You are on page 1of 12

ÔN TẬP HỮU CƠ (PHẦN THUYẾT TRÌNH)

TOPIC 1: PLASTICS AND NUMBERS 1-7


Câu 1: Trong tất cả 7 loại nhựa các bạn đã nêu trên, thì nhựa nào là nhựa tốt nhất chúng
ta nên sử dụng và nhựa nào là loại nhựa chứa chất gây hại nhiều nhất mà chúng ta cần hạn
chế sử dụng?
- Nhựa số 2 (HDPE) là loại nhựa tốt nhất. Vì:
+ Đây là loại nhựa mà các chuyên gia thường khuyên nên chọn khi đựng thực phẩm.
+ Nó có độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng và trầy xước.
+ Độ bền nhiệt cao (chịu được nhiệt độ 120 trong thời gian ngắn và 110 trong thời gian dài
hơn).
+ Có độ trơ về mặt hoá học (không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc
tính).
+ Không bị tác dụng trong môi trường axit
=> Có thể dùng đựng hoá chất, chai nhựa HDPE, các loại bình nhựa cứng.
- Nhựa số 7 (other) là loại nhựa có thành phần gây hại nhiều nhất. Vì: thành phần sản xuất trong
nhựa số 7 có chứa hàm lượng BPA cao là một hoá chất gây rối loạn nội tiết. Khi nhiệt độ tăng
cao, BPA sẽ tách ra khỏi nhựa => hoà tan vào đồ ăn, thức uống nên dễ đi vào bên trong cơ thể
con người => gây giảm khả năng hoạt động của não, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và các bộ
phận khác trong cơ thể.
Câu 2: Các loại nhựa đang được sử dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới, nhựa cũng
có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Vậy tại sao nhựa 3,6,7 không sử dụng để đựng nước
và thực phẩm?
- Nhựa số 3 (PVC): có tính dẻo vì để có được tính dẻo này thì nhà sản xuất phải pha vào nhựa
một loại hoá chất độc hại là phthlate. Hoá chất này có khả năng gây rối loại nội tiết tố => làm
thay đổi khả năng sản xuất và duy trì hooc – môn trong cơ thể. Nó có thể bị rò rỉ vào nước uống
hoặc thực phẩm, tiếp xúc với thời gian dài nên gây ra nhiều nguy cơ sức khoẻ đối với con người.
- Nhựa số 6 (PS): nó chứa styren - một hoá chất tạo ra độ xốp. Styren đặc biệt dễ bị rò rỉ nếu bạn
dùng nó để đựng thực phẩm nóng chẳng hạn như café, xôi, cháo…. Tiếp xúc nhiều với styren có
thể gây ra các vấn đề về hô hấp, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng nguy cơ
mắc một số bệnh ung thư.
- Nhựa số 7 (other): thành phần chứa nhiều BPA hoạt động như một loại estrogen tổng hợp,
giống như phthalate, nó có thể gây ra rối loạn nội tiết tố, làm tăng nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng tới
sự phát triển của não bộ thai nhi, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, BPA còn làm tăng
nguy cơ 2 loại ung thư là: ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Câu 3: Trong sản xuất PET, có 2 phản ứng khởi đầu khác nhau. Vậy phản ứng nào được
sử dụng phổ biến nhất hiện nay?
Phản ứng chuyển hóa este được ưa thích và sử dụng phổ biến hơn do dễ tinh chế. Ngoài
ra, một trong những lợi thế chính của sản xuất từ DMT, so với sản xuất từ TPA, là không sử
dụng hóa chất xâm hại môi trường (chẳng hạn như bromua hoặc axit axetic), giúp loại bỏ như
cầu về các bình phản ứng chống ăn mòn cao, đắt tiền, giảm chi phí sản xuất.
Câu 4: Phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh?
Bằng mắt thường chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được nhựa nguyên sinh và nhựa tái
sinh.
Nhựa nguyên sinh luôn cho ra những sản phẩm mềm mịn, sáng bóng thường sử dụng cho những
sản phẩm cao cấp có yêu cầu về các chứng chỉ an toàn thực phẩm… thường có độ bền cao, khá
là cứng không bị bóp méo, chịu nhiệt tốt.
Nhựa tái sinh có chứa nhiều tạp chất nên màu sắc đục, không đều, bề mặt sần sùi không bóng
mịn thường được sử dụng sản xuất ông thoát nước đồ gia dụng, các sản phẩm giả gỗ.
