You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm


  

TIỂU LUẬN
MÔN: DINH DƯỠNG LÂM SÀNG

Đề: LIỆU PHÁP DINH DƯỠNG CHO


ĐỐI TƯỢNG BỊ RỐI LOẠN GAN MẬT

Nhóm thực hiện: Nhóm 2


Lớp: DHDD15A – 420300278601
GVHD: GV. Lâm Khắc Kỷ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022


NHÓM 2
STT Họ và tên MSSV
1 Trương Thị Ngọc Hoàn 19507431
2 Hồ Thị Như Ý 19470511
MỤC LỤC
1. Giới thiệu.................................................................................................................
1.1. Thống kê tình hình rối loạn gan mật trên Thế giới...........................................5
1.2. Thống kê tình hình rối loạn gan mật ở Việt Nam.............................................5
1.3. Biểu hiện chung của rối loạn gan mật...............................................................6
2. Giải phẫu sinh lí....................................................................................................
2.1. Gan................................................................................................................. 11
2.1.1. Vị trí:.......................................................................................................11
2.1.2. Cấu tạo:....................................................................................................12
2.1.3. Chức năng: (Lindenmeyer, 2019)............................................................14
2.2. Mật.................................................................................................................16
2.2.1. Vị trí:.......................................................................................................16
2.2.2. Thành phần:.............................................................................................17
2.2.3. Chức năng: (de Aguiar Vallim et al., 2013).............................................18
3. Bệnh liên quan.......................................................................................................
3.1. Viêm gan virus cấp.........................................................................................19
3.1.1. Nguyên nhân:...........................................................................................19
3.1.2. Thực trạng: (Ngọc, 2020)........................................................................19
3.1.3. Phân loại:.................................................................................................19
3.1.4. Liệu pháp dinh dưỡng:.............................................................................21
3.2. Gan nhiễm mỡ................................................................................................22
3.2.1. Nguyên nhân:...........................................................................................22
3.2.2. Triệu chứng:............................................................................................22
3.2.3. Liệu pháp dinh dưỡng: (Kỷ, 2020)...........................................................23
3.3. Xơ gan............................................................................................................24
3.3.1. Tổng quan:...............................................................................................24
3.3.2. Nguyên nhân: (Starr & Raines, 2011)......................................................25
3.3.3. Các mức độ xơ hóa gan: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec). 26
3.3.4. Triệu chứng: (PGS. TS. Lê Thị Hương, 2016).........................................26
3.3.5. Biến chứng: (Rahimi & Rockey, 2012)...................................................27
3.3.6. Điều trị: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)..........................28
3.3.7. Can thiệp dinh dưỡng:.............................................................................29
3.4. Sỏi mật...........................................................................................................31
3.4.1. Tổng quan: (Lammert et al., 2016)..........................................................31
3.4.2. Nguyên nhân: (Conte, Fraquelli, Giunta, & Conti, 2011)........................32
3.4.3. Phân loại: (Qiao et al., 2013)...................................................................33
3.4.4. Triệu chứng: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)...................34
3.4.5. Chẩn đoán:...............................................................................................35
3.4.6. Điều trị: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)..........................35
3.5. Mục tiêu chung trong chế độ ăn của bệnh lý gan – mật..................................38
4. Khẩu phần ăn khuyến nghị..................................................................................
4.1. Khẩu phần ăn cho người bị bệnh viêm gan virus cấp.....................................38
4.2. Khẩu phần ăn cho người bị sỏi mật................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................
1. Giới thiệu
1.1. Thống kê tình hình rối loạn gan mật trên Thế giới

Hình 1: Thống kê tỷ lệ mắc ung thư gan Thế giới và Tây Thái Bình Dương
năm 2018. (Ngọc, 2020)
 Chú thích hình:
Năm 2018, Việt Nam có tỉ lệ dân số mắc ung thư gan cao đứng thứ 4 trên thế
giới, chỉ sau Mongolia (Mông Cổ) – 93,7%, Egypt (Ai Cập) – 32,2% và Gambia (lục
địa Châu Phi) 23,9%.
Ở Tây Thái Bình Dương, Việt Nam có tỉ lệ dân số mắc ung thư gan cao đứng
thứ 2, chỉ sau Mongolia (Mông Cổ) 93,7%.
1.2. Thống kê tình hình rối loạn gan mật ở Việt Nam
Hình 2: Thống kê tình hình ung thư gan (HCC) ở Việt Nam về số ca mắc và số
người tử vong năm 2018. (Ngọc, 2020)
 Chú thích hình:
Thống kê theo Nguồn: Globocan 2018, Việt Nam có số ca mắc bệnh ung thư
gan là 25.335, xếp vị trí đầu bảng về bệnh ung thư ở Việt Nam.
Số ca tử vong do bệnh ung thư gan (HCC) ở Việt Nam là 25.404, đứng ở vị trí
thứ 1 hơn cả ung thư phổi (20.710) và ung thư dạ dày (15.065).
- Ung thư gan (hepatocellular carcinoma – HCC) là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong do ung thư ở nam và nữ phổ biến thứ hai ở Việt Nam. Chủ yếu do viêm gan B:
năm 2005 có khoảng 8,4 triệu người mắc bệnh, có thể giảm xuống 8 triệu người vào
năm 2025. (Nguyen et al., 2019)
1.3. Biểu hiện chung của rối loạn gan mật
- Các biểu hiện lâm sàng của những rối loạn này bao gồm từ tăng men gan nhẹ
đến suy gan và tử vong.
Hình 3: Biểu hiện lâm sàng của rối loạn gan mật. (Godara et al., 2017)
- Gan là cơ quan thứ hai lớn nhất của cơ thể, khi gan bị rối loạn chức năng, cụ thể
là rối loạn gan mật (xơ gan do rượu, xơ gan nguyên phát, viên gan B và viêm gan C)
sẽ dẫn đến những biểu hiện ngoài da của người bị bệnh như vàng da (79,8%), ngứa
toàn thân (52,5%), nếp nhăn lòng bàn tay tăng sắc tố (38,6%), rụng tóc (20,5%), khô
da/ tróc vẩy da (17,2%). (Theo nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2015) (Godara et al., 2017)
Hình 4: Biểu hiện khô da và vàng da ở trẻ mắc bệnh Wilson.
(Godara et al., 2017).
Bệnh Wilson là một rối loạn di truyền do đồng tích tụ trong cơ thể. Triệu chứng
thường liên quan đến não và gan. Các triệu chứng liên quan đến gan bao gồm nôn
mửa, mệt mỏi, cổ trướng, phù chân, vàng da và ngứa. Đây là một loại bệnh rối loạn
gen do di truyền khiến cho cơ thể không thải trừ được lượng đồng dư dẫn đến tích lũy
đồng trong các mô cơ thể.
Hình 5: Sự teo cơ bàn tay và nếp nhăn lòng bàn tay tăng sắc tố của bệnh nhân
xơ gan. (Godara et al., 2017)

Hình 6: Địa y Planus ở bệnh nhân viêm gan C. (Godara et al., 2017)
Hình 7: Bệnh vẩy nến thể mảng nhỏ ở bệnh nhân viêm gan C.
(Godara et al., 2017)
- Biểu hiện ngoài da là biểu hiện ngoài phổ biến nhất trong các rối loạn của hệ
thống gan mật. Ngứa là biểu hiện da thường gặp nhất khi nhiễm virus viêm gan C
(HCV). Ngứa được quan sát thấy ở 50% bệnh nhân nhiễm HCV với các biểu hiện phổ
biến khác là mụn nước/ da sần (57,1%), vàng da (50%). (Godara et al., 2017)

Hình 8: Chứng vàng da, cổ chướng và thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh bị viêm gan.
(Godara et al., 2017)

2. Giải phẫu sinh lí


Hệ tiêu hóa là một trong những hệ cơ quan quan trọng đối với việc đảm bảo sức
khỏe của con người. Đây là hệ thống được thiết kế độc nhất vô nhị của cơ thể, có tác
dụng tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng và sử dụng chúng để sản xuất năng
lượng, phát triển và sửa chữa tế bào cần thiết. (Janiak, 2016) Các cơ quan trong hệ tiêu
hóa, bắt đầu từ miệng là nơi nhận thức ăn đến hậu môn là nơi loại bỏ chất thải ra khỏi
cơ thể, đều có công dụng riêng của chúng mà không bộ phận nào còn lại có thể thay
thế một cách hoàn chỉnh được. Trong số đó, gan và mật cũng đóng góp một vai trò
nhất định trong quá trình tiêu hóa mà chúng ta không thể phủ nhận điều đó.
2.1. Gan
2.1.1. Vị trí:

Hình 9: Vị trí của gan. (Nguồn: Stanford Children's Health)


Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người.
Đây cũng là một cơ quan nội tạng lớn nhất, đồng thời là một tuyến lớn nhất trong cơ
thể. (Lindenmeyer, 2019) Tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi cá nhân, gan có
sức nặng từ 1,2 đến 1,8 kg (1,2 – 1,4 kg đối với nữ và 1,4 – 1,8 kg đối với nam), chiếm
khoảng 2% trọng lượng cơ thể người lớn và 5% trọng lượng cơ thể trẻ em. Gan có
hình dạng như một nửa quả dưa hấu cắt lệch, bề ngang dài 28 cm, bề trước sau 18 cm
và cao trung bình 8 cm. Và có khoảng 1500 ml máu mỗi phút lưu thông qua gan từ hai
nguồn cung cấp là động mạch gan và tĩnh mạch cửa, sau đó thoát ra qua các tĩnh mạch
gan phải và trái vào tĩnh mạch chủ dưới.
Gan nằm dưới lồng ngực phải, ngay dưới cơ hoành (vòm hoành phải) và được
ngăn cách với phổi bởi hoành cách mô (diaphram). Và gan có một phần lấn sang trái,
nằm dưới vòm hoành trái và vùng thượng vị. Bề dưới gan chạy dọc theo cung sườn
phải, bắt chéo qua vùng thượng vị và cung sườn trái. Điểm cao nhất của gan ở phía sau
xương sườn thứ V bên phải, ngay dưới núm vú. Gan di động theo nhịp thở, theo sự di
chuyển của cơ hoành. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Thêm vào đó, gan còn tiếp giáp với nhiều bộ phận khác của cơ thể như phía
trước bên phải giáp với dạ dày; phía sau bên phải giáp với thận phải; phía dưới giáp
với ruột non cùng ruột già và mặt dưới của gan có túi mật. Ngoài ra, những xương
sườn bên dưới có tác dụng che chở và bảo vệ gan khỏi những chấn thương khi bị tác
động từ bên ngoài. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
2.1.2. Cấu tạo:

