You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO DỰ ÁN CUỐI KỲ


MÔN CÔNG NGHỆ THỦY LỰC – KHÍ NÉN

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO


MÔ HÌNH MÁY …………………………

GVHD:
SVTH: MSSV:
SVTH: MSSV:
SVTH: MSSV:
SVTH: MSSV:
SVTH: MSSV:

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 /2017


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM VÀ Ý TƯỞNG THIẾT KẾ


1.1. Tổng quan về sản phẩm
1.2. Đặc tính của sản phẩm
1.3. Các phương pháp và đặc tính sản xuất sản phẩm hiện nay
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
1.5. Nội dung nghiên cứu
1.6. Giới hạn vấn đề và phương pháp nghiên cứu
1.7. Tính mới và tính sang tạo của dự án

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ


2.1. Nguyên lý thực hiện thủ công/máy hiện nay
2.2. Các phương án đề xuất
2.3. Xác định nguyên lý được chọn
2.4. Phân tích nguyên lý được chọn
2.5. Phân tích các nguyên công thực hiện
2.5. Mô hình hóa hệ thống cơ khí

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG KHÍ NÉN


3.1. Tính toán xylanh 1 (xylanh chính)
3.2. Tính toán xylanh 2 (xylanh chính)
3.3. Tính toán xylanh 3 (xylanh chính)
3.4. Tính toán van
3.5. Tính toán nguồn khí, máy nén khí, bình chứa, van điều áp..

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN


4.1. Sơ đồ hành trình bước
4.2. Thiết kế hệ thống điện điều khiển tự động
4.3. Thiết kế hệ thống điện điều khiển với panel
4.4. Kết quả mô phỏng trên Fluid-Sim

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ THỰC NGHIỆM


5.1. Kết quả chế tạo phần cơ khí
5.2. Kết quả chế tạo phần khí nén
5.3. Kết quả thiết kế phần điện điều khiển
5.4. Sản phẩm/Kết quả được thực hiện bởi hệ thống
5.5. Đánh giá kết quả/sản phẩm

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


6.1. Kết luận
6.2. Hướng phát triển tương lai
Chương 1. Tổng quan về chanh dây
1.1. Giới thiệu về chanh dây
1.1.1. Chanh dây
Chanh dây còn có các tên gọi khác là dây mát, chùm bao trứng, chanh leo. Hiện
nay trên thế giới có khoảng 12 nước trồng chanh dậy với tổng diện tích khoảng
4.500ha, hầu hết ở Nam Mỹ chiếm (2/3 diện tích), phần còn lại ở Úc và khu vực Nam
Á. Tại Đức Trọng – Lâm Đồng giống chanh dây vỏ tía được nhập từ Đài Loan có tên
khoa học là Passiflora eduis, có thể xuống giống bất cứ tháng nào trong năm.
1.1.2 Phân loại và cách bảo quản.
Có 3 loại chanh dây phổ biến: chanh dây tía (Passiflora edulis), chanh dây vàng
(Passiflora edulis flavicarpa), chanh dây lam (Passiflora coerulea). Nhưng ở Việt
Nam thường thấy hai loại phổ biến nhất là Passiflora edulis (quả tía) và Passiflora
edulis flavicarpa (quả vàng).

Hình 1.1: Chanh dây tía và chanh dây vàng


Loại quả tía có tính chất cận nhiệt đới và không thích khí hậu sương giá. Vào
mùa đông lạnh giá, cây có thể bị rụng lá. Rễ vẫn mọc tốt thậm chí nếu ngọn bị chết.
Cây phát triển không tốt vào mùa hè nóng bức. Nói chung, chanh dây tía thích ứng
với các vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân 18-200C, cao độ trung bình từ
800-1.000m, có khả năng ra hoa và đậu quả quanh năm, cho năng suất rất cao. Loại
quả vàng có tính chất nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, và không chịu được sương giá.
Đây là dạng chịu nóng, thích hợp với vùng có cao độ thấp (0-800 m) như Đồng Bằng
Sông Cửu Long, Nam Bộ.
Để trữ và bảo quản chanh dây, rửa và làm khô nhẹ nhàng rồi bỏ vào bao. Ở 10oC,
thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 2-3 tuần. Quả chanh dây sẽ ngọt nhất khi vỏ hơi
nhăn. Ở 70C có thể bảo quản trong 4-5 tuần. Tuy nhiên, phần lớn chất mùi và chất
dinh dưỡng của quả bị tổn thất trong thời gian bảo quản.
Chanh dây đỏ thường được trữ nhiệt độ 7-10oC, đổ ẩm tương đối 95%. Thời gian
bảo quản từ 3-5 tuần. Chanh dây vàng chưa chín hẳn có thể có được giú chín và trữ
ở 20oC với độ ẩm tương đối khoảng 85-90%. Ở 30oC, quá trình chín xảy ra quá nhanh
nên không thích hợp. Quả chín được giữ trong một tuần ở nhiệt độ từ 2o đến 7oC. Trái
chanh dây được trữ trong các túi polyethylene kín và không đục lỗ ở 23oC, giữ được
chất lượng tốt trong vòng hai tuần. Chanh dây được bao gói bằng giấy có bôi sáp bảo
quản được tốt hơn bằng giấy thường.
1.2 Mô tả đặc điểm
Cả chanh dây đỏ tía lẫn chanh dây vàng đều có lá dạng ba thùy, màu xanh, dài
khoảng 10-18 cm có các răng cưa bao viền ngoài, phía trên mặt lá bóng láng, ở dưới
thì có màu xanh xám và mờ hơn. Cuống có màu hơi đỏ cộng thêm hơi vàng, nhưng
có phần nghiêng về màu vàng hơn.

Hình 1.2: Lá chanh dây


Hoa đơn, có mùi thơm, hoa của chanh dây đỏ tía có chiều rộng khoảng 4.5cm
nhỏ hơn hoa của chanh dây vàng, rộng khoảng 6cm. Hoa có màu trắng ngà và ở giữa
thì màu xanh tím.

Hình 1.3: Hoa chanh dây


Hạt chanh dây có dạng bẹt (một đầu nhọn và một đầu tròn), kích thước khá nhỏ,
có màu tối (thường là đen). Bề mặt hạt hơi rỗ nhưng có độ bóng nhất định. Tùy thuộc
từng loài mà hạt chanh dây có thể hoặc không thể ăn được.

Hình 1.4: Hạt chanh dây


Quả của chanh dây đỏ tía thường là tối gần như đen, trái có dạng hình tròn hay
có hình bầu dục như quả trứng, dài khoảng 5 cm, nặng khoảng 30-45g. Quả của chanh
dây vàng có màu vàng sẫm, hình dạng gần giống với chanh dây đỏ tía, hơi dài hơn
một chút khoảng 6cm, nặng khoảng 75g.

1.3 Thành phần dinh dưỡng


Gần 84% dịch quả chanh dây là nước, còn lại là các hợp chất thơm, hợp chất màu,
các chất sinh năng lượng: đường, tinh bột, và các chất vi lượng. Chất béo và protein
chứa trong dịch quả chanh dây không đáng kể, chỉ chiếm 3- 4% tổng năng lượng cung
cấp. Chanh dây chứa nhiều vitamin C, A.

Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của chanh dây tía
Thành phần Giá trị Thành phần Giá trị

Năng lượng 97 kcal Calci 13 mg

Nước 75,1 g Photpho 64 mg

Protein 2,2 g Sắt 1,6 mg

Chất béo 0,7 g Magiê 29 mg


Carbohydrates 23,38 g Natri 28 mg

Chất xơ 10,4 g Kali 348 mg

Tro 0,8 g Kẽm 0,1 mg

Vitamin C 30 mg Đồng 0,086 mg

Vitamin A 700 I.U Acid béo no 0,059 g

Vitamin B2 0,13 mg Acid béo 1 nối đôi 0,086 g


A.béo nhiều nối
Vitamin B6 0,1 mg 0,411 g
đôi
Vitamin E 1,12 mg_ ATE Niacin 1,5 mg

1.4 Ứng dụng


1.4.1. Trong đông y
Theo Đông y, "nạc" quả chanh dây có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh
nhiệt, giải khát, làm tăng hưng phấn, tăng cường khí lực và bổ dưỡng.
Ruột chanh dây (áo hạt) có tác dụng sinh tân, giải khát, khai vị, lợi tiểu, khử nóng,
sát trùng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: Những người bị bệnh cao
huyết áp và mạch vành uống nước chanh leo có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh
nhờ axit citric kết hợp với canxi làm hoãn giải tình trạng máu bị đông do tích tụ tiểu
cầu. Chanh leo còn có tác dụng giải cảm, hạ huyết áp, giảm béo, khỏi đau, gia tăng
sự tuần hoàn của máu.
Ở Brazil, "nạc" quả được dùng như một thực phẩm bổ dưỡng và kích thích. Thổ dân
Nam Mỹ có kinh nghiệm dùng lá chanh dây tươi hoặc khô dùng làm trà để điều trị
chứng mất ngủ, loạn, và động kinh, và cũng có giá trị làm giảm đau. Ở Trung Quốc,
"nạc" quả sử dụng trong các trường hợp cơ thể suy nhược và phụ nữ bị thống kinh
(đau bụng khi hành kinh).
1.4.2 Trong Tây y
Chanh dây có tên tiếng Anh là “passion fruit” (có nghĩa: quả nồng nàn), gọi là
chanh nhưng không bà con với các cây thuộc họ cam quýt (Rutaceae). Quả chanh dây
mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới, được ưa thích không chỉ vì hương thơm nồng nàn
quyến rũ mà còn vì lợi ích cho sức khoẻ của nó.
Quả chanh dây tươi giàu beta carotene, kali, và chất xơ. Nước ép quả chanh dây
là một nguồn tốt để cung cấp acid ascorbic (vitamin C), và tốt cho những người có
bệnh huyết áp cao. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quả chanh dây có vỏ màu tím có
thể giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Trong vỏ quả chanh dây tươi và chín
có chứa chất Lycopene.
Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) là những hóa chất ức chế hoạt động
của các enzyme monoamine oxidase. Được sử dụng làm thuốc điều trị trầm cảm.
Chúng đặc biệt hiệu quả trong điều trị trầm cảm không điển hình.
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết
xuất của vỏ trái chanh dây vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờ vào 2 hoạt
chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenols. Còn giáo sư Watson (của
trường Đại Học Florida) và các cộng sự của ông thì lại chứng minh được rằng chiết
xuất từ vỏ trái chanh dây tím giúp giảm được đến 75% chứng thở khò khè ở những
người bị bệnh hen suyễn và nâng cao khả năng hít thở của họ. Tuy nhiên trong Tây y
cũng cảnh báo nhiều loài chanh dây có các alkaloid độc cần tiếp tục nghiên cứu,
không nên lạm dụng quá nhiều thức uống từ quả chanh dây.

