ml)


Ký hiệu Nồng độ Vi khuẩn Gr (-) Vi khuẩn Gr (+) Nấm mốc Nấm men
STT mẫu đầu của Nhận xét
mẫu E. P. B. S. A. F. S. C.
(700)
Coli aeruginosa Subtillis aureus Niger oxysporum cerevisiae albicans
(g/ml)
Kháng
1 Thân rễ 50 - - - - 50 - - -
1VSVKĐ
2 Lá 50 - - - - - - - - Âm tính

Thân
3 50 - - - - - - - - Âm tính
khí sinh

136
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
thực vật có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa
3.4.1. Hiện trạng quản lí, khai thác và sử du ̣ng cây tinh dầu ở VQG Bến
En, tỉnh Thanh Hóa
Để đánh giá hiêṇ tra ̣ng khai thác và sử du ̣ng cây tinh dầ u ở VQG Bế n
En, chúng tôi tiế n hành điề u tra, phỏng vấ n các đố i tươ ̣ng là cán bô ̣ quản lý, các
thầy thuốc nam (ông lang, bà mế ) và người dân, kế t quả cu ̣ thể như sau:

3.4.1.1. Đố i với cán bô ̣ quản lí


Kế t quả phỏng vấ n 28 CBQL ta ̣i các xã và Ban quản lí VQG Bế n En cho
thấ y cả 28 người đươ ̣c hỏi (100%) đề u cho rằ ng người dân có vào rừng khai
thác cây tinh dầ u, nhưng số lươ ̣ng không nhiề u. Các cây tinh dầ u đươ ̣c thu hái
chủ yế u là các loài làm thuố c hoă ̣c dùng để xông hơi như Khôi tía, Quế, Hương
nhu, Bời lời, Hương bài, Re hương,...
- Có 19/28 CBQL đươ ̣c hỏi (chiế m 67,86%) hiể u rõ các quy đinh
̣ có liên
quan đế n bảo vê ̣ và khai thác tài nguyên thực vâ ̣t chứa tinh dầ u như Luâ ̣t đa
da ̣ng sinh ho ̣c, Luâ ̣t Bảo vê ̣ và phát triể n rừng, Công ước CITES, sách đỏ Viêṭ
Nam về các loài thực vâ ̣t quý hiế m cầ n đươ ̣c bảo vê;̣ 9/28 CBQL còn la ̣i (chiế m
32,14%) có biế t nhưng còn chưa hiể u rõ các quy đinh
̣ trên. Cả 28/28 người
(100%) đề u cho rằ ng công tác quản lý rừng đã đươ ̣c thực hiêṇ nghiêm túc, tuy
nhiên hiê ̣u quả quản lí chưa thật cao mà nguyên nhân là do lực lươ ̣ng mỏng,
trang thiế t bi ̣ còn thiế u, sự phố i hơ ̣p giữa Ban quản lí VQG với các đơn vi,̣ tổ
chức chưa tố t ...
- Sự hiể u biế t và sử du ̣ng cây tinh dầ u còn nhiề u ha ̣n chế : Có tới 21/28
(75%) người chưa thực sự hiể u rõ về ý nghiã của cây tinh dầ u và cách nhâ ̣n biế t
cây có tinh dầ u; chỉ có 7 (25%) người hiể u tương đố i rõ về cây tinh dầ u. Cả 28
người đề u rấ t ít sử du ̣ng cây tinh dầ u.
- Về vấ n đề suy giảm cây tinh dầ u, cả 28 người đươ ̣c hỏi đề u cho rằ ng
mô ̣t số loài hiêṇ nay số lươ ̣ng còn la ̣i rấ t ít so với trước kia như Thủy xương bồ

137
lá to, Vù hương, Re hương, Kim giao, Khôi tía,… Nguyên nhân chính gây ra
sự suy giảm này là do khai thác quá mức và mấ t rừng.

3.4.1.2. Đố i với người dân


Kế t quả điề u tra 76 người dân, trong đó có 16 người là thầ y thuố c (ông
lang, bà mế ) cho thấ y:
- Cả 16 ông lang, bà mế trước kia đề u thường xuyên vào rừng để khai
thác cây thuố c, trong đó có các loài chứa tinh dầ u, tuy nhiên thời gian gần đây
mô ̣t số cây tinh dầu làm thuốc khan hiế m hơn nên ho ̣ phải trồ ng hoă ̣c thu mua
từ nguồ n khác. 60 người dân còn la ̣i ít quan tâm đế n thực vâ ̣t chứa tinh dầ u, ho ̣
chỉ thu hái cây tinh dầ u khi cầ n dùng để xông hơi khi bi bê
̣ nh.
̣
- Về sự suy giảm cây tinh dầ u, cả 76 người đươ ̣c hỏi đề u cho rằ ng nhiề u
loa ̣i cây tinh dầ u hiêṇ này ít gă ̣p hơn so với cách đây 5 – 10 năm.
- Cả 76 người đươ ̣c hỏi đề u ít nắ m đươ ̣c các quy đinh
̣ có liên quan đế n
bảo vê ̣ và khai thác tài nguyên thực vâ ̣t chứa tinh dầ u như Luâ ̣t đa da ̣ng sinh
ho ̣c, Luâ ̣t Bảo vê ̣ và phát triể n rừng, Công ước CITES, sách đỏ Viê ̣t Nam về
các loài thực vâ ̣t quý hiế m cầ n đươ ̣c bảo vê ̣...
- Nhâ ̣n thức về giá tri ̣ của cây tinh dầ u và phương pháp nhâ ̣n biế t cây
chứa tinh dầ u chỉ có 9/16 người là ông lang bà mế (47,37%) hiể u tương đố i đầ u
đủ về giá tri va
̣ ̀ cách nhâ ̣n biế t cây tinh dầ u.
- Về triể n vo ̣ng trồ ng cây tinh dầ u: Hiêṇ ta ̣i ở VQG Bế n En đã trồ ng mô ̣t
số loài như Khôi tía, Hương nhu. Kế t quả bước đầ u cho hiêụ quả kinh tế tương
đố i cao, tuy nhiên diê ̣n tích trồ ng chưa nhiề u. Lý do của hiê ̣n tươ ̣ng này là vì
người dân sơ ̣ rằ ng nếu trồng các loài có tinh dầu thì chỉ lo đầu ra cho sản phẩm
bởi nếu người dân trồng được mà không ai thu mua thì lấy gì mà ăn. Do vậy
chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần có những giải pháp
chuyển đổi cơ cấu nông lâm nghiệp để giúp đỡ bà con nông dân.

3.4.2. Các giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thực vật
có tinh dầu ở VQG Bến En
3.4.2.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

138
Kế t quả điề u tra, phỏng vấ n công đồ ng dân cư ta ̣i VQG Bế n En và khu
vực lân câ ̣n cho thấ y sự hiể u biế t của người dân về tài nguyên thực vâ ̣t chứa
tinh dầ u, Luâ ̣t đa da ̣ng sinh ho ̣c, Luâ ̣t Bảo vê ̣ và phát triể n rừng, Công ước
CITES, sách đỏ Viêṭ Nam về các loài thực vâ ̣t quý hiế m cầ n đươ ̣c bảo vê ̣ ...
chưa cao. Chính điề u này đã ảnh hưởng đế n các hành vi xâm ha ̣i rừng và đa
dang sinh ho ̣c. Viê ̣c nâng cao nhâ ̣n thức cộng đồ ng là giải pháp vừa mang tính
cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài.

a. Đố i với các em ho ̣c sinh


Lồ ng ghép các kiế n thức về vai trò của rừng, ý nghiã của tài nguyên thực
vâ ̣t chứa tinh dầ u vào các cấ p ho ̣c từ tiể u ho ̣c đế n THCS và THPT. Các môn
ho ̣c có thể tiế n hành tích hơ ̣p như: Tự nhiên xã hô ̣i ở tiể u ho ̣c, sinh ho ̣c, điạ lý,
giáo du ̣c công dân ... ở THCS và THPT.
Thường xuyên tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i khóa về chủ đề bảo vê ̣ rừng
và tài nguyên thực vâ ̣t dưới da ̣ng các trò chơi, các cuô ̣c thi vẽ tranh, thi tìm hiể u
về rừng, các hoa ̣t đô ̣ng trồ ng cây, gây rừng... để từ đó không chỉ nâng cao nhâ ̣n
thức mà còn nâng cao tình cảm của các em đố i với rừng và tài nguyên thực vâ ̣t.
Tổ chức khen thưởng kip̣ thời đố i với những ho ̣c sinh có những hành
đô ̣ng và sáng kiế n trong bảo vê ̣rừng để từ đó nhân rô ̣ng các điể n hình tiên tiế n,
làm thay đổ i nhâ ̣n thức, thái đô ̣, hành vi ứng xử của ho ̣c sinh với rừng.

b. Đố i với người dân


Xây dựng các chương trình thông tin và truyề n thông để phổ biế n các
kiế n thức về vai trò của rừng và ý nghiã của tài nguyên thực vâ ̣t chứa tinh dầ u;
phổ biế n các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đă ̣c biê ̣t là các
văn bản luâ ̣t và dưới luâ ̣t như: Luâ ̣t đa da ̣ng sinh ho ̣c, Luâ ̣t Bảo vê ̣ và phát triể n
rừng, Công ước CITES, sách đỏ Viêṭ Nam về các loài thực vâ ̣t quý hiế m cầ n
đươ ̣c bảo vê ̣...
Phát hành các ấ n phẩ m truyề n thông chuyên ngành về đa da ̣ng sinh ho ̣c
và tài nguyên thực vâ ̣t dưới da ̣ng các ấ n phẩ m in, các tranh, ảnh, các khẩ u hiê ̣u...
với hình thức đe ̣p, đơn giản, dễ nhớ.

139
Xây dựng các tủ sách, các điể m văn hóa ta ̣i trung tâm cô ̣ng đồ ng như nhà
văn hóa, nhà trưởng thôn, bản để tăng hiêụ quả tuyên truyề n.
Tăng cường ý thức bằ ng các biê ̣n pháp ma ̣nh như công khai các vu ̣ xử lý
́ h về rừng; đưa các phiên tòa xét xử lưu đô ̣ng đố i với các đố i
vi pha ̣m hành chin
tươ ̣ng vi pha ̣m về rừng (chă ̣t phá cây rừng, săn bắ t trái phép...) tới các thôn,
bản.
Trao giải thưởng và khuyế n khích, tuyên dương đố i với các cá nhân có
thành tích nổ i bâ ̣t trong trồ ng và bảo vê ̣ rừng.

3.4.2.2. Nhóm giải pháp về công tác quản lý


Để nâng cao hiệu quả quản lý rừng nói chung và quản lý cây tinh dầu nói
riêng, cần đào ta ̣o, tâ ̣p huấ n nâng cao năng lực cho cán bô ̣ của Ban quản lý
VQG, cán bô ̣ kiể m lâm, cán bô ̣ quản lý của các xa,̃ thi ̣ trấ n trong khu vực về
bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c và năng lực thực thi pháp luâ ̣t. Tăng cường trang thiế t
bi,̣ phương tiê ̣n và ta ̣o điề u kiêṇ thuâ ̣n lơ ̣i để ho ̣ có thể hoàn thành tố t nhiê ̣m vu ̣
được giao.
Tăng cường công tác kiể m tra, bám rừng, bám điạ bàn dân cư, kip̣ thời
phát hiê ̣n và đưa ra biê ̣n pháp xử lý nghiêm khắ c những người khai thác, đă ̣t
hàng, mua hàng trái phép nguồ n tài nguyên thực vâ ̣t chứa tinh dầ u, nhấ t là
những loài quý hiế m, nằ m trong diê ̣n cầ n bảo tồ n.
Rà soát lại hệ thống mốc giới tại các Tiểu khu, xác định rõ ranh giới, mốc
giới giữa các Tiểu khu cả trên bản đồ và thực địa, đóng bổ sung hệ thống mốc
giới, hệ thống bảng nội quy, bảng niêm yết tại các khu vực có nhiều người dân
qua lại.
Lập hồ sơ quản lý Tiểu khu để quản lý chặt chẽ các loại tài nguyên động
thực vật, cảnh quan, hang động, xác định được các nguy cơ, tác nhân xâm hại
đối với từng Tiểu khu.
Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, đặc biệt là phụ nữ tham gia tích
cực vào công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại các
địa phương.

140
Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý
bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích quyền lợi trong
quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Tăng cường đầu tư và khuyến khích
nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.

3.4.2.3. Nhó m giả i phá p ki ̃ thuâ ̣t nhằ m bả o tồ n, khai thác và phá t triể n
nguồ n tà i nguyên thư c̣ vâ ̣t chứ a tinh dầ u
* Bảo tồ n nguyên vi ̣: Để thực hiêṇ có hiêụ quả công tác bảo tồ n nguyên
vi,̣ cầ n thực hiêṇ tố t các nô ̣i dung sau:
Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học: Điều tra cụ thể nguồn
tài nguyên thiên nhiên, đă ̣c biêṭ là tài nguyên thực vâ ̣t chứa tinh dầ u; đánh giá
hiện trạng khai thác và sử du ̣ng chúng để từ đó lâ ̣p dang lu ̣c và thứ tự ưu tiên
các loài cầ n bảo tồ n.
Thực hiêṇ tố t công tác quản lí rừng, đă ̣c biê ̣t là rừng ta ̣i các phân khu bảo
vê ̣ nghiêm ngă ̣t.
Đầ u tư nguồ n lực con người, nguồ n lực tài chiń h để bảo tồ n ta ̣i chỗ các
loài thực vâ ̣t chứa tinh dầ u quý, đă ̣c biêṭ là những loài nguy cấ p có tên trong
sách đỏ Viêṭ Nam.
* Bảo tồ n chuyể n vi ̣: Xây dựng các vườn thực vâ ̣t, vườn ươm trồ ng cây
tinh dầ u, từ đó tiế n hành thu thâ ̣p, nhân giố ng và trồ ng các loài thực vâ ̣t chứa
tinh dầ u quý hiế m. Đây là biêṇ pháp vừa có vai trò bảo tồ n các loài quý hiế m,
nhưng cũng đồ ng thời cũng là cơ sở cho viê ̣c khai thác, phát triể n các nguồ n
gen thực vâ ̣t chứa tinh dầ u có giá tri kinh
̣ tế cao.
* Khai thác, phát triể n: Thấ m nhuầ n quan điể m Bảo tồ n để khai thác và
phát triể n; khai thác và phát triể n chính là làm cho công tác bảo tồ n có hiê ̣u quả.
Mă ̣t khác, hiê ̣n nay nhu cầ u về nguồ n tài nguyên thực vâ ̣t chứa tinh dầ u ngày càng
cao; nhằ m góp phầ n làm giảm áp lực đố i với rừng, đồ ng thời thúc đẩ y sự phát
triể n kinh tế , xã hô ̣i, ta ̣i vùng đê ̣m của VQG Bế n En có thể xây dựng các mô
hiǹ h trồ ng những loài thực vâ ̣t chứa tinh dầ u có giá tri ̣ mà thị trường đang có
nhu cầu cao như Quế thanh (Cinnamomum cassia (L.) Presl), Re hương

141
(Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) C.Nees), Màng tang (Litsea cubeba
(Lour.) Pers.), Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), Sa nhân
(Amomum villosum Lour.), ... Việc xây dựng các mô hình trồng và khai thác
cây tình dầu có thể tiến hành trên đất nông nghiệp hoặc dưới tán rừng sản xuất.
Để làm đươ ̣c viêc̣ này cầ n phải có sự phố i hơ ̣p tố t giữa nhà quản lí, nhà khoa
ho ̣c, người nông dân và doanh nghiêp.
̣

