You are on page 1of 98

CÔ AN

I. DƯỢC LIỆU VÀ TINH DẦU TRÀM (MELALEUCA)


II. LONG NÃO
III. BẠCH ĐÀN CHANH
IV. CHỔI SỂ
V. CHÙA DU
VI. NGẢI CỨU
VII. CAM
VIII. Hẹ
IX. Hành tăm

Nguồn dược liệu có giá trị khai thác ở VN


 Tình hình nghiên cứu phát triển.
 Giá trị thương mại
 Tiềm năng khai thác.
 Công dụng của dược liệu và tinh dầu

I. DƯỢC LIỆU VÀ TINH DẦU TRÀM (MELALEUCA)


1. Tình hình nghiên cứu phát triển  
1.1. Trong nước
Hiện nay, có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các dược liệu chứa tinh
dầu trong đó có tràm gió. Một số nghiên cứu nổi bật có thể kể đến như: 
- Về giống: Năm 2014, đã xây dựng được kỹ thuật tạo cây tràm in vitro từ cây mầm cao khoảng
1,5cm. Kỹ thuật này có thể được sử dụng trong nghiên cứu cải thiện giống Tràm M. cajuputi bằng
ứng dụng công nghệ gen hay gây đa bội hóa. 
- Về thực trạng trồng:
Năm 2018, nghiên cứu về thực trạng canh tác cây Tràm gió (Melaleuca  cajuputi Powell) tại một số
địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó,  tìm hiểu được ảnh hưởng của việc canh tác
cây tràm gió đến đến đời sống kinh tế  và xã hội tại khu này và đưa ra có giải pháp quản lý kịp thời,
phục hồi các diện  tích rừng Tràm gió đã bị khai thác cạn kiệt . 
- Về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của tinh dầu:
Năm 2020, nghiên cứu đánh giá tinh dầu tràm gió được coi là nguồn nguyên liệu quý để ngăn
chặn  SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể người . 
Năm 2021, nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy hàm lượng 1,8-cineol thu được khá cao
(71,83%). Ngoài ra, các  thành phần này trong tinh dầu có khả năng chống oxy hóa và hoạt tính
kháng  khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gram dương và gram âm.
1.2. Thế giới.
Hiện đã có nhiều nghiên cứu, đa dạng lĩnh vực về M. cajuputi và tinh dầu  loài này. 
- Về giống:
Năm 2020, có nghiên cứu cải thiện gen cho năng suất và chất lượng tinh dầu  tràm cajuputi.  
1
Kết quả: Các mối quan hệ di truyền giữa sự tăng trưởng của cây, nồng độ  tinh dầu và hàm
lượng 1,8-cineol là độc lập. Có thể cải thiện đồng thời nồng độ tinh dầu và 1,8-cineol trong khi nhân
giống M. cajuputi bằng cách chọn lọc chỉ  số. Nhờ vậy mà hàm lượng dầu tăng từ -1,19 lên 29,67%
trong khi hàm lượng 1,8- cineol giảm từ 6,19 xuống còn 0,07%. Tối ưu nhất khi hàm lượng 1,8-
cineole là 2,18% và nồng độ tinh dầu lá là 27,36% . 
- Về đặc điểm thực vật, sinh thái:
Năm 2021, đưa ra nhận thức về khả năng thích hợp với môi trường sống của  M. cajuputi trong
tương lai và nâng cao hiểu biết về phản ứng của loài này dưới  sự thay đổi khí hậu . 
 Về tác dụng dược lý tinh dầu:
Năm 2022, Xác định tinh dầu M. cajuputi là giúp hỗ trợ hiệu quả cho liệu pháp  tiêu chuẩn cho
bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ và trung bình.

2. Giá trị thương mại  


Tràm gió là một loài cây có nhiều giá trị thương mại vì đa số các bộ phận  của cây đều có thể
khai thác và tạo thành sản phẩm có ứng dụng trên thị trường.  
2 .1. Tinh dầu Tràm gió.
Tinh dầu là sản phẩm cho giá trị thương mại quan trọng nhất của tràm gió  được ứng dụng nhiều
trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Giá trị kinh tế  của loại tinh dầu này liên quan trực tiếp
đến hàm lượng 1,8-cineol. Ở Indonesia,  tinh dầu có nồng độ 1,8-cineole trên 55% được coi là chất
lượng tốt nhất.
Giá sản phẩm tinh dầu tràm gió nguyên chất với lọ 10ml là khoảng 110.000đ, còn giá theo lít là từ
1.500.000 – 2.000.000đ/lít. 
2 .2. Gỗ tràm.
Gỗ tràm gió được xếp vào gỗ nhóm VI – nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng trung  bình, thường dễ chế
biến. Chi phí nhóm gỗ VI như sau: tầm 1.800.000đ/m3 đối  với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài
>1m; và khoảng 2.000.000đ/m3 đối với xẻ  các quy cách dài >3m. 
2 .3. Mật ong hoa tràm.
Tràm có hoa quanh năm là một kho chứa mật cung cấp cho các đàn ong tự   nhiên cũng như cho
nghề nuôi ong, góp phần nuôi sống hàng ngàn người dân sống  ở trong và ven rừng. Mật ong hoa
tràm là nguồn thức ăn bổ dưỡng có giá trị làm  thực phẩm bổ dưỡng, có nhu cầu rất lớn trong nước
cũng như xuất khẩu. Giá mật ong hoa tràm: 350.000 – 500.000đ/lít. 
2 .4. Vỏ tràm.
Từ xưa vỏ tràm được ngư dân ven biển dùng để bịt kín các khe hở dưới đáy  hoặc hai bên mạn ghe
thuyền. Ngày nay, còn dùng để làm tranh từ vỏ tràm.
2 .5. Thân tràm
Than tràm rất xốp và nhẹ, sử dụng trong các công nghệ sạch, hấp thu chất  bẩn, khử mùi lạ, dịch
chiết thu được dùng để tinh chế một số dược liệu và  mỹ phẩm cao cấp. Cứ một tấn than tràm thu
được một tấn dịch chiết, giá bán  1 tấn than được 500 USD và 1 tấn dịch chiết là 750 USD, tuy còn
thấp so với  giá trị của than và dịch chiết từ gỗ đước và tre nhưng cũng là nguồn thu  không nhỏ.  

3 . Tiềm năng khai thác  


3 .1. Phân tích SWOT tiềm năng khai thác tràm gió tại Việt Nam
Điểm mạnh
 Phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Tràm phân bố nhiều ở các tỉnh phía bắc và
nam, đặc biệt ở các tỉnh thành Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang hay Long An… Ngoài
những rừng tràm tập trung thì còn có nhiều cây Tràm mọc hoang dại rải rác, những cây
tràm này thường được người dân quy hoạch về trồng.
 Sinh trưởng tốt trên địa hình  xấu (đất cát khô cằn, vùng đất , sình lầy). Tốc độ sinh trưởng
nhanh có để đạt 2,3 mét một năm.
2
 Trồng và chăm sóc không  phức tạp 
 Các bộ phận của cây đều có  giá trị thương mại, hiệu quả  kinh tế cao hơn 1,5 lần 1,5 lần so
với  trồng lạc và trồng sắn. 
 Thu hoạch ít nhất 2 lần/năm và  kéo dài 20 năm
 Bảo vệ môi trường 
 Có ý nghĩa về văn hóa
Điểm yếu
 Hàm lượng tinh dầu thấp hơn  tràm 5 gân 
 Nguồn ngoài tự nhiên sắp cạn  kiệt  
 Chưa có nhiều vùng trồng đạt  tiêu chuẩn, đa số diện tích trồng  và chưng cất theo hộ nhỏ
lẻ 
 Sản phẩm đầu ra đa số chưa  được tinh chế
Cơ hội 
 Chính quyền địa phương quan  tâm và đưa ra chính sách hỗ trợ  
 Người dân có mong muốn  trồng 
 Khoa học kĩ thuật phát triển.
Thách thức
 Nghiên cứu thêm để chọn  giống chất lượng cao với từng  khu vực trồng 
 Bước đầu xây dựng vùng trồng  theo hướng/đạt tiêu chuẩn phù  hợp với thị trường mục
tiêu 
 Khuyến khích người dân trồng  theo mô hình liên kết (với  nhau, với doanh nghiệp), áp 
dụng khoa học kĩ thuật vào quy  trình từ chọn giống đến đầu ra  sản phẩm (tinh chế hơn,
bao bì  đẹp mắt, nguồn gốc rõ ràng,...) 
 Có thêm những chính sách hỗ  trợ, khuyến khích từ Nhà Nước

4 . Công dụng  
Dược liệu tràm gió có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, trị  bỏng, cảm lạnh, cúm
và chứng khó tiêu. 
Lá tràm được các người già dùng trong các bài thuốc xông hơi giải cảm kết hợp với các bài thuốc
nam khác. Hiện nay, lá cừ tràm còn được chiết xuất tinh dầu để làm phụ phẩm cho các sản phẩm:
Xà phòng, nước hoa, dầu thơm,… Lá tràm phơi khô được nhân dân ở một số địa phương nấu nước
uống thay chè.
Vỏ cây tràm cũng có dược tính ổn định, có vị đắng nhạc, có tác dụng an thần, giảm đau, đặc biệt sát
khuẩn rất cao.
Tinh dầu Tác dụng trên cơ địa con người giúp hoạt huyết, giảm đau, sát trùng, giảm đờm. Tinh dầu
tràm được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại cao xoa, làm thuốc sát trùng đường hô hấp….
Hiện nay còn có thêm ứng dụng mới là làm chất phụ gia trong thực phẩm.
Công dụng của 1,8-cineol: Sát khuẩn, làm ấm đường hô hấp vào mùa lạnh, long đờm, dịch nhầy
trong mũi, làm thông thoáng đường thở, trị ho, giảm đau  nhức xương khớp, giảm căng thẳng, nhức
đầu, thư giãn thần kinh, tạo sự thoải  mái, phụ gia trong đồ ăn hay hương liệu mỹ phẩm, nước hoa,
chất diệt côn trùng,... 
 
II. LONG NÃO
1. Tình hình nghiên cứu và phát triển
1.1. Trong nước
Năm 1989: mô tả đặc điểm sinh học,̣ tình hình và triển vọng trồng trên quy mô lớn; đánh giá về hàm
lượng, sự tích lũy tinh dầu ở các bộ phận khác nhau.
Năm 1993: xác định hợp chất trong tinh dầu của lá C.camphora Việt Nam.

3
Năm 1996: Phân tích thành phần tinh dầu long não của cây hai năm tuổi trồng từ hạt để chọn giống
cho hàm lượng camphor cao.
Năm 2004: “Cây long não Buôn Mê Thuột – Một nguồn gen giàu camphor.”
Năm 2010: khảo sát tinh dầu gỗ long não đã được ly trích bằng phương pháp chưng cất hơi nước
(HD) đun nóng cổ điển (CHHD) và chiếu xạ vi sóng (MIHD) thu được hàm lượng và chất lượng
tinh dầu rất cao, có giá trị kinh tế. 
Năm 2019: Kiều Thị Mai (2019). Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu Bưởi (Citrus grandis L.) và tinh
dầu Long não (Cinnamomum camphora) bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đã nghiên
cứu xác định được công thức thích hợp để thu được lượng tinh dầu lớn và chất lượng nhất.
1.2. Ngoài nước
 Nghiên cứu ở Malaysia, Úc, Cuba, Kenya, Pakistan, Nhật, Ý, Madagascar, Đài Loan, Ấn Độ.
 Tinh dầu gỗ được sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.
 Khai thác rừng được quy định chặt chẽ, số lượng xưởng lớn, quan tâm tới chất lượng tinh
dầu.
 Nghiên cứu hiện nay tập trung vào hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm.
Một số nghiên cứu: 
 Dược liệu:
+ Chiết xuất nước của lá Cinnamomum camphora thể hiện hoạt tính tẩy giun sán phụ thuộc liều
lượng cho thấy hiệu quả với giun đất, sán dây, giun đũa
+ Khả năng tránh thai
 Tinh dầu: 
+ Chống viêm
+ Tác dụng an thần gây ngủ

2. Giá trị thương mại


Trong đời sống:
 Giá thành dược liệu long não trên thị trường dao động từ khoảng 250.000 - 500.000 VNĐ/
1kg
 Giá thành tinh dầu long não trên thị trường dao động khoảng từ 80.000 - 150.000 VNĐ/ 10ml
 Long não thuộc họ nhà quế, là cây thuộc dòng cây lâm nghiệp gỗ tốt có giá trị kinh tế cao và
rất có ích cho đời sống con người.
Trong y học:
 Y học hiện đại:
 Thuốc bôi ngoài da: thường được dùng dưới dạng thuốc bôi ngoài da như kem bôi da hoặc
thuốc mỡ để giảm ngứa do côn trùng cắn, kích ứng da nhẹ hoặc đau khớp,...
 Được dùng dưới dạng thuốc tiêm làm thuốc kích thích trung khu hô hấp và trung khu vận
mạch trong trường hợp suy hô hấp, suy tuần hoàn, ngộ độc các thuốc ức chế thần kinh trung
ương như thuốc gây mê.
 Thuốc nước để chữa đau bụng nôn mửa, ăn không tiêu. 
 Camphor được sử dụng để gây co giật ở bệnh nhân tâm thần phân liệt trong nỗ lực điều trị
chứng loạn thần.
 Y học cổ truyền: dùng long não đặc phối hợp với một số vị thuốc khác chữa bệnh.
Trong ngành dược phẩm: Camphor chiết xuất từ long não làm cao, dầu xoa bóp, tinh dầu...
Trong công nghiệp: làm dung môi, hòa tan nhựa, sơn, chiết safrol, cineol, chế thuốc trừ sâu.
Trong mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm: tinh dầu long não được dùng trong nước hoa, kem dưỡng da, các
sản phẩm chăm sóc tóc.

3. Tiềm năng khai thác


Cây Long não:
4
Ở các thành phố lớn, long não được trồng làm cây cho bóng mát, có tán rộng, lá xanh tốt quanh
năm, ngoài ra lá có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng (như chì) làm sạch môi trường.
Thường khai thác gỗ ở những cây đã già (trên 25 tuổi) và đem lại giá trị kinh tế cao, đồng thời cây
cũng có khả năng tái sinh cao từ hạt hoặc chồi, sẽ không mất thêm chi phí cây giống. Lá có thể khai
thác quanh năm.
Gỗ cây long não là loại gỗ chịu nước, không bị mối mọt phá hại, có mùi thơm, dùng để đóng đồ,
làm đồ mỹ nghệ...Gỗ long não trên thực tế không bị côn trùng phá hại, vì thế người ta thường dùng
nó để sản xuất các vật dụng nhỏ trong gia đình (tráp, hộp, chuỗi vòng hạt, quạt v.v...)
Lá cây long não có thể khai thác quanh năm là nguồn nguyên liệu giàu camphor, linalol và cineol.
Lá, vỏ thân, thân của cây long não đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, cây trên 40 - 50 tuổi sẽ
thu được nguồn dược liệu chất lượng cao.
=> Trồng Long Não được xem là cách lựa chọn để phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển kinh tế
rừng và làm giàu, đồng thời là nguồn nguyên liệu sử dụng trong y học.

4. Công dụng của dược liệu và tinh dầu


 Công dụng Long não:
 Gỗ và lá dùng để cất tinh dầu, cung cấp camphor thiên nhiên.
 Gỗ Cây Long Não dùng để đóng đồ, làm đồ mỹ nghệ… do khả năng chịu nước,
không bị mối mọt có mùi thơm.
 Long não còn được sử dụng trong nghiệp chế ngà voi nhân tạo, phim ảnh, chất cách
điện.
 Công dụng tinh dầu long não:
 Dùng ngoài để xoa bóp, tiêu viêm, tiêm để chống trụy tim mạch, uống để chữa đau
bụng.
 Dùng trong công nghiệp làm dung môi, hòa tan nhựa, sơn, chiết safrol, cineol, chế
thuốc trừ sâu.

III. BẠCH ĐÀN CHANH


1. Tình hình nghiên cứu và phát triển
1.1. Trong nước:
 Hiện nay được trồng chủ yếu để phủ xanh đất trống đồi trọc và cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp giấy và xây dựng => việc nghiên cứu phần lớn tập trung vào quá trình trồng và
chăm sóc.
 Bên cạnh giá trị về cung cấp gỗ thì TD trong lá có một số tính chất rất quý, đã được một số
tác giả quan tâm và nghiên cứu (VD: Nghiên cứu đánh giá đặc tính TD của Bạch đàn chanh
trồng tại Việt Nam và mối liên hệ của nó với một số vấn đề sinh thái môi trường điển
hình...).
 Nghiên cứu thực nghiệm : (Luận án) thực nghiệm về TD Bạch đàn chanh.
 Nghiên cứu điều chế một số dẫn xuất từ citronelal chiết tách từ TD Bạch đàn chanh.
1.2. Ngoài nước:
Nghiên cứu về kỹ thuật trồng:
 Năm 1981, nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô. Có thể thu được  hơn
100.000 cây trong một năm từ một chồi duy nhất của cây Eucalyptus citriodora trưởng
thành.
 Năm 2013, chỉ ra nhiệt độ tối ưu để tạo chồi là 28 -33 °C vào ban ngày và 23 -28° C vào ban
đêm, nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm giảm số lượng hom thu hoạch được.
 Năm 2012, chỉ ra sự ảnh hưởng của mùa trong năm đến năng suất và thành phần của tinh
dầu.
5
Nghiên cứu về thanh phần hóa học:
 Năm 2005, phát hiện 37 hợp chất (97,36%) hòa tan trong dầu và 11 hợp chất (82,05%) hòa
tan trong nước. Có 12 hợp chất hydrocarbon và 25 hợp chất chứa oxy được xác định trong
phần dầu.
 + Cis-p-menthane-3,8-diol (53,43%) và trans-p-menthane-3,8-diol (16,48%) là những hợp
chất chính, có hoạt tính xua đuổi côn trùng.
 Năm 2000, Trung Quốc đã phân lập được 19 hợp chất có trong dịch chiết chloroform của tâm
gỗ Eucalyptus citriodora bằng phương pháp quang phổ, trong đó có 14 hợp chất mới.
Nghiên cứu về tác dụng dược lý:
 - Năm 2014, nghiên cứu bào chế ra kháng sinh từ tinh dầu Eucalyptus citriodora dưới dạng
nanoliposomes, có hoạt tính kháng khuẩn trên tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
 Năm 2012, tinh dầu và các monoterpenoid chính (gồm citronellal, β-citronellol và
isopulegol) thể hiện hoạt tính chống oxy hóa từ trung bình đến mạnh.
 Năm 2012, nghiên cứu thấy hoạt tính gây độc tế bào của các dịch chiết khác nhau chống lại 7
dòng tế bào ung thư ở người từ 7 mô khác nhau.

2. Giá trị thương mại


 Sản lượng tinh dầu bạch đàn chanh được sản xuất hàng năm trên thế giới thường thay đổi
trong khoảng trên dưới 4500 tấn, kể từ năm 2000.
 Trung Quốc khoảng 3500 tấn, Brazil 400 -600 tấn, Ấn Độ 150 -200 tấn, Việt Nam khoảng
250 tấn.
 Năm 2016, giá bán 1 kg Tinh dầu Bạch đàn chanh trên thị trường: khoảng 49 USD (sản phẩm
có xuất xứ từ Trung Quốc), 52 USD với Brazil, 46 USD với Ấn Độ.
 Năm 2016, citronellal: khoảng từ 16 đến 53 USD/1kg, tùy thuộc vào xuất xứ và độ tinh khiết
của nó.
 Thị trường tinh dầu bạch đàn chanh toàn cầu được định giá 740,2 triệu USD vào năm 2020
và sẽ đạt 1026,4 triệu USD vào cuối năm 2027, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5,6% trong
giai đoạn 2022-2027.

3. Tiềm năng khai thác


 Diện tích trồng keo và bạch đàn chiếm 70% diện tích rừng trồng sản xuất, với diện tích tương
đương hơn 1 triệu hecta, theo số liệu thống kê năm 2019
 Bạch đàn chanh là cây có TD quan trọng trong chi Bạch đàn.
 Có biên độ sinh thái rộng, mọc nhanh và có hệ số sử dụng cao.
 Cây được trồng rộng rãi ở cả đồng bằng, trung du và miền núi (<1000m).
 Cây ra hoa, kết quả nhiều hàng năm. Tỷ lệ nảy mầm của hạt cao. Bạch đàn chanh có khả
năng tái sinh cây chồi tốt sau khi chặt.
 Trồng bằng hạt, tỉ lệ nảy mầm của hạt cao.
 Cây trồng hầu như không cần sử dụng phân bón.
 Lá cây có thể thu hoạch hàng năm bằng cách tỉa cành.
 Việc chưng cất tinh dầu không còn thủ công như trước nữa mà đã được thay bằng máy móc,
thiết bị hiện đại giúp tăng hiệu suất chiết lấy tinh dầu bạch đàn chanh.

4. Công dụng của dược liệu và tinh dầu


4.1. Dược liệu 
- Bạch Đàn Chanh có chứa lượng lớn tinh dầu, vừa ngừa trùng lại thanh lọc không khí tươi
mát hơn.
- Lá để trang trí rất đẹp, chứa nhiều tinh dầu xua đuổi muỗi và các loài trùng gây hại khác.
4.2. Tinh dầu bạch đàn chanh:
6
 Tinh dầu có mùi dễ chịu và có tính kháng khuẩn mạnh nên được sử dụng nhiều trong công
nghệ hóa mỹ phẩm, sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa, sát trùng.
 Tinh dầu Bạch đàn nói chung được dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ đặc biệt trong điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong một số bệnh ngoài da.
 Trộn lẫn với một lượng tương đương dầu Ô liu, dùng làm thuốc gây sung huyết da để điều trị
thấp khớp.
 Tinh dầu bạch đàn chanh còn được dùng làm thuốc trị bỏng, làm thuốc gây long đờm trong
trường hợp viêm phế quản mạn tính và hen.
 Tinh dầu Bạch đàn chanh có hàng lượng Citronella khá cao nên là nguồn nhiên liệu tự nhiên
có giá trị trong công nghệ chuyển hóa và sản xuất các sản phẩm hydroxycitronellal,
citrolellylnitrile và methon.
 Ngoài ra, Tinh dầu Bạch đàn chanh chứa đến 99% citronellal và geraniol. Cả 2 chất này đều
là chất cơ bản tạo mùi hương trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa và mỹ phẩm

IV. CHỔI SỂ
1. Tình hình nghiên cứu phát triển trong và ngoài nước của dược liệu và của tinh dầu chiết
xuất từ dược liệu đó:
1.1. Tình hình trong nước:
- Năm 1998, Nguyễn Bích Vân nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu của chổi sể mọc ở Quảng
Bình, VN lần đầu tiên được khảo sát bằng GC, GC-MS, IR, 1H-NMR. Đã xác định được 15 thành
phần chính hợp thành 93,4% lượng tinh dầu trong số đó các monoterpenoid chiếm 90,78% còn các
sesquiterpenoid chỉ chiếm có 2,62% và 18 terpenoid có hàm lượng thấp phần lớn thuộc vào nhóm
sesquiterpenoid. 
- Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự nghiên cứu về tinh dầu hoa Chổi xuể hái từ vùng cát huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế bằng sắc kí khí phân giải cao, sắc kí khí - khối phổ liên hợp, phương
pháp cộng hưởng từ hạt nhân đã xác định được 7 thành phẩn chính 
1.2. Tình hình ngoài nước:
a. Nghiên cứu về thành phần hóa học:
- Tháng 6 năm 2004, tại TQ: Nghiên cứu phân tích chất lượng tinh dầu từ cành và lá Baeckea
frutescens cho kết quả thành phần hóa học của tinh dầu B. frutescens thu hái ở các sinh cảnh và thời
kỳ thu hái khác nhau có những đặc điểm chung cũng như khác nhau. 
- Tháng 1 năm 2020, ở TQ Một cặp triflavonoid diastereomeric C-methylated mới có tên baeckeins
L (1) và M (2) được phân lập từ rễ của Baeckea frutescens
- Tháng 5 năm 2020, tại Trung Quốc: Nghiên cứu hóa học thực vật của các bộ phận trên mặt đất của
Baeckea frutescens đã dẫn đến việc phân lập được ba meroterpenoid mới 
b. Nghiên cứu về tác dụng dược lý
- Các nhà nghiên cứu tại Đại học Dược Trung Quốc, Nam Kinh, Trung Quốc đã tiến hành nghiên
cứu về cây chổi xuể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hoạt động chống viêm từ cây chổi xuể
Baeckea frutescens. 
- Ngày 15 tháng 2 năm 2019: Tại Malaysia đã nghiên cứu vai trò của chiết xuất cành Baeckea
frutescens đối với các tế bào ung thư vú ở người. Nghiên cứu này báo cáo rằng chất chiết xuất từ
nhánh Baeckea frutescens cho thấy hoạt tính gây độc tế bào chọn lọc mạnh đối với các tế bào MCF
7 so với các tế bào MDA-MB-231 sau 72 giờ điều trị. 
- Sử dụng phương pháp khuếch tán các nhà nghiên cứu Malaysia đã phát hiện hoạt tính kháng khuẩn
của chiết xuất lá chổi xuể Baeckea frutescens chống lại vi sinh vật. Các nhà nghiên cứu khẳng định
cây Baeckea frutescens L. có thể được sử dụng như một nguồn thuốc để chống nhiễm trùng do vi
khuẩn gây nên.
- Baeckein E (BF-2) được phân lập từ các bộ phận trên mặt đất của Baeckea frutescens L., được
chứng minh là có thể ngăn chặn đáng kể quá trình đốt cháy tế bào và bài tiết IL-1β trong đại thực
7
bào.  Nghiên cứu này gợi ý mạnh mẽ BF-2 có thể là một ứng cử viên thuốc đầy triển vọng chống lại
các bệnh viêm nhiễm liên quan đến kích hoạt hồng cầu NLRP3
- Bài báo nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của chất chiết xuất từ lá
Baeckea frutescens chống lại Staphylococcus aureus kháng Methicillin. Sàng lọc hóa học sơ bộ của
các chiết xuất thô cho thấy sự hiện diện của các alkaloid, flavonoid, steroid, terpenoid, phenol và
carbohydrate. Sự hiện diện của các thành phần hoạt tính sinh học này có liên quan đến hoạt tính
kháng khuẩn của cây. Phương pháp khuếch tán đĩa cho thấy mức độ hoạt động cao chống lại vi sinh
vật. . Kết quả của các xét nghiệm sàng lọc khác nhau chỉ ra rằng lá có một số tác dụng ức chế có thể
đo lường được đối với vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (MRSA)

2 .Giá trị thương mại của dược liệu và của tinh dầu chiết xuất từ dược liệu đó:
-  Nguồn Chổi Sể ở Việt Nam nhìn chung rất dồi dào. Từ hàng chục năm nay,
nhiều địa phương như Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế đã
khai thác cành lá cây này để cất tinh dầu. Trên thị trường hiện nay, giá bán tinh
dầu chổi xể vào khoảng 100-150 nghìn đồng/ 10ml.
      Hoa lá, búp... loài cây này được thương lái thu mua ngay sau khi thu hoạch
để nhập cho các cơ sở chế biến tinh dầu. Phần thân cây sau khi phơi khô được
gom lại chờ thương lái đến tận nhà thu mua với giá 17 nghìn đồng/kg (thời điểm
2017). Hiện ở thôn Tân Thịnh, xã Sơn Thịnh có chừng 50 hộ chuyên trồng cây
chổi trện với diện tích hơn 70 ha. Mỗi ha cây chổi trên cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/năm.
      Ở Nghệ An, theo ông Nguyễn Văn Hành, thu hoạch rành rành khá đơn giản:
Nếu cắt đồng loạt thì mỗi năm cắt 1 lần, chăm sóc tốt, có khi 2 năm cắt 3
lần. Nếu bán giá nhập, tùy vào thời điểm, vào độ dài của cây mà có giá từ 170 – 220 nghìn
đồng/yến, tính ra 1 ha chổi xể cũng thu về 70 – 80 triệu đồng/năm (thời điểm 2018). Nếu gia đình
bỏ công thu hoạch, làm chổi bán thì thu nhập còn gấp đôi. Ngoài ra, lá và hoa chổi xể còn được sử
dụng để chiết xuất tinh dầu và được mua với giá 40 nghìn đồng/bì tải.
     Hiện nay, nỗi trăn trở của người dân các địa phương là làm sao mở rộng được diện tích cây chổi
xể, để tăng thêm thu nhập. Do chưa nắm bắt được đặc tính sinh học, kỹ thuật trồng, chăm sóc loại
cây hoang dại này, nên một số hộ dân đang làm theo kinh nghiệm dân gian, hiệu quả chưa cao.
    Tinh dầu chổi cũng có thành phần là cineol giống tinh dầu tràm trà mà giá
thành lại rẻ hơn nên nhiều người lợi dụng điều này để làm giả, làm nhái tinh dầu
tràm. 
3.Tiềm năng khai thác của dược liệu và tinh dầu chiết từ dược liệu đó:
   Cây chổi sể là cây mọc hoang ở nhiều vùng đồi nước ta như: Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng Cho
đến nay, nhân dân thường chỉ dùng cây chổi xuể làm chổi quét nhà. Nhiều địa
phương như Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế đã khai thác cành lá cây này
để cất tinh dầu.Khối lượng khai thác hàng năm còn rất hạn chế so với tiềm năng
vốn có của nó.
    Cây được nhân giống bằng hạt. Có thể sử dụng các gò đồi đất xấu để trồng
chổi xể. Chỉ cần cày bừa, vơ sạch cỏ, đến mùa xuân thì gieo vãi hạt trên toàn bộ
diện tích. Chỉ cần gieo một năm đầu. Khi thu hoạch, để lại rải rác một ít cây làm
giống, hạt giống sẽ tự phát tán và mọc thành cây vào mùa xuân năm sau. Có thể
thấy việc trồng cây chổi xể hết sức đơn giản, không tốn nhiều công sức và chi phí.
    Trong khi đó nguồn lợi mà chổi xể đem lại vô cùng to lớn. Hiện nay xu hướng thế giới là sử dụng
các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và thuốc cũng như các thực phẩm chức năng chiết xuất từ
dược liệu. Trong Đông y chổi sể là một vị thảo dược quý có nhiều công dụng chữa bệnh như: Dùng
lá và hoa cây chổi sể để sắc uống điều trị kinh nguyệt không đều; Người ta còn

8
dùng cho phụ nữ khi đẻ uống để ăn cơm ngon, chống đói, chống huyết hôi,...; hiện nay chổi sể còn
được dùng để cất tinh dầu.
    Việc phục hồi hệ thống y học cổ truyền ở nước ta với các tri thức sử dụng
dược liệu bản địa rất phong phú và đa dạng. Việc tiếp tục nghiên cứu đưa các bài thuốc cổ truyền có
sử dụng cây chổi sể phát triển tạo thành các sản phẩm giúp phòng và điều trị bệnh đồng thời dễ dàng
tiếp cận người tiêu dùng là vấn đề được các công ty quan tâm và hướng đến.Một thuận lợi nữa là
hiện nay Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề duy trì, phát triển, phục hồi và bảo tồn các nguồn
dược liệu, và đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo từ trồng cây dược liệu. Tinh dầu hiện nay
đang là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp trên thế giới.
   Đối với nước ta, tinh dầu chổi sể với tiềm năng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao và mang lại
nguồn lợi kinh tế lớn. Tinh dầu chổi sể được cất và sử dụng như tinh dầu tràm. Ngoài ra còn chiết
xuất tinh dầu sử dụng trong xoa bóp.
Hiện tại tinh dầu chổi vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Đầu ra cho
sản phẩm tương đối rộng mở. Thực chất, tại Huế, nghề nấu dầu chổi, dầu tràm
hiện nay vẫn đang tồn tại và phát triển. Đặc biệt tại các xã Lộc Tiến, Lộc Thủy
của huyện Phú Lộc vẫn có hàng trăm hộ dân sống được với nghề này. Sản phẩm
ở đây không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang Lào, Thái Lan…

4. Công dụng của dược liệu, của tinh dầu, của thành phần chính trong tinh dầu:
Chữa các bệnh phong thấp, nhức mỏi, cảm cúm, nhức đầu, ăn uống ko tiêu, đau bụng, vàng da, sởi,
kinh nguyệt ko đều (thêm) 
- Nhân dân thường chỉ dùng cây chổi xể làm chổi quét nhà, lá và cành
dùng cho vào chum vại đựng đậu xanh hay quần áo để tránh nhậy, sâu bọ cắn hại
- Khi đau bụng, người ta thường nằm trên giường hay chõng có nan thưa, dưới gầm đốt cây chổi xể
- Có người dùng lá và hoa cây chổi xể sắc uống điều kinh nguyệt không đều: là 6-8g dưới dạng
thuốc sắc. Người ta còn dùng cho phụ nữ sau khi đẻ uống để ăn ngon cơm, chóng đói, chóng hết
huyết hôi
- Thân, cành dùng làm chổi và cất dầu thơm để dùng trong y dược. Người ta thường dùng cây đốt
xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa
chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu và kinh nguyệt không đều. Rượu chổi dùng xoa bóp
chữa thấp khớp.
- Ở Trung Quốc nhân dân dùng cây chổi xể ủ rượu chữa sốt rét như sau: Lấy 100g dược liệu tươi giã
nhỏ thêm nước. Gạn lấy nước đặc, đổ 500g gạo nếp vào nấu thành cơm nếp. Để nguội, rắc men
rượu ủ thành cơm rượu. Hàng ngày ăn vào các bữa ăn. Chú ý: không dùng chổi xể cho phụ nữ có
thai.

V. CHÙA DU
1. Tình hình nghiên cứu phát triển trong và ngoài nước của dược liệu và của  tinh dầu chiết
xuất từ dược liệu đó. 
a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 
- Mặc dù là loài cây có từ lâu đời nhưng chủ yếu sản lượng Chùa Dù là từ mọc  hoang. Loài cây này
vẫn chưa thực sự được chú trọng và nghiên cứu sâu. 
 - Điển hình như trên trang Pubmed, khi gõ tìm kiếm với từ khóa Elsholtzia  blanda, chỉ có 16 kết
quả được tìm thấy. 
 • Năm 2005: nghiên cứu về tổng số flavon từ Elsholtzia blanda làm giảm kích  thước vùng nhồi
máu trong giai đoạn thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính bằng  cách ức chế quá trình apoptosis của cơ
tim ở chuột 
• Năm 2005: Nghiên cứu về thành phần hóa học: Các thành phần hóa học được  phân lập bằng sắc
ký cột polyamide và silica gel. Cấu trúc của chúng được xác  định bằng quang phổ rộng
9
• Năm 2009: Nghiên cứu về sự hấp thụ và phân phối các chất chiết xuất từ Elsholtzia blanda ở
chuột: Nghiên cứu nhằm mục đích thiết lập một phương  pháp RP-HPLC để xác định luteolin từ
chiết xuất của Elsholtzia blanda (EEB)  trong mẫu vật sinh học của chuột. 
- Hay trên trang Sciencedirect, khi tìm kiếm với từ khóa Elsholtzia blanda, chỉ có 44 kết quả hiện
lên, trong đó, kết quả thực sự liên quan đến loài cây này  không nhiều, chủ yếu nói về chi
Elsholtzia. 
b. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 
- Tại Việt Nam, cây Chùa Dù từ mọc hoang cũng đã được nghiên cứu về thành  phần hoạt chất và
tác dụng dược lý. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu không  nhiều. Lý do có thể là vì loài cây này
không đem đến giá trị kinh tế thực sự nổi bật như các loại cây khác (Nhân sâm, Quế,…), đồng thời
hàm lượng tinh  dầu trong cây cũng chỉ khoảng 4-6 phần nghìn (0,4-0,6%), không phải là hàm 
lượng quá cao mà lại có nhiều loại cây khác có một số thành phần giống với  hàm lượng cao hơn
gấp nhiều lần. 
- Các nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ vùng trồng như Lào Cai, Lai Châu, Bắc  Hà,… với mục đích
xác định thành phần hóa học, tăng sản lượng, cho chất  lượng dược liệu tốt hơn. 
- Năm 1994: Nghiên cứu trên mẫu nguyên liệu chùa dù (Elsholtzia blanda  (Benth.) thu hái tại Sơn
La vào thời kỳ nở hoa, được chưng cất bằng phương  pháp lôi cuốn hơi nước, thu được tinh dầu với
hiệu suất đạt 1,6% so với nguyên  liệu khô. Kết quả phân tích thành phần tinh dầu: thành phần chính
là 1.8. cineol  (62,04%), các thành phần có tỷ lệ >4% là: β-pinen (5,69%), α-pinen (4,31%)  và α-
terpineol (4,98%). 
- Với những tác dụng mà loại dược liệu này mang lại, tiềm năng lớn chúng sẽ được nghiên cứu và
phát triển hơn trong tương lai. 

2. Giá trị thương mại của dược liệu và của tinh dầu chiết xuất từ dược liệu  
Giá trị thương mại của dược liệu
- Mô hình trồng Chùa Dù ở quy mô công nghiệp có thể đem tới thu nhập cao  gấp 2 đến 3 lần so với
trồng ngô, giá thu mua ở mức ổn định, mở ra hướng  phát triển kinh tế mới cho người dân. Nhờ
trồng cây chùa dù, nhiều hộ có thu  nhập ổn định, thoát nghèo bền vững. 
- Với đặc tính dễ trồng, khi được trồng ở nơi có đất đai phù hợp, cây trồng 1 lần  có thể cho thu
hoạch từ 7 đến 8 năm nên chi phí đầu tư không nhiều. Theo  đánh giá của cơ quan chuyên môn, 1 ha
trồng cây chùa dù thu được trên 13  tấn nguyên liệu, giá bán trung bình 4.000 - 5.000 đồng/kg cây
tươi, đem lại  nguồn thu hơn 52 triệu đồng/ha. 
- Điển hình có thể kể đến xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sapa), nhận thấy tiềm năng   của cây dược liệu
này, năm 2019, xã Ngũ Chỉ Sơn đã liên kết với các hợp tác  xã dược liệu để đưa cây Chùa dù vào
trồng thành sản phẩm hàng hóa. Theo  đó, ban đầu xã vận động người dân trồng cây Chùa Dù trên
đất nương đồi ở 
thôn Can Hồ Mông, với 4,5 ha. Sau nhiều năm nghiên cứu, phát triển và mở rộng, đến nay xã Ngũ
Chỉ Sơn đã có hơn 37 ha cây Chùa Dù, với gần 100 hộ trồng. Năm 2020, sản lượng cây chùa dù của
xã đạt hơn 10 nghìn tấn, đem lại  cho người dân nguồn thu ổn định. Mô hình trồng cây dược liệu
chùa dù, sản  xuất tinh dầu được triển khai theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo  hướng
hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người  dân trên địa bàn. 
Giá trị thương mại của tinh dầu từ dược liệu 
- Theo một số nghiên cứu, tinh dầu Chùa Dù hiện nay có giá bán vào khoảng  320.000 đồng/10ml. 
- Tinh dầu Chùa Dù mang đến nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nên sản phẩm   này đang ngày
càng được biết đến và quan tâm nhiều hơn.
- Từ tinh dầu Chùa Dù có thể phát triển và mở rộng ra nhiều sản phẩm khác như  nến thơm giúp thư
giãn tinh thần hay sản phẩm xà phòng thơm giúp làm sạch  và chăm sóc da. 

10
- Với những lợi thế về nguồn dược liệu, phát triển dược liệu nói chung và phát  triển các vùng trồng
Chùa Dù nói riêng là một hướng đi có thể đem lại nhiều  lợi nhuận cho cả người trồng dược liệu và
những ngành nghề liên quan đến  phát triển dược liệu. 

