You are on page 1of 11

Tinh dầu, đặc tính trị liệu và đề xuất ứng dụng

trong nha khoa: bài tổng quan


Namrata Dagli, Rushabh Dagli,​1​ Rasha Said Mahmoud,​2​ và Kusai Baroudi​2

Tóm tắt
Bối cảnh:
Các biện pháp điều trị kháng khuẩn hiện đang được sử dụng gây ra một số tác dụng
phụ, và tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh cũng đang gia tăng. Do đó, cần tìm ra
những biện pháp thay thế hữu hiệu hơn. Con người đã dùng tinh dầu (EO) để chữa
trị nhiều tật bệnh khác nhau kể từ thời xưa và việc sử dụng chúng đã trở nên phổ
biến qua nhiều năm. Độ an toàn và hiệu lực của tinh dầu đã được chứng minh bởi
một số thử nghiệm lâm sàng. Bài viết này này đưa ra tổng quan về các loại tinh
dầu, tác dụng và tác hại khi sử dụng chúng.

Tài liệu và phương pháp:


Tiến hành tra cứu tài liệu tại PubMed về các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và
bài phê bình về tinh dầu đã công bố tính đến tháng hai năm 2015. Chúng tôi tiến
hành tìm kiếm trong tháng 3 năm 2015. Đã dùng những từ khóa sau: “Lavender
essential oil” (tinh dầu oải hương), “cinnamon oil” (dầu quế), “clove oil” (dầu đinh
hương), “eucalyptus oil” (dầu bạch đàn), “peppermint oil” (dầu bạc hà cay),
“lemon EOs” (tinh dầu chanh vàng) và “tea tree oil” (dầu cây trà).

Kết quả:
Chúng tôi đã tìm thấy tổng cộng 70 bài nghiên cứu có liên quan trong cơ sở dữ liệu
PubMed. Sau khi sàng lọc tóm tắt, chọn 52 bài để đưa vào bài tổng quan này.

Kết luận:
Căn cứ trên thông tin sẵn có, có thể kết luận rằng tinh dầu có tiềm năng phát triển
thành các chất phòng ngừa hoặc chữa trị nhiều loại bệnh răng miệng khác nhau,
nhưng cần có thêm thử nghiệm lâm sàng để thiết lập độ an toàn và hiệu lực của
chúng.

1
LỜI DẪN
Theo Báo cáo Sức khỏe Răng miệng Thế giới (World Oral Health Report), bất kể
tình trạng sức khỏe răng miệng ở một vài quốc gia đã cải thiện, các vấn đề răng
miệng vẫn còn dai dẳng, đặc biệt là ở những nhóm người thiệt thòi ở cả các nước
phát triển và đang phát triển. Sâu răng và các bệnh nha chu được xác định là vấn đề
lớn nhất trong số các vấn đề sức khỏe răng miệng trên toàn cầu. Các bệnh răng
miệng cũng gây hại tới sức khỏe tổng thể. Chúng cũng ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống và năng lực vận hành của người bệnh.
Báo cáo cho thấy các loại thuốc kháng khuẩn hiện đang được dùng để điều trị các
vấn đề răng miệng thì gây ra các tác dụng phụ như là tiêu chảy, nôn mửa, vân vân.
Tăng kháng vi khuẩn cũng là một lo ngại lớn. Vì những tác hại này, tăng tình trạng
kháng vi khuẩn và chi phí cao liên quan đến phương pháp điều trị tiêu chuẩn, cần
tìm ra những chất điều trị mới và tiến hành thêm nghiên cứu lâm sàng về thuốc cổ
truyền từ nhiều loại thực vật khác nhau.
Nhiều loại thuốc được dùng trong truyền thống để trị nhiễm trùng đã được nghiên
cứu lần nữa, và các thử nghiệm lâm sàng đang được thực hiện để thiết lập độ hiệu
lực và những tác dụng phụ có thể xuất hiện của chúng. Tinh dầu là một trong
những loại thuốc từ thiên nhiên đó. Trong những năm gần đây, mọi người quan
tâm chú ý nhiều hơn đến tinh dầu.
Đến nay đã xác định được xấp xỉ 3.000 tinh dầu. Tinh dầu là một trong những chiết
xuất thực vật mà đã được dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe và răng miệng kể
từ thời xa xưa. Chúng là các chất chuyển hóa thứ cấp sinh ra từ nhiều loại thảo
dược khác nhau và có các đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm cũng như là chống
oxy hóa.
Mục đích của bài tổng quan hệ thống này là phân tích tài liệu nghiên cứu liên quan
đến các loại tinh dầu đã được xuất bản. Người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu để
chứng minh các đặc tính chữa trị của nhiều loại tinh dầu khác nhau, nhưng rất ít
bài phê bình đánh giá về đề xuất ứng dụng những tinh dầu đó vào điều trị nha khoa
đã được công bố. Bài viết này đưa ra tổng quan về các loại tinh dầu, các đặc tính
chữa trị của chúng cùng với những tác hại có thể gặp phải khi sử dụng.

TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2
Để xác định được tài liệu nghiên cứu có liên quan, chúng tôi tiến hành tra cứu điện
tử tại cơ sở dữ liệu PubMed.
Sàng lọc tựa đề nghiên cứu và phần tóm tắt. Chỉ những bài viết liên quan đến dầu
oải hương, dầu bạch đàn, dầu đinh hương, dầu quế và dầu chanh vàng được đưa
vào bài tổng quan này. Những nghiên cứu liên quan đến một số loại tinh dầu khác
bị loại bỏ. Tổng cộng chúng tôi đã chọn 52 bài nghiên cứu đưa vào bài đánh giá
này.

Tinh dầu (EOs) và thành phần của chúng


EOs là các chất chuyển hóa thứ cấp của các loại thực vật mà có cấu tạo chủ yếu từ
tổ hợp phức tạp gồm terpenic hydrocarbon, đặc biệt là các monoterpene và
sesquiterpene, và các dẫn xuất oxy hóa như là aldehyde, ketone, epoxide, alcohol,
và ester. Thành phần của các loại tinh dầu khác nhau nhiều. Kể cả thành phần của
tinh dầu chiết tách từ các cây thuộc cùng một loài thực vật cũng khác nhau theo vị
trí địa lý. Thành phần có trong tinh dầu cũng phụ thuộc vào độ trưởng thành của
cây cho tinh dầu.

Cơ chế hoạt động


Cơ chế hoạt động của các tinh dầu phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng và
vị trí của một hay nhiều nhóm chức năng trên các phân tử có mặt trong chúng.
Cơ chế hoạt động chính của tinh dầu được cho là cơ chế phá hủy màng
(membrance damage). Tính hòa tan của các tinh dầu trong lớp lipid kép
(phospholipid bilayer) của màng tế bào dường như có vai trò quan trọng đối với
hoạt tính kháng khuẩn của chúng. Báo cáo cho thấy dầu đinh hương làm giảm số
lượng ergosterol cụ thể có trong màng tế bào nấm. Các terpenoid trong tinh dầu đã
được phát hiện là can thiệp vào phản ứng của enzyme trong quá trình chuyển hóa
năng lượng.
Các loại tinh dầu mà có tiềm năng dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh răng
miệng được bàn luận tiếp theo đây.

Dầu oải hương (lavender oil)


Thành phần

3
Các thành phần chính tìm ra được gồm có linalool, linalyl acetate, 1,8-cineole,
B-ocimene, terpinen-4-ol, l-fenchone, camphor, và viridiflorol. Tuy nhiên, nồng độ
tương đối của mỗi thành phần trong số này thay đổi theo các loài khác nhau. Dầu
oải hương, thu từ hoa oải hương Lavandula angustifolia (Họ: Hoa môi/Lamiaceae)
thông qua chưng cất hơi, chủ yếu gồm linalyl acetate
(3,7-dimethyl-1,6-octadien-3yl acetate), linalool (3,7-dimethylocta-1,6-dien-3-ol),
lavandulol, 1,8-cineole, lavandulyl acetate, và camphor.
Hoạt tính của linalool phản ánh hoạt tính của dầu nguyên chất, điều này ám chỉ
rằng linalool có thể là một thành phần đem đến công hiệu của dầu oải hương.