Câu 5: Ở slide 58, bạn có nhắc về tái chế nhựa 2, 4, 5; vậy những loại nhựa đó được tái chế
thành gì? Và các loại nhựa 1, 3, 6, 7 nếu không được tái chế thì bạn sẽ thu hồi cùng với việc
xử lý ra sao?
- Số 2 thường được dùng trên các bình sữa trẻ em, thường được tái chế thành chai mỹ phẩm và
xà phòng trong các hộ gia đình.
- Số 4 thường được dùng làm túi nilon, giấy gói bánh, tái chế thành các loại biển báo nhựa thùng
rác hay các bao bì sản phẩm.
- Số 5 thường được dùng làm hộp đựng thực phẩm như kem, siro, … Tái chế thành đũa, hộp
đựng thức ăn, dây cáp ắc quy, …
- Số 1 không phải quá độc để đựng thực phẩm mà là vì trong quá trình tái sử dụng nhìu lần thì dễ
bị lưu lại vi khuẩn và gây ngộ độc thực phẩm, thường được tái chế bằng cách khử khuẩn trước
khi sử dụng.
- Số 3 độc do 1 chất được dùng kèm với chất phtalate để hóa dẻo nhựa PVC, gây rối loạn nội tiết
tố và ảnh hưởng đến sản xuất và duy trì hoóc môn.
- Số 6 độc do có chứa styrene bị sinh ra khi đựng các thức ăn nóng, thường dùng làm dụng cụ ăn
uống 1 lần.
- Số 7 chứa bisphenol – A là 1 chất gây ung thu vú và tuyến tiền liệt.
 Nhựa 4, 6, 7 thường tái chết thành các hạt vi nhưa để kết hợp với 1 số vật liệu và tạo ra các sản
phẩm gia dụng hay đồ trang trí và các thiết kế trên các thiết bị.
Câu 6: Mình thấy nhóm bạn có đề cập các biện pháp để giảm thiểu ô nhiểm nhựa, vậy
nước ta hiện nay đã và đang thực hiện các biện pháp gì đề chống ô nhiễm nhựa?
Bộ tài nguyên và môi trường đã nhấn mạnh kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng hiện nay.
Năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy
định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm
nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với
môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống. Luật này được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và
Môi trường cùng các doanh nghiệp chung tay hưởng ứng.
Ngày 21 tháng 06 năm 2019 PRO Việt Nam (liên minh tái chế bao bì Việt Nam) được
thành lập với 19 thành viên công ty FDI và Việt Nam trong sản xuất bao bì (coca cola, sữa bò
frieslandCampina, lavie, thức ăn nhẹ Mondelez international, nestle, nutifood, sản xuất bao bì
sữa nước ép sig, sunstory pepsico, TH true milk, kẹo nước giải khát Universal Robina, đường
TTC, Ajinomoto, Annamgroup, sx nhựa PET Ngọc Nghĩa, Pepsico, Sài Gòn CO.OP, nhựa tái
chế Duy Tân, bao bì rkw) biến rác thải nhựa thành tài nguyên ra môi trường.
Câu 7: Tại sao lại đặt tên cho các loại nhựa là từ 1 đến 7? Giả sử, đặt tên của nhựa PET là
số 7 được không?
Việc đặt tên do người ta dựa theo mức độ phổ biến của các loại nhự. Như nhựa PET là
nhựa phổ biến nhất đặt là số 1, các loại nhựa khác phổ biến giảm dần từ 1 đến 7.
Câu 8: Tại sao nhựa PC lại gây độc?
Xét về bản chất, nhựa PC không hề độc hại. Tuy nhiên, với thành phần có trong nhựa PC
là bisphenol A, thì lại là chất gây hại. Nếu chất bisphenol A được chuyển đổi thành cấu trúc dẻo
thì sản phẩm sẽ loại bỏ hoàn toàn được chất này và không gây độc hại. Còn nếu chất Bisphenol
A được chuyển đổi thành nguyên liệu PC, hoặc chỉ chứa một lượng nhỏ chất này cũng có nguy
cơ gây độc hại, là chất gây ung thư.
Câu 9: Cơ chế của quá trình trùng hợp polystyren?
TOPIC 2: Biomass as raw materials in organic synthesis
Câu 1: Sinh khối phân bố rộng rãi, dễ khai thác nhưng thực tế việc khai thác lại gặp khó
khăn?