3. Tiềm năng khai thác dược liệu và tinh dầu chiết xuất từ dược liệu Chùa dù 
*  Tiềm năng khai thác: 
Chùa Dù là loại cây thích hợp với khí hậu vùng ôn đới và núi cao nhiệt đới, không có khả năng sinh
trưởng tốt trong nhiệt độ không khí cao. 
Với đặc tính dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc, có thể trồng trên đất dốc, khả năng chịu lạnh
tốt, sau 10 đến 12 tháng trồng cho thu hoạch, sau đó chặt sát gốc, cây sẽ mọc lại. Khi chọn được
vùng có đất đai và khí hậu phù hợp, cây Chùa Dù trồng 1 lần có thể thu hoạch từ 7 đến 8 năm. Theo
đánh giá của cơ quan chuyên môn, 1 ha trồng cây chùa dù thu được trên 13 tấn nguyên liệu. 
* Tiềm năng phát triển:
Cây thích hợp trồng và phát triển tại các tỉnh trung du và miền núi như Lào Cai, Lai Châu, Lạng
Sơn, Hà Giang,... 
Với sự phát triển của ngành dược liệu, nhiều bài thuốc dân gian được thương mại hóa thành công
giúp cho nghề trồng dược liệu phát triển, trong đó Chùa Dù và tinh dầu Chùa Dù là một ví dụ. 
Với việc đưa loài cây này trồng thành sản phẩm hàng hóa, diện tích Chùa Dù ngày một tăng lên
đáng kể. 
Điển hình là năm 2020, sản lượng cây chùa dù tính riêng tại xã Ngũ Chỉ Sơn đã đạt hơn 10 nghìn
tấn.
 * Tinh dầu Chùa dù:
Với sự phát triển của ngành dược liệu, nhiều bài thuốc dân gian được thương mại hóa thành công
giúp cho nghề trồng dược liệu phát triển, trong đó Chùa Dù và tinh dầu Chùa Dù là một ví dụ.  
Với việc đưa loài cây này trồng thành sản phẩm hàng hóa, diện tích Chùa Dù ngày một tăng lên
đáng kể. 
Điển hình là năm 2020, sản lượng cây chùa dù tính riêng tại xã Ngũ Chỉ Sơn đã đạt hơn 10 nghìn
tấn. 
Nghiên cứu trên mẫu nguyên liệu chùa dù (Elsholtzia blanda (Benth.) thu hái tại Sơn La vào thời kỳ
nở hoa, được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước, thu được tinh dầu với hiệu suất đạt
1,6% so với nguyên liệu khô. Kết quả phân tích thành phần tinh dầu cho thấy thành phần chính là
Cineol (62,04%). 
Tinh dầu chiết từ cây Chùa Dù mang đến tác dụng lợi tiểu, giảm đau, giải nhiệt và sát khuẩn tốt.

4. Công dụng của dược liệu, của tinh dầu, của thành phần chính trong tinh dầu 
Công dụng của dược liệu 
- Trong y học cổ truyền, Chùa Dù có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác  dụng lợi tiểu, giải
nhiệt, giảm đau và sát khuẩn.  
- Trong nhân dân, Chùa Dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu  tiện ra máu, dưới
dạng thuốc sắc hay thuốc hãm, cho người và cho ngựa. Ngày  dùng 10-16g. Có thể dùng làm
nguyên liệu cất tinh dầu dùng uống hay xoa  bóp thay tinh dầu khuynh diệp. 
Công dụng của tinh dầu
- Điều trị cảm lạnh, cảm cúm: Tinh Dầu Chùa Dù có hiệu quả để điều trị một số bệnh nhiễm trùng
đường hô hấp bao gồm cảm lạnh, ho, chảy nước mũi, đau  họng, nghẹt mũi, viêm phế quản và viêm
xoang. trùng xoang,  sốt và cúm. Để điều trị - Tác dụng chống viêm chống hen suyễn: Các đặc tính
chống viêm của cineol  (chiếm 75-80%) trong Tinh Dầu Chùa Dù giúp làm giảm các triệu chứng
hen  suyễn. 
- Chữa lành vết thương: Khi Tinh Dầu Chùa Dù tiếp xúc với không khí, một lớp  ozone được hình
thành làm cho dầu có tính sát trùng mạnh. Do đó, nó được sử dụng để chữa lành vết thương, vết
11
loét, bỏng, vết cắt, trầy xước. Nó cũng là  một cứu cánh hiệu quả cho vết côn trùng cắn, chích. Hơn
nữa, nó bảo vệ vết  thương hở hoặc vùng bị kích thích khỏi bị nhiễm trùng do hoạt động của vi  sinh
vật và tiếp xúc với không khí.  
- Giảm đau cơ: Tinh Dầu Chùa Dù dễ bay hơi có tác dụng giảm đau và chống  viêm trong tự nhiên.
Tinh Dầu tác động ảnh hưởng đến cả phản ứng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đối với
các kích thích. 
- Giảm đau khớp: Tinh Dầu Chùa Dù thường được khuyên dùng cho bệnh nhân  bị thấp khớp, đau
thắt lưng, dây chằng và gân, gân cứng, đau, xơ hóa và thậm  chí là đau dây thần kinh. 
- Loại bỏ vi trùng đường ruột: Tinh Dầu Chùa Dù là tác nhân để loại bỏ vi trùng  đường ruột. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng Tinh Dầu dầu Chùa Dù có thể ngăn  chặn nhiều tình trạng vi khuẩn, vi
trùng và ký sinh trùng phát sinh ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, đặc biệt là ở các khu vực nhạy
cảm như ruột kết  và ruột. 
- Giảm sốt: Tinh Dầu Chùa Dù cũng được sử dụng để giảm sốt, và thường được  gọi là dầu trị cảm.
Bạn có thể thêm một vài giọt dầu thảo dược vào một cốc  nước ấm và đặt nó lên trán thường xuyên
để giảm nhiệt độ cơ thể khi bị sốt  cao. 
- Chữa lành xoang và Dị ứng: Tinh Dầu Chùa Dù được chứng minh là hữu ích  khi thêm vào nước
nóng để hít hơi nước. Điều này đã giúp làm thông nghẹt  mũi và xoang. Loại tinh dầu này được cho
là hoạt động theo cách khá giống  với tinh dầu bạc hà vì nó tác động lên các thụ thể trong màng
nhầy mũi, dẫn  đến giảm các triệu chứng nghẹt mũi. 
- Đặc tính kháng khuẩn: Tinh Dầu Chùa Dù có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng và có thể giúp
giảm bớt các triệu chứng của các tình trạng hô hấp khác  nhau.  
- Khi mát xa Tinh Dầu Chùa Dù lên ngực và được sử dụng dưới dạng hơi hoặc thuốc hít, nó có thể
làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của các tình trạng  có hại bằng cách làm sạch phổi và giảm
viêm.  
- Hệ thống miễn dịch: Tinh Dầu Chùa Dù giàu 1,8-cineol, là một lựa chọn tốt  để tăng cường hệ
thống miễn dịch. Ngoài khả năng ngăn ngừa cảm lạnh và  cúm, nó có thể được sử dụng để điều trị
sốt cỏ khô (dị ứng theo mùa), mụn  trứng cá và lạc nội mạc tử cung. 
- Điều trị nhiễm nấm: Do đặc tính kháng nấm tự nhiên của nó, Tinh Dầu Chùa  Dù có thể được sử
dụng để điều trị móng chân bị nhiễm nấm (nấm móng),  ngứa, giun đũa, giun đũa, tưa lưỡi và lở
loét.  
- Lợi ích khác: Tinh Dầu Chùa Dù cũng được biết là giúp chữa lành bệnh zona,  sỏi thận và đau tai,
mặc dù nghiên cứu đầy đủ vẫn đang chờ để xác nhận bởi  các cơ quan chuyên ngành 
Tác dụng của thành phần chính trong tinh dầu 
- Cineol: 
• Cineol có tác dụng làm lỏng chất nhầy đường hô hấp. Vì vậy Cineol là thành  phần chính trong
thuốc ho, nước súc miệng và một số loại thuốc đạn điều trị bệnh đường hô hấp. 
• Cineol có tác dụng kích thích tuần hoàn, giảm đau và sưng tấy như là một chất  kháng viêm mạnh
mẽ. Cineol cũng là một chất chống oxy hoá và kháng khuẩn  đã được chứng minh. 
• Cineol có mùi hương dễ chịu nên được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nước  hoa, mỹ phẩm,…,
chúng cũng được dùng để tăng hương vị cho bánh kẹo, thịt,  đồ uống ở tỷ lệ thấp (0,002%). Đây là
một trong số 599 chất phụ gia cho thuốc  lá để tăng hương vị, sức hấp dẫn. 
- Linalool: 
• Linalool có chức năng như một thành phần tạo hương thơm trong mỹ phẩm và  các sản phẩm
chăm sóc cá nhân. Trên thực tế, linalool được sử dụng để tạo  mùi hương trong 60% đến 80% các
sản phẩm vệ sinh thơm và chất tẩy rửa bao  gồm xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội và kem dưỡng da 
• Linalool cũng được tìm thấy trong nhiều loại tinh dầu có tác dụng chống lo âu,  an thần và chống
viêm. • Linalool cũng có thể có đặc tính chống viêm. Một nghiên cứu năm 2002 được  công bố trên
tạp chí Phytomedicine đã kiểm tra hoạt động chống viêm của  linalool cũng như linalyl acetate là
este acetate của linalol.
12
VI. NGẢI CỨU
1. Tình hình nghiên cứu và phát triển.
a. Trên thế giới.
 Có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng dược lý của dịch chiết Ngải cứu trong các bệnh về
phụ khoa, đường tiêu hóa, hạ lipid máu, hạ huyết áp, kháng nấm, giãn cơ trơn khí phế quản,
… 
  Bên cạnh đó, các nghiên cứu về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, độc tế bào được triển khai
nhiều gần đây: Một chiết xuất metanol được điều chế từ các bộ phận trên mặt đất của A.
vulgaris đã được các nhóm của Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm để phân tích tác dụng gây độc tế bào
của nó đối với các dòng tế bào ung thư ở người và các dòng tế bào bình thường.
 Hoạt động diệt côn trùng của A. vulgaris đã được nghiên cứu bởi một nhóm người Hindu từ
Tiruchirappalli ở Ấn Độ. Họ tiếp xúc với ấu trùng của Aedes aegypti với các nồng độ khác
nhau của tinh dầu chiết xuất từ A. vulgaris.
 EFSA báo cáo rằng như một loại thuốc diệt côn trùng A. vulgaris được thiết kế để sử dụng
trong các cánh đồng canh tác, để bảo vệ thực vật trong vườn cây ăn quả và vườn nho, và để
trồng rau vì nó ít gây hại cho con người và môi trường hơn so với các chế phẩm khác
 Ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, tinh dầu chiết xuất từ bộ phận trên mặt đất
của Ngải cứu thể hiện hoạt động khử trùng, chống oxy hóa, kháng khuẩn, diệt vi trùng, trừ
sâu.
b. Ở Việt Nam.
 Năm 1991, tác giả Nguyễn Xuân Dũng, khoa Hóa kĩ thuật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
có bài viết “Chemical composition of the Essential Oil of Artemisia vulgaris L. var. india
Maxim from Vietnam”. Được đăng trên J.essent. Oil Res., 4,433-434 (Jul/Aug 1992). Nghiên
cứu phân tích tinh dầu Artemisia vulgaris L.  var. india Maxim được trồng ở Vietnam bằng
GC/MS thấy được kết quả “thành phần chính thu được là β-caryophyllene (24,1%), β-
cubebene (12,0%). [27]
 - Năm 2004, nhóm tác giả gồm: Nguyen Thi Phuong Thao , Nguyen Thi Thuy, Tran Minh
Hoi, Tran Huy Thai, Alain Muselli, Ange Beghelli, Vincent Castola, Joseph Casanova đăng
tải bài báo nghiên cứu lên báo “Journal of Essential Oil Research” có tựa đề “ Artemisia
vulgaris L. from Vietnam: Chemical Variability and Composition of the Oil Along the
Vegetative Life of the Plant”.
 - Năm 2021, “Nghiên cứu trích ly tinh dầu Ngải cứu, xác định các chỉ số hóa lý, khảo sát
hoạt tính kháng khuẩn” của tác giải Trịnh Thị Như Quỳnh [3] :
 + Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố đến khả năng chiết xuất tinh dầu Ngải cứu và cho
được kết luận: “Quá trình trích ly tinh dầu ngải cứu bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước trực tiếp trong bộ chưng cất hơi nước Clevenger là: nguyên liệu lá ngải
cứu già để héo 120 giờ, sau đó cắt mẫu 1cm, chuẩn bị nước chưng với tỷ lệ nguyên
liệu/nước: 1/3. Mẫu trước khi chưng phải được ngâm trong dung dịch NaCl 10% trong 30
phút, và chưng cất trong 180 phút kể từ khi giọt tinh dầu đầu tiên ngưng tụ nhỏ xuống ống
hứng tinh dầu để thu được hàm lượng tinh dầu tối ưu là 0,482%.”
 + Tính chất tinh dầu Ngải cứu thu được: “Tinh dầu ngải cứu thu được có màu vàng sáng,
nhẹ hơn nước, có mùi nồng đặc trưng, vị cay the. Đã xác định được các chỉ số vật lý và
hóa học của tinh dầu ngải cứu: tỷ trọng tinh dầu ngải cứu: 0,885; chỉ số acid (IA): 3,630;
chỉ số ester hóa (IE): 36,881; chỉ số savon hóa (IS): 40,486; chỉ số ethanol: tỷ lệ tinh
dầu/cồn tuyệt đối = 1:10,47; tỷ lệ tinh dầu/cồn 90 o = 1:14,27; tỷ lệ tinh dầu/cồn 80 o =
1:23,90; tỷ lệ tinh dầu/cồn 70o= 1:48,43.”
 Kết quả kháng khuẩn ở 4 chủng vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella typhimurium,
Staphylococcus aureus, Shigella boydii có kết quả tốt. Hoạt lực mạnh hơn Ampicilin đối
13
chứng. Khả năng kháng khuẩn giảm theo nồng độ tinh dầu, đến nồng độ 10 -4 vẫn thấy
kết quả nhạy với Salmonella typhimurium, Escherichia coli.
  Năm 2021, Luận án tiến sĩ hóa học của tác giả Lê Thị Thúy Hằng “ Nghiên cứu thành phần
hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư cây đại bi - Blumea Balsamifera (l.) Dc. và cây
ngải cứu - Artemisia Vulgaris l. Thuộc họ cúc – Asteraceae”. Kết quả thu được các hợp chất
sạch của Ngải cứu không có khả năng ức chế 5 dòng tế bào KB, HepG2, MCF7, SK-Mel-2
và LNCaP.

2.Giá trị thương mại của ngải cứu:

 Dược liệu ngải cứu và tinh dầu chiết xuất từ ngải cứu đã đang và ngày càng được biết đến và
quan tâm nhiều hơn. Bởi lẽ loại tinh dầu này bản thân nó chứa nhiều hợp chất tự nhiên quý,
lại an toàn khi sử dụng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực
phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
a. Làm thực phẩm.
 Ngải cứu có thể kết hợp trong nhiều món ăn như lẩu, trứng rán lá ngải, gà hầm lá ngải, cá
chép hấp lá ngải, canh ngải nấu trứng… 
b. Trong y học cổ truyền.

Ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Công năng- chủ trị: giúp ôn bào cung, cầm máu, an thai, giảm đau.
Dùng được tất cả các bộ phận của cây, vừa có thể dùng ở dạng tươi, vừa dùng được ở dạng
khô.
Những giá trị mà Ngải cứu đem lại cho y học cổ truyền:
Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước
tắm của trẻ. 
+ Trị cảm cúm do ho lạnh: Ngải cứu, khuynh diệp, lá bưởi( hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít
nước, xông 15 phút.
+ Điều trị suy nhược cơ thể: Ngải cứu, quả lê, cây kỷ tử, đương quy, gà ác, hầm ăn cả ngày.  
+ Chữa đại tiện ra máu: Ngải cứu, Hạn liên thảo, Lá Diễn, Xa tiền thảo. Giã nhỏ, thêm nước
gạo, gạn lấy nước, thêm đường trắng uống. 

c. Trong y học hiện đại.


 Trong ngải cứu có nhiều hoạt chất phong phú: tinh dầu, flavonoid, sesquiterpene lactone, axit
phenolic, coumarin, và các nhóm chất chuyển hóa khác có tác dụng sát khuẩn, chống oxy hóa,
chống viêm… Ứng dụng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm hiện đại.
 Trà ngải cứu tác dụng điều hòa kinh nguyệt, an thai.
 Ngải cứu trở thành thành phần quan trọng trong các bài thuốc về đường tiêu hóa hoặc phụ khoa.
 Ngải cứu được sử dụng trong mỹ phẩm với tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp làn da
được nuôi dưỡng tốt hơn, thương tổn nhanh lành hơn nhờ đặc tính chống vi khuẩn.
 Trong tinh dầu ngải cứu có cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin. Nhờ này mà
tinh dầu ngải cứu có chức năng sát khuẩn, giảm đau nhức xương khớp, liền sẹo, điều hòa kinh
nguyệt, an thai.

iềm năng khai thác.


i cứu:

 Ngải cứu hiện nay được đánh giá là cây trồng có tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao (cả
về xuất khẩu lẫn tiêu dùng trong nước).

14
 Cây ngải cứu có ưu điểm là loại cây dễ trồng, kháng sâu bệnh, tốn ít công đầu tư, chăm sóc,
trồng một lần cho thu hoạch quanh năm, hơn nữa cứ nửa tháng lại cho thu hoạch lứa mới.
 Ở Việt Nam hiện nay, sản phẩm có nguồn gốc từ ngải cứu xuất hiện ngày càng nhiều, yêu
cầu phải có những mô hình trồng ngải cứu với quy mô công nghiệp. Một số mô hình trồng
thử nghiệm ngải cứu:
 Mô hình trồng thử nghiệm cây ngải cứu tại xã Đồng Lương- Huyện Lang Chánh với diện tích 1 sào
Bắc Bộ thì sau 1- 1,5 tháng cây bắt đầu cho thu hoạch từ 2-2,5 tấn sản phẩm mỗi kì thu hoạch cho
thu nhập 10 triệu/năm/sào.
 Mô hình tại hợp tác xã nông nghiệp Phong Hòa- Ninh Bình. trồng từ cuối năm 2018 với diện tích 3
ha nhưng đến nay bà con đã thu hoạch được 3 lứa (một lứa giống, 2 lứa thành phẩm) tổng sản lượng
50 tấn, năng suất trung bình đạt 8 tấn/1 lứa/1ha. Hiện sản phẩm đang được Công ty TNHH ớt Việt
Nam ký hợp đồng bao tiêu, với giá 5.000đồng/kg. Như vậy, tính ra 1ha ngải cứu, sau khi trừ chi phí
bà con thu lãi khoảng 300 triệu đồng, cao hơn nhiều so với cấy lúa.

4. Công dụng.

 Cây ngải cứu:


 Ngải cứu có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp máu mang chất dinh dưỡng
đi khắp cơ thể, trong đó có hệ xương khớp. Ngoài ra, trong ngải cứu có chứa các hoạt chất
giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ giảm đau xương khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng
thấp, đau thần kinh tọa, gai cột sống… hiệu quả.
 Đối với những người bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc thường
xuyên gặp phải tình trạng đau bụng, đau lưng khi “tới tháng” có thể dùng ngải cứu. Tính ấm
của ngải cứu sẽ làm giảm các cơn đau bụng, đau lưng và cải thiện kinh nguyệt.
 Ngải cứu là một trong những bài thuốc hay trị dọa sảy thai, an thai hiệu quả, thậm chí có thể
dùng trong trường hợp tử cung lạnh dẫn đến vô sinh.
 Nhờ tính kháng viêm, sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau nên ngải cứu được dùng nhiều trong
cầm, chữa các vết thương.
 Tinh dầu Ngải cứu:
 Tinh dầu ngải cứu có khả năng kháng các chủng vi khuẩn gram (+), vi khuẩn gram (-) và một
số loại nấm. Các hoạt động chống vi khuẩn của tinh dầu từ A. vulgaris đã được cho là do sự
hiện diện của α-thujone, 1,8-cineole và camphene.
 Tinh dầu ngải cứu nguyên chất có khả năng kháng 4 chủng vi sinh vật là E. Coli,
Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus, Shigella boydii mạnh nhất và có hoạt
lực kháng khuẩn mạnh hơn cả kháng sinh Ampicillin đối chứng.
 Khi pha loãng tinh dầu, nồng độ tinh dầu giảm dần thì kích thước vòng kháng khuẩn
cũng giảm.
 Khi pha loãng tinh dầu ngải cứu ở độ pha loãng 10-4 (rất loãng) vẫn cho kết quả nhạy
đối với các chủng Salmonella typhimurium, Escherichia coli (Celikel và Kavas, 2008).
 Tinh dầu của A. vulgaris đã được chứng minh là có 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl hoạt động
thu dọn gốc có thể so sánh với hydroxyl toluen được butyl hóa (chất chống oxy hóa tiêu
chuẩn).

VII. CAM

1. Tình hình nghiên cứu phát triển.


a. Trong nước
Ở Việt Nam hiện nay, cam chưa được nghiên cứu nhiều, phần lớn là nghiên cứu về đặc tính các
giống, thành phần hóa học, tác dụng dược lý,  các nghiên cứu về phương pháp chiết xuất, hướng
ứng dụng mới còn hạn chế. Sau đây là một số nghiên cứu trong nước.
15
 Năm 2013, Phan Xuân Thiệu và cộng sự đã nghiên cứu Thành phần hóa học tinh dầu lá
cam chanh Citrus sinensis (L.) Osbeck trồng ở Nghệ An.
=> Kết quả: Thành phần chính có hàm lượng lớn nhất của tinh dầu lá các giống Cam chanh là
sabinene
 Năm 2019, Đoàn Văn Đạt và cộng sự đã nghiên cứu Tổng hợp nano nhũ tương từ tinh dầu vỏ
cam sành ứng dụng làm vật liệu kháng khuẩn.
=> Kết quả: Tinh dầu vỏ cam kết hợp với nano bạc mẫu nano nhũ tương có khả năng kháng khuẩn
E. coli vượt trội hơn so với nano nhũ tương từ tinh dầu cam tinh khiết.
 Năm 2020, TQ Toàn đã nghiên cứu Nghiên cứu quy trình chiết xuất và phân tích các thành
phần trong tinh dầu vỏ cam Việt Nam ( Citrus sinensis ) bằng phương pháp chiết chưng cất
có hỗ trợ vi sóng.
=> Kết quả: Vi sóng giúp giảm thời gian chiết, giảm số lượng dung môi và hiệu suất chiết cao hơn
khi không sử dụng vi sóng.
b. Trên thế giới
 Năm 2020, Thandiswa Matuka và cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng
chống viêm in vivo của tinh dầu Citrus sinensis (L.) Osbeck được trồng ở Nam Phi. 
=> Kết quả phân tích:
 Tinh dầu lá tươi và khô: 44 hợp chất xác định, các hợp chất chính là sabinene và terpinen-4-
ol.
 Tinh dầu vỏ tươi và khô: 49 hợp chất xác định, trong đó limonene (80,5-73,6%) là hợp chất
phổ biến nhất. 
 Lượng lớn limonene trong tinh dầu vỏ và β-elemene và sabinene trong tinh dầu lá đóng một
vai trò quan trọng trong đặc tính chống viêm của Citrus sinensis.
 Năm 2022, Denna Nath Gupta nghiên cứu Đặc điểm của peroxiredoxin 2-Cys trong tế bào
chất từ Citrus sinensis và vai trò tiềm năng của nó trong việc bảo vệ khỏi tổn thương oxy hóa
và chữa lành vết thương. Đây có thể là báo cáo đầu tiên về một peroxiredoxin thực vật được
đặc trưng cho các ứng dụng y sinh.
 Năm 2022, Jyoti Yadav nghiên cứu Tổng hợp các hạt nano bạc màu xanh bằng cách sử dụng
chiết xuất từ Citrus sinensis và đánh giá khả năng khử xúc tác của nó.

2. Giá trị thương mại


a. Cam
 Làm thực phẩm, đồ uống: do cam có hàm lượng dinh dưỡng cao
 Ăn trực tiếp
 Sơ chế: nước cam, mứt cam, rượu cam, trà vỏ cam, trà cam
 Làm nguyên liệu cho các bài thuốc cổ truyền, dược phẩm
 Nguyên liệu chiết xuất tinh dầu
 Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học, an toàn và hiệu quả: hướng đi mới dựa vào tác dụng
kháng khuẩn kháng ký sinh trùng, chống côn trùng.
b. Tinh dầu Cam: Giá thành của 100 mL tinh dầu cam nguyên chất là khoảng 1.000.000 đồng
(giá tham khảo trên thị trường).
 Làm hương liệu cho đồ ăn, thức uống
 chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và an toàn thay cho các chất bảo quản tổng hợp: dựa vào
hoạt tính kháng vi sinh vật và khả năng chống oxy hóa ưu việt.
 Sử dụng trong y học: trị bệnh, an thần, giảm stress, ngủ ngon, chống viêm, …
 Nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như: Nước hoa, kem đánh răng xà phòng thơm,
dầu gội đầu, các loại kem dưỡng da, son môi, …

16
3. Tiềm năng khai thác.
a. Cam
 Các ứng dụng lâm sàng: Dùng cho phụ nữ sau sinh bị phù; ngăn ngừa xơ cứng động mạch;
giảm cholesterol; trị viêm phế quản, hen suyễn; hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da;...
 Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc organic và được chăm sóc chuẩn hữu cơ,
Hợp tác xã (HTX) Hà Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã triển khai mô hình “Cam hữu cơ
theo chuỗi sản xuất và chế biến ra các sản phẩm từ quả cam tươi” theo quy trình VietGAP.
Sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với sự tham gia của các cấp,
ngành đã giúp HTX Hà Phong đưa ra thị trường 10 sản phẩm chế biến từ cam tươi, gồm:
nước cam lên men, tinh dầu, tinh dầu treo xe, xà phòng, rượu cam, mứt cam, siro cam,…
b. Tinh dầu Cam
 Việt Nam là một trong những vùng trồng Cam phổ biến nhưng chiết tinh dầu cam chưa được
chú trọng và phát triển nhiều.
 HTX Thành Công đã nảy ra ý tưởng tận dụng trái non để sản xuất tinh dầu, tiến vào phân
khúc thị trường các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

4. Công dụng của dược liệu và tinh dầu


a. Cam
 Lá cam: nước hãm để bổ dạ dày (kiện vị), chữa sốt, khó tiêu, nôn. Dịch lá non chữa tai chảy
nước vàng, hoặc chảy máu, mủ.
 Hoa: nước hãm uống để dịu thần kinh, nước cất từ hoa bão hòa tinh dâu gọi là nước cất hoa
cam dùng để pha thuốc theo đơn.
 Vỏ quả cam: nước hãm kích thích ăn ngon meenjg, tiêu hóa tốt,làm dịu đau dạ dày, đầy
bụng, ợ chua. Vỏ quả tươi sát vào da mặt chữa mụn trứng cá. Nước sắc uống để kích thích
tiết mật, tăng nhu động ruột, chống táo bón, lợi trung tiện.
 Dịch quả: giải nhiệt, trị sốt, cảm cúm, ho. Ở Ấn Độ, dịch quả được dùng cho người bị đau
mật, tiêu chảy ra mật và để khử độc. Chỉ ăn toàn cam trong ba ngày có tác dụng như uống
một liều thuốc tẩy độc cơ thể.
b. Tinh dầu Cam
 Trong trị liệu chăm sóc sức khỏe: trị liệu bằng mùi hương tinh dầu,..
 Trong làm đẹp: ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm như sản phẩm chăm sóc da, sữa
tắm, nước hoa...
 Công nghiệp: Ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm tẩy rửa như nước lau sàn,
nước rửa chén,...

VIII. HẸ
Dạng hoang dã: Allium ramosum L
Dạng gieo trồng: Allium tuberosum Rottler ex Spreng
Họ: Hành (Alliaceae)
Bộ phận dùng: lá,hạt,rễ hoặc cả cây
1.Tình hình nghiên cứu phát triển trong và ngoài nước:
1.1Việt Nam:

17
Cây hẹ được trồng ở khắp các tỉnh nước ta từ nhiều thế kỷ trước. Được sử dụng nhiều trong cuộc
sống hàng ngày và trong việc chữa bệnh. Các nghiên cứu về cây họ ở nước ta ngày càng nhiều mở
ra nhiều hướng phát triển mới cho dược liệu hẹ Việt Nam.
- Nghiên cứu 1: Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu lá hẹ
(Allium odorum L.) ở Phú Yên. trong tinh dầu lá hẹ có 12 cấu tử, trong đó có 3 cấu tử chưa định
danh chiếm 5,32%, có 9 cầu tử được định danh chiếm 94,68%. Đa số hợp chất trong tinh dầu hẹ đều
là các hợp chất disulfid và trisulfid.
Đồng thời, nghiên cứu cũng cho biết giá trị IC50 của tỉnh đầu cây hẹ (16,34 μg/mL) cao hơn giá trị
IC50 của vitamin C (14,01 μg/mL). Do đó, khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu hẹ thấp hơn
vitamin C một chút. Bởi vậy, kết quả cho thấy cây hẹ (Allium odorum L.) có thể là nguồn nguyên
liệu tiềm năng để chiết xuất chất chống OXH tự nhiên
- Nghiên cứu 2:
Để đánh giá sự đa dạng di truyền và khả năng kháng khuẩn của cây Hẹ (Allium tuberosum Roxb. et
Spreng) trên 15 mẫu cây Hẹ ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long được chọn ngẫu nhiên để
phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA); kế đến ly
trích bằng methanol và thử khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp pha loãng trong thạch (xác
định nồng độ ức chế tối thiểu: MIC), sau khi trồng các cây trong cùng điều kiện đất, trên 8 chủng vi
khuẩn Staphylococus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,
Salmonella spp, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda. Kết quả đạt được
các mẫu Họ có sự đa dạng về di truyền DNA và chia làm 3 nhóm với khoảng cách liên kết dao động
từ 1,000 đến 6,325. Cao Hẹ có khả năng ức chế trên tất cả các chủng vi khuẩn thí nghiệm (512
μg/ml =< MIC =< 4096 μg/ml). Các nhóm cây Hẹ tác động tốt nhất trên vi khuẩn Staphylococus
aureus (nhóm Hẹ 1b và nhóm Hẹ 2 với MIC= 512 μg/ml), kế đó là vi khuẩn Escherichia coli (nhóm
Hẹ 3 với MIC=1024 μg/ml) và vi khuẩn Streptococcus faecalis (nhóm Hẹ 1a với MIC=1024 μg/ml).
- Nghiên cứu 3: Nghiên cứu khả năng diệt một số loài vi khuẩn và nấm của lá hẹ (Allium
tuberosum)
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn và nấm của nước ép lá hẹ (Allium tuberosum). Vi
khuẩn gây bệnh cho cá rô phi bao gồm Aeromonas hydrophila (3 chủng là CED04-008, CED05-
004, CED05-005), Streptococcus sp. (CEDMA05-043) và nấm gây bệnh (Saprogenia sp.) được thử
với dịch chiết lá hẹ ở nồng độ và thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy, nước ép là hạ ở nồng độ
100 μl có khả năng diệt các chủng vi khuẩn A. hydrophila và Streptococcus sp. với đường kinh
vòng vô khuẩn (ĐKVVK) lần lượt là 27-31 và 30 mm. Nấm Saprogenia sp, bị diệt ở nồng độ
15.000 và 13.000 ppm với thời gian ngâm tương ứng là 6 và 24 giờ. Kết quả này là cơ sở khoa học
quan trọng tạo tiền đề phát triển sản phẩm thuốc thảo dược có hiệu quả phòng trị bệnh ở cá rô phi
nuôi theo hướng an toàn
sinh học và thân thiện với môi trường.
1.2 Trên thế giới:
- Nghiên cứu 1. Thành phần tinh dầu của hạt Allium tuberosum từ Trung Quốc
 Đối tượng nghiên cứu: Hạt của Allium tuberosum được thu thập từ Công ty Chinese Chives
Seed, trực thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
 Phương pháp: Hạt hẹ Trung Quốc được nghiền thành bột mịn trước khi chưng cất nước. Tinh
dầu thu được bằng cách chưng cất bằng cách sử dụng thiết bị loại Clevenger trong 3 giờ thu
được 0,8% (v/w) dầu đối với hạt giống trên cơ sở không có độ ẩm. Tinh dầu được làm khô
bằng natri sulfat khan và được nghiên cứu bởi GC-MS.
Phân tích dầu được thực hiện bằng phương pháp sắc ký khí (Agilent 6890) khối phổ
(Micromass GCT) (GC-MS). Tinh dầu của lá Allium tuberosum được báo cáo có chứa các
18
hợp chất disulphide (64.9%) và trisulphide hợp chất (18,9%) là thành phần chính . Hoa được
báo cáo có chứa các hợp chất trisulphide (34,0%) và disulphide hợp chất (20%) là thành phần
chính (Wei và Wan, 2003). Các hợp chất trisulphide (47,3%) là thành phần chính cho tinh
dầu của thân rễ Allium tuberosum
2. Giá trị thương mại
- Làm gia vị: ẩm thực bánh nhân hẹ, hẹ xào tôm, hẹ xào thịt bò, cháo hẹ
- Sử dụng trong YHCT: Theo Y Học Cổ Truyền, cây lá hẹ tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi
vào các kinh Can, Vị và Thận. Hẹ là thức ăn - vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời
điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn.
- Làm thực phẩm chức năng:
+ Cung cấp chất xơ mịn tự nhiên, làm nhuận tràng, mềm phân, dễ đi ngoài.
+ Cung cấp kháng sinh tự nhiên odorin, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại ốm vặt, sổ mũi, dị ứng,
sốt mọc răng,...
+ Kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt
+ Cung cấp các vi chất cần thiết: Vitamin A, C, canxi
+ Làm dụng cụ y tế: Sản phẩm gạc rơ lưỡi được phát triển với dịch chiết lá hẹ, nước muối sinh lý và
xilitol tự nhiên giúp làm sạch răng miệng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một cách an toàn, thuận tiện nhờ
các tác dụng kháng khuẩn, kháng nắm của dịch chiết.
3. Tiềm năng khai thác:
- Thành phần hóa học của tinh dầu hẹ, chủ yếu là các hợp chất disulfit và trisulfit do đó họ có thể
chữa một số bệnh như: ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da. Đồng thời, giá trị IC50 của tinh dầu cây he
(16,34 g/mL) cao hơn giá trị IC50 của vitamin C (14,01g/mL) cho biết khả năng kháng oxy hóa của
tinh dầu hẹ gần xấp xỉ vitamin C. Bởi vậy, đây có thể là nguồn nguyên liệu tiềm năng để chiết xuất
chất chống oxy hóa tự nhiên.
- Cây hẹ dễ trồng và ít phải chăm sóc, gieo một lần có thể thu hoạch nhiều lần, cây phát triển xanh
tốt quanh năm, vừa cho lá để ăn vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
- Hiện nay Việt Nam chưa có những vùng trồng lớn, chỉ mới trồng theo mô hình nhỏ lẻ. Thực hiện
chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ tháng 9/2013, xã Nam Xuân (Nam Đàn, Nghệ An) đã
triển khai mô hình trồng hẹ 5,1 ha với 120 hộ dân tham gia. Mô hình được SX theo quy trình
VietGAP (SX nông nghiệp tốt).  Tại xã Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng, tính đến
tháng 9 năm 2020 có 280 ha trồng cây hẹ bông theo hình thức chuyên canh và trồng xen canh, trồng
trên bờ kênh thủy lợi. Đây được xem là cây màu giúp nông dân có được nguồn thu nhập ổn định.
- Cần có những nghiên cứu tiếp theo như: thay đổi phương pháp chiết để nâng cao hiệu suất chiết
tinh dầu, khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu hẹ, chiết và cô lập một số hoạt chất chính
trong tỉnh dầu hẹ. Các nghiên cứu về phương pháp chiết xuất và tác dụng của tinh dầu họ còn rất ít,
cần phát triển thêm
- Tinh dầu hẹ có nhiều tác dụng dược lý hứa hẹn như tác dụng kháng khuẩn, chống oxi hóa có thể
ứng dụng trong các sản phẩm làm đẹp, mĩ phẩm. Tác dụng liên quan đến hệ tiêu hóa của tinh dầu hẹ
cần được nghiên cứu sâu hơn để ứng dụng trong các sản phẩm kích thích tiêu hóa. Các tác dụng
chữa ho, cảm, sốt của tinh dầu hẹ cũng cần được khai thác và ứng dụng thêm, đặc biệt trong tình
hình các bệnh về đường hô hấp ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay.
4. Công dụng:
- Theo Đông y, hẹ có vị cay và ngọt, tính ấm, không độc, quy kinh Can, Thận có các tác dụng sau
Giải độc;Tán ứ; Giảm ngứa;Giảm đau, tức bụng;Bổ thận; Tráng dương; điều trị táo bón, cảm mạo.
19
- Y học hiện đại:
+ Vitamin K và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương, giúp xương chắc khỏe;
+ Lưu huỳnh và flavonoid có khả năng ngăn chặn một số chứng bệnh ung thư (phổi, dạ dày, đại
tràng, vú, tuyến tiền liệt), ngăn chặn các gốc tự do phát triển;
+ Một số loại hóa chất như allcin, sulfit, odorin,... có trong hẹ có tác dụng như kháng sinh, giúp điều
trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ;
+ Hẹ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm cao huyết áp. Tinh dầu hẹ và các
sản phẩm từ tinh dầu hẹ hiện nay chưa phổ biến trên thị trường

IX. HÀNH TĂM

1. Tình hình nghiên cứu phát triển trong và ngoài nước của dược liệu và của tinh dầu chiết
xuất từ dược liệu đó:
Nước Ngoài
+  Nghiên cứu tác dụng dược lý
 Năm 2004 nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa : Cao methanol phần trên mặt đất của
hành tăm được thử nghiệm về hoạt tính chống oxy hoá biểu thị ở tác dụng ức chế sự peroxy
hoá acid linoleic, so sánh với quercetin và dl – α – tocopherol.
 Năm 2006 nghiên cứu về tác dụng chống ung thư: các nghiên cứu cho thấy rằng thành
phần có trong hành tăm (metyl trisulfit (58,3%) và trans-propenyl metyl disulfit (12,02%) có
tác dụng bảo vệ chống lại ung thư do hóa học gây ra ở mô hình động vật bằng cách thay đổi
quá trình chuyển hóa chất gây ung thư. 
 Nghiên cứu tác dụng trên vi sinh vật: Diallyl sulfua trong hành tăm được nghiên cứu
chứng minh là có thể ức chế Escherichia coli . Tinh dầu và cao chiết ethanol hành tăm có tác
dụng ức chế nấm Candida albicans với nồng độ ức chế thấp nhất là 2 mg/ml
 Nghiên cứu về tác dụng chống viêm năm 2014: tác dụng chống viêm của chiết xuất lá hành
tăm chống lại chứng viêm do dầu nhựa thông ở chuột. Trong số ba liều thử nghiệm, tức là 25,
50 và 100% (w / w) dịch chiết có thể làm giảm thực bào.
  Nghiên cứu về thành phần hóa học

 Năm 1983: nghiên cứu các thành phần có mùi thơm dễ bay hơi của hành tăm:Tổng cộng có
30 thành phần đã được xác định và dầu trung tính chủ yếu chứa các hợp chất lưu huỳnh
(16,8%). 
 Năm 2006: nghiên cứu cho thấy methyl trisulfide và trans-propenyl methyl disulfide có tác
dụng chống ung thư trên mô hình động vật
 Năm 2011: Nghiên cứu thành phần tinh dầu của lá và rễ của hành tăm. 
 Năm 2012: phân lập bốn glycoside loại spirostan (1-4), và bốn saponin steroid. Bốn trong số
các hợp chất được phân lập đã được thử nghiệm về hoạt tính gây độc tế bào chống lại các
dòng tế bào ung thư ruột kết ở người HCT116 và HT-29.
 Năm 2017: Đánh giá về hóa thực vật, dược học và định hướng nghiên cứu tương lai của hành
tăm

20
 Năm 2018: Các phân tích về tinh dầu cho thấy lớp thành phần chính là các hợp chất lưu
huỳnh hữu cơ chiếm khoảng 60% lượng tinh dầu được phân tích. 
 Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về hành tăm vẫn còn hạn chế. Một số nghiên cứu tiêu biểu
như:
- Năm 2010: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây hành tăm.
 Năm 2012: nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn- chống oxy hóa từ dịch
chiết củ hành tăm allium schoenoprasum - trường đại học Nha Trang.
 Năm 2017: Thực trạng sản xuất hành tăm trên các vùng đất cát ven biển từ năm 2010-2014
tại tỉnh Quảng Trị.
 Năm 2018: phân lập một số hợp chất từ hành tăm.
 Năm 2019: đặc điểm sản xuất và chuỗi giá trị sản phẩm từ cây hành tăm ở vùng cát tỉnh Thừa
Thiên Huế.
 Năm 2022: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của hành tăm.