Đặc tính trị liệu

● Hoạt tính kháng vi sinh vật: tinh dầu chiết xuất từ Lavandula stoechas​ L.
biểu hiện hoạt tính kháng vi sinh vật hiệu quả chống lại đa số các loại vi
khuẩn, nấm sợi và nấm men. Trong nghiên cứu của Benabdelkader và các
cộng sự, phát hiện thấy nồng độ ức chế tối thiểu trong khoảng từ 0,16 đến
11,90 mg/ml. Nó cũng biểu hiện hoạt tính kháng khuẩn pseudomonas.
● Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (in vitro) về hoạt tính kháng khuẩn của
tinh dầu Lavandula coronopifolia​ chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh cho
thấy tác dụng diệt khuẩn của nó.
● Chống lo âu: Tinh dầu oải hương được báo cáo có tác dụng giảm căng thẳng,
lo âu và cải thiện tâm trạng khi hít hoặc uống vào người. Nó không hiệu quả
lắm trong trường hợp rất lo âu.
● Kháng nấm: Tinh dầu Lavandula luisieri​ biểu hiện tác dụng ức chế nấm
men, dermatophyte, và các chủng Aspergillus​. ​Lavandula viridis​ được ghi
nhận là có tác dụng diệt nấm. Cryptococcus neoformans​ là nấm nhạy nhất,
sau đó đến loài Candida​.

Dầu bạch đàn (Eucalyptus oil)


Thành phần
Thành phần chính là 1,8-cineole, sau đó đến cryptone, α-pinene, p​-cymene,
α-terpineol, trans-pinocarveol, phellandral, cuminal, globulol, limonene,
aromadendrene, spathulenol, và terpinene-4-ol.

Đặc tính trị liệu

4
● Tác dụng kháng vi sinh vật: Hoạt tính kháng khuẩn được phát hiện là có liên
quan đến hiệu ứng đồng vận giữa các thành phần chính và phụ hơn là do
nồng độ của một thành phần đơn lẻ. Tinh dầu từ lá Eucalyptus globulus​ có
tác dụng kháng vi sinh vật chống lại vi khuẩn gam âm (Escherichia coli​)
cũng như là vi khuẩn gam dương (Staphylococcus aureus)​ . Nghiên cứu tiến
hành trên tám loài bạch đàn cho thấy dầu Eucalyptus odorata​ sở hữu tác
dụng độc hại tế bào (cytotoxic) mạnh mẽ và cũng có tác dụng kháng khuẩn
chống lại S. aureus​, ​Haemophilus influenzae,​ ​Staphylococcus pyogenes​,
và ​Staphylococcus pneumonia​. ​Eucalyptus bicostata​ và ​Eucalyptus
astringens​ thể hiện tác dụng kháng khuẩn.
● Tác dụng kháng viêm: tác nhân điều tiết miễn dịch: Nghiên cứu của
Serafino ​và các cộng sự chứng tỏ rằng tinh dầu bạch đàn có thể kích thích
phản ứng miễn dịch trung gian tế bào bẩm sinh cho thấy tác dụng của nó như
một chất phụ trợ trong việc ức chế miễn dịch, với bệnh nhiễm trùng cũng
như là hóa trị u bướu.

Dầu bạc hà cay (Peppermint oil)


Dầu bạc hà cay (Mentha piperita​) là một trong những loại tinh dầu nổi tiếng và
được dùng rộng rãi nhất. Trong tinh dầu chiết tách từ M. piperita,​ người ta đã xác
định được menthol là thành phần chính, sau đó là menthyl acetate và menthofuran.

Đặc tính trị liệu

● Kháng khuẩn: dầu bạc hà cay biểu hiện tác dụng ức chế sinh sôi khuẩn
staphylococci.
● Kháng nấm: nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu thể hiện các hoạt tính hãm nấm
và diệt nấm đối với cả hai chủng loài Candida​ lâm sàng và tiêu chuẩn ở
nồng độ trong khoảng từ 0,5 đến 8 μL/mL. Tinh dầu biểu hiện tác dụng
kháng nấm tương tự chống lại các chủng kháng azole và nhạy với azole.
● Kìm hãm tạo biofilm (màng sinh học): ức chế hình thành màng sinh học ở
các chủng nấm giúp giảm sinh mầm bệnh và tình trạng kháng thuốc. Nghiên
cứu chứng minh rằng tinh dầu hoàn toàn ức chế hình thành màng sinh học
của Candida albicans​ tối đa 2μl/ml theo cách sử dụng tùy liều lượng.