142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Kết quả nghiên cứu, bước đầu xác định được 410 loài thực vâ ̣t chứa tinh
dầ u thuô ̣c 180 chi, 45 họ, 02 ngành thực vật bậc cao có mạch Ngọc lan
(Magnoliophyta) và Thông (Pinophyta) ở VQG Bến En. Trong đó, đã ghi nhận bổ
sung 01 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Tiêu bến en (Piper minutistigmum C.
DC.).
2. Các loài cây có tinh dầu thuộc 5 dạng thân chính, trong đó nhiều nhất
là cây thân thảo 123 loài (30%), tiếp đến là cây gỗ nhỏ 98 loài (23,9%), cây gỗ
lớn 83 loài (20,24%) cây bụi (65 loài (15,85%) và cây leo trườn 41 loài (10%).
3. Ngoài tinh dầu, nhiều loài trong 410 loài còn cho các giá trị sử dụng
khác như làm thuốc 286 loài (69,76%), làm cảnh 24 loài (5,85%), ăn được 69
loài (16,83%), cho gỗ 101 loài (24,63%), cho gia vị 13 loài (3,17%) và thấp
nhất là cây cho dầu béo với 5 loài (1,22%).
4. Trong các loài cây có tinh dầu đã và đang bị đe dọa ở VQG Bến En,
Thanh Hóa theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 8 loài, trong đó 01 loài rất nguy
cấp (CR), 02 loài nguy cấp (EN) và 05 loài sẽ nguy cấp (VU). Đây là những loài
có số cá thể còn ít nên cần có những biện pháp nghiên cứu nhằm bảo tồn, phát
triển sử dụng hiệu quả, bền vững.
5. Xác định hàm lượng tinh dầ u 83 mẫu của 40 loài và phân tích thành
phần hóa học tinh dầu 33 mẫu của 19 loài thuô ̣c 4 họ thực vật là: Long não
(Lauraceae), Hồ tiêu (Piperaceae), Cam (Rutaceae), Gừng (Zingiberaceae). Lần
đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 6 loài là Lòng
trứng hoa vàng (Lindera racemosa Lecomte), Re trắng lá to (Phoebe tavoyana
(Meisn.) Hook. f.), Tiêu gắt (Piper acre Blume), Tiêu bến en (Piper
minutistigmum C. DC.), Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.), Dấu dầu lá chẻ
ba (Tetradium trichophorum Lour.).
6. Tinh dầu của một số loài được nghiên cứu có chứa các thành phần hóa
học có giá trị như các monotecpen chứa oxy và các sesquitecpen chứa oxy trong

143
các loài Lòng trứng hoa vàng (Lindera racemosa Lecomte), Tiêu lào (Piper
laosanum C. DC.), Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.), Bưởi bung ít gân
(Macclurodendron oligophlebia (Merr.) Hartl.), Tiểu quất không cuống
(Atalantia sessiliflora Guillaum.), Riềng malacca (Alpinia malaccensis (Burm. f.)
Rosc.), Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith).
7. Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu thân rễ loài Gừng gió (Zingiber
zerumbet (L.) Smith); kết quả sau 24 giờ và 48 giờ khả năng kháng muỗi trưởng
thành Aedes albopictus với LC50 = 55,94 μg/mL; 40,48 μg/mL và khả năng
kháng ấu trùng muỗi Culex quinquefasciatus với LC50 =38,63 μg/mL; 25,42
μg/mL. Ngoài ra tinh dầu thân rễ còn có khả năng kháng nấm mốc với MIC: 50
μg/mL.
8. Đề xuất 03 nhóm giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên
thực vật có tinh dầu tại VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa.

2. Kiến nghị

Nghiên cứu các loài cây có tinh dầu ở VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa
nói riêng và Việt Nam nói chung đang còn ít so với tính đa dạng của chúng.
Vì vậy, cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để đánh giá đầy đủ về tiềm năng
nguồn tài nguyên thực vật đặc biệt là nguồn tài nguyên cho tinh dầu mà trong
nước và thế giới hiện nay đang quan tâm.
Cần nghiên cứu đầy đủ và hệ thống thành phần hóa học, hoạt tính sinh
học của các họ cây có tính dầu chính và đặc biệt là các loài cây chứa tinh dầu
có khả năng ứng dụng.

3. Những đóng góp mới của luận án

- Cung cấp dẫn liệu mới gồm 410 loài thực vâ ̣t có tinh dầ u, trong đó bổ
sung 374 loài cho danh lu ̣c thực vật chứa tinh dầ u ở VQG Bến En và đã ghi
nhận bổ sung 01 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Tiêu bến en (Piper
minutistigmum C. DC.); đây là dẫn liệu tương đối đầy đủ và có hệ thống về
nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh
Hóa.
144
- Cung cấp dẫn liệu mới về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu ở
các bộ phận lá, thân, rễ, vỏ, quả của 33 mẫu thuộc 19 loài, trong 4 họ thực vật
tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa là Long não (Lauraceae), Cam
(Rutaceae), Gừng (Zingiberaceae) và Hồ tiêu (Piperaceae).
- Lần đầu tiên cung cấp những dẫn liệu về tinh dầu của các loài Lòng trứng
hoa vàng (Lindera racemosa Lecomte), Re trắng lá to (Phoebe tavoyana (Meisn.)
Hook. f.), Tiêu gắt (Piper acre Blume), Tiêu bến en (Piper minutistigmum C.
DC.), Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.), Dấu dầu lá chẻ ba (Tetradium
trichophorum Lour.).
- Cung cấp dẫn liệu mới về hoa ̣t tiń h kháng hai loài muỗi và kháng vi
sinh vật kiểm định của tinh dầu ở thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.)
Smith).

145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoang V. Chinh, Do N. Dai, Tran M. Hoi, Isiaka A. Ogunwande (2017),
Volatile constituents of Atalantia roxburghiana Hook. f., Tetradium
trichotorum Lour. and Macclurodendron oligophlebia (Merr.) Hartl.
(Rutaceae) from Vietnam, Boletín Latinoamericano y del Caribe de Plantas
Medicinales y Aromáticas 16(5): 513-519 (SCIE).
2. Dau B. Thin, Hoang V. Chinh, Ngo X. Luong, Tran M. Hoi, Do N. Dai,
Ogunwande I.A. (2018), Chemical analysis of essential oils of Piper
laosanum and Piper acre from Vietnam, Journal of Essential Oil Bearing
Plants, 21(1): 181-188 (SCIE).
3. Hoang V. Chinh, Ngo X. Luong, Dau B. Thin, Do N. Dai, Tran M. Hoi,
Isiaka A. Ogunwande (2017), Essential oils leaf of Cinnamomum
glaucescens and Cinnamomum verum from Vietnam, American Journal of
Plant Sciences, 8: 2712-2721.
4. Đậu Bá Thìn, Trịnh Thị Hoa, Hoàng Văn Chính (2017), Đa dạng họ Gừng
(Zingiberaceae) ở VQG Bến En, Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Đại học Đà Nẵng, 7(116): 134-137.
5. Hoàng Văn Chính, Đậu Bá Thìn, Ngô Xuân Lương, Trần Minh Hợi, Lê Thị
Hương (2017), Thành phần hóa học tinh dầu loài Tiêu trên đá (Piper saxicola
C. DC.) ở Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học, Đại học
Quốc gia Hà Nội,33(1S): 54-58.
6. Hoàng Văn Chính, Đậu Bá Thìn, Trần Minh Hợi, Lê Thị Hương (2017), Đa
dạng các loài thực vâ ̣t có tinh dầu ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa, Tạp
chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 33(1S): 49-53.
7. Hoàng Văn Chính, Đậu Bá Thìn, Trần Minh Hợi (2017), Thành phầ n loài
cây có tinh dầ u thuô ̣c họ Cam (Rutaceae) ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh
Hóa, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa
học Toàn quốc lần thứ 7, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội,
22/10/2017; trang 1128-1133.
146
8. Đậu Bá Thìn, Nghiêm Thị Giang, Hoàng Văn Chính (2017), Đa dạng họ
Hồ tiêu (Piperaceae) ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa, Tạp chí Khoa
học Lâm nghiệp, Số 4, Tr 5-9.
9. Đậu Bá Thìn, Nguyễn Văn Dũng, Hoàng Văn Chính (2018), Đa dạng họ
Long não (Lauraceae) ở VQG Bến En, Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học Đại
học Huế, 126(3D), 2017, Tr.85-95.
10. Hoàng Văn Chính, Trần Minh Hợi, Đỗ Ngọc Đài (2019), Bổ sung loài
Piper minutistigmum C. DC. cho hệ thực vật Việt Nam, Tạp chí Khoa học,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-4.

147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lecomte H., Humbert et al. (1907 - 1952), Flore générale de l'Indo-chine., I
- VII, et suppléments, Masson et Cie, Editeurs, Paris.
2. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Đa dạng sinh học ở Việt Nam và vấn đề bảo
tồn, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ III, trang 659-667.
3. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003-2005), Danh lục các loài thực vật Việt
Nam, Tập II - III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Phạm Hồng Ban (2007), Đánh giá tính đa
dạng hệ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi Vườn quốc gia Bến En-
Thanh Hoá, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 19, 106-
111.
5. Hoàng Văn Sâm, Pieter Baas, Paul A. J. Kesler(2008), Đa dạng thực vật
Vườn Quốc gia Bến En, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (2013), Dự án điều tra bổ sung,
lập danh lục động, thực vật rừng Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa,
Đề tài cấp tỉnh.
7. Đỗ Tất Lợi (1985), Cây tinh dầu Việt Nam, Nxb Y học tp Hồ Chí Minh.
8. Oyen L. P. A., N. X. Dung (Editors) (1999), Plant Resources of South East
Asia, No19 Essential Oil Plants, Backhuys Publishers, Leiden, The
Netherlands.
9. Lưu Đàm Cư (2000), Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật ở Việt Nam,
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 208-210.
10. Lã Đình Mỡi, Lưu Đàm Cư, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn
Thị Phương Thảo, Trần Huy Thái và Ninh Khắc Bản (2001), Tài nguyên
thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Boyle W. (1955), Spices and essential oils as preservatives, The American
Perfumer and Essential Oil Review. Volume 66. Robbins Perfumer Co.;
New York, NY, USA, 25-28.

148
12. Guenther E. (1948), The Essential Oils. D. Van Nostrand; New York, NY,
USA.
13. Martine Vigan (2010), Essential oils: renewal of interest and toxicity
European, Journal of Dermatology, 20(6): 685-692.
14. B. M. Lawrence (1992-1994), Essential oils, Allured publishing
corporation. Published by Allured Publishing Corporation.
15. B. M. Lawrence (1995-1997), Progress in essential oils, Allured
publishing corporation. Published by Allured Publishing Corporation.
16. Lawrence B. M. (2001), Progress in Essential oils, Perfumer & Flavorist,
26: 44-57.
17. Hammer K. A., Carson C. F., Riley T. V. (1999), Antimicrobial activity
of essential oils and other plant extracts, Journal of Applied Microbiology,
86(6): 985–990.
18. Duschatzky C. B., Possetto M. L., Talarico L. B., et al. (2005), Evaluation of
chemical and antiviral properties of essential oils from South American
plants,Antiviral Chemistry and Chemotherapy, 16(4): 247–251.
19. Lang G., Buchbauer G. (2012), A review on recent research results (2008–
2010) on essential oils as antimicrobials and antifungals, A review, Flavour
and Fragrance Journal, 27(1): 13–39.
20. Teixeira B., Marques A., Ramos C., et al. (2013), Chemical composition and
antibacterial and antioxidant properties of commercial essential
oils,Industrial Crops and Products, 43(1): 587–595.
21. Lopez-Romero J. C., González-Ríos H., Borges A., Simões M. (2015),
Antibacterial effects and mode of action of selected essential oils
components against Escherichia coli and Staphylococcus aureus, Evidence-
Based Complementary and Alternative Medicine, 2015:9.
22. Heleili Nouzha, Belkadi Souhila, Merradi Manel, Oucheriah Yasmine,
Ayachi Lamraoui R. (2018), Screening for antibacterial activity of some
essential oils and evaluation of their synergistic effect, International Journal
of Biosciences, 12(4): 292-301.
149
23. Radaelli M., da Silva B. P., Weidlich L., et al. (2016), Antimicrobial
activities of six essential oils commonly used as condiments in Brazil against
Clostridium perfringens, Brazilian Journal of Microbiology, 47(2): 424–
430.
24. Dini I. (2016), Essential Oils in Food Preservation, Flavor and Safety,
Academic Press, Cambridge, MA, USA.
25. Loureiro J. (1793), Flora Cochinchinensis, ed 2.1 Berolini.
26. Pierre J. B. L. (1880), Flore forestière de la Cochinchine, I-II, Paris.
27. Aubréville A., Tardieu - Blot M. L., Vidal J. E. et Morat Ph. (Reds.) (1960-
1996), Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, fasc. 1-29, Paris.
28. Nguyễn Tiến Bân (2005), Đa dạng hệ thực vật Việt Nam - Hiện trạng và các
giải pháp, Báo cáo khoa học Hội thảo toàn quốc, Đa dạng sinh học Việt
Nam: Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo, Hà Nội ngày 20-21/12/2005, trang: 8-
14.
29. Vũ Ngo ̣c Lô ̣ (1977), Những cây tinh dầ u quý, Nxb Khoa ho ̣c và Kỹ thuâ ̣t Hà
Nô ̣i.
30. Triệu Văn Hùng (chủ biên) (2007), Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, Nxb
Bản đồ, Hà Nội
31. Lã Đình Mỡi, Trần Minh Hợi, Dương Đức Huyến, Trần Huy Thái, Ninh
Khắc Bản (2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 2, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Lê Ngo ̣c Tha ̣ch (2002), Nghiên cứu về tinh dầ u ở Miề n nam Viê ̣t Nam,
Báo cáo kế t quả thực hiêṇ đề án nghiên cứu khoa ho ̣c mã số : 510701.
33. Lê Tùng Châu (1975), Các monoterpen hydrocacbon trong tinh dầu quả
Sa nhân (Amomum xanthioides Wall.), Tập san hóa học, 1: 29.
34. Đào Lan Phương (1990), Thành phần hóa học tinh dầu Sa nhân Việt Nam,
Tạp chí Dược học, 1: 17-19.
35. Nguyễn Xuân Dũng (1996), Nghiên cứu một số thành phần hoá học của tinh
dầu góp phần nghiên cứu bằng phân loại hoá học một số họ cây thuốc ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học Hóa học, Hà Nội.
150
36. Muselli A., T.M. Hoi, L.D. Cu, L.D. Moi, J.M. Bessiere, A. Bighelli and
J. Casanova (1999), Composition of the essential oil of Acanthopanax
trifoliatus (L.) Merr. (Araliaceae) from Vietnam, Flav. Fragr. J., 14, 41–
44.
37. Lã Đình Mỡi, Nguyễn Xuân Dũng (2000), Thực vật chứa tinh dầu trong
chi Long não (Cinnamomum) ở Việt nam, Những vấn đề nghiên cứu cơ
bản trong sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 265-267.
38. Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Phương Thảo (2000), Kết quả nghiên cứu về
thuần hoá và nhập nội một số cây tinh dầu, Những vấn đề nghiên cứu cơ
bản trong Sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Thủy và cs (2001), Nghiên cứu hóa học tinh dầu các loài thuộc
chi Amomum ở Ninh Thuận, Tạp chí Dược học, 11: 10–13.
40. Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, Nguyễn Thị Phương Thảo (2000), Một số
kết quả bước đầu về nguồn thực vật có tinh dầu tại Lâm trường Hương
Sơn Hà Tĩnh, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 227-230.
41. Trần Huy Thái (2002), Nguồn thực vật có tinh dầu tại tỉnh Hoà Bình, Tạp
chí Dược học, 4: 122-124.
42. Trần Huy Thái, Trần Minh Hợi, Nguyễn Quang Hưng, Đỗ Thị Minh
(2003), Nguồn thực vật có tinh dầu tại vùng trung du Vĩnh Phúc, vấn đề
khai thác và sử dụng bền vững, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong
khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
43. Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái (2002), Tài nguyên thực vật ngoài gỗ tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc - giải pháp bảo tồn, khai thác
và phát triển bền vững, Báo cáo khoa học hội nghị quốc gia về sử dụng
bền vững đa dạng sinh học ở Việt Nam, Hà Nội, 8/10/2002.
44. Văn Ngọc Hướng, Vũ Minh Trang (2003), Thành phần hóa học và hoạt
tính kháng vi sinh vật của tinh dầu thân rễ Riềng pinnan (Alpinia
pinnanensis T.L & Senjen), Tạp chí Dược học, 43: 13-15.