2 .Giá trị thương mại của dược liệu và của tinh dầu chiết xuất từ dược liệu đó:
Cây hành tăm được xem là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập từ
140 - 145 triệu đồng/ha. Trở thành giống cây trồng chủ lực của các tỉnh miền Trung
TRỒNG: Các tỉnh miền Trung như là Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi,…
Năm 2014: Hà Tĩnh có 50 ha cây hành tăm
Năm 2015: Quảng Trị có 348,3 ha
Năm 2017: Thừa Thiên Huế có 250 ha
LỢI ÍCH:
 Sử dụng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày như kho cá, gà,...
 Sử dụng như một vị thuốc nam dùng để trị ho, cảm cúm
 Hành tăm vẫn chủ yếu được bán dưới dạng củ ( chưa qua chế biến). Để nâng cao giá trị của
dược liệu thì cần phải chuyển thành các chế phẩm thương mại: tinh dầu, thực phẩm chức
năng hoặc thuốc 
 Các sản phẩm từ hành tăm:
 Tinh dầu hành tăm: sử dụng để chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể, chăm sóc da, dầu massage,
mỹ phẩm, xà phòng và các sản phẩm khác. Giá: 18,95USD/10ml.
 Cồn thuốc từ hành tăm: giá 120USD/1 lít năm 2022

3.Tiềm năng khai thác của dược liệu và tinh dầu chiết từ dược liệu đó:
Hành tăm (tên địa phương- ném )trở thành giống cây trồng chủ lực của các tỉnh miền Trung:
Thừa Thiên Huế
Cây ném là cây gia vị mang lại giá trị và nằm trong đối tượng được chú ý đưa vào trong tái cơ cấu
cây trồng của Thừa Thiên Huế. Diện tích cây ném trên toàn tỉnh đạt 250 ha, phát triển chủ yếu trên
vùng cát phía Bắc, đạt 220 ha (chiếm 90%) tập trung ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Năng
suất ném lá đạt trung bình 5 tấn/ha, ném củ 3 tấn/ha. Ném là cây trồng cho thu nhập cao trong số
cây rau, màu ở vùng cát, trung bình đạt 150,59 triệu đồng/ha.Chuỗi cung sản phẩm ném theo kênh
chính gồm người sản xuất – thu gom –bán buôn – bán lẻ: 95% (ném lá) và 55% (ném củ).
Trong đó, 55% ném lá và 30% ném củ được bán ra ngoài tỉnh và bán sang Lào. Phần còn lại, 5%
ném lá tự tiêu dùng được bán tại chợ địa phương và 40% ném củ để lại làm giống. Về thu nhập,
21
58% giá trị toàn chuỗi đem lại từ ném lá và 69,9% ném củ thuộc về người sản xuất, phần còn lại
42% (ném lá) và 30,1% (ném củ) thuộc về các tác nhân tham gia phân phối.
Quảng Trị
- Hải Lăng: Mô hình hành tăm – đậu xanh ở huyện Hải Lăng cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Hiện nay, hành tăm vùng cát Hải Lăng đang khá được ưa chuộng tại địa phương và các tỉnh lân cận.
Việc trồng hành tăm không tốn nhiều chi phí,
sau vụ hành tăm thì trồng luân canh đậu xanh cải tạo đất nâng cao hiệu quả môi
trường. Tỷ suất giá trị sản xuất trên tổng chi phí của mô hình hành tăm – đậu
xanh đạt 3,65 lần và tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí sản xuất đạt 2,65
lần.Giá hành tăm củ hiện tại trên thị trường là 60–65 ngàn đồng/kg đối với hành
tăm giống và 50–55 ngàn đồng/kg đối với hành tăm tiêu dùng. Năng suất của
hành tăm vào khoảng 100–130 kg/sào tùy vào sự màu mỡ của đất và phân bón.
Cây hành tăm mang lại giá trị sản xuất cao, bình quân khoảng 6.325 ngàn
đồng/sào. Tổng giá trị sản xuất của mô hình hành tăm – đậu xanh là 8.917 ngàn
đồng/sào.
- Tỉnh Quảng Trị nói chung: Diện tích trồng hành tăm của các hộ đạt 232,4–486,9 m2 /hộ (2010) và
tăng lên 349,7–785,3m2/hộ (2014). Năng suất hành tăm giữa các nhóm hộ tăng lên hàng năm, năm
2010 là 5,318–6,316 tấn/ha và tăng lên 5,886–6,394 tấn/ha năm 2014. Giá trị và hiệu quả kinh tế
trồng hành tăm trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị đã được khẳng định, mỗi ha hành tăm cho lãi
ròng 156,16 triệu đồng/ha, cao gấp từ 3,5–5,0 lần so với một số cây trồng phồ biến khác như khoai
lang, đậu đỗ, dưa các loại.

4. Công dụng của dược liệu, của tinh dầu, của thành phần chính trong tinh dầu:

Kháng khuẩn
Củ nén chứa nhiều vitamin C, có tính kháng khuẩn nên bạn có thể trị bệnh cảm lạnh và cúm thông
thường.

Giàu chất chống oxy hóa


Củ nén chứa chất chống oxy hóa như lutein và zeaxathin giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do
gây hại. Đồng thời, còn khả năng tái tạo lại glutathione – chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Tốt cho mắt


Lutenin và zeaxathin là hai chất có trong củ nén nên có khả năng loại bỏ gốc tự do gây hại, giúp
tránh khỏi những tác động tiêu cực đến đôi mắt.

Tăng cường sức khỏe cho xương


Trong củ nén có hàm lượng vitamin K cao nên có thể giúp xương chắc khỏe, tránh tình trạng loãng
xương và ổn định mật độ xương.

Tăng cường hệ miễn dịch


Selen được biết là một loại chất có trong củ nén nên giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề
kháng cho cơ thể.
Còn theo Đông Y thì củ nén có vị cay, tính ấm nên giúp ấm tỳ vị, giảm ho, sát khuẩn, trị cảm hàn,
ngộ độc chì,..

22
CÔ QUYÊN
1. Strychnin
2. Diosgenin
3. huperzine A
4. Andrographolide
5. Conessin
6. Curcumin
7. Rotundin
8. Capsaicinoid
9. Caroten và Lycopen
10. Cocain
11. Colchicin
12. Barbaloin
13. vinca alcaloid
14. L-scopolamine ở Việt Nam
15. Naringin ở Việt Nam
16. ARTEMISININ
17. Berberin
18. Acid Shikimic

Tổ Tên chất Nhóm Tổ Tên chất Nhóm


1 L-scopolamine alcaloid 1’’ Naringin flavonoid

2 strychnin alcaloid 2’’ Diosgenin sapogenin


3 colchicin alcaloid 3’’ Barbaloin anthranoid

4 vinca alkaloid alcaloid 4’’ Artemisinin sesquiterpene lactone


5 huperzine A alcaloid 5’’ Andrographolide diterpen

6 Cocain alcaloid 6’’ Caroten và lycopen chất màu


7 Rotundin alcaloid 7’’ Capsaicinoid alcaloid/chất màu

23
8 Berberin alcaloid 8’’ acid shikimic lignan
9 Conessin alcaloid 9’’ curcumin chất màu

24
1. Strychnin
 HT 
1. Strychnin
1. Nguồn nguyên liệu
· Tên Việt Nam: cây mã tiền
· Tên khoa học: Strychnos nux-vomica
· Bộ phận dùng: hạt mã tiền được thu hái từ những quả chín.

25
· Phân bố: Cây mã tiền Strychnos nux - vomica có nhiều ở Ấn Độ, Sri lanka, Malaysia, Thái Lan,
Bắc Australia, ở nước ta hiện nay mới thấy mọc hoang ở vùng rừng núi các tỉnh phía Nam.
Các loài mã tiền khác được phân bố ở hầu khắp các tỉnh vùng núi nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Đặc biệt là
các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang. Riêng loài Strychnos
cathayensis Mer. mới gặp ở tỉnh Quảng Ninh.
2. Quy trình chiết xuất
 Xử lý nguyên liệu: Hạt mã tiền, chọn được loại tốt (hàm lượng khoảng trên 1%), sấy
khô ở 60- 80 độ C, xay thành bột khô. Cân bột mã tiền.
 Phương pháp chiết xuất: phương pháp ngâm trên nhiệt độ phòng
 Dung môi chiết xuất: dầu hỏa
 Tinh chế dịch chiết, loại tạp: chất béo, nhựa, loại cả brucin
 Loại dung môi: Chiết bằng dung môi dầu hỏa với phương pháp ngâm nóng ở 90-
100oC.
1. Công dụng:

Tác dụng của cây mã tiền trong Y Học Hiện Đại gồm có:

· Hệ thần kinh: Kích thích thần kinh với nhiều nhỏ, gây co giật khi dùng với liều cao.
· Hệ tuần hoàn: Tăng huyết áp, co mạch máu ngoại vi.
· Hệ tiêu hóa: Kích thích tiết dịch vị, tăng tốc độ chuyển hóa, nhưng nếu dùng sống sẽ làm rối
loạn tiêu hóa.
· Strychnine: Là chất hưng phấn trung khu thần kinh (đặc biệt là tế bào vận động của hệ thần
kinh trung ương), hô hấp và tim mạch, gây co thắt cơ, nhưng dùng cẩn thận vị với liều cao
dễ gây ngộ độc, thậm chí tử vong.
· Giảm ho, trừ đờm
· Kháng histamin trên thí nghiệm đối với loài thỏ.
· Kháng khuẩn và nấm: Thí nghiệm nước sắc từ dược liệu ức chế nhiều loại nấm, trực khuẩn,
song cầu khuẩn...

Tác dụng của cây mã tiền trong Y Học Cổ Truyền gồm có:

· Tính vị: Vị đắng, tính hàn, độc tính rất mạnh.


· Quy kinh: Kinh Tỳ và Can.
· Công dụng: Giảm đau, thông kinh lạc, mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt, giảm phù thũng, giảm
sưng viêm...
· Chủ trị: Đau nhức xương khớp, bại liệt, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, sưng, viêm
nhiễm, mụn nhọt....
· Sách Y học trung trung tham tây lục: Thuốc có độc mạnh. khai thông kinh lạc, có tác
dụng thấm sâu vào khớp mạnh hơn các thuốc khác.
· Sách Bản thảo cương mục: Trị thương hàn nhiệt bệnh, hầu họng sưng đau, tiêu hòn cục.

2. Diosgenin
1. Nguồn nguyên liệu
 Tên Việt Nam: Củ nêm, Khoai Từ, củ từ
 Tên khoa học: Dioscorea deltoidea Wall.ex Griseb
 Bộ phận dùng:rễ củ

26
 Phân bố: Mọc tự nhiên ở Sơn La, sau được di thực đến Sapa.
2. Quy trình chiết xuất
 Xử lý nguyên liệu: rễ củ, nghiền/khô
 Phương pháp chiết xuất:chiết xuất trong acid
 Dung môi chiết xuất: n - hexan 
 Tinh chế dịch chiết, loại tạp:Đun hồi lưu trong 4h với acid HCl hoặc H2SO4, loại bỏ dịch
Kiềm hóa tới trung tính với Na2CO3
 Loại dung môi: Bốc hơi dung môi
3. Công dụng
Nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc steroid bao gồm các thuốc corticoid, thuốc
hormon sinh dục, thuốc tăng đồng hóa và thuốc tránh thai... Ngoài ra còn có tác dụng
chống ung thư, hạ cholesterol máu và các đặc tính khác.

3. huperzine A
1. Nguồn nguyên liệu
 Tên Việt Nam: Thạch tùng răng cưa
 Tên khoa học: Huperzia serrata (Thunb.) Trevis
 Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất
 Phân bố: Sinh sống ở ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Ở Việt Nam, thạch tùng
răng cưa đã được phát hiện ở SaPa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Gồm có hai chi là
Lycopodium và Lycopodiella với 9 loài có chứa Huperzine A
2. Quy trình chiết xuất
 Phương pháp chiết xuất: Chiết hồi lưu bằng Soxhlet (trong cồn 95%) và acid HCl. 
 Quy trình chiết xuất: 
Phần trên mặt đất của cây Thạch tùng răng cưa được thu hái, sau đó đem phơi hay sấy khô
rồi nghiền thành bột dược liệu khô. Bột dược liệu được cho vào dụng cụ chiết hồi lưu 24h
với dung môi là EtOH 95% thu được dịch chiết EtOH. Thu hồi EtOH dưới áp suất giảm,
nhiệt độ <40 độ C. Cắn được hòa tan trong dd HCl 0,5M, khuấy 2h. Lọc bỏ tủa, thu được
dịch lọc alcaloid ở dạng muối. Dịch lọc được kiềm hóa bằng dung dịch amoniac đến pH=9.
Chuyển dịch lọc đã kiềm hóa vào bình gạn, chiết bằng Ethyl acetat. Gạn lấy lớp Ethylacetat.
Làm bay hơi Etyl axetat thu được cắn alcaloid toàn phần dạng base (trong có chứa Huperzine
A). 
3. Công dụng
 Điều trị bệnh Alzheimer
 Điều trị bệnh nhược cơ

4. Andrographolide
1. Nguồn nguyên liệu
 Tên Việt Nam: Xuyên Tâm Liên
 Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Ness - Họ: ô rô (Acanthaceae)
 Bộ phận dùng: 
Trong cây và lá chứa acid hữu cơ, tanin, đường,...
 Rễ chứa mono-O-methyl withtin, andrographin, panicolin, apigenin-7,4'-dimethyl
ether
 Hoạt chất trong lá: - andrographolide (>1,5%), neoandrographolide (0,2%),...
 Phân bố:
 Phân vùng Ấn Độ - Malaysia -> di thực, trồng phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á, nam
Trung Quốc.
 Hiện nay cũng được trống tại khu vực Caribe, Trung Mỹ, Australia và châu Phi.
27
 Tại Việt Nam, xuyên tâm liên phân bố chủ yếu ở Hưng Yên, Hải Dương, Tam Đảo,
Thái Nguyên.
2. Quy trình chiết xuất
 Xử lý nguyên liệu: lá cây Xuyên Tâm Liên nghiền/ khô
 Phương pháp chiết xuất: Ngâm kiệt bột trong EtOH trong 12h
 Dung môi chiết xuất: EtOH 90% 
 Tinh chế dịch chiết, loại tạp: 
 Cô giảm áp dịch chiết thành dịch đậm đặc (thể tích thu được bằng 1/5 thể tích ban
đầu)
 Loại tạp bằng than hoạt (30% khối lượng nguyên liệu), lọc.
 Loại dung môi: cô giảm áp đến cắn khô
3. Công dụng
 Tác dụng bảo bảo vệ thần kinh trong bệnh về não bộ
 Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
 Giảm tình tình trạng bệnh sốt xuất huyết
 Tác dụng kháng khuẩn

5. Conessin
1. Nguồn nguyên liệu
 Tên Việt Nam: cây Mộc hoa trắng. Thuộc chi Holarrhena, họ Trúc đào
 Tên khoa học: Holarrhena pubescens Wall. ex G. Don, Apocynaceae
 Bộ phận dùng: Vỏ thân cây chứa nhiều alcaloid trong đó Conessin là thành phần chính
 Phân bố: Ở Việt Nam mộc hoa trắng là cây thường thấy ở vùng núi thấp và trung du, thuộc
các tỉnh từ Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng dọc theo miền Trung đến các tỉnh
giáp biên giới Trung Quốc như Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
 Độ cao phân bố dưới 600m.

2. Quy trình chiết xuất


 Xử lý nguyên liệu: vỏ thân, nghiền/ khô
 Phương pháp chiết xuất:
+ Chiết bằng dung môi hữu cơ trong môi trường kiềm 
+ Chiết bằng dung dịch acid loãng trong cồn hoặc trong nước 
+ Chiết bằng cồn.
 Dung môi chiết xuất:
+ Dung môi hữu cơ dùng chiết alcaloid base 
+ Dung dịch acid loãng dùng chiết alcaloid dạng muối 
 + Cồn (MeOH,...) dùng chiết alcaloid/cồn. 
 Tinh chế dịch chiết, loại tạp:
 Một alcaloid thô thì có thể tinh chế bằng cách chuyển nó nhiều lần từ dung môi hữu cơ sang
dung môi nước và ngược lại 
 Hỗn hợp nhiều alcaloid: tinh chế và phân lập bằng phương pháp kết tinh phân đoạn bằng các
dung môi, phương pháp trao đổi ion, phương pháp sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng điều chế
Cụ thể: Đem thấm ẩm bột dược liệu bằng NaOH, để khô 1 tiếng. Mang dược liệu khô thu được chiết
bằng bình Soxhlet với dung môi EtOH:Chloroform=1:3. Dịch chiết (base) thu được cho vào cốc,
thêm HCl 2N, lắc hỗn hợp thu dịch alc (muối)

28
Kiềm hóa dịch bằng NH4OH đặc tới pH=9, sau đó chiết lại với cloroform thu dịch chiết 2. Thêm
NaOH vào dịch chiết 2, thu dịch (base), mang chiết lần cuối. Dùng H2O rửa lần lượt từng dịch
chiết, loại bỏ NaOH, thu gộp dịch chiết.
 Loại dung môi: cất thu hồi dung môi, sấy dưới áp suất giảm ở 60 độ C trong 4 giờ, sử dụng
chất hút ẩm là phosphor pentaoxyd (P2O5)

3. Công dụng: chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ đặc biệt là lỵ amip, viêm
đại tràng và dùng để tăng cường chức năng tiêu hóa

6. Curcumin
1. Nguồn nguyên liệu:
 Tên Việt Nam: củ nghệ
 Tên khoa học: Curcuma longa L.
 Bộ phận dùng: Thân rễ cây nghệ và Rễ củ
 Phân bố: + Được trồng và mọc hoang ở hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam, một số
tỉnh như: Quảng Nam, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Hưng Yên,...
2. Quy trình chiết xuất: Chiết xuất Curcumin từ củ nghệ bằng siêu âm
 Chuẩn bị mẫu: Củ nghệ vàng khô
 Thiết bị, dụng cụ đã hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và GLP: Máy cô quay
Heidolph, bể siêu âm Branson 3510.
 Hóa chất: N-hexan, ethanol 960, dung dịch chloroform, methanol, acetonitrile, acid
acetic 0.03%.

Xử lý nguyên liệu là củ nghệ vàng, khô được xay thành bột. Sau đó chiết siêu âm bằng dung
môi EtOH 96 độ trong 15 phút. Hết quá trình chiết thì thu hồi dung môi và tiếp tục cao cô
đặc chiết với n-hexan loại tinh dầu. Sử dụng phương pháp kết tinh hấp nước ta thu được
curcumin thô. Tinh chế curcumin thô sử dụng Sắc ký cột, hệ dung môi là CHCl3:MeOH
(99:1) và HPLC cột pha đảo là RP-18, pha động là acetonitrile - dd acid acetic 0.03%
(50:50).Tốc độ dòng 3.0 ml/phút. Ta thu được Curcumin tinh khiết. Cuối cùng đuổi dung
môi, sấy ở áp suất giảm, 600 độ C, sản phẩm cuối cùng thu được là tinh thể Curcumin màu
vàng.

3. Công dụng
 Trong điều trị bệnh: Giảm viêm, giảm đau, chống đột biến, tiêu diệt gốc tự do, điều trị
tổn thương gan, điều trị viêm kết mạc, đối kháng ung thư dạ dày, ung thư da
 Trong làm đẹp: Làm đẹp da, làm sáng da, làm giảm mụn trứng cá
7. Rotundin
 Tên Việt Nam: Bình vôi
 Tên khoa học: Stephania rotunda 
 Họ Tiết dê - Menispermaceae
 Bộ phận dùng: Phần gốc thân phình ra thành củ đã cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành
miếng phơi hay sấy khô.
 Phân bố ở VN: 
 Cây trồng hoặc mọc hoang

29
 Phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là những vùng có núi đá vôi như: Lai
Châu, Hòa Bình, Ninh Bình,... Nơi cao lạnh như Sa Pa (Lào Cai) cũng có.
 Quy trình chiết xuất:
 Xử lý nguyên liệu: Củ bình vôi được rửa sạch, để ráo nước, cắt thành lát mỏng rồi đem sấy
khô ở 60ºC, sau đó xay thành bột.
 Phương pháp chiết xuất: Ngấm kiệt 
 Dung môi chiết xuất: H2SO4 nồng độ khoảng 1%
 Tinh chế dịch chiết, loại tạp:loại nhựa, tẩy màu bằng than hoạt hồi lưu trong ethanol 96º, lọc
nóng bằng phễu buchner. 
 Loại dung môi: kết tinh dịch lọc ở nhiệt độ phòng, sấy tinh thể. 
 Công dụng: chủ yếu chữa an thần, mất ngủ và giảm đau ngoài ra có thể hạ huyết áp, giãn cơ
trơn. 
8. Capsaicinoid
 Tên Việt Nam: cây Ớt
 Tên khoa học: Capsicum frutescens hoặc Capsicum annuum L. Họ; Cà - Solanaceae
 Bộ phận dùng: quả chín 
 Phân bố ở VN: Được trồng ở khắp nơi tại VN. Một số tỉnh có vùng chuyên canh ớt tại Việt
Nam: Thái Bình, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Bình, An Giang, Đồng Tháp…
 Quy trình chiết xuất: 
 Xử lý nguyên liệu: quả chín, phơi/sấy khô
 Phương pháp chiết xuất: Hồi lưu hoặc ngấm kiệt
 Dung môi chiết xuất: Ethanol cao độ, >80%
 Tinh chế dịch chiết, loại tạp: loại nhựa
 Loại dung môi: Cất thu hồi dung môi EtOH dưới áp suất giảm, nhiệt độ <40
 Công dụng: giảm đau, giảm nôn, quả làm gia vị, phòng ngừa và điều trị tiểu đường, chống
ung thư.
9. Caroten và Lycopen
 Tên khoa học
Tên Việt Nam: Cây Gấc
Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng
 Bộ phận dùng 
 Màng hạt gấc chứa chất màu đỏ mà thành phần chủ yếu là các carotenoid, chủ yếu là lycopen và
caroten
 Phân bố ở Việt Nam: 
Gần đây Gấc được quan tâm và bắt đầu trồng nhiều ở các khu vực như Thái Bình, Hòa Bình, Cần
Thơ, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh và Đăk
Nông.
 Quy trình chiết xuất:
Trong công nghiệp hiện nay người ta sử dụng phương pháp ép lạnh để có thể ép được dầu gấc
trong đó có chứa hàm lượng lycopen gấp 70 lần và beta-caroten gấp 10 lần so với cà rốt.
Quy trình: Gấc tươi đưa vào máy, bổ, tách hạt tự động, xay nhuyễn, thanh trùng. =>Tiếp đó đưa
vào ép dầu, hoặc sấy khô màng gấc bằng công nghệ sấy lạnh dưới 65 độ C. => Sử dụng máy ép
chuyên dụng để ép dầu, không sử dụng thêm bất kì phụ gia nào.

30
 

Công dụng
 Dùng trong thực phẩm (nhuộm màu cho: bánh, kẹo, xôi, mứt, ...); dược phẩm và mỹ
phẩm.
- Có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số loại ung thư như: làm chậm sự phát
triển của khối u ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư
ở ung thư thận
- Giúp giảm nguy cơ phát triển hoặc tử vong sớm do bệnh tim mạch. Lycopene có thể làm giảm
mức độ tổn thương gốc tự do, nồng độ cholesterol xấu LDL và cholesterol toàn phần và tăng lượng
cholesterol HDL tốt. Lycopene trong máu cao cũng có thể kéo dài tuổi thọ thêm một vài năm ở
những bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa.
- Bảo vệ chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời.
- Là tiền vitamin A => Các bệnh về mắt:
 Ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự hình thành đục thủy tinh thể và giảm nguy cơ thoái hóa điểm
vàng do tuổi tác.
 Ngăn ngừa bệnh võng mạc do sinh non.
- Giúp giảm đau: Có thể giúp giảm đau liên quan đến đến hệ thần kinh, một loại đau do tổn
thương thần kinh và mô.
- Giúp cải thiện não: ngăn ngừa co giật và mất trí nhớ trong các bệnh liên quan đến sự lão hoá hệ
thần kinh, chẳng hạn như Alzheimer.
- Góp phần giúp xương chắc khỏe: Làm chậm quá trình chết của các tế bào xương, tăng cường
cấu trúc xương và giúp xương chắc khỏe hơn.

10. Cocain
 Tên khoa học 
Tên Việt Nam: Cây Cô-ca
Tên khoa học là Erythroxylum coca, thuộc chi Erythroxylum, họ Erythroxylaceae. 
 Bộ phận dùng
Cocain được chiết xuất từ lá cây Coca (Folium Cocae)
 Phân bố ở Việt Nam

31
Cây được du nhập vào nước ta vào khoảng những năm 1930, sinh trưởng tốt ở cả 2 miền
Nam Bắc, tuy nhiên không được trồng phổ biến và hiện nay đã bị cấm trồng. 
 Quy trình chiết xuất
 Xử lý nguyên liệu: Sau khi hái, đem lá trải ra sàn nhà. Hôm sau đem ra phơi khô, sau khi
phơi khô sẽ đem cắt nhỏ và rắc lên một lượng nhỏ xi măng.
 Phương pháp chiết xuất:
 Hồi lưu:
Thường chiết theo phương pháp truyền thống như chiết Soxhlet. Phương pháp này có nhược
điểm là tốn thời gian và tiêu tốn nhiều dung môi (chiết 2g dược liệu cần 500ml dung môi) .

 Ngấm kiệt

Với cocain có thể chiết xuất thủ công dựa theo phản ứng acid-base như sau:

+ Ngâm lá Coca vào dung dịch Na2CO3 0,095% trong vòng 30’.

+ Cho thêm kerosene (paraffin) vào trong dung dịch, để khoảng 60h. Trong khoảng thời gian
đó, trộn đều dung dịch ít nhất 4 lần, mỗi lần 10-15’.

+ Sau 60h, kerosene sẽ tách ra khỏi phần lá. Tách riêng phần kerosene ở trên ra, phần lá cho
từng chút một vào giá để chảy từ từ phần nước xuống một bình đựng ở dưới. Sau đó ép phần
kerosene cho dịch chảy vào cùng bình đựng đó.

+ Chiết 2 lần với H2SO4 5%, lần đầu sử dụng lượng H2SO4 gấp 3 lần sau. Cần lắc mạnh sau
khi cho acid nhằm tránh tạo nhũ tương.

+ Phần dịch chiết được làm lạnh tới 4-5°C, khi đó dịch chiết sẽ có màu nâu đỏ. Mỗi 5-10’ thì
thêm vào KMnO4 6%, làm 8 lần như vậy. Sau đó để khoảng 30’ trước khi lọc. Khi đó dịch lọc
sẽ gần như không màu.

+ Thêm vào dịch lọc NH4OH 10% cho tới khi dung dịch có pH ~ 10. Cần cho từ từ để tránh
độ pH quá cao sẽ phá hủy cocain. Cocain dạng base sẽ bắt đầu kết tủa. Sau 20-30’ thì lọc và để
khô qua đêm.

+ Cho ether vào phần nguyên liệu hôm qua, phần lớn sẽ được hòa tan, trừ một số ít nước và
muối vô cơ không tan ở dưới đáy.

+ Rót tất cả dung dịch ether đó vào đĩa Pyrex và làm bay hơi. Phần không tan sẽ dính chặt vào
thành đĩa. Còn ta sẽ thu được những tinh thể trắng của cocain dạng base. Với phương pháp
này, 4,75kg lá Coca sẽ thu được 23,13g cocain dạng base (0,48%).

Hiện nay có thể chiết xuất alkaloid từ là Coca bằng các phương pháp hiện đại như chiết lỏng
siêu tới hạn (supercritical fluid extraction - SFE), chiết hỗ trợ vi sóng (microwave-assisted
extraction - MAE) hay chiết áp lực dung môi

(pressurized solvent extraction - PSE) thường nhanh hơn và hiệu quả hơn (với MAE thời gian chiết
chỉ là 30s với dung môi CH3OH, vi sóng 125W).

 Dung môi chiết xuất: 


 Đối với chiết bằng phương pháp Soxhlet có thể dùng dung môi methanol với quy mô phòng
thí nghiệm. 
 Đối với phương pháp ngấm kiệt có thể dùng ethanol
32
 Tinh chế dịch chiết, loại tạp, loại nhựa: 

Thêm xút dạng bột vào cocain, cocain sẽ kết tủa và có thể loại bỏ bằng cách lọc qua màng
vải 

 Loại dung môi: 

Để trong tủ sấy ở 40ºC trong vài ngày 


 Công dụng
 Trong Y khoa: 
Công dụng chủ yếu là làm thuốc tê tại chỗ cho phẫu thuật tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt ở
dạng cocain hydroclorid. Ngoài ra còn dùng nhỏ mũi để chữa sổ mũi, chảy máu cam, uống để chữa
các cơn đau thực quản, dạ dày.
 Trong các sản phẩm khác 
Coca được dùng trong công nghiệp thực phẩm khá phổ biến, nhất là vùng Andes. Tại các
nước vùng Andes, các sản phẩm không có cocain từ lá Coca rất đa dạng với nhiều dạng sử dụng, với
các tác dụng như tiêu hóa, giải khát, chống viêm,...
Mate de Coca Zurit: Tốt cho tiêu hóa, kiểm soát sự đầy hơi; có tác dụng sát trùng và giảm đau, ngăn
ngừa tiêu chảy; kích thích hoạt động hô hấp; ngăn ngừa chóng mặt và buồn nôn; điều hòa chuyển
hóa lipid và carbohydrate, giúp hồi phục sức khỏe và năng lượng sống.
Sản phẩm chiết không cocain của lá Coca là một thành phần tạo hương vị của Coca-cola, một
loại nước uống giải khát được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Lá Coca là thành phần trong Agwa, một loại rượu thảo dược. Lá Coca được vận chuyển bằng
đường biển từ Bolivia tới Amsterdam, sau đó được loại cocain rồi pha chế cùng với rượu và 36 thảo
dược thiên nhiên khác.

11. Colchicin
 Tên khoa học
 Tên khoa học: Gloriosa superba L.
 Tên Việt Nam: Ngọt nghẹo (ngoắt nghẻo hay ngoắt nghẻo, huệ lồng đèn, gia lan, vinh quang
rực rỡ).
 Họ: Colchicaceae (Bả chó).
 Bộ phận dùng
 Bộ phận dùng: thân rễ, lá, hạt, lá cây.
Rất độc, tất cả các bộ phận của Gloriosa đều chứa colchicine.
 Thành phần hóa học chính
Thân rễ chứa alcaloid colchicin (0,3%), gloriosi, acid tannic, tinh bột, đường khử.
Trong lá có colchicin, dimethylcolchicin, N-formyl deacetyl colchicin và lumia colchicin, một công
trình từ Rwanda cho biết hàm lượng colchicin cao nhất ở lá non.
Các nghiên cứu gần đây, cho thấy hạt chứa colchicin với hàm lượng 0,29%, nên có thể dùng hạt làm
nguyên liệu được.
 Phân bố 
Cây Yến phi (Iphigenia indica (L.) A.Gray ex Kunth).
Trong nước: Gia Lai (An Khê), Bình Thuận (Cà Ná), Vườn quốc
gia Núi Chúa, Ninh Thuận.

33
 Cây Ngọt nghẹo (Gloriosa superba L., (G.simplex Don.)).
Phát hiện tại nhiều nơi ở miền Nam nước ta, nơi có nhiều ánh sáng: Huế, Đà Nẵng, Phan
Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Quảng Trị.

 Quy trình chiết xuất


Dược liệu chứa colchicine
=> Nghiền, thấm ẩm = dung môi (ethanol:nước =3:9)
Đun cách thủy nhiệt độ 25 - 50 độ C, khuấy hỗn hợp ở tốc độ 200 vòng/phút.
=> Chiết dược liệu bằng dung môi ethanol:nước
=> Lọc, cất thu hồi dung môi
=> Thu được dịch chiết dmhc colchicine ở dạng base)
=> Chiết bằng acid H2SO4 loãng
=> Thu được dịch chiết acid (colchicine dạng muối) 
=> Kiềm hóa và chiết dịch bằng dung môi không phân cực.
=> Loại nước = Na2SO4 khan
=> Thu được dịch chiết colchicine ở dạng base
=> Cất thu hồi dung môi
=> Thu được colchicine thô.
*Ngoài ra có thể chiết bằng Co2 siêu tới hạn

34
 Xử lý nguyên liệu: Củ của cây được tách ra và rửa sạch bằng nước máy, phơi khô trong bóng
râm và giữ trong túi giấy để làm thí nghiệm. Xay củ khô của Gloriosa superba bằng máy xay
 Phương pháp chiết xuất: Sử dụng dung môi hữu cơ 
 Đun cách thủy nhiệt độ: 25 - 50 độ C, khuấy hỗn hợp ở tốc độ 200 vòng/phút
 Dung môi chiết xuất: ethanol:nước =3:9
 Tinh chế dịch chiết, loại tạp
 Lọc, cất thu hồi dung môi
Thu được dịch chiết dmhc colchicine ở dạng base
Chiết bằng acid H2SO4 loãng
Thu được dịch chiết acid (colchicine dạng muối) 
Kiềm hóa và chiết dịch bằng dung môi không phân cực.
Loại nước = Na2SO4 khan
Thu được dịch chiết colchicine ở dạng base
Cất thu hồi dung môi
=> Thu được colchicine thô.
12. Barbaloin
 Tên khoa học
 Tên khoa học: Aloe vera L var. 
 Thuộc chi Aloe, họ Lô hội (Asphodelaceae).
 Bộ phận dùng
 Dịch rỉ của lá cây sau khi bị cắt được cô thành cao khô, dạng khối rắn có màu đen. 
 Phần thịt lá: Phần thịt của lá tươi đã loại vỏ và chất nhầy từ thịt lá.
 Thành phần hóa học 
 Các dẫn chất Anthranoid. Đây là thành phần có tác dụng của lô hội gồm:
 Aloe emodin, chất này không có trong dịch lô hội tươi. Trong nhựa lô hội aloe emodin chiếm
khoảng 0,05 – 0,50%. Chất này tan trong ether, chloroform, benzen và kết tinh hình kim
vàng cam.
 Barbaloin, chiếm 15 – 30% là thành phần chính . Hiện nay công thức được xác định là 1,8-
dihydroxy-3-hydroxymethyl-10-b-D-glucopyranosyl anthron. Phần aglycon là anthron tương
ứng của aloe emodin, phần đường là glucose nối với carbon số 10 theo dây nối C-glycosid.
Nó là bột kết tinh hình kim màu vàng chanh đến vàng sẫm, vị đắng, đen dần ngoài không khí
35
và ánh sáng,. tan trong nước, cồn, aceton, amoniac, hydroxyd kiềm, rất ít tan trong benzen,
chloroform, ether. Barbaloin cũng như những loại C – glycosid khác, rất khó bị thủy phân
bằng acid. 
 Barbaloin là một hỗn hợp 2 đồng phân S và R (do carbon bất đối ở C-10). Aloin A là đồng
phân 10S có năng suất quay cực phải. Aloin B là đồng phân 10R có năng suất quay cực trái.
Bên cạnh hai chất trên còn có aloinosid B (= aloin 1” – O – a – L – rhamnopyranosid), cấu
hình ở C -10 chưa xác định.
 Ngoài ra còn có một số anthranoid khác.
 Phân bố ở Việt Nam
 Cây Lô Hội rất thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng và không ngập nước, phát triển mạnh
ở dạng đất cát và đất pha cát ven biển (Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi.). Tuy nhiên,
cũng có thể trồng Lô Hội trên các loại đất khác, nơi những cây trồng khác kém hiệu quả, như
đất hơi kiềm, đất chua, đất sét…
 Mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh
Thuận và một số vùng đất Bình Dương như Tân An .
 Ngoài ra, Chúng còn được trồng rải rác khắp Việt Nam để làm cây cảnh.
 Quy trình chiết xuất
 Trong bình bay hơi 1 L, 200 g nước ép màu vàng của lô hội được cô đặc ở áp suất khoảng 4
(103 Pa trên nồi cách thủy được đun nóng đến khoảng 55 ° C. Sau khi loại bỏ 75% nước,
phần cô đặc được lấy. thêm 600 ml etyl axetat ở nhiệt độ từ 55 đến 60 ° C. đồng thời khuấy
mạnh trong 30 phút.
 Sau khi gạn, phần nổi hữu cơ được rút ra và cặn nước được chiết ba lần bằng etyl axetat ở
nhiệt độ từ 50 đến 60 ° C. Các chất chiết được kết hợp và cô đặc trong chân không trong khi
vẫn duy trì nhiệt độ từ 45 đến 50 ° C.
 Do đó, người ta thu được chất rắn màu nâu cam có hàm lượng aloin khoảng 45-50% được
hòa tan lại trong 640 ml isobutanol ở 70 ° C. (nghĩa là, 40 thể tích isobutanol so với aloin có
mặt).
 Dung dịch isobutanol được làm lạnh đến 5 ° C. và giữ trong khoảng bốn giờ ở nhiệt độ này.
 Aloin kết tinh được thu thập bằng cách lọc trên phễu Büchner, trong khi bánh lọc được rửa
bằng 20 ml isobutanol.
 Sau khi làm khô người ta thu được sản phẩm ở dạng bột màu vàng nâu có hàm lượng aloin là
86% được xác định bằng phương pháp sắc ký (HPLC).
 Hiệu suất của aloin tinh khiết so với aloin trong nước màu vàng được sử dụng làm nguyên
liệu ban đầu là 40%.

