You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

TIỂU LUẬN DƯỢC LIỆU


Chủ đề: Trình bày về dược liệu cây Nghệ (Curcuma longa L)

GVHD: TS. Lê Bá Vinh

Họ và tên: Tạ Thị Thuỳ Trang

Lớp: Dược K7

MSSV: 2305102054

–—˜™(µ)˜™–—
MỤC LỤC
I. Lời giới thiệu: .........................................................................................................3

II. Nội dung: .............................................................................................................3

1. Đặc điểm thực vật: ........................................................................................... 3

2. Phân bố: ............................................................................................................ 5

3. Bộ phận dùng: .................................................................................................. 6

4. Thu hái và chế biến: ......................................................................................... 6

5. Bào chế: ............................................................................................................. 8

6. Bảo quản: .......................................................................................................... 8

7. Tính vị, công năng: ........................................................................................... 8

8. Thành phần hoá học: ....................................................................................... 9

9. Tác dụng dược lí: ........................................................................................... 10

10. Công dụng: ...................................................................................................... 11

11. Các bài thuốc từ Nghệ: .................................................................................. 13

12. Độ an toàn: ...................................................................................................... 16

13. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nghệ:..................................................... 16

III. Giải pháp: ..........................................................................................................16

IV. Kết luận: ............................................................................................................17

2
I. Lời giới thiệu:

Nghệ (Zingiberaceae) được trồng nhiều ở Việt Nam, là cây được dùng để chế biến gia
vị, thực phẩm. Nghệ cũng là một cây dược liệu quý được sử dụng từ rất lâu trong y học
cổ truyền và y học hiện đại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Ở chuyên đề này sẽ tìm hiểu về cây Nghệ một trong những dược liệu mà chúng ta đã
thấy rất nhiều trong môi trường sống xung quanh về đặc điểm, tác dụng, các bài thuốc
trị bệnh từ nghệ, và các thành phần hóa học,… của cây Nghệ.

Tài liệu tham khảo: Viện dược liệu, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất
Lợi, trang 227 – 229, Cây thuốc và động vật làm thuốc - Tập 2 – Trang 383 – 391, Bài
Giảng của thầy TS Lê Bá Vinh.

II. Nội dung:

1. Đặc điểm thực vật:

• Tên tiếng Việt: Nghệ, Nghệ vàng, Khương hoàng, Uất kim, Khinh lương, Cohem,
Co khản mỉn.
• Tên khoa học: Curcuma longa L.
• Họ: họ Gừng (Zingiberaceae).
• Mô tả:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,6 – 1,5m. Thân rễ nạc, có ngấn, phân nhánh
ngang, màu vàng, mùi hắc. Thân mang lá do các bẹ lá tạo thành. Lá có phiến
thuôn, nhọn hai đầu, có mũi, hai mặt xanh, mặt trên nhẵn, gân nổi rõ mặt dưới,
dài 30 – 50 cm, rộng 10 – 15 cm. Cụm hoa dạng bông dày, hình trụ, mọc từ kẽ lá,
có cuống dài 20 – 30 cm. Lá bắc rời, những cái ở dưới màu lục nhạt, mang hoa
sinh sản, những lá bắc trên màu hồng, hoa có 3 răng không đều, tràng dạng ống,
thuỳ giữa dài hơn hai thuỳ bên, nhị có bao phấn có cựa, bầu có lông.

3
Quả 3 ô, mở khi già, hạt có áo hạt.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 5.

4
2. Phân bố:

Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau được trồng ở khắp các nước nhiệt đời châu Á. Ở Việt
Nam cũng như tỉnh Nghệ An, nghệ được trồng lâu đời trong nhân dân, làm gia vị và làm
thuốc.

Nghệ là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và chịu bóng, biên độ sinh thái rộng, thích nghi được
với nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Toàn bộ phần trên mặt đất cây Nghệ sẽ lụi đi vào mùa
đông ở các tỉnh phía Bắc và mùa khô ở các tỉnh phía Nam. Sau đó, mọc lại vào giữa mùa
xuân.

5
3. Bộ phận dùng:

Thân rễ (Rhizoma Curcumae longae). Thân rễ gắn liền với gốc lá thường gọi là Khương
hoàng, phần rễ củ mọc từ thân rễ Nghệ được gọi là Uất kim.

