You are on page 1of 3

Tìm hiểu công nghệ và tính toán thiết bị sấy dạng thùng quay dùng để sấy

đậu tương , năng suất 350kg nguyên liệu/mẻ.

1. Tổng quan về nguyên liệu

Hình 1: Hình ảnh về cây đậu tương


1.1. Đặc điểm của cây đậu tương
Cây đậu tương tên khoa học là Glycine max (L.) Merrill là loại cây họ đậu
(Fabaceae), còn được gọi là đậu nành. Trên thế giới có trên 1000 loại đậu tương
với nhiều đặc điểm khác nhau, mang lại giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao.
Đậu tương là loại cây thân thảo, hằng năm. Thân cây mảnh, cao từ 0,8m đến
0,9m, có lông toàn thân. Lá mọc cách, có ba chét hình bầu dục, mũi gần nhọc,
không đều ở gốc. Hoa có màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách cành. Quả
thỏng, hình lưỡi liềm, dài 3cm đến 4cm, rộng 0,8cm, gân bị ép, trên quả có nhiều
lông mềm màu vàng, thắt lại giữa các hạt.
Theo từ điển thực phẩm, Đậu tương có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó
được truyền bá sang Nhật Bản vào thế kỉ thứ VIII. Vào nhiều thế kỉ sau đó, đậu
tương có mặt tại các nước Á Châu như Thái Lan, Malysia, Việt Nam,… Từ thời
cổ xưa, đậu tương đã được sử dụng ở những nước này làm thực phẩm cho con
người và gia súc. Cây đậu tương có mặt ở Châu Âu vào đầu thế kỉ XVII và ở Hoa
Kì vào thế kỉ XVIII nhưng đến đầu thế kỉ XX mới được trông phổ biến. Việc
trồng trọt bắt đầu phát triển lớn ở Liên Xô cũ nhưng phát triển nhanh chóng ở các
nước châu Mỹ, những nước thuộc miền Trung và đồng bằng sông Mitsixipi.
1.2. Hạt đậu tương

Hình 2: Hình ảnh về hạt đậu tương


Hạt đậu tương có nhiều hình dạng khác nhau từ tròn tới thon, dài và dẹt
(trong, bầu dục, tròn dài, trong dẹt, chùy dài,…). Phần lớn hạt có màu vàng, ngoài
ra còn có màu vàng xanh, xám, nâu hoặc đen và các màu trùn gian, nhưng loại
màu vàng là loại tốt nên thường được ưa chuộng hơn. Kích thước được chia ra làm
3 loại: to, trung bình và nhỏ. To là loại hạt 1000 hạt nặng từ 300g trở lên, trung
bình nặng từ 100 – 300g và nhỏ là nặng dưới 150g. Cấu trúc hạt đậu nành gồm 3
thành phần: vỏ hạt, phôi và nhân.
- Vỏ là lớp ngoài cùng, có nhiều màu khác nhau đặc trưng cho từng loại
giống; thường có màu vàng hay màu trắng, hàm lượng anthocyane
quyết định màu vỏ của hạt. Vỏ có tác dụng bảo vệ phôi mầm chống lại
sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn.
- Phôi là rễ mầm, là phần sinh trưởng của hạt khi hạt lên mầm.
- Nhân gồm hai lá mầm tích trữ dưỡng liệu của hạt, chiếm phần lớn khối
lượng hạt, chứa hầu hết chất đạm và chất béo của hạt.
1.3. Thành phần hóa học trong đậu tương
Cây đậu tương là loại cây trồng đã có từ lâu đời, được xem là loại cây “vàng mọc
từ đất”, “cây xay thịt”,… Sở dĩ đậu tương được người ta đánh giá cao như vậy
chủ yếu là do giá trị kinh tế của nó. Hạt đậu tương là thành phần có giá trị sử
dụng tốt nhất vì nó có thành phần dinh dưỡng rất cao, giàu protein (40%), lipid
(12-25%), glucid (10-15%), các vitamin và muối khoáng. Protein đậu tương có
phẩm chất tốt nhất trong các protein thực vật vì nó có đầy đủ các acid amine
không thay thế.
Bảng 1: Thành phần hóa học trong hạt đậu nành
Thành phần Tỷ lệ Protein (%) Lipid (%) Carbonhydrat Tro (%)
(%)
Nguyên hạt 100,0 40,0 20,0 35,0 5
Nhân 90,3 43,0 23,3 29,0 5,0
Vỏ hạt 7,3 8,8 10 86,0 4,3
Phôi 2,4 41,0 11,0 43,0 4,4

1.4. Tình hình sản xuất đậu tương trong và toàn cầu
1.4.1. Tình hình sản xuất toàn cầu
Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng ngũ quốc tế IGC được công bố vào
tháng 11 năm 2023, sản lượng đậu tương toàn cầu ở mức 357 triệu tấn trong
niên vụ 2021/22, đã tăng 10 triệu trong niên vụ 2022/23 và đạt 367 trieetuj
tấn. Dự báo tăng trưởng cho niên vụ 2023/24 vẫn tiếp tục và sẽ đạt 395 triệu
tấn trong niên vụ hiện tại.
Châu Mỹ là nơi dẫn đầu với hơn 93% sản lượn đậu tương toàn cầu. Brazil
là nước sản xuất đậu tương lớn nhất ở cả khu vực và thế giới với 160 triệu tấn
đậu tương trong niên vụ 2022/23 (theo USDA- Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ). Hoa
Kỳ đứng sau với 116 triệu tấn; Argentina đứng thứ ba thế giới với 48 triệu tấn
trong niên vụ 2022/23. Tiếp theo là các nước Trung Quốc (20 triệu tấn), Ấn
Độ (12 triệu tấn), Paraguay (9 triệu tấn) và Canada (6,5 triệu tấn).
1.4.2. Tình hình sản xuất trong nước

You might also like