36
 Công dụng
 Tiêu hóa và nhuận tràng
Aloin bị thủy phân thành aloe-emodin dưới tác động của ký sinh trùng trong cơ thể người. Các aloe-
emodin kích thích nhu động của thành ruột và không có tác dụng trên ruột non. Đồng thời, do sự
thay đổi của áp suất thẩm thấu, sử dụng aloin có lợi cho việc loại trừ đường ruột và do đó kích thích
thuốc nhuận tràng, kích thích này có tác dụng đặc biệt đối với táo bón và bệnh trĩ, đặc biệt đối với
táo bón do tuổi già, hiệu quả điều trị là rõ ràng . Nó có sự thèm ăn, dạ dày và chức năng nhuận
tràng.
 Giải độc
Aloin trên da có thể giúp trục xuất bụi bẩn cơ thể, thanh lọc máu, làm mềm mạch máu, hạ huyết áp
và độ nhớt của máu, aloin a và b có thể thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch và
xuất huyết não. ol
 Chống khối u
Lợi ích Aloin của các dẫn xuất Hydroxyanthraquinone và các dẫn xuất anthraquin được chiết xuất
từ Aloe vera và đã được chứng minh rằng chúng có tác dụng tiêu diệt mạnh mẽ trên các tế bào khối
u khác nhau trong các thí nghiệm in vitro. Nó cũng có hoạt động tiêu diệt đáng kể trên các dòng tế
bào khối u L929 và Y99. Kết quả thí nghiệm cho thấy anthraquinone từ lô hội có hoạt tính tiêu diệt
đáng kể trên các tế bào khối u. Vì vậy, nó cung cấp một lý thuyết đáng tin cậy để điều trị lâm sàng
lô hội của các bệnh ung thư khác nhau. 
 Chống vi khuẩn, chống viêm, giải độc, thúc đẩy quá trình lành vết thương và các tác dụng
khác.
Aloin barbaloin khử trùng, chức năng chống viêm có thể loại bỏ mụn trứng cá hiệu quả, được sử
dụng trong lâm sàng để điều trị nhiều loại viêm, hiệu quả rất đáng kể. Nó cũng có thể tiêu diệt nấm,
nấm mốc, vi khuẩn, vi rút và các vi khuẩn khác. Vì vậy, nó có tác dụng ức chế và loại bỏ đối với sự
phát triển và sinh sản của mầm bệnh.
 Chống dị ứng
Aloin có thể ức chế histamine tự do, có tác dụng tốt trong điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, dị
ứng phấn hoa.
 Chống tia cực tím
Aloin hấp thụ tia cực tím 320-380nm mạnh mẽ. Và có tác dụng giữ ẩm. Nó có thể tạo thành một lớp
phủ thấm bên ngoài da bằng dầu silicon với nhau. Vì vậy, nó có tác dụng chống nắng tốt.
 Hấp thụ ổn định

37
Độ hút ẩm có thể được duy trì trong 6 giờ trong môi trường ẩm ướt. Hiệu suất cách nhiệt kéo dài 4 h
trong môi trường độ ẩm thấp.
13.  vinca alcaloid 
1. Nguồn dược liệu
 Tên tiếng Việt: Dừa cạn, Bông dừa, Hoa hải đằng, Trường xuân hoa, Phiắc pót đông (Tày)
 Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G.Don ( Vinca rosea L. )
 Họ: Apocynaceae (Trúc đào)
 Bộ phận dùng: 
 Hiện nay người ta đã xác định hoạt chất của dừa cạn là những Alcaloid có nhân indol
có trong tất cả các bộ phận của cây.
  Rễ, thân cây và lá đều được dùng để làm thuốc, nhiều nhất trong rễ và lá.
 Tùy theo nơi thu hái, hàm lượng các alcaloid này thay đổi từ 0,2-1%. Và có thể có
những giống có hàm lượng cao hơn.
 Thời gian thu hái nguyên liệu tốt nhất là vào cuối tháng 8 đến giữa tháng 9.
 Phân bố: Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Dừa cạn có nhiều ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và ở 2 đảo lớn là Phú
Quốc và Côn Đảo.
2. Quy trình chiết xuất: 
a. Vinblastin: 
Bột dược liệu: Ngâm lạnh với ethanol,Cô thu hồi bớt dung môi, lọc. Thu dịch lọc, Lắc phân bố với
Ethyl acetat để loại bỏ chlorophyl, Loại bỏ dịch dung môi =>Dịch nước còn lại. Acid hóa bằng HCl
2% đến pH = 1-2, Kiềm hóa bằng NH3 đđ đến pH = 10, Chiết bằng Chloroform=> Dịch chiết dung
môi, Cô thu hồi dung môi, Sấy đến khối lượng không đổi => Cao khô
b. Vindolin
Bột dược liệu, Chiết bằng cồn methylic hoặc ethylic, Cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm =>
Dịch lọc, Chuyển sang dạng muối bằng dung dịch acid loãng,Loại tạp bằng dung môi hữu cơ =>
Dịch chiết acid, Kiềm hóa bằng NH4OH tới pH thích hợp=> Dịch chiết dung môi, Chiết Vindolin
bằng dung môi hữu cơ => Cao khô
3. Ứng dụng
 Tác dụng cây Dừa cạn theo Đông Y
● Trong các tài liệu Đông Y thì cây dừa cạn được ghi chép có tính mát, vị đắng.
● Vị thuốc này có tác dụng tiêu viêm, kháng viêm, tiêu thũng, hoạt huyết, thông tiểu,
lợi tiêu hoá, an thần và hạ huyết áp rất tốt.
● Từ xa xưa, vị thuốc này được ghi nhận trong nhiều bài thuốc chữa các chứng tiêu
hoá kém, kiết lỵ, chữa tiểu đường, bí tiểu, chữa vết thương do bỏng, huyết áp tăng
cao, người bệnh mất ngủ, căng thẳng,..
● Đặc biệt, Y học cổ truyền đã và đang nghiên cứu ứng dụng cây thuốc này trong các
bài thuốc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư, các kết quả đem lại rất tốt.
 Các nghiên cứu của y học về cây dừa cạn
Cây thuốc này được đưa vào nghiên cứu rất sớm, từ những năm 1952 và được ứng dụng cho đến
hiện nay.
Năm 1957, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada ghi nhận rằng, trong cây dừa cạn có
chứa nhiều thành phần hoạt chất rất tốt để chữa bệnh.
Thành phần chính của cây thuốc gồm:
● Alkaloid có nhân indol (nhiều nhất ở lá, rễ), các hoạt chất gồm: Vinblastin, Vincristin
Tetrahydroalstonin, Prinin, Vindolin, Ajmalicin, Catharanthin.
● Các thành phần chiết xuất được từ dừa cạn: Flavonoid, Acid pyrocatechic và
Anthocyanin (thân và lá hoa dừa cạn đỏ), Acid Ursolic (lá cây), Cholin (rễ).
38
 Từ đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cây bông dừa cạn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh:
● Ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
● Ức chế tế bào và sự phân bào của tế bào ung thư, dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, đặc biệt
ung thư máu
● Lọc máu và làm săn da
● Tẩy giun, chữa kiết lỵ
● Lợi tiểu, chữa bệnh trĩ
● Hạ huyết áp dành cho bệnh nhân bị cao huyết áp
● Chữa zona thần kinh, chữa bỏng
● Chữa rong kinh, ra nhiều khí hư ở nữ giới

14. L-scopolamine ở Việt Nam

1. Nguồn nguyên liệu

- Tên Việt Nam: Cà độc dược

- Tên khoa học: Datura metel L

- Bộ phận dùng: Hoa, lá, hạt

- Phân bố:

· Cây thường mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, Campuchia, Lào và cũng được trồng làm
cảnh, làm thuốc.

· Ở nước ta phân bố nhiều nhất ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

2. Quy trình chiết xuất

- Xử lý nguyên liệu: Lá tán thành bột, được làm ẩm bằng hỗn hợp ethanol- amoniac đậm đặc -
ether (5:4:10), để 12h 

- Phương pháp chiết xuất: cách thủy đến khi chiết hết alcaloid

- Dung môi chiết xuất: dung môi hữu cơ (ether)

- Loại dung môi: cất thu hồi dung môi với áp suất giảm

3. Công dụng: Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suỵễn khò khè, thượng
vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính.

- Giảm đau loét dạ dày

- Chống say sóng-tàu xe

15. Naringin ở Việt Nam

1. Nguồn nguyên liệu


39
- Tên Việt Nam: Bưởi

- Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck.

- Bộ phận dùng: cùi bưởi (phần vỏ màu trắng)

- Phân bố: trồng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ (Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ,
Hậu Giang).

2. Quy trình chiết xuất

- Xử lý nguyên liệu: Phần trắng của vỏ bưởi Năm Roi và bưởi Da Xanh được cắt nhỏ, sấy ở
65oC trong 24 giờ, sau đó nghiền thành bột mịn và trữ ở nhiệt độ phòng

- Phương pháp chiết xuất: chiết soxhlet ở 80oC trong 5,5 giờ,

- Dung môi chiết xuất: ethanol

- Tinh chế dịch chiết, loại tạp: loại pectin

- Loại dung môi: cất thu hồi dung môi

3. Công dụng: chống oxy hóa, làm giảm lipid máu, chống ung thư ác tính và sự ức chế chọn lọc
các enzym chuyển hóa thuốc cytochrome P450, bao gồm CYP3A4 và CYP1A2

16. ARTEMISININ

a. Nguồn dược liệu


 Tên tiếng Việt: Thanh cao, Thanh hao, Thảo cao, Ngải, Ngải si.
 Tên khoa học: Artemisia annua L, Họ cúc : Asteraceae
b. Bộ phận: 
 Bộ phận dùng là lá, Lá thu hái ở cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa
hè, phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở nhiệt độ 30 – 40°C đến khô.
c. Phân bố
 Phân bố: Việt Nam: Mọc tự nhiên ở bốn tỉnh (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc
Giang). Được trồng ở các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ
(Thanh Sơn), Tuyên Quang, Bắc Ninh,...
d. Chiết xuất: 3 cách
1. Chiết xuất Artemisinin bằng dung môi n-hexan
Là phương pháp truyền thống được áp dụng tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới từ rất
lâu.Dưới đây là quy trình chiết xuất của phương pháp này như sau:

- Lá thanh cao hoa vàng được phơi khô, xay thô và cho vào nồi chiết.

- Chuẩn bị dung môi chiết n-hexan với tỷ lệ dược liệu/dung môi là 1/5, chiết ở nhiệt độ 30 - 50°C,
thời gian chiết trong 3 giờ.
40
- Chiết trong 3 giờ, dịch chiết lần 3 sử dụng làm dung môi chiết lần 1 của mẻ khác.

- Sau đó gộp dịch chiết lại, cô thu hồi dung môi rồi rút ra để kết tinh ít nhất trong 24 giờ, artemisinin
sẽ kết tinh lẫn với sáp.

- Loại phần dung dịch bằng cách gạn, loại sáp bằng nhiệt độ và xăng nóng thu được artemisinin thô
trong aceton.

- Artemisinin thô đã loại hết sáp được hòa tan trong cồn sôi, thêm than hoạt tính và đun sôi trong 20
phút với sinh hàn hồi lưu.

- Lọc nóng loại than hoạt tính và để kết tinh ở nhiệt độ thường tối thiểu trong 24 giờ. Vẩy ly tâm rửa
tinh thể bằng cồn và sấy ở 80°C.

Chú ý: Có thể kiểm tra đã loại hết sáp chưa bằng cách hòa tan artemisinin thô trong aceton, nếu
dung dịch trong là đã loại hết sáp.
2. Quy trình chiết xuất Artemisinin bằng dung môi ethanol
Nhà khoa học Albert Fleming và các cộng sự đã nghiên cứu lựa chọn điều kiện chiết xuất
artemisinin bằng ethanol như sau:

-Chuẩn bị dung môi ethanol 96%.

-Nhiệt độ chiết xuất: nhiệt độ phòng.

-Tỷ lệ dung môi/dược liệu (kg/l) là 1/7.5.

-Thời gian chiết xuất là 3.5 giờ.

Chiết khoảng 2 lần, sau mỗi lần chiết có khoảng 1.5l (20%) dịch chiết còn lại trong dược liệu nên
người ta cần rửa và ép lấy dịch chiết. Gộp lại dịch chiết, cất thu hồi dung môi đến cắn. Hòa tan cắn
bằng dung môi n-hexan và ethyl acetat với tỷ lệ 85:15 và lọc.Dịch lọc cô đến đậm đặc rồi để kết
tinh. Vẩy ly tâm rửa tinh thể bằng cồn và sấy ở 80°C.
3. Chiết xuất Artemisinin bằng dung môi siêu tới hạn CO2
Marcel Kohler và các cộng sự đã khảo sát phương pháp chiết xuất artemisinin bằng dung môi CO2
siêu tới hạn, kết hợp với phân tích dịch chiết bằng kỹ thuật HPLC. Tác giả đã tìm ra điều kiện tối ưu
cho quy trình chiết xuất là:

Áp suất khí đẩy CO2 là 15 mPa.

Nhiệt độ chiết xuất là 50°C.


41
Chất cho thêm là methanol với nồng độ 3%.

Thời gian chiết xuất là 20 phút.

Tốc độ dòng CO2 là 2ml/phút.

Chuẩn bị nguyên liệu


Lá thanh cao hoa vàng được sấy khô ở điều kiện nhiệt độ 50 - 60°C trong vòng 1 giờ, lấy ra xay khô
thành bột (rây qua cỡ rây 1mm).

Tiến hành chiết xuất


Lấy 100g bột dược liệu ngâm trương nở trong 50ml đồng dung môi tiến hành trong điều kiện chiết
xuất ở trên. Dịch chiết thu được thu vào bình nón có nút.

Tinh chế dịch chiết


- Dịch chiết được cất thu hồi dung môi và cô đến cắn. Hòa tan cắn bằng n-hexan (120 ml n-hexan
tương đương với 18 – 19.5g cắn chiết), cất thu hồi dung môi cho đến khi còn khoảng 40 – 50 ml, đổ
vào cốc có mỏ thể tích 100ml, để kết tinh trong 48 giờ.

- Gạn lấy phần tủa (artemisinin và sáp), đun cách thủy cho sáp chảy lỏng ra, lọc lấy tinh thể
artemisinin, rửa với xăng công nghiệp, được đun nóng thu được sản phẩm artemisinin thô.

- Artemisinin thô được hòa tan trong 5 phần ethanol 96% trong cốc có mỏ, thêm than hoạt tính với
lượng 2 – 5% artemisinin thô tính theo khối lượng. Đun cách thủy trong vòng 10 phút có khuấy trộn
liên tục. Lọc nóng qua phễu Buchner để loại than hoạt, rửa bã than bằng ethanol nóng và thu lấy
dịch lọc.

- Gộp dịch lọc và dịch rửa, để kết tinh ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ, lọc lấy tinh thể trên phễu
Buchner, rửa tinh thể 2 lần bằng ethanol. Tinh thể được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 60°C.

 ====> Qua nhiều thực nghiệm, người ta chứng minh được rằng hiệu suất chiết xuất artemisinin
bằng phương pháp chiết siêu tới hạn là cao nhất, chi phí đầu tư cũng thấp hơn so với các phương
pháp còn lại.

 5. Công dụng
Theo các tài liệu cổ, thanh cao có vị đắng (khổ), tính hàn (lạnh). Quy kinh Can, Đởm. Có tác
dụng phục nhiệt ở âm phận. Dùng chữa những trường hợp cốt trưng lao nhiệt (đau xương, nóng),
đạo hãn (mồ hôi trộm), ngược tật (sốt rét), lở ngứa. Còn dùng chữa cảm mạo, thanh nhiệt, giúp sự
tiêu hoá, lợi gan mật. Dùng riêng hay phối hợp với một số vị thuốc khác.

42
Theo khoa học hiện nay, thanh cao hoa vàng dùng làm nguyên liệu chiết artemisinin để chữa
sốt, sốt rét dưới dạng thuốc viên. Thuốc có hiệu quả cao, thậm chí cả với KST sốt rét Plasmodium
falciparum đã kháng cloroquin.
Ngoài các tác dụng trên, thanh cao hoa vàng còn được nghiên cứu đánh giá các tác dụng khác
như như chống nhiều loại KST, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm…
Đặc biệt, thanh cao hoa vàng còn được nghiên cứu ứng dụng trong việc hỗ trợ và điều trị
nhiều loại ung thư ở người. 

17. Berberin 
I. DƯỢC LIỆU CÓ HÀM LƯỢNG BERBERIN CAO
 Hoàng liên chân gà 5.56-7.25%
 Vàng đắng 1.5-3%
 hoàng bá 3%
1. Hoàng liên chân gà
Tên khoa học: Coptis chinensis
Họ Hoàng liên: Ranunculaceae
Bộ phận dùng: Thân rễ
Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng núi cao 1500 - 2000m tại Lào Cai (Sapa), dãy núi
Hoàng Liên Sơn, Khu Tây Bắc
Công dụng 
 Thanh nhiệt táo thấp, chữa lỵ, tiêu chảy 
 Thanh tâm trừ phiền: phiền muộn, mất ngủ, miệng lưỡi lở loét
 Giải nhiệt độc ung nhọt, sốt cao, chóng mặt, nói nhảm, lưỡi đỏ
 Điều trị đau mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt
 Giải độc ba đậu, khinh phấn.
2. Vàng đắng
Tên khoa học: Coscinium fenestratum
Họ Tiết dê: Menispermaceae
Bộ phận dùng: Thân
Phân bố: Mọc dại rất phổ biến ở vùng rừng núi miền đông Nam Bộ, nam Trung Bộ, Tây
Nguyên
Công dụng
 Chữa lỵ, tiêu chảy
 Chữa sốt , sốt rét
 Nhuộm màu vàng
 Ngoài ra, còn có tác dụng chống viêm, tăng độ đàn hồi cho các mạch máu, ngăn ngừa
hình thành các mảng xơ vữa
3. Hoàng bá
Tên khoa học: Phellodendron chinensis Rupr.
Họ Cam: Rutaceae
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành
Phân bố: Mọc trong các khu rừng miền núi, các bụi rậm hay thung lũng sông: Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên. Hiện nay Việt Nam có trồng
Công dụng 
 Thanh nhiệt, trị táo thấp, tá hỏa, giải độc
 Chữa viêm tiết niệu; kiết lỵ, tiêu chảy, tiểu ra máu, vàng da, đái đục, trĩ;
  Có tác dụng kháng sinh
II. Quy trình chiết xuất
43
Quy trình chiết Berberin bằng H2SO4 0,4%

Chiết ngấm kiệt: lượng dung môi gấp 5 lần dược liệu
Quy trình chiết berberin bằng nước vôi bão hòa

Chiết ngấm kiệt: lượng dung môi gấp 5 lần dược liệu.
Để có nước vôi bão hòa: hòa vôi bột với nước theo tỷ lệ khoảng 1-2% khối lượng rồi gạn lấy
phần dịch trong, theo tỉ lệ 1:1 (theo khối lượng/thể tích), tiến hành ủ trong thời gian 2 giờ ở
nhiệt độ phòng, bổ sung tiếp nước vôi bão hòa theo tỷ lệ nước vôi: bột cây Vàng đắng là 3:1
(theo thể tích/khối lượng), ngâm hỗn hợp trong 24 giờ. Lặp lại 3 lần, gộp dịch chiết, để lắng
trong 24 giờ.
Quy trình tinh chế Berberin

44
Nacl tỷ lệ 4% so với lượng dịch chiết, khuấy cho muối tan hết. Để yên 24h cho BeCl kết tủa, lọc
qua phễu Buchner
Rửa tủa
Tẩy màu: hòa BeCl vào EtOH 96%, đun cách thủy để hòa tan, thêm than hoạt
Lọc nóng loại than hoạt, cô bớt dịch lọc, để kết tinh.
Lọc qua phễu Buchner thu lấy tủa
Rửa tủa = EtOH96%. Sấy tủa ở 60 độ c đến khô thu được BeCl tinh khiết

III. Bán tổng hợp tetradihydroberberin


Liên kết đôi C=N dễ tham gia vào phản ứng cộng nucleophin. Ngoài ra nhân thơm chứa N có thể
mất mạch kép khi có tác nhân khử cho các hydroalkaloid không màu.

18. Acid Shikimic


1. Tên khoa học
-Cây Hồi
Tên khoa học: Illicium verum Hook. f.
- Thuộc họ Hồi ( Illiciaceae)
2. Bộ phận dùng
Đại hồi (quả)
– Fructus Illicium veri là quả chín đã phơi khô của cây hồi
45
3. Phân bố
 Chi Hồi (Illicium) có khoảng trên 40 loài, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Đông Á và Bắc
Mỹ. Ở Việt Nam chi Hồi có 16 loài.
 Tại Việt Nam, hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quán, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn,
Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định...) và Quảng Ninh
(Bình Liêu)
 Gần đây hồi đã được đưa trồng ở Cao Bằng (Đông Khê) và Bắc kan
 Trên thế giới: được trồng nhiều tại miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân
Nam, đảo Hải Nam). Hiện nay cũng đã được nhập trồng tại Nhật Bản, Ấn Độ.
4. Chiết xuất 
a. Phương pháp chiết bằng thiết bị Soxhlet dm ethanol 95% 
Hòa tan cắn vào nước nóng, gạn bỏ lớp dầu. Dung dịch được loại bớt tạp bằng formaldehyde
và lọc. Acid shikimic được tinh chế bằng phương pháp trao đổi ion (dùng nhựa Amberlite) và
kết tinh lại trong ethyl acetat methanol.
● Hiệu suất quá trình đạt 5,4%. Nhược điểm của phương pháp này là tinh chế bằng nhựa trao
đổi ion phức tạp và chi phí cao
b. Phương pháp chiết xuất Acid Shikimic từ Đại hồi bằng nước
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu 
Đại hồi được loại bỏ tạp, sấy ở 50 0C trong 2 giờ. Xác định độ ẩm (a); kết quả: a = 3,26 %. Cân 2
kg dược liệu thô. 
Giai đoạn 2: Chiết xuất 
 Tiến hành theo phương pháp ngâm nóng, dung môi là nước. Các thông số kĩ thuật của quá
trình chiết xuất được thể hiện trong bảng 3.12 nêu trên. 
 Cách tiến hành: Cho dược liệu cho vào bể chiết. Cho thêm 14L nước, đun sôi 1 giờ, lọc
thu lấy dịch chiết lần 1. Bã còn lại được tiếp tục chiết thêm 2 lần nữa, mỗi lần 10L và
đun sôi trong 1 giờ. Gộp các dịch chiết, lọc qua giấy lọc loại tạp cơ học. 
Giai đoạn 3: Tinh chế 
+ Bước 1: Tạo sản phẩm thô 
 Dịch chiết được cô cho đến khi thành cao đặc. Thêm 1,6L ethanol 96%, để lắng 2 giờ ở
nhiệt độ phòng. Lọc thu dịch. Tủa được rửa lại 2 lần, mỗi lần 300mL ethanol 96%, lọc
lấy dịch. Gộp dịch lọc và dịch rửa, cô đến cao đặc. 
 Hòa cao đặc vào 1L isopropanol, đun cách thủy, khuấy liên tục trong 30 phút. Để lắng,
gạn lấy dịch. Phần tủa keo tiếp tục tiến hành 2 lần nữa, mỗi lần 400mL isopropanol, đun
cách thủy, khuấy liên tục trong 30 phút. Gạn lấy dịch. Gộp các dịch gạn. 
 Thêm 100g bột talc, đun cách thủy, khấy trộn 10 phút, để ở nhiệt độ phòng 2 giờ, sau đó
đem lọc qua giấy lọc trên phễu có hút chân không. Dịch lọc được cô bớt dung môi đến
khi còn 400mL. Để kết tinh ở nhiệt độ phòng. Sau 5 ngày, lọc lấy tủa. Rửa tủa 3 lần,
mỗi lần bằng 100mL isopropanol. Sấy thu được sản phẩm thô. 
+Bước 2: Kết tinh lại 
Từ sản phẩm thô, đem hòa tan vào 1L isopropanol, thêm 30g than hoạt, đun cách thủy trong 15
phút. Lọc lấy dịch lọc, dịch lọc cô bớt đến còn khoảng 400mL, để kết tinh 5 ngày ở nhiệt độ
phòng. Sản phẩm kết tinh được lọc và rửa 3 lần bằng isopropanol, mỗi lần khoảng 100mL. Sấy
khô thu được sản phẩm kết tinh màu trắng.
Ưu điểm: 
 Sản phẩm thu được là acid shikimic và có độ tinh khiết cao. 
46
 Quy trình chiết xuất và tinh chế acid shikimic là ổn định, có thể áp dụng trên quy mô lớn
 Dung môi rẻ tiền, không độc hại. 
 Tiết kiệm thời gian
 Có thể tái thu hồi sử dụng dung môi. 
 Quy trình thao tác dễ dàng, sử dụng thiết bị đơn giản.
Áp dụng: 

Phương pháp này gắn với thực tiễn sản xuất tinh dầu hồi tại tỉnh Lạng Sơn của nước ta, có thể tận
thu nước cái và bã đại hồi sau khi cất tinh dầu để tiếp tục xử lý thu acid shikimic. 

5. Công dụng
Trong sinh học
- Acid shikimic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp các acid amin thơm
- Nó là chất trung gian hóa học quan trọng của các quá trình chuyển hóa trong thực vật và vi
sinh vật (con đường shikimat).
Tác dụng dược lý
 Acid shikimic có tác dụng chống viêm, giảm đau, có khả năng ức chế ngưng tập tiểu
cầu và bệnh tắc nghẽn động mạch do tác động của acid arachidonic
 Các nhà khoa học đã chứng minh acid shikimic có tác dụng giảm đau, chống viêm,
chống co giật, chống oxy hóa, kìm hãm phát triển tế bào ung thư .
Tổng hợp hóa dược
 Nguyên liệu tổng hợp (-)zeylenon, hoạt chất có hoạt tính kháng sinh, có tác dụng
chống virus, chống ung thư và được sử dụng cho bệnh nhân ung thư trước khi tiến
hành hóa trị liệu .
 Đặc biệt trong những năm gần đây acid shikimic là nguyên liệu để bán tổng hợp
oseltamivir phosphat. Oseltamivir phosphat có tác dụng trên virus cúm type A và type
B, đặc biệt với chủng H5N1, hoạt chất có tác dụng chống cúm gia cầm hiệu quả hiện
nay

47
THẦY TUẤN 1
1. Ngưu tất
3. Hà thủ ô đỏ
4. Đan sâm
5. Nhân sâm (Sâm Ngọc Linh)
6. Cúc hoa vàng
7. Quế
8.Thanh cao hoa vàng
9. Bình vôi
10. Diệp hạ châu
11. Hòe
12. Đại hồi
13. Tràm
14. Sinh địa
15. Bạch chỉ
16. Cát cánh
17. Đương quy
18. Atiso
19. Đảng sâm:
20. Kim tiền thảo
21. Nghệ
22. Xuyên khung
23. Trinh nữ
24. Hoài sơn
25. Ba kích

ĐỀ CƯƠNG PHẦN 1: THẦY TUẤN


ND: 
 Tình hình nghiên cứu & phát triển
 Giá trị sử dụng
48
 Giá trị thương mại
 Tiềm năng khai thác.
1. Ngưu tất

1.     Tình hình nghiên cứu và phát triển:

a.      Tình hình nghiên cứu

·        Y học hiện đại cũng nghiên cứu ra rằng, trong rễ Ngưu tất có chứa khoảng 0,096% acid
oleanolic, 4,04% saponin các polysaccharide, một peptide – polysaccharide bao gồm
glyxin, serin, axit glutamic và axit aspartic có tác dụng miễn dịch....

·        Một số tác dụng dược lý nổi bật của Ngưu tất đã được nghiên cứu và sử dụng như:

·        Kháng viêm

·        Ức chế miễn dịch (gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non)

·        Giảm cholesterol máu (thực nghiệm trên thỏ) và hạ huyết áp (thực nghiệm trên mèo,
cho thấy hạ huyết áp rõ rệt, mức độ hạ từ từ, thời gian tác dụng kéo dài).

·        Được áp dụng trong điều trị đối với bệnh nhân tăng huyết áp và tăng cholesterol máu.

·        Chống viêm, giảm đau trong điều trị thấp khớp

·        Có tiềm năng trong kiểm soát bệnh Coronavirus mới

·        Trên thế giới cho tới nay đã có rất nhiều các nghiên cứu về Ngưu tất. Tra cứu các bài
báo nghiên cứu trên trang Sciencedirect với từ khóa “Achyranthes Bidentata” và chỉ lọc
các báo cáo khoa học cho ra 338 kết quả nghiên cứu. Trên trang Springerlink cho ra 211
kết quả nghiên cứu. Và trên trang Pubmed của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ cho ra 230
kết quả tìm kiếm.

Từ đó, có thể thấy rằng, các thành phần hoạt chất trong rễ Ngưu tất và các tác dụng dược lý của
nó vẫn còn được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển sâu hơn nữa. Tại Việt Nam, Ngưu tất cũng
là một vị dược liệu quý và đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao, nên việc nghiên cứu cây Ngưu tất
được rất nhiều nhà khoa học quan tâm đến. Nổi bật có thể kể đến như:

·        Giáo sư Đoàn Thị Nhu - Viện Dược liệu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác
dụng dược lý của Ngưu tất trong việc làm hạ huyết áp và hạ cholesterol máu nhờ thành
phần Saponin có trong rễ cây.

·        Nghiên cứu tác dụng chống viêm đa khớp của vị thuốc Ngưu tất của các tác giả Lê Kim
Loan, Vũ Văn Điền, Vũ Thị Trâm, Nguyễn Thuỳ Dương

·        Nghiên cứu nhân giống invitro cây Ngưu tất (Achyranthes Bidentata Blume) của Viện
công nghệ sinh học và giống cây trồng....Tuy nhiên, việc thực hiện nghiên cứu còn nhiều
hạn chế, nên số lượng nghiên cứu không nhiều, tính cập nhật và đột phá chưa cao.

b.     Tình hình phát triển:

·        Ngưu tất đã được trồng rộng rãi ở cả miền núi, trung du và đồng bằng ở nước ta. Đây là
giống cây dược liệu lấy củ, ưa lạnh, chỉ trồng duy nhất trong vụ đông, dễ chăm sóc, sinh
49
trưởng, phát triển mạnh, phù hợp với nhiều loại đất trồng, chi phí đầu tư không cao, năng
suất trung bình đạt 2 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 2,7-3 tấn/ha. Chính vì thế, nhiều
tỉnh ở nước ra đã tập trung xây dựng mô hình trồng và phát triển Ngưu tất như Thái Bình,
Phú Thọ, Hà Nam,... mang lại doanh thu hàng năm, góp phần phát triển kinh tế địa
phương. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất, tiêu thụ cây ngưu tất vẫn còn gặp nhiều khó
khăn do người dân chưa tìm được đầu ra ổn định, chủ yếu tiêu thụ trong nước, bán cho
các thương lái, nên không chủ động được về giá.

·        Chính quyền, nhà nước cũng đã động viên nông dân phát triển trồng Ngưu tất, cùng với
việc đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp trồng, chăm sóc và thu hoạch, coi Ngưu tất là
cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông tại một số địa phương, nỗ lực cùng bà con nông
dân tích cực tìm “đầu ra” cho sản phẩm.

Một số báo cáo, nghiên cứu về khoa học về trồng và phát triển giống cây Ngưu tất cũng đã
được triển khai thực hiện như:

·        Đánh giá và tuyển chọn mẫu giống ngưu tất cho năng suất và hàm lượng hoạt chất cao
- Đăng trên Tạp chí Dược liệu.

·        Chọn lọc phục tráng và quy trình kỹ thuật gieo trồng thích hợp cho cây ngưu tất trong
điều kiện miền Bắc Việt Nam - Công trình NCKH của Viện Dược liệu (1987-2000).

·        Kỹ thuật nhân và sản xuất giống ngưu tất (achyranthes bidentata blume) - Tác giả Trần
Toàn.

Từ đó cho thấy, dù là cây di thực từ Trung Quốc nhưng Ngưu tất là một dược liệu đã và đang
được đẩy mạnh và mở rộng phát triển ở Việt Nam.

2. Giá trị sử dụng và giá trị thương mại: 

• Bộ phận dùng: Rễ (có thể dùng ở dạng sống (thường dùng), hoặc tẩm rượu hoặc muối tùy từng
trường hợp.

• Trên thế giới:

− Ở Nepal, nước ép rễ của nó được dùng để chữa đau răng.

− Cây được sử dụng bên ngoài trong điều trị vết cắn của tổ đỉa và dạng thuốc sắc làm thuốc
lợi tiểu ở Mizoram, Ấn Độ

• Tại Việt Nam:

• Tại Việt Nam, 1 số tỉnh phía bắc như Thái Bình, Nam Dinh.. trồng và sau đó

bán cho thương lái Trung Quốc, giá dao động từ 50-55 nghìn một cân tùy loại. (năm 2017).

• Theo báo Nam Định, năm 2017 tại xã Đại Thắng diện tích trồng ngưu tất 150 ha, lợi nhuận 8,4 tỷ
(2-3 triệu/sào)

• Theo báo Thái Bình, năm 2021, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, năng suất đạt 600 - 700kg/sào,
giá bán từ 12.000 - 15.000 đồng/kg tươi. 60-70 nghìn/kg sấy khô. Trung bình thu về 10 - 12 triệu
đồng/sào

50
3.     Tiềm năng khai thác

Ngưu tất là cây dược liệu có giá trị khai thác cao, hiện nay ngưu tất được sử dụng chủ yếu trong
các bài thuốc Đông y, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đồ uống và mỹ phẩm.

• Thị trường tiềm năng: Ngưu Tất được sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền,
nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản
phẩm từ dược liệu nói chung và Ngưu tất nói riêng của Việt Nam là rất lớn.

• Hiện nay, Công Ty TNHH thảo dược O.K.B triển khai vùng trồng Ngưu Tất theo tiêu chuẩn
GACP - WHO trên địa bàn tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình với diện tích 50 hecta. Sản
lượng trung bình hàng năm là 400 - 450 tấn Ngưu tất tươi.

• Xã Thống Nhất (Hưng Hà): Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX DVNN Thống Nhất cho
biết: Hiện toàn xã có trên 80ha trồng ngưu tất. Nhờ gieo trồng đúng thời vụ, áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất năm sau luôn cao hơn năm trước. Mặc dù đây là loại cây vụ
đông nhưng lại là cây đem lại nguồn thu nhập chính cho nông dân. Chúng tôi đang nỗ lực tìm
kiếm thị trường, liên kết với các công ty, doanh nghiệp dược liệu để bao tiêu sản phẩm cho bà
con, tránh tình trạng được mùa nhưng mất giá. Đồng thời, từng bước thực hiện quy trình xây
dựng, quảng bá sản phẩm để cây ngưu tất sớm trở thành sản phẩm OCOP của huyện.

• Mô hình trồng cây ngưu tất được huyện Cam Lộ triển khai trồng tại các xã Cam Thủy, Cam
Tuyền và Cam Nghĩa với diện tích 2 ha. Đây là giống cây dược liệu lấy củ được trồng chủ yếu ở
các tỉnh phía Bắc. Sau 4 tháng xuống giống cho thấy giống cây ngưu tất phát triển tốt, phù hợp
đặc điểm khí hậu, đất đai ở huyện Cam Lộ, cây ít sâu bệnh, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch
đơn giản, đầu ra sản phẩm dễ dàng. Hiện nay người dân bắt đầu triển khai thu hoạch với năng
suất, sản lượng cao. Mỗi héc ta cây ngưu tất cho sản lượng từ 9 -10 tấn củ tươi, cao bằng năng
suất ở các tỉnh phía Bắc. Trên thị trường hiện nay, củ ngưu tất tươi có giá 10.000 đồng/kg. Như
vậy mỗi héc ta ngưu tất cho doanh thu khoảng 100 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với các cây
trồng truyền thống khác. Hiện nay, sản phẩm cũng được một doanh nghiệp đăng ký thu
mua.Trên cơ sở thành công của mô hình, hiện nay huyện Cam Lộ có chủ trương cho nhân rộng
ra các địa phương khác, nhất là những vùng đất bãi bồi dọc sông Hiếu nhằm khai thác hiệu quả
tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế bền vững.

3. Hà thủ ô đỏ
a. giá trị sử dụng
 Bộ phận dùng: thân rễ
 Thành phần hóa học:

 Anthraglucozit (chrysophanol, emodin, rhein): 1,7%


 Chất đạm: 1,1%
 Tinh bột: 4,2%
 Chất béo: 3,10%
 Chất vô cơ: 2,4%
 Chất tan trong nước: 26,4%
 Lecithin
51
 Tác dụng dược lý:
 Theo Y học cổ truyền: vị đắng, ngọt, sáp, tính ấm, quy kinh can, tâm, thận.
 Chống lão hóa: Cải thiện rõ rệt chức năng hệ TKTW của chuột .
 Tăng cường chức năng miễn dịch: Dịch chiết nước hà thủ ô tăng tỷ lệ thực bào và chỉ số thực bào
của đại thực bào.
 Hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch (anthranoid, diphenylen, lecithin)
 Kích thích chức năng tạo máu của tủy xương, ảnh hưởng đến tiêu hóa, tác dụng trên hệ nội tiết
 Ngoài ra hà thủ ô cũng gây ra một số phản ứng bất lợi trên đường tiêu hóa và tê mỏi chân tay
b. giá trị thương mại
Hà thủ ô đỏ là vị thuốc quý đã được đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ làm đẹp đến các sản
phẩm hỗ trợ sức khỏe. 
 Đối với hà thủ ô đỏ chế sẽ có giá từ 180.000đ – 250.000đ/500g
 Đối với hà thủ ô dạng viên hoàn, tùy từng vị dược liệu được thêm vào sẽ có mức giá đắt hơn, từ
980.000đ – 1.200.000đ/hộp
Riêng công ty Traphaco mỗi năm có nhu cầu khoảng 100 tấn dược liệu để sản xuất thuốc
Công ty TNHH Thái Hòa _ Kon Tum mỗi năm có nhu cầu 20 tấn. Ngoài ra còn nhiều công ty khác, ước
tính tới 500 tấn/năm, đứng thứ 24/70 loài dược liệu được dùng nhiều nhất (2016)
Hiện nay, rất nhiều công ty lớn đầu tư, nghiên cứu khai thác Hà Thủ ô đỏ để chế biến thành sản phẩm
 Sản phẩm: Hà Thủ Ô TW3 hộp 60 viên giá 240.000đ của Công Ty Cổ Phần Dược phẩm Trung
Ương 3 
 Sản phẩm Hà Thủ Ô 5 vỉ x 20 viên của Công ty Traphaco
 Sản phẩm Hà Thủ Ô Ong Mật 500g của Công ty Tuệ Minh
 Sản phẩm Viên uống Hà Thủ Ô Lady
c. tiềm năng khai thác
 Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây
hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt
Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phía bắc. Để thủ ô đỏ thành vùng dược liệu
lớn,  tỉnh Cao Bằng đã thực hiện Dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng và chế biến
dược liệu hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc” giai đoạn 2016 - 2025. Chủ động ươm hơn 200.000 bầu
giống thủ ô đỏ, xây dựng mô hình trồng hà thủ ô đỏ trình diễn tập trung tại các xã: Thượng Hà,
Hồng Trị, Xuân Trường và thị trấn Bảo Lạc với quy mô 5 ha. Tỉnh Hà Giang đang xây dựng và
đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ. Từ đó xây dựng, nhân giống và trồng cây
ở diện tích nông- lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh
4. Đan sâm
a. Giá trị sử dụng
Bộ phận dùng: Phần rễ của đan sâm là nơi chứa dược tính cao nhất dùng để làm thuốc. 
Thành phần hóa học
 Phenol và acid phenolic: danshensu, acid rosmarinic , acid rosmarinic methyl ester, các acid
salvianolic A, B,C,G, acid lithospermic, acid lithospermic dimethyl ester.
 Các hợp chất diterpen: miltiron, salviol, Ro (09-0680), fegurinol, dehydro miltiron,
miltionon, danshenspirocetal lacton, epi-danshenspirocetal lacton, tanshinon I, tanshinon IIA,
tanshinon IIB, hydroxy tanshinon IIA, cryptotanshinon, dihydro tanshinon I, isocryptotan-
shinon, iso tanshinon I, iso tanshinon IIA, danshen sinkun D, silvilenon.
 Các thành phần khác: β-sitosterol, tanin, vitamin E.