4. Thu hái và chế biến:

Tiến hành thu hoạch Nghệ vào mùa thu..

Sau khi thu hoạch, người ta phải cắt bỏ thân, rễ và giữa lấy củ Nghệ. Sau đó đem đi phơi
nắng hoặc sấy khô để bảo quản được lâu.

Muốn để lâu nên hấp Nghệ trong 6 – 12 giờ, để cho ráo nước rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Ngoài ra, có thể chế biến Nghệ dưới dạng bột mịn, phơi khô. Đây là dạng dược liệu được
sử dụng phổ biến nhất.

6
7
5. Bào chế:

Nghệ được sử dụng để làm gia vị món ăn hoặc bào chế thuốc dưới dạng bột, viên nén.

6. Bảo quản:

Nghệ vàng sau khi phơi hoặc sấy khô thì đem đi bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh
nắng mặt trời và nơi có độ ẩm cao.

7. Tính vị, công năng:

8
• Thân rễ nghệ (khương hoàng) có vị cay đắng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng
hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ lên da non.
• Rễ củ (uất kim) vị cay đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng hành khí, giải uất,
lương huyết, phá ứ.

8. Thành phần hoá học:

Trong củ nghệ có hỗn hợp chất màu 3,5 – 4% thuộc chất màu phenolic chủ yếu là các
dẫn chất của diarylheptan với 3 chất chủ yếu là curcumin (bisferuloyl-methan) (1). Bis
(4 hydroxy-cinnamoyl)-methan (2) và 4-hydroxycinnamoyl feruloyl-methan(3).

Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu nghệ được xác định là những sesquiterpen ceton
arturmeron, alpha turmeron, beta turmeron và curlon. Ngoài ra có alpha và beta pinen,
camphen, limonene, terpinen, caryophyllen, linalool, borneol, isoborneol, camphor,
eugenol, cineol curdion, curzerenon và curcumen. Các thành phần khác trong củ nghệ
bao gồm: protein, chất béo, chất vô cơ, sợi, carbonhydrat và caroten.

Gần đây còn có thêm các nghiên cứu về poly saccharid có hoạt tính sinh vật trong Nghệ,
đáng lưu ý có ukonan A, ukonan B, ukonan C, cho tác dụng trên hệ thống lưới mô.

Chất màu trong củ nghệ có thể chiết xuất trực tiếp bằng nước kiềm, sau đó tủa với acid.

Curcumin từ Nghệ có tác dụng ức chế u và có thể coi là một chất anticarcinogen có giá
trị.

9
9. Tác dụng dược lí:
• Nghệ có tác dụng chống viêm cấp, viêm mạn trên mô hình gây phù bàn chân và
gây u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng; gây thu teo tuyến ức chuột cống đực
non. Tác dụng chống viêm trong bệnh viêm xương khớp của nghệ được đánh giá
là tương đương với Ibuprofen.
• Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Cao nước hoặc cao
methanol cho thỏ uống làm giảm tiết dịch vị và tăng lượng chất nhầy của dịch vị.
Cao chiết cồn làm giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Nghệ
kích thích sản sinh chất nhầy ở thành và phục hồi sulfit không protein ở chuột
cống trắng. Natri curcuminat kích thích không đặc hiệu co bóp cơ trơn hồi tràng
cô lập chuột lang. Tinh dầu và natri curcuminat làm tăng tiết mật sau khi tiêm
tính mạch cho chó, kích thích cơ túi mật. Bệnh nhân uống bột nghệ liều 500 mg
x 4 lần/ngày x7 ngày có tác dụng tốt đối với loạn tiêu hóa acid, loạn tiêu hóa đầy
hơi và loạn tiêu hóa mất trương lực; làm lành loét và giảm đau bụng.

