You are on page 1of 15

1.

Cá chim vây vàng

1.1 Phân loại khoa học

Hình 1. Cá Chim chụp ở Viện Hải Dương Hoc

- Tên khoa học: Trachinotus blochii

- Giới: Animalia

- Bộ: Perciformes

- Họ: Carangidae

- Chi: Trachinotus

- Loài: Trachinotus blochii

1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh thái

Đặc điểm

Cá chim trắng vây vàng có màu ánh bạc, thân dẹp, đầu tròn, mõm tù. Toàn thân (trừ đầu)
phủ vảy nhỏ. Vây lưng thứ nhất có 1 gai cứng (khó thấy ở cá trưởng thành) chia vế trước và
6 gai phụ; vây lưng thứ nhì có 1 gai cứng và 18-20 tia mềm. Vây ngực ngắn. Vây hậu môn
có 2 gai tách riêng, sau đó là 1 gai cứng kèm theo 16-17 tia mềm. Cá chim trắng vây vàng
nuôi bán trên thị trường thường có màu vàng (kim loại). Cá chim trắng vây vàng sống tự
nhiên nơi biển có lưng màu lam-đen, hai bên thân màu bạc: hai vùng màu được phân cách
bằng một đuờng mờ màu cam-hồng; thùy lưng và vùng đáy của các vây màu hơi xám, phần
còn lại của vây màu vàng, vây hậu môn cũng màu vàng, thùy màu cam/đỏ. Kích thước: tối
đa 110cm, trung bình 40cm. Trọng lượng lớn nhất được công bố là 3.4 kg.

Phân bố

Chim trắng vây vàng là loài cá nổi, ưa hoạt động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt,
phân bố tự nhiên ở các rạn san hô dưới độ sâu 7m ở vùng biển Ấn Độ Dương, từ bờ Biển
Đỏ, Nam Phi đến miền Nam Australia, vùng biển nhiệt đới và Á nhiệt đới.

Phân bố nhiều ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia,
miền nam Trung Quốc. Ở Việt Nam chúng tập trung nhiều ở vịnh Bắc bộ, Trung và Nam bộ.

Tập tính

Cá chim trắng vây vàng khi chưa trưởng thành thường sinh sống tại những vùng ven biển
cạn, đáy cát và nơi cửa sông đáy bùn. Khi trưởng thành cá di chuyển thành từng nhóm ra
vùng biển sâu hơn, đáy có những rạn san hô và đá ngầm nơi độ sâu tối đa khoảng 7m. Cá
nhỏ sống thành từng bầy nhưng cá trưởng thành thường sinh hoạt đơn độc. Thực phẩm
chính của cá chim trắng vây vàng là nhuyễn thể và những thủy sinh vật nhỏ.

Sinh sản

Mùa sinh sản của cá chim vây vàng từ tháng 4-5 và duy trì cho đến tháng 8. Sức sinh sản
của cá thể 40-60 vạn trứng. Trong thiên nhiên cá hương 1,2-2 cm bắt đầu bơi vào vùng biển
cạn, cá lớn 13-15cm bắt đầu di cư từ vùng biển cạn ra vùng biển sâu. Hiện nay, ngoài tự
nhiên cá thành thục ở 7-8 tuổi nếu muốn cho cá thành thục sớm cần phải tiêm kích dục tố,
nuôi vỗ cá bố mẹ một cách khoa học. Trong thực tiễn sản xuất chứng minh cá chim vây
vàng 4 tuổi tuyến sinh dục đạt độ thành thục, qua đó kích thích cá có thể phóng trứng thụ
tinh và ấp nở thành cá bột bình thường.

1.3 Ứng dụng


- Nhờ có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, dễ nuôi và có thể
nuôi ở nhiều hình thức nên hiện nay cá chim trắng vây vàng đang được nuôi và tiêu thụ tại
nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ,
Singapore và Việt Nam. Cá chim trắng vây vàng là loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao,
thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, giàu đạm và Omega 3 rất có lợi cho sức khỏe.