Tinh dầu tràm trà (Melaleuca alternifolia/Myrtaceae)

5
Tinh dầu này còn có tên gọi là dầu cây trà (Tea Tree Oil/TTO). Thành phần gồm
có terpinen-4-ol, γ-terpinene, ​p-​ cymene, α-terpinene, 1,8-cineole, α-terpineol, và
α-pinene.

Tác dụng

● Kháng khuẩn: Trong một thử nghiệm lâm sàng, người ta phát hiện thấy gel
melaleuca có tác dụng ức chế nhiều tập đoàn vi khuẩn khác nhau và màng
sinh học răng. Nó biểu hiện tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ đối với các
mầm bệnh răng miệng khác.
● Hoạt tính kháng nấm: Melaleuca alternifolia​ có tác dụng trị nấm,
terpinen-4-ol là thành phần hiệu quả nhất.

Tinh dầu chanh vàng (Lemon EO)


Thành phần
Thường thì trong tinh dầu này gần như chỉ có các terpene và terpene bị oxi hóa.
Hoạt tính chữa trị biểu hiện tác dụng kháng nấm đối với ba loài Candida​ (​C.
albicans,​ ​Candida tropicalis,​ và ​Candida glabrata)​ . Tinh dầu chanh vàng được đề
xuất dùng làm một phương thuốc hiệu quả điều trị các bệnh nấm do C. albicans​.

Dầu đinh hương (Clove oil)


Các thành phần chính có trong dầu nụ đinh hương là phenylpropanoids eugenol,
eugenyl acetate, carvacrol, thymol, cinnamaldehyde, β-caryophyllene, và
2-heptanone, khi phân tích bằng sắc ký khí (gas chromatography).
Đặc tính dược phẩm
Eugenol nổi tiếng với các đặc tính trị liệu của nó và được dùng rộng rãi trong nha
khoa.

● Chống oxi hóa: Khi được thử nghiệm với tert​-butylated hydroxytoluene, tinh
dầu này biểu hiện hoạt tính khử gốc tự do rất mạnh mẽ.
● Kháng nấm: Nó có hoạt tính kháng nấm. Dầu đinh hương và thành phần
chính eugenol của nó cũng làm giảm số lượng ergosterol, là một thành phần
cụ thể của màng tế bào nấm. Sự hình thành ống mầm (germ tube) của C.
albicans​ cũng bị ức chế.

6
● Kháng khuẩn: người ta phát hiện tinh dầu này có tác dụng ức chế
Staphylococcus​ spp. đa kháng thuốc.

Dầu quế
Thành phần
Các loại dầu bay hơi thu từ vỏ, lá và vỏ rễ có thành phần hóa học khác nhau nhiều.
Ba thành phần chính trong tinh dầu thu từ vỏ Cinnamomum zeylanicum
gồm trans-​ cinnamaldehyde, eugenol, và linalool, đại diện 82,5% tổng thành phần.
Cinnamaldehyde là thành phần chính của tinh dầu quế, và các nghiên cứu đã chứng
minh rằng nó cũng là thành phần công hiệu nhất.

Đặc tính dược phẩm


Tác dụng kháng vi sinh vật: Tác dụng ức chế tăng sinh của nhiều vi khuẩn phân lập
khác nhau bao gồm gam dương, gam âm và nấm.
Chống đột biến: Nó có tác dụng chống đột biến tự phát trong tế bào của người.
Hơn nữa, nghiên cứu của Cabello và các cộng sự tiến hành trên động vật chỉ ra
rằng cho động vật uống cinnamaldehyde (CA) tạo ra các hoạt tính chống
melanoma.
Ngoài những hoạt tính này, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng cinnamomum
zeylanicum (CZ) có các đặc tính kháng ký sinh trùng, chống oxy hóa, và khử các
gốc tự do.