151
45. Trần Huy Thái, Trần Minh Hợi (2003), Thành phần hoá học của tinh dầu
từ lá và quả cây Râm (Bursea tonkinensis Guill.) ở Việt Nam, Những vấn
đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội.
46. Trần Huy Thái, Nguyễn Kim Sơn (2004), Thành phần hoá học của tinh
dầu xuyên tiêu ở Việt Nam, Tạp chí Dược liệu, 10(5): 159-160.
47. Trần Huy Thái, Nguyễn Quang Hưng, Dương Đức Huyến (2005), Thành
phần hoá học của tinh dầu Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wal.
ở Việt Nam, Hội thảo Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, lần
thứ nhất, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
48. Trần Đình Thắng, Hoàng Văn Lựu, Nguyễn Xuân Dũng (2005), Đa dạng
hoá học một số loài thuộc chi Canarium ở Việt Nam, Hội thảo Quốc gia
về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội, 650-654.
49. Trần Đình Thắng, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Xuân Dũng (2006), Đa dạng
sinh học và hoá học của chi Litsea ở Việt Nam, Hội thảo Quốc gia về Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,
637-642.
50. Trần Huy Thái, Nguyễn Tiến Hiệp, Phùng Thị Tuyết Hồng, Đỗ Thị Minh
(2007), Thành phần hoá học của tinh dầu Bách vàng (Xanthocyparis
vietnamensis Farjon and Hiep) ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 29(2): 92-
94.
51. Trần Huy Thái, Phùng Thị Tuyết Hồng (2007), Thành phần hoá học của
tinh dầu Thông pà cò (Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang) ở Việt Nam,
Tạp chí Sinh học, 29(4): 61-63.
52. Trần Huy Thái, Phùng Thị Tuyết Hồng, Đỗ Thị Minh (2007), Thành phần
hoá học của tinh dầu Sa mu dầu (Cunminghamia konishii Hayata) ở Việt
Nam, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo
khoa học Hội nghị toàn quốc năm 2007, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, 375- 377.
152
53. Lê Văn Hạc, Nguyễn Thị Minh Hường (2007), Nghiên cứu thành phần
hóa học của tinh dầu Bưởi bung (Glycosmis pentaphylla Corr.) ở Hà Tĩnh,
Nghệ An, Tạp chí Dược học, 337, 34-36.
54. Lê Thị Mai Hoa, Trần Đình Thắng, Nguyễn Xuân Dũng (2008), Nghiên
cứu thành phần hóa học tinh dầu của 2 loài mang tên Bưởi bung
(Acronychia pendunculata (L.) Miq và Glycosmispentaphylla (Rotz) DC.,
Tạp chí Dược học, 383, 6-8.
55. Nguyen Anh Dung, Tran Dinh Thang, Nguyen Xuan Dung (2009),
Chemical composition of the leaf oil of Euodia calophylla Guill. from
Vietnam, Journal of Essential Oil Research, 21(1): 1-2.
56. Nguyễn Xuân Minh Ái, Đinh Bình Phương, Hoàng Việt (2009), Khảo sát
tinh dầu Sa nhân hai hoa (Amomum biflorum Jack.), Hội nghị Khoa học
Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Lần thứ 3, Hà Nội
22/10/2009.
57. Võ Kim Thành, Đỗ Thi ̣ Triê ̣u Hải (2010), Nghiên cứu chiế t tách và xác
đinh
̣ thành phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u củ Riề ng ở Hô ̣i An, Quảng Nam, Tạp chí
Khoa học và Công nghê ̣, Đại học Đà Nẵng, 5(40): 40-50.
58. Nguyễn Hữu Tuấn và cs (2010), Thành phần hoá học và hoạt tính kháng
vi sinh vật kiểm định của tinh dầu sa nhân tím (Amomum longiligulaire),
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 48(4A): 351-356.
59. Nguyễn Thị Hiền, Lê Công Sơn, Đỗ Ngọc Đài, Trần Đình Thắng, Trần
Huy Thái (2010), Thành phần hoá học của tinh dầu lá cây Re xanh
(Cinnamomum tonkinensis (Lecomte) A. Chev.) ở Hà Tĩnh, Tạp chí Dược
học, 413, 28-30.
60. Huỳnh Văn Tiến Lộc, Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban, Trần Đình Thắng,
(2010), Thành phần hoá học của tinh dầu lá cây Cơm rượi craib (Glycosmis
craibii Tanaka) ở Nghệ An, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 48(2A): 702-
705.
61. Nguyễn Thanh Huệ, Trịnh Minh Khang, Nguyễn Tấn Hoàng Sơn và
Nguyễn Thị Bích Thuyền (2012), Khảo sát thành phầ n hóa ho ̣c và hoa ̣t
153
tiń h kháng vi sinh vâ ̣t của tinh dầ u Gừng (Zingiber officinale Roscoe) và
tinh dầ u Tiêu (Piper nigrum L.), Tạp chí Khoa học, Đại học Cầ n Thơ,
21A: 139-143.
62. Lê Công Sơn (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần
hóa học tinh dầu của một số loài trong chi Long não (Cinnamomum) và
Màng tang (Litsea) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Luận án Tiến sĩ Sinh học,
Hà Nội.
̣ Hoàng Viñ h Phú, Nguyễn Anh Dũng (2013) Thành
63. Phan Công Thiêu,
phần hóa học tinh dầu lá cam chanh - Citrus sinensis (L.) Osbeck trồng ở
Nghệ An , Tạp chí Sinh học, 35(1): 61-66.
64. Nguyễn Văn Lợi Nguyễn Thị Minh Tú, Hoàng Đình Hòa (2013) Nghiên
cứu tách chiế t và xác đinh
̣ hoa ̣t tính sinh ho ̣c của các thành phầ n ta ̣o hương
trong tinh dầ u vỏ Bưởi và vỏ Cam của Viê ̣t Nam, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, 51(2): 153-162.
65. Bùi Văn Hướng, Từ Bảo Ngân, Lưu Đàm Ngọc Anh (2015), Bước đầu
nghiên cứu thành phần hóa học trong tinh dầu từ lá của loài Giổi chanh
(Michelia citrata (Noot. & Chalermglin) Q.N.Vu & N.H. Xia) thu tại
huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội, 30(6S): 1-4
66. Lê Đông Hiế u (2017), Nghiên cứu mô ̣t số đă ̣c điể m sinh ho ̣c, phân bố và
thành phầ n hóa ho ̣c tinh dầ u của các loài trong ho ̣ Hồ tiêu (Piperaceae)
ở Bắ c Trung bô ̣. Luâ ̣n án tiế n si ̃ sinh ho ̣c, Hà Nội.
67. Trần Đình Thắng, Đỗ Ngọc Đài, Phạm Quốc Long, Châu Văn Minh
(2014), Tinh dầu của một số loài trong họ Na (Annonaceae Juss.) ở Việt
Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
68. Đỗ Ngọc Đài, Bùi Văn Thanh, Lê Thị Hương, Trần Đình Thắng (2012),
Các cấu tử dễ bay hơi từ rễ Gừng tía (Zingiber montanum (Koenig)
Dietrich) và Gừng (Zingiber officinale Rosc.), Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, 50 (3E): 1229-1234.

154
69. Bùi Văn Thanh, Ninh Khắc Bản, Đỗ Ngọc Đài (2011), Thành phần hóa
học tinh dầu loài Na rừng (Kadsura longipedunculata) ở Kon Tum, Tạp
chí Sinh học, 33(4): 57-59.
70. Do N. Dai, Tran D. Thang, Isiaka A. Ogunwande, Oladipupo A. Lawal
(2016), Study on essential oils from the leaves of two Vietnamese plants:
Jasminum sbubtriplinerve C. L. Blume and Vitex quinata (Lour.) F. N.
Williams, Natural Product Research, 30(7): 860-864.
71. Do Ngoc Dai, Tran Dinh Thang, Pino A. J. (2013), Chemical constituents
of essential oil from Lindera rufa Hook. f. A new natural source of
camphor, Journal of Essential Oil Bearing Plants, 16(6): 832-834.
72. Do Ngoc Dai, Ngo Xuan Luong, Tran Dinh Thang, Leopold Jirovetz,
Martina Höferl, Erich Schmidt (2012), Chemical composition of the
essential oil of Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC. leaves (Rutaceae)
from Vietnam, Journal of Essential Oil Bearing Plants, 15(1): 7-11.
73. Do N. Dai, Tran D. Thang, Dau B. Thin, Isiaka A. Ogunwande
(2014),Chemical composition of the leaf oil of Actephila excelsa (Dazl.)
Muell. from Vietnam, Natural Product Communication, 9(9): 1359-1360.
74. Tran D. Thang, Do N. Dai, Ngo X. Luong, Isiaka A. Ogunwande (2014),
Constituents of essential oils from the leaves, stem barks and resins of
Canarium parvum Leen., and Canarium tramdenum Dai et Yakovl.,
(Burseraceae) grown in Vietnam, Natural Product Research, 28(7): 461-
466.
75. Tran D. Thang, Do N. Dai, Isiaka A. Ogunwande (2016), Composition of
essential oils from Chloranthus elatior and Chloranthus spicatus,
Chemistry of Natural Compounds, 52(1): 149-151
76. Tran Dinh Thang, Nguyen Thi Minh and Nguyen Xuan Dung (2006),
Chemical Composition of the Leaf Oil of Evodia trichotoma (Lour.) Pierre
from Vietnam, Journal of Essential oil Bearing Plants, 9(2): 118-121.

155
77. Đào Thị Minh Châu (2016), Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực Vườn
Quốc gia Pù Mát nhằm đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển, Luận
án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội.
78. Lê Thị Hương (2016), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần hóa
học tinh dầu của một số loài trong chi Riềng (Alpinia) và Sa nhân (Amomum)
thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ Sinh học,
Hà Nội.
79. Dương Mô ̣ng Hòa, Võ Hoàng Duy và Nguyễn Thị Diệp Chi (2016),
Nghiên cứu chiết xuất, khảo sát thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng
tinh dầu Tràm trà (Melaleuca alternifolia) trong sản xuất nước súc miệng,
Tạp chí Khoa học Đại học Cầ n Thơ, Phầ n A: Khoa học Tự nhiên, Công
nghê ̣ và Môi trường, 45 (2016): 90-96.
80. Giang Thi ̣Kim Liên và cs (2017), Mô ̣t số nghiên cứu về thành phầ n hóa
̣ chiế t n-hexane của lá và nu ̣ cây vố i thu hái ở
ho ̣c của tinh dầ u vố i và dich
tin̉ h Quảng Nam, Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Đà
Nẵng, 9(118): 105-109.
81. Nguyễn Viết Hùng (2017), Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu của
các loài thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát và đề xuất các giải pháp bảo
tồn, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Vinh.
82. Đă ̣ng Thi Thanh
̣ ̣
Nhàn, Lê Thi Huyề n (2017), Nghiên cứu thành phầ n hóa
ho ̣c và hoa ̣t tiń h kháng khuẩ n, kháng nấ m của tinh dầ u cây kinh giới
(Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.), Tạp chí Khoa học và Giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Huế, 02(42): 85-91.
83. Hoàng Danh Trung (2018), Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa
học tinh dầu của một số loài trong các chi: Hồng bì (Clausena), Ba chạc
(Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ
Cam (Rutaceae) ở Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Vinh.
84. Lê Văn Hạc, Nguyễn Văn Sơn, Trần Đình Thắng, Nguyễn Xuân Dũng
(2004), Xác định thành phần hoá học của tinh dầu cây mần tưới trắng

156
(Eupatorium staechadosmum Hance) ở Thanh Hoá, Tạp chí Dược học, 10,
6-7.
85. Tran D. Thang, Do N. Dai, Ngo X. Luong, Isiaka A. Ogunwande (2014),
Constituents of essential oils from the leaves, stem barks and resins of
Canarium parvum Leen., and Canarium tramdenanum Dai et Yakovl.,
(Burseraceae) grown in Vietnam, Natural Product Research, 28(7): 461-
466.
86. Đậu Bá Thìn (2017), Thành phần hóa học tinh dầu loài Sa nhân quả có mỏ
(Amomum muricarpum Roxb.) ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa, Báo
cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa học
Toàn quốc lần thứ 7, NxbKhoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội,
22/10/2017.
87. Ngô Xuân Lương, Đậu Bá Thìn (2017), Thành phần hóa học tinh dầu loài
Ngọc lan trắng (Michelia alba L.) ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa,
Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa học
Toàn quốc lần thứ 7, NxbKhoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội,
22/10/2017.
88. Zhu L., Y. Li, B. Li, B. Lu, N. Xia (1993), Aromatic plants and essential
oil constituents, Hai Feng Publishing, Hong Kong, China.
89. Chowdhury J. U., M. D. Bhuiyan and N. C. Nandi (2008), Aromatic plants
of bangladesh: Essential oil of and fruits of Litsea glutinosa (Lour.) C.B.
Roxb., Bangladesh Journal of Botany, 37(1): 81-83.
90. Caren D. Frizzo, Ana C. Santos, Natalia Paroul, Luciana A. Serafini,
Eduardo Dellacassa, Daniel Lorenzo and Patrick Moyna (2000), Essential
Oils of Camphor Tree (Cinnamomum camphora Nees & Eberm)
Cultivated in Southern Brazil, Brazilian Archives of Biology and
Technology, 43(3).
91. A. Simic, M. D. Sokovic, M. Ristic, S. Grujic-Jovanovic, J. Vukojevic and
P. D. Marin (2004), The chemical composition of some Lauraceae
essential oils and their antifungal activities, Phytother. Res., 18: 713–717.
157
92. Saikia A. K., D. Chetia, M. D’Arrigo, A. Smeriglio, T. Strano, G.
Ruberto(2013), Screening of fruit and leaf essential oils of Litsea
cubeba Pers. from North-East India-Chemical composition and
antimicrobial activity, Journal of Essential Oil Research, 25(4): 330-338.
93. Mohamed B. G., Segni L., Salah E. B., Souad Z. and Djamila H., Djamila H.
(2015), Study of the chemical composition, antibacterial and antioxidant
activities of the essential oil extracted from the leaves of Algerian
Laurusnobilis Lauraceae, Journal of Chemical and Pharmaceutical
Research, 71: 379-385.
94. Elizabeth Gil, Luis E. Cuca & Wilman A. Delgado(2016), Chemical
composition and antimicrobial activity of the essential oil of the leaves of
Ocotea caudata (Nees) Mez (Lauraceae) from Colombia, BLACPMA, 15(4):
258-263.
95. Carolina S. B. D., Letícia F. Oliveira, E. M. Szabo, Ângela M. S., Josiane
F. G. Dias, Marilis D. Miguel, Obdúlio G. Miguel (2017), Chemical
composition, antioxidant and biological activity of Ocotea bicolor
Vattimo-Gil (Lauraceae) essential oil, Brazilian Journal of
Pharmaceutical Sciences, http://dx.doi.org/10.1590/s2175-
97902017000417298.
96. Liu Z. L., S.H. Ho (1999), Bioactivity of the essential oil extracted from
Evodia rutaecarpa Hook f. et Thomas against the grain storage insects,
Sitophilus zeamais Motsch. and Tribolium castaneum (Herbst), Journal of
Stored Products Research, 35(4): 317–328.
97. Zhang J, Feng G, Luo Y. (1999), Analysis of chemical constituents in the
essential oil from Evodia fargesii by GC/MS, Zhong Yao Cai., 22(1): 30-
31.
98. Brophy J.J., R. J. Goldsack, P. I. Forster (2004), Composition of the Leaf
Oils of the Australian Species of Euodia and Melicope (Rutaceae),
Journal of Essential Oil Research, 16(4): 286-293.

158
99. Virendra S. R., M. Amparo Blazquez (2008), Terpenoid Constituents of
Zanthoxylum acanthopodium DC. leaves, Journal of Essential Oil
Research, 20(6): 515-516.
100. Sanjib Bhattacharya, Kamaruz Zaman (2009), Essential oil composition
of fruits and leaves of Zanthoxylum nitidum grown in upper Assam region
of India, Pharmacognosy Research, 1(3): 148-151.
101. Wang C., Zhang W., You C., Guo S., Geng Z., Fan L., Du S., Deng Z.,
Wang Y. (2015), Insecticidal constituents of essential oil derived from
Zanthoxylumarmatum against two stored-product insects, J. Oleo Sci.,
64:861–868.
102. Fernanda B. S., Nara O. S., Renata C. P., Marcelo A. V., Carlos R. F.,
Roberto C. C. M., Patricia S. (2017), Chemical Composition and In Vitro
Cytotoxic and Antimicrobial Activities of the Essential Oil from Leaves
of Zanthoxylum monogynum St. Hill (Rutaceae), Medicines (Basel). 2017
May 19;4(2). pii: E31. doi: 10.3390/medicines4020031.
103. N. Wongkattiya, C. Akekawatchai, P. Sanguansermsri, I. H. Fraser, C.
Pratoomsoot, D. Sanguansermsri (2018), Chemical composition and
biological properties of essential oils from Zanthoxylum rhesta (Roxb.)
DC. and Zanthoxylum limonella Alsston, Afr J Tradit Complement Altern
Med, 15 (2): 12-18.
104. I. Liaqat, N. Riaz, Q. A. Saleem, H. M. Tahir, M. Arshad, N. Arshad
(2018), Toxicological Evaluation of Essential Oils from Some Plants of
Rutaceae Family, Evid Based Complement Alternat Med, 2018: 4394687.
105. Ling Liu, Guoxin Song anh Yaoming Hu (2007), GC–MS Analysis of the
Essential Oils of Piper nigrum L. and Piper longum L.,
Chromatographia , 66(9-10): 785-790.
106. J. G. L. Almeida, E. R. Silveira, O. D. L. Pessoa and E. P. Nunes (2009),
Essential Oil Composition From Leaves and Fruits of Piper divaricatum
G. Mey., Journal of Essential Oil Research, 21 (3): 228-230.