1.4.3 Sản phẩm chanh dây hiện nay.


Nước quả giàu vitamin C, tốt cho người bị áp huyết cao. Cơm quả dùng làm sinh
tố. Hạt có thể ép dầu để làm dầu ăn hoặc chế dầu sơn. Hoa được coi là quốc hoa
của Paraguay.
Chanh dây thường được dùng để ăn tươi làm món tráng miệng như các loại trái
cây thông thường hoặc dịch quả được cô đặc làm phụ liệu để thêm vào nhằm cải thiện
mùi vị, tăng giá trị cảm quan cho các loại thực phẩm khác như nước sốt, kem, nước
giải khát, cocktail, bánh cookies, kẹo, mứt, bánh mì tươi và một số loại bánh nướng.
Từ chanh dây, người ta có thể làm mứt (bao gồm cả mứt dẻo và mứt đông) phủ lên
bề mặt bánh nướng, làm nước sốt ăn kèm với các món thịt cá hay bổ sung vào trong
quá trình làm patê.
Ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, chanh dây được sử dụng
phổ biến để làm thức uống và trong tương lai gần nó được xem là loại nước quả mới
có khả năng cạnh tranh với thị trường Mỹ.
Hình 1.5 Một số sản phẩm khác từ chanh dây

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


Đề tài này tập trung nghiên cứu các máy rút dịch chanh dây trên thị trường trong
và ngoài nước và chế tạo để đạt công suất 5000kg/h. Sản phẩm đầu ra của quá trình
nghiên cứu là một thực phẩm ăn được, do đó người thực hiện đề tài phải am hiểu về
quy trình chế biến và đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Để làm được điều này, người thực hiện đã đi tìm hiểu về quy trình chế biến chanh
dây thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ những người trực tiếp chế biến, đồng thời tìm
hiểu và nghiên cứu các máy rút ruột chanh dây đã có trước đó để cải tiến và hoàn
thiện một sản phẩm khác hoàn thiện hơn, công suất cao hơn với giá thành rẻ hơn.
Trong quá trình chiết xuất ruột quả để sử dụng, có khoảng 2/3 khối lượng nguyên
liệu quả ban đầu được thải bỏ (bao gồm 90% là vỏ và 10% là hạt). Vì vậy, trên thế
giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về việc tận dụng nguồn phế liệu trên.
Người ta thấy rằng vỏ chanh dây còn là nguồn thức ăn gia súc tốt cho các động vật
nuôi lấy sữa. Vì vậy, ở Hawaii vỏ chanh dây khô, không qua ngâm vôi, chiếm đến
22% trong khẩu phần ăn hằng ngày của gia súc (Otagaki và Matsumoto, 1958).
Hạt chanh dây còn được tận dụng để ép dầu với chất lượng cao tương tự dầu
phộng, dầu hướng dương. Dầu từ hạt chanh dây có chứa 8,9% acid béo no, 84,9%
acid béo không no nên được đánh giá cao trong việc đẩy mạnh sự tăng trưởng và khả
năng tiêu hóa khi được sử dụng ở mức 5% trong khẩu phần ăn của người Việt Nam
và khẩu phần ăn kiêng.
Sau khi dịch quả được chiết ra, ta có thể ứng dụng cho các quy trình chế biến sau
này, ví dụ để làm nước uống chanh dây, làm nước sốt. Vừa tiết kiệm thời gian cho
các quy trình sau vừa dễ dàng trong việc bảo quản và vận chuyển, đảm bảo tính liên
tục và vệ sinh.
Đề tài này được xuất phát từ thực tế, do đó tính ứng dụng thực tiễn rất cao. Hơn
nữa, khi đề tài này được đưa vào thực tế sẽ giải quyết sự tốn kém thời gian ở khâu
chiết xuất ruột chanh dây. Đồng thời với công suất 5000kg/h thì hiệu quả sản xuất sẽ
tăng lên rất cao, đáp ứng cho dây chuyền diễn ra liên tục, không còn tình trạng chờ
đợi như trước. Với mong muốn đó, người thực hiện đã đề ra mục tiêu là nghiên cứu
máy rút dịch chanh dây theo tiêu chuẩn quốc tế với công suất 5000kg/h.

1.6 Mục tiêu nghiên cứu


Mục đích của đề tài này trước tiên là để chế tạo thành công hệ thống máy chiết
xuất ruột chanh dây tự động theo tiêu chuẩn quốc tế, lượng ruột này để phục vụ nhu
cầu thực phẩm trong đời sống người Việt Nam và xuất khẩu quốc tế. Ngoài ra, người
thực hiện đề tài này còn mong muốn tích lũy thêm kinh nghiệm thông qua việc sử
dụng những kiến thức đã học để thiết kế và chế tạo một sản phẩm thực tế có tính ứng
dụng cao.
1.6.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu chế tạo Hệ thống rút ruột chanh dây theo tiêu chuẩn quốc tế có công
suất cao 5000kg/h. Để đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn
quốc tế, những bộ phận chính của hệ thống rút ruột chanh dây là thép không ghỉ dùng
trong thực phẩm - inox 304.

1.6.2 Mục tiêu cụ thể


Mục tiêu cụ thể của Thiết kế chế tạo hệ thống rút ruột chanh dây bao gồm: thiết
kế kết cấu cơ khí đơn giản hiệu quả có khả năng định hướng bộ phận cấp nguyên liệu
tự động. Thiết kế - chế tạo thử nghiệm hoàn chỉnh hệ thống khí nén rút ruột chanh
dây hiệu quả nhất. Ruột chanh dây được dẫn vào thùng chứa, vỏ được đẩy ra ngoài.
Thiết kế đảm bảo dễ dàng tháo lắp, vệ sinh thiết bị và kiểm soát chất lượng sản phẩm,
đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
1.6.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Người thực hiện chọn “Nghiên cứu máy rút ruột chanh dây” đối tượng để
nghiên cứu và đề tài này tập trung nghiên cứu và trình bày các vấn đề chủ yếu sau:
cơ cấu cấp phôi tự động, cơ cấu đụt lỗ, cơ cấu hút dịch, bỏ vỏ và một số thiết bị điện
liên quan.
Sản phẩm mà nhóm đang nghiên cứu thiết kế chế tạo mới để công nghiệp hóa tất
cả các bước từ cấp phôi đến rút ruột.

1.7 Các nghiên cứu liên quan đến đề


Quy trình các máy rút ruột chanh dây hiện tại
Trái chanh dây được
rửa sạch và bỏ cuốn

Cắt đôi trái bằng tay Băng tải chuyển chanh dây

Cơ cấu li tâm Cơ cấu ép trái

Ruột vào bể thùng chứa

Vỏ được loại bỏ

Hình 1.6 Một số quy trình rút dịch chanh dây hiện tại
Thực tế có rất nhiều phương pháp tách thịt quả. Ở Hawai, quả chanh dây sau khi
được cắt đôi sẽ được chuyển vào bộ phận ly tâm trục thẳng đứng với đáy có dạng
hình nón có lỗ đường kính 5 – 8mm. Dưới tác dụng của lực ly tâm, vỏ quả sẽ di
chuyển đi lên và được lấy ra ngoài, còn nước quả có cả hạt sẽ thoát ra ngoài qua lỗ.
Chanh dây sau khi cắt làm 2 sẽ được đưa vào khuôn và sau đó sẽ có trục quay xoay
ép lấy phần dịch quả ra ngoài vỏ.

Hình 1.7 Máy đang được sự dụng ở Hawai

Hình 1.8 Máy được sản xuất từ Triết Giang – Trung Quốc
Các loại máy trên thị trường hiện nay cho năng suất không cao, vệ sinh an toàn
thực phẩm chưa được thực hiện tốt và kích thước lớn. Hơn nữa giá thành cho mỗi
máy hiện nay khá cao nhưng lại chưa phục vụ đầy đủ yêu cầu của người đơn vị sử
dụng.
Quy trình được chia thành 3 bước như sau: cấp phôi tự động – cơ cấu rút ruột –
cơ cấu thoát vỏ - bể chứa.