10
• Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh curcumin là thuốc chống viêm có hiệu quả.
• Một số thành phần hóa học của nghệ có tác dụng kháng khuẩn. Curcumin I có
tác dụng ức chế in vitro sự phát triển của trực khuẩn lao nồng độ tối thiểu 25
mg/ml, ức chế Sallmonella paratyphi ở 50 mg/ml. Tinh dầu nghệ ức chế trực
khuẩn lao ở nồng độ 1 mg/ml, Bacillus micoides và nấm Candida albicans. Thành
phần turmeron ức chế các vi khuẩn và vi nấm: Bacillus subtilis, Candida albicans,
Mycobacterium tuberculosis, Shigella dysenteriae… Curcumin có tác dụng
kháng virus và ức chế protease của HIV – 1 và HIV – 2. Chất artumeron từ tinh
dầu và dịch chiết hexan từ lá nghệ diệt ấu trùng muỗi Aedes aegyptii.
• Tác dụng lên tim mạch : Thực nghiệm cho thấy Cucuminoids trong nghệ làm
giảm số ca nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật.
• Một số thông tin khác: cao thân rễ nghệ có hoạt tính dự phòng mạnh chống tổn
thương gan gây bởi CCl4 in vitro và in vivo. Cao nghệ chiết với chloroform 10
% có tác dụng chống nấm tóc thực nghiệm ở bê. Curcuminoids nghệ có tác dụng
làm giảm kích ứng da thường xảy ra sau khi điều trị xạ trị ung thư vú.

10. Công dụng:

Trong đông y, Nghệ có vị cay, tính nóng, vị đắng nhẹ quy về 2 kinh là can và tỳ.

Các nhà khoa học nghiên cứu trong củ nghệ vàng có chứa nhiều dược chất có lợi cho
sức khoẻ, nhờ những hoạt chất quý mà nghệ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ
như:

• Chống viêm, kháng khuẩn: hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có tác dụng
chống viêm mạnh, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm dạ dày, viêm đại
tràng, viêm loét dạ dày tá tràng,
• Giúp phòng chống oxy hoá cho cơ thể: hoạt chất curcumin có khả năng trung hoà
các gốc tự do, đây được xem là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh điển hình

11
là ung thư gan. Do đó sử dụng nghệ vàng đúng cách sẽ rất có lợi cho lá gan của
bạn.
• Tăng cường chức năng của não: có tác dụng tăng cường chức năng của hệ thần
kinh từ đó giúp ngăn chặn quá trình thoái hoá dây thần kinh, chống trầm cảm,
giúp cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi.
• Ổn định nhịp tim giúp giảm nguy cơ tim mạch: rất nhiều nghiên cứu được thực
hiện trên phụ nữ sau mãn kinh sử dụng nghệ vàng cho thấy dược liệu chó khả
năng giúp giảm nguy cơ đau tim, ổn định nhịp tim, ngăn ngừa những biến chứng
về tim mạch có thể xảy ra.
• Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: hoạt chất curcumin có tác dụng giúp ngăn
ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn chặn quá trình di căn và lây lan của tế bào
ung thư.
• Nghệ vàng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm trí nhớ: hoạt chất
curcumin có tác dụng chống viêm, làm sạch mảng bám amyloid từ đó giúp ngăn
ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm trí nhớ.
• Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị trầm cảm.
• Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
• Giúp kéo dài tuổi thọ: có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn
dịch từ đó giúp phòng ngừa bệnh tật một cách tối đa. Thường xuyên sử dụng nghệ
vàng có khả năng chống lại các gốc tự do, oxy hoá của cơ thể tăng sẽ giúp đẩy lùi
bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
• Giúp trắng da: có tác dụng trắng da, mờ thâm nám rất hiệu quả. Do đó hiện nay
có rất nhiều mỹ phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ nghệ vàng.
• Giúp nhanh lành vết thương: sử dụng nghệ trong khẩu phần ăn hoặc nước được
chế biến từ nghệ vàng có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương rất tốt.
sau khi vết thương lành hẳn còn để lại sẹo cũng có thể sử dụng nghệ vàng để bôi
lên vùng da mới hình thành sẹo, chỉ sau một thời gian ngắn kiên trì thực hiện vết
sẹo sẽ mất.

