You are on page 1of 2

12:33 09/02/2024 HỒNG KHÚC 紅 麴 - Trung Tâm Kế Thừa - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền

Trung Tâm Kế Thừa - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền


HỒNG KHÚC 紅 麴
Thứ hai - 07/03/2011 06:36| In ra | Đóng cửa sổ này
Lấy gạo hoặc tấm vài đấu, đãi sạch ngâm nước một đêm, nấu thành cơm cho chín chia làm 15 chỗ, dùng men Rượu
giã nát rắc vào trộn đều
HỒNG KHÚC 紅 麴

Xuất xứ: Đan Khê Thập Di.


Tên Việt Nam: Men đỏ.
Tên khác: Sao hồng khúc, Hồng khúc mễ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Mô tả: Vị này chế từ lúa gạo (Ngạnh mễ) thành men giống như Thần khúc, nhưng vị này chế thành bánh, màu đỏ tím, để lâu
ngày càng tốt.
Bào chế: Lấy gạo hoặc tấm vài đấu, đãi sạch ngâm nước một đêm, nấu thành cơm cho chín chia làm 15 chỗ, dùng men
Rượu giã nát rắc vào trộn đều, rồi lại vun vào một chỗ rồi lấy vải đậy kín, khi nóng lên mới mở ra giàn cho nó đều, đến lúc
nóng đều dồn thành một đống che thật kín, hôm sau đem ra phơi nắng chia làm 3 đống, để ít lâu lại chia làm 5 đống lát sau
dồn lại 1 đống. Qua một lúc nữa lại chia làm 15 đống, đợi nó hơi nóng lại dồn cả vào một đống, cứ làm như thế 2-3 lượt
sang tới ngày thứ 3. Kế đến, dùng một thùng nước mới múc lên, lấy phên tre để đựng, chia làm 5-6 đống, phun nước cho ướt
đều rồi dồn lại một đống, rồi cứ làm như hôm trước một lượt nữa. Tới ngày thứ tư cũng làm như hôm trước, phun cho ướt
đều làm thế nào cho tới bao giờ bánh khúc này nửa nổi nửa chìm thì lại làm như hôm trước một lần nữa, cho tới khi nổi hẳn
không chìm nữa là đạt. Đem phơi nắng thật khô, cất dùng phải cần xem cẩn thận hạt cơm đã suốt trong tim chưa và đã vàng
chưa, lúc bấy giờ mới cho rượu vào luyện thành bánh khúc nhìn màu đỏ tươi đẹp. Để lâu càng tốt.
Tính vị: Vị ngọt, Tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị.
Tác dụng: Hoạt huyết, tiêu thực, Kiện Tỳ, táo Vị.
Chủ trị: Trị đau bụng do ứ huyết, kiết lỵ ra máu mũi, chấn thương do té ngã, bị đập đánh.
Liều dùng:3 - 9g.
Kiêng kỵ: Tỳ âm hư, Vị hỏa thịnh, không có huyết ứ, khí trệ cấm dùng.
Bảo quản: Dễ sâu mọt ăn vụn, nên bỏ vào hũ đậy kín.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị tiêu chảy, kiết lỵ do thấp nhiệt: dùng ‘Lục Nhất Tán’ 30g, thêm 15g Hồng khúc (sao) tán bột hồ viên bằng hạt Ngô
đồng lần uống 50 viên với nước sôi (Thanh Lục Hoàn - Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trẻ con nôn ngược lên, không nuốt sữa được, lòng bàn tay chân nóng. Dùng Hồng khúc, thứ lâu năm càng tốt, lấy chừng
9g 5, Chích cam thảo 3g. Tán bột, mỗi lần uống nửa chỉ, lấy nước cơm nấu Táo tàu lấy nước uống với thuốc (Phổ tế
phương).
+ Đau chói ngực, dùng Hồng khúc, Hương phụ, Nhũ hương 3 vị bằng nhau, tán bột, uống với Rượu, mỗi lần 6g, ngày 2 lần
(Trích Huyền Phương).
+ Trẻ con lở đầu bởi thương thấp, ngấm nước vào đầu, mủ máu nước vàng rỉ rả mãi, dùng Hồng khúc, nhai nhỏ mà đắp vào
đó (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Nội thương ở lồng ngực, người nóng giận đến nỗi thổ huyết, dùng Hồng khúc, Phiên giáng hương, Thông thảo, Xuyên sơn
giáp, Một dược, Nấu kỹ, uống thêm một ít Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Đình trệ dưới hạ tiêu, dùng Hồng khúc, Hoàng liên, Bạch biển đậu, Liên nhục, Hoàng cầm, Bạch thược, Thăng ma, Can
cát, Ô mai, Cam thảo, Hoạt thạch, Trần bì, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

https://www.tuetinhlienhoa.com.vn/web/news/print/Cay-thuoc-Vi-thuoc/HONG-KHUC-541.html 1/2
12:33 09/02/2024 HỒNG KHÚC 紅 麴 - Trung Tâm Kế Thừa - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền
+ Nội thương làm huyết ứ kết đau tức, dùng Hồng khúc, Tục đoạn, Giáng hương, Diên hồ sách, Đương quy, Thông thảo,
Hồng hoa, Ngưu tất, Nhũ hương, Một dược, sắc uống hoặc tán bột, luyện hồ làm viên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
+ Sản dịch xuống chưa hết sau khi sinh, đến nỗi làm ra chứng đau trong bụng rất khó chịu, dùng Hồng khúc, Trạch lan diệp,
Ngưu tất, Địa hoàng, Tục đoạn, Bồ hoàng, Xích thược, sắc uống hoặc làm viên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
URL của bản tin này: https://www.tuetinhlienhoa.com.vn:443/web/news/Cay-thuoc-Vi-thuoc/HONG-KHUC-541.html
© Trung Tâm Kế Thừa - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền

https://www.tuetinhlienhoa.com.vn/web/news/print/Cay-thuoc-Vi-thuoc/HONG-KHUC-541.html 2/2

You might also like