Rửa sạch và bỏ vào


Cấp phôi tự động

Cơ cấu rút dịch

Cơ cấu thoát vỏ

Bể chứa ruột chanh


dây

Hình 1.9 Quy trình rút ruột chanh dây

1.8 Tính cấp thiết của đề tài


Tình hình phát triển sản xuất và các sản phẩm từ chanh dây cho thấy tiềm năng
phát triển rất lớn. Quy trình chế biến chanh dây bao gồm các công đoạn sơ chế, vệ
sinh, rút ruột…cấn một lượng lớn công nhân và máy móc. Do cần số lượng công nhân
lớn cho các quy trình sơ chế, gây khó khăn cho việc quản lý vệ sinh an toàn thực
phẩm. Hiện nay nhu cầu sản xuất các sản phẩm từ chanh dây rất lớn, do đó đã hình
thành các vùng nguyên liệu chanh dây tập trung cho đầu vào ổn định. Trên thị trường
có một số máy rút ruột chanh dây từ Trung Quốc nhưng chưa được ứng dụng rộng
rãi do chi phí cao, sau khi rút ruột chưa giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo thống kê, hiện tại có khoảng 525 loài chanh dây trên thế giới. Nhưng loại
chanh dây tía được nông dân trồng đại trà ở Việt Nam.

Hình 1.10 Chanh dây đỏ được trồng ở Đức Trọng – Lâm Đồng
Dựa trên nhu cầu cũng như tình hình thiết bị phụ trợ cho công đoạn rút ruột chanh
dây, nhóm đã nghiên cứu chế tạo máy rút ruột chanh dây. Trái chanh dây sau khi
được rửa sạch sẽ được đưa vào cơ cấu cấp phôi sau đó chanh dây sẽ được cấp cho cơ
cấu rút ruột. Thành phẩm cuối cùng của máy là ruột chanh dây đã được rút ra.
Tóm lược các nội dung tập trung nghiên cứu để hoàn thành mục tiêu đề tài như
sau: Đầu tiên, thiết kế mô phỏng và phân tích các yêu cầu cho trái chanh dây. Nghiên
cứu khảo sát và phân tích phần cơ khí của các máy để tìm cơ cấu cấp phôi phù hợp,
từ đó xây dựng mô hình máy mẫu để chế tạo thử nghiệm. Nghiên cứu thiết kế và chế
tạo cơ cấu kẹp chặt và rút ruột chanh dây. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo đầu hút hợp
lí. Nghiên cứu chọn các thiết bị để vận hành máy. Thực nghiệm, đánh giá hiệu chỉnh
máy và ứng dụng.
Chương 2. Nguyên cứu trái chanh dây
2.1 Kích thước trái chanh dây
Trái chanh dây hình cầu, bầu dục kích thước 40 -70 mm, màu tím sậm, tự rụng khi
chín. Vỏ trái mỏng, cứng, nội quả bì màu trắng. Trái mang rất nhiều hột có cơm mềm,
phần dịch chứa nhiều acid được thu hoạch.
Hầu hết các chất dinh dưỡng của quả chanh dây tập trung ở ruột chanh (áo hạt),
còn hạt chanh hầu như không có giá trị dinh dưỡng, khi vào cơ thể hạt chanh dây
không tiêu hoá được. Do vậy khi sử dụng nên tận dụng hết phần ruột chanh (áo hạt),
không nên uống cả hạt. Theo thói quen, một số người uống cả hạt chanh leo và cho
rằng như thế mới tốt là không có cơ sở. Có điều việc loại bỏ hạt chanh leo không dễ
dàng như chanh thường mà hạt chanh leo luôn mang theo áo hạt, nếu bỏ hạt đi mà
không tận dụng được hết phần áo hạt thì lại lãng phí.
2.2 Tỉ lệ ruột trong trái chanh dây

Hình 2.1 Khoảng trống giữa ruột trái chanh dây


Để thuận tiện cho việc tính toán ta xem trái chanh dây như hình cầu. Chọn kích
thước trung bình vỏ ngoài quả chanh dây là 50mm, Với bề dày lớp vỏ ngoài là 2mm
cho nên đường kính phẩn ruột còn lại là 46mm.
4 4
 𝑉1 = 𝜋𝑟 3 = . 3,14 . 233 = 50939 mm3
3 3
Trong đó: r = 23mm
Theo nghiên cứu của nhóm thì khoảng trống bên trong dịch quả là 6mm. Xem khoảng
trống là hình trụ.
 𝑉2 = πr 2 h = 3,14.32.50 = 1413 mm3
Vậy phần trăm thể tích phần ruột bên trong
𝑉1 −𝑉2 50939−1413
= ~ 0,97
𝑉1 50939
Phận ruột thì bám bên thành bên trong của trái chanh dây. Với thực nghiệm mà
nhóm đã làm thì với máy hút có công suất 1800W thì rút hầu hết phẩn ruột bên trong
của hai trái chanh dây trong bản thử nghiệm ý tưởng.
Sau khi trái chanh dây được thu hoạch và được đưa về nơi chế biến. Trước khi đưa
vào máy để rút dịch thì phải qua một giai đoạn quan trọng đó là phân loại trái chanh
dây theo kích thước quy định của máy. Kích thước tiêu chuẩn được nghiên cứu của
trái chanh dây là 50 – 70mm, nếu ngoài khoảng kích thước trên thì máy không thể rút
dịch.
Chương 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ KHÍ
Hệ thống cơ khí máy rút ruột chanh dây tự động gồm cơ cấu cấp phôi tự động, cơ
cấu rút ruột, cơ cấu thoát vỏ chanh dây, bể chứa ruột chanh dây. Toàn bộ hệ thống
chủ yếu sử dụng cơ cấu xylanh khí nén, hệ thống rút ruột sử dụng nguồn hút chân
không. Để đảm bảo công suất 2000kg/h, hệ thống sẽ sử dụng sáu đầu hút, sáu đầu hút
này hoạt động đồng thời với nhau để đảm bảo hệ thống đáp ứng đủ công suất đặt ra
theo yêu cầu.

Cơ cấu cấp Cơ cấu rút Cơ cấu thoát Bể chứa ruôt


phôi ruột phôi chanh dây
Hình 3.1: Nguyên lý cấu tạo hệ thống máy rút ruột chanh dây tự động

3.1. Hệ thống cấp phôi tự động


Nghiên cứu hệ thống cấp phôi tự động là giải quyết từng giai đoạn một cách triệt
để trong tổng thể toàn bộ hê thống cấp phôi và phải được đặt trong từng điều kiện
làm việc cụ thể của từng máy móc, thiết bị và công đoạn sản xuất. Trong quá trình
nghiên cứu hệ thống cấp phôi tự động thì mục tiêu chính cần phải đạt được đó là hệ
thống cấp phôi cần phải được hoạt động một cách ổn định và tin cậy, có nghĩa là phải
cung cấp một cách kịp thời, chính xác về vị trí trong không gian, đủ số lượng theo
năng suất yêu cầu có tính đến lượng dự trữ và thu nhận sản phẩm sau khi sản xuất
xong một cách an toàn và chính xác.
Trong thực tế hiện nay của các ngành sản xuất nói chung, người ta đang sử dụng
khá rộng rãi các cơ cấu cấp phôi bằng cơ khí, hoặc phối hợp cơ khí – điện, cơ khí –
khí nén. Với sự phát triển của lĩnh vực điều khiển tự động và Robot đã cho phép đưa
vào các tay máy, người máy làm việc theo chương trình và dễ dàng thay đổi chương
trình một cách linh hoạt thích ứng với các kiểu phôi liệu khác nhau khi cần thay đổi
các sản phẩm. Đây là một trong những tính chất rất quan trọng mà nhờ nó có thể áp
dụng công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất dạng loạt nhỏ và loạt vừa mà
vẫn có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.1.1. Ý nghĩa hệ thống cấp phôi tự động


Hệ thống cấp phôi tự động trước hết phải nằm trong các hệ thống sản xuất mang
tính tự động từng phần hay toàn phần và không thể có hệ thống sản xuất tự động mà
không có quá trình cấp phôi tự động.

Quá trình cấp phôi tự động có những ưu điểm sau:


Nâng cao năng suất do giảm thời gian phụ (là thời gian gá đặt phôi và tháo
sản phẩm sau khi gia công).
Đảm bảo được năng suất gia công theo tính toán vì nó đảm bảo được chu
kỳ cấp phôi chính xác, không bị ảnh hưởng đến các yếu tố về khách quan
như tình trạng tâm lý và trạng thái sức khỏe của con người.
Đảm bảo độ chính xác gá đặt cao vì trước khi phôi đến vị trí để cấp cho
máy gia công thì nó đã được định hướng chính xác trong không gian và
đúng tọa độ theo yêu cầu, đồng thời tốc độ di chuyển của phôi đã được
điều chỉnh để phù hợp với cơ cấu gá đặt.
Cải thiện được điều kiện làm việc cho công nhân: Giải phóng cho con
người trong các công việc lao động phổ thông nhàm chán (như lặp dii lặp
lại một động tác đơn giản): Trong các công việc nặng nhọc (như di chuyển
và gá phôi có kích thước và khối lượng lớn): Các công việc có thể gây ra
nguy hại cho sức khỏe của người công nhân như các phôi liệu có thể có
các cạnh sắc, ví dụ như các bivia, rìa mép của các phôi dập, rèn, đúc…;
Các công việc gây sự mỏi mệt cho công nhân như phải tập trung chú ý để
tìm, chọn, phân loại và định hướng (nhất là các chi tiết có hình dạng gần
giống nhau hoặc khó phân biệt về hướng).
Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và các máy móc thiết bị như: Có thể
loại khỏi dây chuyền sản xuất các phôi có nhiều sai số và khuyết tật để đảm
bảo sự làm việc ổn định cho thiết bị; Tránh tình trạng máy bị quá tải do
lượng dư quá lớn hoặc không đều; Tránh được sự rung động và các tải
trọng động có biên độ lớn trong quá trình gia công do các khuyết tật trên
phôi.

