You are on page 1of 120

THẦN PHƯƠNG

NAM DƯỢC BÁCH BỆNH

Sưu tập và biên soạn


Lương y Thích Trí Huệ
ức khỏe thật sự không có nghĩa là không có sự hiện diện của bệnh tật.

Sức khỏe thật sự là trạng thái cân bằng trong cảm xúc, thể chất, tinh thần và tâm hồn.
CHƯƠNG I
TRỊ CHỨNG SỎI THẬN - SỎI BÀNG QUANG
SỎI TÚI MẬT - GAI CỘT SỐNG

A. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG:


Ở những người lớn tuổi, khi vôi bị tích tụ lâu ngày sẽ dễ gây ra các chứng đóng
vôi trong một số bộ phận trên cơ thể.
Khi vôi tích tụ trong thận, gọi là sạn thận; tích tụ trong mật gọi là sạn mật, tích tụ
trong bàng quang gọi sạn bàng quang, tích tụ nơi các khớp gọi là gai.
Bệnh thường phát nhanh, gây đau dữ dội. Đối với sạn thận, bệnh nhân sẽ thấy đau
từ sau lưng, đau vùng mạn sườn dưới rồi lan ra đến trước bụng dưới. Nếu đau nhiều, nên
đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Khi sạn còn nhỏ, chúng ta uống các loại thuốc lợi tiểu, sạn sẽ thoát ra ngoài theo
đường tiểu. Khi sạn tương đối lớn, sạn có thể làm tắt nghẽn niệu đạo, gây tổn thương,
đau buốt và tiểu ra máu. Ở trường hợp này, cần phải phẫu thuật để lấy sạn ra càng sớm
càng tốt.
Trong y học Phương Đông, Kim Tiền Thảo có công dụng xổ tiểu rất tốt nên
thường được dùng điều trị các chứng sỏi thận hay sỏi bàng quang.
Tùy theo thể trạng mà chọn dùng phương thuốc thích hợp để điều trị, bệnh nhân
uống thuốc một thời gian trên 15 ngày sẽ thấy kết quả.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BỆNH


 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ SỎI THẬN - SỎI BÀNG QUANG
- Mỗi ngày, lấy 6 hạt đười ươi, 1 ít hạt é hay hạt Chia, ngâm trong 1 lít nước, pha
loãng dùng uống cả ngày.
- Uống từ 15 ngày trở lên, sạn sẽ tan nhỏ dần, rồi theo đường tiểu ra ngoài.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ SỎI THẬN


- Lấy chừng 01 nắm lá ngò gai, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước,
cho sắc lại chừng 8 phân.
- Ngày uống 3 lần: sáng, tối trước đi ngủ và trước bữa ăn.
|5
- Uống liên tục như vậy (Nam: uống 7 ngày, Nữ: uống 9 ngày), sạn sẽ theo đường
tiểu ra ngoài. Sạn sẽ hết trong bọng đái hoặc nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất.
 Bài này đã áp dụng cho nhiều người dùng và đều cho kết quả tốt.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ SỎI THẬN - SỎI BÀNG QUANG


- Cây nổ gai: lấy thân và lá chặt nhỏ phơi khô.
- Mỗi ngày một nắm lớn sắc với một lít nước, uống thay nước khi khát.
Ngoài ra, theo bài thuốc dân gian, chúng ta có thể dùng:
- Rau bắp, mã đề, rễ tranh: rửa sạch, phơi khô.
- Mía lau: tươi.
+ Lấy hỗn hợp 4 loại trên đun lấy nước, uống đều đặn mỗi ngày cũng trị khỏi.
 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ SẠN THẬN - SẠN MẬT
1. Trái chuối hột: giấu chín, đãi ra lấy hột chừng 1 chén.
2. Hạt lười ươi: 1/3 chén, đem phơi khô.
- Thực hiện rang riêng từng loại cho đến khi cháy vàng.
- Tán thành bột hòa hai loại cho nhau.
- Cất vào lọ sạch để cất giữ và bảo quản, bệnh nhân khi đi đâu nhớ mang theo dùng.
- Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.
- Thực hiện đều đặn từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết sạn.
 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ SẠN THẬN
- Lá thúi địt (Rau mơ): loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch,
đâm nhuyễn rồi vắt lấy nước.
- Dùng uống sống, mỗi ngày 2 lần.
- Sử dụng đều đặn từ 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.
 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ SẠN THẬN
- Lá trầu bà (loại lá lớn): hái chừng 5 đến 10 lá.
- Bỏ vô nồi, sắc 3 chén cho sắc lại còn 1 chén.
- Uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết.
- Còn xác lá trầu thì nấu thế nước trà uống thường xuyên cho tiêu hẳn bệnh để
không bị tái phát lại.

6|
 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ SẠN THẬN
- Trái khóm: khoét lỗ lấy cùi ra.
- Nhét phèn chua vào ruột cho đầy, rồi nướng chín, vắt lấy nước uống.
- Ngày uống vài lần, bệnh sẽ hết.
Những ai mắc chứng đau dạ dày thì không dùng được phương này.

 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ SẠN THẬN


- Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp: lấy mỗi thứ 01 nắm.
- Rửa sạch, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén.
- Uống trong 3 tuần sẽ hết.
 PHƯƠNG THỨC 9: TRỊ SẠN THẬN
- Trái chuối hột non (chuối chát - khi đã có hạt): lấy vài trái.
- Rửa sạch, đâm nát rồi vắt lấy nước chừng 1 ly, cho thêm ít muối.
- Uống liên tục, sạn sẽ theo đường tiểu ra hết hoặc sạn sẽ tiêu dần.
 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ SẠN THẬN, TIỂU KHÓ (Phương hay)
- Rau ngò om: lấy độ một nắm. Rửa sạch, đâm nhuyễn, cho nước vào, vắt lấy nước
cốt chừng hai phần chén.
- Cây chuối hột: Chặt ngang thân cây, rồi khoét lỗ, đổ nước cốt rau om vô lỗ cây
chuối hột, lấy chén đậy kín lại trong 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai.
- Ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, làm như trên, chặt uống chừng 5 cây, như vậy
sẽ kết quả mỹ mãn.
Trường hợp không có cây chuối hột thì uống nước rau ngò om như trên pha vào nước
dừa tươi uống kèm.
 PHƯƠNG THỨC 11: TRỊ ĐAU NHỨC 2 BÊN TRÁI THẬN (SAU VÀ
TRÊN THẮT LƯNG)
- Đập 02 hột vịt (chưa tượng hình), lấy lòng trắng hòa với chút rượu trắng.
- Uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả 100%.
 PHƯƠNG THỨC 12: TRỊ ĐAU THẬN SƯNG MÌNH
- Trái Khóm: Khoét lỗ, nhét cục phèn chua từ trên vào ruột trái Khóm.
- Nướng chín, gọt vỏ, vắt nước uống.
- Uống mỗi ngày một lần, vài ngày sẽ xẹp hết.
|7
 PHƯƠNG THỨC 13: TRỊ THẬN NHỨC, THẬN ĐAU (Do sạn đâm)
- Một trái khóm: nướng chín, gọt vỏ, vắt nước.
- Hòa nước khóm vắt được vào 02 lòng đỏ hột gà, khuấy cho đều, ăn vài lần sẽ hết.
 Bài này rất công hiệu.
 PHƯƠNG THỨC 14: TRỊ THẬN, TIỂU ĐÊM (Mệnh môn lạnh)
- Lá dâu tằm ăn: hái một nắm lá non, giã nhuyễn, vắt nước, hòa nước ấm uống
ngày hai lần.
- Lá dâu tằm ăn: lá già, lấy một nắm sao khử thổ, sắc một lít nước, uống thay
nước hằng ngày sẽ khỏi.
 Kết hợp hơ Ngải cứu:
- Nằm ngửa, dùng muối bọt để đầy lỗ rốn, sau đó cắt miếng gừng dày chừng 2mm
để trên rốn.
- Quấn ngải cứu thành điếu thuốc (tầm điếu bán ở nhà thuốc tàu).
- Đốt điếu ngải thuốc rồi dùng hơ di chuyển vùng xung quanh rốn, hơ khoảng 50%
điếu thuốc thì nghỉ. Ngày hai lần, sẽ bớt tiểu đêm lại.
 PHƯƠNG THỨC 15: TRỊ SẠN THẬN
- Vỏ sầu riêng tươi: xắt mỏng, phơi khô, sao sơ.
- Lá Mã đề khô: lấy một nắm lá.
- Nấu chung hỗn hợp trên, sắc uống một lít nước.
- Uống ngày chừng 7 lần, sạn sẽ theo đường tiểu ra hết.
 PHƯƠNG THỨC 16: TRỊ SẠN THẬN
- Đọt gòn còn non: đâm một nắm lớn mỗi ngày.
- Sáng chiều vắt lấy nước, hòa vào một ít nước ấm.
- Người bệnh gắng uống nhiều nước, dùng trong một tháng, sạn sẽ theo đường tiểu
ra ngoài dần. (Phương này hiệu nghiệm 100%)
 PHƯƠNG THỨC 17: THUỐC BỔ THẬN
- Hột mận: phơi khô chừng 01 ký, ngâm trong 1 lít rượu trắng độ 7 hôm.
- Uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm.
- Uống chừng 10 ngày rồi ngưng.

8|
 PHƯƠNG THỨC 18: SẠN THẬN
 Thành phần: 10gr Mộc Thiên Sâm (Bút Ðầu Thái) và 400cc nước lạnh.
 Cách nấu:
- Trước hết, đun 400cc nước trong một cái siêu sắc thuốc hay một cái nồi bình
thường có nắp thủy tinh cho dễ thấy rõ.
- Cho 10gr Bút Ðầu Thái vào trong nước đang sôi rồi lập tức tắt lửa.
- Ðể vậy cho đến khi nguội hẳn, chắt lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

 PHƯƠNG THỨC 19: SẠN THẬN


 Thành phần: Hải La hay Hải Ðới (một loại rong biển) và 550cc nước.
 Cách nấu:
- Cho nửa miếng Hải La và 550cc nước vào một cái nồi, mở lửa nhỏ nấu từ từ cho
sôi, đến khi Hải Ðới tan ra sền sệt như một chất keo thì tắt bếp.
- Rồi cho bệnh nhân uống thành phần chất keo này, và uống nhiều lần trong ngày.

 PHƯƠNG THỨC 20: SẠN THẬN HÀNH ĐAU NHỨC


 Thành phần: Thái Liễu (hay còn gọi là Tử La Hoa hay Xà Tất): 8 gr; Liên Tiền
Thảo: 4 gr; Nước: 72 ml.
 Cách nấu:
- Cho hỗn hợp thuốc và nước vào một cái siêu, sắc lửa riu riu đến khi còn phân nửa
thì chắt nước ra uống.
Uống thuốc khi còn ấm.
 Ðây là phương thuốc cổ truyền, kết quả thử nghiệm rất công hiệu và đã chữa
lành được 90% bệnh nhân.
 PHƯƠNG THỨC 21: SẠN THẬN, SẠN TÚI MẬT, SẠN GAN
Đây là phương pháp tẩy trừ sạn gan và mật (liver and gallbladder) mà không cần phải giải
phẫu (surgery) bằng cách sử dụng các dược liệu thiên nhiên.
 Thành phần:
- 04 Muỗng canh (tablespoon) Epsom salts (Muối Magnesium Sulphate,
MgSO4+7H2O) – có thể mua muối này ở bất cứ tiệm thuốc tây.
- ½ ly (250 ml) dầu Olive loại Light Extra Virgin (4 oz hay 125ml).
- 01 trái bưởi hồng lớn hoặc 2 trái nhỏ (vắt lấy nước khoảng 1/3 đến ¾ ly).
|9
- 03 ly (750 ml) nước uống (drinking water).
Hãy chọn ngày nào bạn muốn thanh lọc cơ thể thí dụ như ngày thứ bảy.
Sáng Thứ Bảy:
- Ăn sáng và ăn trưa với thức ăn nhẹ, không có chất béo (fat) và chất đường hoặc đồ
chiên xào. Có thể dùng cháo (oatmeal – bột yến mạch), cháo với trái cây, nước trái cây,
khoai tây nướng. Những thức ăn này giúp mật gia tăng áp xuất trong gan. Áp suất càng
nhiều càng đẩy những viên sạn ra ngoài dễ dàng.
 Lưu ý:
- Không dùng các loại thuốc và vitamin.
- Không ăn và uống sau bữa ăn trưa (12 giờ) cho đến 6 giờ chiều cùng ngàỵ
 Các bước tiến hành:
- Pha 4 Muỗng canh Epsom salts - muối vào 3 ly nước rồi để vào một bình riêng,
để vào tủ lạnh cho dễ uống (chia làm 4 phần để uống, mỗi lần ¾ ly).
- Lần 1: 6g chiều - Uống một phần nước dung dịch vừa pha (¾ ly) rồi xúc miệng,
đánh răng cho sạch.
- Lần 2: 8g tối - Uống dung dịch Epsom salt lần thứ hai (¾ ly). Phải tuyệt đối đúng
giờ (đừng uống quá sớm hay trễ 10 phút sẽ làm kém hiệu quả).
- Sau hai lần uống dung dịch Epsom salt, bạn có thể đi tiêu lỏng.
- 9g45 tối: Chuẩn bị dung dịch nước Bưởi và Dầu Olive - Vắt nước bưởi (ít nhất ½
ly hoặc nhiều hơn tới ¾ ly) trộn chung với ½ ly dầu Olive loại Light Extra Virgin và lắc
cho sủi bọt. Có thể thêm một ít chanh vào dung dịch này cho dễ uống.
(Nên đi vệ sinh trước khi uống dung dịch này, dự trù vào lúc 10 giờ, nhưng đừng trễ quá
15 phút).
- 10g tối: Dùng ống hút lớn để uống hết dung dịch nước bưởi và dầu Olive vừa pha.
Vừa uống xong, bạn phải đi nằm ngay lập tức, nếu không dung dịch dầu olive và nước
bưởi sẽ không có hiệu nghiệm để tống sạn ra. Bạn nên nằm ngửa gối đầu cao hơn một
chút và nghĩ đến lá gan đang làm việc tống những sạn ra khỏi các ống dẫn và túi mật.
Bạn có thể cảm thấy sạn đang di chuyển qua những ống dẫn mật.

10 |
- Việc tẩy trừ sạn gan này không đau do chất nhờn của dầu Olive. Sở dĩ sạn trôi ra
được là vì muối Epsom làm cho các cơ bắp trên ống dẫn mật mở rộng và không co thắt.
Điều cần lưu ý là phải ngủ để cho gan và túi mật làm việc.
- 6g sáng hôm sau: Dậy uống phần thứ ba dung dịch Epsom salt (¾ ly). Đừng uống
phần này trước 6g sáng. Nếu bạn muốn ngủ, cứ ngủ thêm.
- 8g sáng: Uống phần thứ tư (phần cuối cùng) ¾ ly dung dịch Epsom salt đã pha.
Bạn có thể đi ngủ lại nếu muốn.
- 10g sáng: Có thể bắt đầu uống nước trái cây, ăn cháo, nửa giờ sau ăn trái cây và
một giờ sau (khoảng 11g trưa) ăn uống bình thường.
- Nên dùng một cái rổ để trong bồn cầu (toilet) để hứng và đếm sạn, bạn sẽ cần
khoảng 2.000 (hai ngàn) viên sạn ra khỏi gan, mật để hết thấy đau ở vùng lưng và các
loại dị ứng.
 Những điều cần lưu ý:
- Khi tẩy sạn lần đầu, bạn sẽ thấy thoải mái trong vài ngày, nhưng khi sạn từ phía
sau túi mật di chuyển ra phía trước, bạn sẽ bị cảm giác khó chịu trở lại.
- Bạn có thể tiếp tục sử sụng phương pháp tẩy sạn này trong hai tuần sau đó.
- Không được tẩy sạn khi bạn đang bệnh.
- Có thể đi tiêu lỏng vào buổi sáng (thường là sau khi uống dung dịch Epsom salt).
- Dùng đèn rọi (flash light) sẽ thấy rõ các sạn đủ màu, những sạn màu xanh là do bị
nhuộm bởi mật.

 PHƯƠNG THỨC 22: TRỊ SỎI THẬN - SỎI BÀNG QUANG


(Kết quả tốt)
- Đu đủ non (Hà nàm) bằng cổ tay: Bỏ 1 chút nơi phần đầu đuôi.
- Chưng cách thủy với một ít muối.
- Ăn mỗi ngày một trái. Thực hiện trong 7 đến 10 ngày, sỏi sẽ hết hẳn.
 PHƯƠNG THỨC 23: SẠN BÀNG QUANG (Bọng đái + Sạn thận)
1. Rễ cây tre mỡ: 1 nắm 3. Rễ tranh: 1 nắm
2. Rễ cây cau ăn trầu: 1 nắm 4. Ké đầu ngựa: 1 nắm
- Rửa sạch, đổ nước ngập hỗn hợp 04 thành phần trên, sắc còn một chén.

- Mỗi ngày uống một lần, thực hiện trong 3 - 5 lần, sạn sẽ theo đường tiểu ra hết.
| 11
CHƯƠNG II
TRỊ CHỨNG THẤP KHỚP - VIÊM KHỚP - TÊ BẠI XỤI
THOÁI HÓA KHỚP
Bệnh thấp khớp là bệnh gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Bệnh này gây đau,
sưng và cứng khớp. Nếu một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp, thông thường đầu gối
hoặc bàn tay còn lại cũng bị bệnh. Bệnh này thường xảy ra ở nhiều khớp và có thể ảnh
hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể.

A. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG


1. Về yếu tố ngoại cảm
Do các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra biến đổi, rối loạn trong cơ thể.
Các yếu tố xâm nhập đó là: phong, thấp, hàn đọng lại tại khớp. Cụ thể là:
- Phong xâm nhập mạnh trong cơ thể dẫn đến chứng hành tý.
- Thấp xâm nhập mạnh thì gây nên chứng trước tý.
- Hàn xâm nhập mạnh thì dẫn đến thống tý.
Tất cả chứng trên khiến khí huyết bế tắc, tại các khớp dẫn đến khớp bị viêm, sưng đau nhức.
2. Về yếu tố nội thương
Chủ yếu là thể chất suy yếu, thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi. Khi đó dễ tạo
điều kiện để yếu tố ngoại cảm xâm nhập, khiến huyết hư và can thận suy yếu, bệnh tiến
triển nhanh.
Bên cạnh đó, một số yếu tố như môi trường sống ẩm thấp; thường xuyên dầm mưa
dãi nắng; ăn uống không đủ chất…
 Triệu Chứng Thường Gặp:
 Đau nhức tăng nặng: Cảm giác đau nhức xương khớp từ các vị trí trên cơ thể
như khớp gối, cột sống, cổ tay, bàn tay, cổ, vai, thắt lưng… Đau có tính chất đối xứng 2
bên. Đặc biệt, cơn đau nhức, tê cứng khớp dễ trở nên dai dẳng, nghiêm trọng vào ban
đêm hay buổi sáng sau khi thức dậy.
 Cứng khớp: Tình trạng các khớp bị đơ cứng, khó cử động thường xuất hiện khi
người bệnh mới ngủ dậy, diễn ra khoảng 10 – 30 phút đối với người bị thoái hóa khớp,
hoặc kéo dài trên 1 giờ đồng hồ đối với những người bị viêm khớp dạng thấp.
12 |
 Khớp bị tê, sưng: Ngoài hai triệu chứng kể trên, tê khớp, sưng khớp tăng nặng
cũng là dấu hiệu thường gặp ở bệnh viêm khớp.
Bệnh nhân mang bệnh này cảm thấy rất khó chịu, vì thấp khớp là một chứng bệnh
thường kéo dài, trở thành mãn tính hoặc có khi phát cấp tính. Bệnh chạy chữa lâu ngày
không khỏi, bớt rồi lại phát.
 Bệnh thoái hóa khớp: Khớp bị lão hóa mất chất nhờn, do lao động nặng nhọc, ăn
uống không đủ dinh dưỡng, suy hao do tuổi già.
Sau đây là những phương thuốc dân gian có thể điều trị hiệu quả.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ


 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ THẤP KHỚP
- Cây bùm sụm: chặt gốc rễ, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ.
- Mỗi lần lấy một nắm độ 200 gr, sắc 3 chén nước còn một chén.
- Ngày nấu hai lần nước uống sáng và chiều.
- Uống trong 1 tuần sẽ hết chứng đau nhức.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ THẤP KHỚP


- Rễ cây mai vàng, rễ cây nhãn ta: hai loại bằng nhau, chặt phơi khô độ 500 gram,
để vô keo, đổ 1.5 lít rượu gốc (nguyên chất) với 100gr đường phèn, ngâm trong 01 tuần lễ.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly uống trà loại nhỏ, dùng sau bữa ăn.
- Phương này dùng trị các chứng nhức mỏi, đau lưng, khớp xương.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ BẠI XỤI - PHÙ THŨNG


- Nấu cơm nếp cho chín, lột củ tỏi tươi để vào cơm nếp (ăn được bấy nhiêu để bấy
nhiêu, nhiều thì tốt) trộn cho đều, rồi ăn như cơm thường.
- Ăn liên tục trong nửa tháng sẽ hết bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ BẠI XỤI - NHỨC MỎI


(THUỐC RƯỢU – Bài thuốc Bắc trị cho cả nam nữ các chứng: Tê, bại, xụi, nhức mỏi)
1. Cương hượt: 1 chỉ 7. Ngưu tất: 2 chỉ 13. Quế chi: 2 chỉ
2. Thương truật: 2 chỉ 8. Câu kỷ: 2 chỉ 14. Bạch chỉ: 1 chỉ
3. Tần giao: 2 chỉ 9. Thương nhĩ căn: 2 chỉ 15. Hồng hoa: 1 chỉ
4. Nhũ hương: 1 chỉ 10. Tòng tiết: 2 chỉ 16. Độc hượt: 2 chỉ
5. Đỗ trọng: 2 chỉ 11. Đương qui: 2 chỉ 17. Xuyên khung: 1 chỉ
6. Phòng phong: 2 chỉ 12. Hắc mã tiền: 3 chỉ
| 13
- Chế: Các món đổ 1 lít rượu đem chưng cách thủy 30 phút. Đổ rượu vào keo hòa
nước đường ngọt vừa. (Ghi chú: 1 chỉ = 3,75 gram)
 Cách dùng: Người lớn 1 lần 1 ly nhỏ sau bữa cơm.

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ ĐAU LƯNG, NHỨC MỎI, THẤP KHỚP, SƯNG
TRẬT, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
- Dây chùm gọng: (mọc ở mé sông) hái rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ,
cho vào keo bảo quản.
- Mỗi lần dùng 02 nắm lớn sắc 3 chén còn 7 phân, uống 3-5 thang trở lại.
 Bài này trị hết sưng nhức, giúp gân cốt cứng, đi đứng được như thường, rất
hiệu quả cho những người nông dân.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ TÊ LIỆT NỬA NGƯỜI DO TÉ NGÃ HOẶC CẢM


SỐT SINH RA
1. Cây ngà voi: 250 gram để tươi
2. Dây cứt quạ: 100 gram để tươi
3. Ngải cứu: 100 gram để tươi
- Ba vị này sắc làm 3 lần: nấu 4 chén còn 1 chén uống lần 1, sau đó nấu 3 chén còn
8 phân uống lần 2, đổ 3 chén còn 6 phân uống 3 lần, ngày 3 lần.
- Uống độ 7 thang sẽ đi đứng được.

 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ TÊ BẠI KINH NIÊN


- Dây cốc kèn: (loại lá lớn lâu năm bò theo mé sông) chặt đem về, rửa sạch, thái
nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, ngâm rượu.
- Uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.

 PHƯƠNG THỨC 8: THUỐC XOA TRỊ THẤP KHỚP


- Đậu đen rang: cho vô khăn túm lại, đem xoa chỗ đau nhức nhiều lần.
- Nếu nguội rang nóng làm lại, ngày đêm làm liên tục đôi ba lần và kết hợp cùng
phương thuốc trị thấp khớp mới trị khỏi được bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 9: THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC


XƯƠNG SỐNG
- Rễ cây Mọi lựu, Nhỏ gừa (lòng thòng xuống), rễ cây Nhàu: Ba thứ bằng nhau,
chặt phơi khô, sao vàng.
14 |
- Ngâm chừng 1 lít rượu trắng, đúng 1 tuần, lắc cho đều, uống 1-2 ly mỗi bữa ăn
cơm hoặc trước khi ngủ đêm, uống trong 1 tuần.
 Bài này đã trị được cho nhiều người bị đau xương sống, đau lưng, đi khòm.

 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ THẤP KHỚP GÂY SƯNG


- Trứng gà so mới đẻ, nặn chanh ngập trứng, ngâm trong 1-2 ngày, rồi khuấy lên uống.
- Uống liên tục 7 lần sẽ hết. Đồng thời cũng trị được chứng bao tử.

 PHƯƠNG THỨC 11: THUỐC BÓ TRỊ THẤP KHỚP, SƯNG KHỚP


- Cỏ hôi, rau muối, cải trời, cây chó đẻ răng cưa, lá nhàu: đâm nhuyễn hỗn hợp,
để thêm một ít muối, bó vào khớp.
 Phương này rất công hiệu.

 PHƯƠNG THỨC 12: THUỐC TRỊ SƯNG KHỚP, NHỨC BẢ VAI


- Rễ cây điệp ta: (có bông màu đỏ, còn gọi là cây Phượng Vỹ) đào rễ, chặt nhỏ,
phơi khô.
- Ngâm rượu uống thường xuyên sẽ hết, hoặc xắt ra, sao khử thổ, sắc uống nhiều
lần cũng hiệu nghiệm.
 PHƯƠNG THỨC 13: THUỐC BÓ TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI, SƯNG GÂN, ĐI
ĐỨNG ĐAU
- Lấy Muối hột và một ít lá lốt: rang cho nóng, túm vô vải.
- Lót lá đu đủ trên đầu gối, rồi túm muối cho nóng, chườm trên chỗ đau.
- Ngày làm vài lần sẽ hết.
Muối có tính giữ nhiệt lâu nên đừng để muối quá nóng, sẽ dễ gây phỏng.

 PHƯƠNG THỨC 14: THUỐC BÓ TRỊ ĐAU, SƯNG ĐẦU GỐI


- Củ nghệ đâm với Phèn chua, đem bóp vô chỗ đau sưng, sẽ giúp hết sưng.

 PHƯƠNG THỨC 15: THUỐC TRỊ PHÙ THŨNG, CHÂN VÀ ĐẦU GỐI
SƯNG CÓ NƯỚC
1. Địa cốt bì: 2 chỉ 4. Sinh cương bì: 2 chỉ
2. Trần bì: 2 chỉ 5. Bạch bì: 2 chỉ
3. Đại phục bì: 2 chỉ 6. Phục linh bì: 2 chỉ

| 15
- Sắc uống 2 lần: 3 chén còn 9 phân (lần 1); 2,5 chén còn 8 phân, uống vài lần sẽ
xẹp hết.

 PHƯƠNG THỨC 16: TRỊ TÊ LIỆT, CỬ ĐỘNG KHÓ KHĂN, LÀM GÂN
CỐT CỨNG TRỞ LẠI
- Chuối hột chín: xắt mỏng, phơi khô, sao cho vàng, ngâm rượu.
- Uống thường xuyên. (Toa này nên áp dụng, sẽ giúp đi đứng lại được).

 PHƯƠNG THỨC 17: THUỐC RƯỢU TRỊ BẠI XỤI, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
- Xắt nhỏ phơi khô các loại sau:
1. Cây lá ngũ trảo: 1 chén
2. Dây vòi voi: 1 chén
3. Củ sả lâu năm (già): 1 chén
4. Dây cứt quạ (lá nhỏ): 1 chén
5. Kinh giới: 1 chén
- Các vị này bằng nhau, ngâm chừng 2 lít rượu, để 1 tuần.
- Ngày uống hai lần, 1 lần nửa ly, uống kết quả tốt.

 PHƯƠNG THỨC 18: THUỐC NGÂM RƯỢU, XOA BÓP TRỊ CHỨNG
NHỨC GÂN, NHỨC XƯƠNG, PHONG TÊ BẠI XỤI
1. Lô hội: 5 chỉ
2. Băng phiến: 3 chỉ
3. Nhũ hương: 5 chỉ
4. Long não: 3 chỉ
5. Một dược: 5 chỉ
- Cách ngâm: 1 lít rượu 90 độ, ngâm chung hỗn hợp trên trong 5 ngày. Sau đó đổ ra,
lấy thuốc này xoa bóp đêm ngày.
 Bài thuốc này rất công hiệu, kết quả tốt.

 PHƯƠNG THỨC 19: TRỊ NỔI PHONG ĐƠN KHẮP MÌNH (Nổi mẫn đỏ)
- Vỏ cây vú sữa: lột ra, cạo vỏ sần sùi, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ.
- Mỗi lần hốt một nhúm bỏ vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, còn xác thì nấu như
nước trà, uống thường xuyên sẽ hết.

