You are on page 1of 15

Chiết tách

Tìm tài liệu về một hợp chất tự nhiên


Tóm tắt tài liệu
Nêu một số phương pháp tách
Số liệu thống kê
Hợp chất tự nhiên là gì
Hợp chất tự nhiên là những hợp chất hóa học tồn tại sẵn ở trong tự
nhiên, mà mình không cần tổng hợp ra nó

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TRONG DỊCH CHIẾT LÁ LỐT
1. Giới thiệu về cây lá lốt
- Tên thường gọi : Lá lốt, Tất bát, Lotlot (Anh).
- Tên khoa học: Piper lolot C. DC, họ Hồ tiêu (Piperaceae).
- Phân bố:
+ Lá lốt là một cây đặc thù của vùng Đông Nam Á, chúng mọc hoang và
cũng được trồng để lấy lá làm gia vị hoặc làm thuốc.
+ Lá lốt có thể thu hoặch quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để bảo
quản dùng từ từ lâu dài.
2. Công dụng
- Dùng làm thức ăn
- Dùng làm thuốc
3. Một số thành phần hóa học trong cây lá lốt
a) Ancaloit
Khái niệm: Ancaloit là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có
tính bazơ, thường gặp ở trong nhiều loài thực vật có nhiều trong các cây
họ Cà, họ Thuốc phiện, vv. Trong thực vật, ancaloit thường tồn tại ở
dạng muối của các axit (vd. axit nitric, malic, sucxinic) và đôi khi còn
tìm thấy trong một vài loài động vật. Đặc biệt, ancaloit có hoạt tính sinh
lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần
kinh. Với một lượng nhỏ có ancaloit là chất độc gây chết người nhưng
lại có khi nó là thần dược trị bệnh đặc hiệu.
b) Flavanoid: Khái niệm: Flavonoid (hay bioflavonoids) là một nhóm
hợp chất rất thường gặp trong thực vật, có trong hơn nửa các loại rau
quả dùng hàng ngày. Người ta xếp flavanoit vào nhóm có cấu tạo khung
theo kiểu C6-C3-C6 như sau:

c) Saponin
Khái niệm: Saponin là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực
vật, cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao.
4. Tính chất của một số chất có trong cây lá lốt
5. Các phương pháp kỹ thuật:( trang 19)
5.1. Các phƣơng pháp chiết:
- Chiết ngấm kiệt
- Chiết đơn giản, nhiều lần
6. Xử lý nguyên liệu
Lá lốt sau khi thu hái loại bỏ lá hư, rửa sạch, làm khô tự nhiên. Lấy một
phần đem khảo sát độ ẩm và đem sấy khô, xay nhỏ để khảo sát lựa chọn
dung môi. Phần còn lại phân loại lá non, lá già tách riêng đem đi sấy khô
trong tủ sấy ở nhiệt độ 40- 450C đến khô rồi đem xay nhỏ. Bảo quản
trong bình hút ẩm.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.Sơ đồ nghiên cứu
7.2. Thuyết minh quy trình: Nguyên liệu sau khi được xử lý đem đi xác
định độ ẩm, hàm lượng hữu cơ, vô cơ. Chọn dung môi chiết bằng
phương pháp ngâm chiết. Sau khi đã chọn được dung môi chiết thích
hợp thì ta tiến hành khảo sát điều kiện chiết tối ưu bằng phương pháp
chiết soxlet rồi đem dịch chiết đi đo UV-VIS. Dịch chiết lá lốt sau khi
được đem đi cô quay chân không và để bay hơi tự nhiên sau đó định
danh bằng phương pháp đo GC-MS.
8.1. Khảo sát độ ẩm
Nhận xét: Từ bảng 3.1 cho thấy lá lốt có độ ẩm là 79,1%. Giá trị này có
thể khác nhau phụ thuộc vào thời gian thu hái, độ tuổi của lá, điều kiện
trồng và chăm sóc cây…Ta lấy mẫu một cách ngẫu nhiên vì vậy độ ẩm
mẫu chỉ mang tính tương đối.
8.2. Khảo sát kim loại nặng
Hàm lượng một số kim loại trong lá lốt

Nhận xét: Từ kết quả thu được ta thấy hàm lượng của Zn là cao nhất
(0.1546 mg/kg). Hàm lượng kim loại không ảnh hưởng đến sức khỏe của
con người vì thấp hơn hàm lượng cho phép của các kim loại đó trong rau
củ theo cẩm nang trồng rau ăn lá an toàn của sở nông nghiệp TP. Hồ Chí
Minh năm 2009.
8.3. Khảo sát dung môi
Nhận xét: Trong các dung môi trên thì etanol là dung môi chiết
đượclượng chất hòa tan nhiều nhất nên etanol được chọn làm dung môi
chiết.
8.4. Khảo sát chọn mẫu lá lốt
Dịch chiết 2 mẫu lá lốt non và lá lốt già sau khi đo UV-VIS ta được kết
quả như sau:
Kết quả mật độ quang chọn mẫu lá lốt

Biểu đồ mật độ quang của lá non và lá già.

Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy mật độ quang lớn tương ứng với
lượng chất chiết được lớn. Như vậy theo thời gian hàm lượng các chất
được sinh ra và tích lũy tại mô của lá ngày càng nhiều do đó mẫu lá già
có mật độ quang (A) lớn hơn sẽ được chọn làm mẫu lá dùng để khảo sát
cho các giai đoạn sau.
8.5. Khảo sát thời gian chiết
Mật độ quang của các dịch chiết với những thời gian chiết khác nhau.

Biểu đồ hấp thụ phân tử của các dịch chiết theo thời gian.
Nhận xét: Từ kết quả trên ta chọn thời gian chiết tói ưu là 6h. Lúc này
lượng chất hòa tan trong dung môi là lớn nhất nếu tăng thời gian thì
cũng không tăng hàm lượng chất tan.
8.6. Khảo tỉ lệ rắn lỏng
Dịch chiết 5g lá lốt với tỉ lệ dung môi lần lượt là 100ml, 150ml, 200ml,
250ml sau khi đo UV-VIS ta được kết quả sau
Mật độ quang của dịch chiết với tỉ lệ R/L khác nhau.

Biểu đồ hấp thụ phân tử của các dịch chiết theo tỉ lệ R/L.
Nhận xét : từ kết quả trên ta chọn tỉ lệ chiết tối ưu là 5g lá lốt trong
100ml dung môi etanol. Như vậy tỉ lệ R/L là 5/100 rút gọn ta được tỉ lệ
tối ưu là 1/20.
8.7. Thành phần hóa học của dịch chiết
Bằng phương pháp phân tích sắc ký khí kết hợp khối phổ GC-MS, ta có
phổ đồ sau:

Nhận xét: Bằng phương pháp sắc kí ghép khối phổ (GC-MS) đã xác
định được thành phần hóa học của dịch chiết lá lốt gồm 10 cấu tử.
Trong đó có những chất có hoạt tính sinh học như:
- Caryophyllene:
Đó là một chất thường có trong thành phần của tinh dầu nhất là của cây
đinh hương. Ngoài ra nó còn là chất góp phần tạo nên vị cay của tiêu,
cũng như của lá lốt.
Theo một số nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Công nghệ Liên bang
Thụy Sĩ ( ETH Zurich ) caryophyllene liên kết với thụ thể cannabinoid
cho tác dụng kháng viêm ở chuột. Ngoài ra nó còn được dùng trong sản
xuất phụ gia thực phẩm.
- Gamma-sitosterol:
Là một saponin có hoạt tính sinh học.
Là hợp chất sterol hoặc polysterol có trong mầm lúa mì, dầu đậu tương.
Theo báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Lâm sàng tim mạch (America
Heart) ở Chicago đã chỉ ra rằng Gamma- sitosterol có tác dụng giảm
khả năng hấp thụ cholestreol của cơ thể do đó có thể giảm nguy cơ mắc
các bệnh về tim mạch và được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh
nhân mắc các bệnh về tim mạch.
Qua việc nghiên cứu chiết và xác định một số hợp chất hóa học có trong dịch chiết lá lốt ta thu được
kết quả sau:

 Điều kiện chiết tối ưu:

 Nhiệt độ : 850C

 Thời gian chiết : 6h

 Tỉ lệ rắn lỏng: 1/20

Dịch chiết sau khi đuổi dung môi đem định danh bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ đã xác định
được 10 cấu tử.

- Caryophyllene

- Cyclopenta 1,3 cyclopropa 1.2 benzen, octahydro-7-methyl-3-methylene-4- (1-methylethyl)-,

- Cyclopentene,3-methyl-

- Bicyclo 3,1,1 heptane,2,2,6-trimethyl-

- Bicyclo 3,1,1 heptane,2,2,6-trimethyl-,

- 1-cyclopropylmethyl-4-methyloxy benzen

- Phytol

- Pyrrolidine-2,5-dione,1-isopropyl-3,2’-spiro(benz[d]1,3-dioxolane)-

- Gamma-sitosterol

- 5-bromo-4-hydroxy-1-(4-methoxy-phenyl)-pent-1-en-3-one
SCRIPTION
Slide 5:
- Các phương pháp chiết
- Gồm có 2 phương pháp:
+ Phương pháp Chiết ngấm kiệt
Chất chiết bị biến đổi trong dung môi ở nhiệt độ cao, nên sử dụng
phương pháp ngấm kiệt để chiết kiệt. Dịch chiết đầu của mẫu 1 làm
dung môi sau cho mẫu 4, dịch chiết sau mẫu 1 làm dung môi đầu cho
mẫu 2. Dịch chiết sau của mẫu 2 làm dung môi đầu cho mẫu 3, dịch
chiết sau mẫu 3 làm dung môi cho mẫu 4, dịch chiết sau mẫu 4 lấy từ
dịch chiết đầu mẫu 1. Thu toàn bộ dịch chiết. Quy trình được tóm tắt
hình 1.3.

