You are on page 1of 12

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................................2
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN..............................................................................................................1
1.1. Đặc điểm thực vật, sinh thái, phân bố và thu hoạch, chế biến...............................................1
1.2. Thành phần hóa học.................................................................................................................1
1.3. Tác dụng dược lý......................................................................................................................4
1.4. Nghiên cứu đánh giá chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn......................................................4
CHƯƠNG II – NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................7
2.1. Nguyên liệu, dung môi, hóa chất..............................................................................................7
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................7
2.1.2. Dung môi, hóa chất.............................................................................................................7
2.1.3. Dụng cụ ,thiết bị..................................................................................................................7
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC HÌNH
No table of figures entries found.
No table of figures entries found.
No table of figures entries found.
DANH MỤC CÁC BẢNG
No table of figures entries found.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
1 TLC Thin layer chromatography
2 HPLC High-performance liquid chromatography
3 DĐVN V Dược điển Việt Nam V
4 GAE Gallic acid equivalent
5 QE Quercetin equivalent
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật, sinh thái, phân bố và thu hoạch, chế biến
Pueraria là chi nhỏ, gồm các loài là dây leo, ở Việt Nam có 5 loài, một số loài
có rễ củ, nhiều tinh bột được dùng làm thực phẩm hoặc làm thuốc. Loài phổ biến nhất
là Sắn dây hay còn được gọi là bạch cát, khau cát (cách gọi của người Tày), bẳn mắm
kéo (cách gọi của người Thái), được mô tả lần đầu với danh pháp Pueraria thomsonii
bởi George Bentham. Dược liệu từ Sắn dây được gọi là cát căn[1].
Đặc điểm thực vật: Dây leo, rễ củ mập, nạc, có nhiều bột. Thân cành hơi có
lông. Lá kép, mọc so le, gồm 3 lá chét, lá chét hình trứng rộng, đầu nhọn, mép
nguyên hoặc chia thùy, dài 7 – 15 cm, rộng 5 – 12 cm, lá chét giữa lớn hơn, có lông
áp sát ở cả hai mặt lá, gân gốc 3; cuống lá kép dài 1,3 – 1,6 cm; lá kép hình mác
nhọn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 15 – 30 cm; hoa thơm, màu xanh lơ hoặc
xanh tím; lá bấc có lông; đài hình chuông, có lông áp sát màu vàng, chia 4 răng, có 1
răng rộng hơn; tràng có cánh ngắn, cánh cờ hình mắt chim rộng 1,8 cm có tai ngắm;
nhị một bó; bầu dài gấp hai lần vòi nhụy, có lông mịn. Quả đậu, dẹt, dài khoảng 8
cm, thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông màu vàng nâu[1].
Sinh thái: Mùa hoa tháng 9 – 10; mùa quả tháng 11 – 12[1, 2].
Phân bố: Thường mọc ở ven rừng xanh hoặc ở hành lang ven suối, ở độ cao
có thể lên đến 2000 m. Phân bố rộng từ Ấn Độ đến Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên,
Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và hầu hết các nước khác
ở khu vực Đông Nam Á[1].
Thu hoạch: Thu hoạch rễ củ từ cuối tháng 10 đến tháng 3 – 4 năm sau[1, 2].
Chế biến: Rễ sau khi đào về rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt
thành từng khúc dài 10 – 15 cm. Nếu đường kính rễ quá to thì bổ dọc làm đôi. Có khi
thái thành từng miếng dày 0,5 – 1 cm. Xông diêm sinh rồi phơi hoặc sấy khô thu được
cát căn. Nếu chế bột sắn dây thì xay, giã rễ củ, gạn lấy tinh bột, lọc nhiều lần rồi phơi
khô phần tinh bột[1, 2].
1.2. Thành phần hóa học
Trong của Sắn dây, có 12-15% tinh bột (củ tươi) đến 40% (củ khô), các chất
saponosid và một flavonosid là puerarin. Trong dây và lá khô có các thành phần sau

1
tính theo %: protein 16,3; lipid 1,8; glucid 31,1; cellulose 31,3; và nhiều acid amin,
đáng chú ý là acid asparaginic, acid glutamic, prolin, leucin.
Trước kia đã phát hiện trong sắn dây chứa dẫn chất isoflavon như puerarin và
daidzein, daidzin, daidzein-7-4’-diglucosid, 4-methyl puerarin. Daidzein và daidzin là
những O-glucosid. Còn puerarin là C-Glucosid của daidzein[1]. Bằng phương pháp
phân tích sắc ký lớp mỏng và HPLC, nhiều hợp chất isoflavonoid khác đã được phân
lập và xác định như formononetin, 3’- hydroxy puerarin, 6”- O-D-xylosyl puerarin,
3’-methoxy puerarin, puerarin – 4’-0-D-glucosid, 8C – apiosyl (1”6) glucosid của
daidzein và genistein. Một dẫn chất coumestan là puerarol cũng được phân lập từ rễ
củ.
Ngoài ra rễ sắn dây còn chứa các glucosid loại olean triterpen như
kudzusaponin SA1, SA2, SA3, C1 và các sapogenin với bộ khung olean:
kudzusapogenol A, Kudzusapogenol B, Kudzusapogenol C, Sophoradiol,
Cantoniensistriol, Soyasapogenol A, Soyasapogenol B.