Có thể nói sinh khối phân bố rộng rãi là ưu điểm nhưng nó cũng gây ra khó khăn trong
việc khai thác đó là phải thu gom các nguồn sinh khối phân tán khắp nơi, không ổn định và thiếu
tính bền vững. Nhất là nguồn phụ phẩm còn phải phụ thuộc và thay đổi theo mùa vụ, nên việc
kiểm soát số lượng đầu vào, giá cả của các loại nhiên liệu còn chưa được kiểm soát.
Độ ẩm cao tại thời điểm thu hái cũng là một yếu tố quan trọng khác cần xem xét, vì nó có thể
gây ra các vấn đề (tạo nấm) ở khâu bảo quản.
Câu 2: Chỉ tiêu etanol trong xăng, xăng E5 là gì ?. Tại sao xăng E5 để lâu không sử dụng
làm hư xe?
Xăng E5 là xăng trộn giữa 95% xăng khoáng (A92) và 5% nhiên liệu cồn sinh học
Ethanol (E100).
Xăng E5 để lâu không sử dụng có thể làm hư xe do ở Việt Nam có không khí nóng ẩm,
nước trong không khí dễ bị etanol trong xăng hấp thụ, hình thành nên các phân lớp trong xăng
làm xăng giảm chất lượng, gây hỏng hóc cho động cơ, khó khởi động máy vì nước tích tụ dưới
đáy bình xăng.

TOPIC 3: ETHANOL AND METHANOL DERIVED FROM CELLULOSE


Câu 1: Tại sao dùng ethanol để giải độc rượu methanol
Trong cơ thể, ethanol được chuyển hóa tại gan tương tự methanol nhờ enzym ADH. Tuy
nhiên, ethanol có ái lực với enzym ADH lớn gấp khoảng 7 - 10 lần so với methanol. Do đó, nếu
cùng tồn tại trong máu, ethanol sẽ chuyển hóa trước, kéo dài thời gian bán thải cũng như kéo dài
sự có mặt của methanol, chờ lọc máu và các biện pháp hồi sức loại bỏ methanol.
Câu 2: Cách kiểm soát Methanol tạo thành trong quá trình sản xuất Ethanol
Trong quy trình công nghệ, lượng Methanol sẽ được giám sát thông qua GC, LC, Ethanol
sau khi tạo thành sẽ qua quá trình chưng cất sau đó trước khi được bán ra thị trường nhiều cơ sở
đã áp dụng máy khử độc rượu để loại bỏ hàm lượng các độc tố andehit, metanol, este,...trong
rượu, đưa các hàm lượng độc tố này về ngưỡng an toàn cho phép của bộ Y Tế.
Câu 3: Tại sao xăng E5 gây ăn mòn động cơ
Các loại xe thông thường nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng ethanol cao có thể
gây ảnh hưởng đến một số chi tiết kim loại, cao su, nhựa, polymer của động cơ do rượu/cồn có
tính ăn mòn cao.
Đối với các loại xe sử dụng động cơ loại cũ (trước năm 1993), acid trong xăng sinh học có thể
gây ảnh hưởng đến các zoăng cao su, nhựa, polymer của động cơ.
Lưu ý, không đổ xăng E5 vào bình chứa xăng khi không sử dụng xe trong thời gian từ 3
tháng trở lên. Với điều kiện độ ẩm cao của VN, nước trong không khí rất dễ hấp thụ vào xăng, có
thể gây ra hiện tượng phân lớp trong xăng, khiến xăng giảm chất lượng, gây hỏng hóc động cơ.
Câu 4: Phương pháp tiền xử lí cơ học và tiền xử lí hoá học phương pháp nào nhanh hơn
Tiền xử lí bằng pp hoá học sẽ nhanh hơn là pp cơ học vì khi xử lí hóa học ta chỉ dùng
H2SO4 hoặc NaOH chúng có khả năng bẻ gãy các liên kết trong cenlulose còn pp cơ học thì nó
gồm nhiều quá trình xử lí hơn như phải đợi thời gian khuếch tán của nước, thời gian đốt nóng hơi
nước, thay dổi áp suất vì nó có nhiều quá trình hơn nên thời gian xử lí sẽ lâu hơn pp hóa học.