Hình 10: Cấu tạo của gan. (Nguồn: The Johns Hopkins Hospital)
Hình 11: Cấu tạo của gan. (Nguồn: The Johns Hopkins Hospital)
Gan được giữ ở vị trí cố định nhờ hệ thống tĩnh mạch và dây chằng bao gồm:
tĩnh mạch chủ dưới, dây chằng vành, dây chằng hoành gan, dây chằng tam giác phải
và trái, dây chằng liềm. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Gan được bao phủ bởi phúc mạc, là một lớp màng kép, mỏng có tác dụng làm
giảm ma sát giữa các cơ quan với nhau. Dưới phúc mạc là áo xơ (tunica fobrosa). Ở
cửa gan, áo xơ đi vào trong gan cùng các mạch tạo nên bao xơ quanh mạch hay còn
gọi là bao Glison (Gilson’s Capsule) – là hệ thống vỏ ngoài chứa đựng nhiều dây thần
kinh của cơ thể. Với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp, gan được xem là một cơ quan
kỳ diệu (wonder organ). (Lorente, Hautefeuille, & Sanchez-Cedillo, 2020)
Tuy thế, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu gan bị tổn
thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ trừ trong trường hợp,
khi gan bị “sưng phồng” lên, vỏ Glison sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau “tưng
tức” hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới. Đây
là một số trường hợp của viêm gan cấp tính hoặc khi lá gan “sưng lớn” vì bị suy tim
bên phải (right heart failure). Gan được che chở và bảo vệ bởi xương sườn, nên nếu
trong trường hợp bị té ngã hoặc tai nạn, sẽ đỡ bị dập nát hơn những cơ quan khác trong
bụng như tụy, lá lách, …. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang)
Theo truyền thống, gan vẫn được chia thành 2 thùy chính (lober), thùy phải và
thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm (falciform ligament). Thùy phải thường có
kích thước to hơn thùy trái. Mỗi thùy gan lại phân ra hàng ngàn đơn vị có cấu trúc rất
nhỏ hình lục giác. Mỗi đơn vị này có một tĩnh mạch chạy xuyên qua giữa tâm và cuối
cùng tập trung về tĩnh mạch gan. Tĩnh mạch gan đưa máu từ gan về tim. Dây chằng
liềm nối liền gan với hoành cách mô và thành bụng trước. Tuy nhiên, sự phân chia này
không tương ứng với cơ cấu của lá gan, nên ngày nay, người ta chia lá gan thành 8
khúc (segment) dựa vào những phân phối của mạch máu.
Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ hai nguồn:
30% từ tim và 70% từ tĩnh mạch cửa. Màu từ tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ
nuôi dưỡng các tế bào gan. Máu đến từ tĩnh mạch cửa nhận máu từ những cơ quan như
dạ dày, lá lách, tụy tạng, túi mật, ruột non, ruột già, cũng như các cơ quan khác nhau
trong bụng. Vì gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và độc tố khác
nhau từ hệ thống tiêu hóa, gan đã trở thành "nhà máy lọc máu" chính và quan trọng
nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu, vì thế, sẽ phải đi qua gan trước để
được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân
chính mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ
dàng. (Lorente et al., 2020)
2.1.3. Chức năng: (Lindenmeyer, 2019)
Trong cơ thể của con người, gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, đóng
vai trò quan trọng và thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho sự sống:
- Chức năng chuyển hóa: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Gan thực hiện chức năng chuyển hóa, biến đổi thức ăn thành những chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự sống và phát triển. Sự chuyển hóa các chất cơ bản (glucid,
lipid, proid) diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong cơ thể, nhưng ở gan quá
trình chuyển hóa này diễn ra rất mạnh mẽ.
o Chuyển hóa glucid:
Glucid cung cấp năng lượng sống cho cơ thể (nó đảm bảo 2/3 toàn bộ năng
lượng sống trong cơ thể). Chuyển hóa glucid tại gan thông qua quá trình tổng hợp
glycogen dự trữ cho cơ thể và phân giải glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi
cơ thể cần, gan sẽ phân hủy glycogen thành glucose giải phóng vào máu để duy trì
mức đường máu bình thường.
o Chuyển hóa lipid:
Chuyển hóa lipid chủ yếu xảy ra ở gan. Các acid béo đến gan phần lớn tổng hợp
thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester, sau đó từ các chất này gan tổng hợp
tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức, tế bào khắp cơ thể. Và
dịch mật được tiết ra từ gan giúp phá vỡ chất béo, oxy hóa chất béo để cung cấp năng
lượng cho cơ thể.
o Chuyển hóa protein:
Với protein, gan là một trung tâm chuyển hóa quan trọng đồng thời cũng là một
kho dự trữ quan trọng nhất của cơ thể.
Protein được dự trữ ở gan dưới dạng nhiều protein enzyme và một số protein
chức năng. Sự chuyển hóa ở gan xảy ra rất mạnh mẽ và giúp phá vỡ cấu trúc protein
dể tiêu hóa. Các protein này khi phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu
cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.
- Chức năng chống độc và thải độc: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế
Vinmec)
Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất
độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ
một số chất cặn bã do chuyển hóa của cơ thể tạo nên.
Gan thực hiện chức năng chống độc bằng hai cách sau:
o Bằng các phản ứng hóa học: Đây là cơ chế chủ yếu để biến các chất độc
hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các
phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng
oxy hóa khử.
o Bằng cách cố định và thải trừ một số kim loại nặng (như chì, đồng, thủy
ngân, …): Các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra
ngoài qua đường mật.
- Chức năng tạo mật: (Lindenmeyer, 2019)
Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất của gan đối với cơ thể. Mật
được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ ở túi mật, cô đặc túi mật rồi từ đó
được bơm xuống ruột non trong khi tiêu hóa các bữa ăn. Và mật còn có tác dụng giúp
tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Chức năng dự trữ: (Lindenmeyer, 2019)
Ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, gan còn đảm nhiêm chức năng dự
trữ các dưỡng chất dinh dưỡng của cơ thể:
o Dự trữ các vitamin tan trong dầu: Gan vừa có tác dụng làm tăng hấp thu
các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết mật, vừa là nơi dự trữ các
vitamin ấy. Một số vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như vitamin A,
vitamin D, vitamin E, ….
o Dự trữ vitamin B12: Vitamin B12 sau khi được hấp thụ sẽ được vận
chuyển về gan và dự trữ ở đó rồi được giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Lượng
dự trữ vitamin B12 ở gan rất lớn, có thể dùng cho cơ thể khoảng 2 năm ở điều
kiện bình thường.
o Dự trữ sắt: Sắt được dự trữ tại gan dưới dạng liên kết với apoferritin. Từ
gan, sắt được vận chuyển dần tới tủy xương, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
o Dự trữ máu: Gan là cơ quan nhận được nhiều máu nhất trong cơ thể. Do
đặc điểm cấu tạo của gan, các tế bào nội mạc của các xoang mạch nam hoa
không gắn chặt vào nhau mà chỉ xếp chồng lên nhau, khiến cho các xoang này dễ
giãn và giãn to hơn bình thường và như vậy sẽ chứa được nhiều máu hơn ở các
mạch khác trong cơ thể, thực hiện chức năng dự trữ máu.
o Ngoài ra, gan còn dự trữ glycogen, lipid, các protein, sắt, vitamin A,
vitamin D, vitamin E, vitamin K và vitamin B12. Ngoài ra, gan còn dự trữ sắt từ
hemoglobin dưới dạng ferritin để sẵn sàng tạo ra các hồng cầu mới. Hơn thế nữa,
trong những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra gan còn có các chức năng sau: gan là
cơ quan tạo hồng cầu chính của thai nhi trong ba tháng đầu của thai kì; một phần
hồng cầu sẽ được gan giáng hóa tạo thành các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch
mật dưới hình thức các sắc tố mật; gan là một bộ phận của hệ miễn dịch nhờ
chứa một số lượng lớn các tế bào Kupfler (đại thực bào) và giúp duy trì sự cân
bằng hormone trong cơ thể. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang)
2.2. Mật
2.2.1. Vị trí:
Trong tất cả các cơ quan của cơ thể, mật là sản phẩm độc quyền chỉ được sản
xuất duy nhất ở gan. Đây là thành phần đóng vai trò rất quan trọng cho việc tiêu hóa
thức ăn, nhất là tiêu hóa chất béo mà con người không thể sống thiếu trong cuộc sống
của mỗi người. Do đó, dịch mật được cơ thể sản xuất và sử dụng mỗi ngày và được tiết
ra khi cơ thể cần sử dụng. (de Aguiar Vallim, Tarling, & Edwards, 2013)
Mật là một chất lỏng đặc, nhớt có màu vàng hoặc xanh, chứa muối mật và nhiều
chất khác tạo nên môi trường pH trung hòa khoảng 7 – 7,7. Và mật được hình thành
trong các tế bào gan, thoát ra khỏi gan thông qua một loạt các ống dẫn mật, đổ vào
quãng đoạn 2 của tá tràng (phía dưới dạ dày) và tham gia vào quá trình tiêu hóa thức
ăn của cơ thể. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Mỗi ngày cơ thể trung bình tiết ra khoảng 600 ml – 1 lít dịch mật, tuy nhiên sự
bài tiết có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào lượng muối mật có trong tuần hoàn
gan ruột (lượng muối mật càng nhiều thì khả năng bài tiết mật của gan càng lớn). Khi
gan bài tiết lượng dịch mật quá nhiều không sử dụng hết, dịch mật dư thừa sẽ được
chuyển đến túi mật để dự trữ sử dụng khi cần thiết. Như vậy, túi mật cũng là một bộ
phận quan trọng của cơ thể với vai trò là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra cho đến khi
tá tràng cần đến. Túi mật có thể tích trung bình khoảng từ 20 – 60 ml, trong đó niêm
mạc túi mật có thể liên tục hấp thu nước để dịch mật được cô đặc khoảng 5 đến 20 lần.
Tuy vậy, túi mật vẫn chỉ đóng vai trò phụ, trong một số trường hợp bệnh lý liên quan
vẫn có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ nếu cần thiết. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc
tế Vinmec)
2.2.2. Thành phần:
Dịch mật là dịch đẳng trương với huyết tương và thành phần chủ yếu là nước và
các chất điện giải và các chất hữu cơ: muối mật, các phospholipid (chủ yếu là
lecethin), cholesterol, bilirubin, và các chất nội sinh hoặc ngoại sinh khác chẳng hạn
như các protein điều hòa chức năng của GI và thuốc hay các sản phẩm chuyển hóa của
chúng. (Siddiqui, 2016)
- Muối mật (axit mật): (Siddiqui, 2016)
Là thành phần hữu cơ chính trong dịch mật, chiếm khoảng 50% thành phần
dịch mật của cơ thể. Chức năng của muối mật trong tá tràng để hòa tan chất béo và các
vitamin tan trong dầu như A, D, E và K, tạo điều kiện cho việc tiêu hóa và hấp thu các
chất dinh dưỡng cúa cơ thể.
Mỗi ngày gan bài tiết khoảng 0,5 g muối mật. Gan sử dụng phương pháp vận
chuyển tích cực để bài tiết các muối mật vào tiểu quản mật là khe giữa các tế bào gan
lân cận. Vận chuyển vào tiểu quản mật là bước cuối cùng trong hình thành dịch mật.
Sau khi được tiết ra, muối mật kéo các thành phần mật khác (đặc biệt là natri và nước)
vào tiểu quản mật bằng áp lực thẩm thấu. Và lượng muối mật còn lại sẽ không bị mất
đi và thường được tái hấp thu sau khi đã sử dụng 80 – 90%, chúng theo máu chuyển về
gan và kích thích gan sản sinh thêm mật. Bên cạnh đó, muối mật cũng là chất tẩy rửa
sinh học cho phép cơ thể bài tiết cholesterol và các chất độc (ví dụ, bilirubin, các thành
phần chuyển hóa của thuốc).
- Cholesterol: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Cholesterol là thành phần quan trọng thứ hai của dịch mật, là nguyên liệu chính
để sản xuất muối mật. Đây cũng là sản phẩm tiêu hóa của lipid sau khi cơ thể tiêu thụ
thực phẩm và được hấp thu nhờ dịch mật.
Đặc tính của cholesterol là không tan trong nước nhưng trong muối mật, chất
này đã được nhũ hóa bởi lecithin và muối mật để ngăn cản sự kết tủa của nó. Và lượng
cholesterol có trong mật sẽ phụ thuộc vào lượng lipid tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên,
nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều lipid trong thời gian dài, cholesterol cao thì vẫn có thể bị
kết tủa tạo thành sỏi mật.
- Bilirubin: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Bilirubin là sắc tố chính trong mật. Đây là thành phần được gan sản xuất từ
protein hemoglobin – sản phẩm trong quá trình tiêu hủy hồng cầu ở gan. Stercobilin là
chất tạo nên sắc tố vàng cho dịch mật, có khả năng nhuộm vàng chất hay dịch chứa nó.
Và điều này lí giải vì sao phân bình thường có màu vàng. Do stercobilin trong dịch
mật tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, một phần bám lại trong sản phẩm tiêu hóa
khiến phân có màu vàng. Nếu phân mất đi màu vàng, nguyên nhân thường do sắc tố
mật bị ứ do xơ gan, tắc mật hoặc bệnh lí nào khác nên đây cũng là dấu hiệu nhận biết
bệnh liên quan đến mật.
- Những thành phần chính trên của dịch mật đều được tế bào gan sản xuất, hòa
trộn trở thành dịch mật, có chức năng xúc tác tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thực
phẩm của cơ thể.
2.2.3. Chức năng: (de Aguiar Vallim et al., 2013)
Cụ thể, dịch mật có vai trò chính là hỗ trợ vào quá trình tiêu hóa và hấp thu các
dưỡng chất từ thức ăn nạp vào trong cơ thể. Tác dụng này được thực hiện như sau:
- Kích thích quá trình sản sinh các men tiêu hóa trong dịch tụy và dịch ruột, đồng
thời hoạt hóa các men này để tiêu hóa các thành phần của thức ăn.
- Giúp kích thích nhu động ruột từ đó tạo môi trường kiềm trong ruột, ngăn ngừa
sự tấn công của các loại vi khuẩn lên phần trên của ruột non.
- Khi thực hiện hoạt động ăn uống, dịch mật sẽ được đẩy xuống tá tràng để làm
nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Nếu không có dịch mật đồng nghĩa với việc chất béo không
được tiêu hóa, khiến cơ thể không thể hấp thu chất béo cũng như các vitamin tan trong
dầu A, D, E và K.
- Ngoài chức năng chính là hỗ trợ quá trình tiêu hóa, dịch mật còn có tác dụng hỗ
trợ loại bỏ bớt các sản phẩm thoái hóa trong hồng cầu. Sản phẩm này được chuyển
thành thành phần trong dịch mật, tạo nên màu sắc và cũng tham gia vào hoạt động hỗ
trợ tiêu hóa của cơ thể.
Có thể thấy, dịch mật rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh
dưỡng cần thiết của cơ thể, các bệnh lý ảnh hưởng tới dịch mật đều gây ra nhiều bệnh
lý tiêu hóa. Ví dụ, nếu không may cơ thể mắc một số vấn đề gây ảnh hưởng tới dịch
mật (như bị sỏi mật, dị dạng đường mật, khối u, phẫu thuật cắt túi mật...) thì có thể dẫn
đến hiện tượng ăn uống khó tiêu, chậm tiêu và chướng bụng kéo dài.
3. Bệnh liên quan
3.1. Viêm gan virus cấp
3.1.1. Nguyên nhân:
Viêm gan virus cấp là tình trạng viêm gan lan rộng và do nhiều loại virus viêm
gan khác nhau bao gồm A, B, C, D và E. Các tác nhân nhỏ như virus Epstein-Barr,
cytomegalovirus và herpes simplex cũng có thể gây viêm gan cấp tính. (Kỷ, 2020)
Bệnh có đặc điểm lâm sàng chung là tình trạng nhiễm độc nặng làm bệnh nhân
mệt nhiều, gan to, vàng da và niêm mạc, hoại tử tế bào gan dẫn đến tăng các enzym
GOT và GPT (hay AST và ALT) trong huyết thanh. (PGS.TS. Lê Thị Hương &
Nguyệt, 2016)
3.1.2. Thực trạng: (Ngọc, 2020)
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan liên quan đến HBV và HCV ở ASEAN đối với
nhóm nam cho thấy tỷ lệ mắc cao nhất là Việt Nam (6,43% và 21,61%) và đối với
nhóm nữ cũng là Việt Nam (7,77% và 7,25%). Chi phí tử vong sớm cao nhất cho bệnh
ung thư gan do nhiễm HCV là Việt Nam (136,14 triệu USD). Chi phí tử vong sớm do
ung thư gan liên quan đến HBV đối với nhóm nữ ở Việt Nam (39,73 triệu USD) (CP,
2021)
3.1.3. Phân loại:
Có năm loại virus viêm gan. Loại A và E gây nhiễm trùng cấp tính và lây lan
qua thức ăn và nước bị ô nhiễm. Viêm gan B và C có thể gây ra bệnh gan mãn tính có
thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Các virus này lây truyền qua đường máu, quan hệ
tình dục, dùng chung dụng cụ tiêm chích, quy trình chăm sóc sức khỏe không an toàn,
đường từ mẹ sang con. Nhiễm trùng viêm gan D chỉ xảy ra cùng với virus viêm gan B.
Có vắc xin phòng bệnh viêm gan A và B hiệu quả; vắc-xin viêm gan E đã được phát
triển nhưng không có sẵn bên ngoài Trung Quốc; Viêm gan D có thể được ngăn ngừa
bằng thuốc chủng ngừa viêm gan B, và không có thuốc chủng ngừa cho bệnh viêm gan
C. (Organization, 2017)
Viêm gan virus B, C là bệnh có tỉ lệ lưu hành ở Việt Nam rất cao.
Viêm gan virus A, E lây qua đường tiêu hóa bệnh diễn biến lành tính tuy nhiên
với viêm gan virus E có thể gây mạn tính (ở những người suy giảm miễn dịch).