2. Nấm linh chi

Hình 2. Nấm Linh Chi

2.1 Phân loại khoa học

- Tên khoa học: Ganoderma lucidum

- Giới: Fungi

- Bộ: Polyporales

- Họ: Ganodermataceae

- Chi: Ganoderma

- Loài: G. lucidum

2.2 Đặc điểm sinh lý sinh thái

- Thời vụ nuôi trồng nấm Linh chi: Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến ngày 15/3
và từ ngày 15/8 đến ngày 15/9 dương lịch.

- Đặc điểm hình thái của nấm linh chi: Nấm linh chi là loại nấm được xếp vào nhóm nấm
dược liệu vì có tác dụng trong phòng và điều trị bệnh.
-Nấm mọc nhiều ở các rừng có nhiều loại gỗ lớn, đặc biệt trên các núi cao rừng rậm lâu
năm.

- Các tên gọi khác của nấm linh chi là: Nấm vạn năm, nấm thần tiên, nấm lim, xích chi, đan
chi, tiên thảo, ….

- Nấm có nhiều màu sắc khác nhau thay đổi từ vàng, vàng cam, đỏ cam, đỏ, đỏ sạm, đỏ tía,
đen, trắng, tím…

- Cấu tạo nấm linh chi: gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm đính liền nhau, dưới mũ nấm là
các phiến nấm nếu nấm linh chi sống càng lâu phiến nấm càng hóa gỗ dày.

- Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính từ 0,5 - 3cm, cuống nấm ít
phân nhánh.

- Mũ nấm khi non có hình trứng lớn dần có hình quạt xòe. Trên mặt mũ có vân gạch đồng
tâm màu sắc biến đổi từ vàng chanh – vàng nghệ - vàng cam – vàng cánh gián nhẵn bóng
như đánh lớp vecni. Mũ nấm có đường kính từ 2 – 15cm, độ dày trung bình thường 0,8 –
1,2cm, nếu linh chi trồng càng lâu mũ nấm càng dày

- Nấm Linh Chi có 6 loại chính đang tồn tại trên thế giới hiện nay, mỗi loại sẽ mang một
màu sắc, hình dáng khác nhau, cùng với đó là những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe:
+ Thanh chi: Nấm có màu xanh, vị bình, có khả năng giúp an thần, bổ khí, làm sáng mắt,
tinh thần trở nên nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Bạch chi: Nấm có màu trắng, có khả năng bổ não, tăng cường trí nhớ, ích khí.
+ Hồng chi: Nấm có màu đỏ, vị đắng, ích khí, cải thiện tuần hoàn và tăng cường trí não.
+ Hắc chi: Nấm có màu đen, bổ thận, ích khí, giúp cơ thể sảng khoái, đầu óc minh mẫn.
+ Hoàng chi: Nấm có màu vàng, có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể.
+ Tử chi: Nấm có màu tím hơi đỏ, giúp làm mạnh gân cốt, sáng da, đẹp da, ích tinh, bổ
huyết.
2.3 Ứng dụng

- Nấm Linh Chi đã được Y học cổ truyền và nền Y học hiện đại nghiên cứu, thảo dược mang
nhiều tác dụng cho người dùng. Một số tác dụng của Nấm Linh Chi như:

+Thanh nhiệt, giải độc, mát gan.

+Bảo vệ gan, ngăn ngừa ung thư gan.

+Bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

+Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, khối u.

+Tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ bài tiết.

+Giảm huyết áp.

+Chậm quá trình lão hóa, giảm tàn nhang, mờ thâm nám.

+Giảm cholesterol, tuần hoàn máu, hỗ trợ tim mạch.

+Tăng cường sức khỏe, phát triển cơ bắp.

+Kích thích cảm giác thèm ăn, ăn được, ngủ ngon, sức khỏe được tăng cường.

+An thần, ngủ ngon và sâu giấc.

+Ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường.

+Giúp mắt sáng, cải thiện tình trạng cận thị.

+Bổ thận, tráng dương.

+Giảm huyết áp.


+Bảo vệ thần kinh.

A. GOT Coffee

I. Giới thiệu

Năm 2017, Got Coffee ra đời là kết quả của đam mê dành cho cà phê cùng quá trình không
ngừng học hỏi bạn bè quốc tế. Got Coffee khẳng định mình bằng những dòng sản phẩm cà
phê rang mộc chất lượng cao. Got Coffee với mục tiêu mang đến sản phẩm cà phê sạch,
không sử dụng hương liệu tẩm ướp. Giữ lại vẹn nguyên hương vị cà phê. Giúp người Việt
cũng như những khách hàng khắp mọi nơi trên thế giới đều được thưởng thức Gu cà phê
chuẩn quốc tế.