Tác dụng dược lý


  Theo y học hiện đại 

52
  Giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch và tĩnh mạch nhỏ, mao mạch, tăng
tuần hoàn vi mạch.
 Giảm mức độ nhồi máu cơ tim. Khi tiêm dẫn chất tanshinon II natri sulfonat, trong đó
tanshinon II là một hoạt chất của đan sâm, vào động mạch vành sẽ làm giảm nhồi máu cơ tim
cấp tính. Kích thước vùng thiếu máu mất đi hoặc giảm đáng kể.
  Ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của hồng cầu nhờ dẫn chất tanshinon II natri
sulfonat.
 Ức chế sự kết hợp tiểu cầu, chống huyết khối nhờ các hoạt chất miltiron và salvinon của Đan
sâm.
 Bảo vệ cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt
oxy.
 Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể.
 Theo đông y 
Theo đông y, dược liệu đan sâm có vị đắng, tính mát, quy vào hai kinh tâm và can. Đan sâm có
tác dụng hoạt huyết, thông kinh, giảm đau và thanh tâm lương huyết. Vì vậy, vị thuốc đan sâm
được dùng để điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích
hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền

b. Giá trị thương mại


  Tây y
  Hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch: Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và châu
Âu, đan sâm đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu như tăng huyết áp, xơ vữa
động mạch, tăng lipid máu và đột quỵ. Các hoạt chất có lợi trong đan sâm giúp cải thiện lưu
lượng máu trong cơ thể và cải thiện tình trạng huyết ứ.
  Cụ thể:
- Chống tăng huyết áp: Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng hoạt chất Sodium tanshinone IIA
sulfonate (DS-201) chiết xuất từ đan sâm có thể làm giảm áp lực động mạch phổi trung bình, ức
chế tái cấu trúc tại các động mạch phổi nằm ở xa;
- Chống xơ vữa: Chiết xuất methanol của đan sâm có thể ức chế yếu tố nguy cơ xơ vữa động
mạch;
- Chống tăng lipid máu: Nghiên cứu trên những con chuột được điều trị
bằng đan sâm trong 12 tuần cho thấy chúng không tăng trọng lượng cụ thể, cải thiện được tỷ lệ
lipid máu và ngăn ngừa nguy cơ hình thành gan nhiễm mỡ từ chế độ ăn nhiều chất béo. Ngoài ra,
đan sâm còn làm tăng sự điều hòa mạch máu, bảo vệ mạch máu tốt hơn.
- Chống đái tháo đường: Trong các nghiên cứu, đan sâm có khả năng chống lại bệnh tiểu đường
bằng cách cải thiện lưu thông máu, giảm ứ trệ máu, giảm glucose máu và tăng độ nhạy với
insulin, làm giảm cholesterol toàn phần. Các thành phần chính của đan sâm như axit salvianolic
và tanshinones diterpenoid đã được nghiên cứu kỹ trên những động vật bị tiểu đường.
   Ngoài các tác dụng nêu trên, cây đan sâm còn có nhiều tác dụng dược lý khác như: Chống oxy
hóa, chống viêm, chống thiếu máu não hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim, chống lại tình trạng huyết
khối, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson, giảm đau thần kinh,...
 Đông y
   Trong dân gian có nhiều bài thuốc hay từ dược liệu đan sâm, được sử dụng từ bao đời nay.
Dưới đây là một số bài thuốc hay có thể tham khảo như sau:
  Chữa đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim
  Chữa suy tim:
  Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai
  Chữa viêm khớp cấp
53
  Chữa kinh nguyệt không đều: 
Sản phẩm Tây y 
  Chế phẩm là sự phối hợp giữa hai dược liệu quý Đan sâm và Tam thất cùng có tác dụng khá
toàn diện trên tim mạch, đặc biệt là tác dụng có lợi trên mạch vành tim (giãn mạch vành, tăng lưu
lượng máu cho mạch vành tim, chống xơ vữa động mạch, điều hòa nhịp tim và huyết áp), cùng
với Borneol ngoài tác dụng trợ tim còn đóng vai trò quan trọng làm chất dẫn trong chế phẩm
thuốc đông được,giúp các thành phần thuốc nhanh chóng hấp thu vào hệ thống tuần hoàn, góp
phần quan trọng làm tăng đáng kể hiệu quả lâm sàng của thuốc. Bên cạnh đó còn có hiệu quả
trong dự phòng và điều trị các vấn đề tim mạch hay gặp khác như thiểu năng tuần hoàn não, tăng
huyết áp, viêm tĩnh mạch (thường gặp là giãn tĩnh mạch chân), tai biến mạch máu não.
c. Tiềm năng khai thác
Hiện nay ở Việt Nam, vị thuốc đan sâm chủ yếu được khai thác nhờ trồng
trọt. Cây đan sâm trồng ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây đan sâm di thực tại 5 vùng
sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian sinh trưởng các điểm đồng bằng là 240 ngày, các điểm
miền núi là 330 ngày, cây ra hoa nhiều, có quả nhưng tỷ lệ đậu hạt chưa cao.
Năng suất dược liệu ở các điểm trồng tại đồng bằng đạt cao hơn các điểm trồng ở miền núi nhưng
về hàm lượng hoạt chất lại thấp hơn:
- Sa Pa đạt 1,94 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,87 %.
- Tam Đảo đạt 1,82 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,62 %.
- Phú Thọ đạt 2,65 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,32 %.
- Hà Nội đạt 2,24 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,21 %.
- Thanh Hóa đạt 1,80 tấn khô/ha, hàm lượng tanshinon IIA là 0,13 %.
  Ở vùng trung du (Phú Thọ), đồng bằng (ngoại thành Hà Nội) tuy cây đan sâm có hàm lượng
hoạt chất không bằng Sapa, Tam Đảo nhưng cây sinh trưởng  và phát triển tốt trên đất màu mỡ,
thoát nước tốt và nếu trồng đúng thời vụ thì cây đan sâm cho năng suất cao.
  Các vùng trồng đan sâm hiện nay đều đang hướng đến và đạt được tiêu
chuẩn GACP, hay cao hơn là Organic để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước cũng
như tăng thêm ưu thế để xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật, Úc. Các sản phẩm từ đan sâm trên thị
trường khá đa dạng và phong phú như sản phẩm lá, cao chiết, trà túi lọc, thuốc, thực phẩm chức
năng,...
5. Nhân sâm (Sâm Ngọc Linh)
a. Giá trị sử dụng
- Bộ phận dùng: thân rễ và rễ củ.
- Công dụng: Thân rễ và rễ củ Sâm Ngọc Linh được dùng làm thuốc bổ toàn thân, chữa suy nhược cơ
thể, mệt mỏi, xơ vữa động mạch, ngộ độc gan, viêm họng và hen phế quản mạn tính. Thường được dùng
phối hợp với các vị thuốc bổ khí hoặc nổ bổ huyết khác.
- Thành phần hóa học: Hợp chất saponin được xem là thành phần hoạt chất chủ yếu của cây sâm Ngọc
Linh, cũng như của các loài sâm khác trên thế giới.
- Tác dụng dược lý:
 Saponin trong Sâm Ngọc Linh có tác dụng  kích thích tâm thần vận động, giải lo âu, chống trầm
cảm và các tác dụng tăng cường trí nhớ.
 Nghiên cứu chỉ ra rằng Panax Vietnamensis có tác dụng bảo vệ gan, nhờ tác dụng của  saponin
triterpene loại dammarane có chuỗi bên là ocotillol.
 Tác dụng chống viêm của vina-ginsenoside R2 và Majonoside R2 được phân lập từ Panax
vietnamensis.
 Saponin loại OCT có thể được sử dụng như một chất làm giảm sắc tố.
 Majonoside-R2 có hoạt tính chống khối u trong các thử nghiệm in vivo.
 Hợp chất polyacetylenic có tác dụng tác dụng chống viêm và kháng nấm, tác dụng chống oxy
hóa, tác dụng bảo vệ thận.
54
b. Giá trị thương mại.
Dược liệu thân rễ và rễ củ Sâm Ngọc Linh: dược liệu tươi có giá dao động trên thị trường từ 30 –
200 triệu đồng/kg
- Làm đồ uống, thực phẩm: trà lá sâm Ngọc Linh, nước bổ dưỡng Sâm Ngọc
Linh, trà Ô long – sâm Ngọc Linh, cafe hòa tan Sâm Ngọc Linh, sữa bột Sâm
Ngọc Linh, rượu Sâm Ngọc Linh
- Làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
+ Viên ngậm Sâm Việt Nam được Viện dược liệu nghiên cứu và phát triển
+ Viên nang mềm sâm Ngọc Linh
+ Viên nén sủi bọt sâm Ngọc Linh
+ Gói bột sủi bọt sâm Ngọc Linh
c. Tiềm năng khai thác.
Sâm Ngọc Linh được khai thác trên cơ sở hợp tác xã trồng cây thuốc tại 2 tỉnh Quảng Nam và
Kon Tum.
 Tại Quảng Nam
Hiện nay, cùng với việc nhân giống truyền thống từ tỉa hạt thì sâm Ngọc Linh cũng đã được nhân
giống thành công từ phương pháp nuôi cấy mô trong ống nghiệm. Qua đây đã tăng cường nguồn giống
để đưa sâm vào trồng thực địa. Đồng thời hình thành hai trạm bảo tồn, nuôi trồng, lưu giữ nguồn gen và
phát triển sâm Ngọc Linh với diện tích gần 20 ha, gần 230 nghìn cây giống gốc, hằng năm sản xuất
được từ 50 đến 60 nghìn cây sâm giống.
Theo số liệu điều tra năm 2013 trên địa bàn huyện Nam Trà My, các quần thể sâm Ngọc Linh
(khoảng 653500 cá thể) phân bố tại một số xã quanh đỉnh Ngọc Linh với tổng diện tích 65,35 ha, bao
gồm xã Trà Linh (61,5 ha), Trà Nam (1,2 ha) và Trà Cang (2,65 ha) và đang được bảo tồn nghiêm ngặt.
Diện tích Sâm Ngọc Linh được triển khai tại huyện Nam Trà My 1 kg sâm tươi hiện nay có giá
trên 20 triệu đồng, những lúc khan hiếm có thể lên tới 30 - 40 triệu đồng/kg. Theo tính toán sơ bộ nếu
trồng 01 ha sâm sau 8 năm sẽ thu lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/ha.
Mới đây, giá cây sâm giống 01 năm tuổi khoảng 300000 đồng/cây, trong khi giá sâm các loại từ
75 - 100 triệu đồng/kg. Cá biệt, loại 1 củ 200g có giá từ 150 - 200 triệu đồng/kg. Mỗi ha sau 5 năm
trồng sẽ thu lợi nhuận từ 30 - 50 tỷ đồng.

 Tại Kon Tum


Để bảo vệ nguồn sâm thuần chủng, từ năm 2005 tỉnh Kon Tum cũng đã phê duyệt dự án Bảo tồn
phát triển sâm Ngọc Linh với sự phối hợp của ba bên: nhà khoa học, chính quyền với doanh nghiệp và
có sự tham gia của cộng đồng. Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 là một trong hai đơn vị tại Kon
Tum tới nay được UBND tỉnh Kon Tum công nhận là vườn sâm Ngọc Linh chính gốc thuần chủng.
Doanh nghiệp này hiện sở hữu hơn 7.000 hecta vườn sâm giống gốc và tiếp tục mở rộng 4.600 hecta
vùng trồng sâm.
Năm 2018, diện tích trồng mới hơn 330,961 ha tập trung chủ yếu tại 02 doanh nghiệp là Công ty
cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum (300 ha) và công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô (13,84 ha).
Ngoài ra, diện tích Sâm Ngọc Linh phát triển trong nhân dân trồng phân tán dưới tán rừng là
17,121 ha, chủ yếu tại xã Ngọc Lây (13,6 ha), Tê Xăng (0,9 ha) và Măng Ri (2,6 ha).

6. Cúc hoa vàng


a. giá trị sử dụng
 Y học hiện đại

55
 Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cúc hoa trong thí nghiệm có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng,
liên cầu trùng dung huyết Bêta, lỵ trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn. Bên cạnh đó, thảo
dược còn có tác dụng dễ tiêu và nhuận tràng.
 Điều trị tăng huyết áp: Hoạt tính của Cúc hoa vàng làm hạ huyết áp có thể là hiệu quả của tác
dụng ức chế phản xạ vận mạch có nguồn gốc trung tâm và tác dụng ức chế adrenaline. Lưu lượng
tim và sự dẫn truyền thần kinh ở hạch không bị ảnh hưởng. 
 Mờ sẹo, chống phát ban: Nhờ vitamin A trong thảo dược, da được tái cấu trúc với việc kích thích
sản sinh collagen hiệu quả, qua đó làm giảm các dấu hiệu của sẹo trên bề mặt da. Các vết bỏng,
phát ban cũng có thể sử dụng những liệu pháp với tinh dầu hoa cúc giúp da được ổn định hơn.
 Hạ sốt do cảm lạnh: Một bài thuốc gồm Cúc hoa vàng và 5 vị thuốc khác đã được thử lâm sàng
trên những bệnh nhân bị cảm phong hàn. Thuốc đã có tác dụng làm hạ sốt ở 80% số bệnh nhân.
 An thần: Điều trị cho bệnh nhân suy nhược thần kinh loại hưng phấn tăng, đa số có nguyên nhân
do sang chấn tinh thần. Phương pháp chữa là hạ hưng phấn, an thần. Để giảm hưng phấn, một bài
thuốc gồm Cúc hoa vàng và 5 dược liệu khác phối hợp với châm cứu đã đạt kết quả tốt.
 Y học cổ truyền
 Vị ngọt đắng, tính bình, hơi hàn.
 Quy kinh: 8 kinh phế, can, tâm, đởm, tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng
 Chữa trị: 
 Giải cảm nhiệt: dùng đối với bệnh sốt do cảm mạo, biểu hiện đau đầu, đau mẳt
 Thanh can sáng mắt: dùng khi can bị phong nhiệt, mắt sưng đau, đỏ, ướt thũng, chóng mặt
 bình can hạ áp,
 giải độc chữa mụn nhọt, đinh độc. Ngoài ra còn chữa bệnh da tê bì, chứng mất cảm giác của da

 giá trị từ tinh dầu
 tinh thần thư giãn
 giảm đau
 cải thiện rối loạn tiêu hóa
 cải thiện giấc ngủ
 tốt cho da mụn, da bị chàm
 giảm phát ban, mờ sẹo
 tăng độ bóng cho tóc
 Ở Ấn Độ, cúc hoa dùng để nhuận tràng,..
 Y học cổ truyền Trung Quốc, thường dùng hoa Cúc để chữa mụn nhọt sưng lở (đinh sang ung
thũng), mắt đỏ sưng đau, đau đầu chóng mặt, các bệnh hô hấp.
  Ở Nhật Bản, cúc hoa dùng để chữa bệnh về mắt.

b. giá trị thương mại


cúc hoa vàng là vị thuốc quý có giá trị thương mại cao, đem lại nguồn thu nhập tốt cho dân trồng
và đã được đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ làm đẹp đến các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. 
 đồ uống: trà hoa cúc, nước giải khát
 mỹ phẩm: sữa rửa mặt, nước cân bằng da, toner, kem dưỡng, mặt nạ
 thực phẩm chức năng: siro ho, hỗ trợ bổ mắt
Dạng trà hoa cúc sấy khô nguyên bông có giá từ 150.000đ – 200.000đ/ hộp 150g. 
Dạng trà hoa cúc túi lọc có giá từ 45.000đ – 216.000đ/ hộp từ 20 túi – 40 túi lọc
Sản lượng hoa khô trung bình năm 2020 đạt khoảng 50 kg/sào,
một hộ gia đình thu được khoảng 15 triệu/sào.
Đến năm 2022, trừ cả các chi phí khác, lợi nhuận từ cúc đem lại
đạt 60% giá trị, tương đương 20 triệu đồng/sào.
56
c. tiềm năng khai thác
Cúc hoa vàng nằm trong Danh mục các loài dược liệu ưu tiên tập trung phát triển trồng ở quy mô
lớn. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, cúc hoa vàng mới chỉ được trồng chủ yếu ở ngoại thành Hà Nội và
các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định... với diện tích nhỏ lẻ và năng suất còn khá thấp.
Tuy nhiên hiện nay với xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Cúc hoa
vàng có nhiều ưu thế trong y dược học. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề duy trì
phục hồi bảo tồn nguồn dược liệu. Bên cạnh đó kỹ thuật trồng đơn giản nhưng mang lại kinh tế cao cho
thấy tiềm năng kinh tế lớn.

7. Quế
a, Giá trị sử dụng
 Tinh dầu (tinh dầu quế có thể lấy cả từ vỏ, lá, rễ.)
- Theo nghiên cứu của hội hóa học Hoa Kỳ “Mùi hương của tinh dầu Quế giúp cải thiện trí tuệ
con người”. Khi ngửi mùi hương này giúp nâng cao sức tập trung, ghi nhớ và xử lý các hình ảnh
nhanh và chính xác khi đang làm việc với máy tính.
- Có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, hô hấp tăng lên, kích thích tăng bài tiết, tăng cường co
bóp tử cung, tăng nhu động ruột.
- Tinh dầu quế dùng để xoa bóp vùng đau bầm tím do chấn thương, đánh gió khi cảm.
- Tinh dầu quế có tác dụng làm ấm toàn thân, khử mùi hôi, trừ cảm cúm, cảm lạnh, tiêu chảy, có
tác dụng kích dục, giảm buồn phiền, chống đau cơ.
- Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh làm ức chế nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn tả. Ở
các nước Châu Âu quế được sử dụng là thuốc chữa các bệnh đau bụng tiêu chảy, sốt rét, ho và
một số bệnh khác.
- Dược liệu
 Vỏ quế (vỏ thân, vỏ cành)
Trong y học: Vỏ quế, bột quế được sử dụng làm thuốc để chữa một số bệnh đường tiêu hoá, đường hô
hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, chữa 1 số bệnh về răng miệng.
Trong công nghiệp thực phẩm: Từ vỏ tươi này có thể làm gia vị thực phẩm, làm nguyên liệu chế biến
hàng tiêu dùng hay đem xuất khẩu dưới dạng vỏ nguyên liệu. 
 Quế chi (cành quế con được phơi khô làm thuốc)
Trong y học:  Quế chi làm thông kinh mạch, ấm cơ thể, trừ độc khí bên ngoài xâm nhập, chữa cảm gió
đổ mồ hôi, nhức đầu, đau mình, đau nhức các khớp xương, gân cơ.
 Gỗ
Gỗ quế có một lượng tinh dầu nên không bị mối mọt. Thân cây lại thẳng đều và cứng. Vì vậy dùng gỗ
quế vào làm trụ hầm mỏ rất bền. Có thể dùng gỗ quế để làm cốp pha xây dựng, đóng đồ mộc, làm gỗ trụ
hầm mỏ… 

Gỗ quế lại có mùi thơm nên hiện nay người dân đã dùng gỗ quế để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như
ấm chén, bộ khay…

b,Giá trị thương mại 


 Sản lượng thứ 3 thế giới sau Indonesia và TQ, cây quế xứng tầm cây lâm nghiệp quốc gia.   Lào
Cai (53,3 nghìn ha), Yên Bái (81 nghìn ha) và Quảng Nam (khoảng 15 nghìn ha). Ba tỉnh này
chiếm khoảng 70% tổng diện tích quế cả nước. Trữ lượng vỏ quế hàng năm ước khoảng 900
nghìn - 1,2 triệu tấn. Sản lượng thu hoạch quế bình quân từ 70 - 80 nghìn tấn/năm. Giá trị xuất
khẩu quế hồi của Việt Nam liên tục tăng, năm 2020 đạt 245,4 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng
57
274 triệu USD. Dự kiến năm 2022, giá trị xuất khẩu quế hồi đạt khoảng 276 triệu USD. Thị
trường chủ yếu của quế Việt Nam là Ấn Độ và Mỹ. Giá trị xuất khẩu sang 2 thị trường này lần
lượt là: 90,7 triệu USD và 54,2 triệu USD. Cây quế còn nhiều dư địa bởi nhu cầu từ các thị
trường chất lượng cao như Mỹ, châu Âu không ngừng tăng lên.
 Tất cả các bộ phận của cây quế như: vỏ, thân gỗ, lá, rễ đều có giá trị sử dụng trong một số ngành
sản xuất và đời sống nên đều trở thành hàng hoá, mang lại giá trị kinh tế cao.
 Những sản phẩm từ cây quế như tinh dầu quế, vỏ quế hay bột quế đang được dùng rộng rãi trong
ngành công nghiệp thực phẩm, trong ngành y cũng như trong cuộc sống thường nhật hằng ngày
của con người. Các giá trị dùng đa dạng đã thúc đẩy người tiêu sử dụng và đang mang lại giá trị
kinh tế rất rộng lớn cho người trồng, người chế biến
 Đặc biệt, nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới là rất lớn và luôn ở mức cung không đủ cầu.
Nhu cầu về quế tăng nhanh hơn mức tăng nguồn cung toàn cầu đã đẩy giá quế ngày càng tăng
cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.
 Giá bán của cây quế hiện đang ngày được nâng cao: Vỏ quế khô hiện đang được tư thương và các
doanh nghiệp thu mua ở mức từ 58.000 - 59.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg; vỏ quế tươi
28.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 6.000 - 7.000 đồng/kg; lá quế từ 1.800 - 2.000 đồng/kg, tăng 200 -
300 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021
 Theo tài liệu thống kê cho thấy: Nếu 1ha Quế sau chu kỳ 15 - 20 năm thu được 1,5 - 2 tấn vỏ trị
giá 15 - 20 triệu đồng. Trong những năm 2000 - 2001 tại Yên Bái trồng Quế với mật độ ban đầu
là 3300 cây/ha.
 Chi phí cho 4 năm đầu là 7 - 8 triệu đồng/ha - Lợi nhuận bình quân: 20 - 22 triệu đồng/ha. Xác
định hiệu quả trồng Quế tại Na Mèo, Thanh Hóa cho thấy: Sau 15 năm lợi nhuận thu được từ 1ha
quế là > 21 triệu đồng. Như vậy trồng Quế ở các địa phương đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 Thị trường Quế được dự báo, từ nay tới 2025, trung bình tăng trưởng mỗi năm sẽ
là 14%.
c, Tiềm năng khai thác.
* Sản lượng và giá trị
Là một trong những dược liệu quý với công dụng tuyệt vời kết hợp với sự phù hợp về khí hậu thổ
nhưỡng, cây Quế đã và đang được khai thác sẽ mang lại nguồn lợi khổng lồ Việt Nam cả về giá trị y học
cũng như giá trị kinh tế. Để khai thác nguồn lợi tối đa từ cây Quế, VN đã phát triển, quy hoạch định
hướng thành 4 vùng trồng quế chủ chốt bao gồm: vùng Quế Trà Mi; vùng Quế Yên Bái; vùng Quế Yên
Phong và vùng Quế Quảng Ninh... và những vùng khác nữa.
Dưới đây là tiềm năng khai thác của một số vùng:
 Quế Trà Mi
Với hàm lượng ALDEHYD CINNAMIC 95% trong tinh quế. Rất có tiềm năng trong khai thác
tinh dầu. UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi cho sự bảo tồn, đầu tư và thu hút sự
đầu tư phát triển cây quế. tỉnh sẽ có hỗ trợ đặc biệt cho phát triển nguồn giống mới với 80% giá trị mỗi
cây, hỗ trợ mỗi gia đình trồng quế là 5 triệu 500 ngàn đồng trên 1 ha... Qua đó đã từng bước giúp cho
việc phát triển cây quế trên địa bàn huyện Nam Trà My trong thời gian qua đã có bước chuyển biến tích
cực. điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến nâng cao chất lượng và giá trị nâng cao cho sản
phẩm quế Trà My; công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu Quế Trà
My; thực hiện chính sách ưu đãi vay vốn và thuế cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, chế biến sản
phẩm quế... Bên cạnh đó, việc thực hiện đề án đầu tư phát triển vùng chuyên canh cây quế Trà My, tiến
hành trồng mới cây quế trên địa bàn 10 xã với hơn 3 nghìn ha quế, xây dựng vườn quế gieo ươm từ 1,5
triệu giống mỗi năm, tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Thông qua đó, số lượng quế đã  thu hoạch và bán
ra cho nhiều ông ty sản xuất quế với số lượng lớn và bước đầu khẳng định vị thế đứng trên thị trường
không những trong nước mà ngoài thế giới.
 Quế Yên Bái

58
Với diện tích trồng Quế lớn nhất cả nước, Cây Quế không chỉ giúp người dân Văn Yên xóa đói
giảm nghèo, làm giàu cho cuộc sống gia đình, là biểu tượng của cộng đồng người Dao mà còn góp phần
giúp người dân nơi đây giữ đất, giữ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói, giảm nghèo mang lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên trong nhiều nhiệm kỳ luôn
xác định cây Quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế lâm nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Diện tích
Quế trồng mới và trồng vào diện tích đã khai thác trên địa bàn huyện đạt  từ 1.800- 2.000 ha/ năm. Nhờ
đó đến nay huyện Văn Yên đã hình thành vùng nguyên liệu Quế rộng khắp 27/27 xã, thị trấn với trên
40.000 ha. Sản lượng cành lá Quế đạt khoảng 63.000 tấn/năm, sản lượng tinh dầu đạt khoảng 300
tấn/năm, sản lượng gỗ Quế đạt gần 51.000 m3/năm.
Huyện Văn Yên triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách như: hỗ trợ khoa học kỹ thuật, hỗ
trợ rừng trồng sản xuất; tập huấn cho người trồng Quế cách thức trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ
Quế đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, thành lập Hiệp hội Chế biến và Kinh doanh tinh dầu Quế. Đến
nay trên địa bàn huyện có 11 cơ sở chưng cất tinh dầu Quế, 16 doanh nghiệp, HTX gia công sơ chế,
kinh doanh Quế vỏ, ngoài ra còn có hàng trăm cơ sở thu mua, gia công, sơ chế, kinh doanh các sản
phẩm quế; trên 200 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống Quế; hằng năm huyện Văn Yên gieo
ươm trên 30 triệu cây giống Quế cung ứng cho các địa phương trong và ngoài huyện. Các sản phẩm từ
Quế được mang đi xuất khẩu mang lại lợi nhuận cho bà con trồng Quế. Quế ở Yên Bái hướng phát triển
sản xuất Quế theo hướng Quế hữu cơ theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế (như: VietGAP, GACP-
WHO,…); khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm Quế gắn với thực
hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại địa phương; xây dựng và phát triển các chuỗi giá
trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đối nhiều sản phẩm từ Quế; Tư vấn, hỗ trợ, thu hút và khuyến
khích các doanh nghiệp tham gia chế biến sâu các sản phẩm Quế đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp; củng
cố các cụm công nghiệp gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo
hướng bền vững; củng cố kết cấu hạ tầng giao thông tạo điều kiện cho người dân trồng, tiêu thụ sản
phẩm quế. Cùng với đó, huyện Văn Yên đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng
cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Quế phát
triển bền vững, đồng thời chú trọng khai thác, phát triển du lịch sinh thái vùng Quế.

 Quế Quảng Ninh


Quảng Ninh hiện có trên 3.400ha đất trồng quế, tập trung chủ yếu ở các huyện: Đầm Hà
(4.500ha), Tiên Yên (900ha), Bình Liêu (700ha) và rải rác tại các huyện Ba Chẽ, Hải Hà...Mỗi ha quế
trồng từ 15 - 20 năm sẽ cho thu hoạch từ 12 - 17 tấn vỏ quế, với giá bán dao động từ 23.000 - 25.000
đồng/kg vỏ quế tươi loại I, từ 18.000 - 20.000 đồng/kg vỏ quế vụn. Đặc biệt huyện Đầm Hà đã xây dựng
dự án Organic quế nhằm mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ và châu Âu,
đáp ứng khoảng 200 tấn quế khô hữu cơ năm 2021 và sẽ duy trì mở rộng 400 - 600 tấn quế khô các năm
tiếp theo. Huyện cũng xây dựng hệ thống quản lý, giám sát và đánh giá nội bộ việc tuân thủ các nguyên
tắc sản xuất hữu cơ; xây dựng hệ thống thu mua đến từng vùng nguyên liệu. Mục tieu ấy đã thành hiện
thực khi một số vùng trồng cây quế ở Quảng Ninh đã được Tổ chức Chứng nhận quốc tế toàn cầu độc
lập trong quản lý và giám sát hàng hóa (Control Union Certifications) cấp chứng nhận đạt hữu cơ tiêu
chuẩn châu Âu.
*Khó khăn, thách thức 
1. Chuỗi cung ứng chưa được tổ chức chặt chẽ, năng lực tiếp thị và hiểu biết thị trường yếu 
2. Chuỗi cung ứng chưa được tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đặc biệt là việc hình thành các
tổ hợp tác, HTX để kết nối với các doanh nghiệp
3. Diện tích quế hữu cơ bắt đầu phát triển nhưng còn rất ít, dưới 7% tổng diện tích, sản phẩm chưa
đa dạng.
4. Việc tiếp cận thị trường xuất khẩu quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn. Thị phần thị trường giá trị
cao còn hạn chế.
59
* Phân tích SWOT về tình hình phát triển và tiềm năng Quế tại Việt Nam

Mạnh Yếu
• Vùng nguyên liệu tương đối phát triển Áp dụng KH-CN hiện đại vào SX
• Hỗ trợ từ chính quyền địa phương • Chuỗi cung ứng chưa tổ chức chặt chẽ
• Thiếu năng lực tiếp thị và hiểu biết thị
trường

Cơ hội Nguy cơ
Diện tích quế hữu cơ còn ít Gia tăng sản lượng quá nhanh trong
• Thị phần thị trường giá cao còn hạn khi thị trường truyền thống đang tiến
chế tới điểm ngưỡng
=> còn nhiều cơ hội

8. Thanh cao
Thanh cao hoa vàng
a, Giá trị sử dụng
 Bộ phận dùng: Lá đã phơi hoặc sấy khô
 Thành phần hoá học: 
 Artemisinin là thành phần có tác dụng sinh học quan trọng, có nhiều nhất ở lá vào thời điểm
cây bắt đầu ra nụ. Trong lá chứa 0,4-0,6% tinh dầu. 
 Ngoài thành phần chính là Camphor, tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây mà các thành
phần chính có thể là Germacren-D (khi cây có nụ) hoặc trans-B-famesen (khi cây tàn, nhiều
quả)
 Tác dụng dược lý: 
 Theo y học cổ truyền 
Cây Thanh hao hoa vàng có vị đắng, nhạt, tính mát. Quy kinh Can, Đởm. 
Tác dụng: Thanh nhiệt tiêu độc, khu phong chỉ dương, thanh nhiệt lương huyết. Thoái nhiệt
hơn khi dùng sống, thanh nhiệt khi sao chế, tư âm thoái nhiệt khi chế với máu ba ba. Chữa chứng ra
mồ hôi trộm, sốt âm ỉ lâu ngày (lao nhiệt), không toát được mồ hôi, tiểu máu, chảy máu cam, kích
thích tiêu hóa. Chữa phong thấp, mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
 Theo y học hiện đại 
 Trong điều trị sốt rét:
Artemisinin là thuốc chống sốt rét, được phân lập từ cây Thanh cao hoa vàng, có tác dụng ức
chế và tiêu diệt ký sinh trùng, trong đó có ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.
 Phòng chống dịch bệnh Covid-19:
Bệnh hô hấp cấp tính do coronavirus 2 (SARS-CoV-2) - loại virus nguy hiểm có tốc độ lây lan
cao và khả năng gây chết người. Do Thanh cao hoa vàng có hoạt tính kháng virus phổ rộng, trong
đó có SARS-CoV-1, nhiều nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi liệu Thanh cao có ức chế được SARS-
CoV-2 hay không? Trong các nghiên cứu gần đây về tác dụng chống COVID-19, Thanh cao hoa
vàng được đánh giá là loại dược liệu tiềm năng. Trong đó Artesunate làm giảm biểu hiện của các

60
yếu tố gây viêm. Vì thế, tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch cũng có thể là một trong những
cơ chế quan trọng của chiết xuất Thanh hao hoa vàng trong điều trị Covid-19.
 Trong điều trị chống ung thư:
Thanh cao hoa vàng có tác dụng. chống ung thư, hoạt động theo cách đa hiệu chống lại các
khối u. Phản ứng tế bào của dược liệu, hoạt chất chính (artemisinin) và các dẫn xuất của nó
(dihydroartemisinin, artesunate, artemether, arteether) đối với tế bào ung thư bao gồm stress oxy
hóa, sửa chữa DNA, gây chết theo chương trình, ức chế tăng sinh mạnh các con đường dẫn truyền
tín hiệu liên quan đến khối u. Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã chứng minh tác dụng này trên
các bệnh ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư xương, bệnh bạch cầu cấp tính,
ung thư đại tràng…
Ngoài tác dụng chống sốt rét, chống virus, điều hòa miễn dịch, chống ung thư nói trên, Thanh
cao hoa vàng đã được nghiên cứu đánh giá các tác dụng khác như chống nhiều loại ký sinh trùng,
kháng khuẩn, kháng nấm,… Đây là loại dược liệu quý, có nhiều tiềm năng sinh học, cần phải được
bảo tồn và phát triển tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cho ngành y dược. 
b, Giá trị thương mại
   Thanh cao hoa vàng đã được biết đến là một dược liệu chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học
quý, được ứng dụng rộng rãi trong cả y học cổ truyền và hiện đại.
Trong y học hiện đại: TCHV là nguồn nguyên liệu chiết xuất artemisinin dùng trong điều trị
sốt rét. Các chế phẩm được sản xuất: Viên nén artemisinin 50mg, 250mg; viên đạn artemisinin
250mg, 500mg; viên nang 250mg; thuốc bột tiêm. Từ artemisinin đã bán tổng hợp ra artesunat,
arteether, artemether và những hợp chất có tác dụng mạnh hơn artemisinin.
Theo y học cổ truyền: Bài thuốc chữa sốt, sốt rét:
Thanh cao hoa vàng 80g
Rễ thường sơn 60g
Hạt cau già 20g (sao)
Tất cả phơi khô, thái nhỏ,tán bột trộn với bột nếp và mật làm viên hạt ngô
Uống 3 viên, ngày 2-3 lần
c, Tiềm năng khai thác.
 Nhu cầu của thị trường
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loài côn trùng gây bệnh tồn
tại và phát triển. Muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết có mặt ở 63/63 tỉnh, thành phố. Đặc biệt
trong bối cảnh những biến đổi bất thường của khí hậu toàn cầu, côn trùng gây bệnh xuất hiện nhiều
loài, đa dạng; muỗi sốt rét và muỗi sốt xuất huyết kháng hóa chất diệt tiềm ẩn nguy cơ bùng phát
dịch bệnh...
Với các tác dụng dược lý trong y học cổ truyền hay trong y học hiện đại như điều trị sốt rét, điều trị
chống ung thu. Thì mới đây nhất các báo cáo liên quan tới khả năng chống virus SARS-CoV-2,
thanh cao hoa vàng được đánh giá là loại dược liệu tiềm năng. Vì vậy, chúng ta có thể vận dụng tri
thức của cha ông ta để lại để nghiên cứu, sản xuất ra các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, xu hướng của người dân trong và ngoài nước là sử dụng các
sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ đó ta có thể dự đoán rằng thị trường tiêu thụ của Thanh
cao hoa vàng sẽ ngày càng được mở rộng hơn nữa trong tương lai.
 Phát triển vùng trồng
Thanh cao hoa vàng là loài dược liệu có biên độ sinh thái rộng phù hợp với vùng ôn đới ấm và cả
nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Tuy nhiên lại ảnh hưởng bởi gió mùa đông Bắc. Vùng sinh trưởng
mạnh của thanh cao hoa vàng là tháng 4-6 với lượng mưa thấp, không khí ẩm. Cây ưa sáng vậy nên
độ che bóng càng cao hàm lượng hoạt chất càng giảm. Hiện nay một số vùng trồng, quản lý Thanh
cao hoa vàng theo quy hoạch có thể khai thác là: Ứng Hòa (Hà Tây cũ, 1992), các tỉnh từ Nghệ An
trở ra Bắc như Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh
Phúc...
61
 Nhân lực và chính sách
Nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và phát triển cây. Thanh cao hoa vàng.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động phổ thông trung bình đang được nâng cao,
trình độ lao động chất lượng cao tăng mạnh phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay. Năm 1989 một
phong trào nghiên cứu trồng và chiết xuất Artemisinin từ Thanh cao hoa vàng bùng phát. Công ty
Dược liệu TW I nghiên cứu nhân giống A. anua L và phát triển trồng đại trà cây Thanh cao hoa
vàng ở nhiều tỉnh miền Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An với quy mô công nghiệp, sản xuất thuốc
Artemisinin chống sốt rét cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có
những chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ
trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP), mà ví dụ trực quan ở đây là
cây. Thanh cao hoa vàng do mang lại lợi ích kinh tế cao. Tại nước ta, công trình “Nghiên cứu chiết
xuất Artemisinin từ cây THHV và chuyển hóa thành những dẫn chất có hoạt tính mạnh hơn để chữa
sốt rét kháng thuốc” là một trong bốn công trình khoa học y dược đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh đợt
II (2000), do 16 tập thể thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công nghiệp và Trung tâm khoa học tự
nhiên và Công nghệ quốc gia nghiên cứu kéo dài trong gần 10 năm.
9. Bình vôi
a. giá trị sử dụng
Bộ phận dùng: củ đã cạo sạch vỏ nâu đen.
L-tetrahydropalmatin có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Chất này còn có
tác dụng chống co giật, chống co thắt cơ vành, hạ huyết áp, điều hòa
đường hô hấp.
- Cepharanthin trong bình vôi giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự
thiếu hụt bạch cầu do dùng thuốc chống ung thư.
- Roemerin: Tê niêm mạc, giãn mạch gây hạ huyết áp.
- Tetrandrin gây hạ huyết áp, gây chẹn dòng Canxi, chống viêm và ức chế
miễn dịch.
- Isotetradim có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ nhiệt.
b. giá trị thương mại
❖ Giá trị thương mại:
Bình vôi là cây thuốc quý. Do nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào nên
giá thu mua rẻ. Củ bình vôi tươi được bán với giá khá bình dân khoảng từ
70.000 đồng đến 100.000 đồng / 1kg tùy vào nơi bán, người bán. Củ bình
vôi đã được phơi khô bán với giá khoảng 170.000 đồng đến 200.000
đồng/ 1kg
❖ Ứng dụng:
- Trong y học cổ truyền từ xa xưa củ Bình vôi đã được dùng dưới dạng sắc,
ngâm rượu chữa mất ngủ, an thần, nhức đầu, sốt nóng, ho hen, lỵ, đau
bụng, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn và khó thở.
- Hiện nay Rotundin được dùng chủ yếu để chữa bệnh mất ngủ và an thần.
Rotundin nguồn gốc tự nhiên có những ưu điểm nổi bật như độc tính thấp,
sự dung nạp thuốc tốt, mang lại giấc ngủ sinh lý.
- Củ Bình vôi được ứng dụng trong bào chế sản xuất thuốc, thực phẩm
chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...Một số sản phẩm được bán trên
thị trường như:Thuốc an thần gây ngủ, Siro Laroxen
giảm đau Stilux-60 của Traphaco
- Việc bán tổng hợp Rotundin thành Rotundin sulfat để sản xuất thuốc tiêm
ống 5ml cũng đã được Học viện Quân Y nghiên cứu thành công. Trên thị
trường đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm thương mại có chứa Rotundin và
62
Rotundin sulfat như sản phẩm viên Rotunda, Roxen, Nightqueen...
- Là nguồn nguyên liệu để chiết Rotundin: Trong đó, loài Stephania
brachyandra thu hái ở Sapa được xác định có hàm lượng rotundin trong
củ cao (có thể đạt 3,69 %)

c. tiềm năng khai thác


Đến nay, ở nước ta việc khai thác củ chủ yếu dựa vào nguồn Bình vôi mọc
sẵn trong tự nhiên. Lượng củ Bình vôi bị khai thác để sử dụng trong nước cũng
như bán qua biên giới trong thời gian qua khá lớn. Những năm trước đây, sản
lượng khai thác thường đạt tới 500-700 tấn/năm. Hiện nguồn nguyên liệu trong
tự nhiên đã trở nên rất khan hiếm. Bình vôi trồng từ hạt trong năm đầu tiên năng
suất củ tươi có thể đạt 1-2 tấn/ha, đến năm thứ 2 và 3 có thể đạt 2,5-3 tấn/ha
Tuy nhiên, do phát động khai thác ồ ạt, không có quy hoạch (từ năm 1992
đến nay), cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu biên giới, đã làm cho
nguồn bình vôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc mau cạn kiệt. Bên cạnh đó, ở Việt
Nam còn có những loài được coi là quý hiếm, như: Stephania brachyandra
Diels có hàm lượng L-tetrahydropalmatin cao nhất trong số những loài đã biết
(khoảng 2.3 – 3.5%), chỉ phân bố ở một số vùng núi cao trên 1.000 m. Hoặc loài
Stephania cepharantha Hayta chứa hợp chất Cepharanthin, có tác dụng làm
thuốc chữa ung thư, mới chỉ phát hiện ở hai điểm tại Quảng Ninh và Hòa Bình
... Những loài này đã được đưa vào Sách Đỏ và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt
Nam để bảo vệ, do có mức bị đe dọa tuyệt chủng cao.

10. Diệp hạ châu


11. Hòe
12. Đại hồi
13. Tràm
14. Sinh địa
15. Bạch chỉ
16. Cát cánh
–Platycodon grandiflorus (Jacq.) A.DC.
–Họ Hoa chuông (Campalunaceae)
 
15.1.   Giá trị sử dụng của cây thuốc
a. Bộ phận dùng
Rễ củ 

b. Tác dung dược lý


y học hiện tại

Tác dụng đối với hệ hô hấp: cát cánh có tác dụng làm long đờm mạnh. Các nhà khoa học đã thử nghiệm
lâm sàng trên cho và mèo, họ cho biết sau khi cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc cát cánh có thể
thấy niêm mạc phế quản ở những động vật này tăng tiết tiết dịch rõ.

Ảnh hưởng nội tiết:, sử dụng nước sắc cát cánh cho thỏ uống, có tác dụng làm giảm đường huyết. Đặc
biệt, trong những trường hợp bị bệnh tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng điều trị rõ ràng.
63
Tác dụng chuyển hóa Lipid: Một vài thí nghiệm trên chuột cho thấy, nước sắc cát cánh có tác dụng
trong việc chuyển hóa và làm giảm cholesterol ở gan.

Tác dụng chống nấm:, nước thuốc cát cánh có công dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường.

Công dụng đối với huyết học: Một vài nghiên cứu chỉ rõ, cát cánh chứa nhiều hoạt chất Saponin có tác
dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần so với Saponin trong viễn chí. Tuy nhiên, khi dùng dưới dạng đường
uống, thuốc thường bị dịch vị thủy phân nên mất khả năng tán huyết. Vì vậy, không được dùng thuốc để
tiêm.

 –Y học cổ truyền: dùng rễ củ


Cát cánh vị đắng, cay, tính hơi ấm; quy kinh phế.
Công năng chủ trị:
Khử đàm chỉ ho: dùng với ho đàm.
Thông phế, lợi hầu họng: dùng khi khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau.
Trừ mủ, tiêu ung thũng: dùng với phế ung, mủ, ngực và cơ hoành đau, ho nôn ra đàm mủ.
Được sử dụng trong nhiều phương thuốc:
Tang cúc ẩm
Ngân kiều tán
Hạnh tô tán
Bách hợp cố kim thang

15.2 Giá trị thương mại

 Rễ cát cánh dùng làm nguyên liệu dùng bào chế các dạng thuốc hiện đại, cũng như làm thành
phần trong các phương thuốc cổ truyền. Cây con và rễ có thể dùng làm như một loại thực phẩm. 
 –Y học cổ truyền: dùng rễ củ
Cát cánh vị đắng, cay, tính hơi ấm; quy kinh phế.
Công năng chủ trị:
Khử đàm chỉ ho: dùng với ho đàm.
Thông phế, lợi hầu họng: dùng khi khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau.
Trừ mủ, tiêu ung thũng: dùng với phế ung, mủ, ngực và cơ hoành đau, ho nôn ra đàm mủ.
Được sử dụng trong nhiều phương thuốc:
Tang cúc ẩm
Ngân kiều tán
Hạnh tô tán
Bách hợp cố kim thang

15.3 .Tiềm năng khai thác.