3.1.2. Phân tích phương án và chọn phương án tối ưu nhất cho hệ thống
Tùy theo hình dạng phôi cũng như kích thước của từng loại phôi cần cung cấp cho
từng hệ thống mà ta chia ra làm ba loại hệ thống cấp phôi chính là: hệ thống cấp phôi
cuộn, hệ thống cấp phôi thanh, hệ thống cấp phôi rời.
Hệ thống máy rút ruột chanh dây tự động có phôi cần cung cấp là trái chanh dây
nên ta xem là phôi rời vì thế phương án cần chọn cho hệ thống máy rút ruột chanh
dây tự động là hệ thống cấp phôi rời.Hệ thống cấp phôi rời có ba loại chủ yếu: Chi
tiết có trọng lượng lớn như các loại hộp, chi tiết có trọng lượng lớn và quay khi gia
công như các loại trục lớn, chi tiết nhỏ có hình dáng đơn giản.
Các phương án thường được sử dụng cho hệ thống cung cấp phôi rời thường là
cung cấp phôi bằng vít tải, băng tải, gàu tải, hệ thống vận chuyển bằng khí động.
3.1.3. Hệ thống cấp phôi rời bằng vít tải.

Hình 3.2: Cấu tạo cơ cấu cấp phôi bằng vít tải
Hệ thống cấp phôi rời bằng vít tải: Vít tải là máy vận chuyển vật liệu rời chủ yếu
theo phương nằm ngang. Ngoài ra vít tải có thể dùng để vận chuyển lên cao với góc
nghiêng có thể lên tới 90o, tuy nhiên góc nghiêng càng lớn hiệu suất vận chuyển càng
thấp. Vít tải gồm có một trục vít xoắn ốc quay được trong lòng một máng hình nửa
trụ. Trường hợp góc nghiêng lớn, vít tải quay trong ống trụ thay cho máng. Máng của
vít tải gồm nhiều đoạn dài từ 2 m đến 4 m, đuờng kính trong lớn hơn đường kính cánh
vít khoảng vài mm, được ghép với nhau bằng bích và bulông. Trục vít làm bằng thép
ống trên có cánh vít. Cánh vít làm từ thép tấm được hàn lên trục theo đường xoắn ốc
tạo thành một đường xoắn vô tận. Trục vít và cánh quay được nhờ các ổ đỡ ở hai đầu
máng. Nếu vít quá dài thì phải lắp những ổ trục trung gian, thường là ổ treo, cách
nhau khoảng 3-4 m. Khi trục vít quay sẽ đẩy vật liệu chuyển động tịnh tiến trong
máng nhờ cánh vít, tương tự như chuyển động của bulông và đai ốc. Vật liệu trượt
dọc theo đáy máng và trượt theo cánh vít đang quay. Vít tải chỉ có thể đẩy vật liệu di
chuyển khi vật liệu rời, khô. Nếu vật liệu ẩm, bám dính vào trục sẽ quay theo trục,
nên không có chuyển động tương đối giữa trục và vật liệu, quá trình vận chuyển
không xảy ra. Để có thể chuyển được các nguyên liệu dạng cục hoặc có tính dính
bám, cần chọn loại cánh vít có dạng băng xoắn hoặc dạng bơi chèo, tuy nhiên năng
suất vận chuyển bị giảm đáng kể.

Ưu điểm của hệ thống cấp phôi bằng vít tải: Chúng chiếm chỗ rất ít, với cùng
năng suất thì diện tích tiết diện ngang của vít tải nhỏ hơn rất nhiều so với tiết diện
ngang của các máy vận chuyển khác. Bộ phận công tác của vít nằm trong máng kín,
nên có thể hạn chế được bụi khi làm việc với nguyên liệu sinh nhiều bụi. Giá thành
thấp hơn so với nhiều loại máy vận chuyển khác.
Nhược điểm của hệ thống cấp phôi bằng vít tải: Chiều dài cũng như năng suất bị
giới hạn, thông thường không dài quá 30 m với năng suất tối đa khoảng 100 tấn/giờ.
Chỉ vận chuyển được vật liệu rời, không vận chuyển được các vật liệu có tính dính
bám lớn hoặc dạng sợi do bị bám vào trục. Trong quá trình vận chuyển vật liệu bị đảo
trộn mạnh và một phần bị nghiền nát ở khe hở giữa cánh vít và máng. Ngoài ra nếu
quãng đường vận chuyển dài, vật liệu có thể bị phân lớp theo khối lượng riêng. Năng
lượng tiêu tốn trên đơn vị nguyên liệu vận chuyển lớn hơn so với các máy khác.
3.1.4. Hệ thống cấp phôi rời bằng băng tải.

Hình 3.3: Cấu tạo cơ cấu cấp phôi bằng băng tải
Băng tải là một máy vận chuyển vật liệu rời theo phương ngang bằng cách cho
vật liệu nằm trên một mặt băng chuyển động. Vật liệu sẽ được mang từ đầu nầy tới
đầu kia của băng và được tháo ra ở cuối băng.
Băng tải gồm một băng bằng cao su hoặc vải hoặc bằng kim loại được mắc vào
hai puli ở hai đầu. Bên dưới băng là các con lăn đỡ giúp cho băng không bị chùng khi
mang tải. Một trong hai puli được nối với động cơ điện con puli kia là puli căng băng.
Tất cả được đặt trên một khung bằng thép vững chắc. Khi puli dẫn động quay kéo
băng di chuyển theo.
Vật liệu cần chuyển được đặt lên một đầu băng và sẽ được băng tải mang đến đầu
kia. Trong nhiều trường hợp cần phải tháo liệu giữa chừng có thể dùng các tấm gạt
hoặc xe tháo di động. Thông thường puli căng là puly ở vị trí nạp liệu, còn puli dẫn
động ở phía tháo liệu vì với cách bố trí như vậy nhánh băng phía trên sẽ là nhánh
thẳng giúp mang vật liệu đi dễ dàng hơn. Để tránh hiện tượng trượt, giữa puli và băng
cần có một lực ma sát đủ lớn, do đó băng cần phải được căng thẳng nhờ puli căng
được đặt trên mỗi khung riêng có thể kéo ra phía sau được.
Ưu điểm của phương pháp cấp phôi rời bằng băng tải: Hệ thống băng tải được
cấu tạo đơn giản, linh hoạt dễ dàng sử dụng mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản
xuất, hhả năng vận chuyển hàng hóa theo nhiều hướng khác nhau một cách dễ dàng
và thuận tiện, băng tải có thể điều chỉnh độ nghiêng với khoảng cách lớn. Các linh
kiện, phụ kiện đều được đảm bảo chất lượng. Năng suất vận hành cao, không gây
tiếng ồn khi làm việc. Số lượng vận chuyển lớn tùy thuộc vào loại băng tải. Không
tiêu hao nhiều điện năng trong quá trình vận hành. Dễ dàng sửa chữa, bảo trì khi gặp
sự cố. Giá thành hợp lý.

Nhược điểm của phương pháp cấp phôi rời bằng băng tải: Vốn đầu tư ban đầu
lớn. Một số hệ thống băng tải khó di chuyển, không vận chuyển được các sản phẩm
quá kích cỡ. Đối với các sản phẩm hạt, vụn… có thể bị hoa hụt, rơi vật liệu trong quá
trình vận chuyển. Khi vận chuyển xa và địa hình không thẳng đòi hỏi phải có nhiều
hệ thống kết hợp lại với nhau.
Các đặc điểm của hệ thống cấp phôi rời bằng băng tải: Không làm hư hỏng vật liệu
do vật liệu không có chuyển động tương đối với mặt băng. Có thể áp dụng cho nhiều
loại sản phẩm khác nhau như các loại vật liệu rời, vật liệu đơn chiếc hoặc các loại vật
liệu không đồng nhất, có khả năng vận chuyển tương đối xa. Chiếm nhiều diện tích
và không gian lắp đặt và tiêu tốn năng lượng trên một đơn vị khối lượng vận chuyển
tương đối cao.

3.1.5. Hệ thống cấp phôi rời bằng gàu tải.


Gàu tải là thiết bị vận chuyển vật liệu rời theo phương thẳng đứng. Cấu tạo của
gàu tải gồm có hai puli đặt trong một thân làm bằng thép mỏng. Một đai dẹt trên đó
có bắt các gàu múc được mắc vào giữa hai puli. Puli trên cao được truyền động quay
nhờ động cơ điện thông qua hộp giảm tốc, còn puli dưới được nối với bộ phận căng
đai có nhiệm vụ giữ cho đai có đủ độ căng cần thiết bảo đảm đủ lực ma sát giữa đai
và puli.
Vật liệu được mang lên cao nhờ các gàu múc di chuyển từ dưới lên. Gàu múc vật
liệu từ phía chân gàu đi lên phía trên và đổ ra ngoài theo hai phương pháp chủ yếu là
đổ nhờ lực ly tâm và nhờ trọng lực. Ở phương pháp ly tâm, gàu chứa đầy vật liệu khi
đi vào phần bán kính cong của puli trên sẽ xuất hiện lực ly tâm, có phương thay đổi
liên tục theo vị trí của gàu. Hợp lực của trong lực và lực ly tâm làm cho vật liệu văng
ra khỏi gàu và rơi xuống đúng vào miệng ống dẫn vật liệu ra. Lực ly tâm sinh ra phụ
thuộc vào vân tốc quay của puli, nếu số vòng quay của puli lớn, lực ly tâm lớn làm
vật liệu văng ra ngoài sớm hơn, rơi trở lại chân gàu. Nếu quay chậm, lực ly tâm nhỏ
vật liệu ra khỏi gàu chậm và không văng xa được, do đó vật liệu không rơi đúng vào
miệng ống dẫn vật liệu. Số vòng quay của puli phải phù hợp mới có thể đổ vật liệu
đúng vào ống dẫn vật liệu ra.
Ưu điểm của phương pháp cấp phôi rời bằng gầu tải: Khả năng vận chuyển lớn,
có khả năng vận chuyển được vật liệu ở nhiệt độ cao, có khả năng vận chuyển vật
liệu lên rất cao
Nhược điểm của phương pháp cấp phôi rời bằng gầu tải: Chi phí lắp đặt cao và
kết cấu, trọng lượng gầu tải lớn
Hình 3.4: Cấu tạo cơ
cấu cấp phôi bằng
gàu tải