Got Coffee đã có bước tiến đột phá trong quá trình thu hoạch xử lý và rang xay khép kín với
4 đặc tính khác biệt:

 Chọn lọc 100% quả chín không sâu bệnh.

 Sơ chế ngay sau khi thu hoạch trong 24 giờ nhằm giữ được độ tươi, tránh ẩm mốc,
lên men ngoài ý muốn.

 Phơi trong nhà kính kiểm soát nhiệt độ, phơi cách mặt đất ngăn chặn mùi ẩm mốc
đảm bảo vệ sinh cũng như hương vị tự nhiên thuần khiết nhất.

 Rang mộc theo tiêu chuẩn SCA không dùng hương liệu tẩm ướp để giữ trọn vị
thật.
II. Phân loại khoa học, sinh lý sinh thái của cây cà phê

− Cà phê là một chi thực vật thuộc họ thiên thảo (Rubiaceae). Hiện nay thường trồng 3 loại
chính: Arabica, Robusta, Chari.

− Chủ yếu ở Việt Nam trồng Robusta, Arabica được trồng 1 ít ở Lâm Đồng.

1. Phân loại sinh học

- Gới: Plantae

- Bộ: Gentianales

- Họ: Rubiaceae

- Chi: Coffea

1.1 Cà phê Arabica ( cà phê chè )

− Tên khoa học là Coffee Arabica, chiếm khoảng 61% trên thế giới.

− Nguồn gốc từ cao nguyên Ethiopia.

− Cao từ 3-7m.

− Màu sắc quả khi chín, không phải tất cả các giống sẽ có màu đỏ mà có giống sẽ có màu đỏ
tươi có giống màu vàng.

− Đối với cà phê nhân thì cứ 2,5-3 kg quả sẽ cho ra 1 kg nhân, nhân có màu xám xanh. Tuỳ
theo phương pháp chế biến mà lương caffein trong nhân chiếm khoảng 1-3%.

1.2 Cà phê Robusta ( cà phê vối )

− Tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta.

− Chiếm gần 39% trên thế giới, đa số ở Việt Nam trồng Robusta.
− Nguồn gốc từ lưu vực sông Congo và miền núi thấp Tây Phi.

− Cây cao từ 5-7m. − Không bao giờ ra lại vị trí cũ vào những năm sau, quả chín có màu đỏ
sẫm.

− 3 kg quả thì chỉ cho ra 1 kg nhân, nhân hình bầu dục hơi tròn có màu xám xanh.

− Lượng caffein khoảng 1.5-3%, cao hơn arabica.

2. Đặc điểm sinh học

Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh
sản của cây. Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục, bề
ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh
sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết
trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên
một cây vừa có hoa, vừa có quả.

Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên
ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt
hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng:
một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài.
Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh.
Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị
dính lại thành một).

II. Quy trình trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và xử lí sau thu hoạch cà phê

− Cà phê thường được thu hái bằng tay, trong quá trình thu hái cần phải chú ý những điểm sau:

`+ Phải thu hái cà phê khi quả cà phê vừa chín tới, không thu hái những quả còn xanh

+ Trong quá trình thu hái phải bảo vệ cành, lá, để tránh ảnh hưởng tới vụ sau.

+ Giữ vệ sinh trong quá trình thu hái

+ Cà phê hái xong phải chế biến ngay, không để quá 24 giờ.

2. Các bước thu hái cà phê theo phương pháp thủ công

▪ Bước 1: Trải bạt dưới tán cây cà phê và tiến hành thu hái, tình trạng hiện nay ở Việt Nam thì người
ta hay sử dụng tuốt để hái cà phê, nên thường thì sẽ bị lẫn các trái xanh non nên trong cà phê sẽ bị
lẫn các hạt nhân của cà phê xanh non.

▪ Bước 2: Loại bớt tạp chất lẫn trong cà phê như cành, lá. Đây chính là bước quan trọng quyết định
chất lượng của cà phê.