Đề xuất ứng dụng trong thực hành nha khoa


Những đề xuất ứng dụng tiềm năng của các loại tinh dầu đã được trình bày dưới
đây và thông tin được tổng hợp trong Bảng 1.
Bảng 1
Tinh dầu và ứng dụng tiềm năng trong nha khoa

7
Tên tinh dầu Đề xuất ứng dụng tiềm năng trong nha khoa
Oải hương Làm chất chống lo âu trong phòng khám nha khoa
Giảm đau tại chỗ cẵm kim
Bạch đàn Chất chống ung thư
Bạc hà cay Hoạt tính kháng vi sinh vật
Dùng trong các sản phẩm vệ sinh miệng
Quế Trị nấm miệng
Chanh vàng Trị nấm
Eugenol Biểu hiện hoạt tính kháng vi sinh vật chống lại một số mầm
bệnh trong miệng
Cây trà Nấm miệng
Thích hợp để dùng trong các sản phẩm vệ sinh miệng
prophylactic
Hỗn hợp tinh dầu Chất điều biến tình trạng kháng kháng sinh

Tinh dầu oải hương


Có thể dùng tinh dầu này trong các phòng khám nha khoa để giảm lo âu của bệnh
nhân. Người ta phát hiện thấy tinh dầu này là một chất chống lo âu hữu hiệu khi
được dùng trong khu vực chờ. Nghiên cứu tiến hành bởi Zabirunnisa cho thấy
giảm đáng kể về mặt thống kê điểm số lo âu khi dùng hương thơm dầu oải hương ở

8
khu vực tiếp khách. Nó cũng có tác dụng trong quá trình phẫu thuật, vì nó đã được
chứng tỏ giảm đau do cắm kim.

Dầu bạch đàn


Dầu bạch đàn biểu hiện tác dụng ức chế các mầm bệnh răng miệng như là
Lactobacillus acidophilus​, khiến nó thích hợp để dùng làm một chất chống sâu
răng.

Dầu bạc hà cay


Dầu eugenol được dùng rộng rãi trong nha khoa. Nó có tác dụng chống lại các
mầm bệnh răng miệng liên quan đến sâu răng và bệnh nha chu. Nghiên cứu thực
hiện trên năm loại tinh dầu (TTO, dầu oải hương, dầu xạ hương, dầu bạc hà cay và
dầu eugenol) với bốn mầm bệnh răng miệng thường gặp (S. aureus,​ ​Enterococcus
faecalis,​ ​E. coli​, và ​C. albicans)​ chỉ ra tác dụng ức chế đáng kể của dầu eugenol,
dầu bạc hà cay và TTO. Trong số đó, dầu eugenol biểu hiện hoạt tính kháng vi sinh
vật ở nồng độ ít nhất.
TTO và một số thành phần đơn lẻ của nó, cụ thể là terpinen-4-ol, biểu hiện hiệu lực
kháng vi sinh vật mạnh chống lại màng sinh học của nấm. TTO có thể là một giải
pháp cho tình trạng tăng kháng C. albicans​ để tạo ra các loại thuốc kháng nấm. Nó
có thể được dùng để điều trị các bệnh nấm miệng và thích hợp để dùng trong các
sản phẩm vệ sinh và phòng bệnh răng miệng. Nghiên cứu của Ramage và các cộng
sự cho thấy dùng terpinen-4-ol, thành phần chính trong TTO, thì an toàn và thích
đáng hơn là bản thân TTO.

Dầu quế
Một thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn I tiến hành trên tinh dầu quế đã kết luận rằng
dùng tinh dầu quế an toàn với các bệnh nhân khỏe mạnh đeo răng giả để điều trị
bệnh nấm miệng.

Tinh dầu chanh vàng


Tinh dầu chanh vàng được đề xuất dùng làm một phương thức hiệu quả chữa bệnh
nấm do C. albicans.​

Kết hợp các loại tinh dầu

9
Kết hợp các loại tinh dầu và kháng sinh có thể giảm tình trạng kháng kháng sinh ở
các vi khuẩn đa kháng thuốc. Các tinh dầu bạc hà cay, vỏ quế và oải hương được
kết luận là các chất điều biến tình trạng kháng kháng sinh, khi dùng kết hợp với
piperacillin.

