You are on page 1of 11

1.

Giới thiệu về chè


Camellia sinensis (chè theo phương Bắc bộ): Trung Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam
 Lá cứng, nhỏ, mặt dưới có nhiều lông mao  chất
lượng chè tốt.
 Bụi thường xanh hoặc cây nhỏ thường được cắt tỉa
dưới 2 m, được trồng để lấy lá. Những bông hoa có
màu vàng trắng, đường kính 2,5, 4 cm và có bảy hoặc
tám cánh trên một bông.
 Chịu lạnh tốt -15 độ C, mọc dạng bụi, thích hợp chế
biến chè xanh, sản lượng thấp.

Assamica Camellia (chè phương Nam): Ấn Độ, Indonexia


 Chịu lạnh kém >-4 độ C, lá to, sản lượng cao,
thích hợp chế biến chè đen
 Lá chè to, màu vàng xanh, chịu được khí hậu nóng
ẩm
Camelia sinensis Shan (giống chè Việt Nam)
 Chè Shan Tuyết: Thea Shan  chè xanh, chè vàng tốt
 Công dụng: Nâng cao, đầu óc tỉnh táo, tinh thần sảng
khoái, mắt tinh, làm cho tiểu tiện bài tiết điều hòa,…
 Phân bố: Nằm ở khu vực có độ cao hơn 1200 mét,
mây mù bao phủ quanh năm ở các tỉnh Hà Giang, Bắc
Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái.

2. Phân loại
Các loại chè (trà) basic:
a) Trà đen (hồng trà) là loại trà được dùng phổ biến tại các
nước phương Tây. Trà đen là kết quả của phản ứng lên
men từ lá trà xanh. Chịu tác động công nghệ nhiều nhất,
được biết đến dưới dạng trà túi lọc. Trà tối màu, hương
đậm, lượng caffein cao.

Tác dụng của trà đen:


 Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch
 Giúp tăng cường hệ miễn dịch
 Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường tinh thần
tỉnh táo
 Hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư
 Hỗ trợ quá trình giảm cân và giảm nguy cơ mỡ máu
 Hỗ trợ giúp đẹp da, chống lão hóa
b) Trà xanh
Lá của cây trà chưa trải qua các công đoạn làm héo và oxi
hóa. Phổ biến nhất ở Châu Á, có thể quện với hương hoa,
quả.
Tác dụng của trà xanh:
 Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch
 Hỗ trợ hệ cơ xương khỏe mạnh
 Tăng cường trí nhớ
 Tăng cường hệ miễn dịch
 Ngăn ngừa lão hóa
 Trị mụn hiệu quả
c) Trà olong
Sản xuất thông qua quá trình phơi lá chè cho héo dưới ánh
mặt trời và quá trình oxy hóa mạnh mẽ trước khi sấy. Có
mùi vị trái cây với mùi hương mật ong, hoặc màu xanh lá
cây và tươi mát với mùi hương hoa.

Tác dụng:
 Giúp tinh thần tỉnh táo
 Có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư
 Cải thiện đẹp da, chăm sóc tóc
 Giúp giảm mắc bệnh tiểu đường
 cải thiện hệ miễn dịch
d) Trà trắng
Ít bị biến đổi nhất, màu ánh sang và hương vị nhẹ. Được
sản xuất từ lá trà rất non hoặc nụ được phủ bởi sợi nhỏ
trắng,thu hoạch 1 năm 1 lần vào đầu mùa xuân. Trà trắng
được hấp và sấy khô ngay sau khi hái để ngăn chặn quá
trình oxy hóa, đem lại cho nó một ánh sang, hương vị tinh
tế.

Tác dụng:
 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
 Bảo vệ răng khỏi vi khuẩn
 Chống lại bệnh loãng xương
 Giảm nguy cơ kháng insulin
Trà Thảo dược: thu được từ các loại lá, quả khác không phải
chè, khi uống có dược tính và hương vị thơm.
a) Trà hoa quả
Làm từ quả khô chưa qua chế biến, chứa nhiều chất chống
oxy hóa và vitamin.
b) Trà hoa
Làm từ hoa khô, chứa nhiều nhất chống oxi hóa và
vitamin.