16 |
 PHƯƠNG THỨC 20: TRỊ THẤP KHỚP, ĐẦU GỐI SƯNG
- Lá mướp hương tươi: quết nhuyễn, thêm vào một ít muối, đem bó chỗ sưng.

- Ngày 2 lần, sẽ rút được độc và xẹp hết.

 Kết quả hiệu nghiệm.

 PHƯƠNG THỨC 21: THUỐC TRỊ PHONG TÊ THẤP, THÔNG 12 KINH LẠC
- Có thể tán bột hay vò hoàn: Nếu vò viên thì thắng đường hoặc dùng mật ong để
vò, mỗi viên bằng ngón tay cái.
- Sáng chiều: hai lần, mỗi lần 1 hoàn.
1. Phòng phong: 2 chỉ 8. Thảo ô: 3 chỉ
2. Đương qui: 2 chỉ 9. Xuyên khung: 1.5 chỉ
3. Kinh giới: 3 chỉ 10. Thương truật: 2 chỉ
4. Bắc cam thảo: 1.5 chỉ 11. Ma hoàng: 2 chỉ
5. Thiên ma: 1 chỉ 12. Hà thủ ô đỏ: 3 chỉ
6. Xuyên ô: 3 chỉ 13. Thạch nộc: 3 chỉ
7. Bạch ma: 2 chỉ 14. Hột sen rang muối
- Có thể thêm:
Khương hoạt: 2 chỉ - Độc hoạt: 2 chỉ - Đỗ trọng: 3 chỉ
- Tán bột, cho uống ngày 2 lần, nỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.
Nếu nhức nhiều, cho thêm 1 chút nhũ hương. Nếu lạnh cho thêm 3 lát gừng. Bài này
công hiệu, uống qua đêm sẽ thấy kết quả.

 PHƯƠNG THỨC 22: TRỊ ĐAU KHỚP (Bài thuốc chữa đau khớp với muối rang)
 Chuẩn bị: 1 chiếc túi vải, ½ kg muối hạt, gừng và hành tây
 Cách làm:
- Rang nửa cân muối hạt trong khoảng 10 phút đến khi nóng già rồi đổ vào túi vải.
Muối nên chứa khoảng 2/3 diện tích để dễ dàng di chuyển.
- Cắt thêm vài lát gừng và hành tây cho vào trong túi vải cùng muối rang.
- Đắp túi muối rang còn nóng lên vùng khớp bị đau, lật qua lật lại.
- Khi muối nguội, lại đổ ra rang lại cho nóng rồi tiếp tục đắp lên phần khớp bị đau.
Muối có thể tái sử dụng nhiều lần cho đến khi bị rang cháy đen, còn gừng và hành tây thì
thay mới trong mỗi lần chườm.
| 17
 Lưu ý:
- Muối khi rang nóng có tính giữ nhiệt lâu, nên dùng nhiều lớp vải khác để lót lên
phần khớp định chườm, muối nguội đến đâu thì tháo lớp lót ra dần đến đó. Nếu có lò vi
sóng, chúng ta cũng có thể làm nóng muối bằng lò vi sóng thay vì rang trên bếp.
- Bài thuốc nên thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục chườm muối rang cho đến khi
dấu hiệu đau giảm hẳn thì có thể giảm tần suất chườm muối.

 PHƯƠNG THỨC 23: THUỐC GIA TRUYỀN TRỊ BỆNH TÊ, BẠI TOÀN
THÂN, BÁN THÂN, ĐAU NHỨC XƯƠNG CỘT SỐNG, THẤP KHỚP, NHỨC MỎI
1. Hổ Cốt hay Cẩu Tích: 4 chỉ
2. Trạch Lan: 4 chỉ 6. Sinh Địa: 4 chỉ 10. Đương Quy: 3 chỉ
3. Cam Kỷ Tử: 3 chỉ 7. Ngưu Tất: 3 chỉ 11. Thục Địa: 2 chỉ
4. Xuyên Khung: 2 chỉ 8. Nhãn Nhục: 5 chỉ 12. Cam Thảo: 2 chỉ
5. Độc Hoạt: 2 chỉ 9. Quế: 2 chỉ 13. Đỗ Trọng: 4 chỉ
- Ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ, 1 lít nước lọc không có gas (hoặc 2 lít rượu
vang nếu không muốn pha rượu với nước lọc), 200 gram đường phèn.
- Ngâm độ 2 tuần hay lâu hơn càng tốt. Khi uống nhớ khuấy đều lên, uống sau bữa
ăn trưa và tối, mỗi lần một chum nhỏ (nửa ly uống rượu).
- Uống mấy tháng cũng được, khi nào hết hẳn bệnh hãy ngưng, hay uống tiếp tục
càng lâu càng tốt. Nếu không uống được rượu thì nấu 4 chén còn lại 1 chén: chia hai lần
sáng chiều uống sắc.
 PHƯƠNG THỨC 24: TRỊ KHỚP, XƯƠNG KHỚP, THOÁI HÓA KHỚP
- Bột Gạo lứt rang - Gạo huyết rồng: 1kg.
- Vo sạch để ráo nước, rang đều, đến khi thơm như rang đậu phộng.
- Cách 1: Dừng lại lấy vải bọc lại cho nguội để vào keo. Mỗi ngày 2 muỗng canh
đầy, một bình thủy nước sôi, uống cả ngày thay nước.
- Cách 2: Rang tiếp đến khi vài hạt nổ bung ra là được, rồi xay mịn. Ngày 2 lần, 1
lần 2 muỗng cà phê đầy.

 PHƯƠNG THỨC 25: TRỊ PHONG THẤP (VIÊM KHỚP DẠNG THẤP)
1. Sinh địa: 20g 4. Cốt toái bổ: 12g 7. Phòng đẳng sâm: 20g
2. Hà thủ ô: 20g 5. Vòi voi: 10g 8. Huyết đằng: 12g
3. Cỏ xước: 12g 6. Cốt khí: 10g 9. Hy thiêm: 12g
18 |
10. Bồ công anh: 12g 11. Thiên niên kiện: 10g 12. Dây đậu xương: 10g
- Chế: Sắc 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi ấm cạn còn khoảng 200ml
thì ngừng sắc. Gạn nước ra chia đôi mỗi lần uống một nửa, uống nóng.
- Dùng 20 đến 25 ngày liên tục sẽ giảm dần bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 26: THOÁI HÓA CỘT SỐNG – KHỚP


- Thành phần: Cây xương rồng gai 30g, Cúc tần 30g, Ngải cứu 30g, Lá lốt 30g,
Tía tô 30g: Còn tươi, cả cành và lá (Xương rồng thì bỏ gai).
- Tất cả năm vị trên thái nhỏ giã nát, đem sao cho nóng, thêm chút rượu và giấm ăn cho
sền sệt, rồi bọc túi vải đem chườm vào chỗ đau. Ngày chườm ít nhất từ 3 đến 6 lần. Nếu là
mới đau chỉ một lần là khỏi. Còn đau mãn tính thì kéo dài thời gian chườm hơn sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 27: BÀI THUỐC CHỮA XƯƠNG KHỚP, ĐIỀU HÒA
HUYẾT ÁP
Bài thuốc từ hành tây và rượu vang đỏ được dùng để chữa bệnh về xương khớp,
huyết áp cho người già, hạ đường huyết khó ngủ, tiểu đêm,…
 Thành phần: 03 củ hành tây cỡ vừa, 750ml rượu vang đỏ
 Thực hiện:
- Chọn hành tây có vỏ màu tím đỏ càng tốt. Đem hành bóc vỏ, cắt dọc thành 8 phần
đều nhau, bỏ phần rễ rồi tách chúng tơi ra.
- Cho hành vào cái lọ thủy tinh vừa phải rồi đổ rượu vào, nắp kín bình lại để chỗ
mát khoảng 1 tuần lễ, rồi chắt rượu vào chai cho vào tủ lạnh dùng dần.
 Cách dùng:
- Bình thường nên dùng 50ml/lần, mỗi ngày uống 1-2 lần.
- Bạn có thể ăn được hành ngâm càng tốt. Những người thích uống ngọt có thể cho
thêm chút mật ong vào. Lưu ý những người già chỉ nên uống 20ml/lần.
- Sử dụng khoảng 3-5 ngày bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của nó.
 Công dụng: Chữa chứng đau nhức đầu gối, xương khớp, điều hòa huyết áp, mất
ngủ,…cho người già.

| 19
CHƯƠNG III
TRỊ CHỨNG BỆNH TIM

A. NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG


Bệnh tim có tên tiếng Anh là Heart diseases, là thuật ngữ chỉ chung cho các bệnh
khác nhau có liên quan đến tim. Những bệnh này có thể xuất phát từ mạch máu, chẳng
hạn như bệnh mạch vành, hoặc liên quan đến nhịp tim, và các bệnh tim bẩm sinh,...
Thông thường, thuật ngữ bệnh tim mạch và bệnh tim được dùng với ý nghĩa tương tự
nhau. Tuy nhiên, “bệnh tim mạch” được dùng để chỉ tình trạng hẹp lòng mạch máu hoặc
tắt dẫn đến đau tim, đau thắt ngực (angina) và đột quỵ (stroke), còn “bệnh tim” là tập
hợp các bệnh liên quan đến van tim, nhịp tim hay cơ tim.
- Triệu chứng của bệnh tim liên quan đến mạch máu (atherosclerotic disease): Đau
ngực khó thở.
- Triệu chứng của bệnh loạn nhịp tim (heart arrhythmias): Tim đập nhanh chậm.
- Triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh: Xanh xao, sưng chân bụng.
- Triệu chứng của bệnh cơ tim: Khó thở khi gắng sức, hoa mắt.
- Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tim: Nhịp tim bất thường, sốt.
- Triệu chứng của bệnh van tim: Loạn nhịp, mệt mỏi, ngất.
Hãy đến bệnh viện và thăm khám kiểm tra liền nếu bạn có các triệu chứng như: Đau
ngực, khó thở hay ngất xỉu. Bệnh tim có thể điều trị dễ dàng hơn nếu được chẩn đoán
sớm.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ


 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ TIM NGHẼN, KHÓ THỞ, MỆT
Các triệu chứng tim nghẽn, khó thở, mệt, ngủ không được, dùng các loại thuốc dưới đây:
1. Cây rễ lá Chùm bao (cây Nhãn lồng): 200 gram, phơi khô, sao khử thổ.
2. Lá vông nem: để sống.
3. Cây mắc cá: chừng 200 gram.
4. Hột táo nhân: chừng 50 gram, sao hơi vàng.
Đổ nước vừa ngập, sắc còn lại 1 chén, uống mỗi đêm sẽ ngủ được và trị được
chứng mệt yếu tim, tim nghẽn.

20 |
 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ ĐAU TIM
- Cây lá Móng tay: phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên.
(Ngoài ra, cây lá Móng tay còn trị mắc xương: ngậm lá móng tay chấp nuốt).

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ ĐAU TIM


- Cây lá bông Mười giờ (bông thường): phơi khô, sao khử thổ, nấu uống thường xuyên.
 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ CHỨNG TIM LÀM MỆT, SAY SẨM MẶT MÀY,
CHÓNG MẶT
- Rễ cây Đinh hương (loại lá nhỏ): đào lên cho nhiều, thái mỏng, phơi khô, sao
khử thổ, sắc uống mỗi ngày, trị được chứng mệt, say sẩm mặt mày, chóng mặt.
 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ TIM LỚN
- Cạo phấn Tre: chừng một nhúm; Chuối Xiêm chín: 1-3 trái.

- Để hai thứ vô chưng cách thủy, ăn 2-3 ngày 1 lần.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ ĐAU TIM (Tim đau nhói)


- Trái Đu đủ xanh trên cây bằng bắp tay, hái và gọt vỏ xanh, xắt mỏng chừng nửa
trái, bỏ vào cục đường phèn, chưng cách thủy.

- Ăn ngày một lần, một tuần nghỉ 3 ngày, ăn tiếp vài lần như vậy sẽ hết.
 Phương này có kết quả tốt.
 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ TIM LỚN
- Bông Dừa lửa: một lần chặt nửa quày, nấu thay nước uống thường xuyên tim sẽ
tóp nhỏ lại.
 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ TIM LỚN, LÀM MỆT KHÓ THỞ
- Mè đen, Nếp lứt: Hai thứ bằng nhau, đem rang vàng, xay thành bột.

- Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.

 PHƯƠNG THỨC 9: LÀM SAO ĐỂ SỐNG SÓT QUA CƠN ĐAU TIM KHI
BẠN Ở MỘT MÌNH.
- Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập yếu và loạn nhịp. Sau đó, họ
cảm thấy choáng, uể oải. Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ trong 10 giây nữa là họ sẽ
ngất.

| 21
- Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh,
dài và sâu (giống như khạc đờm từ sâu trong cổ họng ra). Đồng thời, trước và sau khi ho,
người bệnh phải hít 1 hơi thật sâu.
- Người bệnh cần liên tục hít sâu và ho mạnh xen kẽ nhau như thế cho đến khi cảm
thấy tim đập trở lại bình thường hoặc nhận được sự trợ giúp y tế.
- Việc hít sâu giúp cho ôxy vào phổi nhiều hơn bình thường, và việc ho dài, mạnh,
giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông dễ hơn.

22 |
CHƯƠNG IV
TRỊ CÁC CHỨNG CAO HUYẾT ÁP - TAI BIẾN - MỠ MÁU
A. NGUYÊN NHÂN
Bệnh cao huyết áp có hai loại, loại có nguyên nhân như viêm cầu thận, tăng mỡ máu...
và loại vô căn. Bệnh cao huyết áp của mỗi người nguyên do là sự ăn uống không kiêng
cử, ăn nhiều dầu mỡ tăng Cholesterol, nhất là ăn mặn quá, uống rượu, hút thuốc hoặc
làm việc quá độ, không nghỉ ngơi, thức khuya, căng thẳng, suy nghĩ nhiều, nhiều tâm sự
vui buồn.
Điều trị cao huyết áp có nhiều phương thuốc hay nhưng phải sử dụng cho đúng và
biết kiêng cử. Trong người nóng bức sinh nhiệt thường cũng sinh ra huyết áp cao. Người
ốm mập gì cũng bị huyết áp.
Đặc biệt, người bị chứng bệnh này nên cữ kiêng, đừng ăn nhiều thức ăn mặn (nhất là
muối), đồ ủ lâu ngày như đậu nhận, tương chao, ớt, gừng, tiêu, tỏi...
 Cấp cứu huyết áp cao đột biến không thể hạ, ta dùng phương cấp bách sau
đây:
- Nấu nước sôi, để ít muối hột, pha hơi nguội, ngâm 2 chân, độ 15-20 phút.
- Vắt 4 trái chanh giấy lấy nước, chế chút nước lạnh và tý muối cho người bệnh
uống, huyết áp sẽ hạ ngay.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ


 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
- Chặt 1-2 cây Rau dừa cạn (bông trắng): sắc 2,5 chén còn 1 chén, uống 1 lần cho
hết. Đổ nước thêm vô, sắc lần thứ nhì, uống cho hết, rồi nhờ bác sỹ đo huyết áp lại. Khi
huyết áp tối đa giảm còn 140 mmHg thì ngưng không uống nữa.
 Bài này rất hay đã trị cho nhiều người có kết quả tốt.
Người bị huyết áp cao phải cử ăn mặn, ăn mỡ, đường, trứng, uống rượu, cà phê,
thuốc lá, thức khuya, suy nghĩ nhiều, làm việc áp lực. Nên học và hành thiền cho tâm
được yên tịnh.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO


- Rau cần tàu tươi: chừng một nắm, vắt lấy nước, pha với xá xị, uống ngày 2 lần
cũng hạ được huyết áp.
|23
 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
- Lá ô rô tía: chặt nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống ngày 2
lần. Và xác nấu nước uống thay trà thường xuyên.
- Vài ngày đo lại, nếu huyết áp tối đa hạ xuống còn 130 mmHg thì ngưng uống.

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO


- Lá vú sữa: bẻ vài cành lá, rửa sạch, đem hơ lửa cho héo, để vô siêu, sắc 3 chén
còn 1 chén.
- Uống mỗi ngày 2 lần, thực hiện trong đôi ba ngày, kiểm tra lại, huyết áp sẽ trở lại
bình thường.

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO


- Đậu Xanh hột: đem sao hơi vàng, tán thành bột, mỗi ngày uống 4-5 muỗng cà
phê cũng làm hạ huyết áp.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO


- Lá Kiến Cò tươi: đâm cho nhuyễn độ nửa ly cối nhỏ, cho thêm một chút muối,
uống cũng hạ huyết áp.

 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO


- Trái đu đủ chín: cỡ bằng cườm chân, vừa cho 1 người ăn, cắt mặt đổ vào trái đu
đủ chừng 2 chum mật ong ruồi, rồi để vô chưng cách thủy, lấy ra ăn, ăn như thế chừng 2
lần, huyết áp sẽ hạ.

 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO


- Bông khế chua: hái chừng một nắm độ 100 gram, đem sao tồn tính (Vàng khét),
khử thổ, để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 3 lần, huyết áp sẽ hạ.

 PHƯƠNG THỨC 9: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO KINH NIÊN


Đây là bài thuốc hay, người bệnh cần trì chí nhẫn nại, uống từ 1 tháng trở đi sẽ dứt tuyệt hẳn.
- Một trái Dừa xiêm xanh: chặt ra, đổ vô ly cối lớn.
- Cắt một trái chanh giấy làm hai, nặn hết trái chanh này vô ly cùng nước dừa.
- Uống 1 lần, ngày uống 2 trái dừa xiêm như vậy, 1 tháng trở lên sẽ hết.
- Lời dặn: Người bệnh trước khi uống, phải đo máu mình lên bao nhiêu, 1 tháng đo
4 lần, khi huyết áp tối đa còn 130 mmHg thì ngưng luôn, không uống nữa.

24 |
 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
- Trái bưởi Hà Nàm (bưởi non): bằng cườm tay, gọt vỏ xanh, lấy cái ruột trắng
xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ.
- Mỗi lần uống hốt 1 nhúm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 6-7 trái
bưởi Hà Nàm, như vậy, chứng lên máu sẽ hạ, không còn tái phát.

 PHƯƠNG THỨC 11: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO


- Lá chuối hột: rọc lá, rửa sạch, xoắn nhỏ bằng ngón tay, phơi khô, sao khử thổ,
sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày.
- Xác lá nấu uống thế nước trà, chặn được sự lên máu, huyết áp trở lại bình thường.

 PHƯƠNG THỨC 12: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO


- Rau dừa cạn loại bông trắng: phơi khô, tán thành bột. Mỗi lần bị áp huyết cao,
múc ra uống chừng 2 muỗng cà phê sẽ hạ được ngay. Chẳng những vậy mà còn trị
chứng ung thư máu nữa.
Trường hợp phải đi xa, nên hái cây dừa cạn sống với số lượng nhiều để dành
bằng cách phơi khô, tán thành bột, để vô hộp đem theo dùng dần rất tốt.
 PHƯƠNG THỨC 13: TRỊ HUYẾT ÁP CAO (PHƯƠNG NÀY CŨNG TRỊ
CẢ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG)
- Quày cau non: vừa trổ bông, chặt ra phơi khô, sao tồn tính (Vàng khét), khử thổ,
sắc 3 chén còn 1 chén.
- Uống 3-5 ngày và kiểm tra lại huyết áp.
 PHƯƠNG THỨC 14: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO (ĐỘC VỊ)
- Lá mãng cầu gai (mãng cầu xiêm) hái một nắm tươi, rửa sạch, đem vắt nước cốt,
uống trong 3 lần sẽ hạ xuống ngay.
Trước khi uống phải đo huyết áp. Khi nào huyết áp lên thì uống một ít chứ
không nên uống thường xuyên.
 PHƯƠNG THỨC 15: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO (Rất hay)
6 quả cà chua
1. 4. 1 Củ Tỏi lớn
12 Củ Năng
2. 5. 100 gram Thịt bò
1 lọn Hành hương
3. 6. 6 đọt Cần tàu
Đổ vô nồi 2 lít nước lạnh, nấu còn 1 tô lớn, uống nước bỏ xác, chia uống 3 lần, thì
huyết áp sẽ xuống, không nên dùng thường xuyên.
 Bài này rất hiệu quả; người ăn chay có thể dùng các phương khác, không nên dùng.
| 25
 PHƯƠNG THỨC 16: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
- Lá rau diếp cá tươi: rửa sạch, đâm nhuyễn, vắt nước, cho thêm một chút Muối,
uống vài ba lần sẽ hạ.
 PHƯƠNG THỨC 17: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
(PHƯƠNG NÀY CŨNG TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG)
- Vỏ sầu riêng: xắt mỏng phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống.
 Phương này kết quả rất tốt, trị huyết áp tăng cao và xơ gan cổ trướng.

 PHƯƠNG THỨC 18: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO (ĐỘC VỊ)


- Lá ngò gai tươi (Ngò Tây): hái 1 nắm, đâm nhuyễn, vắt lấy nước, hòa vào nước 1
trái dừa xiêm để uống 1 lần.
- Rồi đo kiểm tra lại huyết áp đã hạ về mức bình thường chưa.
đến 6 tháng sau mới được uống tiếp. (uống nhiều sẽ không tốt)
 PHƯƠNG THỨC 19: TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
- Dâu tằm ăn: hái lá non tươi, rửa sạch, đâm nhuyễn, vắt lấy nước uống, lá già
phơi khô, sao rồi sắc uống.
 PHƯƠNG THỨC 20: TRỊ HUYẾT ÁP CAO
- Để 7-9 Hột chanh lên miếng ngói, đốt thành than, tán nhuyễn, pha chút nước vào
uống thì huyết áp sẽ hạ cấp kỳ.
 PHƯƠNG THỨC 21: TRỊ HUYẾT ÁP CAO (Rất hiệu nghiệm)
- Nguyên liệu: Trà xanh lá tươi 40gr, lá Sa kê (khô) 20 gr, Bồ ngót (khô, cả
nhánh và lá) 20gr.
- Nấu thay nước uống, mỗi lần 1 lít, dùng uống cả ngày.
 PHƯƠNG THỨC 22: TRỊ HUYẾT ÁP CAO
- Mỗi ngày, dùng 5-10 hạt Chanh tươi, nhai ruột từ từ, tuy đắng khó nhai nhưng
rất hiệu nghiệm.
 PHƯƠNG THỨC 23: PHƯƠNG NGĂN NGỪA ĐỘT QUỴ, TAI BIẾN DO
HUYẾT ÁP CAO
 Nguyên liệu thuốc bắc: Mua tại tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn các nguyên liệu sau:
- Hạnh nhân: 10g
- Chi tử: 10g
- Đào nhân: 10g
26 |
 Nguyên liệu phụ kèm:
- Gạo nếp: 10 hạt
- Hạt tiêu sọ trắng: 10 hạt
- Lòng trắng trứng gà: 01 quả.
 Cách làm:
- Tán thật nhỏ 10 hạt gạo nếp cùng 10 hạt tiêu sọ.
- Trộn thật đều nguyên liệu thuốc bắc với nguyên liệu phụ kèm cùng lòng trắng
trứng gà. Lấy một miếng nilon vừa bằng gan bàn chân cho tất cả hỗn hợp lên miếng
nilon sau đó đắp vào gan lòng bàn chân. Lấy vải (băng y tế). Đắp thuốc từ tối để qua
đêm đến sáng hôm sau tháo ra.
- Lưu ý: Nữ đắp bàn chân phải. Nam đắp bàn chân trái.
- Kết quả: Khi tháo ra thấy lòng bàn chân có màu xanh mực Cửu Long là kết quả
tốt. càng xanh đậm càng tốt. Một thời gian sau màu xanh sẽ mờ dần đi.
Lưu ý: Chỉ cần làm một lần trong đời sẽ phòng chống được tai biến đột quỵ do bệnh
huyết áp cao. Đối với những người đã bị tai biến một lần rồi, làm sẽ không có tác dụng.
 Hãy lưu giữ bài thuốc này để sử dụng cho gia đình và giúp mọi người.

 PHƯƠNG THỨC 24: MỠ MÁU CAO – NGHẼN MẠCH –


CHORESTEROL – TIỂU ĐƯỜNG
- Trái Bí Rợ (loại lớn): 100 gram, bỏ vỏ, bỏ hạt, vạt mỏng xay sinh tố 2/3 ly cối
nước.
- Sáng chưa ăn gì: Uống 1 lần; 20 – 30 phút sau mới ăn. Uống vài tháng sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 25: MỠ MÁU CAO – NGHẼN MẠCH –


CHORESTEROL
- Lá Cách: rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô, lấy một nắm lớn nấu một lít nước uống cả
ngày.
- Thực hiện uống một tháng trở lên. Trong thời gian uống lá cách, trong các bữa ăn,
lột 2-3 tép tỏi sống để gió 20 phút rồi ăn trong bữa cơm.

| 27
CHƯƠNG V
VIÊM GAN - XƠ GAN - MẬT
(PHÙ THŨNG DA DO GAN MẬT)
A. NGUYÊN NHÂN:
Viêm gan là một trong những loại bệnh về gan khi tế bào trong mô gan bị tổn thương
do các tác động từ virus, rượu bia, nhiễm trùng gan hoặc do quá trình tự miễn dịch gây
nên. Viêm gan có khá nhiều loại đồng thời cũng để lại hậu quả nặng nề nếu không kịp
thời điều trị.
 Các tác nhân gây ra bệnh viêm Gan:
1. Viêm gan virus (Virus siêu vi)
Viêm gan virus với 5 loại gồm: viêm gan A, B, C, D, E. Trong đó, nguy hiểm nhất
gồm có viêm gan B và C. Số người tử vong do viêm gan B và C hàng năm đứng thứ 3
trong số các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Đây là 2 loại virus rất nguy hiểm có
thể tiến triển nhanh và tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan gấp nhiều lần so với bình
thường.
2. Viêm gan do rượu- bia
Đây là kết quả của việc bệnh nhân sử dụng rượu bia trong thời gian dài, khiến gan
phải làm việc liên tục để loại bỏ các độc tố do rượu gây ra. Khi quá tải, sẽ kéo theo tình
trạng gan nhiễm mỡ và viêm gan do rượu.
Bệnh nhân không điều trị, tiếp tục uống rượu sẽ dẫn đến xơ gan, gây nhiều biến
chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
3. Viêm gan do thuốc
Đây là tình trạng tổn thương do việc sử dụng quá thuốc bừa bãi, nhất là thuốc tây tự
mua uống, hoặc việc sử dụng thuốc điều trị các loại bệnh trong thời gian dài đã gây hại
cho gan.
4. Viêm gan tự miễn
Là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể trực tiếp chống lại mô gan, gây hủy hoại
nhu mô gan.

28 |
B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ
1- Điều trị bằng thuốc kháng virus
Điều trị chống virus là hướng điều trị chủ yếu trong điều trị viêm gan virus, tùy vào
tình trạng bệnh mà các loại thuốc được sử dụng sẽ có tác dụng tiêu diệt virus, ngăn cản
bệnh phát triển và gây nguy hiểm. Viêm gan C đã có thuốc trị khỏi hẳn.
2- Điều trị bằng liệu pháp truyền ngược tự thân
Liệu pháp kích thích cơ thể sản sinh tế bào có tính sát thương, lợi dụng chức năng
miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt virus viêm gan, ngăn bệnh tái phát sau khi
ngưng sử dụng thuốc.
3- Liệu pháp trị liệu định hướng
Đây được coi là phương pháp điều trị viêm gan hiệu quả, hiện được rất nhiều bệnh
nhân tin tưởng lựa chọn. Phương pháp giúp tăng nồng độ thuốc lên gấp nhiều lần, từ đó
kích hoạt hàng loạt phản ứng miễn dịch, xuyên qua màng protein của virus, làm hỏng
mẫu sao chép DNA của virus, sản sinh các tế bào miễn dịch tiêu diệt virus viêm gan
cũng như các tác nhân gây hại khác.

 PHƯƠNG THỨC 1: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG


Bệnh xơ gan cổ trướng có các triệu chứng là bụng lớn, mặt mày tay chân bị sưng, đi
đứng khó khăn. Nên áp dụng các phương thuốc chỉ dẫn dưới đây:
- Cây và lá cây Dứa gai hoặc trái: thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, 3 chén còn 1
chén, ngày sắc uống 2 lần. Các nước sau, uống thay trà. Uống liên tục sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 2: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG


- Gạo trắng, đậu xanh: 2 thứ lượng bằng nhau, nấu ăn hằng ngày với Tỏi sống,
lượng tỏi phải ít hơn phân nửa lượng gạo.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ BỤNG LỚN DO GAN


- Lức dây, Mắc cỡ, lá Muồng, dây Cam thảo: bốn thứ bằng nhau, một nắm lớn
khoảng 15gr mỗi loại.
- Rửa sạch, sắc 3 chén còn 1 chén, uống mỗi ngày.