3.1.6. Hệ thống cấp phôi rời bằng phễu rung


Cấu tạo của ống quay: Ống quay có thể được gắn thêm phễu phụ nhỏ 2 như hình
b, c và bên trên có gắn thêm một chốt 3 để đảo phôi tránh cho phôi bị kẹt trog quá
trình định hướng.
1: Phễu cố định
2: Phễu quay
3: Chốt gạt

Hình 3.5: Cấu tạo cơ cấu bằng phễu rung


Nguyên lý làm việc của phễu cấp phôi làm việc như sau: Phôi được chứa lộn xộn
trong phễu cố định 1. Khi hoạt động thì ống quay 2 sẽ quay làm xáo trộn phôi và làm
cho phôi rơi theo đường ống của phễu quay theo trục tâm thẳng đứng theo đúng hướng
ta mong muốn. Có thể dùng hệ thống bánh răng côn hộp giảm tốc và động cơ để
truyền động cho ống quay 2.
Ưu điểm: Định hướng chính xác và không gây kẹt phôi.
Nhược điểm: Năng suất không cao, kết cấu phức tạp, khó thi công, giá thành cao.

3.1.7. Hệ thống cấp phôi rời kiểu giá nâng


Nguyên lý làm việc và năng suất của phễu cấp phôi kiểu giá nâng là khi phôi
chứa trong phễu giá nâng tịnh tiến xuống vị trí thấp nhất (đáy phễu), phôi lên mặt
nghiêng của giá, giá sẽ tịnh tiến lên vị trí cao, lúc đó phôi lăn vào máng và được đưa
tới vị trí gia công nhờ băng tải hoặc cơ cấu đẩy cơ khí.
Hệ thống cấp phôi kiểu giá nâng phù hợp với kiểu phôi có dạng trục dài, tròn
v.v… đối với cơ cấu cấp phôi kiểu giá nâng thì năng suất cung cấp phôi sẽ không cao
nhưng lại đảm bảo được tính chính xác và nhịp độ hoạt động của máy, để năng cao
năng suất của máy có thể lắp hai giá nâng trong cùng một phễu.
Dung tích của phễu phải phù hợp với năng suất máy. Để truyền động cho các
chuyển động trong phễu, có thể dùng khí nén, thủy lực, động cơ và bộ truyền cơ khí,
nhiều khi cũng có thể lấy từ một xích truyền động từ máy cắt. Khi thiết kế cần lựa
chọn giá nâng phù hợp với từng loại phôi cần cung cấp.
Ưu điểm của cơ cấu cấp phôi rời bằng giá nâng: Dễ thiết kế gọn nhẹ, kết cấu đơn
giản, giá thành chế tạo rẻ.
Nhược điểm của cơ cấu cấp phôi rời bằng giá nâng: Năng suất không cao, dễ kẹt
phôi

1: Phễu chứa
phôi
2: Cơ cấu cam
đẩy
3: Cơ cấu định
hướng đứng
4: Phôi
5: Máng dẫn
6: Cơ cấu gạt

Hình 3.6: Cấu


tạo cơ cấu cấp phôi giá nâng bằng cơ cấu cam

Kết luận chọn ra phương án phù hợp cho hệ thống rút ruột chanh dây tự động:
Qua tất cả các phương pháp cấp phôi rời: Vít tải, băng tải, gầu tải, giá nâng mỗi
phương án đều có ưu điểm và nhược điểm cho từng loại nhưng cơ cấu giá nâng là
phù hợp nhất đối với hệ thống rút ruột chanh dây tự động vì phôi cần cung cấp đúng
theo nhịp đảm bảo độ chính xác và nhất là ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của phôi,
dễ thiết kế chế tạo ít cơ cấu chuyển động tiết kiệm được thời gian chế tạo, hạ giá
thành hệ thống nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của cơ cấu mang lại cũng như kích thước
cơ cấu gọn nhẹ làm giảm kích thước hệ thống cũng như khối lượng nên dễ vận chuyển
hệ thống.

3.3. Tính toán thiết kế hệ thống cơ cấp phôi tự động


Như vậy sau khi phân tích và chọn được phương án cấp phôi cho hệ thống rút
ruột chanh dây tự động là cơ cấu cấp phôi kiểu giá nâng. Trong cơ cấu này ta sẽ cần
tính toán và thiết kế giá nâng, ổ chứa phôi, máng dẫn, chọn phương pháp chuyển động
và truyền động. Trong phần này ta phải thiết kế cơ cấu cấp phôi sao cho phù hợp về
yêu cầu công suất của hệ thống đảm bảo về mặt chính xác, phôi không bị hư hỏng,
cơ cấu dễ dàng tháo lắp để vệ sinh máy sau mỗi lần hoạt động.

Thiết kế Thiết kế ổ Thiết kế máng Phương pháp


giá nâng chứa phôi dẫn
Hình 3.7: Sơ đồ thiết kế cơ cấu cấp phôi tự động

3.3.1. Thiết kế giá nâng


Giá nâng được xem là bộ phận chính trong cơ cấu cấp phôi rời kiểu giá nâng, là
bộ phận đóng vai trò chia phôi, nâng phôi từ ổ chứa phôi lên máng dẫn, đảm bảo phôi
đưa lên máng dẫn theo từng phôi một. Theo như yêu cầu công suất là 5000kg/h ta sẽ
thiết kế giá nâng đáp ứng đủ công suất của máy.
Theo như kích thước của chanh dây loại ba có kích thước chiều dài là 55 – 68mm,
chiều rộng là 40 – 55mm nên ta sẽ thiết kế giá nâng có chiều ngang là 70mm và chiều
cao là 60mm kích thước vừa đủ chứa một phôi cũng như đảm bảo không có trường
hợp hai phôi vào cùng một giá nâng.
Kích thước của giá nâng đảm bảo đủ để chứa một phôi để đưa phôi lên máng dẫn
không quá to để tránh trường hợp một giá nâng cấp hai phôi trong một quy trình và
cũng không quá nhỏ để phôi bị trượt ra ngoài giá nâng khi giá nâng tịnh tiến lên vị trí
máng dẫn cấp phôi cho hệ thống.
Hình
3.8: Tổng thể hệ thống cấp phôi tự động

Để đảm bảo khi giá nâng tịnh tiến đi lên phôi đi vào máng dẫn ta cần phải tạo một
góc nghiêng ở phần trên giá nâng lợi dụng trọng lực và góc nghiêng sẽ làm cho phôi
lăn vào máng dẫn mà không bị lăn ngược lại vào ổ chứa phôi. Ta sẽ chọn góc nghiêng
giữa mặt phẳng ngang và bề mặt của giá nâng là 300 đủ để phôi lăn ra khỏi giá nâng
khi tới máng dẫn.

Hình 3.9: Giá nâng sau khi tạo góc


nghiêng
Sau khi tính toán được kích thước của giá nâng nhóm đã thiết kế và tiến hành
thử nghiệm cơ cấu cấp phôi bằng giá nâng, tuy nhiên khi thử nghiệm trong trường
hợp phôi chứa chỉ xếp theo một hàng trong ổ chứa phôi thì cơ cấu vận hành tốt đáp
ứng đúng yêu cầu đưa ra nhưng khi ổ chứa phôi đầy thì cơ cấu cấp phôi lại hoạt động
không đúng như yêu cầu đưa ra đó là trường hợp đưa hai phôi lên máng dẫn trong
một lần hoạt động.
Phôi 2

Phôi 1

Hình 3.10: Cơ cấu cấp phôi bị lỗi


Trong trường hợp ở hình trên khi phôi 1 có kích thước lớn hơn phôi 2 dưới tác
dụng lực của các phôi còn lại sẽ ép cho phôi 1 và phôi 2 vào sát thành của ổ chứa
phôi nên khi giá nâng tịnh tiến đi lên sẽ đẩy cả phôi 1 và phôi 2 vào máng dẫn nên
kết quả đem lại không như mong muốn và cần phải khắc phục điểm này.
Để khắc phục lỗi trên ta sẽ gắn thêm hai vách hai bên giá nâng và một vách
nghiêng 300 ngược hướng so với góc nghiêng của giá nâng làm như vậy thì mỗi lần
giá nâng tịnh tiến sẽ chỉ có một phôi vào giá nâng và mặt nghiêng phía trên sẽ đẩy
phôi không ở nơi chứa vào ổ chứa phôi.

