You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ

----------

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

ĐOÀN VĂN HỒNG THIỆN Phạm Trần Trúc LinhMSSV:B1706302

Phạm Thị Thủy Tiên MSSV:B1706343

Lý Huỳnh Yến Xuân MSSV:B1706354

Trần Thị Thúy QuỳnhMSSV:B1809063

Cao Thị Anh Thư MSSV: B1809074

Cần Thơ, 07/2020

PHÒNG SẤY
I. Giới thiệu về phòng sấy:

Phòng sấy có hình dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật đứng hay nằm, hình trụ
đứng hoặc nằm. Thành phòng sấy được bọc cách điện và cách ẩm, có cửa để nạp và
lấy sản phẩm. Vật sấy được rải đều thành lớp trên các tầng khay đặt gác lên khung giá
trong phòng sấy. Bộ phận gia nhiệt cho tác nhân sấy có thể đặt ngoài hoặc trong
phòng sấy. Tác nhân sấy được đối lưu tự nhiên hay cưỡng bức nhờ hệ thống quạt. Quá
trình sấy là gián đoạn hoặc theo chu kỳ. Nạp và tháo sản phẩm bằng thủ công hoặc cơ
giới.

Phòng sấy là một căn phòng kín bên trong có lắp các thiết bị để sấy khô như thiết bị
gia nhiệt, quạt gió, hút ẩm….

II. Công dụng của phòng sấy: 

Cũng như máy sấy, phòng sấy được sử dụng để sấy khô nông sản như rau, củ, quả;
Sấy thực phẩm như thịt, cá, tôm, tép; Sấy dược liệu như cây thuốc, thân, lá cây thuốc,
thuốc viên…

 Ưu điểm:

- Kiên cố, chắc chắn, có thể sấy được vật liệu ở bất cứ dạng : hạt, miếng, mảng nhỏ
xếp lớp, dạng bột nhão….

- Ứng dụng rộng rãi rẻ tiền.

- Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, lắp đặt, vận hành.

- Không làm thay đổi tính chất tự nhiện của sản phẩm.

- Dễ điều chỉnh nhiệt cho vật liệu sấy.

 Nhược điểm:

- do quá trình sấy gián đoạn và có chu kỳ nên lượng nhiệt tiêu tốn để nung nóng
thành và giá đỡ trong buồng sấy giữ các lần sấy rất đáng kể.

- khó làm xáo trộn trong quá trình sấy.

- quá trình sấy không đồng đều do vậy liệu sấy cố định.

III. Cấu tạo của phòng sấy:

Phòng sấy gồm những thành phần như sau:

 Bộ điều chỉnh: đê điều chỉnh công suất thích hợp cho quạt.
 Quạt đối lưu: để thổng luồng khí nóng vào.
 Lớp cách điện: bảo vệ điện không bị rò rỉ bên ngoài.
 Lỗ thông khí: lấy hơi nước bị thăng hóa trong quá trình sấy của vật liệu tạo ra.
 Thanh điện trở: được dùng để giảm mức cường độ dòng điện.
 Khay sấy: dùng để được các vật liệu cần sấy..

IV. Nguyên lý hoạt động của phòng sấy:

Lỗ Thông Khí

Lớp Cách Nhiệt

Bộ Điều
Khiển

Thanh điện trở

Khay Sấy

Quạt Đối lưu

Khí Đối Lưu

Lỗ Lấy Khí Lạnh

Điều chỉnh bộ điều nhiệt cho thích hợp làm quạt đối lưu thổi khí, quạt thổi một
luồng khí nóng vào một buồng trong đó có những khay sấy được sắp xếp theo từng
tầng để vật liệu cần sấy. Lỗ khí lạnh sẽ thổi từ dưới lên để điều chỉnh cho những vật
liệu không bị khí nóng làm khô quá, tạo ra dòng khí đối lưu là sự kết hợp của cả hai
dòng khí. Bên cạnh đó còn có thanh điện trở dùng làm giảm bớt cường độ dòng điện
và lớp cách điện để không cho nhiệt bị rò rỉ ra ngoài. Mặt khác hơi nước của vật liệu
sẽ được bay ra ngoài lỗ thông khí để vật liệu được sấy hoàn toàn.

You might also like