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG (ĐỘC VỊ)


- Chặt cây Sung: thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ.
| 29
- Sắc 3 chén còn 8 phân, uống từ 3 - 5 thang, sẽ tiêu chứng sưng bụng.

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG LÂU NĂM, PHÙ THŨNG,


ĐI ĐỨNG KHÓ KHĂN
- Đào rễ cây Sứ cùi (loại bông trắng): thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén
còn 1 chén, uống hằng ngày.
- Còn xác nấu ninh, uống thay trà, không cần uống thêm thứ gì, uống như vậy sẽ
hết bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 6: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG


1. Rễ cau
2. Rễ cây Dứa gai
3. Lá Muồng trâu
4. Cây Chùm gởi
5. Lá Bưởi
- Năm loại này bằng nhau, khoảng 12gr - 15gr mỗi loại, rửa sạch, sao khử thổ, sắc
3 chén còn 1 chén, uống thường xuyên thì hết bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 7: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG


1. Thân cây dứa gai 4. Rễ cây Nhàu
2. Măng cây sậy 5. Củ Cát lồi
3. Bông Ô rô tía 6. Lá Quao
- Các thứ bằng nhau khoảng 12 - 15gr mỗi loại.
- Rửa sạch, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 1 chén, uống hàng ngày. Còn
xác nấu nước uống thay trà.

 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG (THUỐC THANG)


 Nguyên liệu:
- Cây lá cây dừa cạn, Cây cỏ xước, Trái dứa gai: xắt mỏng, phơi khô đem sao.
- Dây nhãn lòng: xắt, phơi, sao.
- Rễ Nhàu, rễ Sâm nam, cây Vông nem, cây Kim vàng.
Tám vị này, mỗi vị một nhúm bằng nhau, mỗi loại 12gr, sắc 3 chén còn 1 chén (chừng 8
phân), ngày uống 2 thang, uống liên tiếp một tháng sẽ khỏi.

30 |
 PHƯƠNG THỨC 9: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG (THUỐC BỘT)
1. Tỏi: 300 gram: lột vỏ sạch.
2. Đậu xanh đãi vỏ: 300 gram.
- Nấu chung cho chín, đem phơi khô, tán thành bột.
- Ngày 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê đầy, uống đều đặn sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ SƯNG PHÙ MÌNH, TAY CHÂN NẶNG NỀ, ĐI
ĐỨNG KHÓ KHĂN
- Cơm nếp: nấu và cho thêm 100 gram Tỏi sống vào nấu cùng, trộn đều.
- Khi chín, nhấc xuống, lấy ra ăn thường xuyên sẽ xẹp hết.

 PHƯƠNG THỨC 11: TRỊ SƯNG PHÙ MÌNH, TAY CHÂN


- Cỏ xước: bứt luôn gốc rễ với lượng nhiều, rửa sạch, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3
chén còn 1 chén.
- Uống ngày 2 lần và xác nấu ninh uống thay trà, uống trong 15 ngày sẽ xẹp hết.

 PHƯƠNG THỨC 12: TRỊ GAN SƯNG


- Cây lá vạn thọ: chặt phơi khô, sao, nấu nước uống thường xuyên sẽ hết bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 13: TRỊ NGỨA DO GAN


1. Ké đầu ngựa: 15gr
2. Ô rô tía: 15gr
3. Dứa gai: 15 gr
4. Dây khổ qua: 15 gr
5. Bèo tai chuột: 15gr
- Rửa sạch, để héo, sao vàng. Sắc 3 chén còn 1 chén. Uống nhiều ngày sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 14: TRỊ ĐAU GAN MỚI PHÁT, VÀNG DA, VÀNG MẮT,
NƯỚC TIỂU VÀNG
1. Một trái Dứa gai trong mình mẹ đâm ra 15gr
2. Cỏ Mần Trầu 15gr
3. Rễ tranh 15gr
4. Mía lau 20gr

| 31
- Nướng mía lau cho cháy, bỏ vào cùng hỗn hợp 3 loại nguyên liệu trên, cho vào 4
lít nước nấu cho sắc lại còn 2 lít, uống thay nước liên tục.
- Uống trong 3 ngày, nước tiểu trắng trở lại, da mặt bình thường. Nếu liên tục uống
10 ngày sẽ hết bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 15: TRỊ ĐAU GAN, NỔI U NẦN TRONG CƠ THỂ, NGỨA
- Đọt lức cây: một nắm lớn, để vô siêu, sắc uống chừng 5-7 lần sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 16: TRỊ VIÊM GAN, XƠ GAN DẪN ĐẾN SUY THẬN -
ĐAU LƯNG
Thù lù : 250 gr Giáo long : 50 gr Kim ngân hoa : 1,5 chỉ
Lữ đồng : 50 gr Nắp nước : 50 gr Khiếm thiết : 1,5 chỉ
Mướp gai : 50 gr Đơn sâm : 2,5 chỉ Chi tử : 6 quả
- Hỗn hợp 9 loại trên sắc thuốc 2 lần mỗi ngày: Buổi sáng - 03 chén còn 01 chén,
Buổi chiều - 03 chén còn 8 phân. Ngày uống 2 lần.

 PHƯƠNG THỨC 17: TRỊ XƠ GAN, VIÊM GAN MÃN


1. Mã đề tươi: 40g
2. Quả dứa dại khô: 40g
3. Cây chó đẻ: 20g
4. Cây bồ công anh khô: 20g
5. Cam thảo nam khô: 12g
- Thêm 1,5 lít nước vào hỗn hợp 5 loại trên, sắc còn 1 lít uống trong ngày.
- Dùng 2 - 3 tháng liền sẽ khỏi bệnh.

32 |
CHƯƠNG VI
ĐAU BAO TỬ – DẠ DÀY – TỲ VỊ
A. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
Đau dạ dày còn gọi đau bao tử. Hơn 70% người Việt Nam mắc các bệnh về Dạ Dày,
hơn một nửa số đó là các chứng Trào Ngược Dạ Dày, Viêm Hang Vị Dạ Dày, Nhiễm
Cầu Khuẩn HP. Nhiều ca chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai phương pháp dẫn đến
số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm
2010, và dự kiến vượt qua 190.000 ca vào 2020. Chủ yếu là biến chứng từ Thủng Dạ
Dày, Xuất Huyết Dạ Dày dẫn đến Ung Thư Dạ Dày...
 Các triệu chứng:
- Đau ở thượng vị, đau bụng, đau âm ỉ, có người lại đau dữ dội.
- Cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu hoá được.
- Ợ chua, ợ hơi hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật.
- Đau dạ dày nhẹ gây buồn nôn. Có thể nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu, do hiện
tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Thường là do bệnh
loét dạ dày tá tràng, hay ung thư dạ dày.
- Chảy máu đường tiêu, kèm theo đó là tình trạng người mệt mỏi, chóng mặt,
choáng váng thường xuyên do mất máu…
- Thay đổi thói quen đại tiện: Đầy hơi liên quan với đau bụng, thay đổi các thói
quen đại tiện, hoặc giảm cân không giải thích được, có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn
nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia trong đường ruột.
- Và 1 số triệu chứng ít gặp hơn như giảm cân nhanh, thiếu máu, đau tức vùng bụng
trên, sờ thấy u trước bụng…
 Nguyên nhân:
Tinh thần căng thẳng lo lắng, nhiễm HP, ăn uống không điều độ, uống rượu bia, hút
thuốc lá.
 Kiêng cữ:
Uống rượu, bia, thuốc lá, tiêu, ớt bột, tỏi, hành, đồ chua… người bị đau dạ dày không
nên ăn vì dễ gây ợ chua, trào ngược.

| 33
B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ LOÉT BAO TỬ, ÓI RA MÁU (ĐỘC VỊ)


- Hương nhu (tức é tía) chừng 1 kg, sao khử thổ, tán nhuyễn, hồ với Mật ong thiệt,
vò viên bằng nhón tay, dùng thường xuyên, ngày 2 viên sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ (TỨC LÀ CUỐNG BAO TỬ


QUẶN ĐAU)
- Củ nghệ, củ Sả, vỏ Quýt, Cám nếp: số lượng bằng nhau, tán thành bột, trộn đều,
mỗi lần uống 1 muỗng cà phê đầy, ngày uống 3 lần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ ĐAU BAO TỬ


1. 50 trái chuối xiêm già: lột vỏ, xắt mỏng, phơi khô.
2. 2 lon Nếp lứt: rang vàng.
3. 200 hột tiêu sọ: đâm nhuyễn.
4. 100 gr bột quế khâu: Tán mịn trộn đều.
- Làm nhiều hay ít theo tỷ lệ trên. Mỗi lần cho người bệnh uống 1 muỗng cà phê
đầy, sau hoặc trước bữa ăn. Mỗi ngày uống 3 lần: sáng, chiều, tối.

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN


1. Nghệ xà cừ: xắt mỏng phơi khô 100 gram
2. Quế khâu: 20 gram
3. Trần bì: 25 gram
- Hỗn hợp 03 thứ trên tán nhuyễn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ ĐAU BAO TỬ


1. Nếp lứt rang: 200 gram
2. Muối hột lâu năm: 200 gram
- Hai thứ tán nhuyễn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ ĐAU BAO TỬ


- Củ riềng: chừng 1-2 kg, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, tán thành bột.
- Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần.

34 |
 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
Đậu xanh bột: rang vàng, 500 gram
Nếp trắng hoặc Nếp lứt: 500 gram
Gừng: 800 gram, phơi khô, rang vàng, tán nhuyễn
- Trộn chung hỗn hợp 3 loại trên, hòa với chút đường cát, cho vào thố để dành.
- Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê đầy, sẽ trị được
chứng đau bao tử kinh niên.

 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ


- Gừng đâm nhuyễn, trộn với tròng đỏ Trứng gà.
- Dùng hỗn hợp đắp trên cuống rún bao tử, đắp trong 3 ngày, nếu rút khô thì trộn
thêm tròng đỏ trứng gà. Cần uống thêm thuốc bao tử.

 PHƯƠNG THỨC 9: TRỊ ĐAU BAO TỬ (THẦN HIỆU)


- Trái chuối hột sống: đốt thành than
- Một lon vỏ ốc gạo: đốt thành than
- Một lon Nếp: rang vàng
- Một lon Bột nghệ
Hỗn hợp 04 thứ trên trộn chung lại, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê.
(Ghi chú: mỗi lon cỡ lon sữa bò).

 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ ĐAU BỤNG GIÓ, NHÀO LĂN, NÔN MỬA, ĐẠI
TIỆN
- Đào củ Thiền Liền: rửa sạch, bỏ vô nhai từ từ nuốt nước, sẽ êm.
Củ thiền liền chẳng những trị được chứng đau bụng gió nói trên mà còn trị được
chứng say rượu.

 PHƯƠNG THỨC 11: TRỊ ĐAU BỤNG NÔN MỬA, ĐẠI TIỆN
- Trà tàu, Gừng sống, Vỏ lựu, Quế khâu: mỗi loại một nhúm, phân cho đều, để
vô siêu (hoặc nồi), sắc 2 chén còn 1 chén. Uống sẽ cầm ngay.

 PHƯƠNG THỨC 12: TRỊ BỆNH DỊCH TẢ


Cần chuẩn bị trước các nguyên liệu, để dành khi cần dùng.

| 35
- Gừng rang, Tiêu sọ rang, Trần bì rang (vỏ quýt): ba thứ này ngâm chung, lượng
bằng nhau với 1 lít rượu vừa ngập, đem phơi nắng 1 tuần.
- Mỗi khi bị nôn mửa, đi ngoài, đau bụng, uống vô 1 ly nhỏ sẽ cầm lại, giúp cơ thể
ấm trở lại.

 PHƯƠNG THỨC 13: TRỊ BỆNH KIẾT


- Đọt lựu bạch: đâm vắt lấy nước cốt, 1 ly nhỏ, cho chút muối bột, uống vào sẽ
cầm ngay.

 PHƯƠNG THỨC 14: TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY


- Đọt cây Trứng cá: nam - 7 đọt, nữ - 9 đọt. Đâm lấy nước để ít muối và uống, vài
lần sẽ cầm.

 PHƯƠNG THỨC 15: TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY


- Cà phê đen: nửa ly, vắt vào miếng nước chanh. Uống vài lần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 16: TRỊ BỆNH DẠ DÀY


- Trái sung tươi: rửa sạch, ngâm trong nước muối trong 10 phút để bớt mủ.
- Sung đã rửa sạch, bắt lên chảo sao khô, cuối cùng nghiền nát thành bột.
- Để tiện lợi, bạn nên làm nhiều và bảo quản trong chai thủy tinh kín, sử dụng dần.
Ngày uống 3 lần mỗi lần hai muỗng cà phê.

 PHƯƠNG THỨC 17: TRỊ ĐAU BAO TỬ (THUỐC GIA TRUYỀN)


1. Nghệ đen tán (sao) => Khử thổ 30 giây 4. Bàng hồ (sao) => Khử thổ 30 giây
2. Riềng (sao) => Khử thổ 30 giây 5. Nghệ vàng (không sao)
3. Tạo giác (sao) => Khử thổ 30 giây 6. Bạch chỉ (sao)
- Mỗi loại trên lấy lượng đều nhau rồi trộn đều tất cả lại với nhau (nhiều hay ít tùy
mình).
- Vò viên với mật ong (hoặc đường thắng màu), viên bằng đầu đũa. Sau bữa ăn,
uống 6-10 viên. Ngày 2-3 lần.

36 |
CHƯƠNG VII
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - ĐƯỜNG HUYẾT
A. NGUYÊN NHÂN

Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh
rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu
hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong
giai đoạn mới phát, thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát
nước.

Bệnh tiểu đường nguyên nhân là do tụy tạng suy yếu không tiết ra đủ insulin để đưa
đường vào các tế bào khiến cho đường (glucose) kẹt lại trong máu làm cho máu bị
"ngọt". Máu ngọt này đi tới đâu phá hoại tạng phủ cơ thể tới đó.

Nếu được điều trị tốt, bệnh nhân sống khỏe mạnh bình thường. Nếu điều trị không đúng
hoặc không điều trị thì đường máu sẽ tăng lại. Bệnh tiểu đường là một trong những
nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai
biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, cao huyết áp, hoại thư, v.v…

 Nguyên nhân gây suy yếu tuyến tụy đến tiểu đường:
- Thừa chất đạm, kể cả đạm động vật hay đạm thực vật.
- Thừa chất béo, kể cả chất béo động vật hay chất béo thực vật.
- Thừa các vị ngọt, dù là đường mía (saccharose) hay đường trái cây (fructose).
- Các gia vị thơm ngon như mì chính, cà ri, ngũ vị hương…
- Các thức uống có cồn.
- Các loại nước ngọt có gas.
- Sự suy giảm nội tiết tố sinh dục do tuổi già suy hao hoặc hoạt động tình dục nhiều, nam
là testosterone, nữ là estrogen.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


- Lá Dứa: là loại lá có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Lá Dứa mua về rửa sạch
đem phơi khô nhưng vẫn còn màu xanh.

|37
- Mỗi lần lấy chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2
lít là có thể dùng được.
- Sử dụng nước lá dứa uống hết trong 1 ngày, trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút.
- Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0.7 lít nước lá Dứa.
- Ghi chú: Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


- 06 lá Vú sữa tươi: vào buổi chiều tối xắt mỏng để vào ly, đổ nước sôi vào đậy lại.
Sáng hôm sau uống khi chưa ăn sáng, ngày uống một lần.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Trái nhàu già: 1 kg, xắt mỏng
Đường cát trắng: 1 kg
- Lấy keo, xếp 1 lớp nhàu đã xắt, rải 1 lớp đường lên trên. Lớp đường xen kẽ với
lớp nhàu cho đều, đậy kín nắp và để trong nhà chừng 10 ngày cho nước nhàu ra giống
nước cơm rượu.
- Mỗi ngày chắt ra uống 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ uống rượu. Uống liên tục như vậy
chừng một tháng trở lại. Ngâm như thế chừng 2 keo theo công thức trên, uống sẽ khỏi
bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


 Nguyên liệu:
- Hột Hạnh nhân (Almond) của Tàu có bán ở các chợ Tàu và Việt Nam.
- Có 2 loại: Bắc và Nam. Loại Bắc ăn thì đắng (bitter), loại Nam thì bình thường.
 Công thức:
- 01 gói 6 oz loại Bắc - Đại Bắc Hạnh Nhân 大 北 杏 仁
- 02 gói mỗi gói 6 oz loại Nam - Trung Nam Hạnh 中 南 杏
 Cách làm:
- Đem 2 loại Bắc và Nam trộn chung lại với nhau cho đều, rồi cho vào nồi với một
lít nước nấu kỹ, rồi đem ăn vào mỗi bữa cơm như ăn canh. Ăn cả nước lẫn cái. Một công
thức chia ra làm 4 - 5 lần nấu.
- Nếu không nấu thì nhai sống hột hạnh nhân đường cũng hạ nhanh.

38 |
 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
- Rau nhúc: phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên. Phần đọt non ăn
sống hằng ngày.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Rất hiệu nghiệm)


- Dùng ống trúc, cắt bỏ 2 đầu mắt, thụt thông lòng.
- Ghim lóng trúc vô gốc chuối tiêu, hướng về phía mặt trời mọc, cách mặt đất 6
phân (6 cm), đào đất âm chai xuống, để đầu lóng trúc vào miệng chai, khoảng 6 giờ
chiều hứng cho đến sáng, lấy nước chuối uống lúc bụng đói.
- Tiếp theo đó, vào buổi chiều, dùng 500 gram trái Khế ngọt, gọt bỏ khía, dạt mỏng,
đem sắc 3 chén còn lại 7 phân, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thực hiện uống liên tục trong 7 ngày sẽ có kết quả.
Cữ ăn các thức ăn ngọt, có chất đường.

 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


- Cây chuối hột sắp trổ quày: chặt cách gốc 3 tấc, khoét lỗ vô ruột, đâm cục phèn
phi nhỏ, rắc vô ruột, đậy nắp lại, sáng ra múc nước uống, làm 5-7 lần sẽ thấy hiệu nghiệm.

 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Rau trai: xanh tươi, một nắm lớn.
Một trái Dừa xiêm: tươi lớn, chặt lấy nước để vô siêu.
- Nấu sôi 2 thứ trên độ 20 phút, chắt ra uống, bỏ xác.
- Thực hiện uống mỗi ngày, liên tiếp từ 7 ngày đến 10 ngày sẽ có kết quả.

 PHƯƠNG THỨC 9: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


1. Lá Vú sữa: 1 nắm
2. Trái Dứa gai: 1 nắm
3. Lá Cốc già: 1 nắm
4. Nghệ đen tươi: 1 cục
5. Lá Tràm rừng (Tràm đóng cừ): 1 nắm nhỏ
- Cho 5 loại nguyên liệu trên vào, sắc 03 chén còn 01 chén. Ngày uống hai lần.

 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

| 39
- Lá đinh lăng: có khía nhọn, hái 1 nắm độ 100 gram, sắc cho ra hết nhựa độ
chừng 1 giờ.
- Uống mỗi ngày 2 lần, còn nước dảo thì uống thay trà thường xuyên. Cứ uống liên
tục khoảng 15 ngày. Thử nước tiểu lại, thấy giảm, uống tíếp.
 Vị thuốc này đã trị được nhiều người, cho kết quả tốt.

 PHƯƠNG THỨC 11: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


- Cây lá Râu mèo: sao khử thổ, sắc nước uống thường xuyên, thay nước trà.

 PHƯƠNG THỨC 12: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


- Hột me: đem rang, đập bỏ vỏ, lấy ruột cho nhiều, độ chừng 500 gram, rang cho
cháy thành than, bỏ vô cối xay tiêu, xay cho nhuyễn như cà phê.
- Mỗi ngày uống chừng 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.

 PHƯƠNG THỨC 13: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Rất hiệu quả)
- Dùng Rau Má tươi: xay ra uống (không bỏ đường).
- Mỗi ngày hai hoặc ba ly. Tùy bệnh nặng hay nhẹ mà điều chỉnh số lượng uống
mỗi ngày cho thích hợp.

 PHƯƠNG THỨC 14: TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
“CORA”
- Phương pháp CORA cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới: Tinh bột không
phải là thủ phạm làm tuyến tụy bị suy yếu, mà tinh bột chỉ là đối tượng để tuyến tụy xử
lý, dẫn dắt. Chỉ vì tuyến tụy suy yếu nên mới không còn khả năng xử lý tinh bột.
- Chữa trị tiểu đường theo phương pháp CORA là người bệnh được quyền ăn cơm
bình thường, thậm chí có thể ăn nhiều, ăn no, nhưng chỉ được ăn với rau luộc chấm nước
tương.
- Khi không bị áp lực bởi những chất đạm, chất béo, chất cồn v.v… như đã nêu trên,
thì tuyến tụy bỗng sống khỏe mạnh trở lại. Hơn nữa, rau luộc, nhất là rau muống có tính
năng làm khỏe tuyến tụy trở lại rất nhanh chóng.
- Người bệnh tiểu đường ăn cơm nhiều và chỉ ăn luộc chấm nước tương. Nhờ ăn
được cơm nhiều nên người bệnh không bị mất sức. Nhờ cách ăn này, tuyến tụy phục hồi
khỏe lại và xử lý hết toàn bộ lượng cơm đã đưa vào, khiến cho lượng đường trong máu

40 |
giảm xuống rất nhanh. Ăn như vậy liên tiếp 5 ngày thì lượng đường hạ xuống bình
thường, giải tỏa mọi nguy cơ về sự phá hoại của máu ngọt.
- Ngoài ra, người bệnh phải cố gắng tập luyện tinh thần thoải mái và thể dục thể
thao, nhất là khí công hoặc Yoga. Việc ăn cơm với rau luộc này thời gian bao lâu là tùy
tình trạng bệnh của mỗi người. Có người chỉ ăn có 2 ngày là đường đã hạ, nhưng có
người phải ăn tới 5 ngày, 10 ngày thì đường mới hạ.
CORA hiểu một cách dí dỏm: “CORA” là viết tắt của cơm và rau.

 PHƯƠNG THỨC 15: TRỊ TIỂU ĐƯỜNG (RẤT HIỆU NGHIỆM)


- 3 búp lá Trái thơm (còn gọi là quả dứa): Lấy phần đầu, rửa sạch, mỗi đầu chẻ ra
làm tư.
- Đổ 2 lít nước đun sôi, lửa riu riu. Nấu còn khoảng 1,5 lít hoặc ít hơn chút. Để
nguội uống trong ngày. Uống hàng ngày như vậy, bệnh sẽ thuyên giảm dần.

 PHƯƠNG THỨC 16: TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

 Những nguyên nhân


Dòng họ cũng là nguyên nhân
Quá nhiều chất béo khi ăn cũng là…
Tuổi cao, mập quá đó mà
Lại ít vận động sinh ra tiểu đường.

 Thức ăn thích hợp hạ đường


Gạo lứt, khoai sọ, khoai dong
Khoai mài, ngô, đậu, kê cùng mè đen
Mướp đắng, bí đỏ, chớ quên
Cải xoong, cà rốt lại thêm tỏi, hành
Rau muống đỏ, rau lang xanh
Củ cải, rau cải nấu canh, luộc, xào
Dưa leo cùng với bí đao
(Những người béo mập ăn vào giảm cân).
Sữa không đường cũng rất cần
Mận, táo, ổi, quýt hãy ăn thêm vào

| 41
Hạt dẻ ăn tốt biết bao
Thanh long, khế, bưởi, chẳng sao, hãy dùng.
Mỗi lần ăn cũng vừa chừng
Chỉ một hai lạng nhớ đừng nhiều thêm
Một số món nấu có tên
Đậu đỏ, bí đỏ nấu lên cho nhừ
Cháo bột bắp gạo tám thơm
Rau dền hoặc nấm nấu canh mà dùng
Canh mồng tơi tốt quá chừng
(Cho người mập với huyết đường đang cao)
Hãy nhớ thể dục, thể thao
Dưỡng sinh, đi bộ,..làm sao cho đều
Mỗi ngày hai lượt sớm chiều
Mỗi lượt nửa tiếng là điều chớ quên
Tâm trạng vui vẻ, bình yên
Sức càng thêm khỏe lại thêm yêu đời.

42 |
CHƯƠNG VIII
TRỊ CHỨNG ĐƯỜNG TIỂU (NIỆU)
TIỂU ĐÊM, VIÊM ĐƯỜNG TIỂU
A. NGUYÊN NHÂN
Tiểu đêm là hiện tượng sinh lí bình thường của cơ thể, một người bình thường có thể
đi tiểu khoảng 1 lần trong đêm. Nếu số lần đi tiểu về đêm nhiều hơn 1 lần thì đó được
gọi là hiện tượng tiểu đêm, số lần đi tiểu về đêm nhiều gây ra các phiền toái nhất định
cho người bệnh. Dưới đây là một số cách trị tiểu đêm hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết
niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến
cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt
khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng
khó chữa hơn. Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới. Bệnh viêm
đường tiết niệu xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn hẳn trẻ trai, tỷ lệ khoảng 5:1 và khoảng 20-
40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu. Thường các bệnh này do viêm đường tiết niệu,
mệnh môn lạnh, hoặc tuyến tiền liệt.
 Ngoại khoa kết hợp các bài thuốc dưới đây để chữa trị sẽ có kết quả tốt:
Lấy muối bột để đầy lỗ rún, xắt miếng Gừng mỏng 2 ly đặt lên rún, đốt điếu thuốc
Ngải cứu hơ trên miếng Gừng, di chuyển nhẹ. Một lần đốt 5 phân điếu thuốc là nghỉ.
Ngày hai lần sáng chiều. Song song dùng các bài thuốc dưới trị tiểu đêm hiệu nghiệm.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ CHỨNG TIỂU ĐÊM


- Trái thơm: còn sống, vắt lấy nước, đâm cục phèn chua nhỏ, hòa lại cho uống 5-
7 ngày, mỗi ngày 1 trái.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ BÍ ĐƯỜNG TIỂU


- Cây đinh lăng: loại lá có khía, hái 1 nắm lớn lá tươi, sao cho vàng, để vô siêu sắc
2,5 chén còn lại 1 chén. Uống 1 lần, trong 10 phút sẽ tiểu ra nhẹ nhàng.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ BÍ ĐƯỜNG TIỂU

| 43
- Nấu 1 nồi nước nóng, để cho hơi nguội, người bệnh lấy từng gáo dội lên đầu, dội
từ từ xuống, người bệnh sẽ tiểu ra ngay. Cách này nhanh hơn bài ở trên.

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ BÍ TIỂU, BỊ THỐN KHÓ CHỊU


- Đậu xanh cà còn sống: 50gr, đem ngâm với nước ấm ấm độ 15 phút, lấy nước
uống. Ngâm uống tiếp 3 lần nữa, còn xác đậu xanh dùng nấu ăn.

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ BỆNH ĐI TIỂU ĐÊM


- Gừng tươi (sồn): đâm nhuyễn, hòa với chút nước lạnh, uống liên tục vài đêm, sẽ
có kết quả.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ BỆNH NƯỚC TIỂU ĐỤC NHƯ NƯỚC CƠM VO
- Rạ nếp: rửa sạch, sắc 3 chén còn 1 chén, đem phơi sương, uống trước khi đi ngủ
trong 1 tuần lễ sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIỂU


- Cỏ mực tươi: lấy lá một nắm lớn, đâm vắt nước hòa với nước dừa, uống ngày 2
lần.
- Dùng 3 đến 5 ngày sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ PHÌ ĐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN –NGHẼN TIỂU
(Thuốc sắc - Thần phương gia truyền)
Thục địa: 3 chỉ
1. 10. Ngọc thung dung: 3 chỉ
2. Hoài sơn: 3 chỉ 11. Táo nhơn: 4 chỉ
3. Trạch tả: 3 chỉ 12. Viễn chí: 2 chỉ
4. Đơn bì: 2 chỉ 13. Quảng bì: 3 chỉ
5. Táo Ngọc: 2 chỉ 14. Ngươn nhục: 3 chỉ
6. Phục linh: 2 chỉ 15. Đản sâm: 3 chỉ
7. Hắc Đỗ trọng: 3 chỉ 16. Phấn thảo: 2 chỉ
8. Ngưu tất: 3 chỉ 17. Câu kỷ: 3 chỉ
9. Bạch truật: 2 chỉ 18. Xích kỳ: 2 chỉ
Cho hỗn hợp trên vào siêu sắc thuốc, sắc 2 lần nước:

- Sắc lần 1: 03 chén nước còn 9 phân

- Sắc lần 2: 2,5 chén còn lại 8 phân


Ngày uống hai lần. Uống đều đặn từ 15 ngày trở lên sẽ khỏi bệnh.