▪ Bước 3: Thu gom cà phê đã loại bớt tạp chất và dồn bao. − Phương pháp bằng tay cho phép lựa
chọn được những trái đủ độ chín, có chất lượng tốt. Tuy nhiên tốn nhiều thời gian và công lao động
do phải thu hái nhiều lần.

− Ngoài ra còn có một số phương pháp thu hái cà phê với sự hỗ trợ của máy móc nhưng hình thức
chủ yếu ở Việt Nam là bằng tay.

3. Bảo quản sau thu hoạch


− Tuyệt đối không để cà phê dưới nền đất bẩn và để đống ngoài nắng

− Thời gian từ khi thu hoạch tới khi xát tươi không quá 36 giờ đối với cà phê Arabica, 48 giờ đối
với cà phê Robusta và cà phê Chart.

− Sau khi thu hoạch sẽ được chế biến theo phương pháp chế biến ướt hoặc phương pháp chế biến
khô để thu được cà phê nhân hoặc cà phê thóc.

4. Chế biến sau thu hoạch

4.1 Phương pháp chế biến ướt (Wet Process)

− Chế biến ướt (hay còn gọi là lên men ướt – Wet Process) là một quy trình chế biến cà phê bao
gồm các công đoạn: Chà xát quả cà phê chín đã thu hoạch để tách đi vỏ quả; ngâm ủ cho chất nhầy
tự lên men rồi phân rã; cuối cùng là phơi sấy để thu được cà phê thóc. Đây là phương pháp phổ biến
tại các quốc gia chuyên canh tác các giống Arabica có phẩm chất cao như Brazil, Columbia, Cầu
Đất và một phần ở khu vực Tây Nguyên- Việt Nam

− Quy trình thực hiện:

+ Bước 1: Thu hái cà phê bằng tay có độ chín đạt từ 98%

+ Bước 2: Rửa cà phê: Sau khi thu hoạch, tất cả các hạt cà phê được cho vào trong một bể nước lớn
để loại bỏ tạp chất. Cành và lá cà phê được trộn lẫn với nhau trong quá trình thu hoạch. Đồng thời,
những quả hư, hỏng cũng nổi trên mặt nước. Công đoạn này sẽ loại bỏ những quả hư, hỏng và
những cành lá trộn lẫn ban đầu.

+ Bước 3: Chà xát vỏ: cà phê được đưa vào máy để loại bỏ vỏ. Máy chỉ ép những trái chín và loại
bỏ những trái xanh không đạt

+ Bước 4: Lên men: sau khi tách vỏ, hạt cà phê được đưa trở lại bể nước để loại bỏ chất nhầy (chứa
enzyme và các axit amin do lớp thịt của trái tạo thành). Quá trình này diễn ra từ 2-4 ngày cho đến
khi lớp màng nhầy biến mất, bề mặt hạt khô nhám, không còn nhờn.
+ Bước 5: Phơi sấy: nhằm giảm độ ẩm trong hạt cà phê từ 90% xuống còn 10-12%

+ Bước 6: Sàng lọc và đóng gói: sàng cho các hạt cà phê có kích thước đều nhau -> thuận lợi cho
quá trình rang sau này

− Ưu điểm

+ Chế biến ướt tạo ra một phẩm chất vị cao hơn cho cà phê hạt. Đối với các giống cà phê có phẩm
chất vị cao như Arabica, phương pháp này là sự lựa chọn tốt nhất. Vì nó giúp gìn giữ và phát triển
tối đa hương vị của cafe.

+ Hạt cà phê Robusta có hàm lượng axit cao hơn trong cà phê Arabica rất nhiều, khi kết hợp với chế
biến ướt sẽ tồn dư một vị chua rất gắt, khó chịu về cảm quan nên hầu hết được chế biến khô.

− Nhược điểm

+ Để chế biến ướt đạt hiệu quả cần theo dõi và giám sát tỉ mỉ. Vì một vài sai sót nhỏ sẽ dẫn đến ảnh
hưởng tới mùi vị và chất lượng cafe. Đồng thời quá trình này đòi hỏi chi phí cao, sử dụng nhiều máy
móc, và sử dụng nguồn nước lớn.