Câu 5: Vai trò của CO2 và sinh khổi trong sản xuất ethanol
Thu hồi CO2 cũng như dùng sinh khối để sản xuất ethanol sẽ tạo ra chu trình Cacbon
khép kín, không có sự gia tăng CO2 trong khí quyển. Cộng với việc sinh khối là nguồn trung hoà
Cacbon sẽ giúp bão hoà Cacbon nếu áp dụng lâu dài. Nguồn CO2 dồi dào tạo ra hướng nghiên
cứu mới trong tổng hợp ethanol từ việc tạo thành methanol từ CO2. Nguồn sinh khối tái tạo cũng
góp phần giúp thay thế nguyên liệu hoá thạch. CO2 và sinh khối trong điều kiện lý tưởng sẽ tác
động qua lại theo sơ đồ dưới đây.
Câu 6: Điều kiên phản ứng của phản ứng sản xuất Methanol từ khí thiên nhiên
Phương trình phản ứng:
CH4 + H2O → CO + 3H2 -Q (1)
2CH4 + O2 → 2CO + 4H2 +Q (2)
CO + H2O → CO2 + H2 +Q (3)
CO2 + 3H2 → CH3OH + H2O +Q (4)
Vì (1) là quá trình thu nhiệt nên đòi hỏi phải cấp nhiệt lượng. Nhiệt cung cấp cho phản ứng được
lấy từ quá trình oxi hóa 1 phần khí Methane trong lò phản ứng (2).
Do phản ứng (1) tạo ra 3 mol H2 và 1 mol CO từ 1 mol Methane và 1 mol hơi nước nên còn dư
H2 cho phản ứng tổng hợp Methanol tiếp theo (4). Vì thế người ta có thể bơm thêm CO2 vào lò
để tạo thêm phản ứng giữa CO2 và H2. Bằng cách đó, ta vừa thu thêm được Methanol vừa sử
dụng triệt để lượng H2 dư trong quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên thành khí tổng hợp.
Tổng kết lại:
Ở (1) và (2) cần cung cấp nhiệt lượng.
Ở (3) và (4) cần bơm CO2 và H2 liên tục để phản ứng chuyển dịch sang chiều tạo Methanol.

TOPIC 4: ADVANCE IN SYNTHESIS OF ARTIFICIAL FIBERS


Câu 1: Ngoài nguồn gốc, sợi tổng hợp tính chất gì khác so với sợi tự nhiên?
Tơ hóa học nói chung so với tơ tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn. Tơ tổng hợp dai, bền hơn
(tơ xenlulozo acetat bền hơn sợi dây thép), không cháy (tơ clorin). Tơ tổng hợp thì bền với nước,
không bị nước và các vi khuẩn làm mục nát như tơ thiên nhiên. Đặc biệt hơn tơ tổng hợp có
nguồn nguyên liệu rẻ và phong phú (dầu mỏ, than đá, …), không phụ thuộc vào khí hậu hay các
nguồn cung cấp từ động vật như tơ tằm, lông cừu, …
Câu 2: Tại sao poly amide là nhựa nhiệt dẻo, dễ bị biến dạng ở nhiệt cao? Có cách nào để
bảo quản quần áo bằng sợi poly amide tốt hơn không?
Giải thích cho sự biến dạng của poly amide khi gặp nhiệt là khi kéo căng sợi thì còn
nhiều phân tử chưa triệt tiêu hết nội năng, khi gặp điều kiện nó sẽ có xu hướng giải phóng nội
năng đó và làm cho sợi bị co lại. Vì vậy để hạn chế hiện tượng này thì:
+ Trong quy trình sản xuất phải tiến hành ổn định nhiệt sau khi kéo căng và nhiệt độ khi ổn định
phải cao hơn nhiệt độ mà sản phẩm sẽ tiếp xúc khi sử dụng (phân tử gđã giải phóng hết nội năng
trong quá trình sản xuất thì khi sử dụng sẽ ít bị biến dạng hơn)
+ Trong đời sống khi là quần áo bằng sợi này thì chú ý tránh quá nhiệt.
Câu 3: Tại sao quần áo từ sợi polyeste lại ít bị nhàu? Vậy thì khi cần sử dụng sợi polyeste
để chế tạo những sản phẩm cần sự mềm mại, dễ gập dễ uốn thì phải làm sao?
Sợi polyeste ít bị nhàu vì trong cấu tạo của sợi polyeste (PET) thì có mạng lười hình
ziczac – giống với cao su (mạch không gian) nên nó có khả năng đàn hồi lớn/mođun đàn hồi cao.
Nhờ vào tính chất đàn hồi này mà sản phẩm dệt từ sợi polyeste giữ được hình dáng bề mặt, ít bị
nhàu.