44 |
CHƯƠNG IX
BỆNH HO - SUYỄN - VIÊM PHẾ QUẢN MÃN
A. NGUYÊN NHÂN
Viêm phổi là một bệnh cận lâm sàng do tình trạng tổn thương tổ chức phổi chủ yếu
ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Bệnh thường gây ra bởi hiện tượng
nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác, hay hóa
chất độc hại.
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc ống phế quản, viêm nhiễm
làm tăng tiết dịch nhầy ở phế quản gây ho và có thể gây sốt. Nếu tình trạng viêm phế
quản này bị tái phát nhiều lần thì gọi là viêm phế quản mãn tính. Và mỗi một đợt bị
viêm thì gọi là một đợt viêm phế quản cấp. Viêm phế quản thường xảy ra khi trời lạnh
hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột, và thường gặp ở người già và trẻ nhỏ do sức đề
kháng kém. Bệnh càng lâu thì càng nặng, đờm càng nhiều, càng ho nhiều, càng khó thở
nhiều và càng khó chữa.
Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Khi
đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị
nguyên - chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng
như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở.
 Các nguyên nhân gây bệnh:
- Khói thuốc lá: nếu bạn hút thuốc hoặc sống với người hút thuốc, bạn có nguy cơ
cao hơn mắc phải bệnh viêm phế quản.
- Sức đề kháng thấp: người già, em bé dưới 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ rất dễ bị
nhiễm trùng đường phế quản do có sức đề kháng yếu.
- Tiếp xúc với hóa chất trong công việc.
- Trào ngược dạ dày: các đợt ợ nóng nghiêm trọng có thể gây kích thích cổ họng
của bạn và làm cho bạn dễ mắc bệnh viêm phế quản.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN


- Cứt mèo: phơi khô, rang cho cháy đen.

| 45
- Lúa: cũng rang cho cháy đen. Hai thứ bằng nhau, đâm nhuyễn, đổ vô ly, chế nước
sôi, quậy cho đều, lóng cặn, lấy nước trong. Uống lúc lên cơn suyễn, ngày 2-3 lần sẽ
khỏi.
 Phương thuốc này đã trị nhiều người bệnh suyễn kinh niên, đã chữa trị nhiều
nơi không khỏi, bài này hay nhưng bị tâm lí không nên dùng.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN


- Chặt cây Chanh giấy cả gốc rễ: rửa sạch, chặt nhỏ phơi khô, lấy một nắm lớn sao
khử thổ.
- Sắc 3 chén còn 1 chén, uống trong vòng 10 ngày.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ BỆNH SUYỄN (ĐẠI TÀI)


- Đào rễ cây cỏ ống (hương phụ): chặt phơi khô, sao vàng, để vô siêu nấu nước
hơi ấm, chắt đổ bỏ nước này. Đổ 01 lít nước khác vào nấu, lấy nước này uống thay nước.
- Mỗi ngày dùng 1 nắm rễ cây lớn làm công thức trên uống dần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ HO SUYỄN


- Lá đinh lăng (Loại lỗ tai heo tròn): hái một nắm, rửa sạch, đâm vắt nước, bỏ
thêm chút muối, uống vài ngày. Mỗi ngày uống hai lần.

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ HO SUYỄN


- Bông bạch mai kim (Mai trắng): hái 1 nắm, chưng với một chút đường phèn và
chút nước, cho uống cũng trị được ho.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ SUYỄN


- Trái dứa gai: vạt phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên.

 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ LÊN CƠN SUYỄN KHI TỚI CON NƯỚC
Các nguyên liệu ở phương này nên làm sẵn để dành khi nào bệnh thì lấy ra dùng.
Bông Cà dược (dương kim hoa): 10 bông, phơi khô
Cam thảo bắc: 2 lượng
- Tán nhuyễn hỗn hợp trên, lấy mật ong vò thành viên bằng đầu đũa, phơi cho ráo.
- Mỗi lần lên cơn suyễn, lấy vài viên ra ngậm sẽ hạ ngay. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi
lần 3 viên.
Không dùng lá Cà dược vì có độc, chỉ dùng để quấn thuốc hút, giúp giãn phế quản.

46 |
 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ ĐAU PHỔI
- Lá vông nem: đâm vắt nước, độ 1 ly, bỏ vô cục đường phèn tán nhỏ. Uống
chừng 1 tháng trở đi sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 9: TRỊ LAO PHỔI


- Lấy lá dây thuốc cá, bỏ từ dưới gốc lên 1 mét mới lấy lá.
- Một nắm lớn đâm sống, vắt nước uống với mật ong, ngày 2 lần.

 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ NÁM PHỔI - LAO PHỔI


Bệnh nhân bị phổi nám nếu chịu khó uống bài này cũng hết bệnh.
- Vạt vỏ cây Mù u phía mặt trời mọc, xắt mỏng, phơi khô, để vô nồi nấu ninh,
uống thay nước trà.
- Kiên trì uống đều đặn trong đôi ba tháng sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 11: TRỊ HO LÂU NGÀY


- Hột điều tươi: chừng 20 hột, nướng cháy thành than, tán nhuyễn, hòa với nước
sôi. Lấy phần nước trong uống, sẽ hết.
- Phương này, bệnh nhân cần uống đều đặn khoảng 1 tháng sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 12: TRỊ HO RA MÁU


- Cỏ Cứt heo (Cỏ hôi) tươi, Cỏ mực (lọ nồi) tươi: mỗi thứ một nắm lớn, đâm
chung, vắt lấy nước uống.
- Cho bệnh nhân uống liên tục trong 1 tuần sẽ hết bệnh.

 PHƯƠNG THỨC 13: TRỊ CẢM, HO KHÒ KHÈ, ĐAU CỔ, SUYỄN
- Mỗi buổi sáng, xắt mỏng trái Chanh giấy, chế nước sôi vô, để thêm chút muối,
chút đường. Uống thường xuyên sẽ trị cảm và các chứng kể trên.

 PHƯƠNG THỨC 14: TRỊ HO


1. Tần dày lá: một nắm 2. Tía tô: một nắm 3. Trái tắc
- Tất cả xắt mỏng. Chưng cách thủy với tí đường phèn, vừa uống vừa ăn một lần một ít.

 PHƯƠNG THỨC 15: TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN


- Cỏ mực tươi, Cỏ xước tươi: 2 thứ bằng nhau.
- Đâm vắt nước chừng 1 chén, để vô chút Mật ong ruồi.
- Mỗi ngày uống 2 lần, uống 2 ngày rồi nghỉ 1 ngày, qua hết ngày thứ 3 thì uống tiếp.
| 47
 PHƯƠNG THỨC 16: TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN
Người lớn hay trẻ em bị chứng huyết vận, môi đỏ bầm tím, lưng bụng có đốm đỏ, nên áp
dụng phương thuốc này:
- Tìm kiếm Rong bám ở nền nhà hay rong mọc dưới sàn nước, đáy lu đắp ngay
chỗ huyết vận, nó sẽ tan hết.

 PHƯƠNG THỨC 17: TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN


- Rau Diếp cá: đâm nhuyễn, để chút muối, đắp lên chỗ huyết vận, nó sẽ tan hết.

 PHƯƠNG THỨC 18: TRỊ CHẢY MÁU CAM


- Lấy 2 Củ tỏi, đâm dập, dàn tỏi ra đều trên miếng vải mỏng rồi cột dưới 2 bàn
chân, nó sẽ rút lên đầu làm ngưng chảy máu.

 PHƯƠNG THỨC 19: TRỊ CHẢY MÁU CAM


- Lấy trái cam vắt nước uống với mật ong và nước ấm vào buổi sáng.
- Mỗi ngày uống một lần.

 PHƯƠNG THỨC 20: TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN


- Trái quả Đào tiên: xắt phơi khô cả vỏ ruột, ngâm với nước Cơm rượu, uống
dần sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 21: TRỊ BỆNH SUYỄN ĐẠI TÀI


- Cây chổi đực: chặt phơi khô, sao khử thổ, nấu thay nước uống hàng ngày.
- Phương này có kết quả rất tốt, cần kiên trì sử dụng.

 PHƯƠNG THỨC 22: TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN


- Lấy quả Đào tiên già, cắt lấy ruột, phơi khô, nấu thành cao.
- Mỗi ngày để vô ly, chế nước sôi, uống thường xuyên, bệnh sẽ hết và người bệnh lên cân.

 PHƯƠNG THỨC 23: TRỊ HO KHÓ CHỮA


- Nguyên liệu: 01 Củ hành tây trắng
- Xắt nhỏ, xay sinh tố hơn nữa chén nước – nấu lên hoặc lò nướng cho ấm.
Nhấc xuống để 5 muỗng canh mật ong và ít nước chanh.
- Uống từ từ sẽ trị được chứng ho. Nếu ho lâu năm thêm cục gừng bằng ngón cái.

48 |
CHƯƠNG X
TRĨ NỘI - TRĨ NGOẠI
A. TRIỆU CHỨNG, TÁC HẠI
1. Bệnh trĩ nội: Búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn nên rất khó phát hiện nếu không
qua thăm khám. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn chính.
+ Trĩ nội độ 1: Triệu chứng phổ biến ở giai đoạn này là đi cầu ra máu. Lượng máu rất ít,
chỉ thấm ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
+ Trĩ nội độ 2: Búi trĩ nội phát triển lớn sa ra ngoài mỗi khi đại tiện nhưng tự co vào
được. Đại tiện ra máu với lượng máu nhiều hơn, hậu môn đau rát.
+ Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể tự thụt vào được, phải
dùng tay đẩy vào, đi cầu máu chảy thành giọt, thành tia.
+ Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to hơn và không thể dùng tay đẩy vào được nữa, gây đau đớn, tắc
nghẹt hậu môn, bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy đau.
2. Bệnh trĩ ngoại: Hình thành ở bên ngoài hậu môn nên dễ phát hiện bằng mắt
thường. Các triệu chứng trĩ ngoại cũng được chia thành 4 giai đoạn.
+ Trĩ ngoại độ 1: Hình thành búi trĩ ngoài rìa lỗ hậu môn có kích thước nhỏ như hạt đậu,
dùng tay sờ vào có cảm giác cồm cộm, ngứa ngáy, đau rát.
+ Trĩ ngoại độ 2: Ở giai đoạn này bệnh trĩ ngoại dễ biết hơn vì búi trĩ ngoại bắt đầu phát
triển to hơn, vùng da hậu môn thường xuyên tiết dịch ẩm ướt, gây ngứa.
+ Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ ngoại phát triển ngoằn ngoèo, gây đau rát, khó chịu, kèm theo
hiện tượng đi cầu ra máu, lượng máu chảy rất nhiều.
+ Trĩ ngoại độ 4: Xuất hiện thêm rất nhiều búi trĩ mới, phát triển ngoằn nghèo, hậu môn
tiết dịch gây lở loét, đau rát, sưng tấy. Tình trạng đại tiện ra máu thường xuyên hơn, máu
chảy nhiều.
3. Bệnh trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp là dạng bệnh trĩ kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại.
Khi bệnh trĩ nội trong ống hậu môn và bệnh trĩ ngoại bên ngoài ống hậu môn phát triển
nặng, 2 búi trĩ này sẽ sa xuống và liên kết với nhau tạo thành một búi trĩ lớn từ trong ra
đến bên ngoài. Búi trĩ lớn này được gọi là trĩ hỗn hợp.

| 49
 Tác hại bệnh trĩ lâu ngày:
- Gây nhiễm trùng máu: Nếu như búi trĩ phát triển to và lòi ra khỏi hậu môn sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi trùng từ ngoài xâm nhập vào và gây nên
tình trạng nhiễm trùng máu. Nặng hơn những bệnh lây lan qua đường máu dễ dàng tấn
công vào cơ thể gây suy yếu miễn dịch.

- Ung thư hậu môn: Bệnh trĩ giai đoạn 3, 4 nếu không được điều trị sớm thì khi
diễn tiến nặng gây chảy máu nhiều và khiến cho hậu môn bị sưng phồng, biến chứng
thành ung thư hậu môn gây nguy hiểm.
Vậy nên để hạn chế biến chứng nguy hiểm này, ngay khi có những triệu chứng
sưng đau ở hậu môn hay bất thường khác tốt người bệnh nên đến khám y tế để được bác
sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án can thiệp kịp thời. Hay dùng các biện pháp đông y
điều trị.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ BỆNH TRĨ NỘI, SA TỬ CUNG (THUỐC BỘT)


Ngũ bội: 2 chỉ
Đại hoàng: 1 chỉ
Phèn chua phi: 1 chỉ
- Ba thứ trên tán chung, lấy bông gòn nhét vô trong hậu môn vài lần sẽ hết. (Dùng
trên một lần)

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI, ĐI TIÊU RA MÁU


- Một chén muối hột: đem rang cho nổ, túm vô vải, đặt vào hậu môn. Nếu còn
nóng thì đặt cách 1 phân cho hơi muối thấm vào, bớt nóng thì đặt sát vào. Cứ làm như
vậy làm khoảng 8 lần sẽ hết.
Chú ý: Cẩn thận bị phỏng nếu muối quá nóng.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI


- 20 hột Mã tiền: đốt thành than, tán nhuyễn.
- Phèn phi: một cục bằng ngón tay út.
Hai thứ tán chung, hòa sệt với dầu dừa và Mật ong ruồi. Xức chỗ mụt trĩ và dùng băng
ghịt lại. Nếu thuốc rút khô thì xức cái khác liền, liên tiếp vài lần, trĩ sẽ rụng.

50 |
 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ BỆNH TRĨ NỘI NGOẠI
1. Vỏ cây Vú sữa 3. Lá Ô rô tía
2. Dây cốc kèn 4. Vỏ cây sung
- Bốn thứ trên với lượng bằng nhau, mỗi thứ 12gr, sao khử thổ, để vô nồi đất, nấu
uống thay nước thường xuyên sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ BỆNH TRĨ NỘI NGOẠI


- Cây lá Mắc cỡ, cỏ Mần chầu, Rau dền gai – ba thứ bằng nhau mỗi loại 15gr,
sắc 3 chén còn 1 chén, uống trong 15 ngày.
- Còn xác đem phơi khô, bỏ vô lò đốt, trùm mền lại xông nơi hậu môn, nó sẽ rút vô
mụt trĩ tiêu hết.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRĨ LÒI CON TRÊ RA MÁU


1. Hoạt thạch: 5 chỉ 3. A tử (sao đen): 5 chỉ
2. Cam thảo: 5 chỉ 4. Túc xác: 5 chỉ
- Các vị tán nhuyễn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.

 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ TRĨ NGOẠI


- Lá vong nem: 1 nắm nấu với giấm nuôi, ngồi lên xông nhẹ ngày 1 lần, nặng thì
ngày 2 lần. Từ từ sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 8: THUỐC HOÀN (Bắc- gia truyền) TRỊ BỆNH TRĨ NỘI
– ĐI TIÊU RA MÁU TƯƠI
+ Thương truật – 2 chỉ + Huỳnh bá sao muối – 2 chỉ
+ Kim ngân hoa – 2 chỉ + Tạo giái thích – 1 chỉ
+ Hòe hoa – 2 chỉ + Đại hoàng (gói riêng, tán bột) – 4 chỉ
+ Đương quy – 2 chỉ
- Cách chế: Để Đại hoàng riêng; còn các thứ khác, đổ 2 chén nước sắc còn 1 chén,
bỏ xác, nấu mãi thành cao sền sệt, nhồi với bột đại hoàng vừa dẻo, vo thành viên cỡ hạt
đậu xanh, phơi khô, cho vào hũ bảo quản kỹ.
- Liều dùng: Ngày 1 lần mỗi lần 30 – 40 viên
- Công dụng: trị trĩ nội mỗi lần đi tiêu ra máu tươi.

|51
CHƯƠNG XI
BỆNH PHỤ KHOA
SA TỬ CUNG - LÒI ĐOM - HUYẾT TRẮNG - RONG
KINH - DÂY CHẰNG - SẢN HẬU - BẾ KINH - ĐAU VÚ
A. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Sa tử cung (sa dạ con)
Phụ nữ bị sa tử cung có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày và xuất
hiện những phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục, vì thế gặp khó khăn trong sinh hoạt. Một số
bệnh nhân còn bị đau phần bụng dưới và thắt lưng.
 Nguyên nhân của bệnh sa tử cung:
- Những trường hợp sinh khó.
- Thời gian rặn đẻ kéo dài.
- Không được nghỉ ngơi sau sinh.
- Làm những công việc quá nặng nhọc khi sức khỏe chưa phục hồi.
- Sản phụ bị thiếu dinh dưỡng.
- Sản phụ bị táo bón nặng hoặc táo bón mãn tính.
- Bị ho nhiều, bí hoặc nhịn tiểu quá lâu khiến áp lực bụng tăng cao.
- Phụ nữ béo phì cũng dễ bị sa tử cung.
 Sa tử cung thường được chia làm 3 mức độ:
- Mức độ 1: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo.
- Mức độ 2: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
- Mức độ 3: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo. (Lồi đom)
B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ SA TỬ CUNG


- Hột Đu đủ đực hoặc Đu đủ dầu: đâm nhuyễn 5 hột, đắp ngay đỉnh đầu. Khám
người bệnh nếu nó rút lên thì gỡ ra, đi gội đầu, nó sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ SA TỬ CUNG


- Đọt đậu săn: đâm, để thêm chút phèn chua, vắt lấy nước uống, ngày vài lần.
- Còn cây lá già thì phơi khô, nấu nước uống trong 15 ngày sẽ hết.

52 |
 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ SA TỬ CUNG - DÂY CHẰNG - LÒI ĐOM
- Lá thuốc cứu tươi: Một nắm, đâm lấy nước
- Rượu: nửa chén
- Giấm: nửa chén
- Băng phiến: một muỗng cà phê
- Long não: một muỗng cà phê
Tất cả trộn đều. Nướng cục gạch đất nung mới cho đỏ rồi đổ nước thuốc lên, khói lên
xông. (Kiểu xông đàn bà sanh nở khi xưa các cụ làm). Vài lần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ BỆNH ĐÀN BÀ LÀM BĂNG


- Rau răm: 1 nắm, rửa sạch, nhai nhỏ, nuốt từ từ sẽ cầm lại.

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ BĂNG HUYẾT


- Đọt tre mỡ: hái cho nhiều, phơi khô, sao khử thổ. Lấy nồi đất hay siêu để sắc, sắc
3 chén còn lại 8 phân.
- Cạo lọ nồi đất nấu củi, vò viên bằng hạt bắp, để vô uống cùng thuốc, uống vài ba
lần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 6: TRỊ BẠCH ĐÁI - HUYẾT TRẮNG


- Lá Rau đắng biển (ngoài ruộng, loại lá lớn): hái 1 nắm, rửa sạch.
- Nhồi lá với cơm nguội, nặn giống như trái chuối.
- Đem vô bếp nướng cho vàng, để vô siêu, nấu nước uống nhiều lần, bệnh sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ BẠCH ĐÁI – HUYẾT TRẮNG


- Rau om: 1 bó lớn, phơi khô, nấu nước uống thường xuyên sẽ khỏi.
Phương thuốc này còn trị chứng đau bụng lâu năm ở phụ nữ.

 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ VỀ UẤT HUYẾT, MÁU SẢN HẬU CHẶN, CẦN
KHAI THÔNG CHO ĐỀU, KHỎI BỊ TẮC NGHẼN
- Dây bìm bìm (Hắc sửu): một nắm, phơi khô.
- Sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 9: TRỊ BỆNH BỊ BẾ KINH, SÓT NHAU (ĐẠI TÀI)


1. Rễ tranh – 300 gram 2. Rau răm – 50 gram 3. Cỏ mực – 50 gram.

| 53
- Sao tồn tính (sao vàng đen) cả ba thứ, sắc chung 3 thứ còn 8 phân, để lửa riu riu.
Uống 3 thang sẽ trục ra hết.

 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ ĐAU VÚ


- Lá Tu hú có gai (thường vùng quê lấy ngâm nước uống mát): đâm với muối, đắp
chỗ sưng. Nếu ráo nước, lấy ra chế nước sôi vô cho ướt rồi đắp lại. Mỗi ngày 2-3 lần sẽ
khỏi.
- Ngoài ra, lá Tu hú uống mát rất công hiệu, bằng cách: Ngâm lá với nước mưa cho
ra nhớt.

 PHƯƠNG THỨC 11: TRỊ BỆNH SƯNG VÚ


- Nguyên liệu: Đại hoàng, Tòng hương, Nhũ hương, Mộc dược.
- Mỗi vị 2 chỉ, tán nhỏ thành bột, để lên lửa than xào cho nóng với chút giấm cho
sền sệt.
- Lấy lông gà phết, vừa nóng vừa thổi để cho thuốc rút vô chỗ sưng, liên tiếp 24 giờ
sau sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 12: TRỊ BỆNH ĐAU VÚ (KHÔNG CÓ MỦ)


- Rau tần dày lá: nhai với chút muối, đắp chỗ sưng vài ngày sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 13: TRỊ ĐỘC TRÙNG NƠI HẬU MÔN HAY CỬA MÌNH,
BỊ LỞ LOÉT LÀM ĐỘC
1. Băng phiến: 3 phân
2. Long não: 3 phân
3. Đại hoàng: 3 phân
4. Phèn phi: 1 phân
5. Lưu hoàng hay Hồng hoàng: 2 phân
- Tán các vị này thành bột, bảo quản trong lọ kín.
- Trước khi dùng thuốc bột này, lấy phèn chua đổ vô nước chín hay nước âm ấm,
rửa cho sạch vết thương, lau khô, rắc thuốc này nơi chỗ đau. Trong 3-5 ngày sẽ hết và
không làm độc.

54 |
 PHƯƠNG THỨC 14: HUYẾT TRẮNG LÂU NĂM, TỬ CUNG, DÂY CHẰNG
(THANG THUỐC BẮC GIA TRUYỀN – RẤT HAY)
1. Chích kỳ: 2 chỉ 10. Hùng hồ (thú hồ): 1 chỉ rưỡi
2. Xuyên khung: 2 chỉ 11. Đảng sâm: 3 chỉ
3. Đương qui: 2 chỉ 12. Chích cam thảo: 1 chỉ rưỡi
4. Táo: 2 trái 13. Thăng ma: 1 chỉ rưỡi
5. Bạch truật (sao cám): 3 chỉ 14. Chế hương phụ: 2 chỉ
6. Sanh địa: 2 chỉ rưỡi 15. Sài hồ: 1 chỉ rưỡi
7. Phục linh: 2 chỉ 16. Gừng sống: 3 lát
8. Tiểu hồi: 1 chỉ rưỡi 17. Trần bì: 2 chỉ rưỡi
9. Bán hạ: 2 chỉ 18. Huỳnh bá (sao rồi): 2 chỉ rưỡi
- Cho hỗn hợp trên vào siêu sắc 2 lần: Lần 1 - 03 chén còn 01 chén; lần 2 - 2,5
chén 9 phân, ngày uống 2 lần.

| 55
CHƯƠNG XII
BƯỚU CỔ CƯỜNG GIÁP
A. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp, cường giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến
giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước
của tuyến giáp.
Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối lọan chức năng
nội tiết tuyến giáp. Trong đó bướu cổ lành tính là hay gặp nhất chiếm 80% các trường
hợp.
 Nguyên Nhân:
- Cơ thể thiếu iod, có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao.
- Do dùng thuốc và đồ ăn.
- Một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất gia đình.
 Triệu Chứng:
- Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, khô da, thường xuyên bị lạnh.
- Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, hay đổ mồ hôi, gầy sút cân.
- Lồi mắt.
- Thay đổi giọng nói, thường gặp là khàn giọng.
- Có khối ở cổ, dấu hiệu tại chỗ phụ thuộc vào kích thước của bướu.
Khi bướu nhỏ hầu như người bệnh không có cảm nhận gì, khi bướu lớn gây chèn ép
các thành phần gần tuyến giáp như khí quản, thực quản, các dây thần kinh thì có thể có
các biểu hiện sau:
- Cảm giác cổ họng luôn bị vướng hoặc đau cổ họng.

- Khó thở, thường gặp ở tư thế nằm.


- Nuốt khó, nuốt đau.
- Hay ho và nghẹn.
- Thở dốc.
B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: THUỐC TRỊ BƯỚU CỔ


- Hái lá Sọp già, sao vàng, sắc 3 chén còn 1 chén. Ngày uống 2 lần.
- Còn xác đổ nước nấu uống thay trà, uống thường xuyên sẽ tiêu.

56 |
 PHƯƠNG THỨC 2: THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ
Phương thuốc bó dùng cho người bệnh có Bướu càng ngày càng phát triển lớn theo
cổ, khiến việc thở bị khó khăn.
- Dùng lá Nhàu tươi: 1 nắm, đâm nhuyễn, cho một ít muối, đắp băng ở cổ mỗi
ngày, tối thay băng khác.
- Nếu khô thì chế thêm Giấm thanh để có độ ẩm thì bướu sẽ xẹp dần.

 PHƯƠNG THỨC 3: THUỐC UỐNG TRỊ BƯỚU CỔ VÀ VIÊM AMIDAL


- Lá mù u: hái phơi khô, đem sao tồn tính (Vàng khét), tán thành bột.
- Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

 PHƯƠNG THỨC 4: THUỐC TRỊ BƯỚU CỔ (LĂN)


- Trái bình bát (Mãng cầu vườn) tươi: nướng lửa than cho nóng, đem ra lăn trên
bướu, ngày 3 lần, lăn chừng 4 trái.
- Ghi chú: Trong uống lá Sọp (Phương thức 1) - ngoài thoa sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 5: THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ


1. Rau sam: 1 nắm
2. Cây lá Cỏ bạc đầu: 1 nắm
3. Muối bọt: 1 muỗng cà phê
- Đâm chung 3 thứ, để lên vải, rắc thêm nửa muỗng cà phê muối bọt trên mặt, bó
trong 1 tuần sẽ xẹp.
 PHƯƠNG THỨC 6: THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ (HIỆU NGHIỆM)
1. Cua đồng: 4 đến 5 con, đâm nhỏ
2. Đọt tre non mới lớn: 1 nắm
3. Vôi ăn trầu: 1 cục nhỏ bằng đầu ngón tay
- Đâm chung, đem bó chỗ bướu chừng nửa ngày, tối thay cái khác, bó chừng 3
ngày sẽ xẹp và teo lại.
Dùng phương này, đồng thời uống thêm thuốc để điều trị cho dứt bệnh.
Những ai ăn chay có thể dùng các phương khác.

 PHƯƠNG THỨC 7: THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ (Thuốc lăn)


- Cây ngà voi giã nát để tí muối cục, đắp 2-3g một lần.

| 57
CHƯƠNG XIII
UNG THƯ CÁC LOẠI
A. NGUYÊN NHÂN
Ung thư là tên gọi chung của một tập hợp các bệnh có liên quan. Trong bất kỳ bệnh
ung thư nào cũng đều có sự xuất hiện của các tế bào bất thường, vốn là những tế bào
bình thường của cơ thể, nhưng nay phân chia, nhân lên mất kiểm soát, xâm lấn các mô
xung quanh và có thể di căn đi xa.
Tế bào ung thư khác biệt hẳn so với tế bào bình thường ở nhiều phương diện, điều
đó cho phép chúng có khả năng nhân lên vô hạn và xâm lấn ra xung quanh. Tế bào ung
thư kém biệt hóa hơn. Trong khi các tế bào bình thường sinh ra, lớn lên, trưởng thành và
biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau, tế bào
ung thư lại kém hoặc không biệt hóa. Và đó là lí do giải thích tại sao tế bào ung thư lại
có thể phân chia, nhân lên vô độ - điều mà tế bào bình thường không có.
Tế bào ung thư không bị ảnh hưởng bởi “hiệu lệnh” dừng phân chia của cơ thể, và
chúng cũng thoát khỏi một quá trình gọi là “chết theo chương trình” (apoptosis) - vốn là
cách cơ thể đào thải những tế bào không cần thiết.
Các tế bào ung thư có thể tác động vào vi môi trường xung quanh nó, bao gồm các tế
bào bình thường, các phân tử và các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u. Nghĩa là,
các tế bào ung thư có khả năng kích thích các tế bào bình thường hình thành các mạch
máu nhằm cung cấp ô xy, chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã để nuôi dưỡng, phát
triển khối u.
Các tế bào ung thư cũng có khả năng qua mặt hệ miễn dịch của cơ thể. Bình thường
hệ miễn dịch của cơ thể con người có nhiệm vụ chống lại sự viêm nhiễm, cũng như đào
thải những tế bào bất thường hoặc những tế bào đã bị hư hại. Tuy nhiên tế bào ung
thư lại có khả năng “ẩn mình” trước hệ miễn dịch của cơ thể, qua đó không bị tiêu diệt.
Không những qua mặt hệ miễn dịch, khối u còn có thể sử dụng hệ miễn dịch để tồn
tại và phát triển. Ví dụ khối u có thể lợi dụng một số tế bào miễn dịch phát tín hiệu giả,
nhờ đó mà hệ miễn dịch sẽ không tiến hành loại bỏ những tế bào ung thư.