4.2 Phương pháp chế biến khô

− Được dùng phổ biến

− Có đến khoảng 80% lượng cà phê được cung cấp trên thị trường Việt Nam hiện nay là sản phẩm
của phương pháp chế biến khô. Hạt nhân cà phê nhân chế biến bằng phương pháp khô do chịu ảnh
hưởng của thời tiết nên các chất dinh dưỡng bị hao hụt nhiều đồng thời dễ lẫn bụi bẩn.

− Quy trình thực hiện:

+ Bước 1: Thu hoạch cà phê bằng tay

+ Bước 2: Sàng lọc những trái chín, loại bỏ những trái có phẩm chất kém
+ Bước 3: Phơi cà phê trên sân/ trên sàn cách mặt đất 1 khoảng. Phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời từ
2-4 tuần tùy thuộc vào thời tiết. Trái cà phê trải qua thời gian phơi sẽ khô dần lại và có màu nâu sẫm

+ Bước 4: Chà xát vỏ để thu được nhân cà phê

− Ưu điểm:

+ Ít tốn kém 75

+ Giữ đc hương vị tự nhiên

− Nhược điểm:

+ Phải được đảo thường xuyên.

+ Phụ thuộc vào trình độ tay nghề của người nông dân mà cà phê sẽ bị ẩm, mốc hoặc lên men quá
mức.

III. Quy trình rang xay cà phê

1. Quy trình rang cà phê

− Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất cà phê bởi nó sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến hương vị và chất lượng của sản phẩm cà phê thành phẩm.

− Một mẻ rang thông thường sẽ mất khoảng từ 1 đến 16 phút, người chế biến có thể thực hiện rang
cà phê theo các cách khác nhau sau đây:

− Rang cà phê bằng máy rang truyền thống: Cà phê khi được rang theo cách này sẽ cho ra thành cà
phê phẩm với các hạt chín không đều nhau bởi những hạt cà phê tiếp xúc bên ngoài thành máy rang
sẽ nhận lượng nhiệt nhiều hơn, chín nhanh hơn, bên trong sẽ nhận ít nhiệt hơn, sẽ chín chậm hơn.
Khi rang cà phê theo phương pháp này đòi hỏi người chế biến phải có rất nhiều kinh nghiệm bởi họ
cần biết được khi nào cà phê đã chín thông qua các biểu hiện về màu sắc, hương thơm của cà phê
khi rang.
Rang cà phê bằng máy rang hiện đại: Phương pháp này giúp người pha chế tận dụng được lợi thế
của máy móc kỹ thuật nhằm căn chỉnh được thời gian rang, các hạt cà phê cũng được rang chín đều
hơn. Với nguyên lý hoạt động bằng cách cho cà phê vào những bình dung tích lớn, tiến hành tạo ra
môi trường chân không để làm cho các hạt cà phê được chín đồng đều khi rang.

1.1 Quá trình rang cà phê

− Khi nhiệt độ rang đạt tới 100℃: Giai đoạn này chỉ là sự truyền nhiệt cho các hạt cà phê, chúng sẽ
bắt đầu nóng lên, hơi nước ở bên trong hạt sẽ dần dần bốc hơi và hạt cà phê sẽ hơi teo lại.

− Khi nhiệt độ rang trên 120℃: Giai đoạn này các hạt cà phê sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt.
Hạt cà phê sẽ tiếp tục hấp thu nhiệt và bốc hơi nước, thay đổi hơn hình dạng bên ngoài. Thêm nữa là
mùi thơm được những người chế biến mô tả là giống như mùi của rơm khô và cỏ trộn lẫn. Nhiệt độ
rang đạt 150℃ thì lúc này màu sắc của hạt cà phê đã chuyển dần sang màu vàng đậm. Hình dáng
của hạt cũng thay đổi rõ rệt, bề mặt nhiều đường gân hơn, thể tích tăng từ 20 đến 30%. Hương thơm
lúc này tỏa ra có mùi giống như bánh mì hoặc mùi gỗ bị cháy.