12
• Hỗ trợ điều trị các bệnh về da liễu: có tác dụng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị
bệnh vảy nến, mụn nhọt, ghẻ lở, rụng tóc, nấm rất hiệu quả.
• Tăng cân: nghệ vàng kết hợp với mật ong hoặc sữa đặc sẽ giúp cải thiện được cân
nặng.
• Chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều,…

11. Các bài thuốc từ Nghệ:

• Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu:

Nghệ (40g) tán nhỏ, 1 năm hành trắng. Đem sắc uống, chia 3 lần/ngày.

• Bài thuốc chữa ra nhiều mồ hôi:

Nghệ vàng, củ sữa bò, Ngũ bội tử, tất cả đem tán nhỏ, trộn với ít nước, rồi quấn vào rốn.

13
• Bài thuốc chữa lở ngứa, ghẻ:

Nghệ, hạt máu chó, hạt củ đậu, tất cả đồng lượng trộn thêm ít diêm sinh rồi tán nhỏ, trộn
tiếp với mỡ heo hay dầu mè rồi bôi ngoài da.

• Bài thuốc chữa trĩ bị lở gây sưng đau:

Nghệ và phèn xanh đem tán nhỏ, trộn với mật và mỡ heo rồi bôi.

• Bài thuốc chữa sai khớp xương, bong gân:

Củ nghệ, vỏ sò, vỏ núc nác, gừng sống, quế, hồi hương, đinh hương, lá canh châu, lá đau
xương, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, hạt chấp, hạt máu chó,
lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế (nếu có bị sưng cơ thì không dùng lá đau xương nhưng
thêm giấm), tất cả đem giã nát, sao lên rồi chườm nóng.

• Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng dạ dày, ợ hơi, ợ chua:

Nghệ 10g, Trần bì 12g, Khổ sâm 12g, Hương phụ 10g, Bồ công anh 10g, Ngải cứu 8g,
tất cả đem tán bột, ngày uống 10 – 20g, chia 2 lần.

Nghệ 12g, Đậu đen sao 20g, Sâm bố chính 12g, Hoài sơn 12g, Thổ phục linh 10g, Trần
bì 10g, mật ong hoặc đường 10g, tất cả đem tán mịn hoàn thành viên, ngày uống 10 –
20g.

Nghệ, mộc hương nam, mật ong, lá khôi, tất cả đem tán bột, làm thành viên nén uống.

• Bài thuốc phòng và chữa bệnh sau khi đẻ:

Nướng Nghệ rồi ăn hoặc uống với rượu.

Hoặc Nghệ tán bột uống với dấm.

14
• Bài thuốc chữa chảy máu cam:

Chiêu 4 – 6g Nghệ với nước rồi uống.

• Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều:

Nghệ 8g, Ích mẫu 16g, Kê huyết đằng 16g, Sinh địa 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân
8g, sắc uống.

• Bài thuốc chữa đau bụng kinh:

Nghệ 12g, Ích mẫu 20g, Sinh địa 16g, Huyền sâm 16g, Địa cốt bì 12g, Đào nhân 8g,
Hương phụ 8g, Thanh bì 8g. Sắc uống trong ngày.

Nghệ 8g, Ích mẫu 16g, Đào nhân, Xuyên khung, Ngưu tất, Hương phụ, đồng lượng mỗi
vị 8g, sắc uống trong ngày.

• Bài thuốc chữa viêm gan, suy gan, vàng da:

Nghệ 5g, Bồ bồ 10g, Chi tử 5g, Râu ngô 5g, siro đơn hoặc tá dược vừa đủ. Làm siro
hoặc cốm.

Nghệ 6 – 12g, Nghệ đen, Hương phụ, Quả quất non, tán bột, trộn với mật ong làm viên
uống.

Nghệ 2g, Rau má 4g, Hoàng bá nam 3g, Nhân trần hoặc Bồ bồ 3g, Sài hồ nam 2g, Dành
dành 2g, Nhọ nồi 2g, Hậu phác nam 2g. Nghệ, dành dành, hậu phác được tán bột mịn,
các vị khác nấu cao nước. Làm viên hoàn, ngày uống 10g, chia 2 lần.

• Bài thuốc chữa sỏi mật làm mòn sỏi (Đàm đạo bài thạch thang):

Nghệ 12g, Kim tiền thảo 40g, Mộc hương, Nhân trần, Chỉ xác, Đại hoàng, mỗi vị 12g,
sắc uống ngày một thang.