58 |
Ung thư là loại bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị, có nhiều loại ung thư khác nhau
như ung thư: gan, mật, vú, não, mũi, vòm họng, bao tử, abidal, cổ, tử cung, buồng trứng,
tiền liệt, ruột, tụy....
B. CÁCH ĐIỀU TRỊ TỔNG QUAN
Khi người bị bệnh ung thư cần bình tĩnh thực hiện theo các quy trình sau:
1/ Phải ăn uống những thực phẩm mà những tế bào ung thư không thích, cho nên nó
sẽ chết dần dần, mình sẽ bài tiết chúng ra ngoài. Trong khi những tế bào cần thiết cho
mình vẫn nảy nở sung mãn.
2/ Tăng cường sức khỏe, hệ miễn nhiễm của mình bằng cách ăn uống và tâm lúc nào
cũng tĩnh lặng, lạc quan yêu đời, tập thể dục thể thao, có cuộc sống hạnh phúc, đầy lòng
vị tha thương yêu mọi loài.
3/ Vận dụng nhiều loại thuốc men, ăn uống, để diệt những tế bào ung thư.
4/ Đặc biệt là trong đời sống hàng ngày, cần sống với 3 tâm: tâm Từ, tâm Thiện, tâm
Thiền. Không sân giận, hận thù, cần khoan dung, tha thứ thì bệnh mới chóng khỏi.
C. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ
 PHƯƠNG THỨC 1: ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỖN HỢP
 Thuốc thông dụng:
Khi bệnh nhân điều trị theo Tây y, qua các phương pháp như: xạ trị hoặc vô hóa
chất,… tế bào ung thư và tế bào thường cũng đều bị chết, cho nên phải làm thế nào để tế
bào ung thư chết hàng loạt, thì cơ hội sống còn của bệnh nhân sẽ rất cao.
1/ Thuốc men như FUCOIDAN (vào Google, đánh máy FUCOIDAN) để mua thuốc.
Uống đúng liều lượng cần thiết, tùy theo bệnh mới ung thư hay đã bị lâu năm.
2/ Uống trà LÁ ĐU ĐỦ (lấy lá đu đủ, loại bỏ những cọng lớn), rửa sạch, cắt nhỏ - như lá
trà - sấy khô, rồi pha như trà dùng uống hàng ngày (đậm, lợt tùy bệnh nặng, nhẹ; tùy
bệnh nhân có thể uống nhạt hay đậm).
3/ Uống trà LÁ SẢ tươi, thái mỏng củ xả, pha như trà - tương tự như lá Đu đủ.
4/ Nấu cháo với MĂNG TƯƠI là chính, các loại nấm tốt, xay nhuyễn cho bệnh nhân ăn.
5/ Đông trùng hạ thảo nhiều người không tin tưởng thuốc này, vì giả mạo rất nhiều,
dùng Đông trùng hạ thảo bào chế viên, tốt nhất là mua loại bào chế ở New York (Mỹ).

| 59
6/ Yến: nước bọt của loài chim Yến, làm tổ ở trên cao.
7/ Uống Vitamin D: loại hơi đặc biệt, phải có toa thuốc của bác sỹ.
8/ Nấm linh chi nguyên chất: (Nấm liêm xanh, nấm linh chi Hàn quốc loại nhỏ trên núi).
9/ Uống Bạch cập tán nhuyễn.
10/ Uống bột Tam thất.

 Phương pháp ăn uống:


1/ Cai ngay thuốc lá (nếu bệnh nhân có hút thuốc hay tiếp xúc với môi trường có nhiều
khói thuốc lá).
2/ Ăn nhiều cá, không nên ăn cá chiên, cá nướng cháy đen, hay thịt nướng cháy đen. Ăn
chay thì tốt. Dùng rau luộc và ăn rau củ quả tươi để bớt đi lượng dầu mỡ.
3/ Giảm thiểu tối đa ‘thịt đỏ’, vì tế bào ung thư rất thích loại thịt này, nên sinh sôi, nảy
nở tối đa.
4/ Giảm thiểu ăn đồ chiên, xào vì có dầu mỡ, nhất là loại mỡ động vật.
5/ Ăn tàu hủ.
6/ Ăn nhiều trái cây, như mãng cầu, dừa tươi,... các loại rau củ quả tươi.
7/ Không ăn uống những đồ ăn có chất bảo quản trong hộp, đóng chai.
8/ Không hâm nóng đồ ăn bằng Lò vi sóng (Microway), chỉ ăn đồ ăn nấu, hấp.
9/ Hạn chế tối đa ăn đường.
10/ Uống nước củ dền đỏ tía + cà rốt + táo đỏ (apple): xem Phương thức 2 bên dưới.
 Tóm lại:
Ung Thư là một căn bệnh phát tác từ một tế bào sinh trưởng độc lập với cơ thể và có
nguồn gốc tâm linh. Vậy nên, bệnh nhân muốn dứt bệnh và loại bỏ được tế bào ung thư
cần phải ăn uống các thực phẩm ‘lành’, có cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, không lo lắng,
hoảng sợ. Đồng thời, bệnh nhân nên xem kinh sách băng đĩa giảng Phật pháp và hướng
tâm tập tu – làm lành, lánh dữ.

 PHƯƠNG THỨC 2: ĐIỀU TRỊ UNG THƯ (Bằng Nước Cốt Hỗn Hợp)
Đây là một thức uống có thể ngăn cản các tế bào xấu thành hình trong cơ thể hoặc sẽ
giúp giảm độ tăng trưởng của chúng. Uống chuyên cần trong 3 tháng sẽ bình phục.
Bạn chỉ cần một củ dền (cải đường), hai củ cà rốt và một quả táo Mỹ (phải bỏ hột)
làm chung với nhau để thành nước cốt. Rửa sạch các thứ trên, để nguyên vỏ mà cắt ra

60 |
từng miếng, đưa vào dụng cụ ép và uống nước cốt ngay. Có thể cho thêm chút nước
chanh cho có hương vị hấp dẫn hơn.

 Cách làm:

Chuẩn bị: 1 củ dền đỏ + 2 củ cà rốt + 1 trái táo đỏ (bỏ hột)


Cách làm

Tất cả để nguyên vỏ, chà sạch; cho tất cả vào máy ép, uống nước
(bỏ bã), uống sáng và tối. Uống 2 lần thì làm 2 củ dền + 4 củ cà rốt
+ 2 trái táo đỏ. Uống rất bổ, tăng cường sức khỏe nhiều.

 Phương này có tác dụng đối với những chứng sau:


1. Ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển hoặc tăng trưởng.
2. Ngăn ngừa các chứng bệnh về gan, thận, tuyến tuỵ và có thể chữa ung nhọt.
3. Tăng sức mạnh cho phổi, ngăn ngừa cơn đau tim và cao huyết áp.
4. Tăng cường hệ miễn dịch.
5. Tốt cho mắt, loại trừ chứng mắt đỏ và mỏi mắt hoặc khô mắt.
6. Giúp loại trừ đau nhức do tập luyện thân thể, đau cơ.
7. Giải độc, trợ giúp chuyển động của ruột, loại trừ chứng táo bón. Do đó, sẽ làm cho da
được khỏe hơn và có nước sáng bóng hơn.
8. Cải thiện hơi thở không tốt do khó tiêu, nhiễm trùng cổ họng.
9. Làm bớt đau nhức vào kỳ kinh nguyệt.
10. Giúp người bị dị ứng mũi và cổ họng khỏi bị dị ứng tấn công.
11. Tan biến mụn trứng cá.

Phương này rất bổ dưỡng, tuyệt đối không có tác dụng phụ, thành phần dinh dưỡng
cao và hấp thụ dễ dàng! Rất hiệu quả nếu bạn cần giảm cân. Bạn sẽ thấy là hệ miễn dịch
của bạn sẽ được cải thiện sau 2 tuần uống đều. Xin lưu ý là uống trực tiếp từ dụng cụ ép
nước cốt để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Hãy uống vào buổi sáng, lúc bao tử còn trống!


- Sau một giờ, bạn có thể ăn điểm tâm.
- Để có kết quả nhanh, hãy uống một ngày 2 lần, vào buổi sáng và trước 5g chiều.

| 61
 PHƯƠNG THỨC 3: ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ - UNG THƯ TỬ CUNG
 Thuốc gia truyền - Thuốc bắc thang
1. Xuyên sơn giáp - 12g 5. Kim ngân hoa - 8g 9. Xuyên hoa phấn - 10g
2. Tạo giác thích - 8g 6. Xích thược dược - 8g 10. Phòng phong - 6g
3. Đương quy chỉ - 8g 7. Nhũ hương - 8g 11. Trần bì - 4g
4. Cam thảo tiết - 4g 8. Mộc dược - 8g 12. Bạch chỉ - 8g
13. Bối mẫu (gói riêng) - 8g
- Cho 12 nguyên liệu đầu vào nồi, sắc 2 lần nước. Lần 1: nấu 3 chén còn 1 chén.
- Riêng Bối Mẫu gói riêng. Khi sắc thuốc xong rót ra chén, thuốc còn nóng, trộn
Bối Mẫu vào uống.
- Còn nước nhì, lấy 2,5 chén sắc còn 9 phân. (Không có Bối Mẫu).

 Thuốc đắp kết hợp:


- Nguyên liệu: 9 đọt rau trai, 9 tép hành lá, 3 tép tỏi, 1 cục phèn chua bằng
ngón chân cái.
- Nghiền nát rồi bó cổ tay người bệnh trong ba ngày. Đau bên trái bó bên phải.
Người khác làm giúp người bệnh thì hay hơn.
 Uống kết hợp:
1. Nha đam già: 1kg
2. Rượu trắng (trên 40 độ): 10 muỗng canh
3. Mật ong nguyên chất: nửa kg
4. Trinh nữ hoàng cung: 6 lá tươi.
- Nha đam bỏ gai, nếu vỏ dày thì lát bỏ bớt.
- Xắt mỏng tất cả nguyên liệu trên rồi cho vào cối xay sinh tố. Để vào ngăn mát tủ
lạnh dùng dần.
- Ngày 3 lần, mỗi lần một muỗng canh trước bữa cơm, dùng trước 20 phút.
- Dùng hết toa thuốc, nghỉ 3 ngày uống toa thứ 2. Nha đam vẫn uống song song khi
dùng thuốc thang.

62 |
 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ UNG THƯ BẰNG LÁ ĐU ĐỦ
- Rửa sạch một vài lá đu đủ kích thước trung bình (khoảng 4 lá), bẻ khúc nhỏ rồi
cho vào nồi cùng với 2 lít nước đun sôi, rồi giảm nhỏ lửa (không đậy nắp) cho đến khi
lượng nước chỉ còn lại một nửa. Quá trình đun này mất khoảng 2 tiếng.
- Chắt nước cho vào bình thủy tinh, có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày. Khi
thấy nước đục mờ thì không nên uống nữa. Uống làm 3 lần trong ngày, mỗi lần 1 đến 2
muỗng canh (tổng cộng 50-80ml/ngày).

 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ UNG THƯ CÁC LOẠI


 Nguyên liệu
- 2 củ gừng lớn, mỗi củ dài 5-7cm.
- 400ml mật ong nguyên chất.
 Thực hiện
- Bước 1: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và giã nát thành từng mảng nhỏ hoặc dùng
máy xay nhuyễn.
- Bước 2: Trộn gừng với Mật ong đã chuẩn bị sẵn rồi cho vào một lọ thủy tinh, đậy
nắp kín.
 Cách uống
- Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng canh (muỗng ăn cơm).
Chú ý: Không được sử dụng muỗng kim loại, thay vào đó, nên dùng muỗng gỗ hoặc
gốm sứ để pha đều được.

 PHƯƠNG THỨC 6: UNG THƯ TỬ CUNG (Phương thuốc Gia truyền)


 LIỀU TẤN CÔNG: Dùng cho bệnh nhân bệnh nặng
1. Đương quy: 12g 6. Hoàng sâm: 36g 11. Thái ma nhân: 12g
2. Lý nhị tử kiều: 24g 7. Lão khổng địa: 12g 12. Hoa hòe: 12g
3. Đương sâm: 24g 8. Luân kế: 36g 13. Địa can: 8g
4. Ngải cứu: 12g 9. Nhân sâm: 36g
5. Cửu sinh tử: 36g 10. Tương thức xác: 12g
- Cho hỗn hợp trên vào siêu, sắc 2 lần nước: 4 chén còn một 9 phân (nước 1), 3
chén lưng còn 8 phân (nước 2).

| 63
 LIỀU DUY TRÌ UNG THƯ TỬ CUNG:
Sau liều tấn công thực hiện ở tuần đầu, thực hiện sắc tiếp liều duy trì với các nguyên liệu
sau:
1. Đương quy: 12g 8. Chỉ xác: 12g
2. Lý nhị tử kiều: 12g 9. Bạch tử: 12g
3. Ngải cứu: 12g 10. Địa chi: 12g
4. Nhân sâm: 12g 11. Địa can: 8g
5. Sinh thất: 12g 12. Thái ma nhân: 12g
6. Hoàng sâm: 12g 13. Đương sâm: 12g
7. Luân kế: 12g 14. Hoa hòe: 12g
- Cho tất cả hỗn hợp trên vào siêu sắc thành 2 lần nước: sắc 3 chén còn 9 phân
(nước 1); 2,5 chén còn 8 phân (nước 2).
 Bài thuốc này là phương gia truyền, đã trị khỏi cho nhiều người.

 PHƯƠNG THỨC 7: UNG THƯ BAO TỬ


- Rau nhúc: rửa sạch 20gr, đổ 3 chén sắc còn lại một chén.
- Uống ngày một lần hoặc hai lần đều đặn sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 8: VIÊM GAN SIÊU VI A-B-C, U GAN, UNG THƯ GAN
1. Thù lù: 16gr 8. Bán chỉ liên: 16gr
2. Chó đẻ: 16gr 9. Bách hoa xà thạch thảo: 16gr
3. Dứa gai: 12gr 10. Màn ri: 10gr
4. Gáo vàng: 10gr 11. Thảo nam: 10gr
5. Gấm đen: 10gr 12. Hoàng ngọc: 12gr
6. Tra nhớt: 8gr 13. Ké đầu ngựa: 12gr
7. Lá đu đủ: 12gr 14. Vỏ quýt: 1 nhúm.
- Đổ nước ngập hỗn hợp trên, sắc nước uống 2 lần: lần 1 còn một chén uống vào
buổi sáng, buổi chiều đổ nước ngập sắc còn một chén nước chiều.
- Phương này hay, bệnh nhân cần kiên nhẫn, uống đều đặn trên 2 tháng mới khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 9: UNG THƯ MÁU (Phương thuốc kết hợp)


1- Nha đam già: 1kg rửa sạch, bỏ hai bên gai và bỏ đi một ít vỏ, xắt nhỏ. Mật ong
nguyên chất 1/2 kg. Rượu trắng 6-10 muỗng canh (tùy người bệnh lớn nhỏ). Tất cả xay

64 |
sinh tố để tủ lạnh ngăn mát. Trước khi ăn 30 phút uống một muỗng canh, ngày uống 3
lần.
2- Một nắm lớn lá Bần (Loại mọc bờ sông): nấu một lít nước, uống thay nước hằng ngày.

 PHƯƠNG THỨC 10: UNG THƯ MÁU - UNG THƯ CÁC LOẠI
1. 9 lá Bồ Đề
2. 9 Trái chuối xiêm chín (Chuối sứ)
3. 9 Lá Mãng Cầu (lá Na)
4. 9 Trái khế chua
5. 9 Trái Chanh: Gọt vỏ sơ sơ
6. 4 Lá trinh nữ hoàng cung lớn
7. 1 bẹ nha đam lớn: cắt bỏ vỏ bên ngoài, lấy phần ruột
8. 9 Lá thơm (khóm): bỏ gai hai bên (lá trên cây hoặc đầu)
9. 3 Trái Cam sành hoặc cam Mỹ vàng: Gọt bớt vỏ
10. 1 trái dừa lớn vừa ăn (lấy nước): đừng non quá sẽ bị chua
- Xắt nhỏ 9 loại nguyên liệu đầu, trộn chung lại với nước dừa, bỏ vào máy xay sinh
tố xay trộn lại đổ vào bình, đậy nắp để tủ lạnh ngăn mát để dùng dần.
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.

 PHƯƠNG THỨC 11: UNG THƯ XƯƠNG (Phương thuốc kết hợp)
 THUỐC UỐNG
1. Bạch hoa xà 10g 6. Chích cam thảo 6g 11. Kê huyết đằng 15g
2. Địa miết trùng 10g 7. Ngô công 3g 12. Nhũ hương 9g
3. Đương quy 10g 8. Đảng sâm 12g 13. Một dược 9g
4. Từ trường liễu 10g 9. Hoàng kỳ 12g
5. Phòng phong 6g 10. Thục địa 15g
- Cho hỗn hợp trên vào siêu, sắc uống 2 lần nước, uống sáng chiều: lần 1 - 3,5 chén
còn 1 chén; lần 2 - 3 chén còn 9 phân.

 THUỐC BỘT (chống ung thư dùng uống kết hợp):


1. Bạch hoa xà 40g 3. Hoàng kỳ 40g
2. Bán chỉ liên 40g 4. Đương quy 40g
- Tán mịn tất cả nguyên liệu trên rồi trộn đều lại với nhau.
| 65
- Uống lúc đói, ngày 3 lần, một lần một muỗng cà phê đầy.

 PHƯƠNG THỨC 12: UNG THƯ CỔ TỬ CUNG


1. Bạch hoa xà 24g 7. Toàn yến 6g
2. Bán chỉ liên 24g 8. Ngô công 3 con
3. Côn bố 24g 9. Bạch thược 15g
4. Hải tảo 24g 10. Hương phụ 15g
5. Đương quy 24g 11. Phục linh 15g
6. Tục đoạn 24g 12. Sài hồ 9g
- Cho hỗn hợp trên vào siêu, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn
một chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 13: UNG THƯ THỰC QUẢN - NUỐT KHÓ, LƯNG
NGỰC ĐAU
1. Bạch hoa xà 18g 6. Huyền sâm 20g 11. Lô căn tươi 20g
2. Bán chỉ liên 18g 7. Mạch môn 20g 12. Chi tử 12g
3. Sinh địa 18g 8. Đương quy 20g 13. Bạch anh 12g
4. Bắc sa sâm 18g 9. Bồ công anh 20g 14. Hạ khô thảo 12g
5. Nam sa sâm 18g 10. Tỳ bà diệp tươi 20g 15. Hoàng kim 8-10g.
- Cho hỗn hợp trên vào siêu, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn
một chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 14: UNG THƯ GAN


1. Bạch hoa xà 20g 5. Chó đẻ răng cưa 30g
2. Bán chỉ liên 20g 6. Cam thảo dây 10g
3. Tiểu kim bất hoàn 15g 7. Thù lù 30g.
4. Kê cốt thảo 15g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 15: UNG THƯ DẠ DÀY TRỰC TRÀNG, THỰC QUẢN,
CỔ TỬ CUNG, UNG BƯỚU
1. Bạch hoa xà 30g 3. Bạch anh 30g
2. Bán chỉ liên 30g 4. Đông quỳ 30g
66 |
5. Bán biên liên 30g 6. Trương ương 30g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 16: UNG THƯ TỤY


1. Bạch hoa xà 30g 6. Hải đới 15g 11. Xích thược 12g
2. Thiết thúc diệp 39g 7. Đăng sâm 15g 12. Bạch truật 12g
3. Mẫu lệ nung 30g 8. Phục linh 15g 13. Đan sâm 18g
4. Hạ khô thảo 15g 9. Lậu lô 15g 14. Xuyên huyện từ 9g
5. Hải tảo 15g 10. Đương quy 12g 15. Uất kim 9g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 17: UNG THƯ DẠ DÀY


1. Bạch hoa xà 60g 3. Hạt bo bo 40g
2. Bạch mao căn (rễ) 60g 4. Đường đỏ 40g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 18: UNG THƯ BÀNG QUANG


1. Bạch hoa xà: 20g 5. Hải kim sa: 15g
2. Long quý: 15g 6. Thổ phục linh: 15g
3. Xà môi: 15 7. Đảng sâm thảo: 12g
4. Bạch anh: 15g 8. Uy linh tiên: 12g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 19: UNG THƯ BÀNG QUANG


1. Bạch hoa xà: 15g 8. Sinh địa: 12g
2. Bán chỉ liên: 15g 9. Xa tiền thảo: 12g
3. Bạch anh: 12g 10. Trạch tả: 12g
4. Long đởm thảo: 12g 11. Mộc thy: 10g
5. Chi tử sao: 12g 12. Biển súc: 10g
6. Hoàng cầm: 12g 13. Cú mạch: 10g
7. Sài hồ: 12g 14. Hoạt thạch: 20g
| 67
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 20: UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN


1. Bạch hoa xà: 15g 10. Thất diệp nhất chi hoa: 12g
2. Thổ phục linh: 15g 11. Bạch thược: 12g
3. Xuyên sơn giáp: 15g 12. Nhục thung dung: 6g
4. Sinh hoàn kỳ: 15g 13. Ba kích: 6g
5. Đảng sâm: 12g 14. Đại hoàn chế: 6g
6. Tiên linh tỳ: 12g 15. Tri mẫu: 6g
7. Kỷ tử: 12g 16. Chích cam thảo: 6g
8. Hà thủ ô chế: 12g 17. Hoàn bá sao: 10g
9. Ngưu tất: 12g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.
 PHƯƠNG THỨC 21: UNG THƯ MŨI HỌNG
1. Bạch hoa xà: 30g 5. Dã bồ đào căn: 60g 9. Bán hạ: 6g
2. Từ thảo: 30g 6. Cam thềm bì: 12g 10. Cam thảo: 6g
3. Đảng sâm: 30g 7. Cấp tinh từ: 12g 11. Mã tiền tử: 3g
4. Bán chỉ liên: 60g 8. Thiên long: 6g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 22: UNG THƯ XOANG HÀM TRÊN


1. Bạch hoa xà: 30g 5. Sinh địa: 30g 9. Bồ công anh: 10g
2. Thạch kiếm xuyên: 30g 6. Huyền sâm: 30g 10. Đại hoàng: 10g
3. Hoàng cầm: 30g 7. Mẫu lệ (sống): 30g 11. Bạc hà: 6g
4. Bán chỉ liên: 30g 8. Sa sâm: 10g 12. Cúc hoa: 6g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

68 |
 PHƯƠNG THỨC 23: UNG THƯ MŨI HỌNG, HẠCH LYMPHO CỔ TO
(Mũi tắt, chảy máu mũi, đờm nhiệt, lệch mặt, lưỡi tối đen, nhờn)
1. Bạch hoa xà: 12g 10. Thổ phục linh: 12g
2. Bán chỉ liên: 12g 11. Hoàng dược từ: 12g
3. Bạch mao căn: 12g 12. Bán hạ chế gừng: 8g
4. Hoàng cầm: 12g 13. Nam tinh lùi: 8g
5. Liên kiều: 12g 14. Đại tiểu kế: 8g
6. Bạch cương tằm: 12g 15. Bạch anh: 10g
7. Hạ khô thảo: 12g 16. Đào nhân: 10g
8. Triết bối mẫu: 12g 17. Ý dĩ: 10g
9. Thất diệp nhất chi hoa: 12g 18. Đông qua: 8-16g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

 PHƯƠNG THỨC 24: PHÒNG UNG THƯ RUỘT GIÀ


Việc rửa sạch ruột già sẽ giúp cơ thể không còn nguy cơ bị ung thư kết tràng. Khi để
ruột già tích tụ nhiều độc tố thì ung thư chỉ là chuyện sớm muộn.
Tỉ lệ mắc ung thư ruột già (ung thư kết tràng) tại Việt Nam đứng thứ 4 ở nam giới
(xếp sau ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày), đứng thứ 3 ở nữ giới (xếp sau
ung thư vú và ung thư tử cung).
Nguyên do ruột già bị bẩn chính là do chức năng dự trữ thực phẩm, làm thực phẩm
không tiêu hóa được. Hằng ngày, bề mặt ruột già vẫn phủ 1 lớp chất thải cặn bã dù
chúng ta đã đi tiêu rồi. Lớp màn đó tồn đọng lâu ngày sẽ lên men và tạo thành độc tố,
ngấm qua thành ruột đi vào máu và dần khiến cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể
cũng bị ngộ độc, cảm thấy dễ bị mệt mỏi, đau đầu, tăng cân,…
Để phòng bệnh về ruột già và làm sạch, chúng ta chỉ cần định kỳ làm sạch ruột già 4
lần mỗi năm bằng phương pháp tự nhiên sau đây.
 Chuẩn bị
1) 1 Quả táo sạch đã cắt nhỏ.
2) 1 muỗng cà phê Mật ong nguyên chất.
3) 1 muỗng canh Hạt flaxseed (mua ở siêu thị).
4) 1 chén nước lớn (khoảng 200ml).
| 69
5) 1 muỗng canh Hạt chia (để riêng).
 Thực hiện
- Cho toàn bộ các món, ngoại trừ hạt chia, vào máy xay sinh tố với nước để đánh tan.
- Sau đó, mới bỏ hạt Chia vào khuấy đều.
- Chờ khoảng 5 phút cho hạt Chia nở ra rồi mới uống hết ly sinh tố đó.
 Kết quả
- Ruột già sạch hoàn toàn một cách an toàn và ít tốn kém.
- Sau 4 lần uống ly sinh tố làm sạch ruột này, bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi tuyệt vời
trong toàn cơ thể. Những lợi ích lớn về sức khỏe:
+ Làm mịn da (làm đẹp da từ trong ra ngoài) và chống lão hóa.
+ Làm sạch toàn bộ đường tiêu hóa, tẩy các chất độc kết tụ từ nhiều năm và chống táo
bón.
+ Phòng chống ung thư kết tràng triệt để.
+ Tẩy giun sán.
 BÀI TẬP KẾT HỢP
Sau khi thực hiện phương pháp trên, ngày hôm sau, bạn nên kết hợp với vài động tác
yoga hoặc tập thể dục thể thao đều đặn.

 PHƯƠNG THỨC 25: TRỊ UNG THƯ


- Ung nhọt u bướu: Bán chỉ liên 120g, Bạch hoa xà 60g. Cho nước vừa ngập, sắc
còn một chén uống.
- Ung thư phổi trực tràng: Bán chỉ liên 60g, Bạch hoa xà 60g. Cho nước vừa
ngập, sắc còn một chén uống.
- Ung thư phổi: Bạch hoa xà 160g, Bạch mao căn 160g, sắc với nước đường sao
cho độ ngọt vừa uống. Cho nước vừa ngập, sắc còn một chén uống.

 PHƯƠNG THỨC 26: Ung Thư Phổi


1. Bạch hoa xà 50g 6. Thiên môn 9g 11. Tang diệp 9g
2. Bán chỉ liên 30g 7. Mạch môn 9g 12. Thục linh 12g
3. Sa sâm 30g 8. Xuyên bối mẫu 9g 13. Sanh địa 15g
4. Hoài sơn 30g 9. Tri mẫu 9g 14. Cam thảo đất 3g
5. Ngư tinh thảo 30g 10. A giao 9g
- Mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc 2 lần thuốc: Lần 1 - đổ nước vừa ngập, sắc còn một
chén, uống buổi sáng; Lần 2 – đổ vừa ngập, sắc còn một chén, uống buổi chiều.