Hình 12: Phân loại và các con đường lây nhiễm của viêm gan virus cấp
(Organization, 2017)
Viêm gan C (HCV) (Luật, 2018)
a. Tình hình viêm gan C ở Việt Nam và thế giới:
Hiện nay trên thế giới có khoảng 130-150 triệu người bị nhiễm viêm gan C mạn
tính Một số lượng đáng kế những người bị nhiễm mạn tính có thể phát triển thành xơ
gan hoặc ung thư gan. Tỷ lệ nhiễm HCV vào khoảng 3% dân số thể giới, trong đó 1-
8% ở phụ nữ có thai và 0,05-5% ở trẻ em. Khoảng 500.000 người chết mỗi năm do các
bệnh có liên quan đến viêm gan C.
Viêm gan siêu vi C có thể được phát hiện trên toàn thế giới. Các khu vực bị ảnh
hưởng nhiều nhất là Châu Phi và Trung Đông và Châu Á. Tùy thuộc vào quốc gia,
nhiễm viêm gan C có thể được tập trung trong các quần thể nhất định (ví dụ, trong số
những người tiêm chích ma túy). Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HCV mạn là khoảng 1,0 –
3,3%.
b. Chẩn đoán và sàng lọc:
Thời gian ủ bệnh của viêm gan C là từ 2 tuần đến 6 tháng. Viêm gan C có thể
gây ra các triệu chứng cấp tính trong khoảng 15% số trường hợp. Những người có
triệu chứng cấp tính có thể biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng,
nước tiểu sẫm màu, phân xám màu, đau khớp và hiếm khi có vàng da, vàng mắt.
Khoảng 10-50% các viêm gan C cấp thường tự khỏi, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi
và ở phụ nữ.
Khoảng 80% số người nhiễm HCV tiến triển bệnh viêm gan C mạn tính bệnh
cũng thường không đưoc chẩn đoán vì nhiễm HCV mạn cũng thường không có triệu
chứng cho đến nhiều năm sau khi triệu chứng phát triển và gan đã tổn thương gan
nặng.
Viêm gan B (HBV): (Luật, 2020)
a. Nguyên nhân:
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus viêm gan B
(HBV) gây ra. Đối với một số người, nhiễm viêm gan B trở thành mãn tính, có nghĩa
là nó kéo dài hơn sáu tháng. Bị viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ phát triển suy
gan, ung thư gan hoặc xơ gan - một tình trạng để lại sẹo vĩnh viễn ở gan. Hiện trên thế
giới có khoảng 240 triệu người nhiễm HBV mạn (Naggie & Lok, 2021) và 780.000 ca
tử vong mỗi năm do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (Information, 2020).
Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình cứ 10 người lại có 1 người nhiễm vi-rút
viêm gan B và có đến 22 ngàn ca tử vong mỗi năm vì ung thư gan. Việt Nam đang
đứng đầu khu vực về tỷ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B và ung thư gan.
Nhiễm viêm gan B là do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus được truyền từ
người này sang người khác qua máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác.  Nó
không lây lan khi hắt hơi hoặc ho.
b. Biểu hiện: Đau bụng, nước tiểu đậm, sốt, đau khớp, ăn mất ngon, buồn nôn
và ói mửa, suy nhược và mệt mỏi, vàng da và lòng trắng của mắt (vàng da).
3.1.4. Liệu pháp dinh dưỡng:
- Mục tiêu: tái tạo tế bào gan, ngăn ngừa tổn thương gan nặng hơn, phòng ngừa
giảm cân do chứng chán ăn, buồn nôn (PGS.TS. Lê Thị Hương & Nguyệt, 2016)
- Nguyên tắc: (PGS.TS. Lê Thị Hương & Nguyệt, 2016)
+ Năng lượng: 30 kcal/ kg cân nặng hiện tại/ ngày.
+ Protid: 0,8 – 1 kg/ cân nặng hiện tại/ ngày. Tỷ lệ protein động vật/ protein
tổng số: > 50%.
+ Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3,
nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
+ Đủ vitamin, chất khoáng và nước.
+ Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng.
+ Số bữa ăn: 4 – 6 bữa/ ngày.
- Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau:
Năng lượng (kcal): 1500 – 1700; protein (g): 40 – 55; lipid (g): 17 – 28; glucid
(g): 280 – 330; nước (lít): 2 – 2,5.
- Nếu ăn không đù theo đường tiêu hóa có thể truyền thêm glucose để cung cấp
thêm năng lượng.
- Khi thời gian chán ăn, các triệu chứng buồn nôn, nôn giảm, có thể dùng chế độ
sữa + bột + rau củ, nghĩa là cùng với sữa cho ăn thêm: cháo, phở, quả chín (chuối).
Rau tươi nấu chín (trừ cải, đậu đỗ).
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng là điều cần thiết để duy trì hệ thống
miễn dịch khỏe mạnh.
- Uống đủ chất lỏng, đặc biệt là khi bị sốt.
- Nếu phức tạp do vàng da tế bào gan; Triglyceride chuỗi trung bình (MCTs) có
thể hữu ích, nó không cần muối mật và sự hình thành micelle để hấp thụ, và chúng dễ
dàng được đưa qua đường dẫn, trong khi tất cả các loại chất béo khác đều cần mật để
hấp thụ, dừa và dầu dừa loại duy nhất là MCT.
- Nhiều vi chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin tan trong chất béo phải được cung
cấp nếu phức tạp do vàng da tế bào gan tồn tại lâu.
3.2. Gan nhiễm mỡ
3.2.1. Nguyên nhân:
Gan có chứa một số chất béo, tuy nhiên, nếu hơn 5% - 10% trọng lượng của gan
là chất béo thì được gọi là gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
(NAFLD) là một loạt các bệnh về gan từ nhiễm mỡ đến viêm gan nhiễm mỡ và xơ
gan. Nó liên quan đến sự tích tụ của các giọt chất béo trong tế bào gan và có thể dẫn
đến xơ hóa, xơ gan và thậm chí là ung thư biểu mô tế bào gan. NAFLD làm cho men
gan tăng lên gan sưng lên và bị tổn thương. (Kỷ, 2020)
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có xu hướng phát triển ở những người thừa
cân béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao hoặc chất béo trung tính cao.
Giảm cân nhanh chóng và thói quen ăn uống kém cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm
mỡ không do rượu. (Flynn & Reshamwala, 2021)
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể gây sưng gan (viêm gan nhiễm mỡ).
Gan sưng lên có thể gây sẹo (xơ gan) theo thời gian và thậm chí có thể dẫn đến ung
thư gan hoặc suy gan. (Flynn & Reshamwala, 2021)
3.2.2. Triệu chứng:
Khi các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm mệt mỏi, suy nhược, sụt cân,
chán ăn, buồn nôn, đau bụng, mạch máu giống mạng nhện, vàng da và mắt (vàng da),
ngứa, tích nước và sưng chân (phù) và bụng (cổ trướng), và rối loạn tâm thần. (Flynn
& Reshamwala, 2021)
3.2.3. Liệu pháp dinh dưỡng: (Kỷ, 2020)
Mục tiêu điều trị: Làm giảm men gan và cải thiện mô gan, giảm cân nặng, giảm
chất béo trong gan. (Phương, 2019)
- Giảm cân: giảm cân từ 3% đến 5% có thể cải thiện tình trạng nhiễm mỡ, nhưng
có thể cần giảm tới 10%để cải thiện tình trạng viêm hoại tử. (Kỷ, 2020)
 Lợi ích sinh lý của việc giảm cân 10% là:
o Giảm 20 – 25% tỷ lệ tử vong liên quan đến béo phì.
o Giảm 30 – 40% tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường.
o Giảm 40 – 50% tử vong do ung thư liên quan đến béo phì.
o Giảm 10 mmHg ở cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
o Giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
o Giảm 30 – 50% glucose lúc đói.
o Giảm 15% HbA1c.
o Giảm 10% tổng lượng cholesterol.
o Giảm 15% LDL.
o Giảm 30% chất béo trung tính.
o Tăng 8% HDL.
- Chế độ ăn ít chất béo, ít chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa.
- Chế độ ăn ít Fructose:
o Hạn chế ăn đường có chứa 50% fructose.
o Hạn chế đồ uống có ga, đồ uống có cồn.
o Hạn chế thực phẩm chế biến sốt cà chua, súp, thực phẩm đông lạnh, thực
phẩm đóng hộp, bánh ngọt, sô cô la.
o Hạn chế topping và nước sốt mật đường, nước sốt thịt nướng, mật ong và
kem topping trong khẩu phần ăn.
o Trái cây có hàm lượng fructose cao: chuối, vả, kiwi, xoài, quả mọng
xanh và đen, trái cây sấy khô, lê.
o Các loại rau có hàm lượng fructose cao: đậu, bông cải xanh, bắp cải,
hành tây, cà chua.
o Hạn chế uống rượu.
3.3. Xơ gan
3.3.1. Tổng quan:
Xơ gan là giai đoạn cuối của các quá trình bệnh lí mạn tính ở gan; là hậu quả
của quá trình lan tỏa biến đổi cấu trúc bình thường của tế bào gan, với nhiều biến
chứng trầm trọng có thể đe dọa mạng sống của người bệnh. Do nhiều tác nhân khác
nhau gây ra, chẳng hạn như viêm gan virus và nghiện rượu mãn tính, sự xơ hóa làm
cản trở hoạt động bình thường của gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan
và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan.
Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra. Và xơ gan vào giai
đoạn cuối đặc biệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. (PGS. TS. Lê Thị Hương,
2016)
 Cơ chế:
Quá trình chuyển đổi từ bệnh gan mãn tính sang xơ gan liên quan đến tình trạng
viêm, kích hoạt các tế bào hình sao ở gan kèm theo sự hình thành sợi, hình thành mạch
và các tổn thương dập tắt nhu mô do tắc mạch máu. (Tsochatzis, 2014) Các yếu tố có
hại tác động lâu dài đến gan khiến cho nhu mô gan bị hoại tử, gan tự phục hồi lại bằng
cách tăng cường tái sinh tế bào và đồng thời tăng sinh các sợi xơ. Và quá trình phục
hồi này sẽ hình thành các mô sẹo, tổn thương càng kéo dài, càng nhiều mô sẹo được
hình thành. Chính vì vậy có thể nói rằng xơ gan được đặc trưng bởi các nốt tái tạo bao
quanh bởi các mô xơ dày đặc.
Khi cấu trúc hệ thống mạch máu của gan bị đảo lộn như vậy thì khả năng nuôi
dưỡng tế bào gan ngày càng giảm, tình trạng hoại tử và xơ hoá cũng ngày một tăng.
Quá trình này tiếp diễn cho đến khi các biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy
gan khiến bệnh nhân tử vong. (Tsochatzis, 2014)
Xơ gan là một nguyên nhân ngày càng tăng của tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở các
nước phát triển. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 14 gây tử vong ở người lớn trên toàn
thế giới nhưng thứ tư ở Trung Âu; nó dẫn đến 1,03 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn
thế giới, 170 000 mỗi năm ở Châu Âu và 33.539 mỗi năm ở Hoa Kỳ. Xơ gan là dấu
hiệu chính cho 5500 ca ghép gan mỗi năm ở Châu Âu. Nguyên nhân chính ở các nước
phát triển là bị nhiễm virus viêm gan C, lạm dụng rượu, và ngày càng gia tăng bệnh
gan không do rượu; nhiễm virus viêm gan B là nguyên nhân phổ biến nhất ở châu Phi
cận Sahara và hầu hết các vùng của châu Á. Tỷ lệ mắc bệnh xơ gan rất khó đánh giá và
có thể cao hơn so với báo cáo, bởi vì giai đoạn đầu không có triệu chứng nên rối loạn
không được chẩn đoán. Tỷ lệ hiện mắc được ước tính là 0 – 3% trong một chương
trình sàng lọc của Pháp, và tỷ lệ mắc hàng năm là 15,3 – 132,6 trên 100.000 người
trong các nghiên cứu ở Anh và Thụy Điển. (Tsochatzis, 2014)
3.3.2. Nguyên nhân: (Starr & Raines, 2011)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xơ gan, nhưng điểm chung là chúng đều khiến
các tế bào gan bị tổn thương lâu dài, dẫn tới xơ hóa và không thể phục hồi.
 Trong đó, các nguyên nhân gây xơ gan sau là phổ biến hơn cả:
- Biến chứng của viêm gan:
Viêm gan virus mãn tính hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất về nguyên nhân gây xơ
gan tại Việt Nam. Đặc biệt, viêm gan B và C có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư
gan. Hiện tại, tỷ lệ người mắc viêm gan B và C ở Việt Nam rất cao với khoảng 10 triệu
trường hợp mắc viêm gan B và 1 triệu trường hợp mắc viêm gan C.
- Do lạm dụng rượu bia:
Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Với văn
hóa sử dụng rượu phổ biến ở Việt Nam, trước đây rượu bia là nguyên nhân phổ biến
nhất gây xơ gan được phát hiện. Khi được đưa vào cơ thể, rượu sẽ làm tổn hại các tế
bào gan một cách từ từ. Ban đầu, rượu có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, sau đó
là viêm gan mạn tính và cuối cùng là xơ gan.
- Bên cạnh đó còn nhiều những nguyên nhân khác như:
• Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: Là dạng viêm gan liên quan đến
thừa cân, béo phì, gan nhiễm mỡ và tiểu đường type 2.
• Viêm gan tự miễn: Là một tình trạng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể
quay sang tấn công các mô gan khỏe mạnh, khiến gan bị tổn thương.
• Lạm dụng thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn
(acetaminophen, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc chống trầm cảm) có thể
dẫn đến xơ gan.
• Xơ gan do ký sinh trùng: Amíp, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan là
những loại ký sinh trùng thường gặp nhất gây nên các tổn thương tế bào gan và
dẫn đến xơ gan.
• Một số các tình trạng bệnh di truyền: Bệnh Wilson, thiếu alpha-1
antitrypsin, hemochromatosis, hội chứng Alagille, các bệnh về dự trữ glycogen…
có thể gây xơ gan.
• Xơ gan do các bệnh làm tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật trong
gan: Viêm đường mật, tắc ống mật, ung thư đường mật….
• Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài: Bệnh suy tim, viêm tắc tĩnh mạch.
3.3.3. Các mức độ xơ hóa gan: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
- Theo phân loại Metavir của giải phẫu bệnh, các giai đoạn xơ hóa gan bao gồm:
o F0 (không có xơ hóa)
o F1 (xơ hóa khoảng cửa)
o F2 (xơ hóa khoảng cửa với vài cầu nối)
o F3 (xơ hóa bắt cầu)
o F4 (xơ gan).
- Có 4 mức độ xơ hóa gan:
o Không xơ hóa hay xơ hóa nhẹ khi bệnh nhân ở giai đoạn: F0, F1
o Xơ hóa đáng kể khi: ≥ F2 (F2 đến F4)
o Xơ hóa nặng khi: ≥ F3 (F3 đến F4)
o Xơ gan (F4).
Tuy đây là bệnh khó chữa khỏi hẳn nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị
kịp thời thì có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy
hiểm có thể xảy ra. Việc xác định mức độ xơ hóa gan có các vai trò chính như xác
định mức độ tổn thương gan để điều trị; thiết lập chế độ theo dõi đặc biệt, xác định
thời gian tối ưu để tầm soát biến chứng và đánh giá tiến triển hay thoái triển xơ gan
trong quá trình điều trị.
3.3.4. Triệu chứng: (PGS. TS. Lê Thị Hương, 2016)
Ngoài các dấu hiệu đi kèm trong bệnh, hai biểu hiện chính trong xơ gan là: suy
tế bào gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Điều trị và tiên lượng phụ thuốc vào hai yếu
tố này trong cơ thể.
- Lâm sàng:
o Mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
o Sốt, vàng da, nổi mẩn, thay đổi sắc tố da. Ngón tay dùi trống, móng tay
trắng, loàng bàn tay son. Sao mạch, vú to, teo tinh hoàn ở đàn ông, phù chân, cổ
chướng, gan lách to, rối loạn tâm thần, run cơ, …
o Xuất huyết mũi, răng, da, đường tiêu hóa. Giảm ham muốn tình dục.
o Tiền sử: vàng da, viêm gan, có dùng thuốc ảnh hưởng đến gan, truyền
máu, uống rượu, trong gia đình có người bị bệnh gan, ….
- Xét nghiệm máu:
o Giảm hemoglobin, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và thời gian đông máu
kéo dài.
o Tăng bilirubin, men transaminase, phosphate kiềm, giảm albumin.
o Thay đổi điện giải đồ.
o Tăng AFP.
o Hiện diện các marker viêm gan.
o Các kháng thể tự miễn.
3.3.5. Biến chứng: (Rahimi & Rockey, 2012)
Xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Tăng áp tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa là những tĩnh mạch có nhiệm vụ vận
chuyển máu từ các cơ quan nội tạng (dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, lách) đến gan. Xơ
gan có thể làm tăng huyết áp ở tĩnh mạch cửa, gây xuất huyết tiêu hóa và dẫn tới tử
vong ở người.
- Cổ trướng, phù nề: Tăng áp tĩnh mạch cửa và giảm đạm trong máu có thể gây
tích tụ chất lỏng ở chân (phù nề) và ở bụng (cổ trướng). Sử dụng thuốc và áp dụng chế
độ ăn ít muối có thể giúp cải thiện tình trạng này.
- Nhiễm trùng: Người bệnh xơ gan thường gặp khó khăn trong việc chống lại
nhiễm trùng. Cổ trướng kéo dài có thể dẫn đến viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn.
Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng với các biểu hiện sốt, đau tức bụng, tiêu
lỏng, nôn ói… Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám
càng sớm càng tốt.
- Hội chứng gan – thận (HRS): Bệnh nhân xơ gan cổ trướng có thể xuất hiện tình
trạng suy thận chức năng với các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, lách to, teo cơ,
run giật cơ, dấu sao mạch trên ngực và thiểu niệu. Nếu không được can thiệp kịp thời,
tình trạng này có thể dẫn tới tử vong.
- Hội chứng gan – phổi (HPS): Biến chứng nguy hiểm này sự kết hợp của bệnh
gan, giãn mạch máu trong phổi và những bất thường trong trao đổi khí. Triệu chứng
điển hình của tình trạng này là khó thở và thiếu oxy, nặng hơn khi người bệnh xơ gan
ở tư thế đứng thẳng. Hội chứng gan – phổi làm tăng nguy cơ tử vong.
- Vấn đề xương khớp: Một số người bị xơ gan bị mất sức mạnh của xương và có
nguy cơ gãy xương cao hơn.
- Ung thư gan: Xơ gan là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư gan. Thống
kê của Globocan 2020 về số ca ung thư tại Việt Nam cho thấy ung thư gan đang đứng
ở vị trí đầu tiên cả về số ca mắc mới và tử vong. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này không
biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đa số người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi đi
khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng.
3.3.6. Điều trị: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Phương pháp điều trị xơ gan phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương
gan của người bệnh. Mục tiêu của điều trị là làm chậm sự tiến triển của mô sẹo trong
gan, kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa hoặc điều trị các biến chứng của bệnh.
- Điều trị nguyên nhân cơ bản gây xơ gan:
Trong giai đoạn đầu, điều trị nguyên nhân cơ bản có thể giảm thiểu thiệt hại cho
gan. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