64
•Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 25 – 30 ˚C (cao nhất 35 ˚C, thấp nhất 15 ˚C). Do
đó cát cánh thích hợp trồng ở nước ta. Hiện nay, Cát cánh đã được trồng nhiều ở nước ta và đã có bộ
tiêu chuẩn hóa về kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP – WHO.
•Phương thức sinh sản bằng hạt (hữu tính). Do đó có thể gieo trồng dễ dàng và cho củ có năng suất cao.
•Một ha Cát cánh mang lại thu nhập từ 150 - 170 triệu đồng, cao gấp 8 lần so với cấy lúa, trồng ngô.

17. Đương quy


18. Atiso
18.1.   Giá trị sử dụng của cây thuốc
a. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng: lá đã phơi hoặc sấy khô (Dược điển Việt Nam V). Hoa, rễ và thân cũng được dùng làm
thuốc.
b. Công dụng
Mỗi một bộ phận dùng của actiso khác nhau lại có những công dụng riêng khác nhau:
 Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lượng
nhỏ tinh bột, phần carbonhydrat gồm phần lớn là inulin
 Lá actiso có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
 Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actiso được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật
chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận
tràng và lọc máu nhẹ với trẻ em. 
 Người ta còn dùng thân và rễ actiso thái mỏng phơi khô công dụng như lá.
c. Tác dụng dược lý
Actiso có một số tác dụng dược lý sau đây:
 Dung dịch actiso tiêm tĩnh mạch gây tăng mạnh lượng mật bài tiết
 Actiso cho uống và tiêm đều có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu và lượng ure trong nước tiểu,
làm giảm hằng số Arnbard, giảm nồng độ cholesterol máu và ure máu. Tuy nhiên lúc mới uống,
có khi ure máu tăng lên, do actiso làm tăng sự tạo ure trong máu
 Actiso không gây độc
18.2.    Giá trị thương mại của cây thuốc
 Actiso có thể dùng làm thực phẩm, làm nguyên liệu dùng bào chế các dạng thuốc hiện đại, cũng
như làm thành phần trong các phương thuốc cổ truyền.
 Trung bình mỗi 1ha một năm người nông dân thu về khoảng 15 tấn khô các loại (lá, hoa, thân và
rễ), giá trị đạt 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. 
18.3.   Về tiềm năng khai thác của cây thuốc
-       Phân bố, sinh thái

65
Chi Cynara L. có 12 loài. Phân bố chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải. Atiso có thể là một dạng được thuần
hoá từ một loài mọc hoang dại ở vùng đồi khô Địa Trung Hải, sau được trồng nhiều ở Italia, Pháp, Tây
Ban Nha, Bắc Phi.
Ở Việt Nam, Atiso được trồng ở một số vùng có khí hậu ôn đới như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm
Đồng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
-       Tình trạng khai thác
Tỉnh Lâm Đồng có gần 160 hecta trồng atiso, trong đó TP.Đà Lạt 120 ha và huyện Lạc Dương khoảng
40 hecta; sản lượng mỗi năm đạt sản lượng khoảng 6.021 tấn.
Sapa: diện tích 70 ha, cho sản lượng khoảng 2.000 tấn lá mỗi năm.
Trung bình mỗi 1ha một năm người nông dân thu về khoảng 15 tấn khô các loại (lá, hoa, thân và rễ), giá
trị đạt 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
-   Nhu cầu thị trường:
Xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và sàng lọc các sản phẩm đó để tìm ra các hoạt
chất sinh học hiệu quả trong điều trị, ít độc tính hơn, chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn
-   Chính sách của nhà nước:
Ưu tiên phát triển nguồn dược liệu trong nước, để sản xuất thuốc gắn với nhu cầu của thị trường là
hướng quan trọng
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến dược liệu để
có sản phẩm từ dược liệu cung cấp trong nước và xuất khẩu.
⇒ Atiso là một dược liệu quý trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại ở Việt Nam, không chỉ có
tác dụng phòng và điều trị bệnh mà còn có giá trị kinh tế rất lớn. Nó là cây thuốc có tiềm năng khai thác
rất lớn và cần được đẩy mạnh phát triển hơn nữa. Không phải nơi nào tại Việt Nam cũng có thể trồng
cây Atiso. Cây Atiso dược liệu chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Và tại
Việt Nam chỉ có Đà lạt và một số vùng ít ỏi như: Sapa, Tam Đảo mới có thể trồng được.Vì thế, chúng ta
cần tận dụng triệt để những khu vực thế mạnh đồng thời mở rộng trồng và khai thác ở những khu vực
phù hợp với sự phát triển của atiso trên khắp Việt Nam.

19. Đảng sâm:

1. Giới thiệu chung 


a) Tên khoa học 
Đảng sâm Việt Nam có tên khoa học là Codonopsis javanica  (Blume) Hook f. & Thoms. 
Thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae.  
66
b) Tên Việt Nam 
Đảng sâm hay còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng  sâm, đông đảng sâm, rầy cáy (Lạng
Sơn), mần cáy. 

c) Dược liệu: 
Rễ hình trụ tròn hơi uốn cong, dài 10 - 35cm, đường kính 0,4 - 2 cm. Bề ngoài có màu vàng nhạt đến
vàng xám nâu, phía trên của rễ có vết thâm lõm xuống hình tròn, đoạn dưới có nhiều nếp vân ngang.
Toàn rễ có  nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có bì khổng. Rễ dẻo, mặt cắt ít bằng phẳng,  phần vỏ có màu
vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà. Mùi thơm, vị ngọt.  
Thu hái vào mùa đông, rửa sạch đất, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến
hơi khô, lăn cho mềm, rồi lại phơi sấy nhẹ cho thật khô.

d) Thành phần hóa học chính


Trong đảng sâm có chứa các thành phần: 
- Triterpenoid saponins 
- Sterins 
- Alkaloids (perlolyrine) 
- Alkenyl & alkenyl glycoside 
- Polysaccharides 
- Tangshenoside. 
- Flavonoid (hesperidin), polyacetylen, saccharid (monosaccharide,  oligosaccharide, polysaccharid),
saponin, các phytosterol, và các  khoáng chất. 

e) Thu hái, chế biến và bảo quản 


Thu hái: Vào cuối mùa đông năm thứ 2 khi cây vàng lụi Phá bỏ giàn  leo, cắt toàn bộ phần thân lá
trên mặt đất, dùng cuốc thuổng đào sâu Chế biến: Rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ từ thấp
đến cao,  độ ẩm < 12% 
Bảo quản: Đóng gói vào bao chống ẩm, ngoài có bao tải Khi bảo  quản trong kho để trên giá hoặc
kệ cao cách mặt đất ít nhất 5cm, Đảng sâm  ít bị mối mọt 
2. Tình hình nghiên cứu và phát triển:
 Tác dụng dược lý

Năm 1934, Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao đã dùng đảng sâm  mua ở hiệu thuốc Đồng Nhân
Đường và Trần Thọ Đường (Bắc Kinh, Trung  Quốc) ngâm với cồn 700 trong 1 tháng. Lọc lấy cồn,
bã còn lại sắc với  nước: 1 kg đảng sâm cho 200 g cồn và 260g cao nước. Dùng cả 2 loại trên  chế
thành dung dịch 20 %, một phần sau khi hấp tiệt trùng thì đem tiêm,  một phần cho lên men để loại
hết các hợp chất hydrat cacbon như đường  rồi mới tiêm, đồng thời dùng đảng sâm chế thành thuốc
cho uống. Tiến  hành trên thỏ và chó đi tới một số kết quả sau: 
- Ảnh hưởng đối với huyết đường 
Tiêm đảng sâm cho con thỏ bình thường thấy lượng huyết đường  tăng lên. Các ông cho rằng sở dĩ
đảng sâm làm tăng huyết đường là do  thành phần hydrat cacbon trong đảng sâm, vì khi tiêm hay
cho uống thuốc  đảng sâm đã lên men để loại đường thì không làm cho lượng đường huyết  tăng
lên. 
Tiêm thuốc đảng sâm chưa lên men và đã lên men đều không thấy  ức chế được hiện tượng huyết
đường tăng do tiêm dưới da dung dịch 10 %,  diuretin (4ml/1kg thể trọng). Căn cứ vào quan điểm
67
của Richter, Rose, Nishi  và Pollak cho rằng diuretin gây cao huyết đường là do thần kinh giao cảm 
cho nên Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao cho rằng đảng sâm không ức  chế được cao huyết
đường do nguồn gốc thần kinh. 
- Ảnh hưởng đối với huyết cầu 
Tiêm dưới da dung dịch đảng sâm 20 % hoặc cho uống mỗi ngày 20g đều thấy hồng cầu tăng lên,
bạch cầu giảm xuống. Các tác giả đều cho  rằng đảng sâm có 1 hoặc 2 hoạt chất có ảnh hưởng tới
huyết cầu. 
- Ảnh hưởng đối với huyết áp 
Tiêm mạch máu dung dịch đảng sâm 20 % (chiết xuất bằng nước và  bằng rượu) cho thỏ và chó
đánh mê, đều thấy hạ huyết áp. Các tác giả có  tiêm dung dịch 4.8 % glucose để đối chứng thì không
thấy hạ huyết áp, do  đó cho rằng hiện tượng gây hạ huyết áp không liên quan đến thành phần  
đường trong đảng sâm. Các tác giả cho rằng hiện tượng hạ huyết áp là do giãn mạch ngoại vi, đảng
sâm còn có tác dụng ức chế hiện tượng cao huyết  áp do adrenalin gây ra, nếu lượng adrenalin tiêm
mà cao thì hiện tượng ức  chế kém, nếu lượng adrenalin tiêm thấp, hiện tượng ức chế càng mạnh.  

 Giá trị thương mại


a) Giá trị thương mại 
Đảng sâm là một dược liệu quý, hiện đã được một số đơn vị nghiên  cứu để phát triển thành vùng
nguyên liệu theo hướng thương phẩm nhằm  phục vụ thị trường. Được xem là loại cây dược liệu có
giá trị kinh tế cao,  theo tính toán, sau 3 đến 4 năm trồng, người dân sẽ thu khoảng 500 kg đẳng 
sâm/1 sào diện tích, với giá bán 500 ngàn/kg sâm khô. 
Đảng sâm không chỉ là vị thuốc dùng trong YHCT, mà còn được sử  dụng rất nhiều trong các ngành
công nghiệp thực phẩm (nước uống, trà), cao đảng sâm, TPCN,... 
b) Ứng dụng 
Đảng sâm là vị thuốc thông dụng, có thể dùng cho những trường hợp: Bổ dạ dày, long đờm, lợi tiểu.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém tiêu hoá, ỉa lỏng, mệt mỏi, ho, viêm thận, nước tiểu
có albumin, phù trĩ, sa tử cung, rong kinh, bệnh hệ bạch huyết. Ngày dùng 15-30g dạng hãm, sắc,
viên, bột, rượu thuốc.… nên dược liệu đảng sâm được sử dụng kết hợp trong nhiều  trong các bài
thuốc YHCT, y học hiện đại đồng thời cũng được ứng dụng  đưa vào các ngành công nghiệp, thực
phẩm chức năng. 
- Vị thuốc dùng trong YHCT: 
• Phương thuốc: Tứ quân tử thang, Bát trân thang gia giảm,  Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang gia
giảm,… 
- Công nghiệp thực phẩm : Hồng Đảng sâm Kora, Trà túi lọc Hồng  đảng sâm, Cao đảng sâm Tây
Giang, Cao đảng sâm Dona Pharm,  Thuốc Đẳng sâm đại bổ hoàn,…: giúp phục hồi sinh lực, giải
tỏa  stress, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch. 
3. Tiềm năng khai thác, phát triển 
a) Tiềm năng khai thác 
Hiện nay, tình trạng tàn phá rừng làm nương rẫy và sự khai thác quá  mức đã làm cho vùng phân bố
của đảng sâm trong tự nhiên bị thu hẹp  nhanh chóng, có nguy cơ cạn kiệt. Do nhu cầu về đảng sâm
tại thị trường  trong nước rất lớn (trên 1.000 tấn mỗi năm), cộng với việc khai thác tràn  lan không
theo quy hoạch đã khiến số lượng cá thể loài này giảm sút  nghiêm trọng vì vậy cần phải mở rộng
diện tích trồng để đáp ứng nhu cầu  trong nước. 

68
Với những ưu thế như địa bàn phân bố rộng, thời gian thu hoạch  ngắn (chỉ 2-3 năm), năng suất và
giá thành ổn định, đảng sâm rất thích hợp  để đẩy mạnh mở rộng diện tích trồng. Vì vậy, cần có các
nghiên cứu nhân  rộng và bảo tồn giống đảng sâm bản địa, hướng đến việc phát triển nuôi  trồng để
tăng thu nhập cho người dân và giảm thiểu các tác động vào rừng  tự nhiên. 
b) Tiềm năng phát triển 
Hiện nay Bộ Y tế cũng đã đưa cây đảng sâm vào danh mục 40 dược  liệu có tiềm năng khai thác và
phát triển thị trường. 
Cây đảng sâm, ngoài nhu cầu về số lượng rất lớn, giá trị kinh tế cao,  còn có nhiều ưu thế như địa
bàn phân bố rộng (không hạn hẹp như sâm  Ngọc Linh), thời gian có thể thu hoạch chỉ 18-20 tháng
(ngắn hơn 1 năm  so với ba kích), rất thích hợp với đồng bào miền núi có thể trồng đại trà  hoặc xen
canh với các loài cây khác như (như cây bắp) trên các nương rẫy  để góp phần tăng thu nhập, xóa
đói giảm nghèo… 
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển,ngoài việc gieo hạt đảng sâm  cũng đã được nhân giống từ
công nghệ nuôi cấy mô và thu được nhiều kết  quả khả quan cho ra hàng ngàn, hàng vạn cây chất
lượng cao, đồng đều về  mặt di truyền và chất lượng ổn định, sạch bệnh. Đảng sâm in vitro (trong
phòng thí nghiệm) đủ tiêu chuẩn được đem ra vườn ươm trồng, phát triển  khỏe mạnh với tỉ lệ sống
đạt 100%. 
Một số nơi đã thử nghiệm các mô hình trồng đảng sâm ngoài đồng  ruộng và đã cho những đánh giá
tích cực. Với mô hình canh tác khoảng  1.000 m2, năng suất dự kiến sau 16-20 tháng trồng đạt 900-
1.200 kg. Hiện  nay, giá thu mua Đảng sâm trên thị trường khoảng 300.000-500.000  đồng/kg củ
tươi.( đạt năng suất cao sau 16-20 tháng trồng đạt 900- 1200 kg)

20. Kim tiền thảo


a, Giá trị sử dụng
 Bộ phận dùng: Thân, cành, lá đem đi phơi khô.
 Thành phần hóa học: 
• Flavonoids: Kaempferol, quercetin, astragalin, vicenin 1, vicenin 2, vicenin 3, schaftoside,
isoschaftoside, vitexin, isovitexin
• Alkaloids: Desmodimine, desmodilactone,...
• Terpenoids: Lupeol, soyasaponin I, soyasapogenol B, ...
• Ngoài ra còn có: các hợp chất Steroides, Phenolic acid, Polysaccharid, Tinh dầu dễ bay hơi.
• Kim tiền thảo thu thập được ở Việt Nam có fIavonoid 0,46 % và saponin 3,1 %.
 Trong YHCT
• Vị ngọt, đắng, tính bình.
• Quy kinh: thận, bàng quang.
• Công năng: thẩm thấp, lợi niệu, lợi mật, thanh nhiệt giải độc.
• Chủ trị: viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, phù sau đẻ, sỏi mật, niệu đạo, thận, bàng quang, chữa
mụn nhọt, ung nhọt.
• Ngoài ra còn dùng rễ cây Kim tiền để chữa cam tích ở trẻ em và chữa viêm tuyến vú.
• Liều dùng hàng ngày: 10 -30 g, sắc nước uống.
 Tác dụng dược lý:
Tác dụng ức chế hình thành sỏi calci oxalat
• Trong y học phương đông, Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.) được sử
dụng rộng rãi để trị sỏi thận với rất ít tác dụng phụ. Một vài thí nghiệm cho thấy khả năng chống
sự hình thành sỏi Catlci oxalat của dịch chiết nước Kim tiền thảo. Trong số các saponin
triterpenoid tồn tại trong Kim tiền thảo, chất soyasaponin I đã được chứng minh có tác dụng ức
69
chế sự hình thành sỏi Calci oxalat ở thận. Cao Kim tiền thảo thí nghiệm trên chuột cống trắng có
tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci oxalat ở thận do polysaccharid ức chế sự tăng trưởng của
Calci oxalat monohydrat đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu. Đối với gan mật, Kim tiền
thảo có tác dụng tăng cường sự phân tiết dịch mật.
Tác dụng hạ huyết áp
Nghiên cứu invivo chỉ ra rằng, dịch chiết nước Kim tiền thảo có tác dụng hạ huyết áp trên chuột
thử nghiệm. Tác dụng này được diễn ra theo 2 cơ chế: Kích thích thụ thể cholinergic, ức chế hạch
thần kinh thực vật và thụ thể α –adrenergic. Tác dụng theo cơ chế 1 hoặc 2 tùy thuộc vào liều sử
dụng. Với liều sử dụng 300 mg/kg, tác dụng ưu thế theo cơ chế 1, với liều 100 mg/kg tác dụng ưu
thế theo cơ chế 2. Nghiên cứu invitro còn cho thấy, dịch chiết nước Kim tiền thảo còn có tác
dụng đối kháng tác dụng gây co bóp động mạch chủ gây bởi methoxamin.
Đối với hệ tim mạch
Dung dịch chế từ Kim tiền thảo trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch với liều 1,6ml/kg(tương đương
8g/kg) làm tăng lưu lượng mạch vành 197%, hạ huyết áp khoảng 30%, làm tim đập chậm, đồng
thời giảm mức tiêu thụ oxygen của cơ tim. Kim tiền thảo có tác dụng đối kháng với các triệu
chứng do pituitrin gây nên lưu lượng mạch vành giảm, thiếu máu cơ tim thể hiện trên điện tâm đồ
và rối loạn nhịp tim. Trên tiêu bản tim cô lập chuột lang, Kim tiền thảo có tác dụng tăng sức co
bóp.
Tác dụng ức chế alcohol dehydrogenase (ADH)
Có nghiên cứu về tác dụng ức chế của dịch chiết Kim tiền thảo đối với enzym alcohol
dehydrogenase, enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa ethanol, methanol và
ethylen glycol . Sử dụng phương pháp ly tâm siêu lọc, kết hợp với HPLC – MS. Ở phân đoạn
ethyl acetat, thí nghiệm đã xác định được 2 chất có tác dụng lên enzym ADH là formononetin và
aromadendrin. Nồng độ ức chế 50 % (IC50) của formononetin và aromandendrin lên enzym
ADH lần lượt là 70,8 và 84,7 μg/ml tương ứng với khả năng liên kết với enzym là 90 % và 86,5
%.
Tác dụng kháng viêm
Nghiên cứu in vivo nhận thấy dịch chiết nước của Kim tiền thảo có các hoạt tính ức chế quá trình
tổng hợp và phóng thích NO của lipopolysaccharid (LPS) trong các tế bào đại thực bào khoang
bụng chuột, chứng tỏ dịch chiết của Kim tiền thảo có khả năng kháng viêm.
b, Giá trị thương mại
 Trong các năm 2010-2012, xuất khẩu khoảng 1.000 - 5.000 tấn dược liệu các loại, với giá trị xuất
khẩu đạt 3 - 6 triệu USD/năm. Riêng trong năm 2012, khối lượng dược liệu xuất khẩu tăng lên
4.907 tấn dược liệu, đạt hơn 5,9 triệu USD.
 Kim tiền thảo xếp ở vị trí thứ 8 trên tổng số 40 dược liệu nằm trong Danh mục 40 dược liệu có
tiềm năng khai thác và phát triển trên thị trường.
 Mô hình trồng cây Kim tiền thảo tại huyện Việt Yên, Bắc Giang là hướng mới trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Bắc Giang, đã thực sự góp phần giảm nghèo cho người dân.
 Các chế phẩm hiện đại:
• Kim tiền thảo Thuốc trị sỏi thận của công ty cổ phần dược phẩm OPC. Dạng Bào Chế: Viên bao
đường
• Kim tiền thảo Vinacare. Dạng Bào Chế: Viên nang mềm

c, Tiềm năng khai thác


Kim tiền thảo là loại dược liệu bản địa của Việt Nam mọc hoang nhiều. Được sử dụng trong nhiều bài
thuốc cổ phương với nhiều tác dụng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng ngay ngày càng nhiều, lượng Kim
tiền thảo trong tự nhiên ngày càng sụt giảm nghiêm trọng do bị khai thác triệt để. Vì vậy, chúng ta có
thể vận dụng tri thức của cha ông ta để lại để nghiên cứu, sản xuất ra các thuốc có nguồn gốc từ dược
liệu. Nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và phát triển cây Kim tiền thảo của
70
nước ta. Các công nghệ, thiết bị phục vụ quá trình sơ chế, chế biến, chiết xuất dược liệu sau thu hoạch,
các cơ sở nghiên cứu khoa học đã được Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân chú trọng đầu tư. Bên
cạnh đó, Nhà nước cũng đã có những chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu,
góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Hiện nay,
xu hướng của người dân trong và ngoài nước là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên,
cùng với đó là giao thương hàng hóa được thúc đẩy, từ đó ta có thể dự đoán rằng thị trường tiêu thụ Kim
tiền thảo sẽ ngày càng được mở rộng hơn nữa trong tương lai. Tất cả những điều trên đều là những lợi
thế rất lớn của nước ta trong việc khai thác và phát triển cây Kim tiền thảo. Một số vùng nuôi trồng,
quản lý Kim tiền thảo theo quy hoạch có thể khai thác là: Việt Yên (Bắc Giang), Văn Lâm (Hưng Yên),
Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội, Tây Ninh,...

21. Nghệ
20.1 Giá trị thương mại
a. Bộ phận dùng:
 Thân rễ (khương hoàng) (Rhizoma Curcumae longae) được thu hái vào tháng 8 và
9, cắt bỏ rễ để riêng. Muốn để lâu, người ta hấp nghệ trong 6-12 giờ, để ráo nước
rồi đem phơi nắng hay sấy khô. 
 Rễ củ (uất kim) (Radix Curcumae longae)
b. Ứng dụng
 Bột hoặc thuốc sắc: 
 Thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực
bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra
hết, kết hòn cục đau bụng, ngã tổn thương ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ
lở, phong thấp, chân tay đau nhức, vàng da.
 Rễ củ nghệ chữa khí uất trẻ, bụng sườn đau, thổ huyết, ra máu cam, đái ra máu.
 Dùng ngoài: 
 Thân rễ nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước để bột ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da,
bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.
 Thân rễ phơi khô dạng bột chữa vết thương, trĩ, viêm mủ da và bệnh nấm tóc.
 Rễ củ chữa vết thương lâu lên da (giã đắp bôi lên vết thương).
 Chất nhuộm màu để bao viên, có màu vàng chanh sáng đẹp, màu bền vững; nhuộm vàng
bánh kẹo và công nghệ thực phẩm. nhuộm len, tơ, nhuộm da, giấy….
 Tinh dầu nghệ, kem nghệ ngừa thâm sẹo

 Nguyên liệu không thể thiếu trong các sản phẩm chăm sóc da: Sữa rửa mặt, toner, tinh
chất nghệ, mặt nạ, serum, toner, face mask…

 Thực phẩm:
 Lá nghệ vàng non thường được dùng để ăn kèm với các món nướng, hon, xào lăn
và mắm đồng. Lá nghệ xắt nhuyễn có tác dụng khử mùi tanh và tăng hương vị,
kích thích ăn ngon, được dùng để chế biến các món xào như ếch, lòng heo, hải sản,
thịt bò…

71
 Thân rễ củ: Gia vị, nấu với các món ăn để khử mùi tanh, sản xuất các sản phẩm:
Nước uống nghệ tươi, viên uống chiết xuất nghệ, viên tinh nghệ mật ong…. 

20.2 Giá trị sử dụng


a. Theo y học cổ truyền
 Thân rễ Nghệ (Khương hoạt) có vị cay đắng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí,
phá huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, giúp lên da non. Dùng trong trường hợp kinh
nguyệt không đều, bế kinh, ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi
sinh con bị ứ huyết, kết cục gây đau bụng, bị chấn thương phần mềm gây ứ máu, dạ dày viêm
loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da
 Rễ củ (uất kim) vị cay đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng hành khí, giải uất, lương huyết,
phá ứ
 Nghệ tươi đem giã nhỏ, lấy phần dịch bôi lên chỗ bị ung nhọt, viêm tấy, lở loét ngoài da hoặc
các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.
 Curcumin trong Nghệ được dùng màu bao viên, cho ra màu vàng chanh sáng đẹp, bền vững;
hoặc nhuộm vàng thực phẩm, nhuộm len, tơ, nhuộm da, giấy.
 Trong y học Ấn Độ, nghệ được sử dụng để kích thích tiêu hóa, bổ và lọc máu, chữa sốt rét,
trộn với sữa nóng trị cảm lạnh. Nước ép nghệ tươi có khả năng chống ký sinh trùng trong
nhiều bệnh ngoài da. Dùng bột thân rễ nghệ trộn cùng với vôi được dùng để chữa đau khớp.
Cao nước thân rễ Nghệ được dùng cho bệnh nhân cócác bệnh về mật.
 Trong y học Trung Quốc, Nghệ vừa được dùng làm thuốc kích thích, thuốc bổ, thuốc giảm
đau, thuốc cầm máu và giúp tăng cường chuyển hoá. Nghệ được chỉ định trong loét dạ dày,
loét dạ dày có xuất huyết (phối hợp với các dược liệu khác), tiểu ra máu và các bệnh khác.
Bột Nghệ dùng ngoài dạng bột giúp mau lành vết thương, chỗ bị trĩ, viêm mủ da và bệnh
nấm tóc. Mỗi lần uống 8 – 10 g dạng thuốc sắc hoặc hãm.
 Ở Nepal, Nghệ được dùng làm thuốc bổ, thuốc gây trung tiện. Hoặc dùng ngoài để chữa
bong gân và bôi lên vết thương. Nước sắc thân rễ Nghệ dùng trong viêm tấy có mủ. Với một
số bệnh ngoài da do giun sáng hoặc ký sinh trùng có thể dùng nước ép tươi để chữa. Nghệ
cũng được xem là một thuốc chống dị ứng.
 Ở Đông Nam Á, Nghệ được xem như loại thuốc bổ dạ dày, gây trung tiện, cầm máu, chữa
vàng da và một số bệnh gan khác. Dùng Nghệ bôi ngoài da chữa ngứa, làm lành các vết
thương nhỏ, vết sâu bọ cắn, phát ban trên da, đậu mùa.
b. Theo y học hiện đại
 Nghệ chứa đựng các hợp chất hoạt tính sinh học mạnh mẽ

Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất mạnh.
Tuy nhiên, hàm lượng curcumin trong củ nghệ không phải là cao, nó chiếm khoảng 3% trọng lượng
củ nghệ..

 Curcumin là một hợp chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên


Curcumin đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori, một vi
khuẩn có vai trò quan trọng trong các bệnh lý dạ dày tá tràng.

 Nghệ làm tăng đáng kể khả năng chống oxy hóa của cơ thể
Curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Bản thân nó trực tiếp trung hòa các gốc tự do, sau
đó kích thích các enzyme chống oxy hóa của cơ thể, từ đó ngăn chặn mầm bệnh và lão hóa.

 Curcumin giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ các bệnh não
72
Curcumin làm tăng nồng độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não, làm tăng sự phát triển
của các tế bào thần kinh mới và chống lại các quá trình thoái hóa khác nhau trong não bộ.

 Curcumin có thể làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch


Curcumin có thể giúp đảo ngược nhiều bước trong sự hình thành bệnh tim. Nó còn làm giảm tình
trạng viêm và oxy hóa mà có vai trò rất quan trọng trong bệnh lý tim mạch.
Trong một nghiên cứu, 121 bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được chọn ngẫu
nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu: dùng giả dược hoặc 4g curcumin/ngày trước và sau phẫu thuật một
vài ngày. Nhóm sử dụng curcumin đã giảm được 65% nguy cơ cơn đau tim trong bệnh viện.

 Nghệ có thể giúp ngăn chặn thậm chí điều trị ung thư
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy curcumin là một dược liệu có ích trong điều trị ung thư. Nó có
thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển và lan truyền ở mức độ phân tử của ung thư. Các nghiên
cứu đã chứng minh rằng nó có thể làm giảm sự hình thành mạch máu, sự lan truyền của ung thư,
cũng như việc góp phần vào tiêu diệt tế bào ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng curcumin có thể làm giảm sự tăng trưởng tế bào ung thư
trong phòng thí nghiệm và ức chế sự tăng trưởng của khối u ở động vật thử nghiệm. Cho dù với liều
cao curcumin có thể giúp điều trị ung thư ở người, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy nó có thể giúp ngăn ngừa ung thư khi mới xuất hiện (ung
thư nguyên phát), đặc biệt là ung thư hệ thống tiêu hóa như ung thư đại trực tràng. Trong một
nghiên cứu ở 44 nam giới có tổn thương ở đại tràng mà đôi khi chúng có thể chuyển thành ung thư,
với 4g curcumin mỗi ngày trong 30 ngày đã làm giảm 40% số lượng tổn thương này.

 Curcumin giúp phòng chống và điều trị bệnh Alzheimer


Curcumin đã được chứng minh là có thể vượt qua được hàng rào máu-não. Mặt khác, nó là một chất
chống lại tình trạng viêm và oxy hóa mạnh, hai tình trạng này có vai trò quan trọng trong bệnh
Alzheimer. Hơn nữa, một đặc điểm quan trọng của bệnh Alzheimer là sự tích tụ của các đám rối
protein được gọi là các mảng Amyloid. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng curcumin có thể giúp “dọn
sạch” các mảng bám này.

 Bệnh nhân viêm khớp đáp ứng rất tốt với việc bổ sung curcumin
Người ta cho rằng curcumin là chất chống viêm mạnh, điều này có nghĩa rằng nó có thể hữu ích
trong viêm khớp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rõ điều này.
Trong một nghiên cứu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, curcumin thậm chí còn hiệu quả hơn các
thuốc chống viêm khác. Nhiều nghiên cứu khác đã xem xét hiệu quả của curcumin trên viêm khớp
và ghi nhận sự cải thiện nhiều triệu chứng khác nhau.

 Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng curcumin rất có lợi chống lại trầm cảm
Trong một nghiên cứu kiểm chứng, 60 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên vào 3 nhóm. Một nhóm
sử dụng prozac, một nhóm sử dụng 1g curcumin, và nhóm thứ ba sử dụng cả prozac và curcumin.
Sau 6 tuần điều trị, curcumin mang tới sự cải thiện tương tự như prozac. Nhóm sử dụng cả hai
prozac và curcumin cho kết quả tốt nhất. Theo nghiên cứu nhỏ này, curcumin có hiệu quả như thuốc
chống trầm cảm.
Trầm cảm còn liên quan tới nồng độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não. Curcunin làm
tăng nồng độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não, có khả năng làm đảo ngược một số
thay đổi này. Ngoài ra, cũng có một số bằng chứng cho thấy curcumin làm tăng các chất dẫn truyền
thần kinh serotonin và dopamin.
73
 Curcumin có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và chống lại các bệnh lý liên quan tới
tuổii
Người ta cho rằng tình trạng oxy hóa và viêm đóng vai trò quan trọng trong lão hóa, do vậy
curcumin có thể có tác dụng trực tiếp chứ không chỉ phòng ngừa bệnh.

20.3 Tiềm năng khai thác


 Theo Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn, đầu tư trồng 1ha nghệ cần hơn 31 triệu đồng chi
phí cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, củ giống. Năng suất ước đạt 25 tấn/ha, với
giá bán 5.000 đồng/kg, người trồng sẽ thu về 125 triệu đồng; trừ chi phí đầu tư, người
trồng lãi hơn 93 triệu đồng/ha. Đây là mức thu cao nếu so với cây ngô được hơn 14
triệu đồng/ha và cây dong riềng được hơn 77 triệu đồng/ha.
 Dự án Phát triển toàn diện cây nghệ ở Việt Nam: Đây là dự án hợp tác giữa các nhà
khoa học Việt Nam và Vương quốc Anh do Hội đồng Anh và Việt Nam đồng tài trợ,
nghiên cứu về các giải pháp tổng thể nhằm phát triển các sản phẩm có chất lượng cao
từ cây nghệ của Việt Nam. Các tổ chức nghiên cứu của Vương quốc Anh mang đến
kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ về công nghệ sinh học phân tử, công nghệ gien, công
nghệ tinh chế, công nghệ bào chế và phát triển các dạng sản phẩm ưu việt từ
curcumin, bảo đảm chất lượng và phát triển nông nghiệp bền vững. Dự án này được
các nhà khoa học hai bên lựa chọn dựa trên cơ sở những thành công ban đầu mà các
nhà khoa học thuộc Viện Hóa học phối hợp Liên hiệp Khoa học Công nghệ hóa học
và môi trường (Hội Hóa học Việt Nam) đã đạt được trong việc chiết xuất tinh nghệ từ
củ nghệ vàng và hoạt chất enzyme Bromelain từ cây dứa để sản xuất thành công thực
phẩm chức năng tinh nghệ và dứa. Sản phẩm Brocurma C-B xuất phát từ nguồn gốc
thiên nhiên như nghệ và dứa, được sử dụng như thực phẩm chức năng an toàn nhằm
tăng cường miễn dịch và khả năng đề kháng của cơ thể, tăng khả năng phòng một số
bệnh, đồng thời hỗ trợ trong điều trị các bệnh nan y, hiểm nghèo nhờ hoạt tính sinh
học cộng hưởng của nghệ và dứa.
 Tại xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nghệ được xem là cây trồng mũi
nhọn nhờ hiệu quả kinh tế cao nổi bật so với các loại cây khác. Nhiều gia đình từ
nghèo khó đã vươn lên làm giàu từ nghệ. Theo người dân nơi đây, trồng nghệ chi phí
thấp, dễ chăm sóc, mỗi ha đạt sản lượng 30 tấn, thu lãi 150 triệu đồng. Vì vậy từ năm
2016 trở lại đây, nhiều hộ chuyển sang trồng nghệ. Các sản phẩm từ nghệ Của xã Chí
Tân đã và đang khẳng định được thương hiệu và được tiêu thụ rộng rãi cả thị trường
trong nước và nước ngoài như Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Thái Lan,,,

22. Xuyên khung


21.1. Giá trị sử dụng:
• Tên khoa học: Rhizoma Ligustici wallichii
• Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Ligusticum
wallichii Franch.), Họ Hoa tán(Apiaceae).
• Mô tả: Thân rễ (quen gọi là củ) có hình khối méo mó, nhiều dạng, đường kính 2 cm đến 5 cm,
có nhiều u không đều nổi lên. Bề ngoài màu nâu đất, có nếp nhăn, xù xì, có vết tích của rễ con
còn sót lại. Phía đỉnh có vết thân cây cắt đi, hình tròn, lõm xuống. Chất cứng, khó bẻ gãy. Mặt cắt
ngang màu vàng nâu. Mùi thơm, vị cay hơi tế.
• Công dụng:
Xuyên khung được dùng để chữa nhức đầu, hoa mắt, chữa phong
thấp, bệnh phụ nữ khi đẻ xong ra nhiều rong huyết. Theo đông y của
74
Trung Quốc thì loại cây này được dùng nhiều trong việc chữa trị kinh
nguyệt không đều, đau bụng, đau vùng ngực, đau đầu.Điều trị những bệnh  tắc nghẽn mạch não,
đánh tan máu cục. Giúp điều trị các bệnh loãng xương, các bệnh về răng miệng, an thần.
• Tác dụng dược lý chính:
- Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối: có tác dụng chống huyết
khối in vitro, làm giảm độ dài của huyết khối, giảm trọng lượng khô và
ướt của huyết khối. Tetramethylpyrazin ức chế ADP gây kết tập tiểu
cầu; đồng thời giải kết tập tiểu cầu (depolymerization).
Tetramethylpyrazin làm giåm số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân mạch
vành và tính kết tập của nó. Cơ chế tác dụng trên chức năng tiểu cầu và
sự hình thành huyết khối của Tetramethylpyrazin là thông qua điều tiết
sự cân bằng TXA2/ PGI2. Tetramethylpyrazin ức chế tổng hợp TXA2,
chủ yếu thông qua ức chế TXA2 synthase, tác dụng này phụ thuộc vào
liều; tăng cường các chất kiểu PGI2 ức chế kết tập tiểu cầu ở thỏ,
nhưng không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzym COX và PGI2.
Tetramethylpyrazin còn thông qua chẹn kênh Ca2+ (nội lưu) và tăng
nồng độ Camp trong tiểu cầu mà có tác dụng chống kết tập tiểu cầu.
 Acid ferulic tiêm tĩnh mạch có tác dụng ức chế ADP và
collagen gây kết tập tiểu cầu.Acid ferulic trực tiếp ức chế
tiểu cầu giải phóng TXA2, làm tǎng PGI2 thành động
mạch và hoạt tính của nó.
- Chống thiếu máu não: tetramethylpyrazin dễ dàng thấm qua hàng rào
máu não, trên các thí nghiệm gây tổn thương 1 phần hoặc toàn bộ não
bằng mô hình thiếu máu não – tái tưới máu thực nghiệm có tác dụng
bảo vệ rõ rệt. Có tác dụng bảo vệ tim, phổi hồi phục sau thiếu máu não
tưới máu lại, dùng sớm tỷ lệ phục hồi não thành công được cải thiện
đáng kể.
- Chống thiếu máu cơ tim: tetramethylpyrazin trên mô hình nhồi máu cơ
tim do thắt mạch vành làm giảm diện tích vùng nhồi máu, giảm mức
độ tổn thương cơ tim; trên mô hình thiếu máu cục bộ cơ tim ở thỏ và
chuột do vasopressin làm cải thiện tình trạng thiếu máu qua quan sát
trên điện tâm đồ; trên mô hình thiếu máu – tưới máu lại có tác dụng dự
phòng các tổn thương cơ tim thỏ và chuột cống trắng, cải thiện khả
năng tống máu của tim tổn thương, tăng áp lực tâm thất trái (LVP),
giảm tỷ lệ phát sinh loạn nhịp, giảm tỷ lệ tử vong. Tác dụng chống
thiếu máu cơ tim của tetramethylpyrazin chủ yếu là thông qua giãn
mạch vành, tăng lưu lượng mạch vành, cũng như bảo vệ ty thể tế bào
tim.
- Giãn mạch, hạ huyết áp: Tetramethylpyrazin làm giãn động mạch chó
cô lập (như động mạch đùi, động mạch vành, động mạch mạc treo...),
trong đó tác dụng giãn động mạch đùi là mạnh nhất; làm tăng lưu
lượng tuần hoàn não chó gây mê, giảm sức cản mạch rõ rệt; hạ huyết
áp động mạch phổi chó gây mê, giảm sức cản mạch phổi, giảm rõ rệt
phản ứng với norepinephrin của động mạch phổi chuột cống trắng cô
lập. Alcaloid, các phenolic và tetramethylpyrazin có tác dụng ức chế
KCl và nor-epinephrin gây co động mạch chủ ngực thỏ cô lập.
- Tác dụng kháng khuẩn: ức chế đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh
như thương hàn, vi khuẩn tả hay shigella sonnei. Điều này cho thấy
dược liệu có tính kháng khuẩn, kháng sinh.
75
- Trên cơ trơn tử cung: làm tăng nhu động tử cung thỏ mang thai cô lập,
nhưng liều cao lại làm tử cung liệt, ngừng co bóp. Thành phần butenyl
lacton và butyl lactone trong xuyên khung có tác dụng ức chế mạnh co
thắt tử cung. Acid ferulic và các thành phần lacton trung tính cũng có
tác dụng giải kinh (chống co thắt).
Tóm lại, công năng hành khí chỉ thống của xuyên khung có liên quan
đến tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, chống thiếu máu cơ
tim, chống thiếu máu não, chống hình thành huyết khối... là cơ sở ứng
dụng điều trị để điều trị đau tức ngực, đau đầu, đau bụng kinh, trưng
hà tích tụ, hiện thường được dùng trong điều trị bệnh mạch vành, nhồi
máu não,chấn thương não thất ngôn, hyperviscosity (tăng độ nhớt
máu), bệnh tâm phế, kinh nguyệt không đều, đau đầu.
Tetramethylpyrazin, acid ferulic là thành phần hoạt chất chính của
xuyên khung.
21.2. Giá trị thương mại:
Hiện nay dược liệu xuyên khung được sử dụng rộng rãi với nhiều dạng sản phẩm trên thị
trường như : rễ củ xuyên khung phơi khô, cao khô dược liệu xuyên khung, hay ở phối hợp trong
sử dụng trong các sản phẩm thuốc bào chế bằng phương pháp hiện đại như bảo xuân, mạch vành
win win (sao thái dương), xuyên hương…
Xuyên khung có nhiều công dụng trong việc chữa trị bệnh nên ngày càng được mọi người
ưa chuộng sử dụng. Vì thế mà ngày càng nhiều cơ sở bán xuyên khung và giá của mỗi cơ sở bán
cũng khác nhau. Giá xuyên khung khô trên thị trường dao động trong khoảng: 350.000 -
400.000đ/kg
Các chế phẩm hiện đại: Viên nang PQA Xuyên Khung Tế Tân
và các sản phẩm nổi tiếng khác có thành phần là xuyên khung.
21.3. Tiềm năng khai thác:
• Từ thời xa xưa xuyên khung là vị thuốc có nhiều công dụng lớn đối với
sức khỏe con người. Nó đã được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc đông y từ lâu và vẫn được
sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay ví dụ như: Tứ vật thang, cao đặc xuyên khung,... Trong khi đó
vẫn còn những công năng của xuyên khung mà ta vẫn chưa khám phá hết.
• Hiện nay xuyên khung đã được coi là loại thuốc hàng đầu để điều trị các
loại đau đầu như: do gió lạnh hoặc gió nóng, phong hàn ẩm thấp, huyết ứ, thiếu máu,.. và bào chế
dưới dạng viên nang, cao đặc,... thuận tiện cho sử dụng, bảo quản, vận chuyển. Hay nói cách
khác xuyên khung đã có thể phân bố rộng rãi hơn đến mọi nơi, mọi người dân Việt.
• Cây thích hợp trồng và phát triển tốt ở những vùng cao như ở Lào Cai(
sapa) cây đã có sẵn tại tỉnh này từ trước. Nhờ những tính năng ưu việt của vị thuốc mà những
năm gần đây vùng trồng của xuyên khung đã đc nhân lên rộng rãi trên nhiều tỉnh thành có thể kể
đến như: Ngọc Linh (Kon
Tum), Nam Trà My (Quảng Nam), Phó Bảng (Hà Giang), Sìn Hồ (Lai
Châu),... nhưng đặc biệt phát triển nhất vẫn là ở Lào Cai.
• Không chỉ vậy, xuyên khung cũng là một dược liệu có giá trị kinh tế
cao, dễ trồng, nhanh cho thu hoạch và có đầu ra ổn định đó là những
nhân tố, tiềm năng lớn để chúng ta ngày càng phát triển và mở rộng quy
mô hơn nữa.
• Thực tiễn cho thấy từ trước xuyên khung vẫn là một mối quan tâm lớn và luôn dần đi lên. Ngay
từ năm 2011: huyện Bát Xát trồng được hơn 30 ha cây Xuyên khung, năng suất trung bình 5 – 6
tạ/ha. Với giá bán 70.000 –  75.000 đồng/kg, mỗi ha sau khi trừ chi phí sẽ thu lãi 30 – 35 triệu
đồng/vụ. Anh Ly Sa Giờ, thôn Mò Phú Chải, xã Ý Tý cho biết: Cây
Xuyên khung sau trồng 8 – 9 tháng thì cho thu hoạch và nhân dân tự để
76
giống trồng vụ sau, nên chi phí đầu tư thấp, nhưng hiệu quả kinh tế cao.
Đây là nguồn thu đáng kể cho nhân dân vùng cao, bởi cây Xuyên khung
là loại cây dược liệu dễ trồng, không tốn công chăm sóc, nhanh cho thu
hoạch, chi phí đầu tư phân bón thấp và ít bị sâu bệnh hại, hơn nữa có thể
trồng xen dưới tán các vườn trồng cây ăn quả ôn đới như đào, mận, lê...
để tăng hiệu quả sử dụng đất và hạn chế cỏ dại. Đến năm 2012: huyện Bát Xát đã quy hoạch mở
rộng vùng trồng ra các xã: Pa Cheo, Trịnh Tường, A Mú Sung, một số thôn vùng cao của xã Cốc
Mỳ... và tăng thêm diện tích mỗi năm 20 - 30 ha, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở
vùng cao Bát Xát.