Các nghiên cứu không ủng hộ sử dụng các loại tinh dầu
Một số nghiên cứu chứng minh tác dụng của các loại tinh dầu, nhưng một số khác
lại đặt nghi vấn về hiệu lực của chúng.
Một nghiên cứu so sánh hiệu lực giữa nước súc miệng chlorhexidine 0,2% và nước
súc miệng chứa tinh dầu đã chỉ ra rằng các loại tinh dầu chỉ có hiệu quả trong
khoảng thời gian rất ngắn, tức là 2–3 h, và kết luận rằng dùng chlorhexidine vẫn
được ưu ái hơn các loại tinh dầu.
Một nghiên cứu thực hiện trên các loại tinh dầu để đo kiểm hiệu lực của chúng khi
được dùng làm chất giải nhiệt làm mát đã kết luận rằng không có nhiều tác dụng
hơn so với nước trong quá trình lấy cao răng bằng sóng siêu âm (ultrasonic root
debridement) để điều trị bệnh viêm nha chu mãn tính.

Tác hại của tinh dầu


Các loại dược phẩm từ thiên nhiên không phải lúc nào cũng không có tác dụng
phụ. Người ta cũng ghi nhận có nhiều ảnh hưởng bất lợi khi sử dụng tinh dầu.
Trong nghiên cứu của Millet và các cộng sự, hỗn hợp tinh dầu thương mại của xô
thơm, bài hương, bách diệp và bách hương đã được ghi nhận là gây ra độc hại thần
kinh và ngộ độc ở người, trong đó triệu chứng chính là chứng co giật co cứng-co
giật (tonic–clonic convulsions).
Theo bài tổng quan của Posadzki và các cộng sự, những loại tinh dầu như là oải
hương, bạc hà cay, dầu cây trà và ngọc lan tây khi dùng trong liệu pháp hương
thơm có thể gây ra tác hại từ nhẹ đến nặng, kể cả chết người. Tác dụng phụ thường
thấy nhất trong số đó là viêm da.
Thường thiếu hụt các thí nghiệm chất độc về các loại thuốc cổ truyền. Do đó, cần
có thêm thử nghiệm lâm sàng để loại bỏ xác suất tác dụng phụ và ngộ độc.

Hạn chế
Bài tổng quan này chỉ bao hàm bảy loại tinh dầu thường được dùng. Bài viết này
cũng dễ có thiên lệch tài liệu do nó được thực hiện căn cứ trên những tài liệu
10
nghiên cứu đã công bố. Chúng tôi chỉ tham khảo các bài nghiên cứu viết bằng tiếng
Anh. Chỉ tìm kiếm tài liệu nghiên cứu từ một cơ sở dữ liệu PubMed.

KẾT LUẬN
Như đã trình bày trong bài tổng quan này, nhiều bằng chứng cho thấy có tiềm năng
để phát triển tinh dầu thành các chất phòng ngừa hay chữa trị nhiều bệnh răng
miệng khác nhau. Mặc dù một số cách dùng tiềm năng khác của tinh dầu đã được
mô tả và nhiều công bố về hiệu lực điều trị đã được công nhận có giá trị thông qua
kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm in vitro​ hoặc thử nghiệm lâm sàng trong cơ
thể sống (in vivo),​ vẫn cần tiến hành thêm nghiên cứu để xác lập độ an toàn và hiệu
lực của những loại tinh dầu này trước khi đưa chúng vào thực hành lâm sàng.
Cụ thể là, các thử nghiệm lâm sàng xác nhận tác dụng trị liệu của các loại tinh dầu
trong cơ thể sống (in vivo)​ và giải quyết các vấn đề như là tác hại, độc tính và
tương tác của chúng với các phân tử thuốc khác sẽ có giá trị to lớn.
---
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4606594/
Người dịch: Trần Tuyết Lan
Nhóm: ​Út Em Hạ Mến

11

You might also like