159
107. J. C. Nascimento et al (2013), Larvicidal activities and chemical
composition of essential oils from Piper klotzschianum (Kunth) C. DC.
(Piperaceae), Pest Manag Sci. 2013 Nov;69(11): 1267-71. doi:
10.1002/ps.3495. Epub 2013 Mar 22.
108. I. A. Oyemitan et al (2015), Psychoneuropharmacological activities and
chemical composition of essential oil of fresh fruits of Piper guineense
(Piperaceae) in mice, Journal of Ethnopharmacology, 166: 240-249.
109. D. S. Rocha, J. M. Silva, D. M. A. Navarro, C. A. Camara, C. S. Lira, C.
S. Ramos (2016), Potential Antimicrobial and Chemical Composition of
Essential Oils from Piper caldense Tissues, J. Mex. Chem. Soc.,60(3), 148-
151.
110. Monzote L, Scull R, Cos P, Setzer WN (2017), Essential Oil from
Piperaduncum: Chemical Analysis, Antimicrobial Assessment and
Literature Review,Medicines (Basel), 4(3). pii: E49.
111. Dos Santos A. L. (2018), Chemical characterisation of Piper amalago
(Piperaceae) essential oil by comprehensive two-dimensional gas
chromatography coupled with rapid-scanning quadrupole mass
spectrometry (GC×GC/qMS) and their antilithiasic activity and acute
toxicity,Phytochem Anal., 29(5): 432-445.
112. Hasnah M. S., A. R. Ahmad (1998), Essential oil constituents of Alpinia
mutica Roxb., Journal of Essential Oil Research, 10: 83-84.
113. Wong K. C., B. C. Lee, N. F. Lam, P. Ibrahim (2005), Essential oils of the
rhizomes of Alpinia conchigera Griff. and Alpinia latilabris Ridl.,
Flavour and Fragrance Journal, 20: 431-433.
114. Ibrahim H., A. Ahmad Nazif, S. Devi Rosmy, M. A. Nor Azah, M.
Mastura, M. A. Rasadah, A. Khalijah (2009), Essential oils of Alpinia
conchigera Griff. and their antimicrobial activities, Food Chemistry, 113:
575-577.
115. Bhuiyan M. Z. I., J. U. Chowdhury, J. Begum, N. C. Nandi (2010), Essential
oils analysis of the rhizomes of Alpinia conchigera Griff. and leaves of
160
Alpinia malaccensis (Burm. f.) Roscoe from Bangladesh, Afr J Pl Sci, 4(6):
197-201.
116. Muchtaridi M., M. Ida, A. Subarnas, I. Rambia, H. Suganda, M. E.
Nasrudin (2014), Chemical composition and locomotors activity of
essential oils from the rhizome, stem and leaf of Alpinia malaccencis
(Burm f.) of Indonesian spices, J Appl Pharm Sci, 4(1): 52-56.
117. Lakshmi S. R., A. Menuka, L. O. Noel, J. Bruce (2007), Volatile oil of
Alpinia galanga Willd. of Sri Lanka, Journal of Essential Oil Research,
19: 455-456.
118. Iramanida B. et al. (2016), Antibacterial activity of Zingiberaceae leaves
essential oils against Streptococcus mutans and teeth-biofilm dagradation,
International Journal of Pharma and Bio Sciences, 7(4): 111-116.
119. Nikhil Kumar, Vijayyata (2017), Chimaical composition and antibacterial
activity of medicinally useful essential oil from the rhizome of Alpinia
allughas Rosc., International Journal of Pharma and Bio Sciences, 8(1):
143-147.
120. Yang Yang et al (2018), Chemical Composition and Antibacterial Activity
of Kaempferia galanga Essential Oil, International journal of Agriculture
and Biology, 20(2): 457-462.
121. Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Trọng Đường, Joseph Casanova, Nguyễn Thế
Hưng (1996), Nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu cây Vù hương
vĩnh phú (Cinnamomum parthenoxylonMeissn), Tạp chí: Dược liệu, 2:
40-42.
122. Nguyễn Thanh Hải, Kim Văn Vạn, Nguyễn Ngọc Tuấn (2016), Khả năng
kháng khuẩn của tinh dầu Màng tang (Litsea cubeba) và kháng sinh khi
sử dụng đơn lẻ và kết hợp để điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPNS)
trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, 8: 106-113.

161
123. Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái (2005), Thành phần hóa học của tinh dầu
từ lá và quả của loài cây Dấu dầu (Euodia sutchuenensis Dode) ở Việt
Nam, Tạp chí Sinh học, 27(2): 93-95.
124. Nguyen Anh Dung, Tran Dinh Thang, Nguyen Xuan Dung (2009),
Chemical Composition of the Leaf Oil of Evodia calophyllaGuill. from
Vietnam, Journal of Essential Oil Research, 21(1): 1-2.
125. Trịnh Hoàng Hiếu, Nguyễn Thị Thảo Trân, Lê Ngọc Thạch (2009), Khảo
sát tinh dầ u vỏ trái và lá Tắ c (Fortunella japonica Thumb), Science &
Technology Development, Vol 12, No.10- 2009: 42-48.
126. Dung NX, Nga TH, Leclercq PA. (1992), Essential oil from the seed
of Zanthoxylum nitidum DC., Journal of Pharmacy Vietnam, 4(1): 21-24.
127. Ngo Xuan Luong, Le Van Hac, Tran Dinh Thang, Le Van Tung, Nguyen
Xuan Dung (2003), Essential oil of the leaves of Zanthoxylum nitidum DC.
In: Proceeding, The Tenth Asian Chemical Congress, Hanoi, Vietnam,
143.
128. Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Minh Tú, Hoàng Đình Hòa (2014), Nghiên
cứu thành phầ n hóa ho ̣c và hoa ̣t tính sinh ho ̣c của tinh dầ u lá bưởi, cam và
chanh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 52(5A): 1- 6.
129. Hoàng Văn Lựu (2003), Thành phần hóa học của tinh dầu cây Hồ tiêu
(Pipernigrum L.) và tinh dầu cây Trầu không (Piper betle L.) ở Nghệ An,
Tạp chí Dược học, 11: 15-17.
130. Phan Nhật Minh, Mai Thành Chí, Phùng Văn Trung, Bùi Trọng Đạt,
Nguyễn Ngọc Hạnh (2006), Khảo sát thành phần hóa học tinh dầu Tiêu
(Piper nigrumL.) chiết xuất bằng phương pháp Cacbon dioxide lỏng siêu
tới hạn, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Đại học Cần Thơ, 6: 97-102.
131. Phạm Thế Chính, Dương Nghĩa Bang, Phan Thanh Phương, Khiếu Thị
Tâm, Phậm Thị Thắm, Lê Thị Xuân, Bùi Thị Thúy (2009), Thành phần
hóa học tinh dầu lá trầu không (Piper betle L.) trồng tại Hải Dương, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 72(10): 48-52.

162
132. Huỳnh Kỳ Trân, Trần Nguyễn Ngọc Châu, Hà Mỹ Thuận, Nguyễn Khoa
Nam, Đỗ Việt (2015), Tinh dầ u lá trầ u (Piper betle L.)và hoa ̣t tính sinh
hoa ̣t,Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 20, số 3/2015.
133. Nguyễn Thiện Chí, Nguyễn Thị Ngọc Châm, Phạm Khánh Ngọc, Đỗ Duy
Phúc, Dương Tùng Kha và Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Khảo sát thành
phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá trầu không
(Piper betle L.), họ hồ tiêu (Piperaceae), Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, 45A: 28-32.
134. Lưu Đàm Ngọc Anh, Bùi Văn Hướng, Trần Thị Phương Anh (2016),
Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu loài Tiêu thượng mộc (Piper
arboricolaC. DC.), Báo cáo Khoa học, Hội nghị Toàn quốc lần thứ 2, Hệ
thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, 3/2016, 318-321.
135. Nguyễn Quốc Bình (2011), Nghiên cứu phân loại họ Gừng
(Zingiberaceae) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội.
136. Tram L. N., R. Yamauchi, K. Kato (2001), Volatile components of the
essential oils in galanga (Alpinia officinarum Hance) from Vietnam, Food
Sci. Technol. Res., 7: 303-306.
137. Nguyen Xuan Dung, Tran Dinh Thang (2005), Terpenoids and
Applications Hanoi National University Publisher, 475 pp.
138. Lê Huyề n Trâm, Phan Minh Giang, Phan Tố ng Sơn (2007), Nghiên cứu
tác du ̣ng kháng khuẩ n và kháng nấ m của mô ̣t số loài Apinia và Zingiber
(Zingiberaceae) của Viê ̣t Nam, Tạp chí Dược học, Số 379.
139. Tống Thị Ánh Ngọc và Nguyễn Văn Kiên (2011), Khảo sát các yế u tố ảnh
hưởng đế n quá triǹ h chưng cấ t tinh dầ u gừng, Đại học Cầ n Thơ -Tạp chí
Khoa học, 19B: 62-69.
140. Hồ Thị Nguyệt Linh, Lê Văn Mười (2015), Khảo sát thành phầ n hóa ho ̣c
của tinh dầ u trong củ gừng (Zingiber officinale Rosc.) trồ ng ta ̣i thành phố
Ba ̣c Liêu, Tạp chí Khoa học, Đại học Trà Vinh, 17, tháng 3/2015.
141. Nguyễn Đức Chung, Phan Thị Bé, Nguyễn Hiền Trang, Nguyễn Cao
Cường (2017), Nghiên cứu tách chiết và xác định thành phần hóa học tinh
163
dầu sa nhân ở Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ Nông nghiệp, 1(1):
142. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
143. Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), Cây cỏ Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam, Quyển
I-III, Nxb Trẻ tp Hồ Chí Minh.
144. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật
hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
145. Wu P., P. Raven (Eds.) et al. (1994-2002), Flora of China, Vol. 1-25.
Beijing& St. Louis.
146. Nguyễn Tiến Bân (2002), Thực vật chí Việt Nam, Tập 1: Họ Na-
Annonaceae, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
147. Vũ Xuân Phương (2002), Thực vật chí Việt Nam, Tập 2: Họ Bạc hà-
Lamiaceae, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
148. Trần Thị Kim Liên (2002), Thực vật chí Việt Nam, Tập 4: Họ Đơn nem-
Myrsinaceae, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
149. Vũ Xuân Phương (2007), Thực vật chí Việt Nam, Tập 6: Họ Cỏ roi ngựa-
Verbenaceae, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
150. Nguyễn Kim Đào (2017), Thực vật chí Việt Nam, Tập 20: Họ Long não –
Lauraceae, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
151. Nguyễn Quốc Bình (2017), Thực vật chí Việt Nam, Tập 21: Họ Gừng –
Zingiberaceae, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
152. Brummitt R. K. (1992), Vascular Plant families and genera, Royal
Botanic Gardens, Kew.
153. Brummitt R. K., Powell C. E. (1992), Authors of Plant Names, Royal
Botanic Gardens, Kew.
154. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam,Tập 1-2, Nxb Y học, Hà
Nội.
155. Trần Đình Lý và cs (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam.Nxb Thế giới,
Hà Nội.
164
156. Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội. 1274tr.
157. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng
Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Huy Mai,
Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I-II, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
158. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, Hà Nội.
159. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y học, Hà Nội.
160. Adams R. P. (2001), Identification of Essential Oil Components by Gas
Chromatography/ Quadrupole Mass Spectrometry, Allured Publishing
Corp. Carol Stream, IL.
161. Swigar A. and R.M. Siverstein (1981), Monoterpenens, Aldrich,
Milwauke.
162. Huang C. C. (1997), Flora Reipublicae Popularis Sinicae 43(2), Science
Press.
163. Joulain D., W. A. Koenig (1998), The atlas of spectral data of
sesquiterpene hydrocarbons, E. B. Verlag, Hamburg.
164. Reed LJ, Muench H. (1938) A simple method of estimating fifty per cent
endpoints. American Journal of Hygeine, 27, 493–497.
165. Adhikary S.R., Tuladhar B. S., Sheak A., van Beek T.A., Posthumus M.A.
and Lelyveld G.P. (1992), Investigation of Nepalese Essential Oils. I. The
Oil of Cinnamomum glaucescens (Sugandha Kokila), Journal of Essential
Oil Research, 4: 151-159.
166. Prakash B., Priyanka S., Shilpee Y., Singh S.C. and Dubey N.K. (2013)
Safety Profile Assessment and Efficacy of Chemically Characterized
Cinnamomum glaucescens Essential Oil against Storage Fungi, Insect,

165
Aflatoxin Secretion and as Antioxidant, Food and Chemical Toxicology,
53, 160-167.
167. Baruah A. and Nath S.C. (2006) Leaf Essential Oils of Cinnamomum
glanduliferum (Wall) Meisn and Cinnamomum glaucescens (Nees)
Meisn, Journal of Essential Oil Research, 18: 200-202.
168. Hema R., Kumaravel S. and Martina S.D. (2010), Chromatograph
Interfaced to a Mass Spectrometer Analysis of Cinnamomum verum,
Nature and Science, 8: 152-155.
169. Siti Y.M.S., Jamal J.A., Husain K. and Manshoor N. (2013),
Characterisation of Leaf Essential Oils of Three Cinnamomum Species
from Malaysia by Gas Chromatography and Multivariate Data Analysis,
Pharmacognosy Journal, 5: 22-29.
170. Koketsu M., Gonçalves S.L., de Oliveira G.R.L., Lopes D. and Morsbach
N. (1997) The Bark and Leaf Essential Oils of Cinnamon (Cinnamomum
verum Presl) Grown at Parana, Brazil, Food Science and Technology, 17:
281-285.
171. Bouhdid S., Abrini J., Amensour M., Zhiri A., Espuny M.J. and Manresa
A. (2010), Functional and Ultrastructural Changes in Pseudomonas
aeruginosa and Staphylococcus aureus Cells Induced by Cinnamomum
verum Essential Oil, Journal of Applied Microbiology, 109, 1139-1149.
172. Choudhury S.N., R.S. Singh, A.C. Ghosh and P.A. Leclerco (1996), Litsea
glutinosa (Lour.) C. B. Rob., A new source of essential oil from Northeast
India, Journal of Essential Oil Research, 8(8): 553-556.
173. Nguyen Thi Hien, Tran Dinh Thang, Do Ngoc Dai, Tran Huy Thai (2010),
Chemical composition of the leaf oil of Litsea glutinosa (Lour.) C. B.
Robins. from Ha Tinh Province, Journal of Science, Natural Sciences and
Technology, VNU, 26(3): 161-164.
174. Phạm Hồng Ban, Huỳnh Văn Tiến Lộc, Trần Đình Thắng, Đỗ Ngọc Đài
(2010), Thành phần hoá học của tinh dầu lá cây Gai xanh (Servenia

166
monophylla (L.) Tanaka) ở Nghệ An, Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh,
39(1A): 5-10.
175. Trần Huy Thái, Trần Minh Hợi, Vũ Thi My (2003), Thành phần hóa học
tinh dầu lá cây Gai xanh (Severinia monophylla) ở Việt Nam, Tạp chí
Dược học, 54-56.
176. Tán Đức, Lê Thị Như Quỳnh, Nguyễn Phú Nghĩ, Nguyễn Trần Nguyên,
Nguyễn Đức Mạnh (2008), Nghiên cứu tách chiết và xác định thành phần
một số hợp chất hóa học trong lá gai xanh, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Đại học Đà Nẵng, 29(6): 71-76.
177. Le T. Huong, Do N. Dai, Le T.M. Chau, Isiaka A. Ogunwande (2018),
Essential oil of Alpinia napoensis from Vietnam, Chemistry of Natural
Compounds, 54(5): 992-994.
178. I. Bhuiyan, J. U. Chowdhury and J. Begum (2009), Chemical
Investigation of the Leaf and Rhizome Essential Oils of Zingiber zerumbet
(L.) Smith from Bangladesh, Bangladesh Journal of Pharmacology, 4(1):
9-12.
179. N.A.M. Sri, H. Ibrahim, S.L. Hong, G.S. Lee, K.S. Chan, M.M. Yusoff a
nd A.M.A. Nor(2005), Essential oils of Zingiber ottensii Valet.
and Zingiber zerumbet L. Sm. from Sabah, Malaysia, Malays. J.
Sci., 24: 49–57.
180. L. Vahirua, P. Francois, C. Menut, G. Lamaty and J.-M. Bessiere (1993),
Aromatic plants of french polynesia I. Constituents of the essential oils of
rhizomes of three Zingiberaceae: Zingiber zerumbet Smith, Hedychium
coronarium Koenig and Etlingera cevuga Smith, Journal of Essential Oil
Research, 5(1): 55-59.
181. N. X. Dung, T. D. Chinh, D. D. Rang, P. A. Leclercq (1993), The
constituents of the rhizome oil of Zingiber zerumbet (L.) Sm. from
Vietnam, Journal of Essential Oil Research, 5(5): 553-555.