70 |
CHƯƠNG XIV
THẦN KINH TỌA TEO CƠ

A. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG


Thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh quan trọng của cơ thể, kéo dài từ
sau lưng dưới tới mặt sau của chân. Nó đi qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động
của lưng và hai chân. Vì một lý do nào đó, lỗ trống này bị thu hẹp, khiến dây thần kinh
tọa bị chèn ép và gây ra các cơn đau lưng, lan xuống chân. Đây chính là cơ chế hình
thành bệnh thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau do dây thần kinh hông (thần kinh tọa) bị
chèn ép hoặc tổn thương. Cơn đau lan theo hướng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí dây
thần kinh tọa bị tổn thương.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa. Trong đó 6 yếu tố hàng
đầu gây bệnh dưới đây:
– Do thoát vị đĩa đệm: Đây được xem là nguyên nhân đau thần kinh tọa gây hàng
đầu gây bệnh. Bởi, khi đĩa đệm ở vị trí giữa hai đốt sống thắt lưng bị thoái hóa hoặc tổn
thương, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài bao xơ, chèn ép vào ống sống và dây thần
kinh tọa, gây ra các cơn đau lưng kéo dài xuống chân.
– Do chấn thương cột sống: Tai nạn, va chạm mạnh vùng cột sống thắt lưng sẽ khiến
xương bị gãy, vỡ, bao xơ rách, gây ra thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng
không nhỏ tới dây thần kinh tọa.
– Do khối u cột sống: Các khối u cột sống xuất hiện bất thường sẽ chèn ép rễ thần kinh,
đặc biệt là dây thần kinh tọa vùng thắt lưng.
– Do hẹp cột sống: Tình trạng thoái hóa cột sống về lâu dài sẽ dẫn tới chứng hẹp ống
tủy sống, gây áp lực lên dây thần kinh tọa. Trường hợp này thường gặp ở người 60 tuổi
trở lên.
– Do lao động sai tư thế: Ở những người thường xuyên phải khuân vác nặng, hay làm
nghề nghiệp như: vận động viên, vũ công, người mẫu… thì cột sống thắt lưng phải chịu
áp lực lớn trong thời gian dài. Điều này cũng là một nguyên nhân khiến dây thần kinh
tọa bị tổn thương.

| 71
 Triệu Chứng:
– Đau vùng thắt lưng, lan dọc xuống hai bên hông, mông, đùi và gót chân, theo đường đi
của dây thần kinh tọa. Nếu người bệnh đau vùng eo bên phải sẽ gây nhói đau vùng hông
và mông phải. Ngược lại, nếu đau eo bên trái sẽ lan xuống hông và mông trái.
– Cơn đau có khi âm ỉ, nhẹ nhàng, khi lại có cảm giác nóng rát, dữ dội. Đau tăng lên khi
di chuyển, cúi người, ho, hắt xì và giảm đi lúc người bệnh không vận động.
– Người bệnh có cảm giác cột sống bị tê cứng và đau, khó khăn khi kiễng chân hoặc
đứng trên đầu ngón chân.
Đau thần kinh tọa để lâu không điều trị dẫn đến máu không đủ oxy và dinh dưỡng nên bị
teo cơ dần.
B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ THẦN KINH TỌA TEO CƠ (Thuốc Thang)


1. Phòng Đảng Sâm 3 chỉ 6. Xuyên Khung 2 chỉ 11. Độc Hoạt 2 chỉ
2. Phục Linh 2 chỉ 7. Bạch Thược 2 chỉ 12. Tang Ký Sinh 4 chỉ
3. Cam Thảo 2 chỉ 8. Đỗ Trọng 2 chỉ 13. Tần Giao 2 chỉ
4. Thục Địa 4 chỉ 9. Ngưu Tất 2 chỉ 14. Tế Tân 1,5 chỉ
5. Đương Quy 3 chỉ 10. Phòng Phong 2 chỉ 15. Nhục Quế 4 chỉ
Nếu trường hợp đau nhiều thì thêm 2 vị:
1/ Nhũ Hương 2 chỉ 2/ Một Dược 2 chỉ
(Hai vị này có công dụng giảm đau nhưng hơi khó uống).
- Cho hỗn hợp trên vào siêu sắc 2 lần nước: Nước một - sắc 3 chén còn 9 phân;
Nước hai - sắc 2,5 chén còn 8 phân. Ngày uống hai lần.

 PHƯƠNG THỨC 2: THẦN KINH TỌA, TEO CƠ (hay)


1. Chánh đơn quy: 1 lượng
2. Xuyên khung: 1 lượng
3. Ngưu tất: 1 lượng
4. Đỗ Trọng: 1 lượng
5. Địa hoàng: 5 chỉ
- Tất cả ngâm 2 lít rượu tốt trong vòng 10 ngày.
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa ly uống rượu.

72 |
 PHƯƠNG THỨC 3: THẦN KINH TỌA, TEO CƠ
Vạt mỏng phơi khô các nguyên liệu sau:
1. Rễ ô môi: 1 chén 5. Ngũ chiều: 1 chén 9. Mắc cỡ: 1 chén
2. Chùm gởi: 1 chén 6. Cù đèn: 1 chén 10. Chùm gọng: 1 chén
3. Rễ nhàu: 1 chén 7. Ngãi xanh: 1 chén
4. Chân chim: 1 chén 8. Ngãi vàng: 1 chén
- Ngâm rượu vào hỗn hợp trên cho vừa ngập, đường phèn 50 gr, ngâm một tuần.
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/2 ly uống rượu.

 PHƯƠNG THỨC 4: THOA BÓP


- Lấy Hột gấc rang vàng, tán mịn luôn vỏ, ngâm rượu vừa ngập, để 5 ngày.
- Sau đó dùng làm thuốc xoa bóp hiệu quả.
 Bài này có thể xoa bóp các khớp.

| 73
CHƯƠNG XV
BỆNH SUY THẬN MẠN, VIÊM CẦU THẬN, YẾU THẬN
A. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận - tiết niệu mãn tính làm chức
năng thận suy giảm dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và
mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn
điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính. Nếu hai thận mất chức năng hoàn toàn đòi
hỏi phải điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.
Vì vậy suy thận mạn tính cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để cải thiện triệu chứng
của bệnh đồng thời kéo dài thời gian chuyển thành suy thận giai đoạn cuối, kéo dài tuổi
thọ cho người bệnh.
 Nguyên Nhân
- Các bệnh lý ở cầu thận: chiếm 40% bệnh lý gây suy thận mạn bao gồm: viêm cầu
thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống,....
- Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận
gây suy thận mạn tính.
- Bất kì trường hợp nào làm giảm lượng máu cung cấp cho thận, làm tắc nghẽn
nước tiểu sau khi rời khỏi thận hoặc làm tổn thương thận đều có thể là nguyên nhân gây
bệnh: tắc mạch động mạch thận, nhiễm trùng đường niệu, suy tim sung huyết…
 Triệu Chứng
Suy thận mạn tính thường không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng có thể gặp là:
 Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt. Mức độ thiếu máu tương
ứng với độ nặng của bệnh. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều làm bệnh
nhân mệt mỏi, ăn kém, giảm các hoạt động thường ngày.
 Tăng huyết áp: là triệu chứng hay gặp nhất. Tăng huyết áp lâu ngày, tăng huyết áp
không được kiểm soát có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động
mạch,..

74 |
B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: SUY THẬN MÃN


Đây là phương thuốc chữa lành bệnh thận và bệnh suy thận, đạt kết quả đến 96%.
Nếu áp dụng theo phương pháp chữa trị này thì không áp dụng song hành thêm một
phương pháp nào khác. Toa thuốc hồi phục chức năng của thận gồm có:
- Mộc thiên sâm: 5gr
- Cam thảo: 5gr
 Cách làm: Cho 5gr Mộc thiên sâm và 5gr Cam thảo với 400cc nước vào một cái
siêu sắc thuốc hay một cái nồi rồi nấu cho sôi. Sau khi nước sôi, vặn nhỏ lửa để trong
vòng 15 phút rồi tắt lửa. Ðể nguyên như vậy cho nguội. rồi lượt lấy nước thuốc, chia làm
ba phần bằng nhau. Mỗi ngày uống ba lần. Mỗi lần một phần ba.
 Xin lưu ý:
a) Cần làm đúng theo chỉ dẫn. Không nên tự ý gia giảm phân lượng.
b) Mộc thiên sâm có nhiều loại. Loại nhỏ và dài không công hiệu. Loại tròn và nhỏ rất
tốt.
c) Ðể bổ thận hầu gia tăng khả năng làm việc của nó, chúng ta nên uống thuốc này trong
thời gian từ một tới hai tháng là đủ. Không nên dùng lâu dài. Thận viêm mãn tính ở thời
kỳ sơ phát chỉ cần uống thuốc nhẹ khoảng một tháng.
d) Xác của Mộc thiên sâm và Cam thảo đã sắc lần thứ nhất, xin đừng bỏ. Ngày hôm sau
cho nồi nấu thêm với 400cc nước nữa để sắc lần thứ nhì, lấy nước uống.
e) 100gr Mộc thiên sâm và 100gr Cam thảo là tiêu chuẩn của một tiến trình trị liệu. Nếu
vật liệu được nấu làm hai lần, thì một tiến trình trị liệu là 40 ngày.
f) Sau khi kết thúc tiến trình trị liệu, bệnh nhân nên thử máu và thử nước tiểu thì thấy
thận đã trở lại trạng thái bình thường.
g) Sau khi áp dụng phương pháp thanh lọc thận rồi, mỗi ngày nên cho bệnh nhân uống
100cc canh dưỡng sinh vào buổi sáng và 100cc vào buổi chiều. Không nên uống thêm
nước gạo lứt rang.
h) Phần đông chúng ta đều nghĩ một cách đơn thuần là các bệnh nhân của bệnh thận và
huyết áp cao không nên ăn muối. Nhưng đây là một thành kiến sai lầm. Ăn bình thường
thì bữa cơm mới ngon miệng, rồi sau đó mới trục xuất chất muối ra ngoài. Thí dụ ăn một

| 75
trái xí muội có 5gr muối thì chỉ ăn vào 5gr rong biển là sẽ bài tiết hoàn toàn số lượng
muối có trong cơ thể.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ THẬN SUY, MẮT MỜ


1. Thục địa: 8 chỉ 7. Ngũ vị: 3 chỉ
2. Hoài sơn: 4 chỉ 8. Cúc hoa: 2 chỉ
3. Táo nhục: 4 chỉ 9. Tang phù tiêu: 2 chỉ
4. Phục linh: 3 chỉ 10. Long cốt: 2 chỉ
5. Trạch tả: 3 chỉ 11. Mẫu lệ: 2 chỉ
6. Đơn bì: 3 chỉ 12. Ích trí nhân: 2 chỉ
- Cho hỗn hợp trên hòa cùng mật ong hoặc nước đường, làm thuốc tễ to bằng
ngón tay cái, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 hoàn.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ THẬN SUY – THẬN MÃN


- Cỏ mực: bỏ bông bỏ rễ, chặt ba bốn đoạn, lấy một nắm lớn 100gr, phơi khô rồi
đem sao sơ.
- Đậu đen xanh lòng: 1 nắm rang thơm. Nấu 2 lít còn 1,5 lít; Để thêm ít đường
phèn, thay nước uống cả ngày.

76 |
CHƯƠNG XVI
GAI CỘT SỐNG - GAI GÓT - GAI KHỚP
A. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Bệnh gai cột sống (Spondylosis) thực chất là hiện tượng ‘lắng đọng’ canxi khiến
hình thành gai xương. Do cơ thể bù đắp lại những ở sụn khớp vì viêm xương khớp,
chấn thương dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống hoặc thoái hóa cột sống. Đây là một
trong những căn bệnh về thoái hóa cột sống, các phần xương sẽ mọc ra phía ngoài và hai
bên của cột sống.
Bệnh là quá trình tự tái tạo của cơ thể khi xương hoặc sụn khớp bị bào mòn. Khi
đó, cơ chế làm lành sẽ tự bù đắp, vô tình tạo ra gai cột sống khiến tác dụng của nó bị đảo
ngược, gây tổn thương tới các bộ phận khác.
Trong dân gian thường quan niệm đây là hiện tượng xương chồi ra ở cột sống.
Trên thực tế thì nó không gai góc mà phần xương nhô ra này khá nhẵn, trơn tru, có chiều
dài khoảng vài milimet.
 Triệu chứng
Vùng thường xuất hiện những cơn đau chính là những vùng có sự vận động nhiều
như cổ hay thắt lưng. Cơn đau sẽ xuất hiện mỗi khi bệnh vận động.
- Với những người bị gai đốt sống cổ thì những cơn đau sẽ lan xuống vai kèm theo
nhức đầu.
- Với người bị gai cột sống lưng thì cơn đau sẽ lan xuống dưới lưng và chân.

B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: GIA CỘT SỐNG - GAI GÓT - GAI KHỚP (Hay)
1. Bưởi nguyên vỏ: hai quả 4. Rượu: 2 lít
2. Chanh nguyên vỏ: 1kg 5. Đường phèn: 200 gram
3. Ngải cứu khô: 200g
- Buởi và Chanh: Tất cả bỏ hạt, thái mỏng, phơi khô vừa.
- Đem tất cả các nguyên liệu sao vàng, hạ thổ rồi ngâm với 2 lít rượu, 200g đường
phèn trong một tuần cho ngấm rồi đảo đều.
- Đậy và bảo quản kĩ từ 3 tuần đến 1 tháng là có thể lấy ra dùng được.
- Uống thuốc hàng ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ khoảng 5-10ml, sau bữa ăn.
| 77
Ghi chú: Thời gian đầu dùng thuốc, người bệnh sẽ đau đớn vì thuốc dẫn nhưng chỉ cần
cố gắng chịu đựng thì từ ngày thứ 7 trở đi sẽ thấy cảm giác nhẹ nhàng.

 PHƯƠNG THỨC 2: GAI CỘT SỐNG, GAI GỐI (Thuốc Đắp)


- Hạt đu đủ chín: giã nát, đắp nơi đốt bị gai.
- Mỗi ngày đắp một lần, thời gian 30-60 phút. Đắp lâu sẽ bị phồng.

 PHƯƠNG THỨC 3: GAI CỘT SỐNG, GAI GỐI, ĐĨA ĐỆM (Thuốc Đắp)
1. Xương rồng: 30 cm, bỏ gai, chặt nhỏ, giã nát
2. Muối cục: 2 muỗng canh
3. Phèn chua: 1 muỗng canh
4. Cám gạo: 1 lon sữa bò
5. Lá chuối hột (hoặc chuối xiêm)
6. Lá nhàu
- Tất cả giã nát trộn với nhau, rồi trộn Giấm thanh vào cho sền sệt, bắt lên chảo xào
cho nóng.
- Lấy lá Chuối hột hoặc Chuối xiêm để dưới, trải thuốc lên trên và Lá nhàu bên
trên cùng, cho người bệnh nằm lên thuốc đắp. Trong lúc nằm, cho lửa thang nóng bên
dưới, hong phần thuốc đắp ngày lưng bệnh nhân để thuốc rút vào bên trong cơ thể là tốt
nhất. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần, độ 30 - 60 phút. Gai sẽ tan và đĩa đệm co lại.
 Phương hay, rất công hiệu, nhiều người đã trị khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 4: GAI CỘT SỐNG, GAI GỐI, ĐĨA ĐỆM (Thuốc sắc)
- Cây Nổ Gai: chặt từng khúc phơi khô.
- Ngày 1 nắm lớn, sắc uống thay nước, hoặc 3 chén còn một chén uống hàng ngày.

 PHƯƠNG THỨC 5: GAI CỘT SỐNG, GAI GỐI


1. Nhàu Hà Nàm (Nhàu non bằng ngón cái chân): 1/2 kg
2. Mật ong nguyên chất: ½ lít
- Lấy nhàu rửa sạch, xắt mỏng, phơi dốt một nắng, rồi đem ngâm chung độ 4-5
ngày.
- Mỗi ngày, uống sáng một chum nhỏ chiều một chum nhỏ, xác ăn từ từ như ăn
mứt.
78 |
 PHƯƠNG THỨC 5: GAI CỘT SỐNG, GAI GỐI, THOÁI HÓA, VÔI HÓA
XƯƠNG KHỚP
1. Chuối tây xanh già (Chuối tây Thái là chuối xiêm, chuối tây trong siêu thị là giống
chuối già)
2. Hạt tiêu sọ khô
- Nam: Lấy 7 trái chuối tây xanh – Lấy đầu đũa đục lỗ trên mỗi quả chuối 7 lỗ,
mỗi lỗ sâu 1 cm, cho vào mỗi lỗ 1 hạt tiêu sọ. (7 quả chuối tây xanh là 49 hạt tiêu sọ).
Nướng cháy vỏ 7 quả chuối.
Cho vào ấm (nồi), đổ 1,5 lít nước sắc còn 1 lít. Sắc 3 lần được 3 lít nước. Trộn lẫn vào
nhau rồi chia làm 3 phần dùng trong 3 ngày. Để bình thủy nước nóng.
- Nữ: Lấy 9 quả chuối tây xanh – Lấy đầu đũa đục lỗ trên mỗi quả chuối 9 lỗ, mỗi
lỗ sâu 1 cm, cho vào mỗi lỗ 1 hạt tiêu sọ. (9 quả chuối xanh là 81 hạt tiêu sọ). Nướng
cháy vỏ 9 quả chuối. Cách sắc và cách dùng như trên.

 PHƯƠNG THỨC 6: GAI CỘT SỐNG


1. Mắc cỡ: 300g
2. Dây Đậu Ma: 200 gram
- Nấu 1 lít nước thay nước uống hàng ngày.
- Dùng khoảng 2 tháng là hết.

 PHƯƠNG THỨC 7: GAI CỘT SỐNG (Rất công hiệu)


1. Trứng gà: 1 quả
2. Trái khế chua: 1 trái
- Gạn trứng gà lấy lấy tròng đỏ hột gà, vạt trái khế chua vô tròng đỏ, khuấy cho đều.
- Uống chừng 7 lần như vậy thì 7 ngày sau, gai sẽ tiêu.

| 79
CHƯƠNG XVII
BỆNH GÚT (GOUT)
A. NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
Gút là căn bệnh xảy ra khi nồng độ axit uric trong huyết tương tăng lên quá
cao. Nguyên nhân gây gút là do chế độ ăn uống nhiều chất béo, lười vận động hoặc thừa
cân, béo phì.
Ngón chân cái sưng to, đỏ, đau đớn, đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn có nguy
cơ mắc phải gút. Giúp bạn thảy lượng axit uric dư thừa trong máu ra khỏi cơ thể.
Nguyên liệu tự nhiên, rẻ tiền ai cũng có thể thực hiện được.
B. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ GÚT


1. Chanh lớn: 1 lát 3. Dưa leo (dưa chuột): 1 trái cỡ vừa
2. Gừng tươi: 3cm 4. Cần tây: 1 nhánh
- Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu.
- Dưa leo, Cần tây: cắt lát; Chanh: vắt lấy nước cốt; Gừng: băm nhuyễn.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
- Uống ngay hỗn hợp vừa thu được. Mỗi ngày uống 2 lần sáng chiều.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ GÚT (Thuốc hay)


1. Hạ khô thảo: 30 gram 2. Đỗ phục linh: 10 gram
- Cho hỗn hợp vào siêu sắc 3 chén còn lại 7 phân, để trong bình giữ nhiệt cho ấm.
Chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần uống 1/3 thuốc nước đã sắc.
- Uống 10 ngày nghỉ 5 ngày, uống tiếp 10 ngày nghỉ 5 ngày. Hai ba lần như vậy sẽ
khỏi.
Ghi chú: Trong những ngày uống thuốc, phải uống cho đủ 2 lít nước mỗi ngày để tống
độc tố ra ngoài.

80 |
CHƯƠNG XVIII
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH KHÁC

 PHƯƠNG THỨC 1: TRỊ TRÚNG GIÓ, BỊ NÔN MỬA, ĐI NGOÀI, VỌP BẺ


1. Quế khâu: xắt nhỏ 1 nhúm
2. Gừng nướng: 1 củ bằng tay cái xắt mỏng
3. Củ cỏ cú: 1 nhúm
4. Hoắc hương: 2 nhúm
5. Vỏ quýt: xắt nhỏ 1 nhúm.
6. Đường cát: 1 muỗng canh lớn
- Cho hỗn hợp trên đổ chung vô tô, thêm vào nửa xị rượu trắng (khoảng 125ml).
- Đem chưng cách thủy, chế ra cho ấm, cứ 30 phút cho uống 1 lần, mỗi lần 1
muỗng canh, sẽ bớt ngay.
- Nếu còn thì tiếp cử đêm, cách 2 giờ uống 1 lần, không nên uống nhiều.

 PHƯƠNG THỨC 2: TRỊ CHỨNG NẤC CỤT


1. Rễ cau vàng 3. Rễ dừa lửa
2. Rễ cau đỏ 4. Rễ lựu bạch
- Nguyên liệu trên mỗi loại bằng nhau, đem sao khử thổ.
- Sắc 1 chén rưỡi còn lại nửa chén. Chừng uống cho chút đường cát trắng vô, uống
nội trong ngày sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 3: TRỊ CHỨNG NẤC CỤT


- Uống nước nắm nhĩ để từ 3 năm trở lên.
- Mỗi lần 2 muỗng cà phê nước nắm pha nước ấm, ngày 3 lần sẽ khỏi ngay. (Nếu
không có nước nắm 3 năm thì dùng tạm nước tương thực dưỡng 3 năm.)

 PHƯƠNG THỨC 4: TRỊ CHỨNG NẤC CỤT MẮC NGHẸN


Rau muống: loại bò trên bờ
- Nam: 7 đọt; Nữ: 9 đọt.
- Lấy rau rửa sạch, đâm nhuyễn vắt nước, để hai muỗng cà phê mật ong vào uống
ngày 2 lần.

| 81
 PHƯƠNG THỨC 5: TRỊ CHỨNG NẤC CỤT - ĐAU YẾT HẦU
- Cách 1: Lá cúc vàng: hái đâm nhuyễn, đổ vô chút mật ong, ngậm.
Hoặc
- Cách 2: Lá khổ qua: đâm với mật ong, 1 cục phèn phi đâm chừng nửa muỗng
cà phê, trộn với nhau ngậm chắp chắp, nuốt từ từ.

 PHƯƠNG THỨC 6: VIÊM XOANG (NƯỚC VÀNG HÔI TANH)


- Dây mướp (từ gốc lên 4 tấc): đốt thành than, tán bột, cho vào lọ sạch bảo quản.
- Mỗi ngày, thổi vô lỗ mũi vài lần, làm trong 5-7 ngày sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 7: TRỊ VIÊM MŨI ĐẠI TÀI


- Hột nhãn: gọt bỏ vỏ đen, xắt mỏng, phơi khô, sao, tán nhuyễn, nhỏ vào mũi hoặc
hít. Mỗi ngày thực hiện hai lần.

 PHƯƠNG THỨC 8: TRỊ VIÊM MŨI


- Lá hay bông Cà dược: hái phơi khô, xắt mỏng, phơi khô, quấn thành điếu thuốc
hút, hít khói vô. Thực hiện nhiều lần sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 9: THUỐC NHỎ MŨI


- Tỏi sống: đâm cho nhuyễn, pha với nước mưa, lược cho kỹ.
- Ngày nhỏ vài lần, mũi sẽ thông.

 PHƯƠNG THỨC 10: TRỊ CON NÍT BỊ ĐẸN (CÓ HỘT TRẮNG TRONG LƯỠI)
- Vỏ con hào: đem phi, tán nhỏ, hòa với dầu dừa, rơ miệng vài lần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 11: TRỊ BỊ PHỒNG DA


- Chặt trái dừa xiêm, đổ nước ra tô, nhúng bông gòn vô nước dừa rồi đắp trên vết
phồng. Làm liên tục sẽ tránh được phồng da và mau lành.

 PHƯƠNG THỨC 12: TRỊ BỊ PHỒNG DA (Do mang dép chật hoặc cọ xát)
- Cắt mỏng trái cà chua, băng chặt vào vết phồng, vài giờ sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 13: TRỊ LƯỠI ĐEN


- Hột me: mài với nước, lấy chất chát rơ vài lần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 14: TRỊ CÚP LƯNG, CỤP XƯƠNG SỐNG DO KHIÊNG
VÁC NẶNG

82 |
- Cây chuối hột: chặt lấy khúc gốc, bỏ lá, chẻ làm đôi, đem nướng cho nóng, để lót
khăn lên nằm cho ấm, mỗi ngày làm đôi ba lần sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 15: TRỊ BỊ ĐẢ THƯƠNG, Ứ MÁU BẦM DO TÉ


- Lấy dái mít, nướng thành than, tán nhuyễn, đổ nước sôi vào uống sẽ giúp tan dần
máu bầm.

 PHƯƠNG THỨC 16: TRỊ NỨT CHÂN


- Nấu nước Cỏ xước, uống thường xuyên sẽ hết.
- Hoặc thoa thuốc tây Vaseline, ngày thoa hai lần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 17: TRỊ BỆNH GIỜI ĂN CÙNG MÌNH


- Lá mướp tươi: đâm nhuyễn, bỏ thêm chút muối, xức vài lần sẽ hết.

 PHƯƠNG THỨC 18: TRỊ BỆNH GIỜI ĂN CÙNG MÌNH (Hay)


1. Lô hội: 5 chỉ 2. Long não: 2 phân 3. Nước cơm: nấu sôi
- Pha lô hội và long não vào nước cơm sôi từ từ cho sền sệt, lấy bông gòn xức 2
giờ một lần.

 PHƯƠNG THỨC 19: THUỐC PHẾT TRỊ PHỎNG LỬA


- Dầu dừa, nấu cho thật sôi, bỏ tóc rối vô nấu chung. Lấy lông gà hay bông gòn
chấm vô dầu phết cho đều nơi phỏng, 24 giờ sau tự nó sẽ lành và làm mài.

 PHƯƠNG THỨC 20: THUỐC UỐNG TRỊ RẮN CẮN


- Nửa hột Mã tiền sống, mài với nước vo gạo, cạy miệng đổ vô, chừng 15 phút sẽ
tỉnh lại.
Lưu ý: Trước đó, cần cột Garô, lấy ống giác hút máu ở vết cắn.

 PHƯƠNG THỨC 21: THUỐC ĐẮP TRỊ RẮN CẮN


- Đào lấy rễ Đu đủ, đâm với Muối, đắp chỗ rắn cắn, nọc sẽ ra hết.
Lưu ý: Trước đó, cần cột Garô và hút máu ở vết cắn.

 PHƯƠNG THỨC 22: TRỊ PHỎNG CÙNG MÌNH (THUỐC PHẾT)


- Vỏ cây sung: vạt mài với Giấm, phết vài lần sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 23: TRỊ RA MỒ HÔI, LẠNH 2 CHÂN VÀ RÁO MỒ HÔI


- Muối hột: chừng vài muỗng canh, đem rang cho nổ lên khói.
- Lấy 1 muỗng nhai từ từ và uống nước nấu chín.
| 83
- Khi đi tiểu, chất độc sẽ được thải ra bên ngoài, chân sẽ ấm lại.

 PHƯƠNG THỨC 24: TRỊ MẮC XƯƠNG NHỎ


- Lá rau dừa cạn (trắng hoặc tím): đâm nhuyễn, để thêm chút muối, cho vô
miệng ngậm và nuốt từ từ, xương sẽ tan dần.

 PHƯƠNG THỨC 25: TRỊ KINH PHONG GIẬT


Trẻ em thường bị chứng kinh phong bất ngờ, thật là khó khăn, phương thuốc cứu cấp
này có thể chữa trị khỏi.
1. Củ thiềng liềng, lùi xắt nhỏ: 3 chỉ 5. Rau húng cây: 1 nắm
2. Củ sả, lùi xắt nhỏ: 10 chỉ 6. Trà tàu (Trà uống): 1 nắm
3. Thuốc cứu: 15 lá 7. Muối hột rang: 1 muỗng cà phê
4. Vỏ quýt (trần bì), sao vàng: 1 vỏ
- Các thứ để chung, đổ 3 chén nước lạnh, sắc còn 1 chén để nguội, cho uống từ từ 5
phút 1 lần, chứng kinh phong sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 26: CÁCH TRỊ MỤN CÓC BẰNG GIẤM TÁO
- Vệ sinh khu vực mụn cóc, mụn thịt và vùng da xung quanh bằng nước sạch hay
dung dịch xà phòng pha loãng.
- Để cách trị mụn cóc này được hiệu quả, trước tiên ta cần làm ẩm mụn cóc bằng
một miếng bông gòn thấm nước và cố định lên khu vực mụn cóc 15 phút. Sau thời gian
này ta lau khô.
- Tiếp tục lấy một miếng bông gòn và nhúng sơ với giấm táo, dùng băng cá nhân
hoặc băng gạc cố định miếng bông gòn, ta cũng để cố định trong 15 phút.
- Rửa lại với nước sạch. Hoàn thành quá trình điều trị.

- Trong giấm táo có một lượng nhỏ axit, vì vậy, ta hoàn toàn không nên sử dụng
giấm táo để trị mụn cóc, mụn thịt ở khu vực mí mắt.
- Nên áp dụng cách trị mụn cóc bằng giấm táo 3 lần/ngày, làm liên tục và đều đặn
trong vòng 7 ngày, mụn cóc sẽ dần chuyển màu, khô và tự động rụng.
- Nên nhớ rằng cách trị mụn cóc bằng giấm táo này có thể gây những tổn thương
nhỏ trên da, đừng quá hoảng hốt, chỉ cần sử dụng một ít dung dịch nha đam bôi lên trực
tiếp lên vùng da bị tổn thương là có thể giải quyết được vấn đề.

84 |
 PHƯƠNG THỨC 27: TRỊ XÂY XẨM CHÓNG MẶT, ĐI ĐỨNG KHÔNG VỮNG
- Giá sống: luộc vừa chín, cho người bệnh ăn với cơm, ăn hằng ngày sẽ khỏi.

 PHƯƠNG THỨC 28: THUỐC TRỊ SUY DINH DƯỠNG


- Phương thuốc dành cho người ốm yếu xanh xao, mất máu.
- Lấy 1 kg đậu đen xanh lòng, rửa sạch, bỏ sâu mọt, đem chưng cách thủy cho
chín rồi đem phơi khô, sao tồn tính (vàng khét), tán thành bột, uống 3 lần, mỗi lần hai
muỗng cà phê, trong vòng 10 ngày.