Nếu như cần phải chế tạo ra những sản phẩm từ sợi polyeste nhưng vẫn muốn sự mềm
mại thì ta có thể tìm cách thay đổi thành phần hóa học của polyeste: thay thế 1 phần ban đầu axit
terephtalic thành axit isophtalic => phá vỡ sự sắp xếp trật tự của của các mắt xích, giảm khả
năng định hướng và kết tinh của chúng => sợi sẽ mềm mại hơn, dễ gập uốn.
Câu 4: Trong quá trình sản xuất sợi polyamide thì thường quá trình đa tụ có hiệu suất khá
thấp là tại vì sao? Có cách nào làm tăng hiệu suất không?
Quá trình đa tụ tạo polyamide đều có nước tách ra. Các phản ứng đa tụ có đặc tính thuận
nghịch, nên để phản ứng chuyển dịch về phía tạo polyme thì cần tách nước ra khỏi môi trường
phản ứng. Nếu không phản ứng sẽ đạt cân bằng và quá trình đa tụ ngừng lại. Một số cách khác
để tăng hiệu suất như tăng nhiệt độ (trong điều kiện giá sát chặt chẽ), tỷ lệ nhập liệu các cấu tử
phản ứng phải chính xác (nếu thừa một trong các chat thì có khả năng tạo mạch polymer mà ở
đầu mạch còn chứa nhóm chức của tác chat dư => ngừng quá trình phát triển mạch)
Câu 5: Tại sao phải cho ZnSO4 và Na2SO4vào bể spinning trong quá trình sản xuất sợi
bán tổng hợp?
Thêm Na2SO4 vào để loại bỏ nước ở trong sợi ở giai đoạn chuyển cenllulose xanthane
thành cenllulose. Thêm ZnSO4 để tạo thành xanthane ổn định hơn, làm chậm tốc độ tái sinh. Nếu
quá trình tái tạo càng nhanh, vỏ càng mỏng thì cất lượng sợi càng kém, từ đó đảm bảo chất lượng
sợi hơn.
Câu 6: Tại sao trong bước thu thập sợi polyamide và sợi bán tổng hợp thì phải rửa bằng
nước ấm? Có thể rửa bằng nước lạnh được không?
Rửa để loại bỏ các monomer chưa phản ứng. Nếu rửa bằng nước lạnh thì các phân tử
trong sợi sẽ kết tinh nhanh hơn, không có thời gian sắp xếp cấu trúc trong phân tử => dễ ảnh
hưởng tới một số tính chất cơ học (độ bền).
Câu 7: Trong đời sống, có cách nào để để nhận biết polyeste và polyamide?
Cách 1: Vò
+ Ít nhàu: polyeste
+ Dễ nhàu hơn: polyamide
Cách 2: Đốt sợi, quan sát kỹ ngọn lửa, tình trạng nóng chảy, mùi tỏa ra khi đốt.
+ Ngọn lửa cháy nhỏ giọt, ít khói, màu nâu nhạt: polyeste
+ Ngọn lửa nhỏ giọt, đầu sợi co lại gần ngọn lửa, sủi bọt, mùi như đốt cần tây: Polyamide

TOPIC 5: SUPER ABSORBENT POLYMERS (SAPs) AND APPLICATION


Câu 1. Các tính chất mong muốn ở SAPs.
- Khả năn trương nở cao
- Tốc độ trương nở cao
- Độ bền cao nhất trong quá trình bảo quản
- Độ bền gel tốt
Ví dụ, hydrogel yêu cầu độ tinh sạch cao phải có tỷ lệ hấp thụ cao, hàm lượng monomer
chưa phản ứng tạo polymer và khả năng tái thấm ướt thấp nhất, trong khi hydrogel nông nghiệp
phải có AUL (Mật độ liên kết ngang bề mặt) cao hơn và độ nhạy đối với độ mặn thấp nhất.
Câu 2. Ưu nhược điểm của SAPs tự nhiên so với SAPs nhân tạo.
Ưu điểm:
Khả năng phân hủy sinh học
Tính tương thích sinh học
Vật liệu không độc hại
Chi phí sản xuất thấp
Nhược điểm:
Độ tan thấp nên dễ bị biến đổi thành các dẫn xuất hòa tan
Câu 3. Vì sao nói áp suất thẩm thấu là động lực của quá trình giãn nở.
Phân tử Polymer siêu thấm có cấu trúc mạng lưới với lực co giãn đàn hồi làm tăng xu
hướng thu hẹp của mạng lưới.