3.3.2. Tính toán công suất cấp phôi


Để đáp ứng được yêu cầu về công suất của hệ thống rút ruột chanh dây là
5000Kg/h ta cần tính toán số lượng phôi cung cấp cho hệ thống để biết được trong
một giá nâng của cơ cấu cấp phôi có đáp ứng được công suất của hệ thống hay không.
Ta có công thức tính công suất:
Q = m.n (phôi/phút)
Trong đó
m: số phôi có thể nằm cùng một lúc trên giá nâng
n: số hành trình kép trong một phút của giá nâng. Nói chung n = 15÷20
lần/phút
Vậy ta có: Q = 1.(15÷20) = 15÷20 phôi/phút
Với số lượng phôi cung cấp như trên mà để đáp ứng được yêu cầu của hệ thống
là chưa đủ, cần phải tăng thêm cơ cấu cấp phôi giá nâng thêm nhưng làm như vậy thì
hệ thống sẽ rất tốn kém, phức tạp, hoạt động không hiệu quả, điều khiển phức tạp nên
ta sẽ kết hợp trong một giá nâng nhưng chứa được nhiều phôi hơn cho một lần tịnh
tiến lên xuống, ta sẽ tăng chiều ngang của giá nâng lên sức chứa khoảng 5 đến 6 phôi
và giữa các phôi sẽ thêm các vách ngăn vừa đủ để chứa phôi cũng như có tác dụng
cung cấp từng phôi rời cho hệ thống làm việc hiệu quả.
Như đã thiết kế ở trên thì giá nâng có chiều ngang là 70mm cho một phôi, và để
đảm bảo được yêu cầu hệ thống ta sẽ thêm chiều ngang giá nâng có sức chứa đến 6
phôi cho một hành trình hoạt động kết hợp nhiều giá nâng riêng biệt lại làm một giá
nâng lớn hơn để đơn giản hóa cơ cấu cũng như làm cho hệ thống gọn nhẹ, đơn giản
dễ chế tạo.
Sau khi chọn giá nâng cung cấp trong một hành trình là 6 phôi thì kích thước
chiều ngang của giá nâng sẽ là 420mm cộng thêm 7 vách ngăn giữa các phôi là 2mm
nên kích thước chiều ngang là 434mm, kích thước chiều cao vẫn giữ nguyên là 60mm.

Hình 3.11: Hình ảnh giá nâng phôi sau khi tinh toán và thiết kế
Công suất cấp phôi sau khi thiết kế lại giá nâng
Q = m.n = 6.(15÷20) = 90 ÷ 120 phôi/phút
Với khối lượng là từ 15 quả/Kg vậy trong một phút cơ cấu sẽ cấp được từ
6kg/phút vậy trong một giờ sẽ cung cấp được 360Kg.Sau khi thiết kế và chế tạo lại
giá nâng và cho cơ cấu cấp phôi chạy thử thì cơ cấu hoạt động đúng như yêu cầu là
cung cấp từng phôi một theo quy trình, không bị độn phôi, chất lượng phôi không bị
ảnh hưởng.

3.3.4. Chọn phương pháp truyền lực chuyển động cho cơ cấu cấp phôi.
Cơ cấu cấp phôi chuyển động theo phương pháp tịnh tiến giá nâng lên xuống, khi
giá nâng ở vị trí dưới cùng phôi sẽ lăn vào các ngăn chứa phôi, khi giá nâng đi lên
phôi vẫn trong ngăn chứa chỉ khi giá nâng tới ví trị máng dẫn nhờ góc ngiêng của
ngăn chứa mà phôi sẽ lăn vào máng dẫn đến nơi làm việc tiếp theo.
Để chọn được phương án chuyển động nào cho cơ cấu cấp phôi kiểu giá nâng,
cần tìm hiểu một số phương pháp chuyển động tịnh tiến thông dụng phân tích ưu
nhược điểm để chọn phương án tối ưu nhất.

3.3.4.1. Cơ cấu tay quay – con trượt


Cơ cấu tay quay con trượt là cơ cấu biến đổi chuyển động tròn của tay quay thành
chuyển động tịnh tiến của con trượt hoặc biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt
thành chuyển động quay tròn của tay quay. Gồm có 2 loại là cơ cấu tay quay con trượt
chuyển động chính tâm và cơ cấu tay quay con trượt lệch tâm.
Cấu tạo:
1. Tay quay
ôs
2.Thanh truyền
3. Con trượt
4.. Giá đỡ

Hình 3.12: Cấu tạo cơ cấu tay quay con trượt


Nguyên lý làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền
chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4.
Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua
lại của con trượt.
Ưu điểm: Độ bền cơ cấu cao, hoạt động chính xác theo chu kỳ
Nhược điểm: Khó điều khiển được tốc độ và vị trí vì nó phụ thuộc vào chiều dài
của tay quay, khó chế tạo và lắp đặt
Qua cấu tạo, nguyên lý làm việc và ưu nhược điểm của cơ cấu tay quay con
trượt ta thấy cơ cấu này thích hợp với các chuyển động liên tục như pittong trục
khuỷu, cần phải có hệ thống bôi trơn cho cơ cấu. Hệ thống máy rút ruột chanh dây tự
động liên quan đến thực phẩm mà cơ cấu tay quay con trượt cần có hệ thống bôi trơn
bằng dầu nhớt nên không đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thêm nữa
cơ cấu tay quay con trượt chiếm diện tích lớn và khó chế tạo nên không phù hợp với
cơ cấu cấp phôi của hệ thống rút ruột chanh dây tự động.
3.3.4.2. Cơ cấu bánh răng thanh răng
Cơ cấu bánh răng thanh răng là cơ cấu biến đổi chuyển động quay của bánh răng
thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng hoặc biến đổi chuyển động tịnh tiến của
thanh răng thành chuyển động quay của bánh răng.

Hình 3.13: Cấu tạo cơ cấu bánh răng thanh răng


Nguyên lý làm việc: Cơ cấu bánh răng thanh răng thực hiện truyền chuyển động
hoặc thay đổi dạng chuyển động nhờ sự ăn khớp của các răng trên bánh răng và thanh
răng.
Ưu điểm: Kích thước nhỏ, khả năng tải lớn, hiệu suất cao, làm việc tốt trong phạm
vi vận tốc lớn
Nhược điểm: Chế tạo tương đối phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao, gây tiếng ồn
khi vận hành
Qua cấu tạo, nguyên lý làm việc và các ưu nhược điểm của cơ cấu bánh răng
thanh răng ta thấy cơ cấu này phù hợp cho các máy móc vận hành chính xác cao, chịu
tải nặng và cần phải có dầu nhớt bôi trơn cho cơ cấu, giống với có cấu tay quay con
trượt cơ cấu bánh răng thanh răng không đáp ứng được vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm cũng như cơ cấu khó chế tạo, cần phải có một lực cấp cho bánh răng là động
cơ nên tốn nhiều công sức chế tạo, khó lắp đặt, giá thành cao nên cơ cấu bánh răng
thanh răng cũng không phù hợp cho hệ thống rút ruột chanh dây tự động.
3.3.4.3. Cơ cấu trục vít – đai ốc
Cơ cấu trục vít đai ốc được dùng để biết chuyển động quay thành chuyển động
tịnh tiến. Tùy theo dạng chuyển động của vít và đai ốc có thể chia ra các loại: Vừa
quay vừa tịnh tiến đai ốc cố định với giá, đai ốc quay vít tịnh tiến, vít quay đai ốc tịnh
tiến, đai ốc vừa quay vừa tịnh tiến vít cố định.

Hình 3.12: Cấu tạo cơ cấu vít đai ốc


Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, thắng lực lớn, thực hiện được dịch chuyển chậm,
kích thước nhỏ, chịu được lực lớn. Thực hiện được các dịch chuyển chính xác cao.
Nhược điểm: Hiệu suất thấp do ma sát trên ren, chóng mòn.
Qua cấu tạo, nguyên lý và ưu nhược điểm của cơ cấu vít đai ốc thì cơ cấu phù
hợp với các máy yêu cầu độ chính xác cao, chịu tải lớn như trên máy tiện, cơ cấu bàn
dao máy phay. Với hệ thống rút ruột chanh dây tự động cơ cấu này có thể sử dụng
nhưng do cơ cấu di chuyển chậm nếu di chuyển nhanh sẽ gây tiếng ồn, thiết bị chóng
mòn không đáp ứng được yêu cầu đạt ra nên cơ cấu vít đai ốc là không phù hợp.

3.3.4.4. Cơ cấu cam


Cơ cấu cam là cơ cấu có khớp loại cao, thực hiện chuyển động qua lại của
khâu bị dẫn nhờ vào đặc tính hình học của thành phần khớp cao trên khâu dẫn. Trong
cơ cấu cam, cam và cần được nối với giá bằng khớp thấp (khớp trượt, khớp quay), và
nối với nhau bằng khớp cao. Thông thường cam nối với giá bằng khớp quay, khi cần
nối với giá bằng khớp trượt ta được cơ cấu cam cần đẩy, cần khi đó sẽ chuyển động
tịnh tiến qua lại; khi cần nối với giá bằng khớp quay ta được cơ cấu cam cần lắc, cần
khi đó chuyển động lắc qua lắc lại. Thành phần khớp cao trên cam nối cam với cần
là 1 đường cong kín gọi là biên dạng cam.

Hình 3.13:
Cấu tạo cơ cấu cam
Khâu dẫn của cơ cấu gọi là cam, còn khâu bị dẫn gọi là cần.
AB là kích thước động của khâu 1, thay đổi trong quá trình làm việc.
Khớp cao giữa khâu 1 và khâu 2 là B.

Phân loại:
Cơ cấu cam phẳng: các khâu chuyển động của một mặt phẳng hay trong các
mặt phẳng song song nhau
Theo chuyển động của cam: cam quay, cam tịnh tiến
Theo chuyển động của cần: lắc, tịnh tiến, chuyển động song phẳng
Theo dạng đáy của cần: bằng, nhọn, con lăn, biên dạng bất kỳ

Hình 3.14: Các loại cơ cấu cam phẳng

Cơ cấu cam không gian: các khâu chuyển động trong các mặt phẳng không
song song nhau

Hình 3.15: Cơ cấu cam không gian


Qua phân tích cơ cấu cam và các loại cơ cấu cam, ta thấy cơ cấu này tương đối
phức tạp, khó chế tạo, yêu cầu tính toán nhiều nhưng hoạt động ổn định, độ chính xác
cao, đường chuyển động phụ thuộc hoàn toàn vào cam. Hệ thống cấp phôi của máy
rút ruột chanh dây tự động khi sử dụng cơ cấu này sẽ phải tính toán rất nhiều, chi phí
chế tạo cao, khó lắp đặt, tốn nhiều động cơ truyền lực nên cơ cấu vít đai ốc không
phù hợp cho cơ cấu cấp phôi của máy rút ruột chanh dây tự động.