Tác dụng:
 Giúp thanh nhiệt giải khát
 Giúp hạ huyết áp, hạ mỡ máu, giảm béo
 Dưỡng nhan, chống lão hóa
c) Trà lá
Làm từ lá khô các loại thảo mộc không phải chè, chứa
nhiều chất chống oxi hóa và vitamin.

Trà hỗn hợp:


 Hồng trà bá tước: tạo ra từ việc bổ sung chiết xuất /tinh
dầu cam Bergamot hoặc quả có mùi vào trà đen.
 Trà lài: tạo ra từ việc ướp hoa nhai vào trà.
 Masala chai: tạo ra từ việc bổ sung các loại gia vị vào trà
đen.
Trà phổ nhĩ (trà lên men):
Trà phổ nhĩ được biết đến là loại trà ngon. Trà phổ nhĩ được
chế biến từ lá của cây trà Shan tuyết cổ thụ được đóng thành
những bánh trà và để trà lên men tự nhiên.
Thời gian lên men trà phổ nhĩ có thể lên đến cả trăm năm,
chính quãng thời gian lâu như vậy đã tạo ra các vi sinh vật có lợi
giúp giá trị dinh dưỡng có trong trà tăng cao.
Trà phổ nhĩ được biết có loại trà có mùi mốc nhẹ đặc trưng và
trà có màu đỏ đậm. Và quá trình lên men tự nhiên đã làm trà có
vị chát dần chuyển sang ngọt, vị gắt dần dịu hơn.
Tác dụng: làm đẹp như việc giảm cân, làm mặt nạ để cung cấp
dinh dưỡng cho da.
3. Thực trạng
Tại Việt Nam, cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát
triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm
và thu nhập cho nhiều lao động.

Diện tích trồng chè cả nước (%)

4%
7% Trung du và miền núi phía Bắc
Tây Nguyên
19% Bắc trung bộ và Duyên hải miền
Trung
Đồng bằng Bắc Bộ

70%

a) Thực trạng thị trường của cây chè xanh Việt Nam
Tính đến năm 2020 Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè,
với diện tích lên đến 130 nghìn ha, đạt năng suất trung bình 8
tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 192 nghìn tấn.
Hiện nay, Việt nam có đa dạng giống chè, theo thống kê có đến
170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất
cao, trong đó có một số giống mang hương vị đặc biệt được thế
giới ưa chuộng.
b) Sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây
Theo thống kê, tình hình chè Việt Nam đứng thứ 5 trong bảng
xếp hạng về diện tích và thứ 6 trong bảng xếp hạng về sản
lượng chè trên toàn thế giới. Năm 2017, với diện tích đất trồng
chè là 129,3 nghìn ha.
Theo thống kê sản lượng thì sản xuất chè Việt Nam vào tháng
11 năm 2020 đạt 175.000 tấn, xấp xỉ bằng 180.000 tấn thấp
hơn so với năm 2019 khoảng 5000 tấn.
Xuất khẩu chè:
Pakistan, Đài Loan và Nga là 3 thị trường tiêu thụ chè lớn của
Việt Nam. Trong đó, Pakistan là thị trường dẫn đầu về sức tiêu
thụ sản lượng chè của Việt Nam.
Xuất khẩu chè Việt Nam trong năm 2020:
Pakistan là quốc gia đứng đầu về sức tiêu thụ chè của Việt Nam
xuất khẩu sang, con số đạt 43.357 tấn, tương đương với 82
triệu USD, giá trung bình 1.904 USD/tấn, tăng 11,21% về lượng,
tăng 14,35% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
Đài Loan là thị trường thứ 2 mà Việt Nam xuất khẩu chè sang,
đạt 17.290 tấn, tương đương 26 triệu USD.
Thị trường thứ 3 mà Việt Nam xuất khẩu chè là Nga. Nga tiêu
thụ sản lượng chè của Việt Nam đạt mức 14.071 tấn, tương
đương với 21 triệu USD, giá trung bình 1.529 USD/tấn, tăng
7,07% về lượng, tăng 3,93% về giá so với cùng kỳ.

You might also like