Nếu hai lực trực đối này không thể đạt trạng thái cân bằng thì sự giãn nở và xu hướng co
lại cũng không thể đạt cân bằng. Vậy nên áp suất thẩm thấu sẽ là động lực của sự giãn nở, trong
khi lực đàn hồi của mạng lưới là tác nhân dẫn đến sự co lại của gel.
Câu 4. Vì sao loại SAPs Poly Natri Acrylate khi đến một giới hạn nào đó thì khả năng hấp
thụ lại tỉ lệ nghịch với mức độ trung hòa.
Do sự ảnh hưởng của khả năng hấp thụ của nhóm carboxylate và nhóm carboxylic lên
nhau. Trong loại vật liệu này tồn tại cả 2 nhóm carboxylate và carboxylic, mức độ trung hòa
càng cao có nghĩa là nhóm carboxylate trong phân tử polymer càng cao. Vì nhóm carboxylate có
độ âm điện cao hơn trong nước nên lực đẩy giữa các nhóm này sẽ lớn và giảm lượng nước hấp
thụ.
Câu 5. Ngoài nước, SAPs có thể hấp thụ chất lỏng nào khác không?
Theo một nghiên cứu đã có, terpolymer của 1-octene, styrene, divinyl benzene có khả
năng hấp thụ lượng dầu lớn, động học phản ứng nhanh, không hấp thụ nước, có khả năng nổi và
độ bền cơ học cao, dễ dàng thu hồi dầu từ trong SAP và hiệu quả kinh tế cao
Loại terpolymer này có độ tan và tính chất kị nước tương tự như của các hợp chất có
trong dầu. Kết quả thực nghiệm cho thấy 1 lb (0.454 kg) vật liệu khô có khả năng hấp thụ được 5
gallons (gần 19 lít dầu thô).

Câu 6. Xử lý polymer sau khi tổng hợp


Giảm kích thước gel:
Sau khi trùng hợp, gel trung gian phải được làm khô. Tuy nhiên, trước khi làm khô, kích thước
của các miếng gel phải giảm để tăng diện tích bề mặt và tốc độ khô. Các hạt gel cuối cùng có
đường kính trong khoảng 0,5–3 cm.
Sấy khô:
Nước được sử dụng làm dung môi trong quá trình trùng hợp được loại bỏ khỏi gel trùng hợp
bằng cách bay hơi trong máy sấy đối lưu hoạt động liên tục, không khí nóng hoặc trong máy sấy
tiếp xúc như máy sấy trống làm nóng bằng hơi nước
Mài và sàng:
Chất siêu hấp thụ polyacrylate phổ biến polymer có sự phân bố kích thước hạt nằm trong khoảng
từ 200 đến 800μm.
Tăng Liên kết ngang bề mặt:
Lớp vỏ có mật độ liên kết ngang cao hơn này ít trương nở hơn, ít dính, cứng hơn so với bề mặt
polymer chưa được xử lý và ngăn chặn gel. Điều này được cải thiện tính thấm của lớp hạt đối với
chất lỏng.
Câu 7. Các tiêu chí đánh giá SAPs
Khả năng trương nở:
Một số phương pháp đã được sử dụng để đo độ hấp thụ cụ thể là khối lượng chất lỏng được hấp
thụ dựa trên một đơn vị khối lượng SAP, tỷ lệ trương nở và khả năng trương nở.
Modul đàn hồi:
Modul cắt đàn hồi của SAPs thường được đo bằng phương pháp đo lưu biến dao động
Phân bố kích thước hạt:
Được xác định bằng cách sàng.
Mật độ khối và khả năng chảy:
Ảnh hưởng đến thiết kế ống dẫn, phễu trong nhà máy và cài đặt máy định lượng trên dây chuyền
sản xuất tã giấy.
Khả năng hấp thụ dưới tải trọng:
Là thước đo để đánh giá hiệu suất của SAP trong các sản phẩm thấm hút như tã giấy.
Câu 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trương nỡ của SAP
Ảnh hưởng của mức độ trung hòa
Ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ
Ảnh hưởng của nồng độ chất điện ly
Ảnh hưởng của pH
Câu 9. Tái sử dụng SAPs
TOPIC 6: Preparation of Essential oils
1. STEAM DISTILLATION
Phương pháp chưng cất hơi nước là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chiết
xuất và cách ly các loại tinh dầu từ thực vật để sử dụng trong các sản phẩm tự nhiên. Điều này
xảy ra khi hơi nước bốc hơi các hợp chất dễ bay hơi của vật liệu thực vật, cuối cùng trải qua quá
trình ngưng tụ và thu thập.
“Chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước là quá trình nguồn hơi nước tiếp xúc với nguyên liệu kéo
theo tinh dầu đi theo đường ống dẫn và chuyển sang dạng lỏng khi gặp lạnh ở bộ phận ngưng
tụ.”
* Ưu điểm của phương pháp:
-Cách thức thực hiện đơn giản, không cần phải có trình độ chuyên môn cũng đều tự làm được.
Thậm chí nhiều người còn tự sáng chế ra thiết bị chưng cất dựa theo nguyên lý hoạt động này. Vì
thế, nó được bà con ở nhiều nơi áp dụng trong việc nấu tinh dầu nguyên chất.
-Thiết bị nồi chưng cất tinh dầu lôi cuốn có giá thành rẻ, dễ mua… Có thể sử dụng bằng nhiều
loại nhiên liệu đốt khác nhau từ điện cho đến gas, than, củi…
-Thích hợp dùng để sản xuất các loại tinh dầu như sả, khuynh diệp, quế, tràm gió…
-Tinh dầu chưng cất ra vẫn giữ nguyên được các giá trị về màu sắc, mùi hương, thành phần
không bị biến đổi.
Khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị
cất, sử dụng nhiệt độ và áp suất để chiết suất tinh dầu, cho năng suất cao.
Phương pháp này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao hoặc
nguyên liệu thân gỗ (quế, trầm hương)
* Nhược điểm của phương pháp
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng sẽ có những điểm hạn chế nhất định. Đó là thời gian chưng cất
khá lâu mất khoảng 4-5 tiếng, nguồn nước cấp vào làm mát bình ngưng tụ cũng tốn khá nhiều.
Không thích hợp để sử dụng cho những loại tinh dầu có hàm lượng thấp như hoa hồng, đinh
hương, nhài…
Những tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém.
2. EXPRESSION (COLD-PRESSED ESSENTIAL OIL)
Ép hay ép lạnh thường được sử dụng trong sản xuất tinh dầu và thực phẩm. Thuật ngữ
này đề cập đến bất kỳ quá trình vật lý nào trong đó các tuyến dầu thiết yếu trong sinh khối bị
nghiền nát hoặc phá vỡ để giải phóng dầu. Nhũ tương dầu-nước thu được thường được tách bằng
ly tâm. Theo truyền thống, ép lạnh được tiến hành bằng tay; tuy nhiên, đối với thương mại hóa
quy mô lớn, điều này là không thực tế. Do đó, với sự tiến bộ của công nghiệp hóa, một số máy
móc đã được thiết kế để đạt được kết quả tương tự trên quy mô thương mại. Điều quan trọng cần
lưu ý là các loại dầu được chiết xuất bằng phương pháp này có thời hạn sử dụng tương đối ngắn.
Phương pháp này còn được gọi là Expression hoặc Scarification và được sử dụng đặc biệt
cho vỏ họ cam, chanh, quýt, bưởi
1. Toàn bộ quả được đặt trong một thiết bị xay trộn cơ học để làm vỡ các túi tinh dầu nằm ở
mặt dưới của vỏ. Tinh dầu và chất màu chảy xuống khu vực thu gom của thiết bị.
2. Toàn bộ quả được ép để ép lấy nước và dầu.
3. Dầu và nước trái cây được sản xuất vẫn còn chứa chất rắn từ trái cây, chẳng hạn như vỏ,
và phải được quay ly tâm để lọc chất rắn khỏi chất lỏng.
4. Dầu tách ra khỏi lớp nước trái cây và được hút vào một ngăn chứa khác.
Ưu điểm và nhược điểm
* Thuận lợi
o Ép lạnh giúp bảo toàn tính toàn vẹn và hiệu lực của các loại dầu này, mang lại
nhiều lợi ích sức khỏe hơn cho bạn.
(Điều này rất quan trọng bởi vì, trong một số loại thực vật, mức nhiệt cao khiến
các phân tử tinh vi và nhỏ bé trong dầu bị phá vỡ và biến chất, điều này có thể
làm giảm thiểu lợi ích sức khỏe của dầu.)