− Khi nhiệt độ rang đạt 170℃ thì màu sắc hạt cà phê lúc này chuyển sang màu nâu nhạt, tỏa ra
hương thơm của quả chín và mật ong. Phản ứng Mailard sẽ diễn ra vào lúc này. Qua tác dụng của
nhiệt, bắt đầu đốt cháy các tinh thể đường trong hạt cà phê tạo ra màu nâu. Nếu người chế biến lấy
cà phê ra ở nhiệt độ này và tiến hành xay thì sản phẩm thu được sẽ có vị khá chua và mùi ngai ngái,
hơi nồng.

− Khi nhiệt độ rang đến 190℃, màu sắc của hạt cà phê chuyển sang màu nâu caramel rõ rệt. Mùi
thơm tỏa ra mùi mạch nha dễ dàng nhận thấy. Hạt cà phê có sự biến đổi thơm ngon và đậm đà hơn.
− Khi nhiệt độ rang đạt đến 200℃: lúc này hạt cà phê sẽ nổ lần thứ nhất, nhiệt độ sẽ gia tăng rất
nhanh trong giai đoạn này. Cà phê khi được rang tới nhiệt độ này sẽ có sự thay đổi rõ rệt về kích
thước, hương vị, mùi thơm cũng như lượng khói sẽ tỏa ra

nhiều hơn, mùi thơm hơn, hấp dẫn hơn. Kể từ sau giai đoạn này, cà phê đã bắt đầu chín và người
chế biến có thể mang ra. Tuy nhiên lúc này phản ứng hóa học vẫn chưa xảy ra hoàn tất. Giai đoạn
này cà phê có thể được chế biến nhưng độ gắt và độ chát, hàm lượng cafein cao.
− Khi tiếp tục rang đến nhiệt độ 225℃, các hạt cà phê sẽ tiếp tục nổ đợt 2. Thành phẩm thu được
sau giai đoạn này là những hạt cà phê đã giảm được đáng kể vị chua, đồng thời vị caramel được
tăng lên. Nếu tiếp tục rang tiếp đến 230℃ sẽ cho ra sản phẩm bị mất dần hương vị cà phê gốc và
thay thế bởi hương rang.

❖ Lưu ý: Cà phê sau khi rang ở nhiệt độ cao sẽ làm cho các hợp chất tạo hương mới sinh ra và liên
tục bay hơi, gây giảm mùi hương. Do vậy, để tránh làm thất thoát hương thơm thì sau khi rang cà
phê cần phải làm nguội càng nhanh càng tốt.

− Thời gian rang cà phê cũng có ảnh hưởng quyết định đến hương vị của cà phê. Ví dụ như tỷ lệ của
một ly Espresso hoàn hảo là sự cân bằng của cả 3 hương vị đắng, chát, chua và thơm.

Nguồn:

Cá chim:

https://sieuthicatuoi.com/ca-chim-trang-vay-vang-1008-1-2-product.html

https://tepbac.com/species/full/372/ca-chim-trang-vay-vang.htm

https://vi.wikipedia.org/wiki/Trachinotus_blochii

Nấm linh chi:

https://sonnptnt.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/Hoavanam/Attachments/22/Bai
%201.%20Dac%20diem%20sinh%20hoc%20cua%20nam%20linh%20chi.pdf

https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A5m_linh_chi

https://sanphamgiatruyen.com/nam-linh-chi/#:~:text=N%E1%BA%A5m%20Linh%20Chi
%20c%C3%B3%20%C4%91%E1%BA%B7c,n%C3%A2u%20%C4%91%E1%BB%8F
%2C%20%C4%91%E1%BB%8F%2C%20v%C3%A0ng

Cà Phê:

https://luoitrangia.com/blogs/news/cay-ca-phe-va-mot-so-dac-diem

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_C%C3%A0_ph%C3%AA
https://phadincoffee.com/ban-nen-biet-ca-phe-co-nguon-goc-tu-dau/#:~:text=Ngu%E1%BB
%93n%20g%E1%BB%91c%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A0%20ph%C3%AA,-C
%C3%A0%20ph%C3%AA%20(g%E1%BB%91c&text=%C4%90%C6%B0%E1%BB
%A3c%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%20t%E1%BB%AB%20nh%E1%BB
%AFng,v%C3%A0%20ph%C3%ADa%20b%E1%BA%AFc%20Ch%C3%A2u%20Phi.

You might also like