167
182. N. X. Dung, T. D. Chinh, P. A. Leclercq (1995), Chemical investigation
of the aerial parts of Zingiber zerumbet (L.) Sm. from Vietnam, Journal
of Essential Oil Research, 7(2): 153-157.
183. D. N. Dai, T. D. Thang, L.T. M Chau and I. A. Ogunwande (2013),
Chemical constituents of the root essential oils of Zingiber rubens Roxb.
and Zingiber zerumbet (L.) Smith, American Journal of Plant Sciences,
4(1): 7-10.
184. Trịnh Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Lê Thị Hương (2017), Các
hợp chất dễ bay hơi của loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Smith) ở
VQG Bến En, Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
33(2S): 58-63.

168
PHỤ LỤC

169
PHỤ LỤC 1.
DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA
Dạng Mẫu nghiên
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Giá trị sử dụng
thân cứu(HVC)
Phyll. 1. Pinophyta Ngành Thông
Fam. 1. Pinaceae Họ Thông
1 Pinus merkusii Jungh. & de Vriese. Thông nhựa GOL CTD,LGO 43
Fam. 2. Podocarpaceae Họ Kim giao
2 GOL CTD, THU,LGO, 215, 936
Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Kim giao CAN
Phyll. 2. Magnoliophyta Ngành Ngọc lan
Class. 1. Magnoliopsida Lớp Ngọc lan
Fam.1. Anacardiaceae Họ Đào lộn hột
3 GOL CTD, 96, 825
Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf. Dâu da xoan
THU,LGO,ANĐ
4 Buchanania arborescens (Blume) Blume. Chây lớn GOL CTD,LGO, ANĐ 148, 740

170
5 GOL CTD, THU,LGO, 313, 745
Buchanania latifolia Roxb. Mà ca
ANĐ
6 GOL CTD, 172, 547
Dracontomelum duperreanum Pierre Sấu
THU,LGO,ANĐ
7 Mangifera foetida Lour. Xoài hôi GOL CTD, THU,LGO 257, 673
8 Mangifera indica L. Xoài GOL CTD,LGO, ANĐ 317, 892
9 Mangifera minutifolia Evrard Xoài rừng GOL CTD,LGO 202, 870
10 Mangifera reba Pierre Quéo GOL CTD,LGO, ANĐ 468, 503
Fam.2. Annonaceae Họ Na
11 Alphonsea philastreana (Pierre) Pierre ex GON CTD 406, 884
An phong nhiều trái
Gagnep.
12 Alphonsea tonkinensis DC. Thâu lĩnh bắc bộ GON CTD 638, 916
13 Annona muricata L. Mãng cầu xiên GON CTD, THU, ANĐ 661, 612
14 Annona squamosa L. Na GON CTD, THU, ANĐ 253
15 Artabotrys hexapetalus (L.f.) Bhandari Dây công chúa BUI CTD, THU, CAN 371, 788
16 Móng rồng hồng BUI CTD, CAN 03, 407
Artabotrys hongkongensis Hance
kông

171
17 Artabotrys intermedius Hassk. Móng rồng nhỏ BUI CTD, THU 127, 166
18 Artabotrys petelotii Merr. Công chúa petelot BUI CTD, CAN 501, 826
19 Artabotrys vinhensis Ast Móng rồng vinh BUI CTD 242, 684
20 Dasymaschalon rostratum Lour. Mao quả BUI CTD 171, 297
21 Desmos chinensis Lour. Hoa dẻ thơm BUI CTD, THU, CAN 01, 402
22 Desmos cochinchinensis Lour. Hoa giẻ lông đen BUI CTD, CAN 318, 415
23 Desmos dumosus (Roxb.) Safford Dây dất na BUI CTD 326, 613
24 Fissistigma balansae (DC.) Merr. Cách thư balansa BUI CTD 219, 734, 766
25 Fissistigma pallens (Fin. & Gagnep.) Merr. Cách thư tái BUI CTD, THU 61, 737
26 Fissistigma petelotii Merr. Cách thư petelot BUI CTD 644, 828
27 Fissistigma polyanthoides (DC. ) Merr. Cách thư đa hung BUI CTD, THU, ANĐ 112, 774, 943
28 Fissistigma villosissimum Merr. Cách thư rất lông BUI CTD, THU 79, 867
29 Fissistigma villosum (Ast ) Merr. Cách thư có lông BUI CTD 213, 278
30 Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast Giác đế sài gòn BUI CTD, THU 951, 985
31 Goniothalamus tamirensis Pierre ex Fin. Giác đế miên GON CTD, THU, CAN 227, 398
32 Meiogine monogynos (Merr.) Ban Tiểu nhụy đơn GON CTD, THU 746, 833
33 Melodorum vietnamense Ban Dủ dẻ bắc GLT CTD 16, 872, 896

172
34 Miliusa balansae Fin. et Gagnep. Mại liễu GON CTD,LGO, CAN 693, 797
35 Miliusa sinensis Fin. et Gagnep. Song môi tầu GON CTD, CAN 505, 599
36 Mitrephora maingayi Hook.f. et Thoms Mạo đài mai ngây GOL CTD 659
37 Orophea hirsuta King Tháp hình lông BUI CTD, THU 164, 426
38 Orophea tonkinensis Fin. et Gagnep. Tháp phình bắc bộ GON CTD 310, 871
39 Polyalthia cerasoides (Roxb) Benth. et Hook Quần đầu quả tròn GOL CTD, THU,LGO 57, 420
40 Polyalthia evecta (Pierre) Fin. et Gagnep. Quần đầu chở BUI CTD 582, 817
41 Polyalthia jenkinsii (Hook. f. & Thoms.) Quần đầu jenkins GON CTD, THU 49, 386
Hook. f. & Thoms.
42 Polyalthia jucunda (Pierre) Fin .et Gagnep Ma trinh GOL CTD,LGO 224, 489
43 Polyalthia laui Merr. Nhọc lá lớn GON CTD, THU 118, 752
44 Polyalthia nemoralis DC. Nhọc đen GON CTD, THU 581, 808
45 Polyalthia parviflora Rild. Quần đầu hoa nhỏ GON CTD 15, 791
46 Polyalthia sessiliflora (Ast ) Ban Quần đầu hoa to GON CTD 72, 224758
không cọng
47 Polyalthia thorelii (Pierre) Fin. ex Gagnep. Quần đầu thorel GON CTD, THU 300, 453
48 Uvari flexuosa Ast Bồ quả cong keo BUI CTD, THU 165, 677

173
49 Uvaria boniana Fin. & Gagnep. Bồ quả bon BUI CTD 805, 846
50 Uvaria cordata (Dun ) Wall. ex Alston Bồ quả lá to BUI CTD, THU 64, 277
51 Uvaria dac Pierre ex Fin. & Gagnep. Bồ qủa đác BUI CTD, ANĐ 344, 785, 907
52 Uvaria fauveliana (Fin. & Gagnep.) Ast Bồ quả ast BUI CTD, THU 123, 358
53 Uvaria pierrei Fin. ex Gagnep. Bồ pierre BUI CTD 266
54 Uvaria rufa Blume Bồ quả hoe GLT CTD, THU 114, 340, 812
55 Uvaria grandiflora Roxb. ex Hornem. Chuối con chồng BUI CTD, THU, CAN 216, 408
56 Xylopia poilanei Ast Giền láng GOL CTD,LGO 437, 575
57 Xylopia vielana Pierre Giền GOL CTD, THU,LGO 36, 229
Fam.3. Apiaceae Họ Hoa tán
58 Anethum graveolens L. Thì là THA CTD, THU, ĂNĐ 323
59 Angelica dahurica (Hofm.) Benth. & Hook Bạch chỉ BUI CTD, THU 446
60 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má THA CTD, THU, ĂNĐ 611
61 Coriandrum sativum L. Rau mùi thơm THA CTD, THU, ĂNĐ 803
62 Eryngium foetidum L. Mùi tàu THA CTD, THU, ĂNĐ 861
Fam.4. Apocynaceae Họ Trúc đào
63 Alstonia scholaris (L.) .R.Br. Sữa GON CTD, THU 124

174
Fam.5. Araliaceae Họ Ngũ gia bì
64 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai GLT CTD, THU 143
65 Aralia armata (Wall. Ex G. Don) Seem. Đơn châu chấu GON CTD, THU 378, 704
66 CTD, THU, CAN, 93
Polyscias fruticosa Harms Đinh lăng BUI
ANĐ
67 CTD, THU,LGO, 116, 328
Schefflera heptaphylla (L.) Frodin Chân chim 8 lá GON
ANĐ
68 Schefflera lenticellata C. B. Shang Chân chim bì khẩu BUI CTD, THU 363, 536
69 Schefflera palmiformis Grushv. et Skvortsov Chân chim lá cọ BUI CTD, THU 105, 449
70 Schefflera pauciflora R.Vig. Chân chim ít hoa BUI CTD 101, 544, 716
71 Trevesia palmata (Roxb) Vis. Đu đủ rừng BUI CTD, THU 88, 456
Fam.6. Aristolochiaceae Họ Mộc hương
72 Aristolochia kaempferi Willd. Mã đậu linh lá to GLT CTD, THU 173, 309
73 Asarum petelotii O.C. Schmidt. Tế hoa petelot THA CTD, THU 374, 566
Fam.7. Asteraceae Họ Cúc
74 Artemisia annua L. Thanh cao hoa vàng THA CTD, THU 52, 347
75 Ageratum conyzoides L. Cứt lợn THA CTD, THU 428, 713

175
76 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu THA CTD, THU, ANĐ 207, 220
77 Bidens pilosa L. Đơn buốt THA CTD, THU, ANĐ 265, 558
78 Blainvillea acmella (L.) Philipps Núc vàng THA CTD, THU 85, 369
79 Blumea balsamifera (L.) DC. Đại bi THA CTD, THU 142, 487
80 Blumea lacera (Roxb.) DC. Đại bi rách THA CTD, THU 330, 607
81 Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce Xương sông THA CTD, THU 22, 306
82 Centipeda minima (L.) A.Br. et Asch. Cỏ the THA CTD, THU 208, 516
83 Conyza canadense (L.) Cronquist Cỏ tai hùm THA CTD, THU 643, 765
84 Crassocephalum crepidioides (Benth.) S. 107, 399
Rau tàu bay THA CTD, THU, ANĐ
Moore
85 Eclipta alba Hassk Nhọ nồi THA CTD, THU 231, 602
86 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên THA CTD, THU 185, 549
87 Emilia sonchifolia (L.) DC. Rau má lá tàu bay THA CTD, THU, ANĐ 134, 338
88 Enydra fluctuans Lour. Ngổ trâu THA CTD, THU, ANĐ 324, 583
89 Erigeron canadensis L. Cỏ bồng THA CTD, THU 2, 160
90 Eupatorium odoratum L.f. Cỏ lào THA CTD, THU 147
91 Gerbera jamesonii Bolus ex Hook.f. Hoa đồng tiền THA CTD, THU, CAN 184, 430

176
92 Grangea madaraspatana (L.) Poir. Rau cóc THA CTD, THU, ANĐ 233, 616
93 Gynura pseudochina (L.) DC. Bầu leo THA CTD, THU, ANĐ 55, 845
94 Gynura sarmentosa DC. Bầu đất THA CTD, THU, ANĐ 126, 708
95 Lactuca indica L. Bồ công anh THA CTD, THU 159, 528
96 Parthenium hysterophonrus L. Cúc liên chi THA CTD, THU 501, 619
97 Pluchea indica (L.) Less. Cúc tần THA CTD, THU 63, 460
98 Senecio cappa Buch.-Ham. ex D. Don Vi hoàng hoa dày THA CTD 113, 268, 504
99 Synedrella nodiflora (L.) Gaertn. Cúc xít THA CTD, THU 158, 597
100 Tithonia diversifolia (Hemsl.) A.Gray Cúc quỳ THA CTD, THU 191, 246, 564
101 Vernonia andersoni C. B. Clarke Cúc rau ráu GLT CTD, THU 23, 270, 594
102 Vernonia arborea var. javanica (Blume) CB. CTD, THU 414, 695, 772
Bông bạc GON
Clarke
103 Vernonia aspera (Roxb.) Buch.-Ham. Bạch đầu nhám THA CTD, THU 262, 390, 675
104 Vernonia cinerea (L.) Lees Cúc hoa tím THA CTD, THU 31, 625, 767
105 Vernonia macrachaenia Gagnep. Bạch đầu to BUI CTD, THU, ANĐ 284, 586, 706
106 Vernonia patula (Dryand.) Merr. Bạch đầu nhỏ THA CTD, THU 273, 429, 618
107 Vernonia solanifolia Benth. Cúc lá cà BUI CTD, THU 119, 400, 717

177
108 Wedelia biflora (L.) DC. Sơn cúc hai hoa THA CTD, THU 204, 653, 749
Fam.8. Burseraceae Họ trám
109 CTD, THU,LGO, 41, 177, 814
Canarium album (Lour.) Raeusch. Trám trắng GOL
ANĐ
110 CTD, THU,LGO, 295, 655, 670
Canarium bengalense Roxb. Trám hồng GOL
ANĐ
111 CTD, THU,LGO, 201, 479
Canarium subulatum Guillaum. trám mũi nhọn GOL
ANĐ
112 CTD, THU,LGO, 34, 623
Canarium tonkinensis Guillaum. Trám chim GOL
ANĐ
113 CTD, THU, LGO, 261, 636, 720
Canarium tramdenum Dai et Yakovt Trám đen GOL
ANĐ
114 CTD, THU,LGO, 47, 624, 709
Dacryodes dungii Dai et Yakovl Xuyên mộc dũng GOL
ANĐ
115 CTD, THU,LGO, 120, 694
Garuga pinnata Roxb. Trám mao GOL
ANĐ
Fam.9. Caprifoliaceae Họ Kim ngân

178
116 Lonicera dasystyla Rehd. Kim ngân dại GLT CTD, THU 77, 438
117 Lonicera macrantha (D.Don.) Spengel Kim ngân hoa to GLT CTD, THU 125, 440
Fam.10. Chloranthaceae Họ Hoa sói
118 Chloranthus erectus (Benth&Hook.f.) Verdc Sói đứng THA CTD, THU 66, 427
119 Chloranthus japonicus Sieb Sói nhật THA CTD, THU 5, 676
120 Chloranthus glabra (Thunb.) Nakai Sói rừng BUI CTD, THU 60, 465
Fam.11. Connaraceae Họ Dây khế
121 Rourea oligophlebia Merr. Dây lửa ít gân GLT CTD, THU 391, 736
Fam.12. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
122 Actephila excelsa (Dalzell) Muell.-Arg. Da gà cao BUI CTD, THU 632, 837
123 Croton tiglium L. Bã đậu GON CTD, THU 264, 593
124 Croton tonkinensis Gagnep. Khổ sâm BUI CTD, THU 58, 395, 707
Fam.13. Hamamelidaceae Họ Sau sau
125 Liquidambar formosana Hance Sau sau GOL CTD, THU,LGO 135, 604, 786
126 Mytilaria laoensis Lecomte Sau sau lào GOL CTD,LGO 30, 457, 783
127 Symingtonia tonkinensis (Lecomte) Steenis Chắp tay GOL CTD,LGO 154, 715, 809
Fam.14. Hypericaceae Họ Ban