23. Trinh nữ

                  22.1)         Giá trị sử dụng

- Tác dụng dược lý:

• Ức chế sự phát triển của khối u xơ: Chất chiết xuất từ cây TNHC và phần alkaloid (6 -
hydroxycrinamidine tinh khiết) ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào ung thư.

• Kích thích hệ miễn dịch: Thân và lá có hiệu quả kích thích sự phát triển tế bào miễn dịch, tăng sinh tế
bào Lympho T, phục hồi tái tạo tế bào bạch cầu ưa acid, bạch cầu hạt trung tính.

• Ức chế tế bào ung thư tiền liệt tuyến: Hoạt chất sinh học Crinafolidine, Paratorimin, Crinafoline ức chế
tế bào ung thư, chữa phì đại lành tính tuyến tiền liệt, nhạy nhất là tế bào BHP-1.

• Bảo vệ tế bào thần kinh: Trong thử nghiệm điều trị với cao chiết Trinh nữ hoàng cung trên chuột bị
tiêm Trimethyltin (chất có độc tính cao đối với hệ thần kinh trung ương). Kết quả cho thấy Trinh nữ
hoàng cung có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh.

• Chống oxy hóa: Chiết xuất của cây cho thấy khả năng chống oxy hóa khá cao, với chỉ số ORAC (chỉ
số đo lường khả năng hấp thu gốc oxy hóa) là 1610 ± 150 μmol TE/g.

• Kháng khuẩn: Sinh tổng hợp các hạt nano bạc (AgNPs) và các hạt nano vàng (AuNPs) bằng cách sử
dụng dịch chiết nước từ lá C. latifolium.

               22.2)         Giá trị thương mại

- Dược liệu tươi: được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa trị nhiều bệnh.

• Bài thuốc giảm đau khớp chữa chấn thương, tụ máu bầm: Hái lá tươi đem về rửa sạch, xào nóng, đắp
vào khu vực cần điều trị. Lấy thân hành về đem nướng cho nóng. Giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị
sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2–3 lần.

• Chữa viêm loét dạ dày, u vú: Hái 3 lá tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén
nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày.

• Trị viêm họng hạt: Rửa sạch lá cây trinh nữ, rễ cây dằng xay, lấy một ít muối hạt nhai chung với hai
thảo dược trên, nhả bã sau khi nhai. Khi nhai như vậy, lượng nước tiết ra từ thảo dược thấm vào cổ họng
giúp loại bỏ hoàn toàn viêm họng hạt. Sử dụng ngày 2 lần, tình trạng ho, rát cổ sẽ được cải thiện.

• Trị mụn nhọt: Lấy một ít lá hoặc củ, giã nát rồi đắp vào khu vực bị mụn nhọt khi thuốc còn nóng.
77
- Dược liệu khô: được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa trị nhiều bệnh

• Điều trị u xơ tử cung, rong kinh, đau bụng: Sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g hạ thảo khô, 12g rễ cỏ
xước, 8g hoàng cầm, 6g hương tư tử. Sau đó chia nước đặc thành 3 phần đều nhau và uống trong ngày.
Hoặc dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g lá trắc bách đã sao đen, 6g hương tư tử đem đi sắc và uống
mỗi ngày 1 thang. Hoặc sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung với một lượng nước vừa đủ. Đến khi nước cô
đặc thì tắt bếp, chờ cho nước âm ấm hơn thì uống. Nên chia lượng nước thành 2 - 3 lần uống trong ngày
và tốt hơn khi uống nóng.

• Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm: Củ (thân hành) trinh nữ hoàng cung, huyết giác, lá cối
xay, dây đau xương mỗi loại 20g và quốc lão 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

• Chữa viêm loét dạ dày, u vú: Hoặc dùng 200g lá khô sắc uống tương tự như khi dùng lá tươi.

• Điều trị viêm phế quản, ho: Lấy 20g trinh nữ hoàng cung, 20g tang bạch bì, 6g cam thảo đất, 10g ô
phiến. Nấu với 1 lít nước, còn khoảng 300ml thì ngưng. Chia uống 2 lần/ngày, sử dụng đều đặn trong
vòng 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm.

• U xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi: Sắc 20g lá trinh nữa hoàng cung uống làm 2–3
lần trong ngày. Hoặc lá trinh nữ hoàng cung 20g, xa tiền tử 12g, hương tư tử 6g. Sắc nước uống, mỗi
ngày dùng 1 thang. Hoặc huyết giác và lá trinh nữ hoàng cung mỗi vị 20g, rễ ngưu tất nam 12g, ba kích
(sao muối) 10g, hương tư tử 6g. Nấu nước đặc uống 2–3 lần trong ngày.

• Trị mụn nhọt: Hoặc trinh nữ hoàng cung và bèo cái mỗi loại 20g, cườm thảo đỏ 6g. Mỗi ngày sắc 1
thang, chia thuốc uống vào buổi sáng, trưa, tối. Hoặc lá trinh nữ hoàng cung 20g, cườm thảo đỏ 6g, kim
ngân hoa 20g. Sắc thuốc chia làm 2–3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

• Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung: Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi vị 20g, lá đu
đủ (phơi khô) 50g, xuyên điền thất 10g. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia
thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính

- Dược phẩm:

• Thuốc Crila: Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Dược sản xuất

• Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Trinh nữ hoàng cung - Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen sản xuất.
Nga phụ khang - Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế - ICM sản xuất

- Giá trị khác: Trinh nữ hoàng cung còn được dùng để làm cảnh, trồng trong vườn vì hoa to đẹp, thơm. 

              22.3)         Tiềm năng khai thác

Trinh nữ hoàng cung là một trong số những dược liệu quý được thế giới công nhận và có tiềm năng phát
triển rất lớn. Đồng thời, Trinh nữ hoàng cung là một trong ba sản phẩm quốc gia, là điều kiện tốt cho
các dược liệu phát triển ở tầm cao mới, từ việc đầu tư mở rộng sản xuất cũng như chính sách sử dụng
sản phẩm. Trinh nữ hoàng cung được TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Công ty TNHH Thiên
Dược cùng các cộng sự thực hiện nghiên cứu từ năm 1990. Thành quả đem lại là cả một quy trình khép
kín, từ thuần chủng giống, phát triển vùng nguyên liệu (bảo đảm đúng tiêu chuẩn an toàn sinh học) đến
chiết xuất, bào chế thành công viên nang Crila.Hiện nay, công ty cũng đã phát triển vùng trồng cây
Trinh nữ hoàng cung - được cục quản lý dược Bộ Y tế chứng nhận vùng trồng đạt tiêu chuẩn “Thực
hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới (GACP-WHO), ở
Ðồng Nai, Bình Dương và Phú Yên đủ nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước. Xây dựng mô hình vùng
78
nguyên liệu tập trung trồng cây Trinh nữ hoàng cung tại Hải Dương và nghiên cứu sản xuất viên nang
cứng Harcrilas từ lá cây trinh nữ hoàng cung quy mô công nghiệp để điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Qua
kiểm tra chất lượng nguyên liệu lá TNHC tại Viện Dược liệu – Bộ Y tế khẳng định cây TNHC trồng tại
Hải Dương có hoạt chất, hàm lượng Alcaloid toàn phần đạt tỷ lệ cao so với quy định.

24. Hoài sơn


23.1 Giá trị sử dụng
 Bộ phận dùng: 
Rễ củ (Tuber Dioscoreae persimilis) phơi sấy khô của cây Hoài Sơn (Củ Mài).
Rễ củ phình to có nhiều hình dạng, thường có hình trụ, thẳng hay cong, dài từ 5 cm trở
lên, có thể dài tới 1m, đường kính 1 - 3 cm, có thể tới 10 cm, mặt ngoài màu vàng nâu,
nhẵn, chất chắc, vết bẻ có nhiều bột màu trắng ngà, không có xơ.
 Công dụng và liều dùng
Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng
vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát.
Hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, viêm
ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen, bệnh tiểu đường, di tinh,
di niệu, bạch đới.
Liều dùng: ngày uống 10 – 20 g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. Thường dùng phối
hợp với các vị thuốc khác.
 Ngoài tác dụng làm thuốc Hoài Sơn còn được chế biến thành các món ăn như: Bột sữa Hoài Sơn,
bún Hoài Sơn, chè làm từ Hoài Sơn, thêm vào các món như canh, cơm chiên...
23.2 Giá trị thương mại
Hoài Sơn(Củ Mài) vừa là một loại thực phẩm tươi ngon vừa là một loại dược liệu cực
kì quý giá đối với sức khỏe. Tuy nhiên, giá Hoài Sơn(Củ Mài) không quá đắt đỏ, ngược
lại rất phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.
Giá củ mài trên thị trường hiện nay giao động từ 85.000đ - 150.000 vnđ/kg với Hoài
Sơn tươi. Đối với Hoài Sơn khô thành phẩm thì giá giao động từ 200.000 – 400.000
vnđ/kg tùy vào chất lượng. Ngoài ra, tùy thuộc vào yếu tố mùa vụ, nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm. Và cả giá bán chênh lệch giữa các cửa hàng do nguồn gốc nhập và các chi phí
vận chuyển phát sinh.

Bảng giá thành Hoài Sơn trên thị trường

Hoài Sơn tươi 85.000đ – 150.000 vnđ/kg

Hoài Sơn khô thành phẩm 200.000 – 400.000 vnđ/kg


Bột Hoài Sơn 300.000 – 400.000 vnđ/kg

23.3 Tiềm năng khai thác


 Hoài sơn là một vị thuốc đã được sử dụng từ hơn 2000 năm trước và là một vị thuốc bổ độc đáo
do khả năng bổ dưỡng Tỳ âm và Tỳ dương. Vì vậy mà nhiều bài thuốc bổ đều có xuất hiện Hoài
sơn. Đặc biệt trong các chế phẩm Đông y phổ biến như Hoàn bát vị bổ thận dương, Hoàn lục vị
bổ thận âm, và sản phẩm chuyển dạng bào chế của Bổ thận dương và Bổ thận âm là viên nang
cứng Kidneycap, Kidneyton, Hoài sơn đóng vai trò khá quan trọng, với tác dụng bồi bổ Tỳ-
Thận,  phối hợp với các vị thuốc khác tạo được hiệu quả điều trị cao
79
 Hiện nay, ở Việt Nam, vị thuốc Hoài sơn vừa được khai thác trong tự nhiên, vừa do
trồng trọt.  Kỹ thuật trồng Khoai mài khá đơn giản, chăm sóc dễ dàng, nhân công ít, vốn đầu tư
thấp nhưng lại cho thu nhập cao hơn so với trồng cây rừng, cây ăn quả hay chăn nuôi. Ngoài giá
trị làm thuốc, củ mài còn là nguồn cung cấp tinh bột có giá trị bổ dưỡng cao, giá trị đem lại cao
hơn trồng lúa và ngô từ 1,5 đến 2 lần. Theo tính toán, thu nhập từ việc trồng, chế biến và bán ra
thị trường của cây dược liệu Hoài Sơn (hay còn gọi là củ mài) trung bình 1 cây cho khoảng từ 3
đến 7kg củ, tương đương với 16 tấn/ 1000m2 . Hoài sơn là cây dược liệu chịu hạn tốt, ít sâu
bệnh, năng suất cao và thích hợp trồng xen trong vườn cao su, điều, và hơn hết đầu ra rất ổn định
và có giá bản cao.
Sau đây là một số mô hình trông hoài sơn ở Việt Nam hiện nay:

Mô hình trồng hoài sơn tại xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của gia đình

anh Nguyễn Quốc Tuấn
Hiện tổng diện tích trồng của anh Tuấn vào khoảng 14 ha. Giá thu mua củ khoai mài tại vườn là 13.000
đồng/kg, không hạn chế số lượng. Năng suất bình quân được định lượng sơ bộ là trên 2 kg/gốc. Sản
lượng dự kiến khoảng 50 – 60 tấn/ha. Với giá 13.000 đồng/kg theo hợp đồng bao tiêu của công ty cung
cấp cây giống thì doanh thu giao động từ 650 triệu đến 800 triệu đồng/ha. 
 Mô hình trồng cây hoài sơn ở xã Đắk Nuê (huyện Lắk)
Gia đình ông Nguyễn Xuân Chiến (buôn K’Diê 2) là hộ đầu tiên đưa cây hoài sơn vào sản xuất.
 Trung bình mỗi bụi cho từ 3 kg củ trở lên, đạt năng suất 8 tấn củ tươi/sào, với giá bán 10 – 15 nghìn
đồng/kg. Gia đình ông thu lãi 50 triệu đồng/sào. Ông cung
cấp sản phẩm tươi và khô cho các đơn vị như Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây,
Công ty Dược phẩm Đông Á. ..Ông Chiến dự định liên kết với người dân mở rộng lên 20 ha và bao tiêu
sản phẩm trong thời gian tới.
 Mô hình trồng cây hoài sơn làm dược liệu của anh Lê Khả Hoàng, ở thôn 1 – Tân Sơn, thị trấn
Kim Tân, huyện Thạch Thành
Kết quả xét nghiệm cho thấy, củ hoài sơn do gia đình anh trồng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, hàm lượng
các chất allatoin và diosgenin có tác dụng làm lành vết thương, chống viêm và tổng hợp nội tiết tố cao.
Do đó, toàn bộ sản phẩm hoài sơn sau khi thu hoạch và sơ chế đã được Công ty Dược Trường Thọ bao
tiêu. Ước tính trên diện tích 2 ha này, với mức giá 50 nghìn đồng/kg, gia đình anh Hoàng thu về gần một
tỷ đồng. Hiện gia đình anh tiếp tục đầu tư vốn mở rộng diện tích lên 5 ha.

25. Ba kích
24.1 Giá trị sử dụng
Ba kích là cây thuốc quý, có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Một số bộ phận của cây được
sử dụng làm dược liệu chữa các bệnh phong thấp, giảm huyết áp, bổ dương. Một số món ăn cũng sử
dụng ba kích làm nguyên liệu chế biến như một thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe.
Có rất nhiều cách sử dụng ba kích, thông thường người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà
hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu .rượu ba kích là một
loại đồ uống phổ biến của người Việt Nam, đặc biệt là nam giới khá ưa chuộng nó vì hương vị thơm
ngon và những lợi ích đối với sức khỏe do rượu ba kích đem lại. 
24.2 Giá trị thương mại
Nhờ phát triển cây dược liệu (ba kích) mà nhiều hộ đồng bào thiểu số của các xã ở huyện miền núi Tây
Giang (Quảng Nam) có thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo để vươn lên. 
Giá thị trường hiện tại là từ 200.000 – 300.000 VND/kg.

80
Tại vùng trồng Ba kích ở tỉnh Bắc Giang, đến tháng 11/2020 sau 3 năm trồng, kết quả thử nghiệm mỗi
gốc Ba kích tím cho 2,0-2,5kg củ/gốc, nếu đủ thời gian 5 năm (thời gian thu hoạch thông thường 3-5
năm) chắc chắn mỗi gốc sẽ cho thu hoạch 3,0-3,5 kg củ/gốc
Trong lĩnh vực dược liệu: 
 Rượu ba kích giao động từ 150.000đ đến 190.000đ/lít
 Cao ba kích giá giao động từ 200 nghìn- 500 nghìn/ hộp 200g
24.3 Tiềm năng khai thác 

 Trước năm 1975, ba kích mọc hoang tự nhiên trong rừng, mỗi năm có thể thu mua hàng chục tấn.
Việc khai thác quá mức và rừng thường xuyên bị tàn phá đã làm cho cây thuốc này trở nên hiếm.
Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, các vùng trồng ba kích đã được xây dựng ở Quảng Ninh,
Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,...
 Mô hình “Trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán rừng” ở huyện miền núi Sơn Động (Bắc Giang)
đã mở ra hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Trên diện tích hơn 2 ha,
các hộ tham gia mô hình đã trồng khoảng 1,5 vạn cây ba kích được nhân giống từ hom thân. Sau
2,5 năm, chiều dài củ thường đạt khoảng 10 – 15 cm, đường kính củ 5 - 6 mm; khối lượng củ ước
đạt 0,5 - 0,6 kg/gốc. Đặc biệt, tại một số vị trí đất bãi, đất vườn do điều kiện chăm sóc thuận lợi
nên cây ba kích sinh trưởng tốt hơn, số lượng, kích thước, trọng lượng củ lớn hơn, ước đạt 1,0
kg/gốc.
 Xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, có diện tích trồng ba kích là 20ha (năm 2018
trồng 5ha; 2019 trồng 15ha).
 Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, diện tích cây ba kích hơn 332ha, chủ yếu tại xã Lăng và
một phần Tr’Hy, cho sản lượng khoảng 50 - 60 tạ/ha/5 năm.
 Triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc Cơ chế khuyến khích - Quy hoạch
bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, từ năm 2017 đến 2020, UBND huyện Đông
Giang triển khai mô hình trồng cây ba kích tím dưới tán rừng. Mô hình được triển khai trên địa
bàn 10 thôn/10 xã và thị trấn của huyện với 345 hộ tham gia. Sau 4 năm thực hiện, diện tích rừng
ba kích trồng mới tăng 62,7 ha (năm 2017 trồng 12,3 ha; năm 2018 trồng 12,4; năm 2019 trồng
16,0 ha và năm 2020 trồng 22,0 ha).
 Ba kích tím sau 3 năm sinh trưởng và phát triển, ba kích có thể thu hoạch, lấy toàn bộ rễ cây.
Theo đó, loại rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt nhất, có giá bán khá cao trên thị trường. Cây
ba kích được đánh giá là cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người nông
dân. Bình quân, mỗi hốc ba kích cho từ 1-1,5 kg ba kích tươi, với giá bán từ 200.000 - 250.000
đồng/kg tươi tại vườn, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt. Hiện
nay ba kích được nhiều cơ sở dược liệu, cửa hàng thuốc đông y bán, dao động từ 250-280.000
đồng/kg (loại tươi) và 400.000-450.000 đồng/kg (loại khô).
 Tuy vậy, các sản phẩm sản xuất từ Ba Kích mới chỉ tồn tại dưới dạng củ thô hoặc ngâm rượu
(không thích hợp cho những người không uống được rượu hay phải kiêng rượu, hơn nữa tiêu thụ
nhiều rượu còn gây hại cho sức khỏe),… điều này gây cản trở việc thương mại sản phẩm tới tay
người tiêu dùng. 
 Nhiều nghiên cứu khoa học lại chỉ ra tác dụng chống loãng xương, chống oxy hóa trong rễ ba
kích. Thế nhưng, trên thị trường chưa có dạng bào chế nào của được ba kích khai thác cho mục
đích phòng, chống loãng xương.  Hơn nữa, nhược điểm của anthraquinone là khó tan trong nước,
trong khi đó, các phân tử nhỏ iridoid dễ bị đào thải khỏi cơ thể. => Hệ dẫn thuốc nano là một giải
pháp tối ưu để dẫn thuốc vào cơ thể

81
THẦY TUẤN 2
1. Diệp hạ châu 1
2. Hòe4
3. Đại hồi 7
4. Tràm 10
5. Sinh địa 13
6. Bạch chỉ 16
7. Cát cánh 22
8. Đương quy Nhật Bản 24

K72.2 : Giá trị sử dụng, giá trị thương mại và tiềm năng khai thác của cây Củ mài
K72.2 : Giá trị sử dụng, giá trị thương mại và tiềm năng khai thác của cây Ngưu tất
K70 : Giá trị sử dụng, giá trị thương mại và tiềm năng khai thác của cây Nghệ vàng
K68. Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng, khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và thành phần hóa học
của cây Atiso. 

TỔ 2:
1. Diệp hạ châu
a. Giới thiệu chung
 Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu ( Euphorbiaceae).
 Tên gọi khác: Chó đẻ răng cưa, trân châu thảo, diệp hòe thái, lão nha châu, cỏ trân châu,...
b. Đặc điểm thực vật
 Cây thân thảo sống hằng năm hoặc lâu năm, thân gỗ ở gốc, nhẵn, mọc thẳng đứng, mang
cành thường có màu hồng đỏ.
 Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy; không có cuống hoặc cuống lá rất
ngắn
 Hoa mọc ở kẽ lá, trên cùng một cành có hoa đực riêng, hoa cái riêng, màu đỏ nâu. Hoa không
có cuống hoặc cuống rất ngắn
 Quả nang thuôn dài, màu hồng nhạt, rộng và có rãnh ở gốc, treo lủng lẳng dưới lá.
 Mùa ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6, đậu quả từ tháng 7 đến tháng 12.
c. Thành phần hóa học: Diệp hạ châu có các thành phần:
 Flavonoid: rutin, quercetin, Kaempferol, isoquercetin, quercitrin, isoquercitrin…
 Alcaloid: isobubialin, epibubialin, elagitanin; acid ascorbic…
 Các hợp chất: hypophyllanthin, niranthin, phylteralin, nitetralin, lignan…
d. Phân bố: Diệp hạ châu mọc hoang ở khắp nơi nước ta và ở các vùng nhiệt đới, có mặt tại các
vùng bản địa Đông Á. Thường gặp ở Ấn Độ, ở tất cả các vùng đồng bằng, trong rừng mọc
ven các địa phương ẩm, râm mát.
d. Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để làm thuốc.
d. Giá trị thương mại, giá trị sử dụng
 Trong thực phẩm: Diệp hạ châu được sử dụng làm trà và các thực phẩm chức năng:
82
 Trà thảo dược Diệp hạ châu: có tác dụng giải khát, thanh lọc, giải độc gan, người gặp
các vấn đề về gan như xơ gan, viêm gan B, người bị mụn nhọt do nóng gan.
 Thực phẩm chức năng: Viên uống bổ gan Diệp Ha ̣Châu có khả năng bảo vệ, củng cố
và đẩy nhanh quá trình tái tạo lại tế bào gan nếu gan bị hoạt động quá mức.
 Trong y học hiện đại:
 Trong điều trị viêm gan: Các công trình nghiên cứu trong nước và cả nước ngoài
(Ấn Độ, Nhật Bản…) đã chứng minh công dụng giải độc gan và điều trị bệnh viêm
gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi B của các hoạt chất có trong Diệp hạ châu. 
 Trong điều trị giải độc: Người dân đã dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt,
lở loét, đinh râu, rắn cắn, ký sinh trùng hệ tiêu hoá. Theo kinh nghiệm dân gian, Diệp
hạ châu có thể trị các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm da, viêm âm đạo, giang mai…
 Trong điều trị bệnh đường tiêu hoá: Khả năng kích thích trung tiện, trị chứng rối
loạn tiêu hóa, đau dạ dày. Người Ấn Độ cũng dùng cây thuốc để chữa các bệnh vàng
da, viêm gan, táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng và thương hàn. 
 Trong điều trị bệnh đường hô hấp: Dùng để điều trị các bệnh trên đường hô hấp
như ho, lao phổi, viêm phế quản, hen phế quản…
 Trong điều trị giảm đau: Theo nghiên cứu, Diệp hạ châu cho tác dụng giảm đau
mạnh hơn hoạt chất morphin gấp 3 lần và gấp 4 lần so với indomethacin. 
 Trong tác dụng lợi tiểu: Tại một số nước, Diệp hạ châu được dùng để làm thuốc lợi
tiểu, trị phù thũng theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, một alkaloid trong Diệp hạ
châu còn có tác dụng chống co thắt cơ trơn và cơ vân, nên có thể ứng dụng trong điều
trị sỏi thận, sỏi mật.
 Trong điều trị tiểu đường: Một số nghiên cứu trên Diệp hạ châu vào khoảng những
năm 1995, cho thấy tác dụng hạ đường huyết đáng kể khi dùng thuốc trên những bệnh
nhân đái tháo đường trong 10 ngày.
 Trong y học cổ truyền:
 Dược liệu có vị đắng, tính mát; quy vào 2 kinh Can và Phế.
 Công dụng của cây thuốc: Thanh can: giải độc gan hạ men gan; Minh mục: làm sáng
mắt; Lương huyết: làm mát máu; Thẩm thấp; Lợi tiểu: thông tiểu với bệnh nhân ứ
tiểu; Giải độc; Tán ứ; Tiêu viêm, sát trùng; Thông huyết mạch; Điều kinh, thông sữa.
 Một số bài thuốc cổ truyền
 Chữa bị thương ứ máu : Giã một nắm nhỏ lá cành cây Diệp hạ châu và mần tưới, thêm
đồng tiện (nước tiểu trẻ em trai), vắt lấy nước uống và đắp bã vào vết thương. Ngoài
ra, để tăng hiệu quả, có thể hoà thêm 8 – 12g bột Đại hoàng (theo Hoạt nhân toát yếu)
 Chữa lở loét không lành gây thối thịt : Giã nhỏ lá cây Diệp hạ châu và lá thồm lồm với
lượng bằng nhau, thêm 1 nụ đinh hương 1 nụ rồi đắp (theo Bách gia trân tàng).
 Một số sản phẩm từ Diệp Hạ Châu
 Thuốc
 Thực phẩm chức năng
 Hàng hóa tiêu dùng: Trà diệp hạ châu
 Bột rửa mặt trị mụn
g. Tiềm năng khai thác
 Hiện trạng ở nước ta
 Diệp hạ châu hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Bắc Trung Bộ và
Nam Trung Bộ. Trong đó có 2 khu vực trồng diệp hạ châu cho năng suất khá cao và
đang chuyển dần sang quy trình GACP thu được hiệu quả cao và tăng chất lượng diệp
hạ châu ở nước ta lên đáng kể là Cát Tiên (Lâm Đồng) và Phú Yên. 
 Thuận lợi:
 Diệp hạ châu không kén đất, thích hợp nhiều vùng sinh thái

83
 Kỹ thuật đơn giản dễ trồng, dễ chăm sóc
 Mùa vụ ngắn, có thể quay vòng trong năm liên tục
 Chi phí đầu tư thấp, không tốn nhiều công sức lao động
 Nhu cầu trên thị trường lớn nên có nhiều đầu ra
 Khó khăn:
 Không thể trồng ồ ạt và tùy ý vì có thể làm ảnh hưởng hoặc mất các hoạt chất cần
thiết. Do đó cần tuân thủ theo quy trình kỹ thuật và hướng dẫn chuyên môn để mang
lại công dụng tốt nhất.
 Nhu cầu sử dụng lớn nên cần có đủ quỹ đất để gây trồng
 Tiềm năng phát triển
 Theo nghiên cứu của WHO, Việt Nam là một trong những nước mắc các bệnh về gan
cao nhất trong đó viêm gan chiếm tới 20%. Vì vậy nhu cầu sử dụng các chế phẩm để
điều trị các bệnh về gan tăng lên đáng kể, được chú ý và ưu tiên hàng đầu trong chữa
bệnh về gan là diệp hạ châu.
 Các vùng trồng Diệp hạ châu hiện nay đều hướng đến và đạt tiêu chuẩn GACP hay
cao hơn là Organic để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra
nước ngoài.
 Các sản phẩm từ diệp hạ châu trên thị trường cũng khá đa dạng và phong phú như: cao
chiết, trà túi lọc, thuốc…
 Diệp hạ châu có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên cần phải đảm bảo đầu ra để
góp phần trở thành một nguồn dược liệu xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân,
không làm suy kiệt nguồn cây thuốc quý khi khai thác không hợp lý. Đảng và Nhà
nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề này bằng cách duy trì, phát triển, phục hồi và bảo
tồn các nguồn dược liệu và đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo từ trồng cây
dược liệu.
 Tiếp tục nghiên cứu đưa các bài thuốc cổ truyền có sử dụng cây diệp hạ châu phát
triển tạo thành các sản phẩm giúp phòng và điều trị bệnh đồng thời dễ dàng tiếp cận
người tiêu dùng là vấn đề được các công ty quan tâm và hướng đến. 
2. Hòe
Giới thiệu chung
 Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott. Họ Đậu (Fabaceae)
 Đặc điểm của cây:

 Thân gỗ thẳng, chỏm lá tròn, cành cong queo


  Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 9-13 lá chét
 Cụm hoa hình chùy ở đầu cành. Tràng hình bướm
 Quả loại đậu không mở.
 Phân bố: trồng ở 1 số tỉnh miền Bắc nước ta, nhiều nhất ở Thái Bình.
 Bộ phận dùng: chủ yếu là nụ hoa, đôi khi còn dùng Hòe giác (quả hòe)
 Thành phần hóa học
 Nụ: rutin 34%, quercetin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C.
 Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophoricosid,
sophora biosid, kaempferol, glucosid C, rutin 4,3%.
 Hạt chứa 1,75% flavonoid trong đó  rutin 0,5%, một số alkaloid, cytisine, N-methyl cytosine,
sopho carmin, martin. Ngoài ra còn có 8-24% chất béo và galactomannan.
 Ngoài ra còn có ở: Lá chét: 5 – 6% rutin, Cành non: 0,5 – 2% rutin
Giá trị thương mại và  giá trị sử dụng
a. Giá trị thương mại

84
 Hoa hòe còn có thể được dùng dưới các dạng chế phẩm như làm trà, làm viên sủi hỗ trợ bệnh
nhân mắc bệnh trĩ,...
 Chiết xuất rutin trong hòe được sử dụng làm thuốc uống, thuốc tiêm có công dụng giảm lão
hóa thành mạch.
 Sản lượng dược liệu thô 
 1 cây: 10kg nụ khô/năm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật có thể thu 15-20kg nụ
khô/cây/năm
 1 sào (khoảng 30 cây): 150 -180kg nụ khô/năm
 Giá bán 1kg nụ hoè khô: 80.000 đồng/kg (2020). Sang năm 2021, giá nụ hòe khô ở
mức 180.000 - 200.000 đồng/kg. So với năm ngoái, giá hòe đã tăng lên gấp hơn 2
lần. Giá sẽ thay đổi tùy vào từng mùa vụ và thời điểm.
=> Với giá thu mua như hiện tại, mỗi sào hòe sẽ cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm
b. Giá trị sử dụng
 Tác dụng dược lý
 Chống viêm
 Hạ huyết áp
 Hạ cholesterol máu, có tác dụng trong xơ vữa động mạch thực nghiệm
 Cầm máu: rút ngắn thời gian chảy máu
 Tác dụng trên tim mạch: cường tim, giãn mạch vành, cải thiện tuần hoàn
 Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mao
mạch
 Trong y học cổ truyền:
 Nụ hòe sống: Chữa cao huyết áp, đau mắt
 Nụ hòe sao cháy: Chữa xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, tiểu tiện ra máu,
nôn ra máu.
 Bài thuốc trị chảy máu cam: Hòe + Ô tặc cốt, tỷ lệ 1:1. Sau khi sao vàng thì nghiền thành bột
mịn. Mỗi ngày dùng để uống và một ít bột dùng để hít cho mũi.
 Bài thuốc trị cao huyết áp: Hoa Hòe và Hy Thiêm Thảo. Tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng
từ 20g đến 40g mỗi thành phần trong 1 thang thuốc. Sắc cả 2 thành phần và  dùng uống hàng
ngày.
 Trong y học hiện đại:
 Cầm máu trong trường hợp xuất huyết, phòng tai biến mạch máu do bị xơ vữa, tăng huyết áp,
bệnh võng mạc và thiểu năng tuần hoàn não.
 Nguồn nguyên liệu chiết xuất rutin làm thuốc. Rutin dùng để phòng ngừa xơ vữa động mạch,
điều trị suy yếu tĩnh mạch, xuất huyết (chảy máu cam), trĩ.
c. Một số sản phẩm trên thị trường
 Trà hoa hòe
 Viên sủi SAT UCHIN - trong thành phần có rutin được chiết xuất từ hoa hòe
 Bài thuốc Hòe Giác Hoàn
Tiềm năng khai thác
 Phân bố : Khí hậu cận nhiệt và khí hậu nhiệt đới (Trung Quốc, Bắc Mỹ, Nhật Bản,… )
 Ở Việt Nam: trồng nhiều ở Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An và các tỉnh Tây
Nguyên 
 Do phù hợp với điều kiện khí hậu đất trồng ở VN nên cây phát triển khỏe mạnh và hiếm khi
bị nhiễm sâu bệnh mất mùa, đặc biệt là cho hàm lượng Rutin cao
 Trữ lượng: Nước ta có ba vùng trồng hòe chính là Thái Bình (> 4.500 tấn/năm), Nghệ An (>
3.333 tấn/năm) và Tây Nguyên. Cho đến nay chưa có một con số thống kê chính xác sản
lượng nụ hòe trên toàn quốc nhưng với năng suất hòe khô trung bình 1 tấn/ha/năm thì sản
lượng hòe khô trong nước hiện nay ước tính vào khoảng 15.000 tấn/năm
85
 Hàm lượng Rutin trong nụ hòe khô ở từng vùng khác nhau: Tiền Hải, Thái Bình (71,87% -
69,38%) Thái Nguyên 34,03%, Hà Nội 24,94%, Đắk Lắk 32,29 - 32,59%, Móng Cái- Nghệ
An- Hòa Bình- Hưng Yên 30 - 31%
 Trong quyết định số 1976 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thì Hòe hoa là loài dược liệu cần
ưu tiên phát triển ở vùng dược liệu đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung Bộ.

3. Đại hồi
 Tên gọi khác: Đại hồi hương, Hồi, Tai vị, Bát giác hồi hương
 Tên khoa học: Illicium verum, Họ Hồi (Illiciaceae)
 Phân bố: Hồi có nguồn gốc từ vùng Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam
cây có nhiều ở tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Lai Châu, Hà Giang
 Bộ phận dùng: quả

Giá trị sử dụng

 Thành phần: quả hồi chứa catechin, protocatechin, tinh dầu, dầu béo, các chất vô cơ.
 Tác dụng dược lý:
 Quả hồi:
 Đối kháng histamin và acetylcholin, làm giảm độ co thắt cơ trơn ruột
 Chống nọc độc rắn, nâng cao tỉ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự của nhóm động vật
được cho thuốc so với nhóm đối chứng
 Hồi và tinh dầu hồi có tác dụng kéo dài thời gian chịu đựng, làm chậm xuất hiện triệu chứng
khó thở của chuột được cho thuốc so với đối chứng
 Tinh dầu hồi:
 Kích thích tăng cường nhu động ruột, chữa đau bụng và tăng tiết dịch đường hô hấp, dùng
làm thuốc khử đờm
 Ức chế sự phát triển trực khuẩn lao và trực khuẩn rơm B. subtilis
 Thành phần safron chứa trong tinh dầu hồi có tác dụng kích ứng da. Cao chiết từ hồi có tác
dụng ức chế sự phát triển của các bào tử của nhiều loại nấm gây bệnh
 Công dụng:
 Hồi:
 Dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, bụng đầy trướng, thấp khớp và làm thuốc gây
trung tiện, lợi sữa, chữa ngộ độc thức ăn.. Dùng ngoài quả ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức
khớp xương. Lá hồi dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp).
 Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị.
 Theo Đông y, hồi có tác dụng trừ hàn, khai vị, kiện tỳ, tiêu thực, chống nôn, chỉ thống, trừ
phong, sát trùng
 Chiết xuất acid shikimic để tổng hợp chất osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu điều trị
bệnh cúm.
 Làm gia vị thức ăn, làm hương liệu trong bánh kẹo. Hoa hồi làm túi thơm, khử mùi
 Ở Trung Quốc, hồi được dùng chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, chữa thoát vị
 Tinh dầu hồi:
 Cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung
tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa
ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và
ghẻ. 
 Làm gia vị, hương liệu cho sản phẩm thực phẩm.
 Diệt khuẩn, nấm mốc, lại có mùi thơm đặc trưng, được ưa thích cả trong làm đẹp, xông hơi. 
86
Giá trị thương mại

 Giá trị thương mại của quả hồi:


 Làm gia vị trong thức ăn, là 1 trong ngũ vị hương của Trung Quốc, nguyên liệu tạo mùi
hương đặc trưng trong món phở Việt Nam.
 Làm hương liệu sản xuất bánh kẹo, rượu, tạo mùi thơm tự nhiên.
 Chiết xuất acid shikimic để tổng hợp chất osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu điều trị
bệnh cúm.
 Giá trị thương mại của tinh dầu hồi:
 Làm gia vị, hương liệu cho sản phẩm thực phẩm. Hàm lượng cho phép sử dụng tối đa là
0.07%
 Phối hợp với các vị thuốc chữa đau xương khớp, lợi sữa, sản phẩm chăm sóc răng miệng.
 Nguyên liệu tổng hợp các thuốc estrogen (deihylstilbestro, diethylstilbestrol, propionat)

Tiềm năng khai thác

 Tiềm năng khai thác của cây hồi


 Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu Hồi, chiếm 12,1% tổng kim ngạch
xuất khẩu toàn cầu với lượng xuất khẩu 3.703 năm 2009.
 Xuất khẩu chủ yếu đến các nước trong khu vực như Ấn Độ (52,6%), Malaysia (6,2%), Thái
Lan (5,7%), Singapore (4,3%)... xuất khẩu sang nước phương Tây còn hạn chế.
 Một phần hoa hồi Việt Nam xuất thô và tái xuất khẩu sang các nước khác.
 Thu nhập 1 năm của hộ nông dân trồng Hồi có thể từ 40-200 triệu đồng
 Giá hồi tươi năm 2020 từ 35.000 - 40.000 đồng/kg
 Năm 2022 từ 60.000 - 65.000 đồng/kg, giá hồi khô từ 300-400 nghìn đồng/kg.
 Tiềm năng khai thác của tinh dầu Hồi
 Tinh dầu hồi cũng được xuất khẩu với số lượng khoảng 150 - 250 tấn/năm.
 Giá mua bán tinh dầu hồi phục vụ cho xuất khẩu khoảng từ 9.500 - 10.900 USD/tấn.
 Sản xuất: khu vực trồng hồi quy mô lớn Văn Quan - Lạng Sơn trong 1 năm sản xuất, chế
biến và tiêu thụ khoảng từ 7.000-8.000 lít tinh dầu hồi. Giá tinh dầu hồi dao động khoảng
700 - 800 nghìn đồng/lit.