3.3.4.5. Cơ cấu xylanh khí nén


Xy lanh khí nén (hay ben khí nén) là thiết bị cơ được vận hành bằng khí nén. Cụ
thể, xi lanh khí nén hoạt động bằng cách chuyển hóa năng lượng của khí nén thành
động năng, khiến pít tông của xi lanh chuyển động theo hướng mong muốn, qua đó
truyền động đến thiết bị.
Khi đưa khí nén vào xi lanh, và lượng khí được đưa vào tăng dần lên, theo đó sẽ
chiếm không gian trong xy lanh và khiến pít tông dịch chuyển, truyền động điều khiển
thiết bị bên ngoài.
Phân loại: Trên thị trường có rất nhiều loại xi lanh khác nhau về chủng loại, mẫu
mã và xuất xứ, nhưng chúng ta có thể phân thành hai loại:
Xy lanh tác động đơn: Là loại xy lanh sử dụng khí nén để dịch chuyển pít tông
xy lanh dịch chuyển theo hướng nhất định.
Xy lanh tác động kép: Double Acting(DAC) là loại xy lanh cho phép ứng dụng
lực đẩy khí nén hai hướng hành trình di chuyển, cơ cấu dẫn động có thanh đẩy
ở hai đầu pittong.

Hình 3.16: Cấu tạo xylanh khí nén


Ưu điểm: Dễ dàng lắp đặt và điều khiển, hoạt động ổn định vận tốc di chuyển có
thể đạt vận tốc cao, giá thành tương đối rẻ.
Nhược điểm: Cần nguồn cung khí nén từ bên ngoài, lực truyển tải trọng thấp, khí
thoát từ các đường dẫn gây ra tiếng ồn.
Qua phân tích cơ cấu xylanh khí nén ta thấy đây là phương pháp tịnh tiến được
sử dụng tương đối phổ biến vì tính phổ thông cũng như dễ dàng lắp đặt, có sẵn trên
thị trường mà không cần chế tạo, thiết bị sử dụng khí nên hoàn toàn không làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm của hệ thống rút ruột chanh dây, dễ dàng điểu khiển,
cơ cấu gọn gàng thu nhỏ được kích thước cũng như trọng lượng máy, vận tốc di
chuyển nhanh đáp ứng được công suất cấp phôi của hệ thống nên cơ cấu xylanh khí
nén là phù hợp nhất cho cơ cấu cấp phôi của hệ thống rút ruột chanh dây tự động.
Chương 4. Hệ thống điều khiển
4.1. Sơ đồ khối:

Xylanh 1

Xylanh 2
Bộ rơ-le điều
khiển van truyền
động Xylanh 3

Xylanh 4

Đầu hút 1
Bảng điều Mạch điều
khiển khiển
Đầu hút 2

Đầu hút 3
Bộ rơ-le điều
khiển van hút Đầu hút 4

Đầu hút 5
Hình 4.1 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển cơ cấu

Đầu hút 6

4.2. Phương pháp điều khiển.


Như đã đề cập ở phần trước cơ cấu truyền động ta chọn là xi lanh khí nén và xi lanh
khí nén được phân loại như sau: Rơ-le điều khiển
Máy hút
4.2.1. Xy lanh tác động một chiều. máy hút
Hình 4.2 Cấu tạo xy lanh tác động một chiều
Đối với dòng xy lanh này khí nén được sử dụng để sinh công từ một phía của
piston, piston lùi về bằng lực đẩy của lò xo hay từ lực bên ngoài tác động về. Thông
thường đối với xy lanh đơn ta thường thấy trên xy lanh có một lỗ cấp nguồn khí nén
và một lỗ thoát khí. Để điều chỉnh dòng khí nén cho xy lanh thông thường dùng van
điện từ khí nén 3/2 (3 cửa 2 vị trí). Loại xi lanh này có thể được gắn thẳng đứng và
có khả năng nâng các vật được tải dịch chuyển trở về vị trí ban đầu nhờ vào bản thân
trọng lượng của chúng. Sử dụng lò xo thì có tác dụng giảm chấn cho xi lanh, hạn chế
sự tác động của các lực va đập hay các lực khác từ bên ngoài và giúp xi lanh làm việc
lâu bền hơn.
Vì loại xy lanh này chỉ tạo được lực khí nén ở một hướng và khi dùng xy lanh
tác động đơn thì lực đẩy của khí nén sẽ bị giảm đi do lực tác động của lò xo đối nghịch
lại nên lực đẩy của luồng khí sẽ không đạt hiệu quả tốt nhất nên trong trường hợp này
chúng ta không dùng loại xy lanh này.
4.2.2. Xy lanh khí nén tác động kép

Hình 4.3 Cấu tạo xy lanh tác động kép


Xy lanh khí nén hai chiều dòng khí được sử dụng dùng để sinh lực đẩy piston
từ hai phía, đối với dạng này xy lanh có hai lỗ cùng cấp nguồn khí nén và thoát khí
luân phiên A và B, khi lỗ A cấp nguồn thì lỗ B thoát khí nên xy lanh đẩy, khi lỗ A
thoát khí và lỗ B cấp nguồn thì xi lanh kéo, để điều khiển khí nén cấp cho van ta lại
sử dụng các dòng van điện từ chia khí, 4/2, 5/2 hoặc 5/3 một đầu cuộn solenoid hoặc
hai đầu đều được. Do diện tích hai mặt piston khác nhau vì vậy nên lực tác dụng lên
piston cũng khác nhau (về cơ bản lực đẩy bao giờ cũng lớn hơn lực kéo), có hai dạng
xy lanh kép thường gặp đó là: Xy lanh kép không có đệm giảm chấn không điều chỉnh
được hành trình và xy lanh kép có đệm giảm chấn có thể điều chỉnh được hành trình.
Vì loại xy lanh này tạo được dòng khí nén hai hướng, lực đẩy của khí nén sẽ có
hiệu suất tối đa do không có lò xo đối nghịch, loại xy lanh này có thể dễ dàng điều
khiển bằng van 5/2 hai cuộn solenoid điều khiển nên loại xy lanh này là thích hợp.
Vì vậy ta chọn xy lanh khí nén tác động kép để thực hiện quá trình truyền động cho
máy.
4.2.3. Van điều khiển
Khi đã chọn được xy lanh khí nén tác động kép là phương pháp truyền động thì ta
phải tính đến việc chọn phương pháp điều khiển xy lanh đó.
Để điều khiển xy lanh ta có hai phương pháp.
Phương pháp 1: Dùng các van điều khiển bằng khí nén để điều khiển xy lanh.
Hình 4.4 Cấu tạo van điều khiển bằng khí nén
Van điều khí nén là loại van được điều khiển bằng áp lực của khí nén. Khí nén
được cấp vào bộ điều khiển khí sẽ tác động làm cho xy lanh của bộ khí nén chuyển
động, cơ cấu xy lanh này sẽ biến chuyển động của xy lanh thành chuyển động quay
của trục van (thông thường trục của van sẽ quay một góc 90 độ) và sẽ tác động đến
trạng thái của van giúp van chuyển trạng thái từ đóng sang mở hoặc mở sang đóng.
Phương pháp này dùng các nút nhấn khí nén và các đường ống để điều khiển van
nên độ chính xác và độ nhanh sẽ không cao và phương pháp này sẽ chiếm nhiều
không gian trong máy nên sẽ không được chọn.
Phương pháp 2: Dùng các van điều khiển bằng điện 24V solenoid.
Phương pháp này đơn giản, chiếm ít không gian máy, dễ thực hiện, có thể điều
khiển bằng rơ le nên việc đóng ngắt rất nhanh. Vì vậy phương pháp này sẽ được chọn
để điều khiển xy lanh.
Để điều khiển xy lanh tác động kép ta dùng van điện từ 5/2 (5 cửa 2 vị trí) có hai cuộn
solenoid.

- 1 là đầu cấp khí.


- 3 và 5 là 2 cổng xả.
- 2 và 4 là 2 cổng nối với xy lanh.
- Y1 và Y2 là 2 đầu solenoid điều khiển.

Hình 4.5 Sơ đồ nguyên lý van 5/2 solenoid 2 chiều

4.2.4. Điều khiển van.


Để điều khiển van ta phải dùng tín hiệu điều khiển 24V, do đó ta có 2 cách để
điêu khiển là dùng PLC và relay.
Với PLC có đầy đủ nhưng đặc điểm của một vi điều khiển (như timer/counter,
adc, I/0) tuy nhiên PLC có những tính năng ưu việt hơn nhiều như khả năng ghép nối
module, ghép nối mạng theo chuẩn PROBUS, modbus,.v.v và có tính ổn định cao,
rất thuận tiện trong ứng dụng công nghiệp, trong các dây chuyền tự động hoá sản xuất
đó là ưu điểm của PLC tuy nhiên PLC lại có nhược điểm là giá thành đắt, phần mềm
khó kiếm (đòi bản quyền cao) nên sinh viên ít có cơ hội tiếp cận.
Với relay khi kết hợp với vi điều khiển thì chẳng khác gì một PLC nhưng giá thành
lại thấp hơn rất nhiều so với PLC và tốc độ thực thi của vi điều khiển dũng nhanh hơn
hẳn PLC nên ta dùng relay điều khiển bằng điện áp 5v để điều khiển một cách dễ
dàng các van điện từ thông qua vi điều khiển.
Sơ đồ nguyên lý relay.

