You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
--------------------

CÔNG NGHỆ HÓA HƯƠNG LIỆU


ĐỀ TÀI:
TINH DẦU HOẮC HƯƠNG
(Patchouli Essential Oil)

GVHD: PGS. TS. Phan Thị Anh Đào


SVTH: Phạm Thành Lợi
MSSV: 21128045
MÃ LỚP: FSTE423703
01CLC
NGÀY HỌC: Sáng T3, tiết 4-6

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
---oOo---
Môn học: Công nghệ Hoá hương liệu
Họ và tên sinh viên thực hiện: Phạm Thành Lợi
MSSV: 21128045
ĐIỂM:
1. Tên đề tài: BÁO CÁO VỀ TINH DẦU HOẮC HƯƠNG (Patchouli Essential Oil)
2. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu danh pháp, nguồn gốc của cây hoắc hương
- Tìm hiểu về tính chất lý hóa, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của TDHH
3. Nội dung yêu cầu
- Thông tin định danh khoa học
- Nguồn gốc, lịch sử ra đời
- Tính chất lý hóa và thành phần hóa học
- Phương pháp chiết xuất
- Công dụng và hoạt tính sinh học
- Tình hình sản xuất tinh dầu trong và ngoài nước
4. Ngày giao nhiệm vụ: 06/03/2024
5. Ngày hoàn thành báo cáo: 30/03/2024
Nhận xét của giảng viên
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

MỤC LỤC
1. THÔNG TIN ĐỊNH DANH KHOA HỌC...................................................................4

2
2. NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ RA ĐỜI..............................................................................4
3. ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC..............................................................4
3.1. Đặc điểm chung.......................................................................................................4
3.2. Thành phần hoá học và tính chất hoá lý...............................................................4
4. CÔNG DỤNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC.............................................................6
5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC............................................7
 Trong nước:................................................................................................................7
 Ngoài nước:................................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................8

HOẮC HƯƠNG

3
1. THÔNG TIN ĐỊNH DANH KHOA HỌC
- Tên khoa học: Pogostemon cablin
- Tên thường gọi: Quảng hoắc
hương, hoắc hương,...
- Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng) Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
(không phân hạng) Asterids
- Bộ (ordo): Lamiales
- Họ (familia): Lamiaceae
- Chi (genus):
Pogostemon(Pharmacy, 2015)
- Loài điển hình: P. cablin
Hình 1: Cây Hoắc hương

2. NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ RA ĐỜI


Hoắc hương có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới như: Trung Quốc, Indonesia, Ấn
Độ, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Tây Phi. Tại Việt Nam, cây hoắc hương được
trồng trong các vườn dược liệu. Hoắc hương thuộc nhóm cây thân thảo, sống lâu năm,
cao khoảng 30 – 60cm. Thân cây có hình trụ vuông, cành giòn, dễ gãy, thân cây già có
lớp bần bám xung quanh, màu nâu xám. (DALOSA; Phương, 2016)
3. ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
3.1. Đặc điểm chung
Hoa hoắc hương có màu hồng hoặc tím nhạt, mọc ở phần ngọn cành hoặc nách lá.
Tinh dầu hoắc hương đặc trưng bởi hương thơm ngọt ngào pha lẫn với cay nồng ấm áp
mang đến cảm giác thư giãn dễ chịu khi ngửi. Hoắc hương bản thân là thảo mộc có khả
năng kháng khuẩn, sát trùng tốt giúp làm sạch làn da hiệu quả và loại bỏ các nhân mụn
viêm tấy, ngoài ra tinh dầu hoắc hương có chứa Caryophyllene có tác dụng chống oxi
hoá, sát khuẩn giúp làm đẹp da, giảm nếp nhăn. (DALOSA; lạ, 2017; van Beek, Joulain,
& Journal, 2018)
3.2. Thành phần hoá học và tính chất hoá lý
Lá hoắc hương có tinh dầu và các flavonoid (retusin, pachypodol,
dimethoxyflavon,...)

4
Thành phần chính của tinh dầu là patchouli alcol (23,6 ÷ 45,9%) và các hợp chất
hydrocacbon sesquiterpen. Tinh dầu hoắc hương Việt Nam có chứa patchouli alcol (32 ÷
38%). (Chính, 2005)

Hình 2: Patchouli alcol


- Ngoài ra, còn một thành phần khác như: (Industry, 2010; Kephas; Pharmacy, 2015;
Vinmec, 2019)
Bảng 1: Một số thành phần trong tinh dầu hoắc hương
Công thức hoá học Tên gọi Ứng dụng
Đặc tính chủ yếu chống
2-metoxy-4-prop-2-
viêm, bảo vệ thần kinh,
enylphenol
hạ sốt, chống oxy hoá và
(Eugenol)
giảm đau.

Làm dược phẩm, thuốc


nhuộm, gia vị và nguyên
Benzaldehyde
liệu quan trọng trong
ngành nhựa.

Kháng vi khuẩn, dược


phẩm, hoá mỹ phẩm. Tác
(E)-3-phenylprop-2-enal
dụng chống viêm, chống
(Cinnamaldehyde)
oxy hoá.

Tiềm năng trở thành


thuốc chống ung thư, sát
Terpinen-4-ol
trùng và tăng cường chữa
lành vết thương.