=> Số lượng quả hồi và tinh dầu hồi Việt Nam bán ra thế giới không nhỏ, tuy nhiên hiện nay trên thị
trường thế giới chỉ thấy có thương hiệu hồi Trung Quốc (Chinese anise) mà không thấy thương hiệu
hồi của Việt Nam. 

Việt Nam áp dụng thuế xuất khẩu hồi 0%. Đây là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp xuất
khẩu hồi. Hơn nữa, hồi không nằm trong danh mục quản lý chuyên ngành hoặc cấp phép khi
xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu hồi làm thủ tục hải quan xuất khẩu như bình thường. Có
thể nói, chính sách của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoa
hồi cả về thuế quan và thủ tục hải quan.

4. Tràm
a. Thông tin chung:
 Tràm gió: Melaleuca cajuputi Powell 
 Họ sim: Myrtaceae
 Phân bố: Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải
 Thành phần hóa học:
 Thành phần chính của lá tràm là tinh dầu khoảng 2,25 – 2,5%.
87
 Tinh dầu tràm gió được chưng cất ra có các tinh chất chính là: Cineol (eucalyptol), α-
terpineol, linalool. Tinh dầu tràm để đạt tiêu chuẩn phải có hàm lượng cineol > 40%
(Theo Dược điển Việt Nam 2018).
 Tác dụng Dược lý:
 Theo Y học cổ truyền: Lá tràm có vị cay, tính ấm có công năng phát tán phong hàn,
giảm đau, sát trùng, dùng chữa cảm mạo có sốt, đau nhức xương khớp, đau thần kinh,
tiêu chảy, dùng ngoài chữa viêm da, mẩn ngứa.
 Vỏ cây tràm tính bình, hiệu quả an thần, chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ.
 Theo Y học hiện đại: Hoạt chất Cineol và α-terpineol đều có tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm, chống viêm và chống sung huyết.
b. Giá trị thương mại
 Theo số liệu khảo sát, trên thị trường địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 50% sản lượng
dầu tràm đã đóng chai (dung tích 40ml; 50ml; 80ml; 100ml) với giá khoảng từ  1,5 - 1,8 triệu
đồng/lít (một số cơ sở đã chế biến dưới dạng cao dầu tràm) và khoảng 50% dầu tràm được
bán dưới dạng nguyên liệu (chưa đóng chai) với giá khoảng 800 - 900 nghìn đồng/lít. Việc
kinh doanh sản phẩm dầu tràm được thực hiện nhiều hình thức bán sỉ (chiếm khoảng 50%
tổng sản lượng dầu được sản xuất), bán lẻ và bán hàng qua mạng.
 Năm 2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã đã xây dựng mô hình trồng 6ha cây Tràm
gió ở các địa bàn Hương Văn, Hương Xuân và Hương Chữ  để hình thành vùng nguyên liệu
cung cấp cho các lò chưng cất dầu Tràm trên địa bàn. Đã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ
kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp cho các hộ tham gia mô hình. Từng bước phát
triển vùng nguyên liệu, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, quản lý và quảng bá sản phẩm
cho người dân. Nếu giống cây tràm được đưa vào trồng đại trà sẽ mở ra hướng đi mới trong
việc nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân.

c. Giá trị sử dụng


 Cây Tràm Gió được dùng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu tràm gió (dầu tràm). Dầu Tràm chứa
đến 60% 1,8 – cineole (Cineol), thành phần kháng khuẩn chính tạo nên tác dụng của của dầu.
Dầu tràm gió được phân loại là không độc, không nhạy cảm (mặc dù kích ứng da có thể xảy
ra ở nồng độ cao). Dầu tràm có nhiều tác dụng hữu ích như chữa bệnh đường hô hấp, an thần,
điều trị giun, nhiễm trùng được sinh dục, đuổi côn trùng,…
 Lá tràm phơi khô thường được nhân dân dùng nấu nước uống thay chè có tác dụng kích thích
tiêu hóa, chữa cảm lạnh, ho do viêm.
 Gỗ cây Tràm gió còn được dùng làm cột, sàn nhà, hàng rào, giấy, than… 
 Vỏ cây được dùng làm nguyên liệu để lợp, tráng kín thuyền,…
 Công dụng của tinh dầu Tràm:
 Tràm được dùng trị cảm mạo, phong hàn, phổi lạnh, ho đờm, hen suyễn, tức ngực,
tiêu hóa kém, để làm tăng lưu thông huyết mạch sau khi đẻ, trị phong thấp và đau thần
kinh.
 Lá tràm tươi nấu nước rửa vết thương chống nhiễm khuẩn, bôi lên vết bỏng tránh hiện
tượng phồng nước, tắm chữa mẩn ngứa.
 Tràm được dùng xoa bóp ngoài làm nóng chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi. Cho 1
giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau
bụng.
 Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tinh dầu tràm pha loãng được dùng uống làm thuốc
long đờm trong viêm thanh quản và phế quản và làm thuốc trung tiện, chướng bụng.
 Tinh dầu tràm còn được dùng để xua đuổi muỗi, có ưu điểm hơn tinh dầu sả vì ít bay
hơi hơn, và diệt bọ chét, chấy rận.
88
 Tinh dầu tràm có nhiều tác dụng: kháng nhiều chủng vi khuẩn, chống viêm và giảm
đau, kháng histamin, chống co thắt phế quản, làm thông thoáng đường hô hấp, giảm
ho, long đờm, chống đầy bụng và khó tiêu, chống phù nề, tăng cường quá trình tái tạo
và làm liền vết thương
 Để làm sạch không khí và tạo cảm giác dễ chịu trong nhà, có thể cho vài giọt tinh dầu
tràm vào chén nước nóng hoặc thấm vào miếng bông gòn đặt ở các góc nhà.
 Chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu: Dùng bông gòn tẩm dầu tràm thoa trực tiếp lên da
và các vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi
sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, nên thoa dầu tràm trà trực
tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm trà vào sữa
rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
  Chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng: Nhỏ 3 giọt
tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
Ngoài ra, thêm 1 giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Cần lưu ý tuyệt đối không được uống dung dịch này.
 Trị gàu cho da đầu và nấm bàn chân: Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị
gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có
tinh dầu tràm, nang tóc và da đầu sẽ được “khơi thông”. Tóc giữ được độ ẩm và ngăn
ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Khi bị nấm bàn chân, dùng dầu tràm thoa vào
vùng tổn thương.
 Làm sạch và dưỡng da: Hàng ngày nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và
ngâm mình trong 30 phút, mỗi tuần 2 lần. Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên
chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước
khi đi ngủ để giúp cho da mềm mại và mịn màng. Ngoài việc làm sạch và dưỡng da,
loại tinh dầu này còn khiến cơ thể được thư giãn sau khi một làm việc căng thẳng.
d. Tiềm năng khai thác Tràm giá tại Việt Nam
 Điểm mạnh: 
 Phân bố tự nhiên ở Việt Nam, diện tích rừng lớn: 
 Sinh trưởng tốt trên địa hình xấu (đất cát khô cằn, vùng đất sình lầy)
 Trồng và chăm sóc không phức tạp
 Các bộ phận của cây đều có giá trị thương mại, hiệu quả kinh tế cao hơn 1,5 lần so với
trồng lạc và trồng sắn.
 Thu hoạch ít nhất 2 lần/năm và kéo dài 20 năm
 Bảo vệ môi trường
 Có ý nghĩa về văn hóa
 Điểm yếu:
 Hàm lượng tinh dầu thấp hơn tràm 5 gân
 Nguồn ngoài tự nhiên sắp cạn kiệt
 Chưa có nhiều vùng trồng đạt tiêu chuẩn, đa số diện tích trồng và chưng cất theo hộ
nhỏ lẻ.
 Sản phẩm đầu ra đa số chưa được tinh chế
 Cơ hội:
 Chính quyền địa phương quan tâm và đưa ra chính sách hỗ trợ
 Người dân có mong muốn trồng
 Khoa học kĩ thuật phát triển
 Thách thức:
 Nghiên cứu thêm để chọn giống chất lượng cao với từng khu vực trồng
 Bước đầu xây dựng vùng trồng theo hướng/đạt tiêu chuẩn phù hợp với thị trường mục
tiêu.
89
 Khuyến khích người dân trồng theo mô hình liên kết (với nhau, với doanh nghiệp), áp
dụng khoa học kĩ thuật vào quy trình từ chọn giống đến đầu ra sản phẩm (tinh chế
hơn, bao bì đẹp mắt, nguồn gốc rõ ràng,...)
 Có thêm những chính sách hỗ trợ, khuyến khích từ Nhà Nước.

5. Sinh địa
Tên khoa học: Radix Rehmannia glutinosa,
        Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae);
        Chi: Rehmannia, Loài: R. glutinosa,
Phân bố vùng trồng.
- Thế giới: Việt Nam, Trung Quốc.
- Việt Nam: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Đắk
Lắk, Bình Định, Khánh Hòa…
Bộ phận dùng: Rễ, thân rễ.

 Giá trị sử dụng:

Thành phần hóa học:


 Khoảng 70 hợp chất monomeric được tìm thấy, chủ yếu là saccharides
 Thành phần quyết định tác dụng là hợp chất của iridoid glycoside bao gồm Catalpol
(hợp chất quan trọng nhất), rehmaniosid A(B,C,D), dihydro catalpol, Glycoside A
 Ionon glucosid: rehmatonosid A,B,C
 Ba loại monosaccharide: glucose, galactose và fructose và 5 loại oligosaccharide.
 Các hợp chất khác là phenolic glycoside, flavonoid, amino acid, các ion vô cơ và
nguyên tố vi lượng.
 Quá trình chế biến địa hoàng sẽ làm thay đổi thành phần hóa học so với rễ tươi và
khô. Hàm lượng catalpol trong rễ cây đã chế biến chỉ bằng 1/30 – 1/20 so với rễ tươi.
 Sinh địa trồng ở Việt Nam đều chứa iridoid glycosid
Tác dụng dược lý ứng dụng trong y học hiện đại:
 Tác dụng chống loãng xương:kích thích sự tăng sinh và hoạt động của các nguyên bào
xương, đồng thời ức chế sự tạo ra và hoạt động tái tạo của các tế bào hủy xương, có khả năng
tăng cường chuyển hóa xương trong bệnh loãng xương .
 → Ứng dụng: ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương
 Tác dụng hạ đường huyết: Oligosaccharide có tác dụng hạ đường huyết đáng kể
→  Ứng dụng: phòng ngừa và điều trị bệnh Đái tháo đường tuýp 2.
 - Tác dụng tăng cường miễn dịch: kích thích đáng kể sự tăng sinh tế bào lympho và tốc độ
phát triển của tế bào T đáng kể hơn, tăng cường hoạt động miễn dịch mạnh mẽ.
 → Ứng dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
 Tác dụng bảo vệ thần kinh: . Tác dụng chống lão hóa của catalpol hoạt động bằng cách thúc
đẩy các hoạt động của enzym chống oxy hóa nội sinh và bình thường hóa sự xáo trộn năng
lượng.
 → Ứng dụng. Trong các bệnh  thần kinh như Alzheimer và Parkinson
 Tác dụng cường tim:Sinh địa có tác dụng kích hoạt hệ thần kinh tự chủ và đặc biệt là hệ thần
kinh giao cảm.
→  Ứng dụng: Dự phòng suy tim
Công dụng.
Sinh địa có vị ngọt đắng, tính hàn với những công dụng như:
 Bổ thận, bổ máu, chữa hư lao, làm mát máu, thông huyết mạch;
 Trị ho lâu ngày và rối loạn thực vật do lao;
90
 Trị sốt cao kéo dài và mất nước;
 Thải độc cơ thể, trị mụn nhọt, viêm họng;
 Trị chảy máu do sốt nhiễm trùng (ho ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu);
 Trị táo bón do tạng nhiệt hoặc do sốt cao mất nước;
 An thai nếu sốt nhiễm trùng gây động thai.
 Cách sử dụng sinh địa chủ yếu là sắc lấy nước uống, tán bột, làm viên uống hoặc đắp ngoài
da. Liều dùng sinh địa là khoảng 8 - 16g/ngày tùy từng bài thuốc theo chỉ định của bác sĩ
đông y.
 Giá trị thương mại:
Trong y học cổ truyền
 Địa hoàng chữa âm hư, phát nóng về chiều, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy
nhược cơ thể, tạng chảy máu, thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, ban chuẩn,
viêm họng đau, tân dịch khô, tâm thần không yên, phiền táo mất ngủ
 Địa hoàng không chế biến dùng chữa sốt và lưỡi đỏ sẫm và khát, âm suy với nhiệt bên trong,
khạc ra máu, chảy máu cam, ban da và có những vết ở da
 Thục địa chữa âm suy ở gan và thận với đau nhức và yếu thắt lưng và đầu gối, ra mồ hôi
đem, di tinh, đái tháo đường, thiếu máu, đánh trống ngực
Trong y học hiện đại
Trong sinh địa, người ta chiết xuất được một số hoạt chất như manit C6H8(OH)6, glucozit, glucoza
và carotene. Theo nghiên cứu, sinh địa có một số tác dụng như:
 Dùng sinh địa với liều lượng nhỏ giúp co mạch máu, liều lượng lớn làm giãn mạch máu, có
tác dụng lên tĩnh mạch và gây mê động vật thí nghiệm;
 Khi dùng nước sắc sinh địa tiêm cho thỏ thì đường huyết giảm xuống;
 Tác dụng cầm máu, ức chế vi khuẩn;
 Tác dụng cường tim, hạ áp, lợi tiểu, bảo vệ gan, chống nấm, chống phóng xạ;
 Tác dụng ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhưng không gây ức chế hoặc teo tuyến thượng
thận.
Ứng dụng của địa hoàng trong quy mô công nghiệp:
Sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung: Viên hoàn Bổ tâm, viên hoàn Thất
bảo, Siro Sinh địa hoàng, cao lỏng Ích chí kiện não
Đồ uống: Trà túi lọc Sinh địa hoàng, Trà túi lọc Ostecool
Mỹ phẩm: Mặt nạ Missha, thuốc mọc tóc Strong hair
 Tiềm năng khai thác:
Hiện nay chúng ta cần 1000 - 1500 tấn địa hoàng để thoả mãn nhu cầu trong nước. Năm 1958 chúng
ta tiến hành nhập các giống địa hoàng từ Trung Quốc là các giống: Trạng nguyên hồng, Đại thanh
anh, Tiểu thanh anh trồng ở các vùng như Hải Hưng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Phú Thọ và đã có những mô hình đạt năng suất cao.
Để có hiệu quả kinh tế cao, thì sản sản xuất địa hoàng ở nước ta nên đi theo chiều hướng thâm canh,
chọn thời vụ tối ưu, đảm bảo năng suất ổn định ở mức từ 7 - 8 tấn/ha thì mới có thể cạnh tranh được
với các sản phẩm cây này của Trung Quốc.
Hiện này, cây Địa hoàng trồng ở nước ta cho năng suất cao (7 tấn / ha) và thường được bán tươi.
Giá bán hiện tại: Củ Sinh địa hoàng tươi 10.000 đồng/kg. Sinh địa thương phẩm 250.000 - 300.000
đồng/kg
 Phát triển vùng trồng:
Cây thích hợp sống ở vùng đất phù sa, đất cát pha, nhiệt độ dưới 30 độ C, không quá nắng nóng.
Hiện nay, cây sinh địa được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta, nhiều nhất là ở Thanh Hoá,
Bắc Giang, Bắc Kạn,…
 Một số vùng trồng Địa hoàng thành công tại nước ta:

91
 - Vùng trồng của công ty CPPT dược liệu Anvy Hà Giang tại Quản Bạ, Hà Giang: Giống di
thực từ Tứ Xuyên, Trung Quốc từ năm 2015
 Diện tích: 3ha (2020)
 Theo tiêu chuẩn GACP – WHO
 Ở Hà Giang, với điều kiện khí hậu tương đối mát mẻ hơn so với khu vực đồng bằng sông
Hồng nên có thể trồng Địa hoàng 2 vụ/năm
 - Vùng trồng của hợp tác xã Dược liệu Quỳnh Lâm, Quỳnh Phụ, Thái Bình
 Diện tích: 1,5 ha (2018), 3000 m2 (2019) 
 Trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO
 Năng suất: 45 tấn củ (2018), 25 tấn củ tươi/ha (2019)
 - Điều kiện khí hậu ở Đồng bằng sông Hồng cho năng suất vụ hè thu cao hơn ở Hà Giang
nhưng hoàn toàn không phù hợp để trồng trong vụ thu – đông. Do vậy, vụ thu-đông được
trồng để duy trì giống.
6. Bạch chỉ
 Tên thường gọi: Bạch chỉ
 Tên khoa học: Angelica dahurica (Hoffm.) Benth. & Hook. f. ex Franch. &Sav.
 Tên địa phương: Hương bạch chỉ, Phong hương, Hàn châu bạch chỉ
 Họ: Hoa tán (Apiaceae)
 Phân bố: bạch chỉ được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi, trung du cũng như đồng
bằng ở miền Bắc.
 Bộ phận dùng: rễ

Giá trị sử dụng

Thành phần: nhựa, tinh bột, tinh dầu và các dẫn chất Coumarin.

Tác dụng dược lý

 Tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra còn có tác dụng kháng virus
 Tác dụng hạ sốt, giảm đau: nước sắc bạch chỉ có tác dụng hạ sốt giảm đau trên thực nghiệm
 Tác dụng chống viêm trên chuột thực nghiệm.Coumarin toàn phần chiết từ bạch chỉ có tác
dụng chống viêm khớp thực nghiệm do albumin hoặc formaldehyde gây nên.
 Tác dụng giải co thắt cơ trơn, bình suyễn thực nghiệm trên thỏ
 Tác dụng kích thích trung khu thần kinh: Chất angelicotoxin chiết từ bạch chỉ dùng liều bé có
tác dụng kích thích các trung tâm vận mạch, hô hấp, thần kinh phế vị, tủy sống gây huyết áp
tăng cao, nhịp tim chậm, hô hấp sâu, thậm chí có thể gây nôn mửa, chảy nước miếng. Dùng
liều cao gây co giật và cuối cùng là liệt toàn thân.
 Tác dụng đối với hệ tim mạch: Coumarin toàn phần dùng bằng đường uống làm chậm nhịp
tim thỏ, còn điện tim đồ không thay đổi. Hoạt chất isoimperatorin làm hạ huyết áp mèo, ức
chế sức co bóp của tim ếch cô lập, còn chất byakangelicin lại làm giãn mạch vành
 Các tác dụng khác: Bạch chỉ còn có khả năng làm giảm chảy máu do đặt dụng cụ tránh thai.
Các chất isoimoeratoria và byakangelicin có tác dụng chống khối u
 Độc tính: Nước sắc bạch chỉ ở các vùng trồng khác nhau, bằng đường uống trên chuột nhắt
trắng có LD50 vào khoảng 42-47 g/kg. Coumarin toàn phần bằng đường uống trên chuột
nhắt trắng có LD50 bằng 2110 +- 22mg/kg

Công dụng

92
 Bạch chỉ được dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau, dùng điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, đau
nhức đầu, đau răng, đau kinh. Còn dùng chữa đau khớp xương, viêm tuyến vú, mụn nhọt
mưng mủ, vết thương do bỏng dập, bỏng, rắn độc cắn.
 Dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn, bạch chỉ thường được kết hợp với các dược
liệu khác như cát căn, địa liền trong viên Bạch địa căn, với xuyên khung trong bột Khung
chỉ. Viên Bạch địa căn có tác dụng giảm đau hạ sốt rõ rệt với những bệnh như sốt xuất huyết,
sởi, thủy đậu. Đối với sốt xuất huyết sau khi dùng thuốc bệnh nhân hết sốt, đỡ nhức đầu, đỡ
đau mỏi chân tay, cảm giác dễ chịu. Đối với bệnh nhân sởi, thủy đậu, thuốc còn thể hiện tác
dụng kháng khuẩn, chống bội nhiễm, bệnh nhân đỡ ho nhiều trong trường hợp có kèm theo
viêm phế quản, các nốt thủy đậu ít bị bội nhiễm.

           Giá trị thương mại

a. Trong y học cổ truyền

- Trong Đông y coi bạch chỉ là vị thuốc có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có
tác dụng phát biểu khứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết bài nùng sinh cơ, giảm đau dùng để làm
thần kinh hưng phấn làm cho huyết trong toàn thân vận chuyển mau chóng, làm thuốc thư
gân, ra mồ hôi chữa nhức đầu, đau răng, các bệnh về đầu,mặt, xích bạch đới, thông kinh
nguyệt. Dùng ngoài, bạch chỉ có thể dùng chữa sưng vú, tràng nhạc, ghẻ lở, đỡ đau hút mủ.

- Giải cảm hàn: điều trị đau đầu, chủ yếu đau phần trán và đau nhức phần xương lông mày,
hốc mắt hoặc đau mắt mà nước mắt cứ trào ra do lạnh gây ra

- Trừ phong giảm đau: chữa phong thấp, đau răng, viêm mũi mạn, đau dây thần kinh ở mặt,
đau dạ dày.

- Giải độc trừ mủ(bài nùng): dùng đối với nhọt độc, viêm tuyến vú, hoặc rắn độc cắn, mụt
nhọt có mủ .

- Hành huyết huyết, điều kinh: trị phụ nữ bế kinh hoặc bệnh băng lậu đới hạ

- Nhuận cơ, kiện cơ nhục, tỉnh tỳ: điều trị đau cơ nhục, vô lực đặc biệt bệnh nhân đau thắt
ngực cho hiệu quả tốt

- Thường bạch chỉ được dùng để làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau
răng, còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam

b. Trong y học hiện đại

- Cho đến nay người ta đã phát hiện rất nhiều bằng chứng về hoạt tính sinh học của angelica
dahurica. Chiết xuất thô và các thành phần hoạt tính của Bạch chỉ có chứa các hoạt tính sinh
học khác nhau, chẳng hạn như chống viêm, chống khối u, chống oxy hóa, hoạt động giảm
đau, tác dụng chống virus và chống vi khuẩn, tác động lên hệ tim mạch, chức năng bảo vệ
thần kinh, hoạt động bảo vệ gan, ảnh hưởng đến các bệnh ngoài da...

c. Giá trị làm đẹp của Bạch chỉ

- Bạch chỉ dùng để dưỡng da, làm trắng da, làm sáng da.

- Chữa trứng cá

93
- Bạch chỉ làm đẹp da, chữa nám da

- Trừ phong, chống ngứa, chữa rụng tóc do viêm chân tóc, viêm da.

- Canh cá chép bạch chỉ có tác dụng làm cho vú nở nang, da thịt đầy đặn và sáng mịn.

Tiềm năng khai thác

 Bạch chỉ có tên trong các loại dược liệu cần trồng và phát triển ở 3/8 vùng trồng dược
liệu, đó là Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc
Châu) và Lâm Đồng (Đà Lạt); Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Bắc Giang, Yên Bái,
Quảng Ninh, Lạng Sơn; Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,
Hải Dương, Nam Định và Thái Bình
 Nước ta có một số vùng trồng Bạch chỉ như vùng trồng lấy hạt giống ở Tam Đảo,
vùng trồng lấy dược liệu ở Hà Nam, Ninh Bình, Đà Lạt….
 Bình quân, 1ha với thời gian chăm sóc từ 9-10 tháng, trừ chi phí cây Bạch chỉ có thể
thu được từ 90- 200 triệu đồng (trong khi đó nếu trồng 2 vụ lúa, trừ chi phí thu lãi chỉ
khoảng 40-50 triệu đồng)
 Vùng trồng bạch chỉ ở Hà Nam, cụ thể là ở huyện Lục Bình với diện tích 3,2ha, sản
lượng dự kiến 10,5 -13.5 tấn dược liệu khô/ năm. Hiện tại, vùng trồng dược liệu Bạch
Chỉ - Hà Nam đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn GACP - WHO (Tổ chức Y Tế Thế
Giới)
 Hiện toàn xã Thụy Lôi (Tiên Lữ, Hưng Yên) trồng được hơn 50 mẫu cây bạch chỉ, tập
trung ở các thôn Lệ Chi, Thụy Dương.trung bình mỗi sào thu hoạch được từ 1,7 – 1,8
tạ khô, với giá bán dao động từ 38 – 40 nghìn đồng/kg, trừ mọi chi phí mỗi hộ thu lãi
trên 5 triệu đồng/sào.
 Hiện nay, tại trung tâm Vietfarm, cây bạch chỉ được nghiên cứu nuôi trồng trong vườn
chuyên canh dược liệu tại Đà Lạt, nơi thích hợp nhất về cả khí hậu, thổ nhưỡng. Đặc
biệt, dược liệu được nuôi trồng tự nhiên, không phân bón, không hoá chất, đảm bảo
sạch, sấy khô với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản MSD và đóng gói trong túi cao
cấp, sang trọng, đạt chuẩn GACP
 Tại Điện Biên, Công ty Cổ phần thương mại dược và vật tư y tế Khải Hà (Thái Bình)
đã xây dựng dự án: “Ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển sản xuất, chế biến cây
thuốc Đương quy và Bạch chỉ tại tỉnh Điện Biên”. Dự án đã tiến hành trồng thử
nghiệm tại những khu vực canh tác lúa khó khăn về nước tưới, những khu vực có chân
ruộng cao sang mô hình trồng cây đương quy, bạch chỉ giúp người dân ổn định sản
xuất, nâng cao thu nhập. 
 Tại tỉnh Phú Thọ, nghiệm thu dự án NCKH cấp tỉnh “Ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ xây dựng mô hình trồng cây Bạch chỉ (Angelica dahurica) thương phẩm có
giá trị cao theo hướng GACP-WHO tại tỉnh Phú Thọ” qua hơn 2 năm triển khai đã đạt
được nhiều kết quả cao: đảm bảo cung cấp nguồn hạt giống tại chỗ và dược liệu củ
Bạch chỉ khô an toàn, có chất lượng cho người sử dụng; Nâng cao thu nhập cho người
dân, giải quyết bài toán lao động cho người dân tại các vùng triển khai dự án… Đã
xây dựng được 01 mô hình sản xuất giống, quy mô 2000m 2 tại xã Cự Thắng, huyện
Thanh Sơn. Bước đầu đánh giá có hiệu quả trong việc chủ động được nguồn giống tại
chỗ, tỷ lệ nảy mầm cao.
Đã xây dựng được 02 mô hình, tại xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn (1ha) và xã Bảo Thanh,
huyện Phù Ninh (1ha). Năng suất củ Bạch chỉ tại Thanh Sơn là 2,77 tấn khô/ha, tại Phù Ninh

94
là 3,25 tấn khô/ha, hàm lượng imperatorin tại mô hình Thanh Sơn đạt 0,43%; tại mô hình
Phù Ninh đạt 0,21%).
Đã xây dựng 01 hệ thống sấy củ Bạch chỉ sử dụng công nghệ đốt khí hóa. Công suất đạt tối
đa 1300 kg củ tươi/mẻ, hàm lượng imperatorin trong củ Bạch chỉ >0,08%; độ ẩm < 14%; tro
toàn phần < 6,0%; tỷ lệ vụn nát <5,0%
7.  Cát cánh
–Platycodon grandiflorus (Jacq.) A.DC.
–Họ Hoa chuông (Campanulaceae)
7.1 Phân bố
–Trên thế giới: Trồng nhiều ở các tỉnh An Huy, Giang Tô, Sơn Đông, Trùng Khánh, Phúc
Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Giang Tây, Hồ Bắc,... của Trung Quốc, các nước Nga,
Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ.
–Ở Việt Nam: Cát cánh sau khi nhập nội vào Việt Nam được trồng thử ở các vùng núi cao
(khoảng 1500m), có khí hậu mát mẻ và ẩm ướt như Sapa, Bắc Hà (Lào Cai) cây sinh trưởng, phát
triển tốt. Sau đó, Cát cánh được chuyển xuống độ cao thấp hơn ở Tam Đảo, khoảng 1.000m và được
trồng thành công ở đồng bằng. Cây đã được phát triển trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ
(Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương và Hà Nội).
7.2 Đặc điểm sinh thái
–Ưa khí hậu ôn hòa, ẩm ướt, nhiều ánh sáng.
–Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 25 – 30 ˚C (cao nhất 35 ˚C, thấp nhất
15 ˚C).
–Khả năng chịu hạn kém, không chịu được ngập úng.
–Ở đồng bằng và trung du, mùa đông trùng với thời kỳ cây non, cát cánh sinh trưởng phát
triển gần như liên tục từ khi trồng tới lúc thu hoạch. Ở miền núi, cây phải trải qua kỳ ngủ đông, lúc
này phần thân lá bị tàn lụi.
–Phương thức sinh sản: hữu tính bằng hạt.
7.3 Thành phần hóa học
Chủ yếu là các platycodin A, C, D, D2, các polygalacin D, D2.
Ngoài ra, Cát cánh chứa phytosterol và một lượng chất đáng kể thuộc nhóm tanin.
7.4  Giá trị sử dụng của cây thuốc
 Bộ phận dùng: Rễ củ 
 Tác dung dược lý và công dụng 
Y học hiện đại
 Tác dụng đối với hệ hô hấp: cát cánh có tác dụng làm long đờm mạnh.
 Ảnh hưởng nội tiết:, sử dụng nước sắc cát cánh cho thỏ uống, có tác dụng làm giảm đường
huyết.
 Tác dụng chuyển hóa Lipid: Một vài thí nghiệm trên chuột cho thấy, nước sắc cát cánh có tác
dụng trong việc chuyển hóa và làm giảm cholesterol ở gan.
 Tác dụng chống nấm:, nước thuốc cát cánh có công dụng ức chế nhiều loại nấm da thông
thường.
Y học cổ truyền: 
Cát cánh vị đắng, cay, tính hơi ấm; quy kinh phế.
 Công năng chủ trị: 
Khử đàm chỉ ho: dùng với ho đàm.
Thông phế, lợi hầu họng: dùng khi khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau.
95
Trừ mủ, tiêu ung thũng: dùng với phế ung, mủ, ngực và cơ hoành đau, ho nôn ra đàm mủ.
 Được sử dụng trong nhiều phương thuốc: Tang cúc ẩm, Ngân kiều tán,  Hạnh tô tán, Bách
hợp cố kim thang. 
7.5. Giá trị thương mại
 Ở Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cát cánh rất dễ ăn và thường được
làm thực phẩm chứa ít calo và ít chất béo.  
 Cát cánh được làm chất tạo màu tự nhiên trong đồ ăn và đồ uống. 
 Hoa cát cánh được sử dụng để trang trí
 Làm hương liệu trong mỹ phẩm. 
 Được sử dụng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ phế, giảm ho. 
 Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thân rễ của cát cánh đã được sử dụng rộng rãi làm
thuốc long đờm, hen phế quản, bệnh tim mạch. 
7.6. Tiềm năng khai thác.
 Cát cánh không mọc tự nhiên ở Việt Nam nên tiềm năng khai thác chủ yếu là từ các vùng
trồng. 
 Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 25 – 30˚C thích hợp với khí hậu trồng ở
nước ta. Phương thức sinh sản bằng hạt, do đó có thể gieo trồng dễ dàng  và cho củ có năng
suất cao.  
 Hiện nay, Cát cánh đã được trồng nhiều ở nước ta và đã có bộ tiêu chuẩn hóa về kỹ thuật
trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu
sạch của Tổ chức Y tế Thế giới GACP – WHO.
 Trước năm 2016, khoảng 90% dược liệu cát cánh phải nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lo
ngại về vấn đề xuất xứ vùng trồng và hàm lượng hoạt chất.
 Sau đó một số công ty như Nam Dược đã định hướng tự chủ nguồn dược liệu, đã xây dựng
vùng trồng tại Huyện Bắc Hà (Lào Cai). Đến năm 2020, diện tích trồng 120 ha là vùng trồng
lớn nhất cả nước, mỗi ha cát cánh thu hoạch khoảng một tấn củ tươi, cho giá trị 100-120 triệu
đồng.
 Năm 2020, xã Tả Van Chư huyện Bắc Hà trồng 31 ha cát cánh, sản lượng đạt 170 tấn, giá
bán trung bình 25.000 đồng/kg, người dân thu về hơn 5,2 tỷ đồng. Năm 2021, với diện tích
tăng lên gấp đôi, nông dân vùng cao nơi đây hy vọng nguồn thu cũng tăng gấp đôi so với
năm trước.
 Với cây dược liệu cát cánh, ngành Nông nghiệp huyện Bắc Hà đánh giá, hiệu quả kinh tế
mang lại khá cao, cao gấp 6 lần so với cấy lúa, trồng ngô, cho thấy tiềm năng kinh tế lớn.
 Ngoài ra, cây dược liệu Cát cánh đã được phát triển trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc
Bộ (Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương và Hà Nội), đáp ứng một phần nhu cầu
dược liệu trong nước. 

8. Đương quy Nhật Bản:


 Tên khác: Đông đương quy, đương quy mép dài
 Tên khoa học: Angelica acutiloba ( Sieb. et Zucc.) Kit.
 Họ: Cần ( Apiaceae )
 Bộ phận dùng: rễ 
 Phân bố: Đương Quy Nhật Bản là cây thuốc mọc hoang ở Nhật Bản , được du nhập
vào Việt Nam từ năm 1996 và trồng ở nhiều ở phía Bắc Việt Nam nơi có khí hậu á
nhiệt đới (Sapa, Bắc Hà, Tam Đảo, Mộc Châu) và vùng cao Tây Nguyên ( Lâm Đồng,
Đắk Lắk, Kon Tum)
8.1. Giá trị sử dụng: (cây thuốc và động vật làm thuốc tập 1 tr 836) 
Thành phần gồm: 
96
 Tinh dầu ở rễ (0.26%) chứa trong đó thành phần chính là ligustilide (22,8%)
giúp tăng cường tuần hoàn máu và butylidenephthalide chữa bệnh thiếu máu
(19,5%).
 Coumarin tác dụng chống đông máu, ngoài ra còn có tác dụng làm giãn động
mạch vành và động mạch ngoại vi.
 Saccharide chủ yếu là frutos
 Acid amin, polyacetylen, sterol
Tác dụng dược lý: 
 Td với Hệ tuần hoàn: Tác dụng ức chế đông máu; ức chế ngưng tập tiểu cầu, tác dụng
hạ huyết áp
 Tác dụng đối với hệ miễn dịch: Polysaccharide chiết xuất từ Đương Quy Nhật Bản có
tác dụng phục hồi đáp ứng miễn dịch tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể,
 Tác dụng đối với hệ nội tiết: Hoạt tính trên nội tiết sinh dục động vật cái, gây tác dụng
kiểu estrogen, progesteron yếu. 
 Tác dụng chống viêm tương tự chống viêm NSAID, tác dụng chống viêm không kèm
theo tác dụng ức chế miễn dịch.
 Rễ có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể động vật thí nghiệm gây độc với amoni clorid
1 cách rõ rệt…
 Độc tính cấp tính của rễ và hạt đương quy rất thấp. Rễ có độc tính cấp tính thấp hơn
so với hạt
Công dụng: 
 Đương quy là 1 vị thuốc dùng phổ biến trong đông y, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh
phụ nữ, đồng thời là vị thuốc bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân,
tiêu sưng, nhuận tràng.
 Trong Y học cổ truyền TQ, Nhật Bản đương quy được dùng để điều trị kinh nguyệt
không đều, huyết ứ trệ, bế kinh, giảm đau khi đẻ,...
 Tại Việt Nam, đương quy có trong thành phần của 1 số bài thuốc cổ phương, tân
phương: Tứ vật thang, Ngũ tích tán, Nhuận táo thang… 
8.2. Giá trị thương mại
1 số chế phẩm có nguồn gốc dược liệu Đương quy:
- Trà đương quy
- Mỹ phẩm dưỡng da. 
- Thực phẩm chức năng: VD: Đương quy bổ huyết. 
- Là một vị trong các bài thuốc đông y …. 
8.3. Tiềm năng khai thác: 
Thực trạng VN đang sở hữu một nguồn dược liệu đa dạng để khai thác nhưng hàng năm Việt
Nam phải nhập khẩu một lượng lớn dược liệu từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc.
VN có 1 thị trường rộng lớn, có diện tích đất đai rộng lớn và trù phú với lượng nhân công dồi dào,
rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu. Đặc biệt, giá trị kinh tế mang lại từ việc
trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa).
VN hiện đã và đang phát huy tiềm năng: 
Đương quy thích ứng với khí hậu mát ẩm, lượng mưa lớn. Những đặc điểm này của cây
Đương Quy cho thấy đây là loại cây rất phù hợp khi sinh sống và phát triển tại những nơi có khí hậu
á nhiệt đới ở Việt Nam (vùng núi cao). Nhằm tự chủ nguồn dược liệu chất lượng tốt và tăng năng
suất cây trồng, các đơn vị sản xuất dược liệu đã xây dựng vùng trồng Đương Quy Nhật Bản đạt Tiêu
chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (gọi tắt là Tiêu chuẩn
GACP-WHO).

97
Ở xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), đương quy được trồng với giống mới có
năng suất cao, được giá và tập trung phát triển mạnh diện tích, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi
năm. Đây cũng là cây trồng kinh tế chủ lực của địa phương. 
Tại Lâm đồng:
 Sản lượng: Mỗi năm sản lượng đạt 2,5 tấn/sào, giá bán khoảng 30.000 đồng/kg, sau khi trừ
mọi chi phí, lãi khoảng 60 triệu đồng.
 Nếu được thâm canh tốt năng suất đương quy có thể đạt được 2,5 – 3 tấn dược liệu khô/ha.
Tại Hà Giang:
 Mỗi 1 ha cây Đương quy có thể cho thu hoạch khoảng gần 9 tấn củ, thu nhập hàng trăm triệu
đồng.
Tại Lào Cai:
 Cây Đương Quy Nhật Bản đạt 8 tấn/ha. Dự kiến, niên vụ này Công ty Cổ phần VietRAP sẽ
thu mua khoảng 280 tấn cát cánh và 400 tấn đương quy.
 Công ty mua Đương Quy Nhật Bản và giá mua cát cánh là 20.000 đồng/kg, nông dân Bắc Hà
(Lào Cai) có thể thu được trên 12 tỷ đồng từ trồng cây đương quy và trồng cây cát cánh.

98

You might also like