Hình 1. 1. Cấu trúc của một số hoạt chất phân lập từ Sắn dây
Từ hoa Sắn dây chiết được một saponin triterpenic có cấu trúc là 3-O- (α – L
rhamnopyranosyl – (1″2) – α – arabinopyranosyl – (1″2) – β – D glucuronopyranosyl)
sophoradiol. Còn chất saponin tương tự Sophoradiol- 3 – O – α – L rhamnopyranosyl

2
(1″2) β – D – galactopyranosyl (1″2) – β -glucopyranosid lại được tìm thấy trong hoa
và lá.

Các sapogenin với bộ khung olean cũng được tìm thấy trong rễ sắn dây là
kudzusapogenol A, kudzusapogenol B, kudzusapogenol C, sophoradiol,
cantoniensistriol, soyasapogenol A, soyasapogenol B[1].
Hai chất isoflavon dime kudzuisoflavon A và B được Hakamatsuka, Takashi,
Shinkai Kenjii phát hiện trong tế bào sắn dây nuôi cấy mô[1].
Hai hợp chất glucosid nhân thơm puerosid A và puerosid B cũng được phân lập
từ rễ củ sắn dây[1].

Hình 1. 3. Cấu trúc cơ bản của một số monoterpen phân lập được từ Rau sam biển

3
Kinjo, Junei, Kurrusawa junichi đã phân tích thanh phần hóa học trong rễ củ
sắn dây, thấy ngoài các 8C-apiosyl (1->6) glucosid của daidzein và genistin, còn phát
hiện 13 isoflavonoid[1].
1.3. Tác dụng dược lý
Flavon toàn phần của sắn dây có tác dụng hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, cải
thiện tuần hoan máu não, tác dụng hạ nhiệt, tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, tác dụng
hạ đường huyết, lipid huyết, tác dụng chống ung thư, cao sắn dây có tác dụng chống
nghiện rượu, ức chế hoạt độ men GOT trong trường hợp nhiễm độc gan, tác dụng hạ
sốt rõ rệt, tác dụng giảm đau.
1.4. Nghiên cứu đánh giá chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn
Theo DĐVN V, định tính dược liệu Sắn dây (rễ củ) bằng phương pháp sắc ký
lớp mỏng (Phụ lục 5.4); bản mỏng Silica gel 60F254; dung môi khai triển cloroform –
methanol – nước (7 : 2,5 : 0,25).
Dung dịch thử: Lấy 0,8 g bột thô dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), lắc đều,
ngâm trong 2 h, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethanol
(TT) làm dung dịch thử.
Dung dịch đổi chiếu: Hòa tan puerarin chuẩn trong methanol (TT) để có nồng độ
khoảng 1 mg/ml. Nếu không có puerarin chuẩn thì có thể dùng 0,8 g bột thô Sắn dây
(mẫu chuẩn) chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 μl mỗi dung dịch thử và dung dịch
đổi chiếu, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra,
để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ờ bước sóng 254 nm hoặc
366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện một số vết, trong đó phải có một
vết chính có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết puerarin trên sắc ký đồ của dung dịch
đối chiếu. Nếu dùng bột Sắn dây chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký
đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ
của dung dịch đối chiếu.

Năm 2017, Vishwadeep Kapa và cộng sự đã tiến hành nuôi cấy các thế hệ cây
con của Sesuvium portulacastrum được chiếu xạ trong khoảng từ 5-40 Gy để khảo sát
sự thay đổi của 20-hydroxyecdysone (ecdysterone). Kết quả cho thấy liều chiếu xạ cao