o Sử dụng thuốc để kiểm soát viêm gan siêu vi: Thuốc điều trị viêm gan B
hoặc C có thể hạn chế tổn thương tế bào gan do các tình trạng này gây ra.
o Cai rượu: Người bị xơ gan tuyệt đối không được sử dụng rượu. Những
người bị xơ gan do lạm dụng rượu cần phải cai rượu. Bác sĩ có thể cố vấn hoặc
giới thiệu một chương trình điều trị nghiện rượu cho người bệnh.
o Giảm cân: Những người bị xơ gan do viêm gan nhiễm mỡ không do
rượu cần giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu.
o Sử dụng thuốc kiểm soát các nguyên nhân và triệu chứng khác của xơ
gan: Một số loại xơ gan, chẳng hạn như xơ gan ứ mật nguyên phát, đáp ứng tốt
với thuốc điều trị. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cho người bệnh sử dụng một
số loại thuốc để làm giảm triệu chứng xơ gan.
- Điều trị các biến chứng của xơ gan:
Trường hợp xơ gan đã phát triển các biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương
pháp điều trị cụ thể tùy vào loại biến chứng và mức độ nghiêm trọng của chúng.
o Cổ trướng và phù: Chế độ ăn ít muối (natri) và sử dụng các loại thuốc có
tác dụng lợi tiểu, truyền albumin… có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Trong
trường hợp nặng, người bệnh có thể cần thực hiện các thủ thuật để dẫn lưu dịch ổ
bụng hoặc giảm áp lực tĩnh mạch cửa bằng kỹ thuật thông nối tĩnh mạch cửa của
gan và tĩnh mạch chủ trên.
o Tăng áp tĩnh mạch cửa: Một số loại thuốc huyết áp nhất định có thể kiểm
soát tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa và ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa. Bác sĩ
cũng có thể yêu cầu người bệnh nội soi đường tiêu hóa trên định kỳ xác định các
tĩnh mạch giãn ở thực quản hoặc dạ dày để có phương án xử lý thích hợp như
thắt tĩnh mạch thực quản giãn.
o Nhiễm trùng: Người bệnh có thể được cho dùng thuốc kháng sinh hoặc
chỉ định các phương pháp điều trị nhiễm trùng khác. Ngoài ra, người bệnh nên
tiêm phòng cúm, viêm phổi và viêm gan siêu vi A và B.
o Bệnh não gan: Một số loại thuốc kê đơn có tác dụng giảm tình trạng tích
tụ chất độc trong máu do chức năng gan kém.
o Phòng ngừa ung thư gan: Bác sĩ có thể sẽ đề nghị người bệnh xét nghiệm
máu định kỳ và khám siêu âm để tìm các dấu hiệu của ung thư gan.
- Phẫu thuật ghép gan:
Trong những trường hợp xơ gan tiến triển khiến gan mất khả năng hoạt động,
ghép gan là lựa chọn điều trị duy nhất của người bệnh. Đây là việc thay thế lá gan hư
hỏng của người bệnh bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng.
3.3.7. Can thiệp dinh dưỡng:
 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: (Kỷ, 2020)
Đánh giá dinh dưỡng phải được thực hiện để xác định mức độ và nguyên nhân
suy dinh dưỡng ở bệnh nhân mắc bệnh gan. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu truyền thống về
tình trạng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi bệnh gan và di chứng của nó, khiến việc đánh
giá truyền thống trở nên khó khăn, cụ thể:
- Trọng lượng cơ thể bị ảnh hưởng bởi phù, cổ trướng và lợi tiểu.
- Đo lường nhân trắc học (độ nhạy, độ đặc hiệu và độ tin cậy đáng ngờ; nhiều
nguồn lỗi và các số liệu đo chưa phản ánh tổng lượng mỡ trong cơ thể chính xác).
 Để khắc phục những khó khăn nêu trên, Đánh giá dinh dưỡng trong ESLD
sẽ bằng cách:
- Theo dõi nối tiếp trọng lượng cơ thể và nhân trắc học.
- Ăn kiêng.
- Đánh giá toàn cầu chủ quan (SGA): đưa ra một viễn cảnh rộng lớn, nhưng nó
không nhạy cảm với những thay đổi về tình trạng dinh dưỡng.
- Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm về sự thiếu hụt dinh dưỡng như
vitamin, magiê, sắt và những chất dinh dưỡng khác.
 Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan:
- Mục tiêu điều trị: Nhằm làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người mắc bệnh xơ
gan, cung cấp đủ chất đạm và các nguyên tố vi lượng cần thiết. (Plauth, 2019)
- Nguyên tắc dinh dưỡng: (PGS. TS. Lê Thị Hương, 2016)
Mục đích: Nhằm nương nhẹ chức năng gan và tham gia vào việc phục hồi gan,
thu nhỏ khả năng tổn thương thêm cho gan.
a. Năng lượng:

- Nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân mắc ESLD và không có cổ trướng là
khoảng 120% đến 140% của REE. Và yêu cầu tăng lên 150% đến 175% chi tiêu năng
lượng nghỉ ngơi (REE) nếu có cổ trướng, nhiễm trùng và kém hấp thu.
- Điều này tương đương với khoảng 25 đến 35 Kcal mỗi kg trọng lượng cơ thể,
mặc dù nhu cầu có thể thấp tới 20 Kcal mỗi kg đối với bệnh nhân béo phì và cao tới 40
Kcal mỗi kg đối với bệnh nhân thiếu cân. Ước tính trọng lượng cơ thể khô hoặc trọng
lượng lý tưởng nên được sử dụng trong các tính toán để ngăn ngừa cho ăn quá mức.
b. Carbohydrate:
Suy gan làm giảm sản xuất glucose và sử dụng glucose từ thực phẩm. Tỷ lệ
gluconeogenesis giảm, với sự ưu tiên cho lipid và axit amin cho năng lượng.
c. Lipid:
- Lipolysis được tăng lên với sự huy động tích cực của tiền gửi lipid, nhưng khả
năng lưu trữ lipid ngoại sinh không bị suy giảm.
- Trung bình 30% lượng calo là chất béo là đủ, nhưng chất béo bổ sung có thể
được cung cấp dưới dạng nguồn calo tập trung cho những người cần thêm calo.
d. Protein:
- Xơ gan là một bệnh dị hóa với sự gia tăng: phân hủy protein, tổng hợp không
đầy đủ, tình trạng suy kiệt và lãng phí cơ bắp.
- Viêm gan hoặc xơ gan không biến chứng có hoặc không có bệnh não, nhu cầu
protein dao động từ 1 đến 1,5 g / kg cân nặng lý tưởng mỗi ngày.
- Trong bệnh mất bù (nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa hoặc
cổ trướng nặng), nên cung cấp ít nhất 1,5 g protein mỗi kg mỗi ngày.
e. Vitamin và khoáng chất:
- Bổ sung vitamin và khoáng chất là cần thiết ở tất cả các bệnh nhân mắc ESLD
vì vai trò mật thiết của gan trong việc vận chuyển, lưu trữ và chuyển hóa chất dinh
dưỡng, bên cạnh tác dụng phụ của thuốc.
- Folate, vitamin K, Vitamin B12 cyanocobalamin, pyridoxine (B6), thiamine,
niacin (B3), Vitamin A, Vitamin D. Canxi, cũng như magiê và kẽm, bệnh nhân nên bổ
sung các khoáng chất này ít nhất ở mức độ DRI.
 Các loại thực phẩm nên dùng và hạn chế dùng (PGS. TS. Lê Thị Hương,
2016)
a. Thực phẩm nên dùng:
- Nên uống khoảng 1 – 1.5 lít nước mỗi ngày.
- Nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi.
b. Thực phẩm hạn chế dùng:
- Bệnh nhân bị cổ chướng phải hạn chế muối, nước mắm và các thức ăn mặn.
- Hạn chế mỡ động vật, thay bằng dầu và bơ thực vật.
- Người bị xơ gan có nhu cầu chất đạm như người bình thường, tuy nhiên, khi
bệnh nhân xơ gan bị hôn mê thì phải ngừng hoàn toàn chất đạm ngay vì nếu vẫn bổ
sung chất đạm cho người bệnh thì sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Không uống rượu, bia và các chất có cồn bởi vì nếu uống rượu sẽ làm biến
chứng như giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra, gây nguy hiểm cho người bệnh khi xảy ra
hiện tượng nôn ra máu.
- Tránh những thực phẩm nhiều sắt như thịt đỏ, gan, huyết, ….
3.4. Sỏi mật
3.4.1. Tổng quan: (Lammert et al., 2016)
Tuy ít được nhắc đến như sỏi thận, song sỏi mật cũng có mức độ nguy hiểm
không kém khi các biến chứng nặng xảy ra trong cơ thể sau một thời gian. Sỏi mật là
một trong các bệnh lý về túi mật thường gặp nhất ở các nước nhiệt đới, đặc biệt tại
Việt Nam có tỉ lệ mắc bệnh khá cao. Và sỏi mật cũng là một trong các bệnh về đường
tiêu hóa, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp
trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ. Điều đáng nói là sỏi
túi mật, sỏi trong gan không bộc lộ triệu chứng rõ ràng dẫn đến sự chủ quan trong việc
thăm khám và điều trị của mọi người.
Sỏi mật là các tinh thể rắn được hình thành bên trong túi mật hoặc ống mật do
tình trạng bão hòa quá mức của một trong ba thành phần của dịch mật, bao gồm
cholesterol, sắc tố mật (bilirubin) và muối canxi. Sỏi có thể có kích thước từ nhỏ như
hạt cát cho đến to hơn quả bóng bàn. Và người bệnh có khi chỉ có một viên sỏi mật
nhưng có khả năng có nhiều viên sỏi cùng lúc. Tuy đây là bệnh lý lành tính nhưng nếu
không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi mật sẽ gây ra tình trạng tắc mật (có thể
tắc ở túi mật hoặc hệ thống đường mật trong và ngoài gan), dẫn đến nhiều biến chứng
nguy hiểm.
3.4.2. Nguyên nhân: (Conte, Fraquelli, Giunta, & Conti, 2011)
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh sỏi mật
của con người. Họ cho rằng sỏi có nhiều khả năng hình thành trong túi mật khi:
- Dịch mật chứa quá nhiều cholesterol: Bình thường, dịch mật có chứa đủ các
thành phần giúp hòa tan lượng cholesterol được bài tiết từ gan. Nhưng, khi gan tiết ra
quá nhiều cholesterol đến mức dịch mật không đủ khả năng hòa tan, lượng cholesterol
dư thừa có thể kết thành tinh thể và tạo nên sỏi trong túi mật. Và ngược lại, nếu lượng
cholesterol vừa đủ nhưng thành phần hòa tan không đủ cũng dẫn đến tình trạng trên.
- Dịch mật chứa quá nhiều bilirubin: Bilirubin là một chất được cơ thể tạo ra khi
phá vỡ các tế bào hồng cầu và giải phóng hemoglobin. Một số vấn đề sức khỏe làm
cho gan sản xuất ra nhiều bilirubin hơn, bao gồm xơ gan, nhiễm trùng đường mật và
một số bệnh rối loạn hệ tuần hoàn. Lượng bilirubin dư thừa cũng góp phần hình thành
nên sỏi mật trong gan.
- Túi mật không được làm rỗng hoàn toàn: Khi chức năng tống xuất của túi mật
có vấn đề, dịch mật có thể ứ đọng bên trong, cô đặc lại và tạo thành sỏi. Tình trạng này
có thể xảy ra do nhịn đói hoặc cơ thể được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời
gian dài.
- Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống của mọi người:
o Nhịn ăn: khiến túi mật có thể không tiết như bình thường.
o Giảm cân nhanh: khiến gan tạo thêm cholesterol, có thể dẫn tới sỏi mật.
o Nồng độ cholesterol trong máu cao.
o Béo phì: là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất. Béo phì có thể làm
tăng mức cholesterol và gây khó khăn trong việc làm rỗng túi mật.
o Uống thuốc tránh thai, sử dụng liệu pháp thay thế nội tiết tố cho các triệu
chứng mãn kinh hoặc đang mang thai: có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong
máu và làm tăng nguy cơ ứ mật ở túi mật.
o Bệnh mãn tính: như bệnh đái tháo đường, ...
o Bệnh lý huyết học: thiếu máu tán huyết, ...
o Do di truyền.
3.4.3. Phân loại: (Qiao et al., 2013)
Các loại sỏi phổ biến hình thành trong túi mật gồm sỏi cholesterol, sỏi sắc tố và
sỏi muối mật. Cả ba loại đều có các yếu tố dịch tễ học và nguy cơ riêng biệt:
- Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi mật thường gặp nhất, chiếm 80% các loại của
sỏi mật và liên quan đến tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm. Sỏi cholesterol thường
có màu xanh vàng và có thành phần chủ yếu được tạo thành từ cholesterol không hòa
tan. Đôi khi, chúng có thể chứa những thành phần khác. Phụ nữ và những người béo
phì, có liên quan đến mật quá bão hòa với cholesterol thường dễ bị sỏi này.
Nguyên nhân tạo sỏi cholesterol:
o Lớn tuổi
o Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật
o Do sinh đẻ nhiều (phụ nữ)
o Do biến chứng từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi
tràng, ...
o Do dùng nhiều một số dược phẩm như clofibrate, estrogen, ...
- Sỏi sắc tố: Có hai loại sỏi sắc tố như sau:
Sỏi sắc tố đen: Được tạo thành từ canxi bilirubinate tinh khiết hoặc phức hợp
của canxi, đồng và glycoprotein mucin. Những viên sỏi mật này thường hình thành
trong tình trạng ứ trệ (ví dụ, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch) hoặc dư thừa bilirubin
không liên hợp (ví dụ, tán huyết hoặc xơ gan). Sỏi sắc tố đen có nhiều khả năng vẫn
còn trong túi mật.
Sỏi sắc tố nâu: Được tạo thành từ muối canxi của bilirubin không liên hợp với
một lượng nhỏ cholesterol và protein. Những viên đá này hay nằm trong đường mật
gây tắc nghẽn và thường thấy ở những nơi có dịch mật bị nhiễm khuẩn. Sỏi sắc tố nâu
phổ biến ở người bệnh Châu Á và hiếm khi gặp ở bệnh nhân ở Hoa Kỳ.
Nguyên nhân tạo sỏi sắc tố mật:
o Lớn tuổi
o Bệnh lý đường mật: ứ đọng dịch mật, nhiễm vi trùng hay ký sinh trùng
đường mật
o Bệnh lý khác: xơ gan, bệnh thiếu máu tán huyết, thiếu máu Địa Trung
Hải, thiếu máu hồng cầu hình liềm
3.4.4. Triệu chứng: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Dấu hiệu sỏi mật thường không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như
bệnh dạ dày, thường bao gồm:
- Đau bụng:
Phần lớn trường hợp sỏi mật có triệu chứng đau ở vùng hạ sườn phải, nhưng
cũng không ít trường hợp cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn và
phía dưới xương ức).
Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện sau các bữa ăn, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ
hoặc về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau nhiều và liên tục kéo dài từ 30 phút
đến vài giờ.
Tùy theo vị trí hình thành sỏi mà tính chất cơn đau sẽ khác nhau:
o Sỏi túi mật: khi viên sỏi kẹt trong cổ túi mật, người bệnh thường đau
bụng dữ dội vùng hạ sườn phải theo từng cơn.
o Sỏi trong gan hoặc ống mật chủ: người bệnh đau quặn vùng hạ sườn
phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị.
- Rối loạn tiêu hóa:
Sỏi mật làm cản trở dòng chảy dịch mật xuống đường tiêu hóa, dẫn đến tình
trạng đầy hơi, chậm tiêu, chán ăn, sợ thức ăn có nhiều dầu mỡ.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sau bữa ăn, có thể kèm theo