Thưa cô và các bạn, em tên là Phước, em xin trình bày phần tiếp
theo của nhóm em
Slide 6: Quy trình chiết xuất
Đầu tiên là thu hái lá lốt, sau đó là xử lý nguyên liệu bằng cách (loại
bỏ lá hư, rửa sạch, làm khô).
Sau đó mình sẽ đi khảo sát độ ẩm, hàm lượng hữu cơ và vô của lá
lốt.
Tiếp theo mình sẽ khảo sát dung môi dùng để chiết, và khi mình thu
được dung môi sau khảo thì mình tiến hành chiết bằng phương pháp đơn
giản, nhiều lần với dụng cụ chiết soxhlet.
Thì mình sẽ thu được dịch chiết lá lốt. Rồi đem dịch chiết đi đo UV-
VIS để hiệu suất dịch chiết nó tối ưu nhất. Dịch chiết lá lốt sau khi được
đem đi cô quay chân không và để bay hơi tự nhiên sau đó định danh
bằng phương pháp đo GC-MS.
Phần tiếp theo là kết quả khảo sát
Slide 7: Kết quả khảo sát độ ẩm
Ở khảo sát này mình sẽ sấy lá lốt ở 100 độ C cho đến khi khối lượng
không đổi
Đầu tiên chuẩn bị 5 mẫu
m1 là khối lượng chén sứ
m2 là khối lượng của lá lốt
m3 khối lượng của cốc và lá sau khi sấy
Sau đó dựa vào công thức và tính được độ ẩm của từng mẫu
Và độ ẩm trung bình là 79.102% (giá trị này có thể thay đổi phụ
thuộc vào thời gian hái, tuổi của lá, điều kiện trồng vv…)
Slide 8: Kết quả khảo sát hàm lượng tro
Ở khảo sát này mình sẽ tro hóa hoàn toàn mẫu ở nhiệt độ 500oC
trong 8 giờ.
Đầu tiên chuẩn bị 5 mẫu
m2 khối lượng của lá
m3 khối lượng của chén và lá lốt
m4 khối lượng chén và lá sau khi tro hóa
và hàm lượng tro trung bình của lá lốt là 14,546.
Slide 9: Kết quả khảo sát hàm lượng vô cơ
Dùng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định
hàm kượng các kim loại: Pb, Cu, Zn, Fe, Cr…. trong lá lốt.
Tiến hành: tro thu được sau khi nung đem hòa tan trong dung dịch
HNO3 loãng, định mức bằng nước cất và xác định hàm lượng kim loại.
Nhận xét: Từ kết quả thu được ta thấy hàm lượng của Zn là cao nhất
(0.1546 mg/kg). Hàm lượng kim loại không ảnh hưởng đến sức khỏe của
con người vì thấp hơn hàm lượng cho phép của các kim loại đó trong rau
củ theo cẩm nang trồng rau ăn lá an toàn của sở nông nghiệp TP. Hồ Chí
Minh năm 2009.
Slide 10: Khảo sát dung môi
Để lựa chọn dung môi chiết thích hợp, tiến hành ngâm lá đã khô xay
mịn trong các dung môi có độ phân cực khác nhau: n-hexan, clorofom,
ethyacetat, etanol và nước cất với thể tích từng mẫu là 50ml
m0 : khối lượng cốc thủy tinh
m1 : khối lượng cốc và khối lượng chất hòa tan sau khi sấy ở nhiệt
độ 40 độ C cho đến khi dung môi bay hơi hoàn toàn.
m2 :khối lượng các chất hòa tan trong dung môi sau khi sấy khô
Nhận xét: Trong các dung môi trên thì etanol là dung môi chiết được
lượng chất hòa tan nhiều nhất nên etanol được chọn làm dung môi chiết.
Slide 11: Kết quả khảo sát mẫu lá lốt
Trên đây là Biểu đồ mật độ quang của lá non và lá già và thu được
bảng kết quả như trên
Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy mật độ quang lớn tương ứng với
lượng chất chiết được lớn. Như vậy theo thời gian hàm lượng các chất
được sinh ra và tích lũy tại mô của lá ngày càng nhiều do đó mẫu lá già
có mật độ quang (A) lớn hơn sẽ được chọn làm mẫu lá dùng để khảo sát
cho các giai đoạn sau.
Slide 12: Khảo sát thời gian chiết
Trên đây là Biểu đồ hấp thụ phân tử của các dịch chiết theo thời
gian và bảng kết quả.
Nhận xét: Từ kết quả trên ta chọn thời gian chiết tói ưu là 6h. Lúc
này lượng chất hòa tan trong dung môi là lớn nhất nếu tăng thời gian thì
cũng không tăng hàm lượng chất tan.
Slide 13: Khảo sát tỷ lệ rắng lỏng
Trên đây là Biểu đồ hấp thụ phân tử của các dịch chiết theo tỉ lệ R/L
và bảng kết quả
Nhận xét : từ kết quả trên ta chọn tỉ lệ chiết tối ưu là 5g lá lốt trong
100ml dung môi etanol. Như vậy tỉ lệ R/L là 5/100 rút gọn ta được tỉ lệ
tối ưu là 1/20.
Slide 14: Thành phần hóa học của dịch chiết
Bằng phương pháp phân tích sắc ký khí kết hợp khối phổ GC-MS,
ta có phổ đồ như trên

You might also like