15
• Bài thuốc giúp da hồng hào hơn:

Có thể dùng bột nghệ vàng hoặc nước ép nghệ tươi với sữa hoặc sữa chua để thoa lên
mặt.

12. Độ an toàn:

Nghệ với liều lượng sử dụng đã được kiểm tra và đánh giá là an toàn khi dùng theo
đường uống và qua da.

Sử dụng nghệ với liều cao hơn hoặc với thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về dạ
dày và ruột.

13. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nghệ:

• Do nghệ có vị cay dùng trong thời gian dài có thể gây đau bụng, buồn nôn.
• Gây chảy máu: do một số hợp chất có trong nghệ nếu dùng nhiều có thể làm chậm
quá trình đông máu. (Nếu bạn dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc có liên
quan đến tiểu cầu thì lưu ý khi dùng nghệ).
• Kích thích tử cung: phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải thận trọng
khi dùng nghệ để tránh bất kỳ tác hại nào cho em bé và dạ con.
• Phụ nữ rong kinh kéo dài không nên sử dụng bột nghệ vì nghệ có tác dụng khai
thông khí huyết.
• Những người có sỏi mật và tắc nghẽn đường mật không nên dùng nghệ.

III. Giải pháp:


• Nghệ là giải pháp an toàn cho sức khỏe của bạn. Bên cạnh những tác dụng có lợi
cho sức khỏe, Nghệ có một số tác dụng phụ. Do đó, để nâng cao hiểu biết của con
người đối với nguồn dược thảo quý giá ngay trong môi trường sống xung quanh
thì bản thân sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường phải học hỏi không ngừng
trang bị kiến thức vững vàng để có thể giúp đỡ cộng đồng những người thân xung

16
quanh chúng ta, hiểu rõ được công dụng cách dùng những kiêng kị không nên sử
dụng để bảo vệ sức khoẻ của bạn thân, gia đình và cộng đồng.
• Chia sẻ, tuyên truyền đến gia đình, bạn bè, cộng đồng để có nhiều bài thuốc dân
gian trị bệnh hay và cùng nhau trồng, bảo vệ những loại thảo dược quý giá trong
thiên nhiên.

IV. Kết luận:

• Từ ngàn xưa chúng ta biết nghệ vàng là một loài cây thuốc quý với những kinh
nghiệm sử dụng được lưu truyền trong dân gian đến các công trình nghiên cứu
khoa học đều khẳng định là một dược thảo quý dễ trồng, khai thác và bào chế đơn
giản là có thể dùng được, vừa thân thiện với môi trường, vừa giúp tăng thu nhập,
vừa có nhiều công dụng chữa bệnh, tuỳ từng trường hợp mà thấy thuốc đông y sẽ
hướng dẫn cách sử dụng nghệ vàng để phòng và điều trị bệnh có hiệu quả.
• “Củ nghệ” loại củ thân thiện với người dân Việt Nam mà ngay cả nhiều nước trên
thế giới đều thấy quen thuộc, nghệ không những được sử dụng phổ biến làm gia
vị tạo màu cho các món ăn mà nó còn có tác dụng rất tốt với sức khoẻ con người
nên được sử dụng rất nhiều làm thuốc chữa bệnh.
• “Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi tác giả của “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
thành phần chính của nghệ vàng là curcumin có tác dụng sinh học mạnh nhất.
• Nghệ vàng là cây thuốc rất quý được các nhà khoa học y học chuyên môn đánh
giá cao trong số rất nhiều cây thuốc khác, trong nghệ vàng có chứa hoạt chất
chính là Curcumin đã được nghiên cứu dựa trên các kết quả thực nghiệm lâm
sàng chứng minh là Curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như chống viêm,
chống các tế bào ung thư, giúp bảo vệ gan, thận và một số bộ phận khác trong cơ
thể, giúp phục hồi sức khoẻ của chị em phụ nữ sau khi sinh, chữa bệnh đau dạ
dày, như viêm loét dạ dày, hành tá tràng mà còn có tác dụng với căn bệnh mạn
tính: ung thư, bệnh tim mạch, gan mật và bệnh mỡ máu.”

17

You might also like