buồn nôn và nôn.
Người bệnh cần đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt khi xuất hiện một
trong các dấu hiệu sau:
o Đau bụng dữ dội kéo dài nhiều giờ và không thuyên giảm dù có uống
thuốc giảm đau.
o Sốt cao trên 38oC, kèm theo ớn lạnh, vã mồ hôi.
o Buồn nôn và nôn kèm cảm giác chướng bụng.
o Ngứa da kết hợp vàng da hoặc vàng mắt.
3.4.5. Chẩn đoán:
- Xét nghiệm máu: giúp đánh giá chức năng gan và nồng độ cholesterol trong
máu.
- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm bụng, chụp X-quang bụng, chụp CT scanner vùng
bụng là phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán sỏi mật.
Sỏi cholesterol thường đơn độc, có màu nhạt và không cản tia X nên không
thấy được trên phim X – quang mà thấy được trên siêu âm. Sỏi sắc tố mật chủ yếu là
canxi bilirubinat, có màu sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều nên quan
sát được trên phim X – quang.
3.4.6. Điều trị: (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Đối với bệnh sỏi mật, dựa theo mức độ nghiêm trọng của mỗi người mà có
nhiều biện pháp điều trị thích hợp cho từng giai đoạn. Cụ thể:
- Cách làm giảm cơn đau sỏi mật tạm thời:
Chườm ấm vùng bụng: bằng túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm.
Uống nước hoa quả: uống nước cam, nước chanh hoặc nước ép rau củ. Các loại
thức uống giàu vitamin này không những tốt cho sức khỏe mà còn rất ngon miệng,
giúp làm tinh thần phấn chấn hơn, dịu đi cơn đau do sỏi mật.
- Các giải pháp điều trị lâu dài:
Điều trị sỏi mật tùy thuộc thành phần sỏi và mức độ trầm trọng của bệnh. Có
nhiều cách điều trị sỏi mật: dùng thuốc, dùng sóng rung động tán sỏi ngoài cơ thể,
phẫu thuật gắp sỏi, thay đổi chế độ ăn. Nếu sỏi yên lặng không triệu chứng thì không
điều trị, chỉ điều trị khi sỏi có triệu chứng, tuy nhiên sỏi ống mật phải điều trị dù không
có triệu chứng.
o Thuốc uống điều trị sỏi mật:
Do tính chất phức tạp về cấu tạo, vị trí, dạng sỏi nên không có thuốc điều trị
chung cho tất cả các loại sỏi. Chỉ có sỏi cholesterol có thể được bào mòn bằng các
thuốc có thành phần tương tự như acid mật.
Điều trị sỏi mật bằng thuốc có thể kéo dài từ 3 tháng đến 2 năm, khả năng thành công
là 40 – 70%. Phụ nữ phải tránh có thai trong khi dùng thuốc.
o Tán sỏi mật ngoài cơ thể:
Phương pháp này được sử dụng từ năm 1985. Mục đích của phương pháp này
là làm giảm kích thước của sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật. Kỹ thuật này thích
hợp cho sỏi mật đơn độc hay sỏi kẹt trong ống mật mà không thể lấy ra bằng phương
pháp nội soi.
Sau khi bắn sỏi có thể dùng thuốc để hòa tan sỏi vụn, bệnh nhân có thể khỏi
bệnh hoàn toàn sau vài tháng, tỉ lệ thành công khoảng 60-90%.
o Phẫu thuật điều trị sỏi mật
Là phẫu thuật thông thường và an toàn, tuy nhiên ở một số bệnh nhân vẫn có
thể có biến chứng. Khoảng 25% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng khó chịu sau phẫu
thuật. Vì vậy, nên điều trị sỏi mật bằng phương pháp bảo tồn, chỉ khi những phương
pháp trên thất bại thì phẫu thuật là phương pháp sau cùng.
Ngày nay có thể lấy sỏi mật bằng thủ thuật nội soi, nhờ vậy tránh được cho bệnh nhân
cuộc phẫu thuật lớn và rút ngắn thời gian nằm viện
o Chế độ ăn uống lành mạnh:
Đây là biện pháp tối ưu nhất vì nó sẽ không gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khỏe của con người. Điều này giúp giảm các triệu chứng sỏi mật như
đầy hơi, khó tiêu, đồng thời ngăn ngừa một phần nguy cơ sỏi tăng kích thước.
Nên ăn nhiều loại rau quả tươi và uống đủ nước.
Hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol như phủ tạng, đồ ăn chiên rán và các loại
thức ăn nhanh.
 Đánh giá dinh dưỡng: (PGS. TS. Lê Thị Hương, 2016)
- Cân nặng hiện tại và tiền sử cân nặng.
- Hỏi ghi khẩu phần ăn 24 giờ.
- Tiền sử ăn uống.
- Thực phẩm thường dùng (liên quan đến tiêu thụ chất béo).
- Albumin và prealbumin nên được đánh giá.
 Chẩn đoán dinh dưỡng (PGS. TS. Lê Thị Hương, 2016)
- Chẩn đoán liên quan đến lượng đồ ăn/ thức uống.
- Thay đổi chức năng đường tiêu hóa.
- Phản ứng liên quan đến thuốc.
- Các dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
 Nguyên tắc dinh dưỡng: (PGS. TS. Lê Thị Hương, 2016)
Yêu cầu chế độ ăn hạn chế chất béo để giảm các triệu chứng trước khi phẫu
thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nhanh chóng trở về chế độ ăn thông thường
khi dịch mật được tiết ra bình thường. Tiêu chảy sau phẫu thuật có thể gặp do dịch mật
tăng tiết quá mức.
+ Năng lượng: 30 – 40 Kcal/ kg/ ngày, đẩm bảo nhu cầu khuyến nghị của người
bình thường.
+ Protein: 1 – 2 g/ kg/ ngày.
+ Lipid = 12 – 15%. Hạn chế cholesterol < 300 mg/ ngày
+ Sử dụng một số thực phẩm nhuận gan, lợi mật: atiso, bồ công anh, ….
+ Lượng chất béo sử dụng cho bệnh nhân giảm, nên các vitamin tan trong dầu
như vitamin A, E, D và K có thể là cần thiết.
+ Sau phẫu thuật, chế độ ăn cũng cần tăng chất xơ để tăng đào thải phân, ngoài
ra, bệnh nhân cần tránh các thực phẩm gây tiêu chảy.
 Các loại thực phẩm nên dùng và hạn chế dùng
a. Thực phẩm nên dùng: (Kỷ, 2020)
- Đồ uống: Sữa tách béo, cà phê, trà, nước ép trái cây, nước ngọt, ca cao làm từ
bột ca cao và sữa tách kem.
- Bánh mì và các sản phẩm ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên chất, không béo; mì ý, mì,
gạo, mì ống; ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì làm giàu, bỏng ngô không khí, bánh mì
tròn.
- Phô mai: Phô mai không béo hoặc ít béo.
- Món tráng miệng: Sữa chua đông lạnh không béo; món tráng miệng không béo
đông lạnh không béo; trái cây đá; kem trái cây; gelatin; gạo, bánh mì, ngô-tinh bột, bột
sắn, hoặc bánh pudding được làm bằng skim sữa; roi trái cây với gelatine, đường và
lòng trắng trứng; trái cây; bánh vani; bánh trứng đường.
- Trứng: Ba mỗi tuần chỉ được chuẩn bị với chất béo từ trợ cấp chất béo; lòng
trắng trứng như mong muốn, thay thế trứng ít chất béo.
b. Thực phẩm hạn chế dùng: (Kỷ, 2020)
- Đồ uống: Sữa nguyên chất, bơ sữa làm từ sữa nguyên chất, sữa sô cô la, kem.
- Bánh mì và các sản phẩm ngũ cốc: Bánh quy, bánh mì, bánh mì trứng hoặc phô
mai, bánh cuộn ngọt làm từ chất béo; bánh kếp, bánh rán, bánh quế, bỏng ngô chế biến
từ chất béo; và muffin.
- Pho mát: pho mát sữa nguyên chất.
- Món tráng miệng: Bánh, bánh, bánh ngọt, kem, sô cô la, hoặc bất kỳ loại chất
béo nào, trừ khi được chuẩn bị đặc biệt bằng cách sử dụng một phần sản phẩm phụ của
chất béo.
- Trứng: Thay thế một phần thịt cho phép.
3.5. Mục tiêu chung trong chế độ ăn của bệnh lý gan – mật
- Đảm bảo cho việc duy trì hoạt động bình thường của gan, tránh xáo trộn tình
trạng sinh học bình thường của cơ thể.
- Bảo vệ các tế bào gan, tránh để tế bào gan hoạt động quá sức sẽ nhanh chóng
dẫn đến suy kiệt và tổn thương.
- Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho việc sửa chữa các hư hỏng của tế bào, phục
hồi các tế bào gan tổn thương.
4. Khẩu phần ăn khuyến nghị
4.1. Khẩu phần ăn cho người bị bệnh viêm gan virus cấp
Cụ thể: nam, 40 tuổi (trung niên), cân nặng: 60 kg, chiều cao: 170 cm và bị
bệnh viêm gan virus cấp.
Năng lượng (kcal): 1500 – 1700; protein (g): 40 – 55; lipid (g): 17 – 28; glucid
(g): 280 – 330; nước (lít): 2 – 2,5
Khối
Buổi Món Kcal
lượng
SÁNG Tô vừa – 533
Miến gà
SL: 1
Miến dong (Vermicelli from Bermuda tuber) 100,0
Thịt gà ta (Grouse field chicken)
Măng khô (Dried bamboo shoots) 30,0
Rau mùi (Coriander) 9,0
Hành lá, hành hoa (Onion, Welsh) 5,0
Dầu thực vật (Cooking vegetable oil) 5,0
Nước súp 0,5
Dầu thực vật (Cooking vegetable oil)
0,5
Đường cát (Sugar crude, brown)
3,8
Muối (Salt)
1,3
Nước mắm loại I (Fish sauce, liquid, category I)
1,0
Rau
Cần tây (Celery, Chinese) 20,0
Giá đậu xanh (Mungobean sprouts, Green gram, Tiensin 30,0
green bean)
Rau thơm (Mint leaves) 5,0
Rau muống (Swamp cabbage, water spinach, water 30,0
convol)
Nước ép dưa hấu + ổi Ly 200ml
Dưa hấu (Watermelon) 200,0
Ổi (Guava, common) 120,0
Sữa chua mix hạt granola Hũ – SL: 1
Sữa chua Vinamilk (Yogurt with sugar) 70,0
Hạt dẻ to (Chestnut, Chinese whole) 1,0
PHỤ 147
Hạt điều (Cashew, common) 3,0
SÁNG
Lạc hạt (Dried peanut) 3,0
Hạt bí đỏ rang (Fried pumpkin seeds) 3,0
Hạt hướng dương khô (Sunflower seeds, dried) 3,0
TRƯA Tô vừa – 298
Cháo tôm nấm rơm
SL: 1
Gạo tẻ máy (Ordinary polished rice) 45,0
Nấm rơm (Mushroom, straw) 30,0
Hành lá, hành hoa (Onion, Welsh) 3,0
Bông cải xanh (Broccoli) 10,0
Hành củ tươi (Onion, Welsh) 2,0
Dầu thực vật (Cooking vegetable oil) 0,5
Hạt tiêu (Pepper, black seeds) 0,5
Muối (Salt) 0,5
Tỏi ta (Garlic bulbs) 3,0
Tôm đồng (Shrimp) 40,0
Nước mắm loại I (Fish sauce, liquid, category I) 2,0
Múi – SL:
Bưởi (múi)
2
Bưởi (Pomelo, Pummelo, Shaddock) 26,0
Dĩa vừa –
Salad cá ngừ
SL: 1
Cá ngừ (Tuna) 25,0
Rau sà lách (Lettuce, garden asparagus) 50,0
Súp lơ (Cauliflower) 25,0
Cà chua (Tomato) 30,0
Cải thìa, cải trắng (Chinese cabbage, unspecified) 25,0
Mayonaise 2,0
Mù tạt (Mustard) 0,2
Giấm (Vinegar) 5,0
Hạt tiêu (Pepper, black seeds) 1,0
Dầu thực vật (Cooking vegetable oil) 0,5
Khoai lang luộc ½ củ
85,0
Khoai lang (Sweet potato pale)