4
có hại cho sự tăng trưởng của cây con và từ đó làm giảm sản lượng ecdysterone, liều
chiếu xạ tối ưu nhất là 20 Gy cho tỉ lệ cây chết thấp và ecdysterone tăng cao hơn so
với mẫu tham chiếu 66%.
Năm 2006 Michael L. Magwa và cộng sự đã tiến hành phân tích thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu từ lá Rau sam biển, xây dựng quy trình
chiết xuất tinh dầu từ lá cây tươi: Lá Rau sam biển tươi (1000 g) được chưng cất bằng
nước trong khoảng 3 giờ bằng thiết bị Clavenger type apparatus. Hiệu suất tinh dầu
thu được là 0,18% (v/w), được làm khô bằng natri sunfat khan. Sau khi lọc, nó được
bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4°C cho đến khi được kiểm tra và phân tích hóa học. Tinh
dầu được phân tích bằng hệ thống sắc ký khí – quang phổ khối (GC-MS), họ đã phân
tích được 99,99% thành phần của tinh dầu, phát hiện ra 12 hợp chất trong đó: O-
cymene (32,60%), β-pinen (13,55%), α-pinen (14,12%), trans-caryophyllene (8,31%),
1,8-cineol (eucalypton) (6,79%), limonen (6,40%). α-terpinen (4,84%), α-terpinolen
(4,00%), camphen (3,27%), (−)-bornyl acetat (2,43%), tridecan (1,95%), α-humulene
(1,74%). Họ xác định được tinh dầu Rau sam biển có tính kháng khuẩn nhất định, có
thể chống lại tất cả các vi khuẩn trong thử nghiệm, tuy nhiên với Klebsiella
pneumoniae and Pseudomonas aeruginosa thì kém nhạy cảm và chỉ bị ức chế ở nồng
độ cao tinh dầu. Ngoài ra còn có hoạt tính chống nấm tốt và chống oxy hóa của tinh
dầu cũng được khám phá trong nghiên cứu này.
Khi nghiên cứu phân biệt 3 loài thuộc chi Kadsura gồm Kadsura coccinea,
Kadsura longipedunculata và Kadsura heteroclita, Liu và cs thấy rằng có sự khác biệt
rõ rệt về thành phần hóa học của na rừng so với 2 loài Kadsura longipedunculata và
Kadsura heteroclita. Theo đó, các hợp chất kadangustin L, gomisin H và ananolignan
A là các hợp chất có hàm lượng cao trong na rừng, nhưng có rất ít trong 2 loài còn lại,
các hợp chất kadangustin E, kadsumarin A, interiotherin A và kadoblongifolin B có
hàm lượng rất thấp trong na rừng nhưng lại là thành phần chính của 2 loài còn lại .
Năm 2011, Sun và cs đã đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của quả na rừng,
bao gồm: tro toàn phần (7,4 ± 0,5 %), hàm lượng protein toàn phần (3,1 ± 0,7 %), hàm
lượng chất béo toàn phần (1,9 ± 0,1 %), hàm lượng phenolic tổng số (81,1 ± 1,6 µg/ml
GAE), hàm lượng acid gallic (1129,95 ± 4,79 mg/100 g trong vỏ quả và 1128,78 ±
2,38 mg/100 g trong thịt quả), hàm lượng các khoáng chất Ca (3,8 ± 0,7 mg/g), Fe (29

5
± 2,3 µg/g), P (0,57 ± 0,08 mg/g), hàm lượng các kim loại nặng Cd (0,01 µg/g), Hg
(0,01 µg/g), Pb (0,05 ± 0,006 µg/g) và As (0,01 µg/g). Kết quả cho thấy quả na rừng
có hàm lượng khoáng chất cao, hàm lượng các kim loại nặng đều nằm trong giới hạn
cho phép.

Năm 2020, một nhóm nghiên cứu tại Thái Lan tiến hành đánh giá hàm lượng
các hợp chất phenolic, flavonoid và anthocyanin trong quả na rừng bằng phương pháp
đo quang. Kết quả thấy rằng hàm lượng phenolic tổng số trong vỏ quả, thịt quả, hạt và
lõi quả na rừng tương ứng là 43,61 ± 0,65 mg GAE/g, 6,20 ± 0,15 mg GAE/g, 0,83 ±
0,08 mg GAE/g và 17,71 ± 0,07 mg GAE/g tính theo dược liệu khô kiệt. Hàm lượng
flavonoid tổng số tương ứng là 60,52 ± 5,51 mg QE/g, 1,45± 0,52 mg QE/g, 3,48 ±
1,06 mg QE/g và 43,23 ± 1,18 mg QE/g. Anthocyanin chỉ phát hiện được trong vỏ và
thịt quả, với hàm lượng tương ứng là 0,02 mg C3GE/g và 0,27 mg C3GE/g. Đồng
thời, nghiên cứu này cũng tiến hành định lượng một số phenolic gồm quercetin,
naringenin, cyanidin, delphinidin, cyanin, ideain, kuromarin và keracyanin trong các
bộ phân của quả na rừng bằng HPLC. Kết quả cho thấy naringenin có hàm lượng cao
nhất trong các chất, xuất hiện ở tất cả các bộ phận của quả, với hàm lượng từ 1395,22
mg/100g đến 1972,65 mg/100g. Quercetin chỉ được phát hiện trong vỏ quả, hàm
lượng là 17,94 mg/100g. Cyanidin và delphinidin không thấy xuất hiện trong hạt,
hàm lượng 2 chất này trong vỏ, thịt và lõi quả tương ứng là 1,03 µg/100g, 0,99
µg/100g và 0,34 µg/100g; 4,02 µg/100g, 0,42 µg/100g và 0,60 µg/100g. Cyanin và
ideain chỉ thấy xuất hiện trong thịt quả, hàm lượng lần lượt là 9,94 µg/100g và 10,16
µg/100g.
Có thể thấy, đã có các nghiên cứu về đánh giá chất lượng và xây dựng tiêu
chuẩn cho dược liệu Sắn dây. Hiện nay, dược liệu này cũng đã có chuyên luận riêng
trong các dược điển.

6
CHƯƠNG II – NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, dung môi, hóa chất
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.2. Dung môi, hóa chất

2.1.3. Dụng cụ ,thiết bị

2.2. Phương pháp nghiên cứu

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2, 729.
2. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 635.

You might also like