 PHƯƠNG THỨC 29: THUỐC UỐNG CHO THÔNG KINH MẠCH, MÁU BẦM
1. Vỏ mãng cầu ta – 100 gram
2. Bìm bìm (hắc sửu) – 50 gram
- Đem hỗn hợp sao tồn tính (vàng khét), sắc 3 chén còn 1 chén, uống vài thang sẽ
trở lại bình thường.

 PHƯƠNG THỨC 30: THUỐC HOÀN NHUẬN TRƯỜNG VÀ XỔ BÓN


(Nam & Bắc)
1. Lá và đọt Muồng trâu: 1 cân
2. Đương quy: 5 chỉ
3. Xuyên đại hoàng: 5 chỉ
4. Hắc sửu (hột bìm bìm): 5 chỉ
5. Tả diệp: 5 chỉ
6. Chỉ xác: 5 chỉ
7. Hượt thạch: 3 chỉ (tán nhỏ gói riêng để vào)
- Đương quy, Tả diệp, Đại hoàng, Chỉ xác, Hắc sửu: phơi khô tán nhỏ.
- Lá và rễ Muồng: nấu nước cho keo, lượt bỏ xác, cho lô hội vào khuấy cho tan hết.
- Trộn thuốc bột quết nhuyễn, vò hoàn bằng hột bắp, ngoài áo Hượt thạch phơi khô.
Liều dùng: Người lớn 30 – 40 hoàn, trẻ em 1 – 2 tuổi: uống 2 hoàn với nước nóng.
Công dụng: Trị nóng và táo bón ở người lớn, trẻ em, 2 – 3 ngày mới đi tiêu
(Uống ít nhuận trường, nếu nhiều xổ).

| 85
 PHƯƠNG THỨC 31: TRỊ NHỨC ĐẦU, ĐAU THẦN KINH, RÊN LA
Đau đầu, đau thần kinh cả tháng, đi bệnh viện nằm không hết. Ai áp dụng phương
thuốc này sẽ lành bệnh.
 THUỐC XÔNG:
1. Cây lá môn ngứa: 1 hay 2 cây
2. Muối hột: 1 nắm
3. Gạo lứt: 1 nắm
- Ba vị này để vô nồi nấu, bịt miệng lại, bắt xuống, đem trùm mền, xông trong 1
tuần sẽ hết chứng này.
- Xông rồi, chặt cây chuối tiêu, chẻ làm hai, để long não vô hai bên hông chuối,
bắt lên bếp hơ cho nóng ấm ấm để rút hơi long não vô chuối, băng 2 bên đầu, chừng 5-7
lần sẽ hết luôn.
 Kết hợp điều trị:
- Bổ sung các chất sinh tố vi lượng và các chất cần cho cơ thể.
- Đồng thời kết hợp tập khí công, xoa bóp bấm huyệt các động tác diện chẩn.
- Thực tập thiền quán, thiện định, tọa thiền, ăn uống, thể dục thể thao.

 PHƯƠNG THỨC 32: DẦU DỪA SÚC MIỆNG - TẨY TRÙNG HIỆU QUẢ
KHÔNG SÂU RĂNG VÀ VIÊM LỢI HAY NƯỚU
- “Súc miệng bằng dầu dừa” chính là làm sạch miệng bằng dầu dừa pha nước.
- Giống như bạn sử dụng một loại nước súc miệng, Dầu “tác động” bằng cách
chuyển động tới lui trong miệng và chạy qua các kẽ răng trong khoảng 10-15 phút. Khi
sử dụng lần đầu tiên, có lẽ bạn chỉ muốn thử nó trong khoảng năm phút. Quá trình này
cho phép dầu “lấy đi” các vi khuẩn gây sâu răng và các mảng bám khác từ miệng của
bạn. Khi dầu trở nên loãng và chuyển sang màu trắng sữa, bạn sẽ biết đó là lúc cần phải
nhổ ra.

 PHƯƠNG THỨC 33: TRỊ PHỎNG NƯỚC SÔI


- Người bị phỏng nước sôi, mặc dầu rất đau rát nhưng cần để tay dưới vòi nước
lạnh. Sau đó, đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút, rồi ngâm tay vào
đó hoặc thoa lên chỗ bỏng.

86 |
- Lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, tiếp tục bôi hết lớp này đến
lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến khi không còn cảm thất
đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít.
- Cách này không chỉ chữa bỏng hiệu quả còn không để lại những vết thâm và sẹo
trên da.
Chú ý: Cần lưu ý không được bôi lòng trắng trứng lên chỗ phỏng nếu như chưa làm
sạch vết thương phỏng, vì nếu không có thể làm nhiễm trùng vết phỏng.

 PHƯƠNG THỨC 34: ĐIỀU TRỊ CẢM LẠNH


100 gừng: giã dập
- Túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng. Nhúng vào một chén rượu mạnh (rượu
đế, volka vv...). Rồi vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai,
cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống
cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân; Phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống
cho tới lòng bàn chân và các ngón chân. Làm vài lần thì khỏi.
- Đồng thời, đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất (pure silver coin) sẽ
hiệu nghiệm.

 PHƯƠNG THỨC 35: PHƯƠNG PHÁP UỐNG NƯỚC LỌC CHỮA BỆNH
CỦA NGƯỜI NHẬT
Lưu ý: Quý vị nên thận trọng và không nên áp dụng phương pháp uống nước lọc này
nếu quý vị ở trong những trường hợp và bệnh sau đây:
- Bị mổ tim: Sau khi mổ tim, thường các bệnh nhân đều phải kiêng muối và nước. (tính
luôn nước từ cả thức ăn và các chất lỏng khác), riêng nước thì hạn chế chỉ được 800 ml
đến 1.200 ml (khoảng hai chai nuớc suối nhỏ).
- Bị thấp áp huyết: Quý vị nên quan sát và kiểm tra áp huyết của mình.
- Bị xuống đường, bị suy kiệt dinh dưỡng: Khi uống nhiều lượng nước, lượng đường
của bạn sẽ xuống thấp thêm, máu sẽ loãng thêm.
- Nếu bạn bị các chứng bệnh phải kiêng nước, bạn nên thận trọng.

| 87
 PHƯƠNG PHÁP UỐNG NƯỚC LỌC VỚI BỤNG ĐÓI

Phương pháp thông dụng tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức
dậy vào mỗi buổi sáng. Hơn nữa, những thử nghiệm khoa học đã chứng minh giá trị
công dụng của phương pháp này.

Phương pháp uống nước này có thể trị hết các bệnh:
* Headache: Bệnh nhức đầu
* Body ache: Bệnh nhức mỏi, đau mình
* Heart system: Hệ tim mạch
* Arthritis: Phong thấp
* Fast heart beat: Nhịp tim đập nhanh
* Epilepsy: Bệnh kinh phong
* Excess: Dư thải
* Fatness: Bệnh mập, thừa mỡ
* Bronchitis: Sưng cuống phổi
* Asthma: Bệnh suyễn
* TB: Lao phổi
* Meningitis: Sưng màng óc
* Kidney and Urine diseases: Bệnh về thận và đường tiểu
* Vomiting gastritis: Bệnh ói mửa về bao tử
* Diarrhea: Bệnh tiêu chảy
* Piles: Bệnh về túi mật
* Diabetes: Bệnh tiểu đường
* Constipation: Táo bón
* All eye diseases: Các bệnh về mắt
* Womb cancer: Ung thư tử cung
* Menstrual disorders: Phụ nữ kinh kỳ rối loạn
* Ear, nose, throat diseases: Bệnh tai, mũi, họng

 Phương pháp uống nước lọc chữa bệnh được thực hiện như sau:
1. Khi vừa thức dậy vào buổi sáng trước khi đánh răng, uống bốn ly nước lọc mỗi ly
160ml (tổng cộng 640ml, nhiều vị kinh nghiệm khuyên nên uống nước ấm).

88 |
2. Đánh răng xong, không ăn hoặc uống trong vòng 45 phút.
3. Sau 45 phút, bạn có thể ăn uống bình thường.
4. Sau khi ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, có thể ăn tráng miệng và các món khác trong
vòng 15 phút. Sau đó, trong vòng 2 tiếng không nên ăn uống gì thêm cả.
5. Các vị lớn tuổi hoặc đang mang bệnh không thể uống nổi bốn ly lúc ban đầu, có
thể uyển chuyển uống tăng từ từ đến khi được 4 ly mỗi ngày.
6. Phương pháp chữa trị trên sẽ chữa lành các bệnh tật và quý vị có thể vui sống
khỏe mạnh.
Thống kê dưới đây cho biết số ngày cần có để có thể chữa trị các chứng bệnh như sau:
1. Cao áp huyết: 30 ngày 4. Táo bón: 10 ngày
2. Dạ dày: 10 ngày 5. Ung thư: 180 ngày
3. Tiểu đường: 30 ngày 6. Lao phổi: 90 ngày
Bệnh nhân phong thấp nên theo phương pháp chữa trị trên trong vòng 3 ngày trong
tuần lễ đầu tiên và sau đó có thể uống mỗi ngày.
Phương pháp uống nước lọc chữa bệnh này không bị các phản ứng phụ, tuy nhiên
trong buổi khởi sự, bạn có thể sẽ phải đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.

 PHƯƠNG THỨC 36: TRỊ DỜI LEO (ZONA) - QUAI BỊ - MỤN NƯỚC
QUANH MIỆNG
1. Vôi ăn trầu (loại các bà cụ ăn với trầu)
2. Mật ong nguyên chất
- Chuẩn bị mỗi loại một muỗng canh, trộn đều vào nhau tuỳ thuộc vào diện tích
thoa mà ta cho lượng nhiều ít thích hợp. Ta nên trộn trên lòng bàn tay vì trộn trong chén
thì hỗn hợp sẽ dính vào chén hết. Khi trộn ở lòng bàn tay ta sẽ thấy hỗn hợp ấm lên thấy
rõ. Xong, ta chỉ việc thoa vào vùng bị nổi mụn nước dời leo, nếu bị quai bị thoa hai bên
quai hàm.
- Cách này cũng hiệu quả khi bị nổi mụn nước ở hai bên mép miệng thoa lên mụn
nước. Chỉ thoa ngoài da đến khi khô, chừng 15 phút là được.
- Rửa lại bằng nước lạnh. Phương này cực kỳ hiệu quả, ngay từ lần đầu tiên.
- Xức một lần, nếu hôm sau còn xức một lần nữa.
-

| 89
 PHƯƠNG THỨC 37: CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH ĐỜM LÊN MIỆNG NGUY HIỂM
- Rút đọt cau non, đâm cho nát, để chút phèn, rơ miệng cho đờm vọt ra thì sẽ hết.
Nếu gặp trường hợp như vậy nên áp dụng ngay.

 PHƯƠNG THỨC 38: BỆNH THỦY ĐẬU (TRÁI RẠ)


Lấy lá kinh giới, lá tre hoặc lá sầu đâu: nấu nước tắm hàng ngày sẽ giúp bạn khỏi
bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu thường gây ra do virus, thời gian ủ bệnh từ 11 đến 18 ngày, người
bệnh có những triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, 24 giờ sau thì bắt đầu nổi mụn,
ban ngứa có màu đỏ. Những nốt mụn này sẽ lan rộng ra từ thân người tới tứ chi, da đầu
và mặt. Còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mức độ nhiễm khuẩn, số lượng
mụn mọc lên ít hoặc nhiều.
- Kinh giới: Sử dụng khoảng 100g kinh giới đem rửa thật sạch, sau đó đun cùng
với 3 lít nước trong thời gian 30 phút, tiếp đến bạn pha thêm với nước sạch để cho nước
ấm. Sử dụng khăn mềm lau người hoặc tắm nếu như thủy đậu đã bay hết.
- Lá tre: Đây là loại lá có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
khi bị bệnh thủy đậu. Lấy 1 nắm lá tre, nhưng chú ý lựa chọn loại lá sạch, đảm bảo an
toàn. Đem rửa lá thật sạch sẽ, sau đó cho vào nồi đun với khoảng 3 lít nước cho tới khi
sôi. Pha nước này cùng với nước sạch để tắm và lau người sẽ giúp cho triệu chứng bệnh
thuyên giảm nhanh chóng.
- Lá sầu đâu: Sử dụng lá sầu đâu khoảng 300g, rửa sạch rồi đun với nước trong
vòng 30 phút. Pha nước này với nước lạnh để cho ấm rồi tắm. Đây là loại lá tắm có tác
dụng hiệu quả trong việc giảm ngứa, đồng thời giúp những tổn thương ở da được hồi
phục nhanh chóng hơn.

Bên cạnh việc chữa bệnh thủy đậu bằng cách tắm lá gì? Bạn cũng cần chú ý một số
những điều sau đây:
- Thủy đậu là bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp
thời. Bệnh sẽ lây lan nhanh nếu tiếp xúc với chất nhầy từ người bệnh thông qua quần áo,
da hoặc tiếp xúc với nước bọt bằng đường không khí mỗi khi giao tiếp.

90 |
- Khi thấy mình có triệu chứng của bệnh thủy đậu, cần phải cách ly cho tới khi nào
nốt thủy đậu đã đóng vẩy.
- Trong quá trình bị bệnh cần chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể để làm sạch da,
dịu nhanh vết ngứa nhằm tránh bội nhiễm.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ
thể.
- Cần kiêng gió, kiêng nước và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

 PHƯƠNG THỨC 39: TRỊ DỜI LEO (ZONA)


Dời lửa gây nóng rát, hoặc dời vắt khăn tràn lan, châm chích, khó ngủ.
1. Lô hội: 5 chỉ 2. Long não: 2 phân
- Hai thứ cho nước cơm sôi vào từ từ trộn đều sền sệt, lấy bông gòn hoặc lông gà
thoa lên vết thương, 2 giờ thoa một lần. Phương này rất hiệu nghiệm.

 PHƯƠNG THỨC 40: TẮM ĐÚNG CÁCH PHÒNG BỆNH


Tắm đúng cách là trước khi tắm phải khóa huyệt - đạo lại không cho các huyệt - đạo
bị “ngấm nước”!
Kế tiếp là phải ‘tập’ cho cơ thể “làm quen” với nhiệt-độ nước mà ta sắp tắm! Giữ
sức khỏe và phòng bệnh tật, chống cảm mạo hoặc trúng nước, nhất là tắm vào buổi đêm.
Xin làm theo đúng trình-tự sau đây:
1. Ngậm một ngụm nước (nước mà ta sắp dùng để tắm vào người): dùng lưỡi đảo
nước trong miệng vì dưới lưỡi có 2 huyệt - đạo rất quan trọng cho cơ thể.
2. Hít đầy hơi và nín thở, vậy là ta đang “vận công” đó!
3. Xối nước từ rốn (rún) xuống chân, trước và sau cho ướt thật đều.
4. Lấy tay vốc nước đập đập vào dưới cần cổ (nơi cổ tiếp-giáp với ngực), chúng ta
thực hiện 2-3 vốc nước như vậy.
5. Lại vốc nước đập như vậy nhưng lần này là ngay sau ót (nơi cổ tiếp giáp với
lưng) 2-3 lần.
6. Dội nước từ cổ trở xuống (nhớ là chỉ từ cổ xuống chừa đầu lại) cho ướt đẫm, cả
trước lẫn sau lưng thật đều.
7. Dội nước lên đầu cho ướt rồi nhổ bỏ ngụm nước trong miệng.

| 91
Tất cả 7 động tác này chỉ mất chưa đầy 20 giây nhưng nếu trong lúc đang làm mà
cảm thấy ngộp thở, ta có thể tạm ngưng “vận công”, hít thở vài hơi dài rồi lại tiếp tục nín
hơi, làm tiếp các động tác còn lại.
Xong thì tắm bình thường, lâu ngày rất tốt cho sức khỏe.

 PHƯƠNG THỨC 41: UỐNG NƯỚC PHÒNG BỆNH ĐÚNG CÁCH


1. CÁCH UỐNG NƯỚC
Khi cần uống hết 1 ly nước, chúng ta không nên đứng mà nên ngồi, và nên uống từng
ngụm nhỏ. Như thế lượng nước uống vào sẽ được đưa đi khắp các cơ quan trong cơ thể.
Nếu ta đứng, nước sẽ trôi tuột xuống ngay phần dưới cơ thể và nhanh chóng bị thải ra
ngoài. Điều này không giúp ích gì nhiều cho sức khỏe chúng ta.
2. UỐNG NƯỚC & TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi
bạn nằm, nước được phân bố đồng đều khắp cơ thể khiến cho thận thải nước dễ dàng
hơn, do đó độc tố cũng được dễ dàng loại bỏ hơn.
 Quan Trọng ghi nhớ thực hiện: (1 ly nước 200ml)
- Uống 2 ly nước sau khi thức dậy: giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng.
- Uống 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút: giúp tiêu hóa.
- Uống 1 ly nước trước khi tắm: giúp giảm huyết áp.
- Uống 1 ly nước trước khi đi ngủ: phòng ngừa bệnh đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch
máu não.

Nên uống nước nguội hoặc hơi âm ấm, tránh uống nước lạnh hoặc nước nóng. Và
nên áp dụng cách uống nước như ở bài trên. Do đó các chuyên gia y học khuyên chúng
ta nên uống nước buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ giúp cho máu loãng ra vào buổi sáng
hôm sau, có lợi cho sự tuần hoàn của máu, và giúp phòng chống bệnh đột quỵ vào lúc
sáng sớm. Thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng hữu ích nhất định đối với
việc phòng chống đột quỵ.

92 |
 PHƯƠNG THỨC 42: TRỊ VIÊM XOANG MŨI HIỆU QUẢ TỨC THÌ
- Lấy chừng 20 – 25 hạt Gấc đem nướng sém đen phần vỏ, phần hạt gấc chín mềm.
Sau đó đem giã nhỏ bằng cối, lấy cả phần vỏ đã cháy sém không bỏ đi.
- Ngâm với rượu ngon (rượu gạo nếp cao độ), không cần tỉ lệ, ngâm không quá
loãng, để nước đặc đặc thì tốt và hiệu quả hơn. Sau một ngày là có thể đem ra dùng để trị
bệnh viêm xoang.
- Dùng tăm bông gòn chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2
phút cho thuốc ngấm thì mũi xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh,
chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm đến 95%.
- Ngày làm 5-10 lần, cứ rảnh là bôi, rảnh là bôi lên. Đêm thì dùng miếng bông thật
to đắp lên mũi để ngủ qua đêm.
- Nếu dùng tăm bông thấm trực tiếp trong mũi thì hiệu quả hơn là bôi từ ngoài.
Nhưng rất xót nên cần làm dần dần để da thích ứng dần, tăng lên độ chịu đựng của cơ
thể. Nên chúng ta chấm mỗi lần một ít. Còn ai không chịu xót được thì nên đắp ngoài
sóng mũi.

 PHƯƠNG THỨC 43: TRỊ DỜI LEO


1. Mồng tơi: 1 nắm
2. Rượu trắng: 1 muỗng canh
3. Muối: một muỗng cà phê lưng
- Đâm Mồng tơi lấy nước, rồi dùng nước mồng tơi trộn đều với muối và rượu dùng
xức. Mỗi lần xức cách nhau 2 giờ đồng hồ.

 PHƯƠNG THỨC 44: SAY SÓNG


Gạo: 1 nắm
- Nhai gạo từ từ, nhai trước khi đi tàu xe, đang đi nhai từng hạt, dần dần sẽ hết
chứng say sóng.

 PHƯƠNG THỨC 45: NGỨA MỀ ĐAY, CÁC LOẠI NGỨA


1. Bạch quả
2. Đường phèn
- Lấy bạch quả đem chưng với đường phèn. Mỗi ngày ăn ngày 10 trái, uống kèm nước.

| 93
 PHƯƠNG THỨC 46: ĐÁI DẦM
1. Ngò gai: 20g 3. Rau ngổ: 20g
2. Mần trầu: 20g 4. Cỏ sữa: 10g
Xắt nhỏ phơi khô sắc 3 chén còn một chén. Uống sau ăn. Dùng 1 tuần.

 PHƯƠNG THỨC 47: LOÉT LỠ LƯỠI


- Ngò gai: 15g
- Húng cây: 10g
- Rửa sạch, nhai từ từ rồi nuốt cả xác, dần dần sẽ chóng lành.

 PHƯƠNG THỨC 48: TIÊU CHẢY CẤP


Chuẩn bị: Đọt cây Trứng cá
- Nam: 7 đọt cây Trứng cá; Nữ: 9 đọt cây Trứng cá.
- Đâm lấy nước uống. Vài lần sẽ cầm.

 PHƯƠNG THỨC 49: ABIDAL HỐC MỦ


1. Hạt Khổ qua: 20 hạt, lấy phần thịt, bỏ vỏ.
2. Nước gạo: vo gạo lấy nước để lắng lấy bột trắng phía dưới.
- Lấy 20 hạt Khổ qua sau khi tách vỏ với 6-10 hạt muối cục đâm nhuyễn trộn 1,5
muỗng canh nước bột gạo trắng.
- Ngậm chắp chắp, nuốt từ từ. Làm ngày nào ngậm hết ngày đó.

 PHƯƠNG THỨC 50: PHÒNG TRỊ TÁO BÓN


Táo bón cũng bệnh người già
Mỗi lần đại tiện thật là khổ thay!
Nên: Ăn nhiều rau hàng ngày
Ngọn lang, cải củ, cải cay ăn nhiều,…
Thanh long, đu đủ, chuối tiêu
Bí đao, nho đỏ, cũng đều cần ăn
Khoai lang, khoai tây rất cần
Phòng trị táo bón nhân dân thường làm
Cà phê, trà đặc chớ ham
Nếu ăn nhiều thịt lại càng bón thêm
Hãy uống nhiều nước chớ quên
Và hãy vận động thường xuyên – ít nằm
Đi tiêu đúng giờ rất cần
Thực hiện đầy đủ dần dần khỏi ngay.
94 |
CHƯƠNG XIX
CÁC MÓN KHẮC KỴ CÓ THỂ NGỘ ĐỘC

1. Uống Sữa pha với nước Củ Dền gây ngộ độc:


Dùng chung sẽ dẫn đến khó thở, tim rối loạn, thân tím tái. Nguyên nhân là chất nitrat
trong nước củ dền rất dễ kết hợp với hồng cầu của bệnh nhân, làm cản trở sự vận chuyển
ôxy trong cơ thể. Dùng vào cấp tính hoặc dùng nhiều lần cơ thể sẽ bị thiếu ôxy, tím tái,
tính mạng bị đe dọa.
2. Tào phớ - Tàu hủ với mật ong ăn có thể tử vong:
Đậu phụ (Tàu hủ) không được dùng với mật ong.
Trong tào phớ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần
này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm người ăn khó thở,
hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim mạch thì càng tử vong nhanh
hơn.
3. Sữa đậu nành và Trứng gà không được dùng chung:
Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây
khó tiêu, đầy bụng.
Trứng gà và Sữa đậu nành nếu ăn cùng một lúc sẽ hạn chế giá trị dinh dưỡng của nhau.
4. Sữa bò và nước Hoa quả không nên dùng chung:
Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
5. Củ cải trắng và các loại Lê, Táo, Nho không nên dùng chung:
Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh
trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
6. Khoai lang và Quả hồng không ăn chung:
Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin
trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
7. Thịt chó và nước Trà độc hại:
Tanin trong nước trà tác dụng với protein trong thịt chó làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động
ruột. Lúc này, ruột tích tụ nhiều chất có hại dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
8. Bình bát (Trái mãng cầu) kỵ Thanh long ăn vào sẽ chết.
| 95
9. Sương sáo kỵ Mật ong.
10. Thịt con Cóc kỵ Chùm ruột trái hoặc cây:
Không nên dùng bớt bằng cây chùm ruột làm thịt cóc.
11. Mật ong không kết hợp 9 loại thực phẩm, nếu dùng chung trúng độc:
a. Sữa đậu nành: đậu hũ thường có thạch cao, còn mật ong thì lại có đường. Nếu 2
thành phần này kết hợp cùng nhau sẽ tạo ra hiện tượng đông cứng và vón thành cục
trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi nặng hơn là có thể bị hôn mê, hay tử vong.
b. Hành: Mật ong có tác dụng thanh nhiệt; trong hành chứa nhiều chất, gặp axit hữu
cơ và enzyme trong mật ong, sẽ sinh ra phản ứng hóa học, sinh ra chất có độc, và kích
thích đường tiêu hóa, gây trướng bụng, tiêu chảy.
c. Hẹ: Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, chỉ có tác dụng khi hệ tiêu hóa
tương đối ổn định, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.
d. Cua: Cua tính hàn; nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, sẽ rất dễ bị tiêu
chảy, thậm chí trúng độc.
e. Cá Giếc: Ăn chung với mật ong sẽ làm trúng độc kim loại nặng, hậu quả rất nghiêm
trọng.
f. Cá Chép: Cá chép và mật ong kết hợp cùng nhau sẽ trở thành độc dược. Nếu lỡ ăn
phải thực phẩm này thì hãy dùng nước đậu đen và cam thảo để giải độc.
g. Cây Thì Là: Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào
đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
h. Cơm: Mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
i. Nước đun sôi (nhiệt độ tốt nhất để pha mật ong là khoảng 35oC): Mật ong có hàm
lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú, nếu cho nước sôi vào sẽ làm cho mật
ong không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh
dưỡng của mật ong.
Đồng thời, mật ong cũng không dùng cho các trường hợp sau:

- Trẻ dưới 1 tuổi.


- Người đau bụng tiêu chảy, tim mạch, huyết áp thấp.
- Người tiểu đường.
- Người cảm cúm và đang sử dụng thuốc.
- Người bệnh xơ gan.
- Người mới phẫu thuật xong.

96 |
1-Mật ong, sữa, sữa đậu nành
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
2-Gan lợn, giá, đậu nực cười
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
3-Thịt gà, kinh giới kỵ nhau
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
4-Thịt dê, ngộ độc do đâu
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
5-Ba Ba ăn với Dền, Sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
6-Động kinh, chứng bệnh rành rành
Là do thịt Lợn, rang chung ấu Tàu.
7-Chuối hột ăn với mật, đường
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
8-Thịt gà, rau cải có câu
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
9-Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
10-Cải thìa, thịt Chó xào vô
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
11-Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
12-Quả lê, thịt Ngỗng thường thường
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
13-Đường đen pha sữa đậu nành
Bụng đau, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
14-Thịt Rắn, kị củ Cải xào
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!

| 97
15-Nôn mửa, bụng dạ không yên
Vì do Hải sản ăn liền Trái cây!
16-Cá chép, Cam thảo, nhớ rằng
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
17-Nước Trà (chè), Thịt chó no say
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
18-Chuối tiêu, Môn sọ phiền hà
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
19-Khoai lang, Hồng, Mận ăn vô
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
20-Ai ơi, khi chưa dọn mâm
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
21-Giàu Vitamin C chớ có tham
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
22-Thanh Long, Bình Bát hại to
Ăn vào tắc tử phải lo khiêng hòm.
23-Sương sa sương sáo mật ong
Ăn vào bụng yếu chạy rong vào cầu.
24-Trứng Cóc, Cá Nóc thêm sầu
Tránh xa chớ vướng mà chầu Diêm Vương.