Sữa hạnh nhân Ly – SL: 1


XẾ 249
Hạt quả hạnh nhân (Almond, seeds, dried) 5,0
Sữa đặc có đường (Condensed milk) 5,0
Sữa bò tươi không đường (Cow milk, fresh) 110,0
Đường cát (Sugar crude, brown) 5,0
TỐI Súp Gà nấm rau củ Tô vừa – 385
SL: 1
Đậu cô ve (Beans, kidney, in pod, French bean, Navy
bean) 8,0
Củ cải đỏ (Red radish, raw) 8,0
Hành lá, hành hoa (Onion, Welsh) 1,0
Su su (Chayote, fruit raw) 7,0
Nấm hương tươi (Mushroom, Chinese raw) 20,0
Mộc nhĩ (Jew's ear, Juda's ear, dried, Wood-ear, Tender 7,0
variety) 2,0
Bột ngô vàng (Yellow maize flour) 15,0
Ngô tươi (Fresh maize, seeds) 1,0
Rau mùi (Coriander) 0,8
Muối (Salt) 0,5
Hạt tiêu (Pepper, black seeds) 2,0
Nước mắm loại I (Fish sauce, liquid, category I) 1,3
Bột nêm (Seasoning, soup stocks) 30,0
Thịt gà ta (Grouse field chicken)
Dĩa vừa –
Rau củ luộc mix 1
SL: 1
Cà rốt củ đỏ, vàng (Carrots)
75,0
Đậu bắp (Okras)
55,0
Su su (Chayote, fruit raw)
65,0
Đậu cô ve (Beans, kidney, in pod, French bean, Navy
40,0
bean)
Trái – SL:
Chuối già
1
Chuối tiêu, chuối già (Banana) 80
Sữa tươi 110ml không đường Ly – SL: 1
Sữa bò tươi không đường (Cow milk, fresh) 110
 Đánh giá thực đơn:
Tính giá trị từng chất dinh dưỡng, đánh giá tính cân đối và mức đáp ứng nhu
cầu khuyến nghị của khẩu phần:
Năng lượng (cal) 1614,60

