You are on page 1of 3

Cây lá dứa (hay có tên gọi khác là cây dứa thơm, cây lá nếp, cây nếp thơm, cây

cơm
nếp) có mùi thơm như mùi gạo nếp, được sử dụng phổ biến để làm gia vị trong nấu ăn,
đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Thái Lan.
Cây lá dứa có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius, thuộc họ Pandanaceae - là
họ cây dứa dại, dùng làm gia vị trong ẩm thực, đặc biệt là trong chế biến món tráng
miệng. Lá dứa này không phải là lá của cây dứa vẫn dùng để ăn quả dứa.
Đặc điểm cây lá dứa
Cây lá dứa thuộc dạng cây thân thảo, sống ở miền nhiệt đới, thường mọc thành bụi,
lùm cao đến 1m, chia nhánh từ gốc cây. Cây lá nếp không có hoa. 
Lá dứa dài khoảng 40-60cm, rộng 3-4cm, thẳng và dẹt như lưỡi kiếm, không có
lông, mép không gai, lá xếp hình máng xối, tụm lại ở gốc như nan quạt. Lá dứa có mùi
thơm của nếp hương. 
Do hợp chất thơm 2-Acetyl-1-pyrroline có trong lá đã tạo nên mùi hương đặc trưng
tương tự như mùi hương của cơm nếp. Loại lá này nếu để càng khô thì hương thơm sẽ
càng ngào ngạt hơn. Lá có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc đông lạnh.
Thành phần dinh dưỡng của lá dứa
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA (United States Department of Agriculture),
trong 100gr lá dứa có chứa:
– Năng lượng: 15 kcal
– Carbohydrate: 4gr
– Đường: 1gr
– Natri: 5mg
Ngoài ra, lá dứa còn chứa vitamin quan trọng và các khoáng chất khác như: vitamin
A, sắt, canxi và phốt pho…
(https://gianongsan.org/la-dua-gia/)
Bộ phận sử dụng của cây lá nếp
Ngày nay, cây lá dứa gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để thu
hoạch thân lá. Lá dứa được dùng để làm nguyên liệu trong chế biến món ăn và làm
dược liệu, có thể dùng ở dạng tươi, sấy khô hoặc đông lạnh.
Công dụng của lá dứa trong chế biến món ăn
Nếu như trước kia, lá nếp thường để tạo mùi thơm khi nấu nước uống hoặc khi nấu
xôi, nấu cơm thì ngày nay, lá nếp còn được dùng nhiều để tạo màu cho món ăn có màu
xanh lá bắt mắt, giúp chúng thêm phần hấp dẫn. Nhiều quốc gia khác ở châu Á không
riêng gì Việt Nam cũng có thói quen sử dụng lá nếp thơm để nấu ăn. 
Một số món ăn thường được người nấu bỏ vào vài lá dứa thơm để thức ăn có mùi
thơm hấp dẫn như các món chè, kem, sắn luộc, bánh... Nhiều nơi lấy lá nếp giã nát
hoặc xay nhuyễn, sau đó vắt lấy nước rồi trộn chung với gạo nếp để nấu xôi hoặc gói
bánh chưng cho thơm. 
Để tạo màu thì lá dứa cũng được giã hoặc xay nhuyễn để lấy nước. Các món ăn
được nhiều bà nội trợ tạo màu từ lá nếp như xôi, thạch lá nếp, mứt, bánh, cháo, súp…
Những món ăn này khiến người thưởng thức bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, từ đó
mang lại cảm giác ngon miệng hơn. 
Ngoài ra, lá nếp còn được chế biến thành dạng bột để việc chế biến món ăn được
tiện lợi hơn, mất ít thời gian hơn. 
Theo nghiên cứu sơ bộ, trong lá dứa có các thành phần hóa học chủ yếu là nước,
chất xơ cùng một số hợp chất khác như glycoside, alkaloid và đặc biệt là flavonoid đều
có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe người dùng:
Công dụng của lá dứa với sức khỏe
Ban đầu, khi lá dứa chưa được sử dụng rộng rãi, nhiều người sợ rằng lá dứa có độc.
Tuy nhiên, qua một thời gian sử dụng lâu dài, lá dứa dần được ưa chuộng, thậm chí ở
nhiều gia đình, nước lá dứa còn được lựa chọn làm thức uống hàng ngày. Cho đến thời
điểm hiện tại, lá dứa được biết đến với một số công dụng cho sức khỏe như sau:  
 Làm giảm lượng đường trong máu, giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ các bệnh
nhân bị tiểu đường. 
 Có thể dùng để giải cảm, trị phong hàn khá hữu hiệu. 
 Hỗ trợ phục hồi sức khỏe của phụ nữ vừa sinh con, giúp họ có da dẻ hồng hào
hơn. 
 Bồi bổ thần kinh, giúp giảm gánh nặng về tinh thần, giảm căng thẳng lo âu. 
 Giảm đau khớp, thấp khớp khi được xoa bóp với nước lá dứa ấm. 
 Chăm sóc tóc, giúp tóc khỏe, giảm gàu, tăng độ bóng mượt.
(https://meta.vn/hotro/la-dua-la-la-gi-la-dua-co-phai-la-nep-khong-8083)
 Lecithin:
• Chủ yếu giúp phân tán 2 pha dầu & nước trong bột nhào hoặc hỗn hợp kẹo
mềm thành trạng thái đồng nhất, giúp nhũ hóa cho hệ bột nhào, kẹo mềm; tăng
độ nở của bánh.

You might also like