1. Thuốc kháng sinh khắc với sữa bò, nước hoa quả.
Có nhiều bạn hay có thói quen uống thuốc kháng sinh (các loại như terramycin,
tetracyline, penicillin…v.v…) kèm với sữa bò cho đỡ đắng, hoặc trong khoảng thời gian
ngắn trước và sau khi uống thuốc mà bạn uống sữa thì thật không tốt chút nào. Vì khi đó
sữa bò sẽ hình thành chất hỗn hợp làm giảm sự hấp thụ của thuốc, hạ thấp hiệu quả, tác
dụng của thuốc, thậm chí có thể làm cho thuốc mất hoàn toàn tác dụng.
Ta cũng không nên uống nước hoa quả, ăn hoa quả trước hoặc sau khi uống thuốc
kháng sinh vì trong hoa quả chứa nhiều chất chua làm tăng nhanh sự dung giải của thuốc
kháng sinh. Không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà chúng còn có thể sinh ra những
98 |
chất trung gian có hại. Trong đó, có một số loại thuốc kháng sinh quá nhạy cảm, phản
ứng đặc biệt là đối với cam, quýt, bưởi làm cho tâm luật thất thường, thậm chí làm cho
tâm thất rung lên có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thế khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn muốn dùng hoa quả hoặc sữa bò thì hãy dùng
ít nhất là trước hoặc sau 2 giờ đồng hồ.
2. Vitamin C, B, B6 khắc với gì?
Trước và sau khi uống Vitamin C khoảng 2 giờ, bạn không nên ăn tôm, gan lợn vì
những món này chứa nhiều chất đồng sẽ làm oxy hóa Vitamin C, làm mất hiệu lực của
Vitamin C. Đồng thời, trong tôm có thành phần arsonium 5 làm cho vitamin C phản ứng
tạo thành arsonium 3 là độc tố gây hại cho cơ thể.
Khi uống Vitamin B hỗn hợp kiêng uống với trà, vì trong trà có chất tanin làm cho
Vitamin B phản ứng mà mất đi hiệu lực của thuốc.
Trong Vitamin B6 có 3 chất là piridoxol, piridoxal, pirodoxamine. Ba chất này đều
dễ bị trực tràng vị hấp thụ. Sau khi hấp thụ piridoxal, piridoxamine chuyển hóa thành
piridixol, cả ba cùng chuyến hóa lẫn nhau. Về sau, do tác dụng của axit baric mà sinh
thành vật hóa hợp. Vì cà, bí ngô, củ cải... chứa nhiều boric, khi ăn những chất này vào
bụng mà gặp Vitamin B6 thì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu B6, làm giảm hiệu quả của
thuốc.
3. Vừa uống thuốc Đông y vừa dùng đường
Một số bạn thường cho nhiều đường vào thuốc Đông y vì sợ đắng. Thực ra, uống
thuốc Đông y không được lạm dụng đường, vì đường có thể ức chế một số hiệu quả của
thuốc, làm đảo lộn việc hấp thu chất khoáng và sinh tố trong cơ thể.
Như vậy, uống thuốc Đông y cho đường không chỉ ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc
mà còn có thể nguy hại đến sức khỏe.
4. Dùng chung thuốc Tây và thuốc Đông y
Theo đà phát triển của y học, việc sử dụng hỗn hợp thuốc Đông – Tây để chữa bệnh
ngày một phổ biến và đã thu được hiệu quả điều trị. Điều này khiến nhiều bạn tự ý kết
hợp mà không hỏi ý kiến của thầy thuốc, vì cho rằng thuốc Đông y rất lành.
Tuy nhiên, các nhà chuyên môn phát hiện, có một số thuốc Đông y, Tây y dùng chung sẽ
sinh ra tác dụng phụ rất lớn, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới mất mạng. Vì vậy, khi bạn
muốn dùng thuốc Đông – Tây kết hợp thì cần tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc,
| 99
không nên dùng tùy tiện, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Uống cách 3 giờ trở
lên.


Khi dùng mật ong pha nước ấm ấm là tốt nhất


1. Sau ngủ dậy uống mật ong rất tốt, một muỗng cà phê pha nước ấm. Loại bỏ độc
tốt rửa ruột, bổ sung năng lượng.
2. Trước khi đi ngủ uống mật ong rất tốt, không có tác dụng phụ, giúp ngủ ngon. Sẽ
giúp giảm cân.
3. Uống mật ong sau ăn giúp thúc đẩy tiêu hóa rất tốt, giúp nhu động ruột, nhẹ bụng.

100 |
CHƯƠNG XX
NGOẠI KHOA BÁ BỆNH
Ngoại khoa bá bệnh nghĩa là chúng ta không dùng thuốc mà chỉ cần dùng các mẹo vặt
trong đông y như xoa bóp, ấn huyệt, diện chẩn… để chữa một số bệnh.

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè


- Khi bị con trùng như muỗi hoặc bụi vương vào mắt, chớ có dụi mắt mà tổn
thương đến giác mạc, khiến mắt đỏ quầng.
- Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên
nhớ một điều: “Nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại”.
2. Mắt nhắm không khép
- Bị liệt dây thần kinh số 7 là một trong những lý do khiến mắt nhắm không khép.
Đối với trường hợp này, hãy hơ ngải cứu bên đối xứng với mắt không khép (bị mắt trái
thì hơ bên phải và ngược lại).
- Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khép lại.
- Ngải cứu có bán tại các tiệm thuốc Bắc, thường bán theo phong (1 phong gồm 10
cây).
3. Mũi nghẹt cứng
- Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) và diễn ra thời
gian dài vẫn không dứt, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ
hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu
đôi lông mày (huyệt 26).
- Một ngày hơ 2-3 lần, mỗi lần độ một phút,
mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến
khó tin!
Ghi chú:
Huyệt 26 - Điểm giữa của hai đầu trong chân mày trên (điểm giữa của hai huyệt 65),
lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
Huyệt 103 - Điểm giữa trán gặp đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói
đau là huyệt.

| 101
4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được
- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái
vào đầu chân mày (huyện 65) cùng bên đau.
Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
- Ngoài ra, dùng ngải cứu hơ vào đầu
chân mày, đồng thời kết hợp với động tác xoay
bả vai.
Ghi chú: Huyệt 65 - Phía trên đầu chân mày,
lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.

5. Bong gân, trật khớp cổ tay


- Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng
bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón
tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt
100 – phản chiếu đúng cổ tay).
Ghi chú: Huyệt 100 - Ngay phía cuối và dưới chân mày 1 tí, lấy
que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.

6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:


- Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ ngãi cứu vùng mắt
cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành
trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá
chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp
người.
7. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút)
- Dùng cườm tay (cùi chỏ) ấn mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền.
Nhớ, vọp bẻ chân bên nào thì ấn mạnh bắp tay bên đó.
- Đồng thời, nếu bị chuột rút tại vị trí nào, bấm huyệt tại bắp chuối chân cùng bên,
ấn giữ một lát sẽ hết ngay.
8. Gai gót chân
- Nhớ hơ ngãi cứu đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi,
gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

102 |
- Có thể kết hợp điều trị cùng thuốc.
9. Đầu gối đau nhức
- Hơ ngải cứu vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút, đầu gối (khuỷu
chân) hết đau liền. Đồng thời dùng thuốc để hỗ trợ.
10. Bị táo bón lâu ngày
- Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút –
khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
- Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào
phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn
chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược
lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ
ngải cứu mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ
cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
m. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất
vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là:
- Trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó
là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon.
| 103
- Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của
Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim
ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, đầu ngón tay giữa phản
chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon. Có thể
uống thêm trà Bồ công anh hàng ngày.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
- Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ
xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người,
lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
- Người lớn hoặc trẻ em có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí”
hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên
xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện
Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu
nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến
rất nhanh!
Ghi chú: Huyệt 87 - Nằm giữa đỉnh ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.

15. Nấc cụt


Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó
chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao
được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào
ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc
đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh
viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm
một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải
“đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi
nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và 312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt
26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).

104 |
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi
độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường
thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy
thử làm xem sẽ thấy hiệu nghiệm tức thì.
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn
d- Lấy tay lăn quanh miệng, từ phải sang trái.
17. Đau tử cung
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Đau khớp háng
- Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng
bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân
a- Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau sẽ hết ngay.
b- Dùng 1 nắm bông hẹ, giã nhuyễn, hòa với nửa chén Giấm thanh (giấm tốt). Lấy 1
viên gạch mới, hơ lửa cho đỏ rồi để ra. Đổ chén giấm vừa hòa cùng bông hẹ lên viên
gạch rồi lấy một tấm vải phủ lên, đưa gót chân đau chạm vào viên gạch liên tục, thực
hiện ngày 1-2 lần sẽ hết. Nhưng khi làm nên cẩn thận để không bị phỏng.
21. Đau bụng kinh
- Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại trước khi cọ xát
vào nhau.

| 105
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin
chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống (mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản
chiếu cổ gáy). Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra (lòng bàn tay phản chiếu trái tim, cổ tay
phản chiếu cổ họng).
23. Huyết áp cao (Tăng áp, tăng xông)
a- Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt 15 nằm sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1
phút), huyết áp sẽ hạ liền.
b- Bấm vành tai trên, đồng thời bấm vào đầu mười ngón tay, huyết áp sẽ hạ.
24. Huyết áp thấp
- Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) - Đầu trên của rãnh nhân
trung giáp với nếp nhăn của sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
Bấm nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
- Có thể dùng nước dừa xiêm, mỗi ngày 1 trái với 2 muỗng cà phê nước mắm nhĩ.
25. Huyết trắng
- Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ
môi một lúc.
- Hoặc có thể dùng cây Nga, sắc lấy nước
uống cũng hết.
26. Bế kinh
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho
đến khi bụng nóng lên.
Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ
trở lại bình thường.

27. Lẹo mắt (lên chắp)


- Giữa mí mắt với lông mi nổi lên mụn lẹo.
- Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn
lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa
càng khỏi nhanh.
- Lẹo nhỏ có thể lấy hạt lúa chấm vào sẽ khỏi.

106 |
28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và
một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn
tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại.
Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên
phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được
kéo lên cân bằng với mép lành.
29. Mắt không di động được: không cử động nhìn lên,
xuống, qua lại được mắt
- Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước
và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt
này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ
thấy ngay. Đây là huyệt 0 của diện chẩn và đồng thời cũng
là huyệt Thính hội của Đông y.
Ghi chú: Huyệt 0 - Ngang rãnh bình tai gặp chỗ có nếp
nhăn lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
30. Đắng miệng:
Sáng dậy thấy miệng bị đắng
- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235)
độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
- Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ
tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ
mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục (hắc xì)
- Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103)
thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

| 107
33. Ho khan lâu ngày: (ho không có đờm)
Lấy ngải cứu hơ:
- hai bên sườn mũi (hết bị nghẹt mũi)
- hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai): đốt thổi cho nguội bớt rồi hơ tiếp (hình
mô phỏng: đằng sau lưng)
- cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại)
- trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hột trái cây, xương)
- Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi, bị cứng khớp
- Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm (do thiếu chất hay thức đêm)
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần, ngày hơ 1-2 lần sẽ hết tình
trạng đó.
Thường thì sử dụng cách đắp dưa leo.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại (trong khi đang lái xe, làm việc…)
Lấy tay chà sát, vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi.
40. Quai bị (bị sưng hàm)
- Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14)
- Rồi hơ dái tai đối xứng: mỗi lần độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất
nhanh.
41. Nhức răng
- Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
- Gạch đầu gang bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh.
Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
- Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt
hết nhức liền.
108 |
44. Mắt nháy (giật)
- Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt
bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái trên bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé!

| 109
CHƯƠNG XXI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU TÂM KHÁC

Bạn có biết?
Theo các nghiên cứu khoa học, ngày càng có nhiều sự hình thành và phát triển của
các gốc tự do trong cơ thể con người. Đó là những phân tử không ổn định tàn phá các
mô, tế bào, DNA, đẩy nhanh sự lão hóa và có khả năng gây nên những bệnh lý rối loạn
tâm thần (kể cả trầm cảm).
Nó không chỉ được hình thành trong quá trình chuyển hóa các chất,… mà còn bị
phát sinh từ môi trường sống bên ngoài như: tia tử ngoại, thức ăn nhiễm kim loại, hóa
chất, không khí bị ô nhiễm, stress, căng thăng, chất độc trong mỹ phẩm, thức ăn vặt
đóng gói, hay sử dụng thuốc là, thuốc Tây trong thời gian dài…
Chế độ ăn uống các thực phẩm lành mạnh sẽ mang lại những giá trị tuyệt vời cho cả
thân và tâm. Những người ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám - những thực
phẩm giàu chất chống ôxy hóa có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, dường như cơ thể sẽ
được thanh lọc, tránh được các tác hại của gốc tự do gây nên cho cơ thể và tinh thần. Chỉ
riêng các yếu tố này thôi đã làm giảm đến 78% nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, giảm
một nửa nguy cơ đột quỵ và hơn 1/3 nguy cơ gây nên bệnh ung thư các loại. Ngoài ra,
việc áp dụng chế độ rau quả hàng ngày còn giúp cải thiện khả năng kháng thể trên 82%
sau vài tháng.
Mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta nguồn thực phẩm dồi dào và quý giá cùng giá
trị dinh dưỡng tuyệt vời. Mỗi loại thực phẩm đều có công dụng và lợi ích riêng. Chúng
ta cần lựa chọn khẩu phần ăn lành mạnh, phù hợp để có được được một cơ thể khỏe
mạnh. Đặc biệt trong đó không thể thiếu việc lựa chọn các thực phẩm để bổ sung đầy đủ
các dưỡng chất cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
Sau đây là công dụng của các loại thực phẩm được phân theo nhóm màu sắc qua các
câu thơ ngắn như sau:

110 |

STT Màu sắc Công dụng
1 Đỏ tím Phòng trị tim mạch đó mà
Mận, nho đỏ tím với là dâu tây,…
2 Cam Dưỡng da, dưỡng mắt thật hay
Cà rốt, bí đỏ, khoai tây, mơ, xoài,…
3 Đỏ tươi Phòng chống ung thư cho người
Nho, hồng, dưa hấu,.. ta thời nên ăn.
4 Trắng xanh Diệt nấm phòng bệnh rất cần
Hẹ tây, rau diếp, tỏi, hành, quả bơ,…
5 Vàng cam Phòng chống lão hóa cho ta
Dứa, cam, đu đủ,… đều là nên ăn.


Mỗi loại rau quả có màu sắc và hương vị khác nhau, chứa những loại vitamin và
khoáng chất khác nhau. Vậy nên, việc bổ sung dưỡng chất không phải là nên ăn loại rau
củ quả gì, mà chúng ta cần ăn đủ loại màu sắc của rau quả mỗi ngày. Bởi không có một
loại thức ăn nào chứa đầy đủ hết tất cả các chất sinh tố cần thiết.
Thế nên, trong khẩu phần ăn chúng ta cần thay đổi thường xuyên các loại màu sắc
xanh, đỏ, tím, vàng, trắng từ rau quả vào trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ làm tốt hơn
cho sức khỏe.
Đồng thời, các loại rau, củ nào có thể ăn sống được, chúng ta nên ăn sống. Khi rau,
củ ăn sống sẽ giữ được gần như trọn vẹn các thành phần dinh dưỡng hơn là khi đã qua
chế biến. Rau củ quả ăn sống rất có ích cho việc phòng chống các bệnh mãn tính, nan y,
kể cả ung thư, và còn tránh hấp thụ dầu và các gia vị trong quá trình nấu nướng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhớ rửa rau củ quả nhiều lần dưới vòi nước sạch,
ngâm nước muối loãng để hạn chế bớt trứng giun sán, tẩy rửa các độc tố từ thuốc bảo vệ
thực vật và các vi khuẩn gây bệnh còn sót lại trong rau.
Thông tin minh họa (theo Natural Healthy concepts):

| 111
112 |


1. Không mặc quá ấm.


2. Không ăn quá no, chỉ ăn 70 – 80%
3. Không sống xa hoa: Tha hóa ý chí.
4. Ngồi không quá nhiều mất linh hoạt.
5. Lao động không quá mệt: Nhất người già
6. Không quá an nhàn: Tham gia câu lạc bộ,..
7. Không vui quá đà, quá yêu sẽ đau lòng.
8. Không quá tức giận: Hại gan
9. Danh không quá cầu dễ Tuyệt vọng
10. Lợi không quá tham: Sẽ xa đà.



- Không vui quá Hại tâm


- Không buồn quá Hại phổi
- Không tức quá Hại gan
- Không sợ quá Hại thận
- Không suy nghĩ quá Hại tỳ

| 113
CHƯƠNG XXII
CÁC ĐỘNG TÁC DIỆN CHẨN VÀ HUYỆT ĐẠO
THÔNG DỤNG TRỊ BỆNH TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI
Bấm huyệt massage là hình thức trị liệu rất phổ biến, không chỉ ở các nước phương
động mà ngay cả những quốc gia phương Tây ngày nay cũng vậy. Trước khi học cách
bấm huyệt, bạn cần có những thông tin cơ bản về phương pháp này.

Có 5 thao tác cơ bản trong bấm huyệt massage trên cơ thể người, bao gồm:
– Xát: Động tác này sử dụng phần thịt dày ở gan bàn tay, chà mạnh lên cơ thể theo chiều
nhất định (từ trên xuống, từ dưới lên, từ trái qua, từ phải sang) tùy theo bài mát xa tương
ứng mà bạn thực hiện.
– Xoa, day: Động tác này sử dụng lực ở đầu ngón tay hoặc phần gày ở gan bàn tay, xoay
tròn trên vùng cần xoa bóp. Xoa là thực hiện nhẹ nhàng, lực phân tán. Day là lực tập
trung và mạnh hơn, tác động trực tiếp vào vùng đau mỏi.
– Ấn, bấm: Động tác này dùng đầu ngón tay cái hoặc gốc của gan bàn tay. Ấn và bấm
đều dùng lực khá mạnh, tác động trực tiếp lên vùng đau mỏi. Ấn có diện tích tiếp xúc
với cơ thể nhiều hơn nên ấn thường dùng gốc bàn tay. Bấm thì diện tích tiếp xúc nhỏ
hơn, tác dụng đến một điểm chính xác, sử dụng lực ở đầu ngón cái.
– Miết: Dùng đầu ngón tay cái/gốc gan bàn tay với lực mạnh/vừa, giữ ấn như vậy và di
chuyển trên vùng cần chữa trị. Sao cho tạo ra cảm giác ấm nóng do lực ma sát.

Trên cơ thể, có 2 nơi tập trung tất cả các huyệt là: phần mặt và lòng bàn chân. Ở
phần này, chúng ta tìm hiểu các động tác diện chẩn hỗ trợ phòng và trị bệnh tại nhà
không dùng thuốc. Chỉ cần bỏ ra 2-5 phút vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối
trước khi đi ngủ để thực hành, thì chúng ta đã giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.
1. Xoa Tai:
Trước tiên, chúng ta há miệng và xác định phần lõm bên hong má nằm ngay trước
tai. Sau khi xác định được phần lõm này (hay còn gọi là huyệt Thính Hội – Huyệt 0 ở
bên trên), ta ngậm miệng lại và dùng hai tay đặt lên vùng tai. Để ngón tay trỏ và giữa
vào trước và sau mang tai hình chữ V: ngón giữa đặt vào phần lõm đã xác định, ngón trỏ
đặt phía sau mang tai, rồi thực hiện ấn mạnh và miết dài hướng xuống cằm 7 lần.
Tác dụng: Làm khí huyết đưa lên não được lưu thông dễ dàng (làm ấm tai, ấm thận, ấm
bao tử). Làm tai tiếp nhận âm thanh tốt, nghe rõ; trị bệnh tim, bệnh thận, bệnh về cột
sống lưng, đau mắt. Chống cảm, mỏi lưng, chống viêm họng, sổ mũi, điều hoà huyết áp,
làm nóng ấm người rất nhanh, đặc biệt nhất là vùng trước tai.

114 |
2. Xoa ổ Mắt: Dùng cả hai bàn tay, chụm 4 đầu ngón tay lại và miết vòng tròn xung
quanh khóe mắt. Động tác này ta thực hiện 7 vòng.
Tác dụng: Quanh mắt có nhiều huyệt điều tiết con mắt, làm mắt tinh sáng, giảm cận thị,
viễn thị, khai thông bộ phận sinh dục, trị đau mỏi cánh tay, bả vai.
3. Xoa Trán (dọc): Dùng 4 ngón tay chụm lại, miết từ trên phần tóc mọc trên trán
kéo xuống giữa hai chân mày.
4. Xoa Trán (ngang): Dùng 2 tay, mỗi tay lấy 4 ngón chụm lại ở giữa trán rồi miết
sang ngang về phía tai. Thực hiện 7 lần.
Tác dụng: Làm cho lục phủ ngũ tạng phản chiếu trên trán được lưu thông. Làm trán
không nếp nhăn, tăng cường trí nhớ, tỉnh táo, sáng suốt.
5. Xoa Mũi: vuốt từ chân hai cánh mũi đi ngược trở lên theo sườn mũi đến tận đầu
phần lông mày. Ở động tác ta làm dứt khoát như chém sóng mũi, ta thực hiện lần lượt
mỗi bên 7 lần.
Tác dụng: Điều hoà nhịp tim, chữa đau cột sống, chữa các bệnh về mũi, làm hạ huyết áp,
chữa đau tức ngực, chữa đau cuống họng, làm khoẻ chân, chữa đau mông, háng, chữa
đau khớp gối.
6. Xoa Miệng: Dùng tay bên phải, cũng chụm 4 ngón tay lại, miết đều vòng tròn
quanh miệng, miết từ phía vai bên phải sang bên trái (vòng từ dưới lên, cùng chiều kim
đồng hồ).
Tác dụng: Làm hệ thống tiêu hoá được tốt hơn, giúp hệ bàng quang điều tiết bình
thường.
Động tác này không chà miết ngược chiều kim đồng hồ sẽ làm bế tắc kinh mạch,
chỉ áp dụng ngược chiều khi bị tiêu chảy cho cầm lại.
7. Cào Đầu: Dùng 10 đầu ngón tay, cào từ chân tóc trước trán lên đỉnh đầu, rồi dồn
về sau ót và hai đầu tai, mỗi động tác thực hiện 7 lần.
Tác dụng: Làm máu lưu thông trong não, chữa đau mỏi toàn thân, giúp hệ thần kinh não
bộ lập lại sự cân bằng, giải toả những bế tắc, đặc biệt chữa người bị liệt rất tốt.
Trong khi xoa mặt, ta hãy cố gắng tìm những chỗ nào đau, khó chịu hoặc khó
chịu hơn các chỗ khác trên da mặt thì đừng sợ, đừng né tránh nó (trừ trường hợp mụn
hay sưng tấy) mà trái lại phải day ấn chỗ đó nhiều hơn.
Đây là bí quyết rất đơn giản nhưng rất hữu hiệu vì rằng những chỗ đau trên da là những
chỗ báo hiệu bệnh sắp hay đang xảy ra trong cơ thể của chúng ta. Day ấn các điểm đau
sinh huyệt trên là giúp cơ thể tự điều chỉnh để tiến tới việc lành bệnh 1 cách tự nhiên.

Kèm theo là Mã Code QR hướng dẫn trực tiếp trên Youtube.


Kính mời quý vị đón xem và giới thiệu đến mọi người cùng thực hành
thường xuyên để có một sức khỏe tốt.

| 115


Như những thông tin mà chúng ta đã biết, thì huyệt đạo không chỉ có tác dụng đả
thông kinh mạch tại một địa điểm cố định. Nói cách khác, huyệt đạo ở tay/chân, không
chỉ giúp trị bệnh ở tay/chân. Chúng còn có thể hỗ trợ trị liệu rất tốt các cơ quan nội tạng,
hệ xương, gân cơ ở những bộ phận khác.
Sau đây là các huyệt đạo tiêu biểu nên sử dụng mỗi
ngày để đả thông kinh mạch: huyệt Bách hội, Tứ thần
thông, Hợp Cốc, Lao Cung, Diên Trung, Đan Điền, Mệnh
Môn, Dũng Tuyền… Cụ thể như sau:
– Huyệt Bách Hội (ở giữa đỉnh đầu): chữa cúm, nhức đầu,
sa trực tràng, sa sinh dục.
– Huyệt Tứ Thần Thông (có 4 huyệt, từ Bách hội dóng ra
trước, sau và hai bên 1 thốn): trị chứng sa, cúm, đau đỉnh
đầu.

– Huyệt Chiên Trung (ở giữa đường ngang liên sườn IV trên xương ức) chữa hạ huyết
áp, nôn, nấc, đau dây thần kinh liên sườn, viêm tuyến vú.

– Huyệt Khí Hải (dưới rốn 1,5 thốn) trị bí tiểu, đái dầm, ngất,
hạ huyết áp, di tinh, suy nhược.

– Huyệt Đan Điền: nằm phía dưới rốn, cách rốn 4 thốn tay, là
nơi khí lực dễ tập trung hay có thể tập trung khí lực nhiều nhất,
mạnh nhất.

– Huyệt Mệnh Môn (Giữa liên đốt LII- III) trị đau lưng, đái dầm, di tinh, tiêu chảy.

– Huyệt Hợp Cốc: vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón
cái, phần lõm sâu sát với xương nối.

Huyệt hợp cốc được biết đến như là huyệt vị vạn năng, bởi vì tất cả các
cơn đau gây ra đều có thể điều trị thông qua việc massage huyệt hợp cốc.
Khi bạn bị đau răng, đau đầu, đau vai, đau bụng… hãy nhớ bấm huyệt
hợp cốc để cảm nhận tác dụng giảm đau tức thì.
116 |
– Huyệt Lao Cung: nơi khe của ngón giữa và ngón vô
danh (ngón 4) chạm vào đường văn này hoặc gấp các
ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào
đường nếp gấp giữa lòng bàn tay. Giúp an thần, trừ thấp
nhiệt.

– Huyệt Dũng Tuyền: Nguồn dinh dưỡng đầu tiên của cơ thể con
người

Xác định bằng cách co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất
hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.

Được mệnh danh là bản đồ thu nhỏ của cơ thể, ở chân tập trung rất
nhiều huyệt đạo. Không chỉ giúp lưu thông khí huyết ở chân mà còn
điều trị được các bệnh lý ở não, phủ tạng, gân, cơ… Trong đó, huyệt
Dũng Tuyền là một trong những huyệt quan trọng nhất trên cơ thể, kết
nối từ chân đến thận, thải độc, cải thiện nội tiết và các bệnh khác.


Trên cơ thể còn người có rất nhiều huyệt đạo khác nhau. Việc ghi nhớ các huyệt
trên cơ thể cùng cách bấm huyệt chữa bệnh đúng cách sẽ giúp cho bạn luôn giữ được sức
khỏe ổn định, máu huyết lưu thông. Đồng thời, phòng tránh được rất nhiều căn bệnh và
biến chứng nguy hiểm.

| 117
CHƯƠNG I ----------------------------------------------------------------------- 5
Trị chứng sỏi thận - Sỏi bàng quang - Sỏi túi mật - Gai cột sống
CHƯƠNG II ----------------------------------------------------------------------- 12
Trị chứng thấp khớp – Viêm khớp - Tê bại xụi - Thoái hóa khớp
CHƯƠNG III ---------------------------------------------------------------------- 20
Trị chứng bệnh tim
CHƯƠNG IV ---------------------------------------------------------------------- 23
Trị các chứng cao huyết áp - Tai biến - Mỡ máu
CHƯƠNG V ----------------------------------------------------------------------- 28
Viêm gan - Xơ gan - Mật (phù thũng da do gan mật)
CHƯƠNG VI ---------------------------------------------------------------------- 33
Đau bao tử - Dạ dày - Tỳ vị
CHƯƠNG VII--------------------------------------------------------------------- 37
Bệnh tiểu đường - Đường huyết
CHƯƠNG VIII ------------------------------------------------------------------- 43
Trị chứng đường tiểu (niệu) - Tiểu đêm, viêm đường tiểu
CHƯƠNG IX ---------------------------------------------------------------------- 45
Bệnh ho - Suyễn - Viêm phế quản mãn
CHƯƠNG X ----------------------------------------------------------------------- 49
Trĩ nội - trĩ ngoại
CHƯƠNG XI ---------------------------------------------------------------------- 52
Bệnh phụ khoa: Sa tử cung - lòi đom - huyết trắng - rong kinh - dây chằng -
sản hậu - bế kinh - đau vú
CHƯƠNG XII --------------------------------------------------------------------- 56
Bướu cổ cường giáp
CHƯƠNG XIII -------------------------------------------------------------------- 58
Ung thư các loại
CHƯƠNG XIV -------------------------------------------------------------------- 71
Thần kinh tọa - Teo cơ
CHƯƠNG XV --------------------------------------------------------------------- 74
Bệnh suy thận mạn, viêm cầu thận, yếu thận
CHƯƠNG XVI -------------------------------------------------------------------- 77
Gai cột sống - gai gót - gai khớp
CHƯƠNG XVII ------------------------------------------------------------------- 80
Bệnh gút (gout)
CHƯƠNG XVIII ----------------------------------------------------------------- 81
Trị các chứng bệnh khác
CHƯƠNG XIX -------------------------------------------------------------------- 95
Các món khắc kỵ có thể ngộ độc
CHƯƠNG XX --------------------------------------------------------------------- 101
Ngoại khoa bá bệnh
CHƯƠNG XXI -------------------------------------------------------------------- 109
Một số điều cần lưu tâm khác

- Màu sắc thực phẩm phòng bệnh

- Mười nguyên tắc sống lâu

- Phòng chống bệnh tật với năm không


CHƯƠNG XXII ------------------------------------------------------------------- 114
Các động tác diện chẩn và huyệt đạo thông dụng trị bệnh trên cơ thể người

- Những thao tác cơ bản trong bấm huyệt

- Bảy động tác diện chẩn nên thực hành mỗi ngày

- Các huyệt đạo quan trọng giúp phòng và trị bệnh


Đây là giáo trình đào tạo
Đông y sỹ - dành cho những vị
có tâm muốn học hỏi, nghiên
cứu thêm về Tánh dược đến
Chuẩn bệnh mạch lý, hoặc chẩn
bệnh qua Vọng – Văn – Vấn –
Thuyết, cho đến tạo lập các
phương thang Nam dược để
điều trị bệnh nhân.

Những kiến thức y dược


được gói gọn trong cuốn sách
thể hiện qua những vần thơ xúc
tích và dễ nhớ.

Xin trân trọng giới thiệu


đến quý vị!

Tánh dược của các cây thuốc Nam

Lưu hành - 2019

You might also like