179
128 Cratoxylum formosum subsp. prunifolium Thành ngạnh đẹp GOL CTD, THU,LGO 525, 854
(Kurz) Gog.
129 Cratoxylum polyanthum Korth Thành ngạnh GOL CTD, THU,LGO 733, 834
130 Hybericum japonnicum Thunb. ex Merr. Ban THA CTD, THU 157, 763
131 Hybericum sampsonii Hance Ban sâm sơn THA CTD, THU 331, 459
Fam.15. Lamiaceae Họ Hoa môi
132 Acrocephalus capitatus Benth. Nhân trần THA CTD, THU, ANĐ 52, 434, 696
133 Anisomeles ovata R.Br. Cứt lợn BUI CTD, THU 283, 682
134 Coleus scutellarioides (L.) Benth. Tía tô tây THA CTD, THU 195, 815, 848
135 Elsholtzia blanda (Benth.) Benth. Kinh giới rừng THA CTD, THU 190, 436, 543
136 Elsholtzia cristata Willd. Kinh giới THA CTD, THU, ANĐ 178, 621, 746
137 Hyptis rhomboidea Mart. et Gal. É đầu to THA CTD,LGO 78, 537, 699
138 Leonurus artemisia (Lour.) S. Y. Hu Ích mẫu THA CTD, THU 37, 366, 551
139 Leucas zeylanica (L.) R.Br. Mè đất THA CTD, THU 315, 550, 649
140 Mentha arvensis L. Bạc hà THA CTD, THU 235, 269, 591
141 Mentha crispa L. Húng láng THA CTD, THU, ANĐ 198, 539, 630
142 Ocimum basilicum L. Húng chó THA CTD, THU, ANĐ 121, 289, 627

180
143 Ocimum gratissmum L. Hương nhu trắng THA CTD, THU 346, 811, 838
144 Ocimum sativum L. Hương nhu tía THA CTD, THU 183, 248, 571
145 CTD, THU, CAN, 345, 520, 757
Perilla frutescens (L.) Britt. Tía tô THA
ANĐ
146 Plectranthus aromaticum Benth. Húng chanh THA CTD, THU 435, 646, 779
147 Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Hoắc hương THA CTD, THU 212, 523, 687
Fam.16. Lauraceae Họ Long não
148 Actinodaphneelliptibacca Kosterm.* Bộp trái bầu dục GON CTD 294, 470, 652
149 Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. May sai GON CTD, THU 325, 578, 660
150 Beilschmiedia percoriacea Allen Chắp dai GOL CTD,LGO 76, 794, 885
151 Beilschmiedia poilanei Liou Chắp trơn GOL CTD,LGO 218, 769, 925
152 Beilschmiedia sphaerocarcpa Lecomte Chắp lá đối GON CTD, THU 189, 754, 879
153 Caryodaphnopsis tonkinensis (Lecomte) Airy 51, 657, 944
Cà lồ GOL CTD,LGO
Shaw
154 Casytha filiformis L. Dây tơ xanh GLT CTD, THU 595, 796, 849
155 Cinnamomum balansae Lecomte* Gù hương GOL CTD,LGO 187, 290, 641
156 Cinnamomum burrmannii Blume Quế lợn GOL CTD, THU,LGO 56, 563, 787

181
157 GOL CTD, 237, 600
Cinnamomum rigidifolium Presl Quế lá cứng
THU,LGO,CDB
158 GON CTD, 319, 500
Cinnamomum cassia Presl Quế thanh
THU,LGO,U,GVI
159 Cinnamomum glaucescens (Nees) Drury Re xanh phấn GOL CTD,LGO 82, 145, 377
160 Cinnamomum iners Reinw. ex Blume Quế rừng GON CTD, THU,LGO 524, 678
161 Cinnamomum kunstleri Ridl. Quế kunstler GON CTD,LGO 28, 483, 874
162 Cinnamomum camphora (L.) Presl Long não GON CTD, THU,LGO 17, 793
163 Cinnamomum parthenoxylon Meissn.* Re hương GOL CTD, THU,LGO 10, 691, 795
164 Cinnamomum polyadelphum (Lour.) 545, 669
Quế bời lời GOL CTD,LGO
Kosterm.
165 Cinnamomum tonkinense (Lecomte) A. Chev. Re xanh GOL CTD,LGO 146, 484
166 GOL CTD, 04, 35, 186
Cinnamomum verum J. Presl Quế hồi
THU,GVI,LGO
167 Cryptocarya concinna Hance Mò quả vàng GON CTD,LGO 567, 901
168 Cryptocarya infectoria (Blume) Miq. Cà đuối nhuộm GON CTD,LGO 69, 761, 780
169 Cryptocarya lenticellata Lecomte Mò nanh vàng GON CTD,LGO 203, 574

182
170 Endiandra hainanensis Merr. & Metc. ex GOL 100, 598, 800
Khuyết nhị hải nam CTD,LGO,CDB
Allen
171 GON CTD, 241, 439, 766
Lindera communis Hemsl. Ô đước thường thấy
THU,LGO,CDB
172 Lindera glauca (Sieb. & Zucc.) Blume Ô đước mốc BUI CTD, THU 139, 645, 862
173 Lindera kwangtungensis (H.Liou) Allen Lòng trứng quảng CTD 286, 748
GON
đông
174 Lindera racemosa Lecomte Lòng trứng hoa vàng GON CTD 11, 91, 329
175 Litsea balansae Lecomte Bời lời balansa GON CTD, THU 80, 656, 789
176 Litsea baviensis Lecomte Bời lời ba vì GOL CTD,LGO,CDB 161, 466, 829
177 Litsea brevipes Kosterm. sec. Phamh. Bời lời chân ngắn GON CTD 209, 664, 899
178 Litsea cambodiana Lecomte Bời lời cam bốt GOL CTD,LGO 75, 448, 701
179 Litsea cubeba (Lour.) Pers. Màng tang GOL CTD, THU, CDB 240, 585
180 Litsea mollis Hemsl. Bời lời núi đá GON CTD,LGO 196, 743
181 Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Robins. Bời lời nhớt GON CTD, THU,LGO 729, 836, 918
182 Litsea griffithii Gamble var. annamensis Liou Bời lời trung bộ GON CTD,LGO 282, 681, 855
183 Litsea lancifolia (Roxb. ex Nees) Hook. f. Bời lời lá thon GON CTD, THU 87, 498, 725

183
184 Litsea longipes (Meisn.) Hook. f. Bời lời cuống dài GON CTD,LGO 293, 409, 631
185 Litsea monopetala (Roxb.) Pers. Bời bời bao hoa đơn GON CTD, THU,LGO 128, 640
186 Litsea pierrei Lecomte Bời lời trắng GOL CTD,LGO 511, 727
187 Litsea rotundifolia (Wall. ex Nees) Hemsl. Bời lời lá tròn GON CTD, THU 333, 816
188 Litsea salmonea A. Chev. Bời lời đỏ tươi GOL CTD 250, 569
189 Litsea umbellata (Lour.) Merr. Mò long GON CTD, THU,LGO 332, 878
190 Litsea verticillata Hance Bời bời vòng GON CTD,LGO 84, 416, 905
191 Litsea viridis Liou Bời lời xanh GON CTD 447, 570
192 Machilus odoratissima Nees Kháo nhậm GOL CTD, THU,LGO 249, 893
193 Neocinnamomum caudatum (Nees) Merr. Re đuôi GON CTD, THU 260, 658, 857
194 Neocinnamomum lecomtei Liou. Re mới lecomte GON CTD, THU,LGO 380, 775
195 Neolitsea ellipsoides Allen Nô bầu dục GON CTD,LGO 512, 876
196 Neolitsea oblongifolia Merr. & Chum Nô lá thuôn GON CTD 42, 605
197 Phoebe angustifolia Meissn Sụ lá kiếm GON CTD 99, 490
198 Re trắng lá hình GOL 507, 858
Phoebe cuneata Blume CTD,LGO
nêm
199 Phoebe hainanensis Merr Sụ hải nam GON CTD,LGO 302, 565

184
200 Phoebe lanceolata (Wall. ex Nees) Nees. Re trắng mũi mác GON CTD, THU,LGO 140, 935
201 Phoebe pallida (Ness) Nees Re trắng nhớt GON CTD,LGO 314, 751
202 Phoebe paniculata Nees Re trắng chùy GON CTD 206, 750, 887
203 Phoebe tavoyana (Meisn.) Hook. f. Re trắng lá to GON CTD,LGO 141, 360
Fam.17. Magnoliaceae Họ Ngọc lan
204 Magnolia champacifolia Dandy ex Gagnep. Ngọc lan rừng GOL CTD 226, 688
205 Magnolia coco (Lour.) DC. Hoa trứng gà GON CTD, THU, CAN 517, 679
206 Magnolia fistulosa (Fin.et Gagnep.) Dandy Dạ hợp hoa ống BUI CTD 298, 782
207 Manglietia conifera Dandy Vàng tâm GOL CTD, THU,LGO 495, 818
208 Manglietia fordiana Oliv. Mỡ GOL CTD,LGO 506, 898
209 Manglietia insignis (Wall.) Blume Giổi đá GOL CTD,LGO 222, 527
210 Michelia alba DC. Ngọc lan hoa trắng GOL CTD, THU,LGO 182, 320
211 GOL CTD, THU,LGO, 577, 851
Michelia balansae Dandy Giổi bà
ANĐ
212 GOL CTD, THU,LGO, 255, 488
Michelia champaca L. Ngọc lan hương ANĐ
213 Michelia foveolata Merr. ex Dandy. Giổi nhung GOL CTD,LGO 601, 580

185
214 GOL CTD, THU,LGO, 723, 904
Michelia tonkinensis Chev. Giổi xanh
ANĐ
Fam.18. Malvaceae Họ Bông
215 Abelmoschus moschatus (L.) Medic. Bông vang THA CTD, THU, ANĐ 162, 385
216 Abutilon indicum G. Don Cối xay THA CTD, THU 168, 560
Fam.19. Meliaceae Họ Xoan
217 Aglaia gigantea (Pierre) Pellegr. Gội nếp GOL CTD,LGO 217, 714
218 Aglaia ordorata Lour. Ngâu rừng GON CTD, THU,LGO 702, 947
219 Dysoxylum cauliflorum Hieron Đinh hương GOL CTD, THU,LGO 308, 932
220 Dysoxylum loureiri Pierre Huỳnh đường GOL CTD, THU,LGO 589, 966
221 Dysoxylum tonkinensis Chev. ex Pellegr Chạc khế GON CTD,LGO 663, 831
Fam. 20. Menispermaceae Họ Tiết dê
222 Anamirta coculus (L.) Wight et Arn. Dây đông hầu GLT CTD, THU 111, 513
223 Cissampelos pareira L. Dây tiết dê GLT CTD, THU 275, 847
224 Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Vằng lá nhỏ GLT CTD, THU 24, 596
225 Fibraurea recisa Pierre Hoàng đằng BUI CTD, THU 179, 639
226 Pericampilus glaucus (Lam.) Merr. Dây châu đảo GLT CTD, THU 238, 820

186
227 Pycnarrhena poilanei (Gagnep. ) Forman. Phi đằng poilan BUI CTD 647, 971
228 Stephania japonica (Thunb.) Miers. Dây lõi tiền GLT CTD, THU 19, 451
229 Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi GLT CTD, THU 263, 842
230 Tinospora crispa (L.) Hook.f. et Thwaites Dây ký ninh GLT CTD, THU 194, 689
231 Tinospora tomentosa Miers Dây đau xương GLT CTD, THU 122, 973
Fam.21. Mimosaceae Họ Trinh nữ
232 Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth. Keo lá tràm GOL CTD, THU,LGO 738, 913
233 Acacia confusa Merr. Đài loan tương tư GOL CTD, THU,LGO 167, 538
234 Acacia heterophylla Wild. Keo lưỡi liềm GOL CTD,LGO 54, 667
235 Acacia mangium Wild. Keo tai tượng GOL CTD,LGO 355, 389
Fam.22. Myristicaceae Họ Máu chó
236 Horsfieldia amygdalina Warb. Săng máu lá to GOL CTD, THU,LGO 13, 535
237 Knema corticosa Lour. Máu chó lá nhỏ GOL CTD, THU,CDB 404, 697
Fam.23. Myrsinaceae Họ Đơn nem
238 Ardisia gigantifolia Staff. Trọng đũa lá to GON CTD, THU 81, 475
239 Ardisia sylvestris Pitard Khôi BUI CTD, THU 174, 718
Fam.24. Myrtaceae Họ Sim

187
240 Cleistocalyx nervosum DC. Chè vối GON CTD, THU 86, 540
241 Decaspermum parviflorum (Lam.) J.Scott Trâm lá bóng GON CTD 214, 933
242 Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Bạch đàn GOL CTD, THU,LGO 352, 929
243 Eucalyptus exserta F.V.Muell. Bạch đàn liễu GOL CTD, THU,LGO 170, 724
244 Eucalyptus tereticormis Smith Bạch đàn sừng cao GOL CTD,LGO 95, 541
245 GOL CTD, THU,LGO, 67, 620
Psidium guajava L. Ổi
ANĐ
246 Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. Sim GON CTD, THU, ANĐ 853, 895
247 Syzygium attopeuensis (Gagnep.) Merr. et CTD 356, 480
Rì rì GON
Perry
248 Syzygium bracteatum (Willd.) Raiz. Trâm đạn GON CTD 411, 608
249 Syzygium chanlos (Gagnep) Merr. et Perry Trâm trắng GON CTD,LGO, ANĐ 7, 866
250 Syzygium cumini Skulz Trâm vối GOL CTD, THU,LGO 175, 778
251 GOL CTD, THU,LGO, 153, 869
Syzygium jambos L. Gioi rừng
ANĐ
252 Syzygium levinei (Merr.) Merr. et Perry Trâm núi GOL CTD, LGO 247, 813, 967
253 Syzygium polyanthum Walp. Sắn thuyền GOL CTD, THU, ANĐ 39, 491

188
254 Syzygium samarangense (Blume) Merr. et GOL CTD, THU, ANĐ 305, 777
Perry Roi trồng
255 GOL CTD, THU,LGO, 106, 886
Syzygium tsoongii (Merr.) Merr & Perry Trâm chối ANĐ
256 Syzygium zeylanicum (L.) DC. Trâm vỏ đỏ GOL CTD, THU,LGO 396, 741
Fam.25. Oleaceae Họ Nhài
257 Jasminum lanceolaria Roxb. Dây quả đôi GLT CTD, THU 633, 868
258 Jasminum longipetalum Merr. Nhài cánh dài GLT CTD, THU 650, 940
259 Jasminum nervosum Lour. Chè vằng THA CTD, THU 243, 651
260 Jasminum pentaneurum Hand.-Mazzer. Nhài năm gân BUI CTD 18, 726
261 Jasminum sambac (L.) Ait. Nhài BUI CTD 521, 637
262 Jasminum subtriplinerve Blume Vằng BUI CTD, THU 236, 759
263 Jasminum trineuron Kob. Lài tam kinh BUI CTD 921, 927
264 Jasminum undulatum Ker-Gawl. Vằng lông BUI CTD, THU 353, 830
Fam.26. Passifloraceae Họ Lạc tiên
265 Passiflora foetida L. Lạc tiên GLT CTD, THU 634
Fam.27. Piperaceae Họ Hồ tiêu

189
266 Peperomia pellucida (L.) H.B.K. Rau càng cua THA CTD, THU, ANĐ 6, 531
267 Piper acre Blume Tiêu gắt GLT CTD 312, 350
268 Piper albispicum C.DC. Tiêu GLT CTD 131, 832
269 Piper arboricola C. DC. Tiêu thượng mộc GLT CTD, THU 303, 993
270 Piper bavinum C. DC. Tiêu ba vì GLT CTD, THU 514, 889
271 Piper betle L. Trầu không GLT CTD, THU 994
272 Piper bonii C. DC. Hàm ếch rừng GLT CTD 271, 610
273 Piper brevicaule C. DC. Tiêu thân ngắn GLT CTD 12, 958
274 Piper carnibracteum C. DC. Tiêu lá bắc mập GLT CTD 296, 822
275 Piper chaudocanum C. DC. Tiêu châu đốc GLT CTD, THU 555, 877
276 Piper harmandii C. DC. Tiêu hardman GLT CTD 509, 946
277 Piper laosanum C. DC. Tiêu lào GLT CTD 349, 573
278 Piper leptostachyum Wall. Tiêu gié mảnh GLT CTD 65, 698
279 Piper lolot C. DC. Lá lốt THA CTD, THU, ANĐ 972
280 Piper longum L. Tiêu lá tím THA CTD, THU 83, 735
281 Piper minutistigmum C. DC. Tiêu bến en THA CTD, ANĐ, CAN 372, 722, 978
282 Piper mutabile C. DC. Tiêu biến thể GLT CTD 62, 801