Hình 4.6 Sơ đồ nguyên lý relay 5V


Ta chọn relay điều khiển 5V vì nó nhỏ gọn không cần đi dây phức tạp cho mạch
điều khiển và có khả năng đáp ứng được điện áp 24V cho van điện từ. Ta có thể dùng
vi điều khiển để điều khiển relay này một cách dễ dàng khiến cho việc điều khiển trở
nên đơn giản và chính xác hơn.
4.2.5. Tín hiệu hồi tiếp và cảm biến hành trình.
Tín hiệu hồi tiếp là tín hiệu khi xy lanh về cuối hành trình hoặc những cảm biến
độc lập để truyền tín hiệu điện về bộ điều khiển để báo vị trí của xylanh.
Một trong những cảm biến được sử dụng là cảm biến cơ điện (công tắc hành
trình) hoặc cảm biến tiệm cận điện cảm dùng để phát hiện miếng kim loại di chuyển
bên trong xylanh. Nhược điểm ở đây là chi phí và độ phức tạp của phần cứng, rất khó
để điều chỉnh và kích thước lớn. Đồng thời bên ngoài phần cứng có thể bị phá hủy và
dễ bị biến dạng trong quá trình sử dụng hoặc có tác động từ ngoài vào.
Một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi là các cơ cấu chuyển mạch
bằng nam châm hoặc là các cảm biến được gắn ở mặt bên của xylanh hoặc được đặt
trong các khe trên thân của xylanh. Cảm biến có thể phát hiện từ trường của miếng
nam châm gắn trên trục chuyển động của piston thông qua lớp vỏ bằng nhôm của
xylanh khí nén. Cảm biến từ trường là loại cảm biến phát hiện vị trí đầu cuối cũng
như là hướng. Tuy nhiên nhiều cảm biến thì phát hiện nhiều vị trí nhưng rời rạc dọc
theo chiều dài của xylanh.
Vì thế để lấy tín hiệu hồi tiếp từ xy lanh ta dùng cảm biến từ tiệm cận.

Hình 4.7 Cấu tạo cảm biến từ tiệm cận


4.2.6 Mạch điều khiển.
Để điều khiển được relay kích hoạt 5V ta có thể dùn nhiều loại vi điều khiển khác
nhau có output là 5V như ARM, PIC, ARDUINO,.... Nhưng với những kiến thức đã
học thì arduino là khả thi nhất trong quá trình điều khiển cho các relay vì các vi điều
khiển còn lại không được học nhiều và arduino rất dễ lập trình cho sinh viên không
chuyên điện tử với những thư viện và hàm hỗ trợ cho người sử dụng.
Thuận tiện cho quá trình lập trình và số lượng chân Digital là 13 chân nên dùng
Arduino Mega 2560 để đáp ứng đủ yêu cầu của các thành phần điều khiển.
Để cấp lệnh từ người dùng cho vi điều khiển ta dùng hệ thống nút nhấn và đèn báo.

4.3. Mạch điện kết nối


4.3.1 Kết nối nút nhấn với vi điều khiển
Để ra lệnh điều khiển ta phải cần các nút nhấn: Start, Reset, Stop và nút E-Stop được
kết nối với nguồn để ngắt nguồn khi có sự cố.

Hình 4.10. Mạch kết nối nút nhấn

Kí hiệu Nối với chân Arduino


IP1 13
IP2 12
IP3 21
Nguyên lý hoạt động: Dùng mức điện áp 5V để kích cho vi điều khiển, điện trở 10k
để kéo chân vi điều khiển xuống 0V khi không nhấn nút nhấn.
Nút E-Stop sẽ được nối với nguồn kết nối vi điều khiển và nguồn vào rơ-le điều khiển.
4.3.2 Kết nối điện và van cho các xy lanh.

Hình 4.11 Sơ đồ khí kết nối cho các xy lanh

Hình 4.11 Sơ đồ điện kết nối cho các xy lanh

Kí hiệu Nối với chân Arduino


O1 23
O2 25
O3 27
O4 29
Nguyên lý hoạt động: Vi điều khiển sẽ điều khiển rơ le đóng mở qua các cổng
OUTPUT O1, O2, O3, O4, khi đó rơ-le hoạt động và thay đổi trạng thái của van khí
để điều khiển xy lanh hoạt động.
4.3.3. Kết nối điện và van điều khiển cho các đầu hút
Sơ đồ kết nối đầu hút:

Hình 4.12 Sơ đồ kết nối khí cho đầu hút


Đầu số 4 của van được chặn lại và đầu số 2 của van được kết nối với đầu hút thông
qua bình chứa ruột chanh.
Sơ đồ kết nối điện:

Hình 4.13. Sơ đồ kết nối điện điều khiển ổng hút


Kí hiệu Nối với chân Arduino
O5 31
O6 33
O7 35
O8 37
O9 39
O10 41
Nguyên lý: Khi các chân O5, O6, O7, O8, O9, O10 của vi điều khiển lên mức 1 thì
rơ le tương ứng sẽ đổi trạng thái làm cho van hút mở cho đầu hút ruột trong quả chanh
dây ra, và điều này được làm tuần tự đến hết 6 đầu, thời gian trễ để hút ở mỗi đầu là
1s.
4.3.4. Kết nối điện điều khiển cho máy hút.
Máy hút được dùng để hút ruột chanh dây được điều khiển bằng relay và điều khiển
đầu hút tuần tự bằng van 5/2.
Sơ đồ kết nối điện:

Hình 4.11: Sơ đồ kết nối relay điều khiển máy hút


Tín hiệu O11 được nối với chân 43 của vi điều khiển.
Hình 4.12: Sơ đồ kết nối điện điều khiển máy hút
Chương 5: Kết quả và thảo luận
5.1 Hình ảnh thực tế

Hình 5.1: Máng cấp chanh dây

Hình 5.2: Thùng chứa chanh dây


Hình 5.3: Máng nghiên

Hình 5.4: Máng trượt thoát chanh dây sau khi hút
Hình 5.5: Máng hứng vỏ chanh dây sau khi hút

Hình 5.6: Ống hút và đột lỗ chanh dây


Hình 5.7: Máy rút ruột chanh dây tự động
Hình 5.8: Trái chanh dây sau khi được rút ruột

5.2. Ưu điểm
Máy rút ruột chanh dây tự động mà nhóm thực hiện nghiên cứu có nhiều ưu
điểm. Đầu tiên, sản phẩm từ nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Ruột chanh dây sau
khi được rút vào bồn chứa có thể trực tiếp sử dụng để chế biến thành nước uống chanh
dây, kẹo chanh dây, nước cốt chanh dây….Thứ hai, giá thành máy rút ruột chanh dây
của nhóm rẻ hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường lên đến 70%. Bên cạnh đó, nhóm
thiết kế sự dụng các cơ cấu cấp phôi đơn giản cho việc vận hành dễ dàng và thuận
tiện cho việc tháo lắp, bảo trì và sửa chửa.

5.3. Nhược điểm


Bên cạnh những ưu điểm thì đổ án “Nghiên cứu thiết kế máy rút ruột chanh
dây tự động” của nhóm vẫn còn một số vấn đề. Vì sản phẩm được thiết kế và chế tạo
trong thời gian ngắn, chưa qua cải tiến chỉnh sửa nên sản phẩm chưa được như mong
muốn và sử dụng xylanh khí nén để hoạt động nên gây ồn trong quá trình hoạt động.
Đồng thời máy còn hơi to và chỉ hút được trái chanh dây theo kích thước nhất định.
Chương 6: Kết luận và hướng phát triển
6.1 Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu và chế tạo thì máy đáp ứng được 95% yêu cầu đặt ra.
6.2 Hướng phát triển
Mặc dù đã hoàn thành thiết kế và lắp đặt máy chế biến nha đam, tuy nhiên đề tài
vẫn còn nhiều mặt cần cải tiến nhầm đạt hiệu suất tối đa trong sản xuất. Một số hướng
phát triển nhóm muốn hướng đến:
Cải thiện hệ thống cấp phôi, trước khi cho trái chanh dây vào thùng chứa phải có
cơ cấu phân loại theo kích thước tiêu chuẩn của máy. Cải thiện hệ thống cơ khí mỗi
rãnh cấp phôi một xylanh cũng như cơ cấu hút và thoát vỏ để hoạt động luân phiên
để giảm thời gian nghỉ, đồng thời sử dụng máy hút có công suất lớn để giảm thời gian
hút cũng như đạt hiệu suất cao hơn. Với thiết kế hiện tại của máy thì phải cần đến hai
đến ba công nhân cho việc phân loại cũng như rửa sạch và bỏ cuống.
Nghiên cứu và phát triển cơ cấu định lượng sau khi ruột trái chanh dây được hút
vào bồn chứa sẽ tự động định lượng một khối lượng theo quy định và sau đó được
đóng gói theo dây chuyền và đưa ra thị trường.
Sử dụng vi điều khiển để lập trình cho máy sau một thời gian sẽ sinh ra lỗi và
nhiễu không mong muốn vì thế để máy có thể hoạt động liên tục trong nhiều giờ ta
nên thay thế vi điều khiển bằng PLC để thuận tiện cho việc bảo trì cũng như đảm bảo
cho máy có thể hoạt động liên tục.
Ngoài các cải tiến trên, nhóm hi vọng máy có thể trở thành hệ thống rút ruột chanh
dây hoàn toàn tự động. Từ khâu nhập liệu thô, đến khi qua máy thì thu được sản phẩm
cuối cùng là ruột chanh dây đã đóng gói tiêu chuẩn chuẩn an toàn thực phẩm.

You might also like