• Chi phí sản xuất thấp
• Một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện
* Nhược điểm
o Tinh dầu thu được có lẫn màu và mùi của nguyên liệu.
o Phương pháp này được sử dụng cho vỏ cam quýt
Phương pháp này thường dùng để tách tinh dầu từ các loại trái cây, có thành phần nhạy
cảm với nhiệt độ. Để ép lạnh, người ta dùng máy thủy lực công suất lớn tác dụng lực cơ học để
phá vỡ cấu trúc, vỡ các túi dầu, ép vỏ quả thành dầu và nước, bã tách riêng, sau đó sẽ cho qua
máy lọc ly tâm để tách tinh dầu ra khỏi nước.
3. Phương pháp chiết bằng dung môi (SOLVENT EXTRACTION)
Quá trình này sử dụng các dung môi dầu mỏ như ete (petroleum ether), hexan hoặc
toluen; dung môi rượu như metanol hoặc ethanol; hoặc CO2 (cacbon dioxit) để cô lập tinh dầu từ
nguyên liệu thực vật.
Nó phù hợp nhất cho các nguyên liệu thực vật mang lại lượng tinh dầu thấp, tạo ra một
mùi thơm mịn hơn bất kỳ loại phương pháp chưng cất nào. Khi dung môi được thêm vào thực
vật, nó hấp thụ và cho phép vật liệu giải phóng các hợp chất thơm.
Tinh dầu được hòa tan bởi dung môi, dung môi được loại bỏ và những gì còn lại là một
hợp chất thơm sáp gọi là tinh dầu sáp (Concrete oil).
Bằng cách hòa tan concrete oil trong một ít cồn cao độ, để phần sáp sẽ đông lạnh, lọc để loại bỏ
phần này, chất còn lại, được gọi là tinh dầu nguyên chất (Absolute oil) là một hợp chất thơm rất
đậm đặc.
Tinh dầu sáp (concrete oil) và tinh dầu nguyên chất (absolute oil) tương tự như tinh dầu
(essential oil) vì chúng có mùi thơm cao, chiết xuất cô đặc từ thực vật.
Dung môi dầu mỏ: dư lượng của dung môi dầu mỏ, như hexan hoặc benzen, có thể vẫn còn
trong dầu thơm, chiết xuất dung môi không được khuyến nghị cho các loại tinh dầu được sử
dụng cho liệu pháp mùi hương. Những dư lượng này cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng và
kích ứng da.
Dung môi rượu (ethanol): trong khi các dung môi dầu mỏ có thể rất nguy hiểm, thì ethanol (loại
thức uống có cồn) là một dung môi khá lành tính. Các vật liệu thực vật được ngâm trong ethanol,
sau đó rượu bốc hơi hết và ta thu được tinh dầu (absolute oil).
4. Chiết xuất CO2 siêu tới hạn:
Chiết xuất CO2 đang dần trở nên phổ biến như một phương pháp tự nhiên hơn để chiết
xuất tinh dầu từ thực vật.nó tạo ra các loại tinh dầu tuyệt vời nhưng cũng đắt hơn. Dưới áp suất,
nhiệt độ của CO2 được tăng lên khoảng 92 độ F (33 độ C). Ở nhiệt độ này, CO2 đi vào pha là một
phần chất lỏng và một phần khí. Để loại bỏ dung môi CO2, chỉ cần giảm áp suất và CO2 trở về
trạng thái khí để lại tinh dầu nguyên chất không còn dư lượng.
CO2 là một dung môi tuyệt vời để chiết xuất tinh dầu nguyên chất vì cacbon dioxit không
tương tác hóa học với tinh dầu được chiết xuất. Đây là một phương pháp có thể sử dụng để chiết
xuất hữu cơ, được chứng nhận USDA (bộ nông nghiệp Hoa Kì).
Ưu điểm:
+Chiết được thực vật có lượng tinh dầu thấp.
+Tạo mùi thơm hơn các loại pp chứng cất nào.
+Khi thêm dung môi thì cho phép vật liệu giải phóng các hợp chất thơm.
+Có giá trị cao
Nhược điểm:
+Cần nhiều nguyên liệu
+Dễ nhiễu dung môi
+Cần nhiều bước mới có thể thu được tinh dầu tinh khiết.
Quy trình:
Bước 1: Nguyên liệu được làm sạch và đưa vào ngâm trong bình kín với dung môi etanol. Sau 1
khoảng thời gian thì dung môi sẽ hòa tan các hợp chất có trong thực vật.
Bước 2: Dưới tác dụng của nhiệt và quá trình cô quay chân không thì dung môi và tinh dầu được
tách ra.
Bươc 3: Phần hơi tinh dầu sẽ được chuyển vào bình ngưng tụ và ta sẽ thu được tinh dầu với dạng
lỏng.

You might also like