190
283 Piper nigrum L. Hồ tiêu GLT CTD, THU, ANĐ 850
284 Piper pierrei C. DC. Tiêu pierrei GLT CTD 21, 417
285 Piper pubicatulum C. DC. Tiêu sóng có lông GLT CTD 534, 827
286 Piper retrofractum Vahl. Tiêu dội THA CTD, THU 200, 579
287 Piper saxicola C. DC. Tiêu trên đá GLT CTD 383, 773
288 Zippelia begoniaefolia Blume ex Schult. & Tiêu rận GLT CTD, THU 532, 920
Schult. f.
Fam.28. Polygonaceae Họ Rau răm
289 Polygonum odoratum Lour. Rau răm THA CTD, THU, ANĐ 232, 497
Fam.29. Rosaceae Họ Hoa hồng
290 Eriobotrya bengalensis (Roxb.) Hook. f. Sơn trà an GOL CTD, THU,LGO 97, 418
291 Prunus arboreavar. stipulacea (King) Kalm Xoan đào GOL CTD,LGO 311, 626
292 Rosa chinensis Jacq. Hoa hồng BUI CTD, THU, CAN 109, 654

Fam.30. Rutaceae Họ Cam


293 Acronychia pedunculata (L.) Miq. Bưởi bung GON CTD, THU 89, 819
294 Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. Quýt gai GON CTD, THU 454, 821
295 Atalantia guillauminii Sw. Quýt rừng GON CTD 117, 450

191
296 Atalantia roxburghiana Hook. f. Quýt dại roxburghi GON CTD, THU, ANĐ 375, 615
297 Atalantia sessiliflora Guillaum. Tiểu quất không BUI CTD, THU 502, 760
cuống
298 Citrus aurantiifoloa (Christm. & Panzer) GON CTD, THU, ANĐ 963
Swingle Chanh
299 Citrus grandis (L.) Osbeck Bưởi GON CTD, THU, ANĐ 969
300 Citrus limon (L.) Burm.f. Chanh tây GON CTD, THU,, ANĐ 835
301 Citrus reticulata Lour. Cam sành GON CTD, THU, ANĐ, 756
302 Clausena anisata (Willd.) Hook. f. ex Benth. Hồng bì núi GON CTD, THU, ANĐ 292, 863
303 Clausena dimidiana Tanaka Hồng bì dại GON CTD, THU 48, 665
304 Clausena excavata Burm.f. Mắc mật rừng GON CTD, THU, ANĐ 463, 781
305 Clausena harmandii (Pierre) Pierre ex Giối harnam GON CTD, THU 9, 635
Guillaum.
306 Clausena indica (Dalz.) Oliv. Mắc mật núi GON CTD, THU 321, 873
307 Clausena lansium (Lour.) Skeels Hồng bì GON CTD, THU, ANĐ 26, 493
308 Euodia callophylla Guillaum. Dấu dầu lá hẹp GON CTD, THU 557, 922
309 Euodia lepta (Spreng) Merr. Ba chạc GNB CTD, THU 163, 747

192
310 Glycosmis pentaphylla (Retz.) Correa Cơm rượu GON CTD, THU 188, 906
311 Glycosmis tetracronia (Pierre) B.C. Stone Cơm rưọu bắc bộ GON CTD 70, 492
312 Maclurodendron oligophlebium (Merr.) Hartl. Bưởi bung ít gân GON CTD, THU 432, 881
313 Micromelum falcatum (Lour.) Tanaka Mắt trâu lá méo GON CTD, THU 223, 666
314 Micromelum hirsutum Oliv. Mắt trâu GON CTD, THU 50, 671
315 Micromelum integerrimum (Buch.-Ham.) Mắt trâu bìa nguyên GON CTD, THU 199, 471
Roem.
316 Micromelum minutum (Forst.f.) Wight et Kim sương GON CTD, THU 272, 856
Arn.
317 Murraya alata Drake Nguyệt quế cánh BUI CTD, CAN 719
318 Murraya paniculata (L.) Jack. Nguyệt quế GON CTD, THU, CAN 341
319 Paramignya andamanica (King) Tanaka Cựa gà GLT CTD, THU, ANĐ 299
320 Tetradium meliaefolia (Hance) Benth. Ba chạc lá xoan GOL CTD, THU,LGO 73, 710
321 Tetradium trichotorum Lour. Dấu dầu lá chẻ ba GON CTD, THU 433, 776
322 Toddalia asiatica (L.) Lam. Xít xa GLT CTD, THU,GVI 193, 731
323 Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC. Muồng truổng GON CTD, THU 799, 956

324 Zanthoxylum myriacanthum Wall. ex Hook.f. Hoàng mộc nhiều gai GON CTD, THU,GVI 46, 882

193
325 Zanthoxylum nitidum (Lamk.) DC. Sưng GLT CTD, THU,GVI 149, 730
Fam.31. Saururaceae Họ Lá giếp
326 Houttuynia cordata Thunb Giếp cá THA CTD, THU, ANĐ 132
327 Saururus sinensis L. Hàm ếch THA CTD, THU 230
Fam.32. Schisandraceae Họ Ngũ vị
328 Kadsura coccinea (Lem.) A.C.Smith Nắm cơm GLT CTD, THU, ANĐ 473
Fam.33. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm sói
329 Angelonia goyazensis Benth. Hương dạ thảo THA CTD, THU, CAN 68, 397
330 Limnophila aromatica Merr. Rau ngổ THA CTD, THU, ANĐ 301, 810
331 Limnophila micrantha (Benth.) Benth. Cóc mẵn THA CTD 259, 762, 992
332 Lindernia anagallis (Burm.f.) Penn. Lữ đằng cọng THA CTD, THU 102, 425
333 Lindernia antipoda (L.) Alston Màn đất THA CTD, THU 422, 807
334 Lindernia ciliata Penn. Màn rìa THA CTD, THU 29, 823
335 Lindernia crustacea F.Muell. Lữ dằng cấn THA CTD, THU 151, 806
336 Lindernia hyssopoides (L.) Haines Mầu thảo THA CTD 205, 477
337 Lindernia pusilla Bold. Lữ đằng nhỏ THA CTD 370, 888
338 Lindernia ruellioides (Colsm.) Penn. Lữ đằng dạng nổ THA CTD, THU 74, 481

194
339 Lindernia tenuifolia (Colsm.) Alston Lữ đằng lá nhỏ THA CTD 327, 711
340 Lindernia tonkinensis Bonati Lữ đằng bắc THA CTD 130, 900
341 Microcarpaea minima Merr. Vi quả THA CTD 133, 840
342 Scoparia dulcis L. Cam thảo nam THA CTD, THU 304, 981
343 Torenia benthamiana Hance Tô liên THA CTD 228, 690
344 Torenia violacea (Azaola ex Blanco) Pennell Tô liên hoa tím THA CTD, THU 431, 894
Fam.34. Simaroubaceae Họ Thanh thất
345 Ailanthus triphysa Alston. Thanh thất GOL CTD, THU,LGO 155, 614
346 Brucea javanica (L.) Merr Sầu đâu cứt chuột BUI CTD, THU 518, 875
Fam.35. Thymelaeaceae Họ Trầm
347 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương GOL CTD, THU,LGO 770
Fam.36. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
348 Callicarpa albida Bl. Tử châu lá dài GON CTD 27, 458
349 Callicarpa arborea Roxb. Tu hú gỗ GON CTD, THU 274, 590
350 Callicarpa candicans (Burm.f.) Hochr. Nàng nàng GON CTD, THU 71, 494
351 Callicarpa dichotoma (Lour.) Raeusch. Tử châu lá nhỏ BUI CTD, THU 686, 839
352 Callicarpa japonica Thunb. Tử châu nhật bản BUI CTD 287, 880

195
353 Callicarpa petelotii Dop. Tử châu pê tê lốt BUI CTD, THU 40, 472
354 Cleodendrum philippinum Schauer f. Bạch đồng nữ BUI CTD 392, 938
355 Clerodendrum chinense multiplex (Sw.) CTD, THU 515, 844
Bạch nữ thơm BUI
Mold.
356 Clerodendrum cyrtophyllum Turcz. Bọ mẩy BUI CTD, THU 351, 902
357 Clerodendrum gaudichaudii Dop Ngọc nữ dải đỏ BUI CTD 192, 804
358 Clerodendrum paniculatus L. Vậy đỏ BUI CTD, THU 33, 764
359 Clerodendrum tonkinensis P. Dop. Ngọc nữ bắc bộ BUI CTD 98, 790
360 Duranta repens L. Thanh quan BUI CTD, THU, CAN 197, 915
361 Gmelina annamensis Dop Tu hú trung bộ GON CTD 108, 499
362 Gmelina arborea Roxb. Lõi thọ GON CTD, THU 393, 962
363 Lantana camara L. Bông ổi BUI CTD, THU, CAN 883
364 Sphenodesma amethystina Dop Hạt tím BUI CTD 617
365 Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl Hải tiền BUI CTD, THU 784
366 Verbena hybridaHort. ex Vilm Hải tiên bông BUI CTD, CAN 137, 891
367 Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa THA CTD, THU 423, 561
368 Vitex leptobotrys Hallier. Đẻn cọng mảnh THA CTD 254, 910

196
369 Vitex negundo L. Quan âm BUI CTD 129, 482
370 Vitex quinata F.N. Will. Đẻn năm lá GOL CTD, THU, LGO 14, 802
371 Vitex trifolia L. Đẻn ba lá GON CTD, THU 622, 865
Class. 2. Liliopsida Lớp Hành
Họ Thạch xương
Fam.1. Acoraceae bồ
372 Acorus macrospadiceus (Yam.) F. N. Wei & Thủy xương bồ lá THA CTD, THU 251, 588
Y. K. Li to
373 Acorus tatarinowi Schott. Bồ bồ núi THA CTD, THU 110, 462
Fam.2. Araceae Họ Ráy
374 Homalomena occulta (Lour.) Schott. Thiên niên kiện THA CTD, THU 334, 771
375 Homalomena tonkiensis Schott. Thiên niên kiện bắc THA CTD, THU 169, 941
bộ
Fam.3. Cyperaceae Họ Cói
376 Cyperus rotundus L. Cỏ gấu THA CTD, THU 897
Fam.4. Phormiaceae Họ Hương bài
377 Dianella nemorosa Lam. ex Schiller f. Hương bài THA CTD, THU 281, 909

197
Fam.5. Poaceae Họ Cỏ
378 Cymbopogon citratus Stapf Sả THA CTD, THU, ANĐ 864
Fam.6. Zingiberaceae Họ Gừng
379 Alpinia galanga (L.) Willd. Riềng nếp THA CTD, THU,GVI 912
380 Alpinia globosa (Lour.) Horan. Sẹ THA CTD, THU 104, 445
381 Alpinia kwangsiensis T. L. Wu & S. J. Chen Riềng quảng tây THA CTD, THU, ANĐ 307, 926
382 Alpinia macroura K. Schum. Riềng đuôi nhọn THA CTD 343, 510
383 Alpinia malaccaensis (Burm.f.) Rosc. Riềng malacca THA CTD, THU 291, 467
384 Alpinia menghaiensis S.Q. Tong & Y. M. Xia Riềng meng hai THA CTD, THU, ANĐ 32, 486
385 Alpinia napoensis H. Dong & G. J. Xu Riềng THA CTD, THU 728, 934
386 Alpinia oblongifolia Hayata Riềng tàu THA CTD, THU,GVI 59, 464
387 Alpinia officinarum Hance Riềng thuốc THA CTD, THU,GVI 180
388 Alpinia polyantha D. Fang Riềng nhiều hoa THA CTD, THU 316, 496, 890
389 Alpinia tonkinensis Gagnep. Riềng bắc bộ THA CTD, THU 08, 276
390 Alpinia zerumbet (Pers.) B. L. Burtt. & R. M. THA CTD, THU, CAN 115, 337
Riềng đẹp
Sm.

198
391 Amomum gagnepainii T. L. Wu, K. K. Larsen & THA CTD, THU,GVI 90, 552
Riềng ấm
Turland
392 Amomum maximum Roxb. Đậu khấu chín cánh THA CTD, THU 152, 628
393 Amomum muricarpum Elmer Sa nhân quả có mỏ THA CTD, THU 92, 365
394 Amomum villosum Lour. Sa nhân THA CTD, THU,GVI 721, 923
395 Amomum xanthoides Wall. ex Baker Sa nhân ké THA CTD, THU,GVI 94, 387
396 Curcuma aromatica Salisb. Nghệ trắng THA CTD, THU 401, 798
397 Curcuma longa L. Nghệ THA CTD, THU,GVI 156, 419
398 Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc. Nghệ đen THA CTD, THU, ANĐ 421
399 Distichochlamys benenica Q. B. Nguyen & THA 103, 441, 843
Gừng đen bến en CTD, THU
Škorničk
400 Hedychium gardnerianum Rosc. Ngải tiên gardner THA CTD 136, 388
401 Hedychium villosum Wall. Ngải tiên lông THA CTD 210, 474
402 Kaempferia galanga L. Địa liền THA CTD, THU 176, 322
403 Zingiber rufopilosum Gagnep. Gừng lông hung THA CTD, THU 144, 911
404 Zingiber eberhardtii Gagnep. Gừng eberhardt THA CTD 150, 485
405 Zingiber gramineum Blume Gừng lúa THA CTD, THU 361, 914

199
406 Zingiber monophyllum Gagnep. Gừng một lá THA CTD, THU 354, 469
407 Zingiber montanum (Koenig) Link ex A. Dietr Gừng núi THA CTD, THU 221, 928
408 Zingiber officinale Rosc. Gừng THA CTD, THU,GVI 239, 444
409 Zingiber rubens Roxb. Gừng đỏ THA CTD, THU, CAN 381, 859
410 Zingiber zerumbet (L.) Smith Gừng gió THA CTD, THU, 700, 903

Ghi chú:Dạng thân: GNB (gỗ nhỏ hoặc bụi), GOL (gỗ lớn), GON (gỗ nhỏ), BUI (bụi), THA (thảo), GLT (leo trườn); Giá trị sử
dụng: CTD (tinh dầu), THU (làm thuốc), LGO (lấy gỗ), ANĐ (ăn đươc), CAN (làm cảnh), GVI (gia vị), CDB (dầu béo).

200
PHỤ LỤC 2.

DANH SÁCH CÁC THẦY THUỐC NAM ĐÃ ĐƯỢC PHỎNG VẤN VỀ


TÌNH HÌNH QUẢN LÍ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY TINH DẦU

TT Họ tên Địa chỉ Ghi chú


1 Trương Thị Xuân Xã Phúc Đường, Như Thanh
2 Đới Xuân Dung Xã Phúc Đường, Như Thanh
3 Nguyễn Xuân Anh Thị trấn Bến Sung, Như Thanh
4 Trịnh Thị Mai Thị trấn Bến Sung, Như Thanh
5 Cao Thanh Hằng Thị trấn Bến Sung, Như Thanh
6 Cao Thị Hào Xã Mậu Lâm, Như Thanh
7 Lê Thị Hoa Xã Phượng Nghi, Như Thanh
8 Cao Văn Mỹ Xã Phượng Nghi, Như Thanh
9 Nguyễn Văn Vương Xã Cán Khê, Như Thanh
10 Hà Thị Mậu Xã Cán Khê, Như Thanh
11 Quách Thị Huệ Xã Hải Vân, Như Thanh
12 Lê Quyết Tâm Xã Hải Vân, Như Thanh
13 Hà Thị Thể Xã Xuân Phúc, Như Thanh
14 Đới Xuân Dung Xã Xuân Phúc, Như Thanh
15 Trương Thị Xuân Xã Xuân Phúc, Như Thanh
16 Nguyễn Văn Duy Xã Phú Thuận, Như Thanh

201
PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA VÀ MỘT SỐ LOÀI CÂY
CÓ TINH DẦU Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA
(Nguồn: tác giả)

1 2

3 4

5 6
Ảnh. 1-5 Tác giả thu thập mẫu ở thực địa; Ảnh. 6 tác giả chưng cất tinh dầu trong
phòng thí nghiệm

202
Ảnh 7. Cách thư rất lông (Fissistigma Ảnh 8. Cách thư có lông (Fissistigma
villosissimum Merr.) villosum (Ast ) Merr.)