Protein động vật (g) 36,19

Protein động vật/ Protein tổng (%) 54,28

Lipid động vật (g) 22,31

Lipid động vật / lipid tổng 62,11

Carbohydrate 257,20

% năng lượng do P/ G/ L 16,52 63,71 20,024

Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu khẩu phần:


Thành phần Protein Glucid Lipid Năng lượng
Kết quả tính toán
67 257 36 1614,60
từ thực đơn
Nhu cầu khuyến
nghị (Viện Dinh 55 280 28 1600
dưỡng QG)
100,912573
Mức đáp ứng (%) 121,2327 91,85631 128,3021
4

Đến với Khẩu phần ăn khuyến nghị dành cho bệnh nhân bị bệnh sỏi mật
Cụ thể đối tượng là nữ, 40 tuổi (trung niên), cân nặng: 58 kg, chiều cao: 160 cm
Khi đó Khẩu phần ăn khuyến nghị cần đáp ứng các chỉ tiêu sau
Năng lượng: cần cung cấp đủ 30 – 40 Kcal/ kg/ ngày
+ đảm bảo Protein: 1 – 2 g/ kg/ ngày.
+ nhu cầu Lipid chiếm 12 – 15% tổng năng lượng
Khối
Buổi Món Kcal
lượng
SÁNG Ổ vừa – 454
Bánh mì thịt
SL: 1
Bánh mì (Bread, wheat while) 96
2
Bơ (Butter unsalted)
2
Patê (Paste)
Giò lụa (Pork luncheon) 10

Thịt heo ba chỉ sấn (Pork medium fat) 8

Dăm bông heo (Pork ham) 8


Dưa chuột (Cucumber) 20
Hành lá, hành hoa (Onion, Welsh) 5
Rau mùi (Coriander) 5
Xì dầu (Soybean sauce, liquid) 5
Dưa chua
Cà rốt củ đỏ, vàng (Carrots)
20
Củ cải trắng (White radish, raw)
20
Ly
Sữa đậu nành 110ml –
SL: 1
Sữa đậu nành không đường (Soyamilk, 100g soybean/l) 200
Đường kính (Granulated sugar) 15
Nguyên
trái (12
x 10cm)
PHỤ Thanh long (trái vừa)
658g 225
SÁNG
luôn vỏ
– SL: 1
Quả thanh long (Blue dragon) 563
TRƯA Chén 632
trung
Cơm chén lưng
bình –
SL: 1
Gạo tẻ máy (Ordinary polished rice) 36
Rau muống luộc Dĩa –
SL: 1
Rau muống (Swamp cabbage, water spinach, water
400
convol)
Tô vừa
Canh chua cá hồi măng chua
– SL: 1
Cá hồi (Salmon) 150
Hoa chuối (Banana, buds & flowers) 250
Măng chua (Bamboo shoot unspecified) 100
Rau ngổ (Limnophila aromatic) 50
Ớt vàng to (Chili pepper, Red pepper) 50
Hành củ tươi (Onion, Welsh) 20
Dầu thực vật (Cooking vegetable oil) 3
Muối (Salt) 3
Bột nêm (Seasoning, soup stocks) 3
Nước mắm loại I (Fish sauce, liquid, category I) 5
Miếng
Chả trứng chưng tam giác
– SL: 1
Thịt heo nạc (Pork lean) 40
Trứng vịt (Duck egg) 17.5
Miến dong (Vermicelli from Bermuda tuber) 4
Hành củ tươi (Onion, Welsh) 3
Mộc nhĩ (Jew's ear, Juda's ear, dried, Wood-ear, Tender 2
variety)
Đường cát (Sugar crude, brown) 1
Hạt tiêu (Pepper, black seeds) 0.4
Muối (Salt) 0.5
Ly 200
Nước cam vắt ml – SL:
1
Đường kính (Granulated sugar) 40
Nước cam tươi (Orange juice, fresh) 124
Nước đá
Ly 200
Chè đậu xanh phổ tai ml - SL:
1
Đậu xanh, đậu tắt (Mungo bean) 40
Đường cát (Sugar crude, brown) 30
XẾ 296
Rau câu tươi (Seaweed fresh) 27
Nước cốt dừa (50g)
Cùi dừa già (Coconut mature kernel) 10
Bột dong lọc (Bermuda flour, extract) 1.9
Muối (Salt) 0.25
Chén
trung
Cơm chén lưng
bình –
SL: 1
Gạo tẻ máy (Ordinary polished rice) 36
Miếng
Thịt sườn ram sườn –
SL: 1
TỐI Sườn heo bỏ xương (Pork ribs without bone) 30 329
Hành củ tươi (Onion, Welsh) 4
Tỏi ta (Garlic bulbs) 2
Dầu thực vật (Cooking vegetable oil) 3
Đường cát (Sugar crude, brown) 2
Nước mắm loại II (Fish sauce liquid, category II) 9
Dĩa vừa
Bắp cải luộc
– SL: 1
Cải bắp (Cabbage, common) 300
Chén
Canh bí đao canh –
SL: 1
Bí đao, bí xanh (Ashgourd Waxgoured, Winter melon) 50
Thịt heo nạc (Pork lean) 5
Hành lá, hành hoa (Onion, Welsh) 2
Dầu thực vật (Cooking vegetable oil) 1
Muối (Salt) 0.7
Nước mắm loại I (Fish sauce, liquid, category I) 1

 Đánh giá thực đơn:


Tính giá trị từng chất dinh dưỡng, đánh giá tính cân đối và mức đáp ứng nhu
cầu khuyến nghị của khẩu phần:
Năng lượng (cal)
1936.97
 
Protein động vật (g)
22.63
 
Protein động vật/ Protein tổng (%)
25.67
 

Lipid động vật (g) 33.89

Lipid động vật / Lipid tổng 46.94

Carbohydrate 323.98

% năng lượng do P/ G/ L
18.20 66.90395 15.74567
 

Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu khẩu phần:

Thành phần Protein Carbohydrate Lipid Năng lượng

Kết quả tính toán


88.13341 323.9768 33.8876 1936.97
từ thực đơn
Nhu cầu khuyến
87 280.5 27 2030
nghị

Mức đáp ứng (%) 101.3028 115.4997 125.5096 95.41707


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Conte, D., Fraquelli, M., Giunta, M., & Conti, C. B. (2011). Gallstones and
liver disease: an overview. J Gastrointestin Liver Dis, 20(1), 9-11.
2. CP, A. L. (2021). Burden of Liver Cancer Attributable to Hepatitis B Virus
(HBV) and Hepatitis C Virus (HCV) Infection in ASEAN. Universitas Gadjah Mada,
3. de Aguiar Vallim, T. Q., Tarling, E. J., & Edwards, P. A. (2013). Pleiotropic
roles of bile acids in metabolism. Cell metabolism, 17(5), 657-669.
4. Flynn, M., & Reshamwala, T. s. P. (2021). Nonalcoholic Fatty Liver Disease
(NAFLD) (https://liverfoundation.org/vi/for-patients/about-the-liver/diseases-of-the-
liver/non-alcoholic-fatty-liver-disease/). America liver foundation.
5. Godara, S. K., Thappa, D. M., Pottakkatt, B., Hamide, A., Barath, J.,
Munisamy, M., & Chiramel, M. J. (2017). Cutaneous manifestations in disorders of
hepatobiliary system. Indian Dermatology Online Journal, 8(1), 9.
6. Hương, P. T. L. T. (2016). Dinh dưỡng lâm sàng - tiết chế. Nhà xuất bản Y
học.
7. Hương, P. T. L. T., & Nguyệt, P. T. T. T. P. (2016). Dinh dưỡng lâm sàng -
tiết chế (Giáo trình dành cho cử nhân dinh dưỡng). Trường Đại học Y Hà Nội - Nhà
xuất bản Y Học.
8. Information, P. C. H. (2020). Hepatitis B Definition (Nguồn:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b/symptoms-causes/syc-
20366802). MAYO CLINIC.
9. Janiak, M. C. (2016). Digestive enzymes of human and nonhuman primates.
Evolutionary Anthropology: Issues, News, and Reviews, 25(5), 253-266.
10. Kỷ, G. L. K. (2020). Giáo trình "Dinh dưỡng lâm sàng". Viện CNSH, Trường
ĐH Công Nghiệp TP.HCM.
11. Lammert, F., Gurusamy, K., Ko, C. W., Miquel, J.-F., Méndez-Sánchez, N.,
Portincasa, P., . . . Wang, D. Q.-H. (2016). Gallstones. Nature reviews Disease
primers, 2(1), 1-17.
12. Lindenmeyer, C. C. (2019). Liver. Merck and the Merck Manuals.
13. Lorente, S., Hautefeuille, M., & Sanchez-Cedillo, A. (2020). The liver, a
functionalized vascular structure. Scientific Reports, 10(1), 1-10.
14. Luật, P. T. N. N. (2018). Viêm gan C: cuộc cách mạng trong điều trị.
15. Luật, P. T. N. N. (2020). Viêm gan B: cập nhật về chẩn đoán và điều trị.
16. Naggie, S., & Lok, A. S. (2021). New therapeutics for hepatitis B: the road to
cure. Annual Review of Medicine, 72, 93-105.
17. Ngọc, P. T. B. T. T. (2020). Tổng quan tình hình viêm gan tại Việt Nam
(http://vasld.com.vn/tong-quan-tinh-hinh-viem-gan-tai-viet-nam). CT Hội Gan - Mật
Việt Nam, BV Bạch Mai.
18. Nguyen, S. M., Deppen, S., Nguyen, G. H., Pham, D. X., Bui, T. D., & Tran,
T. V. (2019). Projecting cancer incidence for 2025 in the 2 largest populated cities in
Vietnam. Cancer Control, 26(1), 1073274819865274.
19. Organization, W. H. (2017). Regional action plan for viral hepatitis in South-
East Asia: 2016-2021.
20. Phi, Đ. T. Y. (2020). Dinh Dưỡng Học. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học.
21. Phương, B. C. T. T. Á. (2019). Gan nhiễm mỡ không do rượu
(http://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/benh-gan-nhiem-mo-khong-do-ruou/
2019030710504330). Bệnh viện Nhân dân 115
22. Plauth, M. B., William Dasarathy, Srinivasan Merli, Manuela Plank, Lindsay
D Schütz, Tatjana Bischoff, Stephan C. (2019). ESPEN guideline on clinical nutrition
in liver disease. Clinical Nutrition, 38(2), 485-521.
23. Qiao, T., Ma, R.-h., Luo, X.-b., Yang, L.-q., Luo, Z.-l., & Zheng, P.-m.
(2013). The systematic classification of gallbladder stones. Plos one, 8(10), e74887.
24. Rahimi, R. S., & Rockey, D. C. (2012). Complications of cirrhosis. Current
opinion in gastroenterology, 28(3), 223-229.
25. Siddiqui, A. A. (2016). Tổng quan về chức năng mật. MSD and the MSD
Manuals.
26. Starr, S. P., & Raines, D. (2011). Cirrhosis: diagnosis, management, and
prevention. American family physician, 84(12), 1353-1359.
27. Tsochatzis, E. A. B., Jaime Burroughs, Andrew K. (2014). Liver cirrhosis.
The Lancet, 383(9930), 1749-1761.

You might also like