You are on page 1of 4

1.

Đặc điểm cây mã đề

Mã đề còn được gọi là mã tiền xá, chúng mọc hoang dại ở rất nhiều nơi trên khắp các vùng miền ở
Việt Nam. Đây là một vị thuốc phổ biến trong đông y.

Đặc điểm chung

Mã đề thân thảo, lá hình thìa, cao tầm 10 - 15 cm, màu xanh đậm. Mã đề được sử dụng cả thân, rễ,
lá để làm thuốc. Loại cây này có tính lạnh, vị hơi ngọt, được dùng nhiều trong những bài thuốc dân
gian chữa đái rắt, lợi tiểu và nhiều tác dụng khác. Cây mã đề có thể dùng tươi hoặc phơi khô thêm
vào các bài thuốc đông y trị bệnh.

Thành phần hóa học

Trong mã đề có nhiều thành phần hóa học đa dạng. Trong đó có chứa vitamin A, giàu Canxi, Glucozit,
vitamin C và K. Trong hạt mã đề còn có chứa chất nhầy, axit plantenolic. Các thành phần này đều có
những lợi ích nhất định đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

Cây mã đề trong tự nhiên

2. Tác dụng của cây mã đề

Trong dân gian từ lâu cây mã đề đã được biết đến là một loại thuốc nam có nhiều công dụng. Y học
hiện đại cũng nghiên cứu và chiết xuất các thành phần trong mã đề để làm thuốc trị bệnh.

Tác dụng chính của cây mã đề


Các thành phần trong cây mã đề được biết đến là có rất nhiều tác dụng hữu ích cho chức năng lợi
tiểu, lợi mật, chống viêm, tiêu đờm, chống ho, giảm kiết lỵ,… Trong dân gian, mã đề được dùng làm
bài thuốc chữa các bệnh về đường tiểu, nhất là viêm đường tiết niệu. Làm thuốc chữa ho, viêm phế
quản, trừ đờm viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,…
Có thể thấy, đây là vị thuốc có rất nhiều tác dụng về điều trị bệnh thường gặp.

Các bài thuốc nam chữa bệnh từ mã đề

- Thuốc chữa viêm cầu thận mạn tính: kết hợp mã đề với phục linh, hoàng bá, rễ cỏ tranh, hoàng liên,
mộc thông,… sắc nước uống.

- Chữa viêm bàng quang: dùng mã đề với phục linh, hoàng bá, trư linh, rễ cỏ tranh cùng một số bài
thuốc khác sắc uống khoảng 1 thang là cải thiện đáng kể.

- Chữa viêm đường tiết niệu: Dùng mã đề, bồ công anh, hoàng cầm, lá chi tử, kim tiền thảo, nhọ nồi,
ích mẫu, rễ cỏ tranh, cam thảo,… sắc uống khoảng 10 ngày.

- Chữa viêm bể thận cấp tính: Mã đề tươi kết hợp với rễ cỏ tranh tươi, cỏ bấc đèn tươi sắc uống từ 5
- 7 ngày.

Cây mã đề có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe

- Chữa sỏi bàng quang: Dùng mã đề với rau diếp cá, kim tiền thảo, sắc uống 5 ngày liên tục.

- Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề kết hợp với kim tiền thảo, rễ cỏ tranh sắc uống 1 thang.

- Chữa bí tiểu tiện: Dùng hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày hoặc kết hợp trên trà mã đề để cải
thiện tình trạng.

- Chữa đái ra máu: Dùng mã đề kết hợp với ích mẫu tươi giã nát, vắt nước uống.
- Thuốc lợi tiểu: Kết hợp mã đề với cam thảo sắc lấy nước uống trong ngày để cải thiện đường tiểu.

- Giảm ho, tiêu đờm: Dùng bài thuốc mã đề, cát cánh, cam thảo sắc uống khoảng 1 thang là có thể
giúp giảm ho đáng kể và long đờm nhanh.

- Chữa bệnh về phổi: Dùng mã đề tươi rửa sạch, sắc nước uống 3 lần trong một ngày.

- Chữa viêm gan siêu vi trùng: Kết hợp mã đề, nhân trần, lá mơ, chi tử, thái nhỏ sấy khô và pha trà
uống hàng ngày.

- Chữa chảy máu cam: Mã đề tươi rửa sạch qua nước ấm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống để cầm máu
và làm mát cơ thể. Nếu đang chảy máu cam thì dùng mã mã đề đắp lên trán, nằm ngửa để ngăn chảy
máu tiếp tục.

- Chữa chốc lở ở trẻ em: Dùng mã đề tươi rửa sạch, thái nhỏ đun lên để ăn hàng ngày đến khi bệnh
thuyên giảm.

Cây mã đề là vị thuốc dân gian chữa nhiều bệnh

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng mã đề

Mã đề khá lành tính và an toàn với người dùng. Cùng với đó, đây là loại cỏ thuốc nam có nhiều lợi ích
trong hỗ trợ điều trị bệnh, nhất là tác dụng lợi tiểu, mát gan, lợi mật. Tuy nhiên, việc sử dụng mã đề
cũng không nên tùy tiện và lạm dụng. Khi dùng mã đề làm thuốc hay uống trà, cần lưu ý như sau:

Tránh dùng mã đề như trà giải khát hàng ngày


Nhiều người cho rằng mã đề có tính mát gan, lợi mật, có thể dùng phơi khô làm trà uống thay nước
hàng ngày để bảo vệ gan. Tuy nhiên, việc sử dụng mã đề quá thường xuyên không tốt thậm chí là gây
hại.

You might also like