5
Tính chất hoá lý: Tinh dầu hoắc hương là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu.
+ Khối lượng riêng ở 15oC: 0,967 – 0,972
+ ∝D :-49o40’ ÷ 53o41’
+ Góc quay cực ở 20oC: 1,509 ÷ 1,510
Tinh dầu hoắc hương là một dược liệu quý dùng làm chất định hương trong kỹ nghệ pha
chế nước hoa. Tinh dầu được khai thác từ phần trên mặt đất chủ yếu là lá của cây hoắc
hương pogostemon cablin benth, họ bạc hà lamiaceae, bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước. Nguyên liệu được cất ngay sau khi thu hoạch, thời gian cất nên từ 6 ÷ 8
giờ. Hiệu suất thu tinh dầu là 2,5 ÷ 3,5% tính trên nguyên liệu phơi khô trong râm. Dược
liệu hoắc hương sau khi sơ chế thì cho vào túi hoặc lọ đầy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng
mát, tránh nơi có độ ẩm cao. (Chính, 2005; Pandey, Bhandari, Sarma, Begum, Munda,
Baruah, et al., 2021)

Hình 3: Công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước


4. CÔNG DỤNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
Tinh dầu hoắc hương được dùng trong công nghệ thực phẩm. Ngoài ra, nó còn
được dùng trong công nghệ hương liệu, pha chế nước hoa và các hợp hương dùng cho
các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Những lợi ích sức khoẻ của tinh dầu hoắc hương như:
thuốc chống trầm cảm, thuốc sát trùng, chất khử mùi và có tính diệt côn trùng khi nó

6
được sử dụng trong việc bảo vệ quần áo và vải khỏi côn trùng, rệp, chấy. (DALOSA; lạ,
2017)
Bên cạnh đó, Patchouli alcol trong hoắc hương còn có một số ứng dụng chính khác như:
được sử dụng làm một thành phần quan trọng trong nghệ thuật tạo mùi hương cho nến
thơm và sản phẩm hương liệu khác; trong nghiên cứu y học được tiến hành để khám phá
các tiềm năng của Patchouli alcol trong việc điều trị một số bệnh lý khác nhau liên quan
đến tâm thần và thần kinh. (Chính, 2005; Zahra, Nayik, & Khalida, 2023)
Tinh dầu hoắc hương thường được phối hợp với một số loại tinh dầu khác để tạo ra các
hỗn hợp mùi hương độc đáo và phong phú. Một số tinh dầu thường được phối hợp cùng
tinh dầu hoắc hương như:
+ Tinh dầu cam bergamot: Tạo ra một hỗn hợp mềm mại, tươi mới và dễ chịu
+ Tinh dầu hương gỗ đàn hương: Tạo ra một hỗn hợp ấm áp, gợi cảm và trầm lắng
+ Tinh dầu oải hương: Tạo ra một hỗn hợp thư giãn, dễ chịu và cân bằng
+ Tinh dầu hương nhu và tinh dầu bưởi: Tạo ra hỗn hợp thanh mát, dùng để nuôi dưỡng
tóc dài
5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
 Trong nước:
Ở Việt Nam, tinh dầu hoắc hương do công ty Dalosa Việt Nam cung cấp. Sản
lượng cung ứng khoản 500kg/tháng. Tinh dầu hoắc hương được đóng gói cẩn thận trong
các chai thuỷ tinh: 100mL, 500mL,.. Hàm lượng Patchouli Alcol có trong tinh dầu
khoảng 30 – 35%. (DALOSA)
 Ngoài nước:
Tinh dầu hoắc hương được sản xuất ở các nước như: Ấn Độ, Indonesia,... Hằng
năm toàn thế giới sản xuất 500 – 550 tấn tinh dầu hoắc hương, riêng Indonesia sản xuất
450 tấn. Những nước nhập khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản, Pháp,... (DALOSA)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Chính, V. N. (2005). HƯƠNG LIỆU MỸ PHẨM: NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
[2] DALOSA, C. T. T. T. D.-T. D. Tinh Dầu Hoắc Hương - Patchouli Essential Oil 1 lít.
In).
[3] Industry, H. T. C. (2010). Benzaldehyde CAS 100-52-7. In).

7
[4] Kephas, C. t. c. p. Cinnamaldehyde là gì? In).
[5] lạ, H. t. c. (2017). TINH DẦU HOẮC HƯƠNG - PATCHOULI ESSENTIAL OIL.
In).
[6] Pandey, S. K., Bhandari, S., Sarma, N., Begum, T., Munda, S., Baruah, J., Gogoi, R.,
[7] Haldar, S., & Lal, M. J. J. o. E. O. B. P. (2021). Essential oil compositions,
pharmacological importance and agro technological practices of Patchouli (Pogostemon
cablin Benth.): review. 24(6), 1212-1226.
[8] Pharmacy, T. T. T. C. (2015). Terpinen 4-Ol.
[9] Phương, B. v. N. T. (2016). Cây hoắc hương. In).
[10] van Beek, T. A., Joulain, D. J. F., & Journal, F. (2018). The essential oil of
patchouli,
Pogostemon cablin: A review. 33(1), 6-51.
[11] Vinmec, C. t. C. p. B. v. Đ. k. Q. t. (2019). Thuốc Eugenol có tác dụng gì?
[12] Zahra, S. S., Nayik, G. A., & Khalida, T. (2023). Patchouli essential oil. In
Essential
Oils, (pp. 429-457): Elsevier.

You might also like