Ảnh 9. Bồ quả non (Uvaria boniana Fin. Ảnh 10. Móng rồng hồng kông
& Gagnep.) (Artabotrys hongkonensis Hance)

Ảnh 11. Nhọc lá lớn (Polyalthia laui Ảnh 12. Giác đế miên (Goniothalamus
Merr.) tamirensis Pierre ex Fin.)

203
Ảnh 13. Bồ quả lá to (Uvaria cordata Ảnh 14. Công chúa petelot (Artabotrys
(Dun ) Wall. ex Alston) petelotii Merr.)

Ảnh 15. Cách thư petelot (Fissistigma Ảnh 16.Giền láng (Xylopia poilanei
petelotii Merr.) Ast)

Ảnh 17. Mao quả (Dasymaschalon Ảnh 18. Nhọc đen (Polyalthia
rostratum Lour.) nemoralis DC.)

204
Ảnh 19. Kim sương (Micromelum Ảnh 20. Muồng truổng (Zanthoxylum
minutum (Forst.f.) Wight et Arn.) avicennae (Lam.) DC.)

Ảnh 21. Bưởi bung (Acronychia Ảnh 22. Giổi harman (Clausena
pedunculata (L.) Miq.) harmandii (Pierre) Pierre ex Guillaum.)

Ảnh 23. Mắc mật rừng (Clausena Ảnh 24. Ba chạc (Euodia lepta (Spreng)
excavata Burm.f.) Merr.)

205
Ảnh 25.Sưng (Zanthoxylum nitidum Ảnh 26. Quýt rừng (Atalantia
(Lamk.) DC.) guillauminii Sw.)

Ảnh 27. Mắt trâu lá méo (Micromelum Ảnh 28. Mắt trâu bìa nguyên
(Micromelum integerrimum (Buch.-
falcatum (Lour.) Tanaka)
Ham.) Roem.)

Ảnh 29. Cơm rượu (Glycosmis Ảnh 30. Tiêu gié mảnh (Piper
pentaphylla (Retz.) Correa) leptostachuym Wall.)

206
Ảnh 31. Tiêu lá tím (Piper longum L.) Ảnh 32. Tiêu thượng mộc (Piper
arboricola C. DC.)

Ảnh 33. Tiêu (Piper albispicum C.DC.) Ảnh 34. Tiêu harnam (Piper harmandii
C. DC.)

Ảnh 35. Tiêu châu đốc (Piper Ảnh 36. Tiêu biến thể (Piper mutabile
chaudocanum C. DC.) C. DC.)

207
Ảnh 37. Giổi nhung (Michelia foveolata Ảnh 38. Giổi xanh (Michelia
Merr. ex Dandy.) tonkinensis Chev.)

Ảnh 39. Trám đen (Canarium Ảnh 40. Trám trắng (Canarium album
tramdenum Dai et Jakovt) (Lour.) Raeusch.)

Ảnh 41. Trâm vỏ đỏ (Syzygium Ảnh 42. Gioi rừng (Syzygium jambos
zeylanicum (L.) DC.) L.)

208
Ảnh 43. Trâm trắng (Syzygium chanlos Ảnh 44. Trâm đạn (Syzygium
(Gagnep) Merr. et Perry) bracteatum (Willd.) Raiz.)

Ảnh 45. Khôi tía (Ardisia gigantifolia Ảnh 46. Khổ sâm bắc bộ (Croton
Staff.) tonkinensis Gagnep.)

Ảnh 47. Bời lời balansa (Litsea balansae Ảnh 48. Re xanh (Cinnamomum
Lecomte) tonkinense (Lecomte) A. Chev.)

209
Ảnh 49. Quế thanh (Cinnamomum cassia Ảnh 50. Bời lời lá mọc vòng (Litsea
Presl) verticillata Hance)

Ảnh 51. Bời lời lá tròn (Litsea Ảnh 52. Bời lời trung bộ (Litsea
rotundifolia (Wall. ex Nees)Hemsl.) griffithii Gamble var. annamensis
Liou)

Ảnh 53. Long não (Cinnamomum Ảnh 54. Re trứng (Cinnamomum


camphora (L.) Presl) ovatum Allen.)

210
Ảnh 55. Bời lời ba vì (Litsea baviensis Ảnh 56. Màng tang (Litsea cubeba
Lecomte) (Lour.) Pers.)

Ảnh 57. Vù hương (Cinnamomum Ảnh 58. Cà đuối nhuộm (Cryptocarya


parthenoxylon (Jack) Meisn.) infectoria (Blume) Miq.)

Ảnh 59. Bời lời núi đá (Litsea eumosa Ảnh 60. Quế kunstle (Cinnamomum
W. W. Smith) kunstleri Ridl.)

211
Ảnh 61. Quế rừng (Cinnamomum iners Ảnh 62. Re trắng lá to (Phoebe
Reinw. ex Blume) tavoyana (Meisn.) Hook. f.)

Ảnh 63. Mò nanh vàng (Cryptocarya Ảnh 64. Quế hồi (Cinnamomum verum
concinna Hance) J. Presl)

Ảnh 65. Gù hương (Cinnamomum Ảnh 66. Quế trèn (Cinnamomum


balansae Lecomte) burmannii (C. & T. Ness) Blume)

212
Ảnh 67. Bời lới phiến lá thon (Litsea Ảnh 68. Quế bời lời (Cinnamomum
lancifolia (Roxb. ex Nees) Hook. f.) polyadelphum (Lour.) Kosterm.)

Ảnh 69. Bời lời đắng (Litsea umbellata Ảnh 70. Bời lời bao hoa đơn (Litsea
(Lour.) Merr.) monopetala (Roxb.) Pers.)

Ảnh 71. Kháo nhậm (Machilus Ảnh 72. Bộp quả bầu dục
odoratissima Nees) (Actinodaphneellipticibacca Kosterm.)

213
Ảnh 73. Đẻn năm lá (Vitex quinata F.N. Ảnh 74. Tử châu lá dài (Callicarpa
Will.) albida Blume)

Ảnh 75. Crassocephalum crepidioides Ảnh 76. Blumea balsamifera (L.) DC.
(Benth.) S. Moore

Ảnh 77. Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) Ảnh 78. Chua cùm (Kadsura coccinea
(Lam.) A.C.Smith)

214
Ảnh 79. Hương bài (Dianella nemorosa Ảnh 80. Nhân trần (Acrocephalus
capitatus Benth.)
Lam. ex Schiller f.)

Ảnh 81. Thủy sương bồ lá to (Acorus Ảnh 82. Thiên niên kiện (Homalomena
macrospadiceus (Yam.) F. N. Wei & occulta (Lour.) Schott.)
Y. K. Li)

Ảnh 83. Riềng nếp (Alpinia galanga Ảnh 84. Gừng (Zingiber officinale
(L.) Willd.)
Rosc.)

215
Ảnh 85. Riềng (Alpinia napoensisH. Ảnh 86. Nghệ vàng (Curcuma longa
Dong & G. J. Xu)
L.)

Ảnh 87. Sa nhân quả có mỏ (Amomum Ảnh 88. Sa nhân (Amomum villosum
muricarpum Elmer) Lour.)

Ảnh 89. Sa nhân ké (Amomum Ảnh 90. Ngải tiên gardner


xanthioides Wall. ex Baker) (Hedychium gardnerianum Rosc.)

216
PHỤ LỤC 4. SẮC KÝ ĐỒ CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐÃ ĐƯỢC PHÂN
TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU

Hình 1. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Re xanh phấn (Cinnamomum


glaucescens)
(HVC 377)

Hình 2. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Quế hồi (Cinnamomum verum)
(HVC 04)

217
Hình 3. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Lòng trứng hoa vàng (Lindera
racemosa Lecomte) (HVC 329)

Hình 4. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.)
C.B. Robins.) (HVC 721)

218
Hình 5. Sắc ký đồ tinh dầu từ cành của loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa
(Lour.) C.B. Robins.) (HVC 721)

Hình 6. Sắc ký đồ tinh dầu từ quả của loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa
(Lour.) C.B. Robins.) (HVC 721)

219
Hình 7. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Re trắng lá to (Phoebe tavoyana
(Meisn.) Hook. f.) (HVC 360)

Hình 8. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân của loài Re trắng lá to (Phoebe tavoyana
(Meisn.) Hook. f.) (HVC 360)

220
Hình 9. Sắc ký đồ tinh dầu từ vỏ của loài Re trắng lá to (Phoebe tavoyana
(Meisn.) Hook. f.) (HVC 360)

Hình 10. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Tiêu gắt (Piper acre Blume)
(HVC 350)

221
Hình 11. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân của loài Tiêu gắt (Piper acre Blume)
(HVC 350)

Hình 12. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Tiêu bến en (Piper minutistigmum C.
DC.) (HVC 372)

222
Hình 13. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Tiêu bến en (Piper minutistigmum C.
DC.) (HVC 372)

Hình 14. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Tiêu lào (Piper laosanum C. DC.)
(HVC 349)

223
Hình 15. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân của loài Tiêu lào (Piper laosanum C. DC.)
(HVC 349)

Hình 16. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Tiêu trên đá (Piper saxicola C. DC.)
(HVC 383)

224
Hình 17. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân của loài Quýt dại (Atalantia roxburghiana
Hook.f.) (HVC 375)

Hình 18. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Bưởi bung ít gân (Maclurodendron
oligophlebium (Merr.) Hartl.) (HVC 432)

225
Hình 19. Sắc ký đồ tinh dầu từ quả của loài Bưởi bung ít gân (Maclurodendron
oligophlebium (Merr.) Hartl.) (HVC 432)

Hình 20. Sắc ký đồ tinh dầu từ quả của loài Dấu dầu lá chẻ ba (Tetradium
trichophorum Lour.) (HVC 433)

226
Hình 21. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Sẹ (Alpinia globosa) (HVC 104)

Hình 22. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Riềng malacca (Alpinia malaccensis
(Burm.f.) Rosc.) (HVC 291)

227
Hình 23. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân của loài Riềng malacca (Alpinia malaccensis
(Burm.f.) Rosc.) (HVC 291)

Hình 24. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân rễ của loài Riềng malacca (Alpinia
malaccensis (Burm.f.) Rosc.) (HVC 291)

228
Hình 25. Sắc ký đồ tinh dầu từ quả của loài Riềng malacca (Alpinia malaccensis
(Burm.f.) Rosc.) (HVC 291)

Hình 26. Sắc ký đồ tinh dầu từ rễ Riềng (Alpinia napoensis H. Dong & G. J.
Xu)(HVC 728R)

229
Hình 27. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Riềng bắc bộ (Alpinia tonkinensis)
(HVC 108)

Hình 28. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Sa nhân (Amomum villosum Lour.)
(HVC 721)

230
Hình 29. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân của loài Sa nhân (Amomum villosum
Lour.) (HVC 721)

Hình 30. Sắc ký đồ tinh dầu từ rễ của loài Sa nhân (Amomum villosum Lour.)
(HVC 721)

231
Hình 31. Sắc ký đồ tinh dầu từ lá của loài Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.)
Smith) (HVC 700)

Hình 32. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân khí sinh của loài Gừng gió (Zingiber
zerumbet (L.) Smith) (HVC 700)

232
Hình 33. Sắc ký đồ tinh dầu từ thân rễ của loài Gừng gió (Zingiber zerumbet
(L.) Smith) (HVC 700)

233
PHỤ LỤC 5:
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC
VẬT CÓ TINH DẦU
Đây là một cuộc nghiên cứu thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Đánh giá nguồn
tài nguyên thực vật có tinh dầu tại VQG Bến En, Thanh Hóa, đề xuất biện pháp
bảo tồn và khai thác hợp lý”. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự hợp tác chia sẻ
kinh nghiệm của ông/bà về những loài cây cỏ ở vùng núi Thanh hóa mà chúng ta gặp
hoặc đã sử dụng. Những thông tin quý giá mà ông/bà cung cấp chỉ phục vụ cho mục
đích của cuộc nghiên cứu thống kê đánh giá này, ngoài ra không vì một mục đích nào
khác. Những chia sẻ thông tin của ông/bà là sự đóng góp to lớn không chỉ cho luận án
của tôi mà còn cho việc bảo tồn, phát triển và bảo vê ̣ đa dạng sinh học vùng núi tỉnh
Thanh Hóa chúng ta.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của ông/bà.
I. Thông tin chung
1. Tên người được phỏng vấn: ……………………………..
2. Giới tính: Nam [ ] Nữ [ ]
3. Tuổi: ………………..
4. Nghề nghiệp ……………
5. Địa chỉ (xã/thị trấn):...............
6. Thời gian: Ngày ………tháng…..…năm 201
II. Điều tra cụ thể
1. Ông (Bà) có biết thế nào là cây có tinh dầu và cách nhận biết cây chứa tinh dầu?
Biết rõ
Biết, nhưng chưa thật hiểu
Không biết

2. Ông (Bà) sử dụng cây tinh dầu vào mục đích nào?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
....................
3. Cây tinh dầu mà Ông (Bà) sử dụng được lấy từ nguồn nào?
Thu mua
Thu hái trong rừng và ngoài tự nhiên
Gieo trồng
4. Ông (Bà) có hiể u rõ các quy định liên quan đế n bảo vê ̣ và khai thác tài nguyên
thực vâ ̣t chứa tinh dầ u như Luâ ̣t đa da ̣ng sinh ho ̣c, Luâ ̣t Bảo vê ̣ và phát triể n
234
rừng, Công ước CITES, sách đỏ Viê ̣t Nam về các loài thực vâ ̣t quý hiế m cầ n
đươ ̣c bảo vê ̣.
Biết rõ
Chỉ biết sơ qua
Không biết

5. Theo Ông (Bà) công tác bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay thế nào?
Rất nghiêm túc
Tương đối nghiêm túc
Chưa nghiêm túc
6. Theo Ông (bà) ý thức bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ cây có tinh dầu nói riêng
của người dân địa phương thế nào?
Rất tốt
Bình thường
Chưa tốt
7. Theo Ông (Bà) người dân ở địa phương hiện nay có thường vào rừng để thu hái
cây tinh dầu không?
Thường xuyên
Có nhưng không thường xuyên
Không
8. Theo Ông (Bà), nguồn cung cấp cây tinh dầu hiện nay thế nào?
a. Rất dồi dào b. Tương đối thuận lợi c. Khan hiếm
9. Ông (Bà) đánh giá mức độ suy giảm của các loài cây tinh dầu so với 5 năm về
trước.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
....................
10. Ông có biết và sử dụng đến các sản phẩm tinh dầu ngoài thị trường?
a. Đã biết và sử dụng b. Biết nhưng chưa sử dụng c. Chưa biết
11. Ông (Bà) có ý tưởng gì để bảo tồn các loài cây có tinh dầu ngày càng tốt hơn
không?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
....................
12. Ở địa phương hiện nay có trồng những loài cây tinh dầu nào?

235
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
....................
13. Theo Ông (Bà), người nông dân hiện nay có thể phát triển trồng những loại cây
nào? (tên cây, nguồn giống, diện tích, thu hoạch, thu nhập, nơi tiêu thụ, hiệu
quả, thời gian thu lãi….)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………….........................................................................................................
...................................
14. Ông (Bà) có nghĩ đến việc gây trồng cây tinh dầu tại vườn nhà không? Tại sao?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.......................
15. Ông (Bà) có ý định truyền đạt lại kinh nghiệm sử dụng cây tình dầu không?
a. Có, nhưng chỉ truyền lại cho người thân trong gia đình
b. Có thể truyền cho những người có ý muốn
c. Không
16. Ông (Bà) có đề xuất gì để vừa bảo tồn được các loài cây tinh dầu, vừa không
ảnh hưởng đến thu nhập của mình không?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.....................
17. Ông (Bà) có đề xuất gì với các cấp, ban ngành trong việc khai thác và phát
triển các loài cây tinh dầu (thu mua sản phẩm, hướng dẫn nuôi trồng, định
hướng, hỗ trợ kỹ thuật…)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………….
18. Các ý kiến khác
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………….........................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................
Trân trọng cảm ơn ông/bà!

236
237

You might also like